Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Chủ đề: Tìm hiểu Thánh Vịnh - PSALM

  1. #1
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default Tìm hiểu Thánh Vịnh - PSALM

    TÌM HIỂU THÁNH VỊNH
    PSALM







    Lý do tìm hiểu Thánh vịnh:

    - Khi đọc Thánh vịnh theo bổn phận giáo hội chỉ định cho các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, Giáo hội cũng mời gọi cả giáo dân tham dự…nhiều khi thấy ngượng ngập, khó nghe, nhiều chỗ không phải lời cầu nguyện như mình nghĩ, nhiều chỗ khó hiểu, nói lên sự thù hằn, kết án quá đáng, không hợp tâm tình thời nay!!! Ví dụ trong Thánh vịnh 16:
    "Xin Chúa thẳng tay khai trừ bọn chúng.
    Án phạt Chúa đã dành, xin Ngài bắt chúng nuốt cho đầy bụng...
    Phần còn lại dành cho con cháu mai sau...
    Còn một số câu khó nghe nữa đã không được đưa vào.
    - Nhưng nếu Thánh kinh là Lời Thiên Chúa nói với loài người, để dạy những chân lí về đường cứu rỗi, thì Thánh vịnh (Psalm) cũng là Lời Thiên Chúa dạy loài người thưa lên cùng Chúa để ngợi khen, cảm tạ, xin lỗi, xin ơn.
    Trong Phụng vụ Dothái giáo, Thánh vịnh (Tv) có một địa vị chính cốt. - Trong Phụng vụ Công giáo, Thánh vịnh cũng được sử dụng rất nhiều trong thánh lễ: Ca nhập lễ, Đáp ca, Ca Hiệp lễ và trong Phụng vụ Giờ kinh.
    Trong Giờ kinh Phụng vụ (150 Thánh vịnh được chia đọc trong 4 tuần…
    - Thánh vịnh không dễ đọc, không dễ hiểu, không dễ thích thú, vì lí do sau:
    Thánh vịnh phát xuất từ quốc gia Dothái cổ xưa, cách nay cả mấy ngàn năm, tả những phong tục, tập quán của người dân du mục chăn nuôi súc vật, hay gặp chiến tranh, giết chóc, trả thù, tiêu diệt…
    - Nhưng dù thế nào, Tv cũng là những lời cầu nguyện mà Thiên Chúa, Giáo hội muốn con cái dùng để cầu nguyện, ca tụng Thiên Chúa Cha, noi gương Chúa Kitô , xin Chúa Thánh Thần thánh hóa cho con người.
    Đây là bổn phận quan trọng và cao quí, vì dù linh mục… ngồi một mình trong góc nhà, khi đọc Giờ kinh Phụng vụ cũng là "Cầu nguyện thay cho cả Giáo hội" (Tông hiến Laudis Canticum số 108)

    Tốt hơn ta nên tìm hiểu để biết và cầu xin ơn thích ngợi khen Chúa như Tv 91 mở đầu:
    Thú vị thay được tạ ơn Chúa,
    được mừng hát danh Ngài, lạy Ðấng Tối cao,
    được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm,
    và lòng thành tín của Ngài suốt đêm khuya,



    Vậy ta sẽ tìm hiểu qua 13 tiết mục:
    1. Thánh vịnh là gì?
    2. Có bao nhiêu Tv?
    3. Ai viết ra Tv?
    4. Tv chia bao nhiêu loại?
    5. Số ghi trước Tv, có khi 1 số, có khi 2 số?
    6. Giáo hội Công giáo dùng Tv từ bao giờ?
    7. Giáo hội nói gì về Tv?
    8. Phân tích một Tv
    9. Tv theo nghĩa Kitô giáo
    10. Tv nguyền rủa
    11. Tâm tình cần có khi đọc Tv
    12. Tv trong Phụng vụ Thánh lễ
    13. Cầu nguyện riêng với Tv?

    Linh mục. Mark, cmc.
    (Carthage 24-11-2007)
    Nguồn:
    http://www.xuanha.net/
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  2. Có 6 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  3. #2
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    1/ Thánh vịnh là gì?
    Tiếng Dothái Hipri gọi Tv là Tehilim, tiếng Hilạp gọi là Psalmoi, tiếng Việt gọi là vịnh:
    Vịnh có 2 nghĩa (theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Ðức-Lê Ngọc Trụ):
    a/- Làm thơ, tả cảnh, tả người theo những cảm xúc của tâm hồn mình, vd: Vịnh đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan chỉ 4 câu, nói lên nhiều ý..
    Bước tới đèo ngang bóng xế tà,(nơi chốn, thời gian)
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa,(cảnh vật)
    Lom khom dưới núi tiều vài chú,(người)
    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.(nhà)
    b/- Vịnh: ngâm lên, đọc lên theo ý thơ, có vần, có điệu ê a lên xuống vắn dài...
    Thánh vịnh là 1 cuốn sách dài trong 46 cuốn thuộc bộ Kinh thánh Cựu ước.

    2/ Có bao nhiêu Thánh vịnh?

    - Có 150 Thánh vịnh, viết theo thể thơ.
    Xin tìm hiểu thơ tiếng Việt để dễ so sánh với thơ tiếng Hipri trong Thánh vịnh.
    1- Thơ tiếng Việt:
    Chữ thơ của ta bởi chữ thi của nho, (hán, tàu).Thơ là một thể văn có thanh, có vận, có thể ngâm vịnh. Thơ ta có 3 thể: ngũ ngôn, thất ngôn, song thất lục bát:
    1/1- Thể ngũ ngôn: mỗi câu 5 chữ:
    Ve sầu kêu ve ve
    suốt mùa hè..
    đến kỳ gió bấc thổi,
    nguồn cơn thật bối rối
    một miếng cũng chẳng còn,
    ruồi bọ không một con
    vác miệng chịu khúm núm,
    sang chị kiến hàng xóm
    xin cùng chị cho vay
    .........(Thơ ngụ ngôn của La Fontaine, học giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch)
    1/2- Thể thất ngôn: mỗi câu 7 chữ
    -Ai xui con cuốc gọi vào hè,
    cái nóng nung người nóng nóng ghê...
    -Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
    một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...
    1/3- Thể song thất lục bát: 2 câu 7 chữ, một câu 6, một câu 8 chữ
    Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc,7
    Con chàng còn trứng nước thơ ngây.7
    Có hay chàng ở đâu đây,6
    thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.8

    @-Thơ đường luật: luật do nhà Đường bên Tàu(618-907) đặt ra, có luật lệ nhất định, gồm:tứ tuyệt, bát cú, lục bát, thất ngôn:
    1/4- Tứ tuyệt: mỗi bài 4 câu:
    Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
    Muốn chừa, nhưng tính lại hay ưa,
    Hay ưa, nên nỗi không chừa được,
    Chừa được, rồi ra cũng chẳng chừa.
    (Chừa rượu, Nguyễn Khuyến)
    2/4- Bát cú: mỗi bài 8 câu:
    Tháng tư đầu mùa hạ,
    tiết trời thực oi ả,
    tiếng dế kêu thiết tha,
    Đàn muỗi bay lả tả,
    -Nỗi ấy biết cùng ai,
    cảnh này buồn cả dạ!
    Biếng nhấp năm canh chày,
    Gà đà sớm giục giã. (Nguyễn Khuyến)
    3/4- Lục bát:
    Thủa xưa người nước Rô ma,(6)
    Con nhà chính trực tên là Eo phê (8)
    Ga la chính thực hiền thê (6)
    ...
    (Tu sĩ Hoàng Diệu,Truyện thánh Alêxù)
    4/4- Thất ngôn:
    Quanh năm buôn bán ở ven sông,(7)
    Nuôi đủ năm con với một chồng,
    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông,
    (Thi sĩ Tú Xương tả vợ hiền)

    @- Thơ mới: không theo Đường luật, nhưng ảnh hưởng thơ Pháp:
    Em không nghe mùa thu,
    Dưới trăng mờ thổn thức?
    Em không nghe rạo rực
    hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ?
    -Em không nghe rừng thu,
    Lá thu kêu xào xạc,
    Con nai vàng ngơ ngác,
    Đạp trên lá vàng khô?
    (Lưu Trọng Lư)

    2- Thơ tiếng Hipri:
    Không có vần như thơ tiếng Việt, thơ Ðường, thơ mới, nhưng tuỳ vào chủ âm.
    Vd: Êlohim (Thiên Chúa), chủ âm là chữ him.
    Vd khác: derek (đường đi) chủ âm là chữ de.
    Do chủ âm trong câu mà thành thơ: 4+4, 3+3, 2+2,...ví dụ chữ thứ 4: 4+4: Habulo Yaweh bơnêâ Elim; hãy dâng cho Chúa các con của Chúa.
    Cũng có khi không hoàn toàn bắt buộc theo số chủ âm, mà được gieo vần tự do hơn.
    Tư tưởng trong bài thơ, có khi:
    - Biền ngẫu: là khi ý tưởng đối đáp giữa 2 hay 3 vế trong một câu thơ .
    1- Biền ngẫu đồng nghĩa:
    -Muôn nước hỡi, nào ca tụng Chúa,
    Ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người. ( Tv 117,1)
    -Lòng người ước nguyện sao, Chúa ban cho như ý
    Miệng người khấn xin gì, Chúa chẳng khước từ đâu (Tv 21,3)
    -Trời xanh tường thuật vinh quang Chúa,
    Không trung loan báo việc Người làm Tv 19,2
    2- Biền ngẫu đối nghĩa:
    -Kẻ cậy chiến xa, người nhờ chiến mã,
    Còn chúng tôi nhờ Danh Chúa mà thôi,
    Kìa bọn họ kẻ lui người ngã,
    Còn chúng tôi đứng vững hào hùng Tv 20, 8-9
    - Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời,
    thì hơn tin cậy nơi người trần gian.
    Tựa nương vào thế vua quan,
    chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời.
    3- Biền ngẫu tiệm tiến:
    - Vui chừng nào khi thiên hạ bảo tôi,
    ta cùng tiến lên đền thánh Chúa Tv 122,1
    - Ví như Chúa chẳng xây nhà,
    thợ nề vất vả cũng là uổng công Tv 127,1
    3- Thơ trong bản dịch của CGKPV:
    Ví dụ: Thánh thi (kinh sách thứ hai tuần I) song thất lục bát:
    Sấp mình lạy Ba ngôi một Chúa,
    Ánh thiều quang ? muôn thuở ? sáng soi,
    Phận hèn dâng kính Chúa Trời,
    Câu ca điệu hát muôn lời ngượi khen.
    -Lòng tin kính ngày đêm chẳng đổi,
    Chúa là Cha tuyệt đối quang vinh,
    Ngôi Hai con một hiển linh,
    Thánh thần do bởi mối tình Cha Con.
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  4. Có 5 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  5. #3
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    3/ Tác giả Tv là ai?
    Theo truyền thuyết, người ta cho rằng vua Đavit là tác giả toàn bộ Thánh vịnh , đặc biệt là Tv 73 mang tên vua, và Thánh vịnh thống hối 51.
    Ngày nay, khó có thể quả quyết như trên. Nhiều nhà nghiên cứu nghĩ rằng theo dòng thời gian, Tv đã được sửa đổi theo hoàn cảnh, do sự góp công của nhiều người. Vd. Tv 136 (Trên bờ sông Babilon) không thể là của vua Davit. (từ Davit đến thời lưu đầy là 14 đời!). Nhạc sư Kim Long, Tuyển tập Ca lên đi, Hà nội 2001, trong 1000 bài đã viết 5 bài về Tv 136.
    Ðây là bài của nhạc sĩ khác, rất thơ:
    Ðk: Bên bờ sông xa mờ, đàn ai treo hững hờ bên cành dương liễu. Sóng vỗ dạt dào theo gió đưa như tiếng ai nỉ non. Sion quê hương ơi, còn đâu tiếng thánh ca mừng vui. Lầu tháp cao huy hoàng thành đô ơi, gợi luyến nhớ thân lưu đầy.
    - Babilon chiều buông lam khói. Tiếng quốc kêu vọng đưa xa xôi. Ôi quê hương vời vợi nhung nhớ. Hồn lữ khách vấn vương đợi chờ.
    (Khuyết danh,Phụng ca 1, Ðồng công, 1992, trang 26)
    4/ 150 Tv chia ra nhiều loại:
    1- Ca tụng Giavê: 23 Tv
    2- Ca tụng Vương quyền Giavê : 7
    3- Nói về Thành Sion : 6
    4- Lời van xin của cá nhân : 38
    5- Lời van xin của cộng đồng : 18
    6- Nói lên lòng Tín nhiệm của cá nhân : 9
    7- Lòng Tín nhiệm của cộng đồng: 3
    8- Lời Tạ ơn của cá nhân: 11
    9- Lời Tạ ơn của cộng đồng: 6
    10- Về Vương đế: 11
    11- Giáo huấn :luật 2, luân lý 8, số phận con người 3, thưởng phạt 6, lịch sử 3

    5/ Số ghi trước mỗi Tv:

    - Nguyên bản Hipri có số chia khác bản dịch Hi lạp:
    Thường số Tv theo bản hipri lớn hơn số theo bản hi lạp 1 đơn vị, vd: Theo hipri là Tv 122 , theo hi lạp là 121.
    - bản Hipri:........................bản Hi lạp:
    ........1-8..................................1-8
    ........9+10 (chia đôi)..................9 (để nguyên)
    .......11-113............................10-112
    ......114+115.............................113
    .........116...............................114+115
    ......117-146...........................116-145
    .........147...............................146+147
    ......148-150...........................148-150

    * Mẹo để nhớ:

    - Các sách PHỤNG VỤ thường ghi số hi lạp trước, số hipri để trong ngoặc.

    6/ Giáo hội Công giáo dùng Tv từ bao giờ?

    PV Công giáo - phát nguồn từ PV Do thái, từ thời kỳ đầu đã dùng rất nhiều Thánh vịnh:
    Chúa Giêsu, Đức Mẹ, các Tông đồ, các vị tử đạo tiên khởi đã đọc các Thánh vịnh . Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu và các tông đồ đã hát Thánh vịnh ...
    Dần dần, Giáo hội Công giáo đã dùng các Tv làm lời cầu nguyện chính thức của mình.
    - Trong Phụng vụ Thánh lễ,
    - Trong Phụng vụ giờ Kinh,

    7/ Giáo hội ca tụng Thánh vịnh: (Theo Tông hiến Laudis Canticum của Đức GH Phaolô 6)

    Số 100. Trong các giờ kinh Pv, Hội thánh dùng một phần lớn những bài ca tuyệt diệu của Cựu ước mà cầu nguyện.
    Những bài ca này đã được các tác giả, được CHÚA THÁNH THẦN linh hứng sáng tác ra"...
    * Lợi ích:
    Những bài thơ này
    -có sức nâng tâm hồn con người lên cùng Chúa,
    -khơi động những tâm tình đạo đức thánh thiện,
    -đặc biệt, giúp họ biết tạ ơn khi gặp điều may mắn,
    -đem lại cho họ niềm an ủi và sức mạnh tinh thần khi gặp điều rủi ro...

    * Có khó khăn khi đọc
    :
    101. Tuy hết lòng quí chuộng các Tv, nhưng đôi khi cũng gặp phải khó khăn khi muốn dùng những bài thơ quí hoá này để cầu nguyện...(coi số 107 dưới)

    * Cần tìm hiểu và học cách cầu nguyện:

    102. Mỗi người theo sức mình cần phải tìm hiểu Kinh thánh kỹ hơn nhất là các Tv, và học cho biết cách cầu nguyện nên, khi đọc những bài đó.

    * Nên đọc Tv với nhạc tính, đọc như đọc thơ?:

    103. Các Tv không phải là những bản văn dễ đọc, cũng chẳng phải là những lời kinh theo thể văn thường mà là những bài thơ ca ngợi...những bài thánh ca hát theo tiếng hạc cầm...có nhạc tính, nên phải hát mới thích hợp...dù chỉ đọc mà không hát, ngay cả lúc yên lặng đọc một mình, vẫn phải đọc sao cho nổi bật nhạc tính.

    * Đọc cách vui tươi, phấn khởi...:

    104. Đọc cho cung kính, nhẹ nhàng, vui tươi, phấn khởi.

    * Miệng đọc, lòng hoà theo:

    106. Khi đọc Tv phải để lòng mình hoà nhịp và rung động theo những tâm tình chứa đựng trong đó.

    * Khi đọc để ý tới ý nghĩa hợp cho thời xưa cũng như thời nay:

    107. Dù những bài thơ Tv đã được sáng tác ở Đông phương từ bao thế kỷ nay (3 ngàn năm, với văn hoá, tâm tình, hoàn cảnh của một nước xa lạ...), chúng vẫn diễn tả được những nỗi đau khổ, niềm hi vọng, cảnh khốn cùng và lòng trông cậây của con người ở mọi thời và mọi nơi, và nhất là ca ngợi niềm tin tưởng vào Chúa, cũng như ơn mạc khải và công trình cứu chuộc của Người"
    Do đó, GH cầu nguyện bằng Tv với ý nghĩa mới: ca ngợi Chúa Cha đã ban Con một người để cứu chuộc, ban Thánh Thần để thánh hoá GH.
    Kết thúc Tv bằng ngợi khen Chúa Ba Ngôi.

    * Hân hạnh cho linh mục, phó tế, khi đọc Tv thay cho cả Gh, thay cho CKT:

    108. Đọc Tv trong Giờ kinh Phụng vụ, ta không nhân danh cá nhân, mà nhân danh GH, nhiệm thể Chúa Kitô., ta đại diện cho Chúa Kitô...

    * Thực ra, chính CKT cầu cùng Chúa Cha qua lời Tv:

    109. Trong các Tv, chính Chúa Kitô cầu cùng Chúa Cha...

    * Để ý tới phần trình bày mỗiTv như sau
    :
    110. Có 3 yếu tố giúp ta hiểu hơn về Tv, đó là những
    1/ Tiêu đề (in chữ mầu đỏ ngay sau số Tv),
    2/ Những lời nguyện dựa theo Tv, và
    Câu trích trong Tân ước hay của các giáo phụ (in chữ ngả sau tiêu đề) để hướng ý cầu nguyện theo nghĩa về Chúa Kitô, giúp ta dễ cầu nguyện theo ánh sáng mạc khải mới.
    3/ Điệp ca (đọc trước mỗi Tv).

    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  6. Có 2 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  7. #4
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    8/ Phân tích một Thánh vịnh (theo số 110 trên):


    Tv 1 (số theo bản hilạp) Hai nẻo đường (chữ màu đỏ)

    Phúc thay ai tin tưởng vào thập giá mà đón nhận nước thánh tẩy (một tác giả thế kỷ 2)

    Đc: Cây đem lại quả trường sinh, chính là cây thập giá (điệp ca đọc trước mỗi Tv)


    1. Thể văn:

    Thể văn giáo huấn, dựa vào Chúa để dạy cách sống. Tv này như một nhập đề cho toàn tập Tv, mở ra 2 con đường: một theo thế gian, một theo Chúa.
    2. Bố cục:
    câu 1-3: đường theo Chúa
    1.Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
    Chẳng bước vào đường quân tội lỗi,

    Không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng.
    2.nhưng vui thú với lề luật Chúa,
    nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.

    3. Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước
    cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
    cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
    Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
    câu 4-5: đường theo thế gian
    4. Ác nhân đâu được vậy
    chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
    5. Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
    quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân!
    câu 6: kết về 2 đường
    6. Vì Chúa hằng che chở
    nẻo đường người công chính,
    còn đường lối ác nhân,
    đưa tới chỗ diệt vong.
    3. Giải thích:
    "phúc thay, là một lời nhận định, khích lệ, lời khen
    "đường quân tội lỗi: Đường ở đây nói về cách sống
    "nhẩm đi, nhẩm lại:suy tưởng, nghiền ngẫm, suy gẫm.
    "cây trồng bên dòng nước: cây đó ăn rễ sâu, không sợ khô héo
    "số phận ác nhân: như trấu bay, không đứng vững, lảo đảo, nghiêng ngửa.
    Chúa "biết" đường kẻ công chính, biết ở đây là để ý, che chở, yêu mến.
    4. Cầu nguyện của Cựu ước:
    Israel là dân gốc du mục, chăn chiên, dê, cừu, nên coi cuộc đời như cuộc hành trình, sống là đi. Nhưng đi sao cho đúng đường đúng hướng mới tìm được suối nước uống mà sống, đi lang thang trong sa mạc mênh mông khô cằn sẽ chết đói chết khát.
    5. Cầu nguyện của Kitô giáo:
    - Chúa Giêsu, đấng công chính, khi bị cám dỗ, và trong vườn cây dầu, đã không chọn theo ý mình, nhưng Người đã chọn theo ý Chúa Cha, là đường đưa đến sự sống.
    - Người Kitôhữu: sống theo luật yêu thương, nhờ nước rửa tội, nhờ trái cây thập giá, ngày phán xét sẽ được CKT nhìn nhận.


    Tv 2 Ðấng Messia chiến thắng

    1. Thể văn:
    Tv vương đế, đây là một bài ca soạn nhân lễ đăng quang của nhà vua tại Giêrusalem, về sau được hiểu về Dấng Messia.
    2. Bố cục:
    - Chư dân nổi loạn 1-3
    - Chúa can thiệp 4-6
    - Vua công bố sắc phong của Chúa
    - Canh các bọn phiến loạn 10-12
    3. Giải thích:
    - Thời xưa các chư hầu thường lợi dụng thời gian trống ngôi vua để làm loạn. Ở đây các dân và vua chúa chống lại đức Messia, người được xức dầu làm vua. Theo tập tục của Israel, vua được tấn phong bằng xức dầu. vua là người thay mặt Chúa, nên chống vua cũng là chống Chúa Giavê.
    - Duới đất xôn xao, trên trời bình thản. Chúa nhạo cười chúng, vì việc chúng chỉ là trò viển vông (c.1) Chúa chọn nhà Ðavit (c.6) và chọn riêng Sion.
    - Tại Aicập và Babilon,trong nghi lễ phong vương có đọc bản sắc của thần ban cho tân vương, trong đó có khi vua được gọi là con. Hình ảnh đập vỡ bình sành cũng mượn từ Ai cập. xưa người ta viết tên các dân thù địch vào bình sành rồi đập vỡ, ngụ ý rủa các dân ấy.
    - Tân vương khuyến cáo các phiến loạn hãy rút bài học từ lời Chúa mà thán phục: hãy phủ phục dưới chân Người.Chúa xử tốt với kẻ tin cậy Người.
    4. Cầu nguyện của C.ư:
    Sau thời lưu đầy Babylon, người Dothái đọc Tv này để cầu mong Ðấng Messia mau đến.
    5. Cầu nguyện của T.ư:
    GH Tân ước đọc Tv 2 để chiêm ngưỡng mầu nhiệm CKT, Người là Ðấng Messia, Con Thiên Chúa từ muôn đời (lễ Giáng sinh)vua quan chống đối Người (thứ Sáu thánh), nhưng Người chiến thắng(lễ Phục sinh) và lên làm Chúa (lễ Chúa Kitô vua).



    Tv 23(24) Mục tử nhân hậu

    Con chiên sẽ chăn dắt đoàn người được cứu thoát và dẫn đưa họ tới nguồn nước ban sự sống (Kh 7,17)

    Đc: Trong đồng cỏ xanh tươi,
    Chúa cho tôi vào nghỉ.
    1. Thể văn:
    Tv tín nhiệm, nói lên lòng tin tưởng vào Chúa, là mục tử nhân lành và chủ nhà hiếu khách.
    2. Bố cục:2 phần:
    1/ c 1-4 Chúa là mục tử nhân lành: dẫn dắt, bênh vực, cho ăn uống.
    1. Chúa là mục tử chăn dắt tôi,
    tôi chẳng thiếu thốn chi.
    2. trong đồng cỏ xanh rì,
    người cho tôi nằm nghỉ.
    3. Bên dòng nước trong lành.
    Người bổ sức cho tôi.
    Người dẫn tôi trên đường ngay chính
    Vì danh dự của Người.
    4. Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u,
    con sợ gì nguy khốn,
    vì có Chúa ở cùng.
    Cây gậy Ngài bảo vệ,
    Con vững dạ an tâm.
    2/ c 5-6 Chúa là chủ nhà hiếu khách: tiếp đón, cho ở nhờ.
    5. Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc
    ngay trước mặt quân thù.
    Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
    Ly rượu con đầy tràn chan chứa.
    6. Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
    ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, (xưng con ở đây là thưa với Chúa, xưng tôi là thưa với người ta)
    và tôi được ở đền Người

    những ngày tháng những năm dài triền miên.
    3. Giải thích:
    1/ Mục tử: Israel, gốc là dân chăn nuôi súc vật ngoài đồng, nên hình ảnh người chăn chiên rất quen thân với họ. Cựu ước cũng nhiều lần gọi Giavê là mục tử của dân. Mục tử tốt là người săn sóc chiên, dẫn đến đồng cỏ xanh, suối nước mát, bảo vệ chiên khỏi mọi nguy hiểm của lang sói, trộm cướp.
    2/ Chủ nhà: xức dầu thơm cho khách trong những dịp vui, cho khách ăn tiệc ngon, uống rượu và trú ngụ tại nhà.
    4. Cầu nguyện của Cựu ước:
    Đây là một Tv đầy thi vị, dùng những hình ảnh cụ thể để nói lên sự săn sóc che chở của Chúa cho dân người. Ngược lại dân Chúa đặt hết tin tưởng nơi Chúa.
    5. Cầu nguyện của Tân ước:
    1/ T.Ước ví Thiên Chúa như mục tử đi tìm chiên lạc (Lc 15,4-7), đặc biệt CKT là mục tử nhân lành, Người đưa ta ra khỏi bóng tối sự chết, dẫn ta tới nước rửa tội, ban sức mạnh bằng dầu thêm sức, cho ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể.
    2/ người tín hữu được những ơn đó, cũng xin Chúa dẫn mình đi trong đường ngay, để qua bóng tối sự chết được đưa vào nơi an nghỉ, và dự tiệc trong nhà Chúa mãi mãi.

    Tv này có thể dùng trong nhiều dịp, nhất là khi cử hành Bí tích RT, TS, TT, và trong lễ an táng.




    Tv 50(51) Xin Chúa tha thứ và đổi mới tâm hồn

    Anh em phải đổi mới trí lòng, và mặc lấy con người mới (Ep 4, 23-24)

    .............


    1. Thể văn:
    Lời cầu của một người ý thức được tội mình, xin tc tha, đổi mới con người và hứa dâng lễ tạ ơn.
    2. Bố cục: chia 6 phần
    1/ 3-4 nài xin Chúa thương
    3. Lạy thiên Chúa,
    xin lấy lòng nhân hậu xót thương con
    mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
    4. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,
    tội lỗi con, xin ngài thanh tẩy.
    2/ 5-8 nhận tội mình
    5. Vâng, con biết tội mình đã phạm
    lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm
    6. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
    dám làm điều dữ trái mắt ngài.
    Như vậy ngài thật công bình khi tuyên án,
    liêm chính khi xét xử
    7. Ngài thấy cho, lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
    đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.
    8. Nhưng ngài yêu thích tâm hồn chân thật,
    dậy con thấu triệt lẽ khôn ngoan
    3/ 9-11 xin Chúa tẩy sạch tội
    9. Xin dùng cành hương thảo
    rảy nước thanh tẩy con,
    con sẽ được tinh tuyền.
    Xin rửa con cho sạch,
    con sẽ trắng hơn tuyết.
    10. xin cho con được nghe
    tiếng reo mừng hoan hỉ
    để xương cổt bị Ngài nghiền nát
    được nhảy múa tưng bừng.
    Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi
    Và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm.
    4/ 12-14 xin ơn đổi mới tâm hồn
    12. Lạy Chúa Trời,
    xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
    đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.
    Xin đừng nỡ đuổi con,
    Không cho gần Nhan thánh,
    Đừng cất khỏi lòng con,
    Thần khí thánh của Ngài.
    Xin ban lại cho con
    Niềm vui vì được Ngài cứu độ
    Và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con.
    5/ 15-19 hứa dâng lễ tạ ơn
    15. Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi,
    ai lạc bước sẽ trở lai cùng Ngài.
    16 lạy thiên chúa con thờ
    là thiên chúa cứu độ
    xin tha chết cho con
    con sẽ tung hô ngài công chính
    17. Lạy chúa trời, xin mở miệng con
    cho con cất tiếng ngợi khen ngài
    18. Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm,
    con có thượng tiến lễ toàn thiêu,
    Ngài cũng không chấp nhận.
    19. Lạy thiên chúa,
    tế phẩm dâng ngài là tâm thần tan nát,
    một tấm lòng tan nát giày vò
    Ngài sẽ chẳng khinh chê.
    6/ 20-21 nguyện xin cho thành thánh Sion
    20. Xin rộng lòng tuôn đổ hồng phúc xuống sion
    thành lũy Giêrusalem, xin Ngài xây dựng lại.
    21. Bấy giờ ngài vui nhận tế phẩm luật truyền,
    lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế.
    Bấy giờ thiên hạ giết bò tơ
    Dâng trên bàn thờ Chúa.
    3. Giải thích:
    Câu 3-4: khẩn thiết với nhiều lời xin dồn dập: xin thương, xoá bỏ, rửa sạch, thanh tẩy. Tác giả muốn mình mau sạch tội là cái làm mình ra ô nhơ.
    Câu 5-8: ý thức mình có tội là điều kiện đầu tiên để được ơn tha thứ, tác giả nhìn nhận tội phạm đến ai cũng là phạm đến Chúa "con đắc tội với Chúa". Câu 8, nói con người khi sinh ra đã yếu đuối và hướng về tội (đây chưa có ý nói về tội ađam)
    Câu 9-11: hương thảo là thứ rau húng , trong Cựu ước dùng để rảy nước và máu lên người cần được tẩy tội, nhất là người cùi. Tội cũng được coi như cùi linh hồn.
    Câu 12-14: tội nhân cần được tha, mà còn cần được đổi mới trong tâm để bền lòng theo Chúa. Nhờ sức mạnh Chúa đặt trong tâm hồn như thần khí thánh để thanh tẩy và lôi cuốn làm lành.
    Câu 15-19: tác giả tin chắc Chúa đã nghe lời và tha tội. Khi được tha, ông hứa sẽ loan báo tình thương Chúa cho người khác để họ cũng trở về. Đó là cách ông biết ơn Chúa. Lễ vật của ông chính là lòng thống hối thiết tha chân thành.
    Câu 20-21: những câu này đoán là được thêm vào sau thời lưu đầy để trở thành lời kinh của cộng đồng.
    4. Cầu nguyện của C. Ước:
    Tiêu đề của Tv (câu 2) dường như muốn nói rằng vua đavit đã làm Tv này sau khi đã bị ngôn sứ nathan trách vì tội ngoạ tình và sát nhân, nhưng nhiều người lại nghĩ rằng Tv này được soạn sau vào thời Giêrêmia và Egiekien....
    Tv này có chiều sâu thần học hiếm có:
    - Quan niệm về tội: là sự phản nghịch Thiên Chúa và làm cho con người trở nên nhơ bẩn, đáng bị phạt.
    - Nhìn tội dưới ánh sáng lòng thương xót Chúa, không những Chúa tha thứ mà còn tạo nên con người mới.
    5. Cầu nguyện của T.Ước:
    Dụ ngôn người con phung phá gợi lại nhiều nét về Tv này...con đắc tội, như chết sống lại...
    CKT đã đến báo cho loài người ơn tha thư của TC, người đem ơn tha thứ qua cái chết và phục sinh. Muốn được tha thứ, con người phải nhận tội tổ tông và tội riêng. Phải trông ơn tha thứ xuống qua CKT, và ơn thanh tẩy, đổi mới qua Chúa Thánh Thần.

    Tv này có thể dùng để cầu cho mình, cho các tội nhân biết trở về, cho giáo hội được thanh luyện.


    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  8. #5
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Tv 129 (130) Thống hối và tin tưởng (kinh vực sâu)


    1. Thể văn:
    Tv van xin của cá nhân xin ơn tha tội. Tv dùng thể ca thương, tư tưởng lặp lại: tiếng con, lời con, mong đợi, cây trông...Tv có vẻ buồn nhưng nói lên niềm hi vọng.
    ...............
    2. Bố cục:
    1/ 1-2 kêu cứu
    1. Lạy Chúa, từ vực sâu con kêu lên Chúa,
    2. Muôn lạy chúa, xin nghe tiếng con,
    Xin Ngài lắng tai
    nghe lời con tha thiết nguyện cầu.
    2/ 3-4 xin tha
    3. Lạy chúa, nếu như Ngài chấp tội,
    nào có ai đứng vững được chăng,
    4. Nhưng xin Chúa rộng lòng tha thứ,
    để chúng con biết kính sợ Ngài.
    3/ 5-6 cậy trông
    5. Mong đợi chúa, tôi hết lòng mong đợi,
    cậy trông ở lời Người.
    6. Hồn tôi trông chờ Chúa,
    hơn lính canh trông đợi hừng đông.
    Hơn lính canh mong hừng đông dậy,
    4/ 7-8 mở rộng tầm nhìn ra dân Israel
    7. Trông cậy Chúa đi Israel hỡi,
    Bởi Chúa luôn từ ái một niềm,
    Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa
    8. chính Người sẽ cứu chuộc Israel
    cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.
    3. Giải thích:
    1/ Trong Cựu ước, vực thẳm tượng trưng cho một nguy cơ lớn. Tác giả ví tình trạng tội mình như vực thẳm không lối thoát, nên kêu cứu cấp bách.
    2/ Tác giả không dám xin trực tiếp, khi nhận sự thấp hèn của mình và sự cao cả của Chúa. Ông tin vào sự tha thứ và quyết tâm hối cải.
    3/ Tâm tình cậy trông được diễn tả qua hình ảnh người lính canh trông chờ rạng đông bừng sáng. Rạng đông chắc sẽ đến, ơn tha cũng chắc được.
    4/ Ơn tha của ông có liên hệ tới ơn cứu thoát của cộng đồng. Lòng đạo đức của Israel có chiều hướng cộng đồng rõ rệt.
    4. Cầu nguyện của C. Ước:
    Tâm tình thống hối ăn năn gồm 3 yếu tố:
    1/ Ý thức về tội lỗi và sự yếu đuối của con người.
    2/ Ý thức về T. Chúa xét xử con người.
    3/ Tin vào ơn tha thứ do lòng thương xót của Chúa chứ ta không đáng.
    5. Cầu nguyện của T. Ước:
    Trong niềm tin vào CKT, ta nhìn nhận tội lỗi và xin tha qua lòng thương xót vô bờ của đấng đã thí mạng vì đoàn chiên. Do đó Tv này là:
    - Lời nguyện thống hối,
    - nói lên lòng tin tưởng dồi dào và tình thương của Chúa
    - Gh dùng Tv này trong mùa Giáng sinh, thời gian kỷ niệm Chúa đến cứu dân Người.
    - Cùng Gh cầu cho các tín hữu đã qua đời, xin Chúa đừng chấp tội họ, họ đang trông chờ rạng đông của ngày sống lại.



    Tv 130 (131) Con đường thơ ấu

    1. Thể văn:
    Nói lên lòng tín nhiệm vào tc như tâm tình của trẻ thơ tin tưởng cha mẹ mình.
    2. Bố cục:
    1/ 1-2 phó thác và bình an
    1. Lòng con chẳng dám tự cao,
    mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi
    Đường cao vọng chẳng đời nào bước
    việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu.
    2. Hồn con, con vẫn trước sau,
    giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
    Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ
    Trong hồn con lặng lẽ an vui,
    2/ 3 nhìn xa ra cộng đồng Israe
    3. Cậy vào Chúa Israel ơi,
    từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
    3. Giải thích:
    Dùng hình ảnh một trẻ thơ khi no sữa, nép mình vào lòng mẹ, để ví với thái độ của tâm hồn.
    4. Cầu nguyện của C. Ước:
    Tv này nói lên lòng khiêm nhường nhận biết giới hạn của mình, và hoàn toàn tín thác vào Chúa, do đó được bình an.
    5. Cầu nguyện của T. Ước:
    CKT dạy phải trở nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời. Đó là con đường thơ ấu thiêng liêng, bí quyết nên thánh của Thánh Têrêsa nhỏ....và nhiều linh hồn…



    Tv 150 Alleluia

    1. Thể văn: Tv tán tụng
    2. Bố cục:
    1/ 1-2 ca tụng Chúa dưới đất và trên trời
    1. Ca tụng Chúa đi trong đền thánh Chúa,
    ca tụng Người chốn cao thẳm uy linh.
    2. Ca tụng Chúa vì công trình hùng vĩ
    ca tụng Người lẫm liệt uy phong.
    2/ 3-5 ca tụng bằng các thứ nhạc cụ
    3. Ca tụng Chúa đi, rập theo tiếng tù và,
    Ca tụng Người họa tiếng cầm tiếng sắt
    4. Ca tụng Chúa bằng vũ điệu trống đưa
    ca tụng Người theo cung đàn nhịp sáo.
    5. Ca tụng Chúa đi với chũm choẹ vang rền
    Ca tụng Người cùng thanh la inh ỏi.
    3/ 6 ca tụng nơi các loài có hơi thở
    6. Hỡi toàn thể chúng sinh,
    ca tụng Chúa đi nào.
    3. Giải thích:
    Cả Tv là lời mời ca tụng Chúa với chữ Halleluia, hãy ca tụng Chúa , lặp lại 10 lần.
    1/ "Đền thánh Chúa" , chỉ đền thánh dưới đất.
    2/ Kể các nhạc cụ dùng trong đền thánh, nhất là sau thời lưu đầy. Tù và để tập họp dân, các thứ đàn, sáo, trống, não bạt để kèm theo tiếng hát. Tất cả nói lên cử hành phụng vụ rất sống động.
    3/ Tác giả còn mời mọi sinh vật có hơi thở ca tụng Giavê.
    4. Cầu nguyện của C. Ước:
    Tv 150 là Tv lớn, kết toàn bộ Tv. Lời ca tụng gồm lời ca của người, các nhạc cụ, các loài có hơi thở, tất cả đều reo vang niềm vui nội tâm.
    5. Cầu nguyện của Kitô giáo:
    Bộ Tv mở đầu bằng Tv 1 suy về con người đi về cùng Chúa, kết bằng bài ca Tv 150 đầy hứng. Kinh nguyện của ta khởi từ biến cố trong cuộc sống, rồi tiến dần lên chiêm ngưỡng Chúa trong chính Chúa.
    Chính nhờ Đức Kitô
    Cùng với Đức Kitô
    Và trong Đức Kitô.
    Hợp nhất với Chúa Thánh Thần
    Mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Cha
    Là Thiên Chúa toàn năng đến muôn đời. Amen.
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  9. #6
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    9/ Thánh vịnh theo nghĩa Kitô giáo
    Trong tân ước, Thánh vịnh thường được áp dụng vào Chúa Kitô. Việc áp dụng này được nghiên cứu tỉ mỉ, và biện minh thần học trong sách vở của nhiều giáo phụ, đặc biệt là thánh Augutinh trong tập bài giảng Enarrationes in Psalmos của người.
    GH dùng Tv dựa trên thuyết tiên trưng (typology). Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử cứu độ khiến cho một số nhân vật, biến cố và sự vật trong Cựu ước phải được coi như những tiên trưng có hình bóng báo trước những nhân vật, biến cố sự vật trong Tân ước. Đavit tiên trưng cho đức Kitô, cái "tôi" của Tv có thể coi như CKT nói. "chúng tôi" trong Tv là dân Israel, tiên trưng cho GH. Chúa trong Tv là Chúa cha, là Giavê của dân Israel, cũng có thể hiểu là CKT của Tân ước sau này.
    Như vậy có 3 cách hiểu Tv theo nghĩa Kitô giáo:
    1/ lời Đức Kitô thưa với Cha người.
    2/ lời GH thưa với Chúa cha,
    3/ lời GH thưa với chính Đức Kitô.
    Trường hợp 1/ Thánh Augutinh muốn nhấn mạnh rằng đó là lời của Đức Kitô toàn thể, gồm đầu và chi thể. Cộng đoàn Kitô hữu đọc hay hát Tv là Đức Kitô cầu nguyện. Các chi thể của Chúa cầu nguyện nhân danh Chúa, họ nói lên tiếng nói và tâm tình của Chúa Kitô. Cách hiểu này có thể áp dụng cho đa số các Tv van xin và tạ ơn. Đức Kitô vẫn hiện diện ở trần gian trong các chi thể của người, xin TC cứu giúp trong cảnh ngặt nghèo, hoặc tạ ơn Chúa đã cứu giúp. Quan niệm Kitô giáo về liên đới này rất quan trọng trong kinh nguyện phụng vụ...người nọ cầu cho người kia, dù họ không hay biết...
    Trường hợp 2/ Lời kinh dâng lên Chúa Cha nói về Đức Kitô được diễn tả trong các Tv về Đấng Mesia là những Tv tạ ơn Thiên Chúa đã chúc phúc cho vua thuộc dòng Đavit, hoặc cầu cho vua ấy.
    Trường hợp 3/ GH trần gian dâng lời cầu lên CKT, bạn đời mình, đã đổ máu cứu chuộc mình, thanh tẩy mình...

    Lưu ý đến nguyên tắc trên khi cầu nguyện, ta sẽ hiểu dễ hơn vì sao GH yêu quí các Tv qua bao thế kỉ. Các bản văn ấy giúp ta ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa. (theo Mac Kenzie)


    10/ Các Thánh vịnh nguyền rủa

    1. Trong nhiều Thánh vịnh, có những đoạn nguyền rủa kẻ thù và xin Chúa trả thù chúng. Kẻ thù đây là kẻ thù chung của dân Israel, hoặc của cá nhân...
    (Lạy Chúa, xin đứng dậy,
    ra nghênh chiến quật ngã quân thù,
    vung bảo kiếm, cứu mạng con cho khỏi ác nhân.
    Lạy Chúa, xin thẳng tay khai trừ bọn chúng,
    khỏi thế giới loài người, khỏi chốn dương gian.
    Số phận chúng ở đời là như vậy
    Án phạt Chúa đã dành,
    Xin Ngài bắt chúng nuốt cho đầy bụng,
    Cả đoàn con cũng được ăn thoả thích,
    Phần còn lại cho bầy chó mai sau...(Tv 16 Tuần I, thứ Tư kinh trưa..)
    (Ước chi những người muốn hại mạng sống con,
    đều phải chết nhục nhã ê chề,
    kẻ tìm cách gây hoạ cho con,
    phải muôn vàn nhuốc nha xấu hổ... (Tv 70,13)
    Và còn một số câu bị loại luôn, không đưa vào Phụng vụ Giờ kinh.
    Những lời ấy sánh với Tin mừng CKT xem ra khó nghe. Đọc lên ngượng miệng, gây hiểu lầm cho người ngoài...
    2. Hiểu trong khuôn khổ Cựu ước: tác giả Tv là những người thời Cựu ước xa xưa, chưa được CKT giáo huấn, do đó, khi căm giận, tác giả có những lời quá đáng…
    Những đòi hỏi ấy nói lên sự công bình, vì thời Cựu ước chưa có quan niệm về thưởng phạt công minh sau khi chết. Người ta cho rằng sau khi chết, người tốt hoặc xấu đều phải xuống âm phủ, nơi đó bị Chúa quên lãng, vì thế tác giả trả báo cân xứng ngay ở đời này theo luật mắt đền mắt"(Xh 21,23-25).
    3. Tác giả xin Chúa phạt kẻ thù vì họ coi chúng là kẻ thù của Chúa hơn là của mình, xin Chúa giáng nặng tay cho chúng chết quay...

    11/ Người Ktô hữu nên đọc những Tv nguyền rủa với tâm tình nào?

    1/ Để khiêm tốn nhận sự thực: dù ta đã có giáo huấn tin mừng của CKT, nhưng ta vẫn còn phản ứng như người thời C. Ước.
    2/ Để tha thiết với công bằng, liên đới với kẻ bị áp bức trên thế giới ngày nay. Họ hằng kêu gào công lý. Ta hiệp thông cầu cho công lý và tranh đấu cho công lý.
    3/ Để chống lại sự dữ, chống kẻ dữ satan. Cả đời CKT chống quyền lực satan. Cũng nên nhớ khi chống sự dữ bên ngoài, thì sự dữ cũng nằm ngay trong bản thân ta.

    12/ Thánh Vịnh trong Phụng vụ Thánh lễ:

    Ca Nhập lễ, Ca Hiệp lễ, nhất là bài Đáp ca cũng hoàn toàn là TV đối đáp giữa độc viên và cộng đoàn, hoặc cộng đoàn chia 2 phe cùng đọc. Bài Đáp ca có tính cách quảng diễn hoặc suy niệm về bài đọc I vừa qua.
    Nhiều nơi thay vì đọc hay hát Thánh vịnh, họ đã hát một bài khác nghe vui tai...nhưng lạc nghĩa.
    Qui chế tổng quát Thánh lễ do ĐGH Phaolô 6 ban hành năm 1969 số 36 ghi: "Sau bài đọc thứ nhất là Tv đáp ca...". Một số bản văn đã được chọn cho từng mùa trong năm...

    13/ Thánh vịnh rất tốt dùng để cầu nguyện riêng:

    TV 6: Người gặp thử thách van nài Chúa thương.
    TV 7: Bị vu oan, người lành kêu lên Chúa.
    TV 8: Ca tụng Chúa và phẩm giá con người.
    TV 10: Chúa là Đấng người lành tin tưởng.
    TV 14: Ai được vào sống trong nhà Chúa (Nước Trời)
    TV 15: Chúa là gia nghiệp.
    TV 22: Chúa là Đấng Chăn nhân lành.
    TV 24: Xin ơn tha thứ và cứu thoát.
    TV 26: Tin tưởng nơi Chúa giữa gian nguy.
    TV 27: Lời cầu khẩn và tạ ơn.
    TV 32: Ca ngợi Chúa quan phòng.
    TV 37: Lời cầu của tội nhân trong cơn khốn khó.
    TV 40: Lời cầu của bệnh nhân.
    TV 50: Lạy Chúa xin thương (kinh Thống hối).
    TV 61: Bình an trong tay Chúa.
    TV 91: Ca tụng Chúa Tạo thành.
    TV 116 (117): Ca tụng lòng thương xót Chúa (TV ngắn nhất chỉ có 4 câu : Muôn nước hỡi nào ca ngợi Chúa,
    Ngàn dân ơi hãy chúc tụng Người.
    Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt,
    lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.
    TV 122: Dân Chúa hi vọng nơi Chúa.
    TV 125: Vui mừng và hi vọng trở về vinh quang qua cơn khổ.
    TV 126: Vất vả uổng công, nếu không có Chúa.
    TV 129: Tiếng kêu từ vực thẳm (kinh Vực sâu).
    TV 130: Tự hạ như trẻ thơ, đặt hết niềm tin nơi Chúa
    TV 132: Ca tụng tình huynh đệ thuận hòa.
    TV 137: Lời cảm tạ.
    TV 138: Chúa thấy mọi sự.
    TV 139: Chúa là nơi ẩn náu khỏi kẻ ác.
    TV 142: Lời cầu lúc gặp nguy.
    TV 143: Chúa là núi đá tôi nương.


    Sau khi tìm hiểu đại cương về Thánh vịnh, ta hãy cùng nhau ca lên:

    "Thú vị thay được tạ ơn Chúa,
    được mừng hát danh Ngài, lạy Ðấng Tối cao,
    được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm,
    và lòng thành tín của Ngài suốt đêm khuya,

    Cùng với tác giả Thánh vịnh 99 ta kêu mời:
    "Hãy tung hô Chúa hỡi toàn thể địa cầu,
    phụng sự Chúa với niềm hoan hỉ,
    vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.
    Hãy nhìn nhận Chúa là Thượng đế,
    Chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người.
    Ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt.
    Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn,
    Tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi.
    Tạ ơn Chúa và chúc tụng Danh Người.
    Bởi vì Chúa là Đấng nhân hậu,
    Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
    Qua bao thế hệ vẫn một niềm thành tín.
    Sáng Danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng sáng Danh Thánh Thần Thiên Chúa,
    tự muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại.
    Amen. Alleluia.

    (Tài liệu: Tìm Hiểu Thánh Vịnh và Thánh Ca, Qui chế sách lễ Rôma, Các Giờ Kinh Phụng vụ, Kinh thánh....Thánh vịnh..các thể thơ Việt, thơ Ðường, thơ mới...)




    Ước mong:

    Thánh vịnh được Thiên Chúa dùng người xưa, viết bằng tiếng Dothái cổ, không dễ hiểu với người thời nay. nên cần một bản dịch "vừa trung thành với nguyên ngữ, vừa xuôi theo tiếng Việt, vừa có tiết điệu và âm thanh dễ nghe, có thi vị nữa, lại tiện dụng cho việc đọc chung" (Ẩn danh, Tìm hiểu Thánh vịnh, trang 8).
    Bản dịch Thánh vịnh của Nhóm Phụng vụ Các Giờ kinh đã có nhiều điểm hay, người đọc có thể nhận thấy. Nhưng cũng còn nặng phần văn chương cũ xưa. Đang cầu nguyện qua thánh vịnh mà bị khựng lại vì văn chương, vì điển tích khó hiểu, (Chúa tể càn khôn, nam tào, bắc đẩu…hết lòng hết dạ, muôn thuở muôn đời, cầu thay nguyện giúp…thì thật không vui, vừa khó uốn miệng vừa gây nhàm chán vì lặp lại nhiều lần... Thiết tưởng: hết lòng, muôn đời, chuyển cầu... là đủ rồi.
    Ước gì có sự sửa chữa cho nhẹ nhàng hơn, hợp thời hơn, bỏ đi những điển tích, những danh từ Hán-Việt không còn thông dụng, những tiếng địa phương...
    Cũng nên trình bầy lại sách Giờ kinh cho đỡ phải mở, nhất là vào mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh…mở phần chung thánh vịnh trong tuần và phần riêng theo mùa là tốt rồi. Hiện nay, nhiều câu điệp ca 3, 4 hàng cũng phải mở đi mở lại. Các bài nguyện phần chung cuối sách, nên trình bày đủ thánh vịnh khỏi phải mở rải rác ở mãi các trang trên. Tiết kiệm vài chục trang giấy mà gặp phiền hà, gây chia trí cho người dùng thì không nên. Sách nguyện tiếng Anh (Christian Prayer) dễ sử dụng hơn nhiều. Sách nguyện cho linh mục gồm 4 volume lại càng dễ dàng nữa.



    Linh mục. Mark, cmc.
    (Carthage 24-11-2007)
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #7
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default Sách Thánh Vịnh



    SÁCH THÁNH VỊNH
    ĐGM. Giuse Võ Đức Minh




    • Nguyện Gẫm Với Thánh Vịnh
    • Thánh Vịnh, Lời Ca Nguyện Của Dân Chúa
    • Thánh Vịnh, Âm Vang Của Giao Ước Trong Dòng Lịch Sử Cứu Độ
    • Thánh Vịnh, Danh Xưng Của Dòng Tộc Tin Yêu Thiên Chúa
    • Thánh Vịnh, Thánh Ca Tin Mừng
    • Thánh Vịnh, Tập Hồi Ký Của Dân Chúa




    Nguồn: http://www.simonhoadalat.com



    * Chép sách về máy để đọc, ở đây
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  12. Được cám ơn bởi:


  13. #8
    utphuong's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2011
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: ^_^
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 51
    Cám ơn
    297
    Được cám ơn 240 lần trong 45 bài viết

    Default

    TÌM HIỂU THÁNH VỊNH
    PSALM







    Lý do tìm hiểu Thánh vịnh:

    - Khi đọc Thánh vịnh theo bổn phận giáo hội chỉ định cho các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, Giáo hội cũng mời gọi cả giáo dân tham dự…nhiều khi thấy ngượng ngập, khó nghe, nhiều chỗ không phải lời cầu nguyện như mình nghĩ, nhiều chỗ khó hiểu, nói lên sự thù hằn, kết án quá đáng, không hợp tâm tình thời nay!!! Ví dụ trong Thánh vịnh 16:
    "Xin Chúa thẳng tay khai trừ bọn chúng.
    Án phạt Chúa đã dành, xin Ngài bắt chúng nuốt cho đầy bụng...
    Phần còn lại dành cho con cháu mai sau...
    Còn một số câu khó nghe nữa đã không được đưa vào.
    - Nhưng nếu Thánh kinh là Lời Thiên Chúa nói với loài người, để dạy những chân lí về đường cứu rỗi, thì Thánh vịnh (Psalm) cũng là Lời Thiên Chúa dạy loài người thưa lên cùng Chúa để ngợi khen, cảm tạ, xin lỗi, xin ơn.
    Trong Phụng vụ Dothái giáo, Thánh vịnh (Tv) có một địa vị chính cốt. - Trong Phụng vụ Công giáo, Thánh vịnh cũng được sử dụng rất nhiều trong thánh lễ: Ca nhập lễ, Đáp ca, Ca Hiệp lễ và trong Phụng vụ Giờ kinh.
    Trong Giờ kinh Phụng vụ (150 Thánh vịnh được chia đọc trong 4 tuần…
    - Thánh vịnh không dễ đọc, không dễ hiểu, không dễ thích thú, vì lí do sau:
    Thánh vịnh phát xuất từ quốc gia Dothái cổ xưa, cách nay cả mấy ngàn năm, tả những phong tục, tập quán của người dân du mục chăn nuôi súc vật, hay gặp chiến tranh, giết chóc, trả thù, tiêu diệt…
    - Nhưng dù thế nào, Tv cũng là những lời cầu nguyện mà Thiên Chúa, Giáo hội muốn con cái dùng để cầu nguyện, ca tụng Thiên Chúa Cha, noi gương Chúa Kitô , xin Chúa Thánh Thần thánh hóa cho con người.
    Đây là bổn phận quan trọng và cao quí, vì dù linh mục… ngồi một mình trong góc nhà, khi đọc Giờ kinh Phụng vụ cũng là "Cầu nguyện thay cho cả Giáo hội" (Tông hiến Laudis Canticum số 108)

    Tốt hơn ta nên tìm hiểu để biết và cầu xin ơn thích ngợi khen Chúa như Tv 91 mở đầu:
    Thú vị thay được tạ ơn Chúa,
    được mừng hát danh Ngài, lạy Ðấng Tối cao,
    được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm,
    và lòng thành tín của Ngài suốt đêm khuya,



    Vậy ta sẽ tìm hiểu qua 13 tiết mục:
    1. Thánh vịnh là gì?
    2. Có bao nhiêu Tv?
    3. Ai viết ra Tv?
    4. Tv chia bao nhiêu loại?
    5. Số ghi trước Tv, có khi 1 số, có khi 2 số?
    6. Giáo hội Công giáo dùng Tv từ bao giờ?
    7. Giáo hội nói gì về Tv?
    8. Phân tích một Tv
    9. Tv theo nghĩa Kitô giáo
    10. Tv nguyền rủa
    11. Tâm tình cần có khi đọc Tv
    12. Tv trong Phụng vụ Thánh lễ
    13. Cầu nguyện riêng với Tv?

    Linh mục. Mark, cmc.
    (Carthage 24-11-2007)
    Nguồn:
    http://www.xuanha.net/
    [/QUOTE]
    Chữ ký của utphuong
    Lạy Chúa,xin thương con . Quả thật con đắc tội với Ngài.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com