Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

kết quả từ 1 tới 25 trên 25

Chủ đề: Chiều kích truyền giáo của Đức Maria trong Thánh Kinh

Threaded View

  1. #1
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default Chiều kích truyền giáo của Đức Maria trong Thánh Kinh

    Các bạn thân mến!
    Thật hạnh phúc khi được làm con Đức Mẹ và suy tư về Người. Vì thế, bần đệ xin giới thiệu đến với các bạn trong diễn đàn TCVN đôi dòng suy tư về Mẹ Maria với chủ đề CHIỀU KÍCH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC MARIA TRONG THÁNH KINH, được tìm hiểu từ các nghiên cứu của các tiền bối đáng kính trong Giáo Hội, cùng với những tâm tình cầu nguyện và suy tư nhỏ bé của bần đệ.
    Mỗi ngày bần đệ sẽ gửi lên một phần để quý bạn đọc tham khảo và cho những góp ý để đề tài thêm hoàn thiện hơn.



    Dẫn nhập
    Hội Thánh bước đi trong thế giới, song hành để chia sẻ “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” với nhân loại, hầu cho muôn người ý thức sự hiện hữu của Thiên Chúa và hướng mọi người về ơn cứu độ.
    Hội Thánh khắc khoải ưu tư với thực trạng thế giới, nhập thế giữa lòng thế giới cùng với sự văn minh và suy thoái của nó, cách riêng là lời cảnh tính cho thế giới càng văn minh về vật chất càng suy thoái về những giá trị luân lý đạo đức tinh thần.
    Thật vậy, thế giới ngày hôm nay tuy đang đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật, nhưng cũng đang đạt tới “đỉnh điểm” của sự thực dụng, hưởng thụ dục vọng và tôn thờ vật chất; các tương giao giữa người với người và tương giao hữu nghị giữa các nước dựa trên kinh tế lợi nhuận và vũ khí chiến lược hơn là tương giao nhân ái, tương trợ và hoà bình. Giới trẻ học hỏi nhau phong cách hưởng thụ hơn là những kiến thức bổ ích cho xã hội, học hỏi các “mốt” thời trang và các trò tiêu khiển hơn là giá trị đạo đức và tinh thần. Đặc biệt tìm thoả mãn dục vọng và coi thường sự sống, mất dần ý thức về tội lỗi; sự dữ lan tràn và nhân loại sống như “Thiên Chúa không hiện hữu”.
    Có thể nói, thảm kịch đồi Calvê ngày xưa khi Đức Giê-su gục đầu tắt thở (chết) thì lúc đó bóng đêm bao phủ địa cầu (x. Lc 23, 44-46) đang xảy ra nơi thế giới ngày hôm nay, khi mà bóng tối sự dữ và tội lỗi đang bao phủ, thì phải chăng Thiên Chúa đã vắng bóng hoặc Thiên Chúa chết rồi?
    “Thiên Chúa vẫn sống và hằng sống” – Đó là chân lý mà mọi Kitô hữu phải trả lời và là câu trả lời cho thế giới biết. Tuy nhiên, có thể nói, Thiên Chúa dường như ẩn mặt và vắng bóng trên sự tự do của nhân loại và Thiên Chúa cần những chứng nhân làm cho nhân loại thấy Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện và chờ đợi sự hoán cải của họ. Thiên Chúa muốn Hội Thánh và cách riêng các nhà truyền giáo, hơn lúc nào hết, hãy lên đường đi đến “Ninivê” để thức tỉnh con người hoán cải và cứu độ họ. Truyền giáo là bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, nên Hội Thánh luôn phải lên đường để đến với muôn dân.
    Hình ảnh của Đức Maria đứng dưới chân thập giá, khi bóng đêm bao trùm trời đất, Thiên Chúa Cha như im lặng và vắng bóng, thì còn đó một con người – một người Mẹ, Mẹ Maria – an ủi xoa dịu nỗi đau của Con mình (x. Ga 19, 25). Người Mẹ đó cũng là Hội Thánh hôm nay, cách riêng là các nhà truyền giáo hôm nay, noi gương Đức Maria như là “cột lửa” cho dân đi giữa đêm đen, là “ánh sáng muôn dân” phá tan bóng tối tội lỗi đang phủ ngập trên thế giới hôm nay.
    Không chỉ hình ảnh Đức Maria đứng dưới chân thập giá mà thôi, mà mọi hình ảnh Thánh Kinh về Đức Maria đều ẩn chứa ý nghĩa truyền giáo, mọi mầu nhiệm về Đức Maria đều được liên kết với mầu nhiệm Chúa Kitô và mang ý nghĩa cứu độ. Đó là lý tưởng cho những ai dấn thân truyền giáo dõi theo, mà trước hết hãy học ở Mẹ những đức tính cần thiết mà qua những hình ảnh Thánh Kinh đã lần lượt vẽ lên bức chân dung tuyệt hảo của Mẹ.
    Thật vậy, Đức Maria được Thiên Chúa ban tặng cho loài người như một hồng ân và như dấu chỉ của tình yêu mầu nhiệm nơi Thiên Chúa được mặc khải. Vì Tình Yêu Thiên Chúa cao cả vượt quá trí hiểu của loài người, tặng ân mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại nơi Đức Maria được bao trùm bởi mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì lẽ đó, chỉ trong ý định niệm mầu của Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc, con người mới hiểu được phẩm tước và chức vị cao sang của Đức Trinh Nữ. Mọi đặc ân và phẩm vị của Đức Maria cũng được gắn liền với mầu nhiệm Chúa Kitô cứu độ, vì Đức Maria là mẹ Đấng Cứu Thế.
    Mọi tương quan, đặc ân, phẩm tước và chức vị của Đức Maria được mọi đời suy tôn và ca tụng trong Hội Thánh Công Giáo Đông cũng như Tây từ cổ chí kim; từ những định tín giáo hôi tuyên xưng, các kinh nguyện phụng vụ Kitô Giáo, đến những suy tư của các thần học gia, các thi sĩ, các nhạc sĩ… Từ lời tuyên xưng đặc ân cao cả nhất của Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa” đến những danh hiệu bình dân nhất mà mọi người kêu cầu nơi các thánh địa và lời kinh sớm tối trong các gia đình.
    Khi đọc và suy tư những phẩm chức của Mẹ Maria, đặc biệt chiêm nắm về đặc ân Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh và Mẹ nhân loại, cách riêng khi suy tư về tước hiệu “Maria- Nữ Vương các thánh Tông Đồ”, người viết thấy hiện lên nơi Mẹ một bức chân dung truyền giáo sáng chói trong việc trao ban, đem Chúa đến cho mọi người và tái sinh hạ loài người trong ơn cứu độ của Đức Kitô.
    Ngay từ đầu được cưu mang Đấng Cứu Thế, Mẹ Maria đã hối hả lên đường mang Chúa đến cho người chị họ, mang ân sủng Chúa Thánh Linh đến cho Gioan Tiền Hô, mang tình yêu phục vụ đến cho gia đình Giacaria… Đó là hình ảnh rất đẹp về truyền giáo của Mẹ làm mẫu gương cho các vị truyền giáo của mọi thời đại. Mẫu gương của Mẹ Maria đang là một thôi thúc cho Hội Thánh hôm nay nói chung và các nhà truyền giáo nói riêng, mau mắn lên đường đem Chúa đến cho người khác trong sự dấn thân phục vụ và sống xin vâng theo ý Chúa trong việc gẫm suy và thực hành Lời Chúa, để Chúa tự do sử dụng như một khí cụ trao ban, đi tìm vinh quang cho Nước Chúa.
    Chủ đề CHIỀU KÍCH TRUYỀN GIÁO NƠI ĐỨC MARIA TRONG THÁNH KINH không là một khám phá mới mẻ về Mẹ Maria, nhưng như là một cố gắng nhằm làm nổi bật lên hình ảnh tuyệt vời về truyền giáo của Mẹ, và như là một ước nguyện cho những ai truyền giáo biết noi gương Mẹ trên bước đường đem Chúa đến cho nhân loại.


    I. HÌNH ẢNH CỰU ƯỚC VỀ ĐỨC MARIA MANG TÍNH TRUYỀN GIÁO

    Thiên Chúa là tác giả của lịch sử tôn giáo Israel, Người hướng dẫn lịch sử ấy đến một mục đích chính, và mục đích chính ấy làm cho lịch sử ấy có ý nghĩa. Nói chính xác hơn, Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, liên kết sáng tạo và cứu độ và hướng Thánh Kinh về một mục đích là Đấng Kitô và ơn cứu độ Đấng ấy đem đến cho loài người. Các sách Thánh thuộc Cựu Ước và Tân Ước cũng như Thánh Tryền đáng kính đều soi chiếu vai trò của Mẹ Đấng Cứu Thế trong nhiệm cục cứu độ và trình bày thật nổi bật trước mắt chúng ta .
    Nếu Tân Ước nói về Đấng Kitô, thì Cựu Ước chuẩn bị đường đưa tới Đấng Kitô, mà trên đường đưa tới Đấng Kitô, thì Đức Maria là bước cuối cùng và thiết yếu. Tuy nhiên, cái khó là những gì Thiên Chúa nói hoặc làm liên quan đến Đức Maria trong thời Cựu Ước lại quá kín đáo, khó thấy và khó hiểu, nếu không nhờ ánh sáng mặc khải trọn vẹn (nghĩa là nhờ Tân Ước và Thánh Truyền) . Công đồng Vaticano II trong Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh cũng công nhận:
    “Các sách Cựu Ước trình thuật lịch sử cứu độ, trong đó nhân loại chuẩn bị dần dần để đón ngày Đức Kitô đến. Các tài liệu tiên khởi này, được Hội Thánh đọc và hiểu theo mạc khải tiệm tiến và trọn vẹn, đã từng bước trình bày gương mặt của người phụ nữ, đó là người mẹ của Đấng Cứu Độ. Theo ánh sáng ấy, người phụ nữ này đã được phác hoạ trong lời hứa chiến thắng trên con rắn, lời hứa đã được Thiên Chúa ban cho nguyên tổ sau khi họ phạm tội (x. st 3,15). Chính người phụ nữ này là Trinh Nữ mang thai và sinh hạ trong trần gian một người Con được đặt tên là Emmanuel (x. Is 7, 14; Mk 5, 2-3; Mt 1, 22-23). Người phụ nữ này đứng đầu trong những kẻ khiêm hạ và nghèo hèn của Thiên Chúa, là những người tin tưởng mong chờ ơn cứu độ, và được lãnh nhận ơn cứu độ nơi Người. Sau khi nhân loại mong ngóng lời hứa được thực hiện, cuối cùng thời gian đã nên trọn với người phụ nữ này, được xem như Thiếu Nữ tuyệt vời của Sion, và nhiệm cục cứu độ mới mẻ được bắt đầu, khi Con Thiên Chúa đón nhận nhân tính từ nơi người phụ nữ ấy, để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi nhờ những mầu nhiệm thân xác của Người” (GH 55).
    Như thế, dựa và Tân Ước và Thánh Truyền, chúng ta có thể biết Cựu Ước tiên báo về Đức Maria. Thánh Thần hướng dẫn các tác giả Thánh Kinh để khi viết về Đức Maria, các tác giả Tân Ước đã trích dẫn hoặc ám chỉ các đoạn văn của Cựu Ước, dù khá kín đáo, nhưng dựa vào các đoạn văn đó, chúng ta có thể dẫn chứng theo ba cách tiên báo:
    - Qua các nhân vật.
    - Qua các biểu tượng.
    - Qua các lời tiên báo.

    1. Các nhân vật (những người phụ nữ trong Cựu Ước).
    Nguyên tắc thần học đòi hỏi khi đọc lại các bản văn Kinh Thánh, đặc biệt phần Cựu Ước, không nên hiểu theo mặt chữ hoặc hiểu theo nghĩa đen về các nhân vật và các sự kiện, nhưng cần có một cái nhìn xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh và hiểu theo nghĩa tiên trưng nhiều hơn, đồng thời, ý nghĩa Thánh Kinh theo Kitô Giáo đã được nhìn theo cái nhìn đức tin và được đọc dưới ánh sáng Phục Sinh. Cũng thế, để hiểu các nhân vật Cựu Ước, cụ thể là các phụ nữ có tính tiên báo về Đức Maria, phải hiểu theo nghĩa tiên trưng, và được nhìn dưới ánh sáng Phục Sinh, cách riêng, dùng các bản văn Tân Ước để hiểu rõ hơn về Cựu Ước.
    Công đồng Vaticano II dạy: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định là Mẹ Thiên Chúa, cùng một lúc với việc nhập thể của Con Người” .
    Sách Giáo Lý Công Giáo số 489 bổ túc thêm: “Suốt thời Cựu Ước, sứ mạng của Đức Maria đã được chuẩn bị trước nơi vai trò của các phụ nữ thánh thiện. Khởi đầu là bà Eva, dù bà bất tuân phục, nhưng bà đã nhận lấy lời hứa rằng, một hậu duệ của bà sẽ chiến thắng ma quỷ (x. St 3, 15) và bà sẽ là mẹ của chúng sinh (x. St 3, 20). Kế đến là ơn sinh hạ khác thường cho Sara khi đã cao niên (x. St 18, 10-14; 21, 1- 2). Rồi khác với dự đoán của loài người, Thiên Chúa đã chọn những gì bị coi là bất lực và yếu đuối (x. St 3, 15) để giúp Israel được giải thoát và chiến thắng, như trường hợp của bà Esther và Giuditha…”

    a, Bà Eva: đặc trưng cộng tác sáng tạo (x. St 3,15// 2Cr 5, 17).
    thay đổi nội dung bởi: Bảo_†_Lâm, 06-02-2012 lúc 09:23 AM
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  2. Có 14 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com