Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: GLV - Căn Tính và Việc Huấn Luyện

  1. #1
    AugustineTuanBao's Avatar

    Tuổi: 26
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: Augustine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Bất cứ nơi đâu...
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,015
    Cám ơn
    3,086
    Được cám ơn 10,436 lần trong 1,881 bài viết

    Thumbs up GLV - Căn Tính và Việc Huấn Luyện




    Giáo lý viên là ai? Công việc của họ là gì? Để thực hiện những công việc này, họ phải được huấn luyện ra sao? Đây là những vấn đề liên quan đến căn tính đặc thù của giáo lý viên và “việc huấn luyện” cho những người thi hành sứ vụ dạy giáo lý mà phần 5 chương 1 và chương 2 của tài liệu Hướng dẫn tổng quát đề cập đến, trong đó 2 khía cạnh chính yếu được đưa ra đó là thừa tác vụ huấn giáo trong việc phục vụ Lời và việc đào tạo trong việc phục vụ dạy giáo lý.
    1. Căn tính của giáo lý viên trong Giáo Hội
    Việc dạy giáo lý được ủy thác cho giáo lý viên với sự khác biệt về vai trò và sự đa dạng về nhiệm vụ. Đây là một sứ mạng có tầm quan trọng ngoại thường trong hoạt động mục vụ của các cộng đoàn, đòi hỏi sự suy xét nghiêm túc trước những đòi hỏi của sự chọn lựa rao giảng Tin Mừng cũng như trong viễn tượng truyền giáo của cộng đoàn.
    Lý do thuần túy của việc dạy giáo lý nảy sinh từ một sự cấp thiết nội tại đó là niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Đây là một hồng ân hoàn toàn nhưng không mà không thể không được loan truyền cũng một cách nhưng không để làm nổi bật lên tầm quan trọng của nó.
    Ý thức về ơn gọi xuất phát từ một tác vụ có hiệu lực, qua sự biểu lộ bằng việc làm với một tinh thần hoàn toàn sẵn sàng tự nguyện phục vụ Lời trong đời sống Giáo Hội: đây là điều mà không phải giáo lý viên nào cũng ý thức như thế.
    1.1. “Ơn gọi” và căn tính của giáo lý viên
    Mỗi sứ vụ đều đi kèm với một ơn gọi, nói cách khác, mỗi ơn gọi đều có một sứ vụ. Cho nên, "ơn làm" giáo lý viên, luôn là một ân ban của Chúa Thánh Thần: “người ta không chọn để trở thành giáo lý viên, nhưng là đáp lại một lời kêu mời của Thiên Chúa” (HĐGM Italia 1982, 12).
    Như mọi Kitô hữu, trách nhiệm dạy giáo lý của giáo lý viên giáo dân được đặt nền tảng trên bí tích Rửa tội và Thêm sức. Tuy nhiên trách nhiệm này cũng đòi hỏi một ơn gọi đặc biệt, thể hiện hai hướng rõ rệt, một là nhờ sự hướng dẫn của Thánh Thần, Giáo Hội nhận biết và kêu gọi một số con cái mình đảm nhận một vai trò đặc biệt là “làm giáo lý viên”; đằng khác, được linh hứng bởi Thánh Thần, những người này đáp trả lời mời gọi, và như thế, đón nhận một đặc sủng từ Thiên Chúa để có thể làm chứng cho Đức Kitô với tư cách là giáo lý viên (x. Báo cáo Hội nghị khoáng đại S.C. Pro Gentium Evangelization 1970, in Omnis Terra, tháng 6/1970, tr. 352).
    Nói về ơn gọi giáo lý viên, Bộ Rao giảng Phúc âm cho Các dân tộc chỉ dẫn rất rõ ràng:
    “Ơn gọi giáo lý viên không những bắt nguồn từ bí tích Thánh tẩy và Thêm sức, mà còn do lời mời gọi đặc biệt của Chúa Thánh Thần hay một “đặc sủng được Hội Thánh nhìn nhận” và được Giám mục minh nhiên ủy nhiệm. Điều quan trọng là làm thế nào để ứng sinh giáo lý viên nhận ra ý nghĩa siêu nhiên và có tính xã hội của lời mời gọi này, hầu có thể đáp trả như Ngôi Lời vĩnh cửu: “Này đây, con đến” (Dt 10,7), hoặc như tiên tri Isaia: “Này con đây, xin hãy sai con” (Is 6,8).
    Như thế, trong thực tại truyền giáo, ơn gọi giáo lý viên vừa có tính chuyên biệt, nghĩa là dành riêng cho huấn giáo, vừa có tính tổng quát vì tham gia vào các tác vụ tông đồ để xây dựng và phát triển Hội Thánh” (CDGLV, 2).
    Hướng dẫn tổng quát 1997 cũng khẳng định rõ ràng:
    “Ơn gọi của người giáo dân dấn thân vào việc dạy giáo lý xuất phát từ bí tích Rửa tội và được củng cố bằng bí tích Thêm sức. Nhờ hai bí tích này mà người giáo dân được tham dự vào chức vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Đức Kitô. Thêm vào ơn gọi chung làm tông đồ, một số giáo dân cảm thấy được Thiên Chúa kêu gọi nơi nội tâm để đảm nhận trách vụ giáo lý viên. Hội Thánh khuyến khích, phân định ơn gọi này và trao cho họ nhiệm vụ dạy giáo lý.
    […] Việc cảm thấy mình được mời gọi làm giáo lý viên và đón nhận sứ mạng đó từ Hội Thánh có thể mang nhiều mức độ nhiệt tình khác nhau, tùy theo tính chất riêng của mỗi người (HDTQ, 231).
    1.2. Vai trò của giáo lý viên
    Nếu nhìn giáo lý trong viễn tượng loan báo Tin Mừng thì vai trò của giáo lý viên được thực thi trong tương quan với toàn bộ hoạt động của Giáo Hội, nghĩa là trong tiến trình rao giảng Tin Mừng: hoạt động truyền giáo - giáo lý khai tâm – hoạt động mục vụ - hiện diện và làm chứng trong thế giới.
    Các giáo lý viên ở các xứ truyền giáo được các văn kiện mô tả như:
    “những chuyên viên, những chứng nhân trực tiếp, những người rao giảng Phúc âm không thể thay thế; họ là những người tiêu biểu cho sứ cmạnh căn bản của các cộng đoàn Kitô hữu” (RM, 73).
    “Giáo lý viên là một giáo dân được Giáo Hội đặc cử , tùy theo những nhu cầu địa phương, để làm cho Đức Kitô được nhận biết, yêu mến và bước theo, nơi những người chưa biết Chúa và ngay cả nơi các tín hữu” (Hội nghị khoáng đại BRPD, 1).
    “Giáo lý viên không phải đơn thuần chỉ là người giúp đỡ linh mục, nhưng thực sự là chứng nhân của Đức Kitô trong cộng đoàn của mình” (Hội nghị khoáng đại BRPD, I. 1).
    Dựa vào bản chất và nhiệm vụ của giáo lý, chúng ta có thể nói, giáo lý viên là “thừa tác viên Lời Chúa”, là “thầy dạy, nhà giáo dục đức tin và là chứng tá” (HDTQ 237, 238).
    1.2.1.Một ý thức quyết tâm theo Chúa Giêsu
    Việc huấn luyện giáo lý viên hướng đến một đức tin trưởng thành diễn ra trong tiến trình hòa nhập giữa toàn bộ nội dung đức tin nơi Chúa Giêsu và kinh nghiệm sống.
    Giáo lý viên luyện tập nhuần nhuyễn một hành trình đức tin thường xuyên nhằm củng cố quyết tâm theo Chúa và không ngừng xác quyết điều đó. Xây dựng đức tin trưởng thành đó là sự đóng góp vào việc hình thành nên giáo lý viên trưởng thành, đó là người không sợ phải nghe những câu hỏi, những vấn đề, những hồ nghi, những linh cảm mà cuộc sống đặt ra. Khi khởi đi từ những điều đó thì giáo lý viên cũng có dịp rà soát lại gương mặt Thiên Chúa nơi mình, để chính Lời Chúa với những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài và các chứng nhân chất vấn mình.
    1.2.2.Một ý thức trách nhiệm thuộc về Giáo Hội
    Giáo lý viên không thi hành sứ vụ theo tính cách cá nhân, nhưng như một người được Giáo hội sai phái. Giáo lý viên chu toàn thừa tác vụ Lời trong sự hiệp thông với Giáo Hội và trong sự tương tác với những thừa tác vụ khác.
    Mỗi thừa tác vụ, như là sứ vụ của Giáo Hội, bao gồm sự chuẩn nhận của cộng đoàn hoặc của người có thẩm quyền để công nhận với tư cách chính thức của Giáo Hội. Trong Giáo Hội địa phương là giáo phận thì việc phân định ơn gọi giáo lý viên trực thuộc thẩm quyền Giám mục (x. RdC 145, 192), còn trong các giáo xứ thì thuộc thẩm quyền các linh mục và những cộng sự viên của Ngài (x. HĐGM Italia 1982, 11, 22, 32).
    1.2.3.Khả năng trợ giúp “sự tương tác giữa đức tin và cuộc sống”
    Một trong những thái độ căn bản của thừa tác vụ giáo lý là “làm người bạn đường” của các học viên giáo lý, như Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmaus.
    Con đường là hình ảnh đặc biệt có khả năng gợi lên môi trường/nơi chốn dạy giáo lý ngày nay. Mô trường đó chính là cuộc sống mà chúng thể hiện trong thế giới như sự chuyển động của những tình cảnh khác nhau, bước này nối tiếp bước kia, hoặc đôi khi tách rời nhau. Giáo lý viên nhìn nhận nó và cư xử với người đương thời như những người bạn đường thân tình. Cho nên cần để ý đến nền văn hóa của thời đại như một cách cảm nhận cuộc sống theo những bình diện có tính quyết định.
    Sự lưu ý này giúp ta hiểu việc Thiên Chúa thăm viếng dân Người trong thời đại ngày nay được người ta nhìn nhận ra sao, có những vấn đề gì. Giáo lý viên có thể cảm nhận nơi thâm sâu nhân loại việc phục vụ của mình khi mình giúp anh em không khép lại một cách vội vàng trong một quãng đường nào đó, nhưng trải dài cái nhìn trên suốt con đường là cuộc sống, những biến cố trên đường đến từ xa và đem chúng ta đi xa, trong đó chắc chắn có những người đức tin còn mơ hồ, có những người sai lạc đức tin, có những người rút lui không tiếp tục hành trình đức tin nữa, và cũng có những người có tín hiệu tốt vì được niềm tin soi sáng.
    1.3. Phân loại và nhiệm vụ
    Xét theo thời gian, có hai loại giáo lý viên: giáo lý viên trọn thời gian, hiến cả đời mình cho công cuộc Huấn giáo và được chính thức công nhận; giáo lý viên bán thời gian, cộng tác có giới hạn (CDGLV, 4).
    Xét theo hình thức giáo lý, có các kiểu mẫu giáo lý viên khác nhau: giáo lý viên cho thiếu nhi, giáo lý viên cho người trưởng thành, giáo lý viên cho giới trẻ, giáo lý viên cho người dự tòng, giáo lý viên dành cho những cuộc gặp gỡ chuẩn bị lãnh các bí tích (hôn nhân, rửa tội, thêm sức…), giáo lý viên cho người cao niên, giáo lý viên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt (x. HDTQ, 232).

    1.4. Linh đạo của giáo lý viên
    Vì giáo lý viên có một ơn gọi và sứ vụ quan trọng được Giáo Hội ủy thác, nên họ cần có một linh đạo rõ ràng, sâu xa, nghĩa là một linh đạo trong Chúa Thánh Thần, nhờ đó họ không ngừng được canh tân trong căn tính đặc thù của mình. Do đó trong linh đạo giáo lý viên, lời mời gọi nên thánh chính là nét đặc thù của mình. Đó cũng là nét đặc thù của mỗi Kitô hữu, như Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các Dân tộc nhìn nhận:
    “Như mỗi tín hữu, giáo lý viên “được mời gọi nên thánh và truyền giáo”, nghĩa là thực hiện ơn gọi riêng của mình “với lòng nhiệt thành của các thánh”. Linh đạo giáo lý viên liên kết chặt chẽ với thân phận là “Kitô hữu” và “giáo dân” vốn cho họ dự phần, theo mức độ của mình, vào chức vụ tiên tri, tư tế và vương đế của Đức Kitô” (CDGLV, 6).

    Có thể nói được rằng: Mỗi giáo lý viên đích thực là một vị thánh, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vui sướng bày tỏ: “Nhà truyền giáo đích thực chính là một vị thánh”.
    Thật vậy, hành trình nên thánh được diễn tả qua những biểu hiện của linh đạo giáo lý viên: đón nhận Lời Chúa (đón nhận chính Chúa); đón nhận Giáo Hội & thế giới; đời sống trung thực; nhiệt tình truyền giáo; sùng kính Đức Mẹ. Giáo lý viên được tham dự vào tình yêu của Chúa Cha, hiệp thông mật thiết với Đức Kitô và để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, biến đổi thành chứng nhân can đảm của Đức Kitô và thành người nhiệt tình loan báo Lời Chúa. Sự gắn bó mật thiết này được nuôi dưỡng bởi lòng yêu mến Giáo Hội và những con người trong thế giới, cùng với Giáo Hội, yêu mến Mẹ Maria và hăng say lên đường rao giảng Tin Mừng, nhất là cho những người chưa tin (xem thêm CDGLV 6, 7, 8, 9).
    2. Việc huấn luyện giáo lý viên
    Chúng ta có thể khởi đi từ một xác tín cơ bản: bất kỳ một hoạt động mục vụ nào cũng có thể gây phương hại nếu như không có sự huấn luyện kỹ lưỡng cho những người cộng tác. Thật vậy, những phương tiện làm việc và sự chuẩn bị công phu của các chuyên viên sẽ vô ích nếu như các giáo lý viên không hiểu được các chiều kích của chúng và không có khả năng sử dụng chúng. Theo nghĩa này, Hướng dẫn tổng quát khẳng định:
    “Tất cả những nhiệm vụ này nảy sinh từ việc xác tín rằng bất cứ hoạt động mục vụ nào cũng có thể làm tổn hại đến phẩm chất công việc, nếu không tận dụng những người thực sự được đào tạo và chuẩn bị kỹ càng. […] Vì vậy, việc đào tạo thích hợp cho các giáo lý viên cần để ý đến sự đổi mới các tài liệu huấn luyện hay một tổ chức huấn giáo tốt hơn.
    Vì thế, mục vụ giáo phận phải dành ưu tiên tuyệt đối cho việc đào tạo giáo lý viên giáo dân” (HDTQ 234).
    2.1. Mục đích của việc đào tạo giáo lý viên
    Quy chiếu về bản chất và mục đích của huấn giáo, chúng ta nhận thấy rõ việc đào tạo giáo lý viên bao gồm 2 mục đích chính yếu sau:
    - Nhằm giúp các giáo lý viên có khả năng thông truyền Tin Mừng cho những ai ước ao hiến thân cho Chúa Giêsu Kitô (Giáo lý viên – người truyền thông Tin Mừng).
    “Việc đào tạo này nhằm giúp các giáo lý viên biết cách linh hoạt hữu hiệu một lộ trình huấn giáo, trong đó, xuyên qua các giai đoạn cần thiết, họ loan báo Chúa Giêsu Kitô, giảng dạy cho biết đời sống của Người bằng cách đặt nó trong toàn bộ Lịch sử Cứu độ; giải thích mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại; và cuối cùng giúp người dự tòng hay học viên giáo lý trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô qua các bí tích khai tâm” (HDTQ 235).
    - Nhằm làm cho các giáo lý viên có khả năng thông truyền Tin Mừng nhân danh Hội Thánh (bản chất Hội Thánh).
    “Khi được đào tạo, giáo lý viên hiệp thông với ý muốn của Hội Thánh. Hội Thánh như vị Hôn Thê, bảo tồn toàn vẹn và tinh tuyền đức tin đã nhận được của Phu Quân, và, như là “Mẹ và Thầy”, Hội Thánh muốn truyền đạt Tin Mừng với tất cả sự xác thực tự thân khi thích nghi Tin Mừng vào các nền văn hóa, tuổi tác và hoàn cảnh. Bản chất Hội Thánh về việc truyền đạt Tin Mừng phải thấm nhập toàn bộ công cuộc đào tạo giáo lý viên”. (HDTQ 236).
    2.2. Những chiều kích của việc huấn luyện
    Theo một lược đồ khá phổ biến, người ta phân biệt ba chiều kích cơ bản liên quan đến:
    - Căn tính của người tín hữu (bản thân giáo lý viên) nghĩa là chú trọng đến sự huấn luyện nhân bản và Kitô giáo (như người tín hữu và như người tông đồ);
    - Khả năng truyền đạt “những hiểu biết đức tin”, được biểu lộ bởi sự trung thành với sứ điệp (biết rõ sứ điệp mình truyền đạt) và với con người (người đón nhận sứ điệp đó) trong môi trường và trong lịch sử.
    - Khả năng “biết làm” hay là khả năng làm việc, bởi vì việc dạy giáo lý là một hoạt động truyền thông: giáo lý viên là một nhà giáo dục của con người và giáo dục đời sống con người. (HDTQ 238).
    Ngoài ra, theo UNESCO và tài liệu của HĐGM châu Mỹ Latinh, một chiều kích mới cần bổ sung đó làkhả nănghợp tác, nghĩa là khả năng“cùng sống và làm việc chung với nhau” (team work).
    2.2.1.“Con người” giáo lý viên: trưởng thành nhân bản, trưởng thành Kitô hữu và trưởng thành tông đồ
    Những đặc điểm của “giáo lý viên”:

    - Mộtsự trưởng thành nhân bản là yếu tố cơ bản đầu tiên: việc thực hiện huấn giáo giúp giáo lý viên tăng trưởng trong sự quân bình về tình cảm, óc phán đoán, sự thống nhất nội tâm, khả năng giao tiếp và đối thoại, tinh thần xây dựng và làm việc nhóm, tôn trọng và yêu mến những học viên giáo lý (HDTQ 239).
    - Một linh đạo Giáo Hội sâu xa, để làm xuất phát tính xác thực của sứ điệp mà giáo lý viên thông truyền; về cách thế mà nhờ dạy giáo lý cho những người khác, giáo lý viên sống và dạy giáo lý trước hết cho chính mình;
    - Một ý thức tông đồ sâu sắc về việc Loan báo Tin Mừng, nhờ hiểu biết kế hoạch của Giáo Hội địa phương để làm sao cho có sự hòa hợp giữa sứ mạng và việc thực hiện sứ mạng đó, bảo đảm một sự tiến triển hữu hiệu.
    2.2.2. Khả năng “hiểu biết” của giáo lý viên: việc huấn luyện kinh thánh-thần học và nhân học
    Một thầy dạy đức tin phải biết ngọn nguồn đức tin mà mình giảng dạy. Việc huấn luyện kinh thánh-thần học cung cấp cho giáo lý viên những hiểu biết có hệ thống về sứ điệp Kitô giáo, sứ điệp này xoay quanh mầu nhiệm trung tâm là Đức Kitô (HDTQ 240) với một vài tính chất sau:
    - Hiểu biết ý nghĩa của những giai đoạn lớn của Lịch sử cứu độ: Cựu ước, Tân ước (cuộc đời Đức Kitô), đời sống Giáo Hội;
    - Phát triển có hệ thống những điều cốt lõi quan trọng của sứ điệp Kitô giáo: Kinh Tin Kính, phụng vụ, đời sống luân lý và cầu nguyện… như Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy;
    - Việc huấn luyện mang tính tổng hợp về sứ điệp truyền đạt, trong đó những yếu tố được kết cấu chặt chẽ và tôn trọng phẩm trật các chân lý;
    - Khả năng lý giải niềm hy vọng, được hiểu là những chân lý mà giáo lý viên giảng dạy trước tiên hết phải là những điều giáo lý viên tin, giáo lý viên sống và giáo lý viên làm chứng;
    - Liên kết giữa những chân lý được mạc khải với kinh nghiệm con người, nối kết những phương diện khác nhau của cuộc sống để phê phán nó dưới ánh sáng Tin Mừng; suy luận thần học theo giáo lý (HDTQ 241).
    Khởi đi từ lời mời gọi của Công Đồng Vatican II (GS 62b), tài liệu Hướng dẫn tổng quát (HDTQ 242) lặp lại một ý thức cần thiết về nhân học thông qua việc nghiên cứu những khoa nhân văn như Tâm lý và Xã hội học, Sư phạm và Truyền thông, để:
    - Tiếp xúc với sự năng động của nhân cách chi phối hành vi của con người;
    - Hiểu những nhu cầu và những ước muốn thầm kín sâu xa của tâm hồn con người;
    - Làm cho phù hợp với những bước tiến hóa của chu kỳ sự sống con người;
    - Hiểu những kinh nghiệm tôn giáo mở ra cho con người đến sự siêu việt;
    - Đi vào trong bối cảnh xã hội-văn hóa, nơi con người sống và chịu ảnh hưởng.
    2.2.3. Tính “chuyên nghiệp” của giáo lý viên: khả năng truyền thông và sư phạm
    Tầm quan trọng của sư phạm đã được đề cập trong các văn kiện như Gaudium et Spe

    s số 62, Dạy Giáo lý (Catechesi Tradendae), số 58, và trong Hướng dẫn tổng quát (HDTQ 244) cũng nhấn mạnh khi đề cập đến khả năng “biết làm” của giáo lý viên: giáo lý viên là một nhà giáo dục nghĩa là người làm cho sự trưởng thành đức tin trở nên dễ dàng nơi học viên giáo lý, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, theo cách cá nhân, để họ trở thành chủ thể chính yếu trong việc học hỏi nhờ tôn trọng nền sư phạm độc đáo của đức tin. Giáo lý viên cũng cần phải có khả năng chú ý đến con người; sự khéo léo giải thích và đáp ứng những đòi hỏi về giáo dục; khả năng sáng tạo để khơi dậy tiến trình học tập; nghệ thuật hướng dẫn một nhóm người đến sự trưởng thành; khả năng lập kế hoạch hoạt động giáo dục.
    2.3. Những tiêu chuẩn huấn luyện
    Một vài tiêu chuẩn cần phải quan tâm trong việc huấn luyện giáo lý viên, để đạt được mục đích dự phóng:
    - Việc đào tạo giáo lý viên là để đáp ứng những nhu cầu Loan báo Tin Mừng cho thời đại hôm nay, với những giá trị, những thách đố và những bóng tối của nó;

    - Quan tâm đến khái niệm huấn giáo hiện thời, để không chỉ loan truyền một giáo huấn nhưng là đào tạo Kitô hữu toàn diện, nhờ phát triển những nhiệm vụ khai tâm, giáo dục và giảng dạy;
    - Nhắm đến việc đào tạo những giáo lý viên biết kết hợp chiều kích chân lý với chiều kích ý nghĩa đức tin, sự chính xác về lý thuyết và thực hành, sự chuẩn xác về ý nghĩa Giáo hội và ý nghĩa xã hội, nhằm giúp khắc phục những xung đột trong đời sống đức tin;
    - Không thể không biết đến nét đặc thù của giáo dân trong Hội Thánh, cần chú trọng đến tính cách trần thế của bậc sống giáo dân cũng như hình thức linh đạo của họ;
    - Trong hoạt động huấn luyện, không tách rời sư phạm huấn luyện giáo lý viên với sư phạm giáo lý trong việc truyền thụ đức tin (HDTQ 237).
    Trong viễn tượng này, có thể ghi nhận một vàiđịnh hướng nền tảng cho việc huấn luyện những Kitô hữu trưởng thành, nhờ ân huệ Thánh Thần và để cộng đoàn Kitô hữu nhìn nhận, các giáo lý viên trở nên những thừa tác viên Lời Chúa và để huấn luyện các giáo lý viên khác nữa.
    Điểm quy chiếu trước hết mà cũng là cùng đích của giáo lý viên đó chính là Đức Kitô - Thầy và Chúa - và Chúa Thánh Thần. Đây là điểm phát xuất để định nghĩa căn tính của Giáo lý viên, mặc dù có nhiều kiểu mẫu và vai trò khác nhau (người bạn, người cha, người mẹ, người thầy, linh hoạt viên, nhà giáo dục, vv): Đức Kitô được nhìn nhận như tiêu chuẩn cuối cùng, như ý nghĩa cùng đích của cuộc sống. Sự biến đổi nội tâm này phát xuất từ sự khẳng định “tôi sống nhưng không phải tôi sống mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”, sự khẳng định này cũng tạo nên khả năng đúng đắn cho việc dạy giáo lý, hiểu như là việc giáo dục đức tin cho người khác chứ không phải là giáo dục văn hóa hay tinh thần.
    Chỉ khi khởi đi từ trọng tâm là Đức Kitô, giáo lý viên mới có khả năng lột mặt nạ của những tình trạng bối rối hay của những bào chữa có thể tiềm ẩn sau hai chọn lựa chính yếu tạo nên việc canh tân giáo lý đó là do thiếu vững chắc về thần học, giáo lý ẩn nấp trong “kỹ nghệ nhân học” hoặc trong “thuyết tâm lý dạy học”. Vì vậy, ở nhiều nơi, giáo lý biểu lộ sự hoài niệm những hình thức cũ và những quy luật luân lý an toàn. Giáo lý viên phải xác tín rằng nếu chỉ có sự hiểu biết mang tính suy luận về những chân lý trừu tượng để cổ võ một đức tin trưởng thành không thôi chưa đủ mà còn phải có sự gắn bó thiết thân với Đức Kitô nữa.
    Không gian lý tưởng cho việc phục vụ hoặc hiện tại hóa đặc sủng của việc dạy giáo lý là cộng đoàn trưởng thành và năng động, bởi sự linh hoạt của Chúa Thánh Thần. Những thời điểm hoặc những chặng huấn luyện của giáo lý viên là những thời điểm của một cộng đoàn giáo dục về:

    - Việc lắng nghe Lời Chúa; một “việc lắng nghe mang tính Giáo Hội”, trong sự hòa hợp với Giáo Hội, trong quá khứ cũng như hiện tại; một “việc lắng nghe lịch sử” nghĩa là khả năng đối chiếu với hoàn cảnh ngày hôm nay, đó là tình trạng khủng hoảng, xung đột, tình trạng thiếu vắng những giá trị; một “việc lắng nghe tiên tri”, nghĩa là khả năng loan báo niềm hy vọng, khả năng hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn, khả năng luyện tập một chức năng phê bình hiện tại, khả năng làm nổ ra những mâu thuẫn;
    - Việc cầu nguyện và phụng vụ, như sự diễn tả và hiện tại hóa niềm tin và Đức Giêsu Kitô, chết và sống lại;
    - Việc dấn thân sống đức ái trong cộng đoàn và với cộng đoàn, hướng đến những người “yếu kém”, rốt hết;
    - Mở ra cho việc truyền giáo và việc phục vụ tha nhân.
    Để thực hiện lộ trình huấn luyện giáo lý viên như thế này, điều quan trọng là cần có một chương trình đúng đắn có phương pháp, dựa trên toàn bộ những quan điểm trên; mà quan trọng hơn đó là cần có những kiểu mẫu đề nghị kế hoạch cụ thể: giáo lý viên trưởng thành năng động. Ở đây, trước tiên hết hướng đến việc huấn luyện những giáo dân lớn tuổi, những người trưởng thành trong đức tin, để với tư cách là người bạn đường, họ có thể đề nghị với người khác như là kiểu mẫu cụ thể và thực tế, theo cách mà những thế hệ trẻ thấy là khả tín và có thể trở thành những Kitô hữu trưởng thành trong một Giáo Hội mà giáo sĩ ít hơn giáo dân, một Giáo Hội được làm nên bởi những Kitô hữu nam và nữ.
    Md Phạm Thúy
    Sách tham khảo
    BỘ RAO GIẢNG PHÚC ÂM CHO CÁC DÂN TỘC, Chỉ dẫn dành cho giáo lý viên. Tài liệu định hướng ơn gọi, việc huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các xứ truyền giáo trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc, Vatican, 1993.
    ĐINH ĐỨC ĐẠO, Spiritualità missionaria del catechista, Roma, 1995.
    ISTITUTO DI CATECHETICA, Andate & insegnate. Manuale di Catechetica, Elledici (TO), 2002.
    THÁNH BỘ GIÁO SĨ, Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý, Nxb Đông phương, 2008.


    Nguồn: giaolyductin
    Chữ ký của AugustineTuanBao
    Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Gioan 14,6)

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com