Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Giới thiệu Tuyển tập Thánh Ca Việt Nam

  1. #1
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default Giới thiệu Tuyển tập Thánh Ca Việt Nam

    Lời giới thiệu
    TUYỂN TẬP
    THÁNH CA VIỆT NAM

    Quyển 1



    Nghe giáo dân Việt Nam đọc kinh, người ngoại quốc tưởng như đang nghe hát. Sở dĩ như vậy là vì tiếng Việt có sáu dấu giọng ở những cao độ khác nhau. Tuy nhiên khi đọc kinh chung, thì sáu dấu giọng này có thể được đơn giản thành 2 nốt nhạc cách nhau quãng 3 thứ (tỉ dụ cung kinh mùa thương) hoặc 3 nốt cách nhau một quãng 3 thứ và quãng 4 đúng (cung kinh mùa vui, mùa mừng) hoặc 4 hay 5 nốt (cung ngắm 15 sự thương khó).


    Một điều đặc biệt nữa là dù có sáu dấu giọng, nhưng nếu chỉ hát bản văn trên 2 nốt nhạc (quãng 3 thứ) thì người nghe cũng hiểu được nghĩa như thường (cung kinh mùa thương, bài Thương Khó).


    Nhận xét trên đây giúp ta hiểu tại sao Thánh Ca Việt Nam phong phú như vậy. So với các nước trong khu vực, số lượng bài thánh ca Việt Nam vẫn làm họ ngạc nhiên. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì từ chỗ nói hay đọc cũng gần như hát, đến chỗ sáng tác thành bài hát chỉ còn là một bước rất ngắn.

    Tại Việt Nam thời gian gần đây nở rộ lên một phong trào sáng tác Thánh ca. Đây là một điểm đáng mừng, nhưng cũng kèm theo nhiều lo âu, vì có bài đã qua kiểm duyệt, có bài không.

    Đứng trước tình trạng này, cần phải lựa chọn bài hát cho bảo đảmđể tránh nạn “tam sao thất bản”, và nhất là để thi hành đúng Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma ban hành ngày 3/4/1969 (số 25 và 56i) và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000 (số 48 và 87). Theo quy chế này: Những bài hát dùng thay thế Đối ca Nhập lễ, Hiệp lễ, bản văn phải được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận. Từ năm 1997, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã muốn Ủy ban Thánh nhạc thực hiện Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM để các giáo phận cùng sử dụng. Công việc này đã được khởi sự và tiếp tục qua hai nhiệm kỳ đặc trách Thánh nhạc của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nho và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Những bước đầu đã đạt được một số thành quả tốt đẹp.

    Mới đây, qua Huấn thị Thứ Năm để áp dụng đúng đắn Hiến chế Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ. Vì thế, năm 2007, một Ban tuyển chọn mới được thành lập với những phương pháp làm việc mới. Ban này đã tiến hành việc tuyển chọn rất công phu, căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết (như không dùng danh xưng “Giavêtrong cácbản văn phụng vụ; theo ý các nhà thần học, không dùng danh xưng “Chacho Chúa Giêsu).

    Sau 4 năm làm việc, Ban Tuyển chọn đã hoàn tất Tuyển Tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, và nay được hân hạnh ra mắt cộng đồng Dân Chúa. Tuyển tập này gồm những bài Thánh ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 500 bài.

    Xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể Dân Chúa Tuyển Tập THÁNH CA VIỆT NAM 1, như một thành quả của một giai đoạn lịch sử Thánh ca Việt Nam và như một món quà mừng năm KIM KHÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010.



    Nha Trang, ngày 31 tháng 5 năm 2009
    Ngày lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabeth


    + PhaolôNguyễn Văn Hòa

    Giám mục Nha Trang

    Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam




    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  2. Có 20 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  3. #2
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default tái bản lần 3

    Đô vừa nhận được thông tin (vì đã có order trước) hiện sách vừa được tái bản và hình như chỉ có ở đây: http://www.fatimacompany.com/san-pha...m-quyen-1.html

    :icon8:
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  4. Có 8 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  5. #3
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,983
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default Giới thiệu Tuyển tập Thánh Ca Việt Nam - Quyển 2

    Thông báo của Uỷ ban Thánh nhạc

    về 2 Tuyển tập Thánh ca Việt Nam đã phát hành

    Thông báo của Uỷ ban Thánh nhạc về 2 Tuyển tập Thánh ca Việt Nam đã phát hành.

    Sàigòn (WHÐ 30-11-2016) - Ngày 1 tháng 11 năm 2016, Linh mục Rôcô Nguyễn Duy, Trưởng ban Mục Vụ Thánh Nhạc Tổng Giáo Phận Sàigòn, Thư ký Ủy Ban Thánh Nhạc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, đã gửi cho các giáo xứ Thông báo của Uỷ ban Thánh nhạc về 2 Tuyển tập Thánh ca Việt Nam đã phát hành với nội dung như sau:

    Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam
    Ủy Ban Thánh Nhạc

    Thông Báo Thánh Nhạc
    (Ngày 1 tháng 11 năm 2016)

    A. Về: 2 tuyển tập Thánh Ca Việt Nam
    Trong thời gian qua, Ủy ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) đã xuất bản:
    Tuyển tập Thánh Ca Việt Nam, quyển 1, năm 2010,
    và Tuyển tập Thánh Ca Việt Nam, quyển 2, năm 2016;
    (và đang tiếp tục thực hiện quyển 3).
    Hai tuyển tập Thánh Ca này bao gồm những bài thánh ca từ trước đến nay của các nhạc sĩ công giáo (đã có sách và đã được phổ biến) do Ủy ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) tuyển chọn, nhuận sắc và giới thiệu.
    Khi thực hiện 2 tuyển tập này, Ủy ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) ước muốn giới thiệu mỗi nhạc sĩ một số bài tiêu biểu của mỗi giai đoạn trong quá trình hình thành nền Thánh Nhạc Việt Nam. Vì thế, xin các Cha trưởng ban thánh nhạc giáo phận, cũng như quý cha và quý vị đang phụ trách thánh nhạc các Ðại chủng viện, các dòng tu lưu ý:
    1. Những bài thánh ca nếu không có trong danh mục của 2 tuyển tập này mà đã được Imprimatur thì vẫn được sử dụng trong Phụng vụ;
    2. Khi chọn bài hát, các ca trưởng nên soát lại xem bài hát được chọn có trong 2 tuyển tập này không, nếu có cần so lại để xem có chỗ nào đã được chỉnh sửa (về lời cũng như về nhạc) ngõ hầu hát cho đúng và thống nhất.
    Nói Chung:
    1. Cần phân biệt Chúa và Cha; Ngài và Người...
    2. Alleluia, nếu có ngắt (nếu cần cắt chữ ra thì cắt theo nghĩa): tức là Al-lê-lu, Al-lê-lu-ia, chứ đừng cắt Al-lê Al-lê-lu-ia (như thấy trong một vài bài hát)
    3. Gia-Vê là danh Chúa trong Cựu ước. Theo thông cáo của Tòa thánh (xem Hương Trầm số 8, trang 41) chúng ta sẽ không dùng từ Giavê trong các bài hát nữa (những bài cũ đã lỡ soạn rồi, cần phải sửa lại để có thể tiếp tục hát)...
    B. Về Thánh Vịnh Ðáp Ca:
    Ở nhiều nhà thờ ta thấy thay vì đọc hay hát Tv đáp ca như Sách Bài đọc chỉ, thì người ta hát một bài nào khác. Làm như thế có đúng phụng vụ không? Cha Roguet, chuyên viên phụng vụ giải thích: "Gọi là Tv đáp ca vì Tv thường do ca đoàn hay một người xướng, còn giáo dân chỉ hát câu đáp, tức là một điệp khúc ngắn lặp lại sau mỗi câu Tv. Nhưng chữ "đáp ca" còn có một ý nghĩa sâu hơn: trong phần phụng vụ Lời Chúa, Thiên Chúa nói với ta trước, và chúng ta hát một Tv để đáp lại. không phải là một bài hát để lấp chỗ trống. Tv đáp ca là thành phần trọn vẹn của Phụng vụ Lời Chúa. Tv này cần phải được lắng nghe thực sự trong thinh lặng. Ðây là một cách suy niệm Bài đọc 1 trước đó và giúp ta lĩnh hội ý nghĩa Bài đọc đó trong sự cầu nguyện. Tv được phụng vụ chọn lựa tùy theo Bài đọc 1, cho nên có thể coi như một Bài đọc thứ 4" (Tìm hiểu Thánh lễ số 22 ; ba bài đọc kia là bài Cựu Ước, bài Thánh thư và bài Tin Mừng). Như vậy ta thấy rõ: Tv đáp ca có liên hệ chặt chẽ với Bài đọc 1 trước đó và phải là một bài Tv hoặc thánh ca lấy từ TK, chứ không phải là bài ca có tính cách trang trí, lấy lời của một người phàm nào, dù hay đến mấy.
    Khi hát Tv đáp ca thì làm thế nào ? Lý tưởng là hát Tv chỉ định trong sách Bài đọc. Trong thực tế, điều này khó thực hiện, vì chỉ có rất ít Tv được dệt nhạc và cộng đoàn thường không đủ khả năng để hát mỗi lần. Khi nào Tv đã được dệt nhạc thì có thể hát (nhưng lưu ý: nhiều khi phụng vụ chỉ dùng một số câu chứ không lấy cả Tv). Một giải pháp khác là dệt một điệu nhạc dễ vào câu đáp (điệp khúc), còn các câu riêng thì do một người xướng lên bằng một cung giọng đơn giản. Sách lễ Rô-ma (Qui chế Tổng quát, số 36) còn đưa ra một giải pháp nữa, ít được biết đến: Khi nào hát thì tùy theo Mùa phụng vụ có thể dùng một số câu đáp chung và một số Tv chung, thay cho các Tv đáp ca được chỉ định trong sách Bài đọc.
    1. Các Câu Ðáp Và Thánh Vịnh Ðáp Ca Chung
    1- Các câu đáp chung có thể dùng (khi hát) với bất cứ Tv đáp ca nào trong Mùa Phụng Vụ
    + Mùa Vọng: Xin Chúa đến cứu chuộc chúng con.
    + Mùa Giáng sinh: Lạy Chúa, hôm nay chúng con đã nhìn thấy (hoặc: được chiêm ngưỡng) vinh quang Chúa.
    + Mùa Chay: Lạy Chúa, xin nhớ lại ân tình và tín nghĩa của Chúa. (hoặc: tình thương và lòng thành tín của Ngài)
    + Mùa Phục sinh: Al-lê-lu-ia (2 hoặc 3 lần)
    + Mùa Thường niên:
    a) Với Tv tán tụng:
    - Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ
    - Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Ngài, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu
    - Hát lên mừng Chúa một bài ca mới
    b) Với Tv cầu xin:
    - Chúa gần gũi những ai kêu cầu Chúa
    - Lạy Chúa, xin nhận lời và cứu độ con
    - Chúa là Ðấng từ bi nhân hậu
    2- Các Thánh vịnh đáp ca chung có thể hát thay cho Tv được chỉ định trong sách Bài đọc, tùy thuộc Mùa (số trước là số của bản PV, số trong ngoặc là số của bản Híp-ri)
    + Mùa Vọng:
    . Tv 24 (25),4bc-5ab.8-9.10+14 (câu đáp: 1b) lấy ở Mùa Vọng, CN 1C.
    . Tv 84 (85),9ab-10.11-12.13-14 (câu đáp 8) lấy ở Mùa Vọng, CN 2B.
    + Mùa Giáng sinh:
    . Tv 97 (98),1.2-3ab.3cd-4.5-6 (câu đáp: 3c) lấy ở lễ Giáng sinh, lễ ngày.
    + Mùa Chay:
    - Tv 50 (51),3-4.5-6a.12-13.14+17 (câu đáp: x.3a) lấy ở Mùa Chay CN 1A
    - Tv 90 (91),1-2.10-11.12-13.14-15 (câu đáp: x.15b) lấy ở Mùa Chay CN 1C
    - Tv 129 (130),1-2.3-4ab.4c-6.7-8 (câu đáp: 7) lấy ở Mùa Chay CN 5A
    + Mùa Phục sinh:
    . Tv 117 (118),1-2.16ab-17.22-23 (câu đáp: 24) lấy ở lễ Phục sinh, lễ ngày
    . Tv 65 (66),1-3a.4-5.6-7a.16+20 (câu đáp: 1) lấy ở Mùa Phục sinh, CN 6A
    + Mùa Thường niên:
    . Tv 18B (19B),8.9.10.15 (câu đáp: Gioan 6,64b) lấy ở Mùa Thường niên, CN 3C
    . Tv 26 (27),1.4.13-14 (câu đáp: 1a) lấy ở Mùa Thường niên, CN 3A
    . Tv 33 (34),2-3.4-5.6-7.8-9 (câu đáp: 9a) lấy ở Mùa Thường niên, CN 19B
    . Tv 63 (63),2.3-4.5-6.8-9 (câu đáp: 2b) lấy ở Mùa Thường niên, CN 12C
    . Tv 94 (95),1-2.6-7.8-9 (câu đáp: 8) lấy ở Mùa Thường niên, CN 4B
    . Tv 99 (100),2.3.5 (câu đáp: 3c) lấy ở Mùa Thường niên, CN 11A
    . Tv 102 (103),1-2.3-4.8+10.12-13 (câu đáp: 8a) lấy ở Mùa Thường niên, CN 7A
    . Tv 144 (145),1-2.8-9.10-11.13cd-14 (câu đáp: x.1) lấy ở Mùa Thường niên, CN 14A
    Hy vọng các nhạc sĩ sẽ dệt nhạc (dễ một chút) các câu đáp chung và các thánh vịnh đáp ca theo đúng tinh thần phụng vụ.
    2. Một Số Từ Híp-Ri Dùng Trong Phụng Vụ
    Trong các sách phụng vụ, tiếng La-tinh chỉ còn ba từ: A-men, Al-lê-lu-ia và Ho-san-na. Trong một ít bài hát tiếng Việt đôi khi ta còn gặp Gia-vê, Ma-ra-na-tha. Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và cách dùng những từ này.
    A-Men có nghĩa là "thật như thế", "tôi đồng ý". Phụng vụ năng dùng A-men, nhưng lời thưa A-men đặc biệt long trọng ở cuối Lời nguyện nhập lễ và nhất là ở cuối Kinh Tạ ơn (Kinh nguyện Thánh Thể), trước Kinh Lạy Cha, nói lên sự đồng tình của cộng đoàn với lời cầu nguyện của linh mục. Nên nghiên cứu cách nào để làm nổi bật hai lời thưa A-men đó.
    Al-lê-lu-ia: theo Khải huyền 19,1.3.4.6, Al-lê-lu-ia được dùng trong bài ca khải hoàn trên thiên quốc. Vì thế thánh tiến sĩ Augustinô nói: chúng ta hát Allêluia khi còn đi trên đường ở trần thế, để thêm can đảm, thêm sức tiến về quê trời, nơi chúng ta sẽ muôn đời hát Allêluia. Khi hát, nếu cần cắt chữ ra thì cắt theo nghĩa, tức là Al-lê-lu, Al-lê-lu-ia. chứ đừng cắt Al-lê, Al-lê-lu-ia (như thấy trong một vài bài hát).
    Ho-san-nA dùng trong bản Latinh Thánh Thánh Thánh (xem phần số 2 ở trên). Bản chính thức tiếng Việt dịch là "Hoan hô Chúa", chỉ có bộ lễ của linh mục Nguyễn Văn Trinh dùng Ho-san-na.
    Gia-vê là danh Chúa trong Cựu ước. Trong một số bài hát tiếng Việt còn gặp từ này. Thực ra trong Cựu ước Híp-ri, tên Chúa được viết tắt bằng bốn phụ âm YHVH. Bốn phụ âm này đọc với nguyên âm nào thì không rõ, vì chính người Do-thái, do kính trọng, đã từ lâu không đọc tên Chúa, mà hễ gặp YHVH thì đọc là A-đo-nai, nghĩa là "Chúa chúng tôi". Ðọc là Giê-hô-va chắc chắn là không đúng. Nhiều học giả Thánh Kinh cho rằng đọc là Gia-vê (Yahveh), nhưng cũng không chắc, vì có ý kiến cho rằng có lẽ đọc là Gia-vô (Yahvoh). Dầu sao, đối với chúng ta vấn đề đó không quan trọng vì phụng vụ Giáo hội, tiếp nối truyền thống Do thái, không hề đọc tên Chúa, mà chỉ dùng Ky-ri-os (Hy lạp) hoặc Do-mi-nus (Latinh), nghĩa là "Chúa". Vì thế chúng ta cũng nên tránh dùng Gia-vê trong các bài hát (trừ khi những bài cũ đã lỡ soạn rồi, cần phải sửa lại) và khi soạn bài hát thì nên dùng "Chúa" hay "Ðức Chúa" (như Lm Hoàng Kim). Như thế hợp với truyền thống phụng vụ hơn.
    Ma-ra-na-tha là một từ tiếng A-ram gặp ở 1Cr 16, 22. Tùy theo cách ngắt chữ, có thể có hai nghĩa: Ma-ra-na-tha là "Chúa ngự đến", Ma-ra-na-tha là "Lạy Chúa chúng con, xin ngự đến" (Kh 22,20 có lời tương tự: "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến").
    Như đã thấy trên, thánh nhạc có liên hệ chặt chẽ với Thánh Kinh. Vì thế muốn soạn và dùng thánh nhạc cho đúng và cho thấm thía ý nghĩa, cần phải học, phải biết Thánh Kinh.
    Nếu hiểu ý nghĩa Thánh Kinh và việc sử dụng Thánh Kinh trong phụng vụ, ta sẽ chọn bài hát đúng chỗ và đúng mùa phụng vụ. Ta cũng sẽ có thể soạn những bài ca thích hợp, tránh được trường hợp đáng tiếc như bài "Hãy vùng đứng" của Vinh Hạnh lấy lời Is 60 và có cảm hứng nhạc rất khá, nhưng lại không dệt nhạc những câu 3-6 (nói về các vua tiến bước theo ánh sáng của Giê-ru-sa-lem và các dân nước sẽ mang lễ vật, vàng với trầm hương đến) nên nếu dùng trong lễ Hiển linh (là hoàn cảnh thích hợp nhất) thì thấy thiếu. Bài "Hát Lên Một Bài Ca Mới" của cùng một tác giả cũng thế: bài này là Tv 97 (98), thánh vịnh đặc trưng của Mùa Giáng sinh, nhưng lại thiếu câu 2-3 là hai câu quan trọng nhất ("Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ ... toàn cõi đất đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa"), do đó bài ca hùng hồn này trở nên què quặt ... Ngược lại, soạn với lời ca lấy cảm hứng từ Thánh Kinh thì không những lời ca phong phú và đúng với đường lối Giáo hội, mà hơn nữa bài ca được bảo đảm có giá trị lâu dài, vì lời ca do nhạc sĩ sáng tác dễ chạy theo thời trang và do đó cũng rất chóng lỗi thời, còn lời ca lấy từ Thánh Kinh (và phụng vụ) thì không bao giờ lỗi thời cả (về mặt này có lẽ phần nào cũng có thể lấy linh mục nhạc sĩ Vinh Hạnh hay linh mục nhạc sĩ Kim Long làm ví dụ).

    Lm Rôcô Nguyễn Duy
    Trưởng ban Mục Vụ Thánh Nhạc TGP Sàigòn
    Thư ký UBTN-HÐGMVN.

    nguồn:
    http://vntaiwan.catholic.org.tw/16news/16news1541.htm

    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  TCVN2.jpg
Lần xem: 2534
Kích thước:  109.7 KB
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

  6. Có 3 người cám ơn phale vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com