Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Đạo Nhu của Chúa Giêsu trong cái nhìn Triết Đông

  1. #1
    HuyCena's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Biên Hòa
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 19
    Cám ơn
    3
    Được cám ơn 52 lần trong 17 bài viết

    Default Đạo Nhu của Chúa Giêsu trong cái nhìn Triết Đông



    Khi chúng ta càng tiến gần đến đỉnh cao của nhiệm cục cứu độ – cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá trong Tuần Thánh – chúng ta sẽ càng thấy rõ nét hơn con người của Chúa Giêsu – một con người đầy chất nhu hiền, hiền như cừu non ngoan ngùy im lặng cho người ta xén lông: “tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, chẳng tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi” (Is 50, 4-7).

    Tìm hiểu các vị sáng lập trong các tôn giáo lớn hay các vị sáng lập Dòng, các vị thánh, tôi nhận thấy trong các vị ấy đều có chất nhu hiền, hay nói theo ngôn ngữ của nền triết học Đông Phương, đó là, các vị mang tính âm (học thuyết âm dương). Thật vậy, trong vũ trụ vạn vật, tất cả mọi sự đều có hai mặt đối lập nhưng tương tác nương trợ nhau để sinh ra sự sống. Âm bao gồm tất cả những gì là nhẹ nhàng, mềm dịu, bóng tối, bên dưới, chất lỏng, mát lạnh, bên phải, phía trong… Dương bao gồm tất cả những gì là nhanh nhẹn, cứng rắn, ánh sáng, bên trên, chất rắn, nóng ấm, bên trái, phía ngoài… Vì thế, chúng ta thấy có mặt trời thì ắt phải có mặt trăng, có trời thì cũng phải có đất, có mưa thì phải có nắng, có nam thì ắt phải có nữ, có tay phải thì có tay trái… Vũ trụ vạn thể để sinh tồn và phát triển cũng cần phải tuân theo quy luật âm dương như thế. Đó là thuyết âm dương trong Kinh Dịch. Để cho có sự hài hòa và phát triển thì âm dương phải điều hòa: Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo (Hệ Từ Thượng, ch.V). Chữ Đạo ở đây mang nghĩa rất rộng, vốn xuất phát từ Trung Hoa cổ đại (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi…), hầu hướng dẫn và dạy dỗ con người hướng đến một cuộc sống vẹn toàn và hạnh phúc đích thật. Chữ Đạo là một từ diễn tả sự vẹn toàn trên tất cả bình diện trong cuộc sống, như vật chất, tinh thần, siêu hình, luân lý, tâm linh… Theo Hán ngữ, Đạo là Con Đường như là phương tiện hướng đến mục đích, Con Đường của chân, thiện và mỹ, Con Đường dẫn đưa con người đến hạnh phúc và bình an. Nhưng theo Đạo Đức Kinh, Đạo là gì đó mà không thể diễn tả trọn vẹn bằng ngôn ngữ loài người được: “Đạo khả đạo phi thường Đạo (ĐĐK, Thượng Kinh, ch.I)” (Đạo mà diễn tả được thì không còn là Đạo nữa). “Đạo” ở đây là Nguyên Lý tối hậu, Chân Lý tận cùng của vũ trụ vạn thể – tương tự như “Không” của nhà Phật, hay Chúa của Thiên Chúa giáo. Đạo, trong Đạo Đức Kinh, là lối diễn tả tạm thời và hạn hẹp bằng cách vay mượn ngôn ngữ để nói về Chân Lý thẳm sâu và vô tận mà trí lực hạn hẹp của con người không thể thấu hiểu.

    Vâng. Có một nét độc đáo của Đạo mà Lão Tử muốn truyền lại cho hậu thế, đó là Đạo mang thuộc tính âm hơn là dương. Thế nhưng, tính âm ở đây không chỉ là tính âm theo như Kinh Dịch đã nói nhất âm nhất dương chi vi đạo, nhưng mà là vượt trên cả tính âm ấy nữa. Hay nói cho dễ hiểu, tuy là âm đó, nhưng thực sự nó là dương vậy. Như vậy, tưởng rằng nó là âm, nhưng thực ra chính là dương được thăng hoa, được chuyển hóa ở tầm mức cao hơn: “Nhu thắng cương, nhược thắng cường (ĐĐK, c. 78)” (Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh).

    Trong bài giảng Hiến Chương Nước Trời (Bài Giảng trên núi) về các mối phúc (theo thánh sử Mathêu hoặc kể cả Luca), hoặc câu nói của Chúa Giêsu: “hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29), cũng như thái độ của Chúa Giêsu âm thầm 30 năm làm thợ mộc cho người cha nuôi và 3 năm còn lại đã rong ruổi không có nơi tựa đầu để rồi ngửa tay xin nước uống của người phụ nữ Samari, và nhiều chi tiết cho cuộc hành trình rao giảng của Ngài, cho đến ngày kết thúc kiếp phàm nhân trên cây gỗ chữ thập trong sự cô đơn, tủi nhục và câm nín… (Nếu theo Đạo Đức Kinh, Chúa Giêsu chính là Nhu Nhược. Nhưng thông thường, chữ nhu nhược vẫn bị hiểu sai ý nghĩa thực của nó) chúng ta thấy Chúa Giêsu sống mang tố chất âm nhiều hơn: nhu hiền, vâng phục, khiêm tốn, nhẫn nhục, chịu đựng, thất bại… Còn nếu là dương, thì Chúa Giêsu lẽ ra sẽ phải nóng nảy, trả đũa, la hét, chửi rủa, kiêu ngạo, tự mãn, nổi loạn, đấu tranh, chống đối, dữ dằn, háo thắng, háo chiến… Nhưng ngược lại, Ngài đưa má cho người ta giật râu, đưa mặt ra cho người ta cười nhạo, cho người ta gí bọt giấm vào miệng… Chúa Giêsu – Vua đất trời – đã thất bại đến là tội nghiệp! Đúng là một thất bại trên mọi thất bại của trần gian. Ngài đã thua đậm!

    Ai cũng biết đến vị thánh hiền của Ấn Độ là Mahatma Gandi, vẫn còn đang sống mãi trong lòng dân tộc ông. Ngài đã sống nhân hiền và nghèo khó, ngài dùng bất bạo lực để thắng bạo lực, và đã ngã gục vì bạo lực trần gian! Vị thánh Francois de Sales, khi còn chưa ngộ đạo, rất nóng nảy và kiêu ngạo, nhưng chẳng bao lâu sau đó, ngài đã tuyên bố một câu đầy trải nghiệm: “Tất cả mọi sự trên cõi đời này sẽ bị khuất phục bởi sự diệu hiền chứ không phải bằng bạo lực”.

    Ngắm nhìn xã hội ngày nay, nhất là những nước phát triển khoa học kỹ thuật tột bực, chúng ta lại chứng kiến già lẫn trẻ vội vã nhiều hơn, nóng nảy nhiều hơn. Xem ra đất nước nào càng phát triển, con người ở đó càng bị căng thẳng thần kinh và ít biết kiên nhẫn hơn. Cứ quan sát những nơi đợi chờ trong nhà thương, trạm xe buýt, những nơi xếp hàng tính tiền trong siêu thị, cửa hàng,… chúng ta nhận thấy hầu như khuôn mặt nào cũng thấp thỏm không yên, thậm chí có khi bắt gặp những thái độ gắt gỏng khó chịu khi bị xâm phạm chút quyền lợi. Đồng hồ càng được chế tạo cao cấp bao nhiêu thì ra như con người lại không có đủ thời gian, nên cứ thế tất bật cho đến hoảng loạn. Khi xưa sử dụng đồng hồ cát, con người thật sự đến là thong dong và vui hưởng cuộc sống an nhàn! Con người bây giờ đang sợ hít thở bầu khí vì lỗ hổng tầng ozone do chất thải công nghiệp và máy móc hiện đại, bầu khí cả trong và ngoài ngôi nhà mình, sợ những thực phẩm và thức uống vì bao nhiêu hóa học đang tác động… Thời đại này là thời đại dành cho tầng lớp chiến thắng và có máu mặt: thương gia, đại gia, sinh viên giỏi, nhân viên có tay nghề cao, các nhà lãnh đạo xuất sắc hoặc giàu có… Xã hội hôm nay đang ở trong thời đại tuyển lựa và loại trừ trên mọi bình diện. Thậm chí, trong môi trường tôn giáo, các ứng sinh cho các chức vị như linh mục, giám mục, hồng y, tổng trưởng bộ… cũng ở trong guồng máy của xã hội như thế, nhưng có phần tinh vi và khôn khéo hơn.

    Khi mà thế giới càng ngày càng trở thành một bộ máy tuyển chọn và đào thải – Tuyển chọn cái tốt nhất, đẹp nhất, và đào thải cái kém cỏi, cái xấu xí – thì những cái xấu, cái dở sẽ càng không còn chỗ đứng nơi thế giới ấy nữa. Dẫn chứng rõ nhất là sinh sản vô tính (phương pháp cloning: cấy tế bào nguyên thủy chưa phân hóa), với hy vọng là trong tương lai thế giới này sẽ là thế giới của những con người ưu tuyển!

    Khi thế giới mỗi lúc đi trên con đường mang tố chất dương, như thể hiện, trình diễn, chiến thắng, danh vọng, giàu có, trọng bề ngoài, tài trí, nhanh nhẹn, hiệu quả… thì thế giới sẽ ngày càng xa tố chất âm, đó là thuộc tính của Đạo. Khi đã xa Đạo, con người sẽ đi đến tình trạng bị hủy hoại, một sự hủy hoại tận bên trong, tận cốt lõi của nhân loại nói chung, và của tâm hồn của mỗi người nói riêng. Chính đám đông trải thảm cho Vua Giêsu và tung hô: “Vạn tuế, vạn tuế Đức Vua Đavit!” thì sau đó chưa đầy một tuần, cũng là đám đông ấy gào thét kết án: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Kẻ xa Đạo thì đông hơn người theo Đạo. Thế giới mang tố chất dương thật hấp dẫn! Vì thế giới này hứa hẹn nhiều phần thưởng, nhưng phần thưởng đó chỉ là quả bóng xà phòng được thổi phồng lên, được phản chiếu từ ánh sáng mặt trời cho người ta thấy nhiều màu sắc lấp lánh, rồi ngay sau đó vỡ toang một cách chưng hửng! Chúa Giêsu đã khước từ ba sự cám dỗ rất hấp dẫn của Satan khi Ngài đang ăn chay cầu nguyện trên núi.

    Hãy chiêm ngắm từng hành vi của thầy Giêsu, Con Thiên Chúa, khiêm cung cởi áo choàng, thắt dây lưng, cúi xuống, rửa chân cho từng đồ đệ nghèo hèn của mình. Thầy Giêsu – Thiên Tử – chỉ vỏn vẹn có 12 đồ đệ, nhưng lại là đồ đệ nhát đảm, đầy những giới hạn và hám danh lợi vật chất.

    …Hãy chiêm ngắm Vua vũ trụ bị lôi ra như tên tử tội trước tổng trấn Philatô, Ngài đã im lặng cách ngoan ngùy trước những câu tra vấn của y cũng như tiếng giận dữ của dân chúng.

    …Hãy chiêm ngắm thập giá gỗ quá nặng với sức của con người Giêsu mà Ngài phải tự kéo lê lết lên đồi Calvê, sau 40 ngày chay tịnh.

    …Sau cùng, hãy lắng nghe 7 lời sau cùng của Người Con Chí Ái trên thánh giá…

    Từng cử chỉ, thái độ, lời nói, việc làm của thầy Giêsu chất chứa đầy tràn âm tính, và đây, cũng chính là chất tình chất yêu vậy.

    Vâng! “Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian, chúng ta hãy đến thờ lạy.”
    Chữ ký của HuyCena

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com