Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Mẹ Đồng Công đứng bên Thánh giá, nhìn Con treo đôi mắt lệ sa...

  1. #1
    hungdung's Avatar

    Tuổi: 59
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: AnTon
    Giới tính: Nam
    Đến từ: GX Trung Thành
    Bài gởi: 448
    Cám ơn
    68
    Được cám ơn 1,926 lần trong 388 bài viết

    Default Mẹ Đồng Công đứng bên Thánh giá, nhìn Con treo đôi mắt lệ sa...

    Mẹ Đồng Công đứng bên Thánh giá, nhìn Con treo đôi mắt lệ sa...

    "Các con yêu dấu, các con hãy nhìn lên Mẹ sầu bi, dưới chân Thập Giá nơi Chúa Giêsu đang hấp hối và tắt thở. Từ lúc đó, vai trò của Mẹ : là đứng dưới chân Thập gía của từng con cái Mẹ.
    1-Mẹ ở dưới chân Thập Giá của Đức Thánh Cha , người con thú nhất trong các con yêu dấu Mẹ. Người thương yêu, cầu nguyện và chịu đau khổ vì con hấp hối của Giáo Hội. Người cầu nguyện và chịu đau khổ vì số phận đang chờ đợi nhân loại nghèo khó. Các con không thấy tai họa chiến tranh đang hoành hành trên thế giới và bao nạn nhân vô tội phải chịu đau khổ gớm ghê ư?

    2-Mẹ ở dưới chân Thập Giá của các Giám mục trung thành, trong khi số những người muốn theo ý riêng, không muốn nghe theo Đức Thánh Cha- Đấng mà Chúa Giêsu đã đặt làm nền tảng Giáo Hội- càng ngày càng gia tăng; họ đang chuẩn bị một Giáo Hội khác, ly khai với Đức Thánh Cha, gây nên gương xấu là nạn phân tán đáng tiếc.

    3-Mẹ ở dưới chân Thập Giá của các Linh mục, những con ưu ái của Mẹ.
    Họ được kêu gọi để tuyệt đối trung thành với Chúa Giêsu, với Phúc âm và
    Giáo Hội. Họ thường phải chịu một cuộc tử đạo nội tâm vì bị các bạn
    đồng nghiệp hiểu lầm, chế nhạo và tẩy chay.

    4-Mẹ ở dưới chân Thập Giá của các linh hồn tận hiến. Họ muốn trung
    thành sống đời tận hiến, phản đối tinh thần thế tục đã xâm nhập vào
    nhiều Tu viện, mang theo nguội lạnh, dâm ô, suy đồi, và mưu tìm khoái lạc.

    5-Mẹ ở dưới chân Thập Giá của bao tínhữu, những người đã can đảm và
    quảng đại chấp nhận lời mời của Mẹ. Mặc dầu giữa bao khó khăn, họ
    vẫn cậy trông và tin tưởng vào Mẹ; giữa những thử thách nặng nề, họ tin
    tưởng và bền chí cầu nguyện; giữa vô số đau khổ, họ dâng tất cả lên Chúa trong tinh thần đền tạ.

    6-Mẹ ở dưới chân Thập Gia của những con cái nghèo khó tội lỗi, để dẫn họ về đường ăn năn hòa giải.

    7-Mẹ ở dưới chân Thập Giá của những bệnh nhân để ủi an và ban ơn nhẫn nại, những người lạc lõng để dẫn họ về đường cứu rỗi, những người mong sinh thì để giúp họ chết trong ơn nghĩa Chúa.

    Ôi! Hơn bao giờ hết, vào thời đại đầy đau khổ và khốn khó gia tăng này, Mẹ là Mẹ sầu bi và yên ủi của các con. Mẹ có mặt dưới chân Thập giá của các con để chịu đau khổ và cầu nguyện với các con.

    Cùng với các con, Mẹ dâng lên Chúa Cha sự đóng góp cá nhân quí
    báu của các con vào ơn Cứu Chuộc mà Chúa Giêsu Con Mẹ đã hoàn tất".

    (Cùng Các Linh mục Con Cưng của Mẹ số 273 ngày 15-9-1983)

  2. Có 2 người cám ơn hungdung vì bài này:


  3. #2
    xoicucnong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Martino
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đi bán dạo, mần răng có nhà hỉ...^^
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 868
    Cám ơn
    2,784
    Được cám ơn 1,699 lần trong 545 bài viết
    Chữ ký của xoicucnong
    LẠY CHÚA, XIN CHO CÁC LINH HỒN ĐƯỢC AN NGHỈ NGÀN THU.

  4. #3
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    MẸ SẦU BI

    Chuyện toà án : Vừa khi nghe công tố viên đề nghị mức án tử hình cho bị cáo, cả toà án lặng ngắt trong một tích tắc, rồi oà vỡ vì một tiếng kêu thảm thiết “con ơi !”, và tiếng động của một người té xỉu. Cả toà xôn xao trong khi vị chủ toạ ngồi ngẩn ra, quên cả sử dụng cái búa để vãn hồi trật tự. Người bị ngất xỉu – là mẹ của bị cáo – mãi một lúc sau mới tỉnh và cứ thế liên tục gọi con trong tiếng khóc nghẹn ngào. Hình như mọi người trong phiên toà cũng không còn ai nhớ tới bản cáo trạng công tố viên vừa tuyên đọc trước đó, mà chỉ chăm chăm nhìn bà mẹ đang quằn quại trong tay người con gái đi cùng, có nhiều người đưa tay quệt nước mắt lặng lẽ khóc theo tiếng gọi con từng hồi nấc lên. Không biết đến bao lâu, vị chủ toạ mới chợt nhớ đến cái búa và giọng nói vãn hồi trật tự của ông cũng trầm hẳn xuống, không còn hùng hồn dõng dạc được như lúc thẩm vấn bị can, tranh luận với luật sư hoặc khi tuyên án.

    Toà lại trở lại vẻ trang nghiêm cổ kính, nhưn g thỉnh thoảng vẫn nổi lên những tiếng nấc não lòng. Bỗng nhiên, nơi hàng ghế bên nguyên, có một bà già – có lẽ tuổi tác cũng tương đương với bà mẹ bị cáo (khoảng trên 60) – đưa tay xin phát biểu ý kiến. Giọng nói của bà run run cất lên : “Kính thưa quý toà ! Đằng nào thì con tôi cũng đã chết, không còn cách nào hay sự gì có thể làm cho nó sống lại được. Hơn một năm qua, sống trong sự đau đớn tột cùng của một người mẹ mất con, tôi tưởng chừng không còn đứng vững nổi trên đời này nữa. Giờ đây, mặc dù công lý đã soi xét và xử đúng tội của can phạm, tôi vẫn thấy sự mất mát của tôi còn y nguyên, không gì bù đắp nổi. Lại nhìn thấy một người mẹ nữa cũng sắp bị mất con. Cái chết của con tôi không được báo trước, nhưng cái chết của bị cáo đã được đề nghị. Là những người mẹ, đứng trước cái chết của con mình, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng con mình chết như vậy là đáng hay không đáng, do phạm tội hay oan uổng. Vì thế, kính đề nghị toà xem xét khoan hồng cho bị cáo, tôi xin bãi nại vì biết nói ra lúc này là muộn màng”. Cả toà án lại lặng đi, trừ tiếng khóc của hai bà mẹ càng to hơn trước.

    Xếp lại chồng báo cũ, tính đem bán ve chai kiếm tí tiền còm uống cà phê, bất chợt đọc được câu chuyện toà án nêu trên, tôi thấy lòng chùng hẳn lại. Quả thực lòng người mẹ – nhất đó lại là người mẹ Việt Nam – thương con không bút mực nào có thể tả cho hết được. Thương con đã đành, còn thương cả kẻ thù đã giết con mình một cách dã man, có lẽ rất hiếm trong cái thế giới xô bồ những tội ác chất chồng hiện nay. Y Vân đã rất thấm thía cảm được “lòng mẹ” nên mới viết : “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…” Văng vẳng đâu đây tiếng hát ru : “Mẹ rét con thường ấm, mẹ đói con thường no, thân mẹ, mẹ không lo…”, “Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa. Mắt trông con đứa đứa về dần. Xa xa con đã tới gần, Các con về đủ quây quần bữa ăn. Cơm dưa muối khó khăn mới có. Của không ngon nhà khó cũng ngon. Khi vui câu chuyện thêm giòn, Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà…”. Câu chuyện Mẫn Tử Khiên mồ côi mẹ, chịu sự ghẻ lạnh khắc nghiệt của mẹ ghẻ, khi người cha phát hiện đã “nghiến răng rắp cắt đứt dây xướng tuỳ” với người vợ kế, thì Mẫn Tử Khiên vì thương hai đứa em cùng cha khác mẹ đã quỳ xuống “Lạy cha xin xét lại nguồn cơn. Mẹ còn chịu một thân đơn, Mẹ đi luống những cơ hàn cả ba”. Nhờ thế mà “Cha nghe nói cũng sa giọt tủi, Mẹ nghe rồi cũng đổi lòng xưa”.

    Nhiều, nhiều lắm những lời ca ngợi tình mẹ khắc sâu trong tấm khảm mỗi người chúng ta. Sự liên tưởng cuả tôi đi từ những bà mẹ Việt Nam suốt đời hai sương một nắng lo cho chồng con, đến một người mẹ vĩ đại – Mẹ của Thiên Chúa – Mẹ của những người mẹ : Đức Mẹ Đồng Trinh Maria với một tước hiệu đặc biệt : MẸ SẦU BI.

    Được nhìn (hay đọc trên báo, nghe kể lại) những khuôn mặt rạng rỡ, tự mãn của những bà mẹ có con làm giám đốc, thứ trưởng, bộ trưởng… thời nay (chưa dám nói đến thủ tướng, tổng thống), tôi cứ lẩn thẩn nghĩ rằng Đức Mẹ khi đón nhận ơn Thiên triệu làm Mẹ Thiên Chúa, hẳn phải sung sướng lắm, hạnh phúc lắm, mãn nguyện lắm. Sau khi từ giã cõi đời, Mẹ còn được tôn vinh là Nữ Vương Thiên Đàng, Nữ Vương các thánh, Nữ Vương Hội Thánh, Nữ Vương các gia đình…, thì phải nòi là không một người phụ nữ nào trên đời này dám mợ ước được đến thế. Như vậy, hẳn nhiên Đức Mẹ phải là người hạnh phúc, sung sướng nhất trần đời. Có thể sẽ không có các biểu hiện ra mặt như quý vị hiền mẫu tôi vừa nhắc đến ở trên, nhưng ít ra thì trong lòng Đức Mẹ cũng vui mừng mãn nguyện lắm chứ, lẽ nào còn buồn thảm đến độ được gọi là Mẹ Sầu Bi ? Tuy nhiên, nói Đức Mẹ là Mẹ Sầu Bi, thì chính bản thân tôi – cũng như mọi Kitô hữu – cũng vẫn thấy, vẫn tin là rất đúng, đúng vô cùng. Tại sao lại thế ? Chúng ta cùng lần giở lại ít trang Thánh sử:
    * Sự vui mừng vì được hoài thai Con Thiên Chúa bởi phép Thánh Linh, đến ngày trọng đại là ngày sinh con, chưa được bao lâu, thì ngày dâng con vào đền thờ đã … có chuyện ! Cụ già Simêon khi ẵm kính Đức Giêsu đã nói tiên tri : “Con trẻ này sẽ nên như mũi gươm đâm thâu qua lòng bà”. Chao ôi ! Có người mẹ nào khi biết trước tương lai của con mình như thế (“sẽ nên như dao sắc đâm thâu qua lòng mẹ”) mà có thể yên lòng được chăng ?

    * Khi Hêrôđê hạ lệnh giết hết con trẻ mới sinh, chỉ vì muốn triệt hạ cho được “Vua Do thái” theo cách hiểu của ông ta, Đức Mẹ phải bồng con lánh nạn sang Ai cập. Rồi đây phải tha hương đồng đất nước người, nơi ăn chốn ở sẽ ra sao không thể biết trước được, nhưng một điều biết chắc chắn là lời tiên báo của Simêon đã thành hiện thực, không thể chối bỏ. Sự đau đớn lớn dần trong lòng Mẹ.

    * Năm Chúa Con 12 tuổi bị lạc trong đền thờ, lòng Mẹ như bị dao cắt trong đau đớn kiếm tìm. Đến lúc tìm đuợc Con thì Mẹ lại nghe Con nói một điều thật chua chát (nếu chỉ hiểu theo hướng xác thịt trần gian) : “Bố mẹ tìm con làm gì ? Bố mẹ không biết con phải thu xếp công việc cho Cha con sao ?”

    * Khi được Thiên Sứ truyền tin, khi sang thăm viếng người chị họ Êlizabet, qua lời chúc mừng, Đức Mẹ biết rõ hơn ai hết đứa con mà Mẹ cưu mang chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật. Vậy mà nay trên đường đi Núi Sọ, Mẹ gặp Con với thân xác bầm dập vì đòn roi của quân dữ, đang vác cây thập giá nặng nề, ngã lên ngã xuống trước tiếng nhạo cười của đám đông, thử hỏi còn gì đau đớn hơn ?

    * Khi Con bị treo trên thập giá, Mẹ đứng kế bên chứng kiến giờ phút hấp hối của Con, mà sự đau đớn thẳm cùng trong tâm hồn khiến Mẹ không nói lên được một lời. Người mẹ trong câu chuyện toà án nêu trên biết rõ tội trạng của con mình, mà khi nghe đề nghị án tử hình còn bị đau đớn đến ngất xỉu. Ngược lại, Đức Mẹ biết rõ con mình không hề mắc tội tình gì dù nhỏ nhặt nhất, vậy mà đã bị tuyên án tử bằng một hình phạt quá nhơ nhuốc : chết trần truồng trên cây thập ác. Còn nỗi đau nào bằng? Nhất là khi nghe Con trối Mẹ cho Gioan “Người ấy là con bà”, “Bà ấy là Mẹ ngươi”?

    * Người Con mà Mẹ hằng bồng bế nâng niu từ nhỏ, thì nay được hạ xuống khỏi thập ác, đặt nằm trên tay Mẹ, chỉ còn là một thân xác bèo nhèo, đầy mình thương tích máu me, khiến trái tim Mẹ quặn thắt liên hồi. Thà rằng cứ ngất xỉu, có lẽ sẽ không ý thức được hiện tình thảm khốc, đàng này Mẹ không ngất đi được, để niềm đau vô hạn vò xé tâm can, thử hỏi còn sự chịu đựng nào được hơn thế

    * Cho đến khi xác Con được xức dầu, khâm liệm và táng trong hang đá, thì lòng Mẹ tan nát còn hơn cả dao đâm, gươm xé. Vẫn biết rằng Con mình là Thiên Chúa thì với quyền năng vô hạn, Người có thể sống lại từ cõi chết. Nhưng cho đến giờ phút ấy, Mẹ vẫn chỉ là người trần thế như bao người phụ nữ khác, sự đau khổ sẽ lên đến tột cùng, không còn một hình ảnh hay sự kiện nào có thể so sánh nổi, cũng như không còn lời nói, câu văn nào có thể diễn tả cho hết.

    Bảy sự đau đớn mà Đức Mẹ gánh chịu bằng 2 tiếng “xin vâng” khởi từ giờ phút đón nhận Thiên sứ truyền tin, cũng đã quá đủ để chúng ta tôn xưng Mẹ là Mẹ Sầu Bi. Sự tưởng thưởng của Thiên Chúa dành cho Mẹ (hồn xác lên trời, Nữ Vương Thiên Đàng, Nữ Vương Hoàn Vũ… ) quả thực rất xứng đáng, nhưng ngoài những tước hiệu vinh quang đó, tôi nghĩ Mẹ vẫn còn và mãi mãi còn là Mẹ Sầu Bi, bao lâu mà con người trên trái đất này vẫn còn xâu xé chém giết lẫn nhau, vẫn còn chìm đắm trong đam mê dục vọng để ngày càng sản sinh ra những thứ bệnh lạ kỳ khủng khiếp, giết người hàng loạt. Nơi những Lộ Đức, những Fatima, những La Vang… phải chăng Đức Mẹ hiện ra với sự vui mừng hoan hỉ, hay là với sự đau đớn buồn thương vì những bệnh tật, tội lỗi của con cái nơi trần gian ?


    Hiện diện trong phiên toà kể trên, hoặc chỉ đọc những thông tin qua báo chí, hay nghe kể lại, biết bao người đã khóc theo 2 bà mẹ ; nhưng khi ngắm “Bảy sự đau đớn Đức Bà” hay khi Dâng Hạt (vào những ngày có ngắm 15 sự Thương Khó trong Mùa Chay) hoặc khi đọc Vãn (ngày Thứ Sáu Tuần Thánh), thử hỏi đã có mấy ai thực sự xúc động đến nhỏ lệ ? Hay lại đổ thừa tại hai bà mẹ đang hiện diện ở thời hiện tại, còn Đức Mẹ ở vào thời quá khứ cách chúng ta đã quá xa. Thương bà mẹ có đứa con phạm tội giết người bị đề nghị án tử hình, còn thương hơn nữa bà mẹ xin toà khoan hồng cho kẻ đã giết con mình, tuy không nói ra nhưng trong lòng chúng ta hẳn ai cũng cầu mong cho bồi thẩm đoàn và vị chủ toạ phiên toà hôm đó cứu xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đó chính là Tình Thương – tôi cứ muốn viết là TÌNH YÊU – của chúng ta đã được thể hiện, được hiện thực hoá. Nhưng với Đức Mẹ, ngoài những lời than vãn lên xuống giọng theo nhạc điệu bởi thói quen, chúng ta đã làm được gì để gọi là chia sẻ nỗi Sầu Bi của Mẹ ? Nói khác hơn, chúng ta đã “biến đau thương thành hành động” được những gì để thông phần với Mẹ “đồng công cứu chuộc” cùng Chúa chúng ta ?

    E rằng chúng ta vẫn “nói” nhiều hơn “làm”. Tôi có bi quan quá chăng ? Nếu có, xin chịu lỗi, nhưng dù bi quan hay lạc quan, mà nhờ đó chúng ta có được sự canh tân trong suy niệm, chiêm niệm cuộc Thươnng Khó và Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô – thông qua Mẹ Sầu Bi, để từ đó chúng ta sẵn sàng “vác thập giá mình” theo chân Thầy Chí Thánh trong công cuộc rao giảng Tin Mừng, thì chúng ta vẫn có quyền hy vọng chiếm hữu được Nước Trời mà Thiên Chúa vẫn luôn luôn dành sẵn cho chúng ta. Mong lắm thay !

    JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm

  5. Có 2 người cám ơn littlewave vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com