Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Thiên Chúa trong Isaia

  1. #1
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 169 lần trong 59 bài viết

    Default Thiên Chúa trong Isaia



    THIÊN CHÚA TRONG ISAIA


    Tác giả :PAMELA A. FOULKES
    Chuyển ngữ:PIÔ PHAN VĂN TÌNH, CMS




    MỤC LỤC


    1. Dẫn Nhập
    2. Thiên Chúa Lịch Sử
    3. Thiên Chúa Sáng Tạo
    4. Thiên Chúa Chọn
    5. Thiên Chúa Yêu
    6. Thiên Chúa Xét Xử
    7. Thiên Chúa Cứu Độ
    8. Đấng Cứu Chuộc Và Tôi Tớ
    9. Thiên Chúa Ban Phúc Lành




    1
    DN NHP


    CÁC NGÔN SỨ CỦA ISRAEL

    Chúng ta thấy nhiều quyển trong bộ Kinh Thánh Do Thái ghi lại “lời sấm” của những nhân vật huyền bí, họ được gọi là ngôn sứ. Họ là những nhân vật rất quan trọng vừa cho đời sống tôn giáo lẫn chính trị của Israel xưa kia, vì rõ ràng lời họ vẫn tiếp tục được giữ gìn và truyền lại. Nhưng họ là ai, và vai trò thực sự của họ là gì? Từ Hy Lạp prophetes có nghĩa là một người nào đó được chỉ định để nói nhân danh một vị thần, trình bày ý muốn và dự phóng thiêng liêng. Nó được Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hy Lạp, bản dịch Hy Lạp của Kinh Thánh Do Thái trưng dụng, từ “nabi” thường được hiểu với ý nghĩa “một người được gọi”. Do đó, các ngôn sứ của Israel thời xưa là những người nhận ra rằng mình được mời gọi để công bố ý định của Thiên Chúa đối với dân Người. Cho nên, chúng ta thấy sách Isaia mở đầu bằng những lời này: “Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào; vì Đức Chúa phán” (Is 1,2), thường lặp lại cụm từ “Đức Chúa phán” ở đầu và kết thúc bằng nhiều lời tuyên bố long trọng.
    Thế giới của các ngôn sứ Israel là một thế giới gặp gỡ Thiên Chúa không như một Đấng xa lạ, nhưng luôn gần gũi, đó là điều tất yếu của một dân tộc. Các ngài muốn nói với dân rằng lịch sử không đơn thuần chỉ là một tập hợp những sự kiện ngẫu nhiên trên những gì họ không làm chủ được. Đó luôn là một minh chứng của sự chú tâm thiêng liêng vào những gì Thiên Chúa làm. Như thế, mới có mục đích và ý nghĩa. Tác phẩm của các ngài là một bộ phận toàn diện trong niềm tin của Israel, nó hiện hữu trong một tương quan mật thiết và hiện sinh với Thiên Chúa. Đây là một Thiên Chúa hằng đối thoại với dân, đồng thời bày tỏ thiên ý. Các ngôn sứ là những sứ giả của Thiên Chúa; là những máng thông với thánh ý được mặc khải cho mọi thời đại dưới nhiều hình thức khác nhau.
    Chúng ta tìm thấy một bản tóm lược thú vị về nhiệm vụ ngôn sứ trong lời Thiên Chúa dành cho vị đại ngôn sứ thế kỷ VIII, Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Hãy xem, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng” (Gr1,9-10).
    Các ngài chất vấn xã hội nơi các ngài sống, rồi nhắc nhở dân và giúp họ đặt niềm hy vọng vào lề luật Thiên Chúa. Các ngài liên lỉ tuyên bố rằng các ngài phục vụ chính Thiên Chúa chứ không phải phục vụ những quy luật chính trị hay tôn giáo, cũng không có sức mạnh hay sự thuyết phục nào có thể làm cho các ngài đi sai nhiệm vụ được giao.
    Vai trò ngôn sứ là công bố ý định Thiên Chúa bắt nguồn từ những nhu cầu thiết yếu chính thức của hình thức tôn giáo chính thống trong thời đại các ngài. Tuy nhiên, thường thường lời các ngài được đào đạt đến với chúng ta nằm ngoài guồng máy tôn giáo và đòi hỏi phản chiếu trung thực hơn các lệnh truyền Thiên Chúa.
    Nhưng các ngôn sứ cũng được sai đến để động viên dân trong những lúc khó khăn; để an ủi họ và để nhắc lại cho họ biết rằng Thiên Chúa không quên họ. Trong sách Isaia, Thiên Chúa kêu gọi vị ngôn sứ rằng: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (40,1), và chúng ta tìm thấy một trong những diễn tả cảm động nhất, ở chương 61, nói về nhiệm vụ ngôn sứ trong Kinh Thánh, khi họ bị ngược đãi:
    “Thần khí Đức Chúa là Chúa thượng ngự trên tôi, và Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho những kẻ bị giam cầm và ngày phóng thích cho những tù nhân” (61,1).
    Mặc dù sấm ngôn của các ngôn sứ thường tiên báo vận mệnh của dân, nhưng các ngài lại là những người nói điều chẳng lành và tiên báo tương lai mù mịt. Các ngài là những cá nhân ít nhìn xa trông rộng, nhưng lại nhìn thấy những gì đang xảy ra trong xã hội đương thời và biết chấp nhận nhiều hệ lụy không thể tránh khỏi do hành động của mình trước dân. Đây thường không phải là một vai trò dễ hoàn thành. Giêrêmia được mời gọi để từ bỏ vợ con hầu thực thi ý Chúa, nhưng ngài đã bị cười nhạo và bị ngược đãi, hơn nữa những người ngược đãi lại là những phần tử của gia đình mình. Ngài kêu gào trong nỗi khốn cùng:
    “Trái tim tôi tan nát, xương cốt tôi rã rời. Tôi như người say, nên như người bứ rượu, cũng chỉ vì Đức Chúa, vì thánh ngôn của Người” (Gr23,9).
    Cho dù các ngôn sứ Isaia phải chịu đau khổ và thử thách, nhưng các ngài luôn xác tín rằng những lời mình công bố không phải là của riêng tư cá nhân, mà là lời Thiên Chúa. Đó cũng chính là bổn phận của Israel đối với Thiên Chúa, họ phải lắng nghe các ngôn sứ.

    SÁCH ISAIA

    Lời của nhiều ngôn sứ Israel không còn trực tiếp đến được với chúng ta. Tất cả được công bố trong thời đại các ngài và được gửi vào một lịch sử đặc biệt và những nhu cầu của dân các ngài, đời sống của các ngài ngắn ngủi như những người thuộc về dân và họ không muốn nói tới. Tuy nhiên, nhiều người trong số các ngài đã được ghi lại, hoặc do chính các ngôn sứ hoặc do môn đệ của các ngài. Các bài tổng hợp lời các ngôn sứ mà chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh đã phải được trải qua một quá trình thay đổi và duyệt lại nhiều thể loại qua nhiều thế kỷ. Trong nhiều trường hợp lời các ngôn sứ trước đây đã được thêm vào với cùng một nội dung tương tự ở những thời điểm sau này. Có lúc các bản sưu tầm về lời các ngôn sứ được sửa lại mới để có thể công bố trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Theo đó, thông điệp các ngôn sứ hiện hữu sống động và phù hợp, đồng thời tiếp tục công bố lời Thiên Chúa cho những hoàn cảnh mới cũng như thay đổi mọi nhu cầu. Đây là cách chúng ta tiếp tục sử dụng lời các ngài hôm nay, cả trong phụng vụ cũng như trong cầu nguyện riêng của chúng ta.
    Điều chúng ta biết hẳn thật là: sách Isaia là một chuẩn mực quan trọng của những sưu tầm thực sự về lời ngôn sứ. Tất cả được đúc kết lại ở câu đầu:
    “Thị kiến ông Isaia, con ông Amôc, đã được thấy, liên quan đến Giuđa và Giêrusalem, thời các vua Útdigiahu, Giôtham, Akhat, Khitkhigia cai trị Giuđa” (1,1).
    Mặc dù được quy chiếu dưới tên một người là ngôn sứ Isaia thế kỷ thứ VIII, nhưng những lời sấm này lại xuất phát từ nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử Israel. Qua những khác biệt trong văn phong và tư tưởng, cùng với phần lớn dòng tư tưởng lịch sử xuyên suốt văn bản, chúng ta có thể chia sách thành 3 phần chính:
    Isaia I (chương 1-39).
    Isaia II (chương 40-55).
    Isaia III (chương 56-66).
    Như một bản sưu tầm, các lời sấm này làm chứng cho sự hiểu biết đặc trưng về dự phóng của Thiên Chúa dành cho dân tộc Israel trong vài ba thế kỷ lịch sử của họ. Những lời ấy phản ánh các thời điểm lịch sử, ở đó chúng được viết ra và những lợi ích cùng với nhu cầu của dân có liên quan đến những sự kiện chính trị và xã hội của những giai đoạn này. Chúng cũng phản ánh cuộc đối thoại hiện sinh giữa Thiên Chúa và dân, từ đời nọ đến đời kia, như một sợi chỉ bất tận xuyên suốt lịch sử của họ. Thiên Chúa luôn nhắc nhở họ qua ngôn sứ rằng họ được mời gọi sống trung thành và tuân phục. Mỗi thời, chúng ta đều được chứng kiến dân ngoảnh mặt bỏ Chúa để chạy theo mục đích riêng của họ, để rồi phải nhận lấy những hậu quả bất hạnh. Tuy nhiên, sự trung thành của Thiên Chúa là vô biên vô tận, và dù có thảm khốc thế nào đi chăng nữa thì Thiên Chúa vẫn sai ngôn sứ đến với dân để an ủi và hứa sẽ cứu thoát họ.

    ISAIA I

    Phần thứ nhất của sách hầu như là tác phẩm của Isaia, con ông Amôc, sống và làm việc ở Giêrusalem khoảng từ năm 750-700 trước công nguyên. Vào thời của ngài một lần nữa vương quốc vĩ đại và quyền lực của Salomon đã bị chia cắt làm đôi: nước Israel ở phía bắc, thủ đô là Samari, còn Giuđa ở phía nam, thủ đô là Giêrusalem. Isaia hoạt động trong một thời điểm quyết định của lịch sử Israel, trải dài các thời đại của bốn vị vua Giuđa: Útdigiahu, Giôtham, Akhat, và Khítkhigia. Đầu thế kỷ thứ VIII do một sự suy sụp trong quyền lực của đế quốc láng giềng hùng mạnh Assiri, nên hai nước Do Thái được hưởng một giai đoạn thịnh vượng về kinh tế, không còn mối đe dọa từ bên ngoài.
    Giai đoạn bình an không còn được bao lâu. Dưới thời Tiglathpileser III và kéo dài về sau dưới thời Sennacherib, Assiri đã tìm lại được đỉnh cao của sự ảnh hưởng quyền lực, đã chinh phục hầu như toàn bộ vùng Trung Đông.
    Nửa thế kỷ thứ VIII chứng kiến vương quốc bắc Israel, có thủ đô Samari bị xâm chiếm vào năm 722 và vương quốc Giuđa phía nam cũng bị khuất phục. Vua Khitkhigia có sức kéo dài tự do của thủ đô Giêrusalem của mình bằng cách nộp thật nhiều cống phẩm cho vua ngoại bang. Lời ngôn sứ phác họa một bức tranh ảm đạm do sự thay đổi đột ngột của những năm tháng này về sức ép và sự đau khổ:
    “Xứ sở các ngươi hoang tàn, thành thị các ngươi bị lửa thiêu. Đất đai các ngươi, kẻ ngoại bang thôn tính ngay trước mặt, khiến trở nên hoang tàn như bị quân ngoại bang giày xéo” (1,7).
    Isaia báo cho dân biết rằng họ đang ở dưới cuộc phán xét thiêng liêng và mời gọi họ trở về với Thiên Chúa của họ.

    ISAIA II

    Phần thứ hai của sách xuất phát từ giai đoạn cuộc thất thủ của Giêrusalem trước Babylon vào năm 587 trước công nguyên và sự bại trận cuối cùng của Babylon trước người Ba Tư, đứng đầu là vua Kyrô vào năm 539. Nó được định vị trước cộng đồng con cái Israel trong cuộc lưu đày Babylon. Dưới thời vua Nabucôđônôxô vĩ đại, người Babylon lần đầu tiên đã bao vây Giêrusalem vào năm 598-597 trước công nguyên. Giôhôgiakin vua Giuđa đã phải bỏ thành cùng với 10 ngàn người quý tộc, binh sĩ và những người thợ lành nghề, tất cả đều được đưa đi lưu đày. Người Babylon đã đặt một vị vua mới ở Giêrusalem là Giêđêkia. Sau đó, trong vòng mười năm ông đã nổi dậy chống lại Babylon, năm 587-586 vua Nabucôđônôxô phẫn nộ dập tắt trước toàn dân Giuđa một lần nữa. Tường thành Giêrusalem bị tàn phá, đền thờ bị phá bình địa, vùng đất và sự yên nghỉ của thành phố cũng bị quấy nhiễu. Hàng ngàn người trong dân đã bị lưu đày đến Babylon. Xuyên qua lời ngôn sứ, chúng ta bắt gặp lời thề nguyền của họ:
    “Thế nhưng dân này lại bị cướp phá bóc lột, mọi người bị nhốt dưới hố sâu, tất cả bị giam trong ngục tối. Họ bị cướp mà không người cứu nguy, bị bóc lột mà không ai lên tiếng đòi: trả lại!” (42,22).
    Nhưng thông điệp mà ngôn sứ được truyền phải đem đến cho dân này là một trong những niềm an ủi và hy vọng:
    “Thiên Chúa anh em phán: Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta. Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hãy hô lên cho thành rằng thời phục dịch của thành đã mãn, tội của thành đã đền xong” (40,1-2).
    Ngài chứng kiến những cuộc vận động quân sự và chính trị của Kyrô thuộc Ba Tư lên đến đỉnh điểm trong sự bại trận của Babylon vào năm 539 trước công nguyên, như một tiến trình xa hơn trong dự phóng cứu chuộc dành cho Israel. Bởi vậy, ngài đã tiên báo cuộc hồi hương của dân như một bằng chứng hùng hồn về quyền lực thiêng liêng và một hành động phi thường của cuộc sáng tạo mới:
    “Có tiếng hô:
    Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa,
    giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng
    cho Thiên Chúa chúng ta.
    Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy,
    mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống,
    nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng,
    chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu.
    Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện,
    và mọi người phàm sẽ được thấy
    rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán” (40,3-5).

    ISAIA III

    Sách Isaia III và đoạn cuối sách phản ảnh thời điểm sau cuộc trở về từ Babylon vào nửa cuối thế kỷ VI trước công nguyên. Kyrô, vua Ba Tư ra sắc chỉ vào năm 538, theo đó mọi người được trả tự do có thể hồi hương trong bình an nếu họ muốn, và họ có thể tái thiết đền thờ ở Giêrusalem. Không biết có bao nhiêu người tuyển lựa trở về quê hương, nhưng đối với họ quả không dễ chút nào. Thành phố vẫn còn phủ một màu hoang tàn đổ nát, hoàn cảnh kinh tế, nông nghiệp thì nghèo nàn. Hơn nữa có sự xung đột giữa những người hồi hương từ nơi lưu đày và dân đến sau hiện đang cư ngụ ở Giêrusalem trong khoảng hơn 50 năm về sau kể từ khi con cái Israel bỏ xứ sở đi lưu đày. Lắm lúc những người này đã chiếm được đất, đất một lần nữa thuộc về quân đội hồi hương. Isaia III gầy dựng một cộng đoàn ở Giêrusalem, cộng đoàn đang gánh chịu sự rối loạn cả về kinh tế lẫn thiêng liêng. Ngài kêu lên Thiên Chúa trong nỗi tuyệt vọng:
    “Từ lâu rồi, chúng con là những kẻ không còn được Ngài cai trị, không còn được cầu khẩn danh Ngài. Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan” (63,19).
    Tuy nhiên, ngài cũng được mời gọi loan báo niềm hy vọng. Tiếp bước Isaia II, ngài loan báo ơn cứu độ của Thiên Chúa đã gần đến. Ngài hân hoan đợi chờ ngày ấy, khi ấy con cái Israel sẽ trở về, khi chỉ có số ít còn sót lại thực hiện hành trình ấy cho đến nay. Và rồi nhờ Giêrusalem, nơi quy tụ niềm vui, Israel một lần nữa sẽ vui mừng trong một kỷ nguyên bình an, bảo đảm cho thịnh vượng.
    Ngay cả trong ba phần lớn của sách Isaia, đôi lúc chúng ta vẫn thấy đề cập đến những yếu tố cho thấy sách xuất xứ từ nhiều tác giả hơn là một tác giả. Nhưng tại sao cái tên Isaia thế kỷ thứ VIII, con ông Amôc lại được đặt cho toàn bộ sách? Rõ ràng tác phẩm của Isaia ở Giêrusalem đã được tác giả Isaia II biết đến, và ngài đã coi mình như là người tiếp nối cùng một truyền thống ấy. Cũng vậy, tác giả Isaia III coi mình là người thừa kế và phát triển tác phẩm ngôn sứ đi trước, tác phẩm đã được Isaia II mở rộng. Chúng ta có thể thấy đây là một bản văn hoàn chỉnh như một tác phẩm của một trường học các ngôn sứ và các tác giả được bồi đắp từng lớp rất chu đáo theo truyền thống mà khởi đầu là tiếng nói ngôn sứ thứ nhất.
    Mặc dù lời sấm khác nhau có nguồn gốc từ những thời điểm lịch sử cũng khác nhau nhưng chúng ta sẽ bắt gặp cùng những chủ đề được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Như vậy, bản văn có thể đọc như một quyển sách nói về cùng một thông điệp xuyên qua mọi thời đại; lời mà Thiên Chúa ban ra có liên hệ tới lịch sử của họ. Tất cả ba bản văn đều có nguồn gốc trong những thời điểm nhấn mạnh, khi tương lai của Israel và dân tộc trở nên mù mịt. Đây là những thời điểm biến động đột ngột về kinh tế và chính trị, khi Thiên Chúa như rời xa họ. Đó là vai trò của ngôn sứ trong những thời điểm như thế để lời Thiên Chúa luôn hiện sinh và đây là điều hướng dẫn các vị đã nói qua quyển sách này.
    Chúng ta cũng sống trong một giai đoạn mà Thiên Chúa như bỏ xa chúng ta vậy. Mỗi ngày phương tiện truyền thông đều cung cấp cho chúng ta những tin tức chiến tranh, đói kém, bạo lực, sự bất ổn về chính trị và xã hội. Có nhiều lúc việc duy trì một khả năng hy vọng trong một thế giới như thế quả là khó. Nhưng vai trò của ngôn sứ không bao giờ lỗi thời.
    Ở mọi thời đại Thiên Chúa đều mời gọi dân can đảm kêu to cả trong sự phân định lẫn trong niềm hy vọng. Chúng ta cần phải tỉnh thức và mở lòng ra đón nhận tiếng nói ngôn sứ trong xã hội chúng ta và nhờ sự hiện diện của các ngài, chúng ta nhận ra sự bảo đảm rằng Thiên Chúa vẫn ở với chúng ta.


    Câu hỏi

    1. Bạn có nghĩ thế giới hôm nay cần nhiều ngôn sứ không? Tại sao?
    2. Bạn xem ai là những ngôn sứ trong thời đại chúng ta?
    3. Đâu là một vài khía cạnh của đời sống hôm nay làm cho vai trò ngôn sứ trở nên nan giải?



    2

    THIÊN CHÚA LỊCH SỬ


    THIÊN CHÚA CỦA LỊCH SỬ

    Nếu chú ý trong dẫn nhập, chúng ta thấy các ngôn sứ Israel tin rằng lịch sử Israel và dân Chúa được tổ chức bền chắc nơi những miền đất của Thiên Chúa Israel. Đối với các ngài, mỗi sự kiện đều có ý nghĩa bắt nguồn từ mối tương quan mà các ngài đã hiểu như sự hiện hữu giữa dân tộc và Thiên Chúa. Sự xác tín này nổi bật xuyên suốt cả sách Isaia. Thị kiến Isaia, con ông Amôc, và những vị tiếp bước ngài chính là một hoạt động của Thiên Chúa trong và qua tất cả các sự kiện chính trị và quân sự thuộc thời đại các ngài. Đây là sự thật không chỉ thuộc những hoạt động của các vua Giuđa; thuộc các chiến lược quân sự và nhiều quan hệ chính trị của họ; mà tin chắc còn thuộc về lịch sử chính trị của các nước láng giềng gần Israel, ngay cả thuộc về quân đội của những kẻ thù hùng mạnh đã nổi cơn thịnh nộ xuyên qua thế giới cổ đại trong nhiều thế kỷ được trải ra trong sách. Có nhiều trong các lời sấm ngôn sứ trình bày chi tiết những chiến công và các cuộc hủy diệt của các dân tộc khác, cả vĩ mô lẫn vi mô. Cụ thể, Ai-cập là một trong những kẻ thù truyền kiếp của Israel đã được Isaia I mô tả:
    “Lời sấm hạch tội Ai-cập.
    Này, Đức Chúa ngự trên đám mây bay,
    Người đến Ai-cập.
    Các tà thần Ai-cập rúng động trước nhan Người,
    và tự đáy lòng Ai-cập rụng rời kinh khiếp” (19,1).
    Ngày xưa mỗi dân tộc đều có những thần minh riêng, các vị ấy là những chỗ dựa an toàn và thuận lợi mà dân tìm kiếm và cũng là điểm đến mỗi lần họ gặp đau khổ và nguy hiểm. Họ tin rằng định mệnh của họ có thể thay đổi hoặc tai họa được ngăn chặn nhờ thực hiện phương pháp thích hợp đối với bất cứ vị thần nào họ nhận làm hộ mệnh của mình. Còn Thiên Chúa mà sách Isaia nói với Israel không chỉ là một vị thần địa phương nhưng là Đấng điều khiển toàn bộ lịch sử nhân loại. Đây là luật của một vị thần mà tất cả quy luật trái đất phải quy phục:
    “Nói lên đi những gì sẽ xảy đến sau này,
    cho chúng tôi nhận ra quý vị là thần, là chúa!
    Bất kể quý vị làm điều lành hay điều dữ,
    chúng tôi cũng sẽ đáng tởm kinh hồn” (40,23).
    Rõ ràng cuộc phán xét của Thiên Chúa Israel bao trùm mọi dân tộc trên trái đất. Isaia loan báo cho họ biết rằng đây là một Thiên Chúa hùng mạnh đến nỗi không một thế lực đối nghịch nào có thể chống lại cơn thịnh nộ của Ngài:
    “Chư dân hỡi, hãy lại mà nghe,
    các sắc tộc nào cùng lưu ý.
    Hãy nghe đây, hỡi trái đất và mọi loài trên đó,
    hỡi địa cầu cùng muôn vật từ đất nảy sinh:
    Này, Đức Chúa nổi giận với chư dân hết thảy,
    Người thịnh nộ với toàn thể đạo binh của chúng,
    cho chúng bị tru diệt và tiêu vong” (34,1-2).
    Còn Isaia III lớn tiếng gọi Thiên Chúa:
    “Khi thấy Ngài làm những điều kinh hồn táng đởm
    mà chúng con không ngờ:
    Ngài ngự xuống, và núi non
    rung chuyển trước thánh nhan!” (64,2).
    Tri thức thuần túy về danh Thiên Chúa Israel được nhận thức trong tất cả luật lệ quyền lực trái đất này, nó cũng hiển nhiên trong lịch sử của họ.
    Dù phải đối mặt với những quân đội hùng mạnh của vua Assiri nhưng Isaia I vẫn không chút sợ hãi, ngài vẫn công bố ngay cả vận mệnh của vị vua quyền lực này đang ở trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa:
    “Đức Chúa các đạo binh đã thề rằng:
    quả thật, Ta định làm sao, sẽ nên như thế;
    Ta quyết thế nào sẽ thành như vậy.
    Ta sẽ đập tan At-sua trên đất của Ta,
    và trên các núi đồi của Ta, Ta sẽ chà đạp nó;
    Ta sẽ gỡ ách của nó khỏi cổ dân Ta
    và cất gánh nặng của nó khỏi vai chúng” (14,24-25).
    Ngài tiên báo bí mật về việc Thiên Chúa sẽ hủy diệt ngay cả đế chế hùng cường Babylon trong tương lai:
    “Babylon, hòn ngọc các vương quốc,
    niềm tự hào kiêu hãnh của Can-đê,
    sẽ bị Thiên Chúa phá đổ như Xơ-đôm và Gô-mô-ra.
    Thành ấy sẽ mãi mãi không có người ở,
    từ đời này qua đời khác sẽ chẳng ai cư ngụ.
    Tại đó người Ả-rập sẽ không cắm lều,
    người chăn chiên sẽ không cho súc vật nằm nghỉ” (13,19-20).
    Một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất, đặc biệt để lại dấu ấn trên luật Giuđa, đó là nhu cầu tín thác vào Thiên Chúa, đúng hơn trong tầm cỡ quân đội hoặc quan hệ chính trị:
    “Khốn thay những kẻ xuống Ai-cập cầu viện,
    những kẻ cậy dựa vào chiến mã,
    tin tưởng vì có lắm chiến xa,
    vì kỵ binh hùng mạnh,
    mà không chịu nhìn Đức Thánh của Israel,
    không tìm kiếm Đức Chúa” (31,1).
    Đây là một thông điệp mang tính thụ động. Lề luật của Israel được chờ đợi để thực thi tối đa hầu bảo vệ đời sống của dân và lợi ích của dân tộc. Nhưng để nắm được vận mệnh độc nhất được đi vào miền đất dành riêng cho họ, ngoài tương quan dân tộc với Thiên Chúa, còn là một sự thất bại tột cùng của sự tín thác và là một tội kiêu ngạo. Họ được nhắc cho biết rằng họ là dân tộc được Thiên Chúa cưu mang, một dân tộc luôn ở trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.

    KYRÔ, NGƯỜI ĐƯỢC THIÊN CHÚA XỨC DẦU

    Sự xác tín rằng Thiên Chúa Israel vĩ đại hơn các thần của các dân tộc khác được diễn tả mạnh mẽ nhất trong nội dung chính của sách Isaia II. Ngay cả khi Israel bị cầm tù bởi đế chế hùng mạnh Babylon, thì ngài vẫn có thể lặp lại cách xác tín cuộc phán xét trên đế chế ấy như vị ngôn sứ đi trước đã từng làm:
    “Hỡi trinh nữ, con gái Babylon, xuống đi,
    ngồi trên cát bụi;
    hỡi con gái Can-đê, ngồi phệt xuống đất,
    không ngai không bệ,
    là cô gái yêu kiều đài các nữa” (47,1).
    “Hỡi con gái Can-đê, hãy ngồi lặng lẽ,
    lùi vào bóng tối,
    vì thiên hạ không bao giờ gọi ngươi
    là nữ hoàng muôn nước nữa” (47,5).
    Một lần nữa nhìn cách tổng thể rõ ràng định mệnh của một đế chế đang ở trong bàn tay Thiên Chúa Israel.
    Niềm tin vào Thiên Chúa Israel như Thiên Chúa lịch sử là một phần quan trọng trong Isaia II với sự trình diện của Kyrô, vua Ba Tư. Nhờ vực dậy luật quyền lực này mà một trong những nhà lãnh đạo quân sự uy lực nhất trong thế giới cổ đại thời bấy giờ đã giải thoát con cái Israel ra khỏi ách nô lệ Babylon. Thật ngạc nhiên khi vị ngôn sứ áp dụng cho vị vua ngoại giáo một tước hiệu riêng thường được luật Israel ban bố, đó là danh hiệu dành riêng cho các thành viên thuộc dòng dõi vua Đavít. Vị vua Ba Tư này được dân nhắc tới và phải là một trong những vị vua riêng của họ được Đức Chúa xức dầu:
    “Đức Chúa phán với kẻ Người đã xức dầu,
    với vua Kyrô
    – Ta đã cầm lấy tay phải nó,
    để bắt các dân tộc suy phục nó,
    Ta tước khí giới của các vua,
    mở toang các cửa thành trước mặt nó,
    khiến các cổng không còn đóng kín nữa” (45,1).
    Đây là Thiên Chúa Israel và sẽ không còn chúa nào khác nữa, chính Ngài đã an bài cho quân đội chiến thắng và cho sự nghiệp chính trị của vua ngoại bang, dù chính Kyrô không hiểu nguồn gốc quyền lực của mình và nguồn mạch những chiến công của mình:
    “Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác;
    chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta.
    Dù ngươi không biết Ta,
    Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ,
    để từ đông sang tây, thiên hạ biết rằng
    chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta.
    Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác” (45,5-6).
    Ông có thể thành công được là vì Thiên Chúa Israel muốn vậy và Người đã dẫn đưa ông đến chiến thắng. Thiên Chúa đã mặc khải cho Kyrô biết nhiều yếu tố phi thường trong dự phóng thiêng liêng của Người:
    “Đức Chúa phán thế này:
    Chính Ta sẽ đi trước mặt ngươi,
    nơi gồ ghề, Ta sẽ san phẳng,
    cửa đồng, Ta đập phá, then sắt, Ta bẻ tung.
    Ta sẽ ban tặng ngươi những kho tàng bí ẩn,
    những bảo vật dấu kín, để ngươi biết rằng,
    Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel,
    Đấng đã gọi ngươi đích danh” (45,2-3).
    Đây không chỉ là một hành động chiến thắng trong công việc của Thiên Chúa. Dự phóng dành cho Kyrô có mục đích rất rõ ràng. Ông được chọn như khí cụ của Thiên Chúa để giải thoát Israel. Tất cả những hành động uy hùng của Thiên Chúa nhân danh vua Ba Tư đều vì một mục đích và một mục đích duy nhất sau:
    “Ta sẽ ban tặng ngươi những kho tàng bí ẩn,
    những bảo vật dấu kín, để ngươi biết rằng,
    Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel,
    Đấng đã gọi ngươi đích danh.
    Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Gia-cóp,
    và của người Ta chọn là Israel,
    Ta đã gọi ngươi đích danh,
    đã ban cho ngươi một tước hiệu,
    dù ngươi không biết Ta” (45,3-4).

    CON GÁI GIÊRUSALEM

    Đối với Israel, Thiên Chúa của lịch sử cũng là Đấng bảo vệ thành Giêrusalem. Thông thường trong thế giới cổ đại, mỗi thành đều có nhận một đấng bảo trợ thiêng liêng đặc biệt. Ví dụ như nữ thần Athena được người Hylạp nhận làm đấng bảo trợ của thành Athen. Tất cả các khía cạnh của đời sống thành phố đều được tin tưởng đặt dưới sự giám hộ thiêng liêng này, và sự thịnh vượng cũng như sự bình an của thành đều được đặt dưới quyền của nam hay nữ thần. Khi nào thành gặp mối nguy nào thì lời cầu nguyện đặc biệt sẽ được bày tỏ với đấng bảo vệ thiêng liêng để được giúp đỡ. Từ khi vua Đavít chinh phục được Giêrusalem và biến thành thủ đô của vương quốc mình thì thành này nằm trên núi Sion, đây là một nơi đặc biệt trong truyền thống của con cái Israel. Nơi đây được xem như trái tim của dân tộc cả về mặt chính trị lẫn tôn giáo, bởi Thiên Chúa Israel sẽ ngự nơi đền thờ và đền thờ sẽ là trung tâm của con cái Thiên Chúa.
    Trong sách Isaia cũng như trong một số bản văn Kinh Thánh khác, hình ảnh người phụ nữ được dùng để diễn tả thành phố. Ở một thông điệp trong sách Isaia I, ngôn sứ an ủi đối với Hêgiêkia, một vị vua khiếp đảm và tuyệt vọng của Giuđa, Giêrusalem được nhân cách hóa thành con gái yêu của Thiên Chúa. Ngài diễn tả một hình ảnh hết sức ấn tượng về người con gái lộng lẫy này, thành phố như người con gái dám thách thức thế lực Sennacherib, vua Assiri:
    “Đây lời Đức Chúa kết tội nó:
    Trinh nữ, cô gái Si-on,
    khinh dễ nhạo báng ngươi;
    sau lưng ngươi, cô gái Giêrusalem lắc đầu” (37,22).
    Nhưng ngài cũng thương tiếc cho sự trung thành của nó:
    “Đô thị vốn trung tín xưa kia
    sao nay lại trở thành con điếm?
    Đô thị xưa kia vốn chính trực,
    vốn là nơi ngự trị của đức công minh,
    sao nay lại đầy lũ giết người?” (1,21).
    Vì thế ngôn sứ diễn tả ấn tượng sâu sắc phái nữ truyền thống được xác định bằng tư cách đạo đức giới tính, có thể nguyên nhân này hệ lụy đến phụ nữ ngày nay. Nhưng cũng nên nhắc lại rằng nó xuất hiện bên ngoài một thế giới tìm kiếm điều khiển tư cách đạo đức của người phụ nữ, đặc biệt là giới tính, trong một cấu trúc xã hội theo chế độ phụ hệ nghiêm khắc. Các ngôn sứ ngày xưa đã dùng tất cả khả năng của mình để nhìn thấy xuyên qua những thái độ đạo đức giả của xã hội các ngài mà không thoát ra khỏi điều kiện văn hóa. Đối với các ngài đời sống dâm ô, như một sự diễn tả về khả năng không thể điều khiển giới tính nữ, được nhìn nhận như một ẩn ý đối với đời sống của toàn thành, rằng thành không tự chủ được, và nhờ chống lại điều mà Isaia I nhận ra như một sự trung thành của thành ấy mà lời phán xét của Thiên Chúa được công bố như sau:
    “Ta sẽ bao vây ngươi tứ phía,
    sẽ đắp lũy chung quanh ngươi,
    sẽ dựng công sự đánh ngươi” (29,3).
    Nhưng cuối cùng Đức Chúa sẽ dủ lòng thương Giêrusalem và sẽ phục hồi thành, ưu ái như một nơi cư ngụ của Thiên Chúa; một thành phố bình an và bảo đảm:
    “Hãy nhìn ngắm thành Si-on,
    nơi chúng ta cử hành các đại lễ,
    mắt bạn sẽ thấy Giêrusalem, một nơi ở thảnh thơi,
    một cái lều sẽ không bị tháo gỡ;
    cọc lều sẽ không bao giờ bị nhổ đi,
    không một giây lều nào sẽ bị đứt.
    Vì tại đó, Đức Chúa sẽ cho chúng ta thấy
    Người là Đấng oai hùng.
    Người sẽ như một miền có sông ngòi rộng lớn,
    nhưng không có thuyền bè tới lui,
    và tàu to đẹp cũng không qua lại” (33,21-22).
    Đối với Isaia II cũng vậy, Thiên Chúa ưu ái phục hồi Giêrusalem là điều quan trọng bậc nhất:
    “Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho thành:
    Thời phục dịch của thành đã mãn,
    tội của thành đã đền xong,
    vì thành đã bị tay Đức Chúa
    giáng phạt gấp hai lần tội phạm” (40,2).
    Ngài hứa hẹn một cuộc trở về, Đấng thống trị và bảo trợ thiêng liêng của thành sẽ phục hồi, sẽ mang lại niềm vui cho tất cả những ai cư ngụ ở đó:
    “Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi
    cùng cất tiếng reo hò vang dậy;
    họ sẽ được tận mắt thấy Đức Chúa
    đang trở về Si-on.
    Hỡi Giêrusalem điêu tàn hoang phế,
    hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng,
    vì Đức Chúa an ủi dân Người,
    và cứu chuộc Giêrusalem” (52,8-9).
    Tuy nhiên thị kiến hùng hồn nhất về giải phóng Giêrusalem được tìm thấy trong Isaia III. Ngài phải đương đầu với một thành bị chiếm đóng, một thành phố đã bị hủy hoại 50 năm. Nhưng ngài tuyên bố rằng ngài sẽ không ngừng lại cho tới khi được nhìn thấy dấu chứng của thành phố xinh đẹp này:
    “Vì lòng mến Si-on, tôi sẽ không nín lặng,
    vì lòng mến Giêrusalem, tôi nghỉ yên sao đành,
    ơn cứu độ của thành rực lên như ngọn đuốc” (62,1).
    Ngài công bố một kỷ nguyên khôi phục sẽ nhìn thấy thành thịnh đạt, huy hoàng và sẽ là đối tượng của sự tôn kính đối với tất cả chư dân:
    “Con cái ngoại kiều sẽ tái thiết thành lũy của ngươi,
    việc tế tự của ngươi, vua chúa của chúng sẽ góp phần.
    Phải, trong lúc giận dữ, Ta đã đánh phạt,
    nhưng vì ân tình, Ta lại xót thương ngươi.
    Các cửa thành ngươi sẽ luôn luôn mở rộng,
    ngày đêm không đóng lại bao giờ,
    để người ta đem nộp cho ngươi của cải muôn dân,
    để vua chúa của chúng đến trình diện” (60,10-11).
    Thậm chí ngài kêu gào dân cư trong thành hãy cầu xin với Đấng bảo trợ thiêng liêng của thành để thành được khôi phục cho tới khi Thiên Chúa không còn chọn lựa nào khác:
    “Giêrusalem hỡi, trên tường thành ngươi,
    Ta đã đặt lính gác,
    suốt ngày đêm, chúng sẽ chẳng bao giờ nín lặng.
    Hỡi những người có phận sự nhắc nhở Đức Chúa,
    anh em đừng nghỉ ngơi.
    Cũng đừng để Đức Chúa nghỉ ngơi
    bao lâu Người chưa tái lập,
    chưa đặt Giêrusalem
    làm lời khen ngợi trên khắp địa cầu” (62,6-7).
    Đối với dân Israel, không có thành phố nào trong thế giới cận đại có thể thỉnh cầu một đấng cứu độ quyền thế và đầy trắc ẩn như là Đức Chúa của họ:
    “Vì Đức Chúa phán như sau:
    Này Ta tuôn đổ xuống thành đô
    ơn thái bình tựa dòng sông cả,
    và Ta khiến của cải chư dân
    chảy về tràn lan như thác vỡ bờ.
    Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ,
    được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối” (66,12).
    Chúng ta không còn nhìn thấy việc làm của Thiên Chúa trong lịch sử cùng một cách thức như dân Chúa đã từng được chứng kiến trong thế giới cổ đại. Có thể chúng ta muốn thắc mắc về niềm tin của Isaia rằng tin cậy vào Thiên Chúa thì hiệu quả hơn là tạo nên những quan hệ chính trị. Đặc biệt như những công dân của một đất nước dân chủ và phát triển, chúng ta hãy tạo cho mình thói quen tin rằng chúng ta có thể điều khiển được vận mệnh chính trị tốt hơn là dân cư thành Giêrusalem ngày xưa. Tuy nhiên sứ điệp của Isaia cho thấy rằng Thiên Chúa hiện diện trong đời sống của mọi dân tộc trên thế giới và điều này vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày hôm nay. Hẳn thật, nhờ những hành động của mình, họ mở ra cho phán xét thiêng liêng. Thiên Chúa đã chăm sóc Israel, Ngài vẫn hằng để ý tới những hy lễ của bản ngã thụ động và những cuộc chiến quyền lực chính trị trong thời đại chúng ta. Và vì cũng thích hợp để chúng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta lòng can đảm để đương đầu với những xáo trộn trong thế giới chúng ta như dân cư thành Giêrusalem phải chịu.


    Câu hỏi

    1. Bạn có tin Thiên Chúa vẫn còn hoạt động trong lịch sử nhân loại không?
    2. Tại sao mỗi lúc gặp khủng hoảng cá nhân hay xáo trộn trong thế giới, người ta lại khó tín thác vào Thiên Chúa?
    3. Phải chăng nên tách hai lãnh vực chính trị và tôn giáo trong xã hội chúng ta?


    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  2. #2
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 169 lần trong 59 bài viết

    Default Thiên Chúa trong Isaia

    (tiếp...)

    3


    THIÊN CHÚA
    SÁNG TẠO


    ĐẤNG SÁNG TẠO

    Đằng sau sự xác tín của các ngôn sứ rằng Thiên Chúa hướng dẫn vận mệnh Israel là Đức Chúa tối cao của mọi dân tộc và mọi lịch sử còn là niềm tin rằng Thiên Chúa mà họ tin thờ là Đấng Sáng Tạo quyền năng của cả vũ hoàn. Isaia kêu gọi dân Chúa:
    “Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao?
    Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh cửu,
    là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.
    Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn,
    trí thông minh của Người khôn dò thấu” (40,28).
    Dân Chúa được nhắc cho biết rằng Thiên Chúa của họ là Thiên Chúa Sáng Thế, Ngài tạo dựng thế giới từ hư vô; Ngài phán một lời liền có mọi sự (St1,1-2,3).
    Đây là Thiên Chúa, Đấng đã làm nên mọi sự mà họ nhìn thấy quanh họ và là nguồn mạch căn bản của đời sống họ:
    “Đây là lời Thiên Chúa, lời Đức Chúa,
    Đấng sáng tạo và căng vòm trời,
    Đấng trải rộng mặt đất với hoa màu tràn lan,
    Đấng ban hơi thở cho dân đầy mặt đất,
    ban sinh khí cho toàn thể cư dân” (42,5).
    Đây là Đấng hiện hữu trước khi thời gian khởi đầu và là Đấng sẽ thống trị hoàn vũ cho tới cùng đích của thời gian:
    “Hãy nghe Ta, hỡi Gia-cóp,
    hỡi Israel, kẻ Ta đã gọi!
    Ta vẫn là Ta, Ta là khởi nguyên,
    Ta cũng là cùng tận.
    Chính tay Ta đã thiết lập địa cầu,
    tay hữu Ta đã trải rộng trời cao,
    Ta gọi chúng, chúng cùng nhau trình diện” (48,12-13).
    Đây là Đấng uy hùng mà Isaia III loan báo:
    “Đức Chúa phán thế này:
    Trời là ngai của Ta, và đất là bệ dưới chân Ta.
    Các ngươi sẽ xây cho Ta nhà nào,
    và nào sẽ là chốn Ta nghỉ ngơi?” (66,1).
    Sự bảo đảm như thế sẽ là nguồn của niềm tin và sự tín thác của dân Chúa. Họ cũng là một phần trong công trình sáng tạo và có thể xác tín rằng Đấng đã dựng nên họ sẽ không để cho họ phải sụp đổ. Vì lẽ không có Đấng Sáng Tạo nào cố tình bỏ rơi hoặc hủy diệt công trình mình đã làm ra.


    THIÊN CHÚA DUY NHẤT

    Nhiều lần các ngài đã diễn tả trong sách Isaia niềm xác tín rằng Thiên Chúa Israel là một Thiên Chúa chân thật. Isaia III nói lên niềm thâm tín ấy như sau:
    “Ngài đón gặp kẻ sống đời công chính mà lấy làm vui
    và nhờ đến Ngài khi theo đường lối Ngài chỉ dạy.
    Kìa, Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con,
    nhưng khi mãi đi theo các đường lối của Ngài,
    chúng con sẽ được cứu thoát” (64,4).
    Các ngôn sứ đã sống trong một thế giới đa thần và đã tiếp nhận sự thật là nhiều dân tộc khác có xu hướng tin vào nhiều thần khác nhau hơn là độc thần. Nhưng các ngài quả quyết với Israel rằng niềm tin vào bất cứ vị thần nào khác trong sự hiện hữu thiêng liêng của các vị ấy là vô nghĩa. Đây là sự thật ngay cả trong cuộc lưu đày ở Babylon. Ở một thời điểm khi dân Chúa bị bắt làm nô lệ bởi một dân tộc thờ đa thần, thì họ có thể được tha thứ cho sự đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa của họ. Vị ngôn sứ than thở:
    “Si-on từng nói: ‘Đức Chúa đã bỏ tôi,
    Chúa thượng tôi đã quên tôi rồi!” (49,14).
    Trong thế giới cổ đại, quyền lực hiển nhiên nơi một vị thần của một dân tộc được nhìn nhận trong sự thành công và thịnh vượng của dân tộc ấy. Nếu như hiện giờ Israel bị thất bại và bất lực thì Thiên Chúa của họ dường như ít được nhắc tới. Sống như ngoại kiều giữa một dân ngoại, tưởng chừng như không còn tương lai trở về quê hương, không còn hy vọng phục hồi gia sản thiêng liêng và dân tộc, họ bị cám dỗ thờ những vị thần của những kẻ thống trị họ, nguy cơ ấy là rất mạnh. Như vậy sẽ xuôi thuận hơn cho đời sống của họ. Điều này hẳn đã giúp họ hòa nhập vào miền đất mới dễ dàng hơn và giúp họ thuận lợi hơn ở đó.
    Tuy nhiên, vị ngôn sứ đã chống lại sự tuyệt vọng và bất tín như thế và ngài đã lên án các thần giả tạo của Babylon cùng với những kẻ thờ lạy chúng.
    “Thợ nắn ra tượng thần, tất cả bọn họ chẳng là gì hết. Các kiệt tác của họ đều vô dụng. Chúng là nhân chứng của họ, nhưng là những nhân chứng chẳng thấy, chẳng hiểu gì, nên chỉ làm xấu mặt họ mà thôi. Ai lại nắn ra một ông thần, đúc ra một pho tượng để chẳng được gì cả! Đúng vậy, tất cả những ai sùng bái tượng thần đều phải xấu hổ, và những kẻ tạo ra chúng cũng chỉ là phàm nhân. Họ cứ tụ tập lại hết đi, bước cả ra xem nào! Họ sẽ khiếp run và xấu hổ cả đám” (44,9-11).
    Ai tạo nên các tượng thần giả tạo để rồi tán tụng và thờ lạy thì cần phải đặt lại vấn đề.
    “Không ai nghĩ lại trong lòng, không ai có chút hiểu biết, chút trí khôn để nói rằng: Mình đã cho một nửa vào lửa, làm than hồng để nướng bánh, quay thịt mà ăn; phần còn lại, mình đã làm ra thứ ghê tởm, rồi lại đi thờ khúc gỗ như thế sao! Nó bầu bạn với bụi, với tro, lòng mê muội đã làm nó lạc hướng. Nó không cứu nổi mình mà cũng không biết nói: Không phải là đồ giả trong tay tôi sao?” (44,19-20).
    Các tượng thần bằng gỗ, đá không thể cứu được những người thờ lạy với ý muốn hại người hoặc cũng không thể đem lại niềm an ủi. Chúng chỉ là những vật thể được tạo ra. Chúng nuôi dưỡng một ảo tượng về một sự bảo đảm để rồi khi nguy hiểm rình rập và đe dọa, mọi sự sẽ bị lộ tẩy như một sự lừa dối.
    Isaia được mời gọi rút ra khỏi những kẻ “vô tín” về chân lý:
    “Hỡi những người sống sót giữa chư dân,
    tập trung mà kéo đến, cùng nhau lại gần đây.
    Những người kiệu tượng gỗ,
    khấn vái thứ thần chẳng cứu được ai,
    bọn đó thật không hiểu biết gì” (45,20).
    Đồng thời kiên nhẫn trong niềm tin vào Thiên Chúa Sáng Tạo của tổ tiên họ. Đây là Đấng bảo đảm với họ rằng:
    “Nào muôn dân khắp cõi địa cầu,
    hãy hướng về Ta, thì các ngươi sẽ được cứu độ,
    vì Ta là Thiên Chúa, chẳng còn chúa nào khác.
    Ta lấy chính danh Ta mà thề,
    lời chân thật này thốt ra khỏi miệng Ta,
    Ta quyết chẳng bao giờ rút lại:
    Trước mặt Ta mọi người sẽ quỳ gối,
    và mở miệng thề rằng” (45,22-23).
    Đây là Đấng Sáng Tạo vũ trụ, là Đấng luôn bảo trợ công trình sáng tạo đó:
    “Chẳng lẽ các ngươi lại không biết?
    Chẳng lẽ các ngươi chưa được nghe?
    Chẳng lẽ chưa ai báo cho tự ban đầu?
    Chẳng lẽ các ngươi lại không hiểu
    trái đất được xây nền đặt móng làm sao?
    Đấng ngự trên vòm che trái đất
    nhìn xuống chư dân như châu chấu cào cào.
    Cả bầu trời, Người dăng như bức trướng,
    và căng ra như căng lều để ở” (40,21-22).
    Đây là Thiên Chúa Israel, quyền năng của Ngài là vô biên:
    “Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao?
    Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh cửu,
    là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.
    Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn,
    trí thông minh của Người khôn dò thấu.
    Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,
    Kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng” (40,28-29).
    Sự chăm sóc của Đấng Sáng Tạo đối với công trình sáng tạo sẽ không bao giờ ngưng, vẻ đẹp và sự tuyệt diệu của công trình sáng tạo sẽ tiếp tục làm ngây ngất và ngạc nhiên đối với chúng ta. Cũng như dân Israel, chúng ta tín thác vào sự đảm bảo đó, như một phần của công trình sáng tạo, sự quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa sẽ nối dài đối với đời sống chúng ta. Trách nhiệm cai quản của Đấng Sáng Tạo trên công trình sáng tạo cũng sẽ tiếp tục đối với chúng ta. Nếu chúng ta tin vào Đấng Sáng Tạo nên vũ trụ lạ lùng mà chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta thì chúng ta sẽ có bổn phận xứng hợp khả dĩ bảo vệ và giữ gìn công trình ấy.

    Câu hỏi

    1. Niềm tin vào sự hiện diện của một Thiên Chúa sáng tạo trong những lúc dân tộc gặp tai họa sẽ có ích gì?
    2. Bạn có biết những cách thức mà dân Chúa bày tỏ sự quan tâm của mình đối với công trình sáng tạo?
    3. Các tượng thần nào giả tạo đương thời dân Chúa bị cám dỗ thờ lạy? Và tại sao?




    4

    THIÊN CHÚA CHỌN


    DÂN ĐƯỢC CHỌN

    Đối với các tác giả sách Isaia, sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại đều có một mục đích chính. Chúng ta tìm thấy điều này trong việc giải thích dành cho quyền hạn thiêng liêng của vua Kyrô như một khí cụ khả dĩ thay đổi lịch sử. Thiên Chúa đã làm như vậy:
    “Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Gia-cóp,
    và của người Ta chọn là Israel,
    Ta đã gọi ngươi đích danh,
    đã ban cho ngươi một tước hiệu,
    dù ngươi không biết Ta” (45,4).
    Tất cả mọi lịch sử được nhìn nhận là một diễn tả về sự chăm sóc của Thiên Chúa Israel:
    “Vì chính Ta là Đức Chúa,
    Thiên Chúa của ngươi thờ,
    là Đức Thánh của Israel, Đấng cứu độ ngươi.
    Ta đã thí Ai-cập làm giá chuộc ngươi về,
    nộp Cút và Xơ-va để đổi lấy ngươi.
    Vì trước mặt Ta, ngươi thật quý giá,
    vốn được Ta trân trọng và mến thương,
    nên Ta đã thí bao người để đổi lấy ngươi,
    nộp bao dân nước thế mạng ngươi” (43,3-4).
    Israel là một dân tộc trong lịch sử được các ngôn sứ công nhận là công trình sáng tạo của Thiên Chúa:
    “Nhưng bây giờ, đây là lời Đức Chúa phán,
    lời của Đấng tạo thành ngươi, hỡi Gia-cóp,
    lời của Đấng nắn ra ngươi, hỡi Israel:
    Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về,
    đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi:
    ngươi là của Ta!” (43,1).
    Các ngôn sứ quả quyết rằng dân Chúa được tạo thành cả chung lẫn riêng, giống như đất sét được thợ gốm nặn, đúc thành một chiếc bình, lọ:
    “Người đã phán: ‘Thật chúng là dân của Ta,
    là những đứa con không biết lừa dối!’
    và đối với họ, Người đã là một vị cứu tinh” (64,8).
    Trong trường hợp của họ, thợ gốm chính là Thiên Chúa. Sự hiện hữu của họ tùy thuộc vào Đấng mà họ gọi là “Cha”.
    Các ngài tin rằng Israel chính là sở hữu kỳ diệu dành cho Thiên Chúa. Dân Chúa được đưa về từ những miền đất khác trong quá khứ xa xôi để rồi Thiên Chúa sẽ tạo nên một cộng đoàn mới:
    “Nhưng phần ngươi, hỡi Israel, tôi tớ của Ta,
    hỡi Gia-cóp, kẻ Ta tuyển chọn,
    dòng dõi Abraham, bạn của Ta,
    Ta đã nắm chặt lấy ngươi,
    đưa ngươi từ cùng tận trái đất,
    kêu gọi ngươi từ những miền xa thẳm.
    Ta đã nói với ngươi: Ngươi là tôi tớ Ta,
    Ta đã chọn ngươi, Ta đâu ruồng bỏ.
    Đừng sợ hãi: có Ta ở với ngươi.
    Đừng nhớn nhác: Ta là Thiên Chúa của ngươi.
    Ta đã cho ngươi vững mạnh,
    Ta lại còn trợ giúp với tay hữu toàn thắng của Ta” (41,8-10).
    Ở đây vị ngôn sứ nhắc cho họ biết nguồn gốc của mình trong lịch sử về tổ tiên vĩ đại của họ là Abraham, cùng với Sarai vợ mình đã được Thiên Chúa kêu gọi từ miền đất cũ xưa là Ur thuộc những người Can-đê và biến ông trở thành người mang lại lời hứa và chúc phúc cho muôn thế hệ đến đó:
    “Thế là trái đất cùng với thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi” (St12,1-2).
    Chắc chắn Israel vẫn là người mang theo lời hứa và phúc lành thiêng liêng này, nhờ vậy họ được thêm tin tưởng vững vàng.
    Niềm tin của Israel trong sự chọn lựa trở thành sở hữu riêng của Thiên Chúa không có ý đòi hỏi phải là dân tộc siêu đẳng. Môsê nói với dân trước khi họ vào đất hứa:
    “Đức Chúa đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em, không phải vì anh em đông hơn mọi dân, thật ra anh em là dân nhỏ nhất trong các dân” (Đnl7,7).
    Đây là một nhận thức thực sự rằng: vì họ là một dân tộc nên họ được mời gọi gánh vác những trách nhiệm trong mối tương quan với Thiên Chúa, và để sống những quy luật của tương quan ấy. Những luật lệ này rõ ràng đã được Môsê công bố. Họ hiện hữu là để yêu mến Thiên Chúa và để giữ các lệnh truyền của Người (Đnl7,9). Nếu như các điều kiện này được thực hiện thì mọi phúc lành mà Thiên Chúa đã hứa sẽ không ngừng tuôn trào xuống trên họ.
    Điều quan trọng cần chú ý là mối tương quan giữa Israel và Thiên Chúa luôn luôn được hiểu là do Thiên Chúa khởi xướng chứ không phải do dân. Thiên Chúa mà Isaia loan báo là Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta; Ngài tìm kiếm chúng ta và an bài thỉnh cầu chúng ta, chúng ta có muốn hay không muốn? Chính Thiên Chúa đã chọn Abraham và gọi ngài đi vào một tình bạn, sẽ không còn con đường nào khác hơn được nữa. Abraham đáp trả bằng cách đi theo tiếng gọi dưới sự hướng dẫn của đức tin. Sách Sáng Thế cho chúng ta hay: “Vì Abraham đã ra đi như lời Đức Chúa đã bảo ông” (St12,4). Dưới con mắt của các ngôn sứ thì đây là bổn phận của Israel; cần phải mở ra cho lời mời gọi của Thiên Chúa, chăm chú lắng nghe lời của Thiên Chúa đòi hỏi và vâng phục với lòng trung thành và yêu mến.
    Thiên Chúa đã ngỏ lời đặc biệt với dân Người trong Isaia II như sau: “Ta đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi, ngươi là của Ta” (43,1). Thời xưa, gọi bằng chính danh là quyền đặc biệt của người chủ dành cho người được gọi. Ở câu chuyện Sáng Thế thứ hai trong sách Sáng Thế, tất cả các tạo vật trên mặt đất đều được đem tới trước mặt Ađam để ông đặt tên cho, cho nên mới xác nhận được quyền cai quản thú vật trên thế giới đã được ban cho nhân loại (St2,19-20). Thường thường trong các câu chuyện của Israel, chúng ta thấy một tên mới được ban tặng trong nhận thức về một vận mệnh mới do Thiên Chúa điều khiển. Do vậy, Abram được đặt cho một cái tên mới là Abraham khi Thiên Chúa lập giao ước lời hứa với ông trong sách Sáng Thế đoạn 17. Và vợ ông là Sarai được Thiên Chúa đặt lại tên là Sara vì lẽ bà phải khởi đầu một vai trò mới là mẹ của Israel (St17,15-16).

    DÂN TƯ TẾ

    Có một yếu tố được xem xét trong sự hiểu biết riêng tư của Israel, là một dân được Thiên Chúa tuyển chọn. Mối tương quan không phải không có mục đích. Mọi dân tộc đều thuộc về Thiên Chúa, nhưng Israel được gọi là để cho một vận mệnh đặc biệt. Điều này diễn tả rõ ràng nhất trong lời Thiên Chúa truyền cho Môsê nói với dân tại núi Sinai, sau khi thoát khỏi vua Pharaô và quân lực của người Ai-cập:
    “Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập như thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim Bằng, mà đem đến với Ta. Vậy giờ đây, nếu các ngươi thật sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Israel” (Xh19,4-6).
    Lời tuyên bố này không phải là một sự cao quý dành cho một tầng lớp riêng. Đây là một lời mời gọi sống theo lệnh truyền trong tương quan với Thiên Chúa. Chức năng tư tế của họ sẽ được kiện toàn nhờ đời sống phục vụ Thiên Chúa. Sự thánh thiện của họ sẽ được bày tỏ qua sự kính sợ và tuân phục đối với Đấng đã kêu gọi họ.
    Lời mời gọi đặc biệt này đối với sự thánh thiện được nhắc lại trong phần cuối của sách Isaia. Điều này vẫn được duy trì đối với những người trở về từ cuộc lưu đày như một phần của dự phóng tương lai:
    “Còn anh em, anh em sẽ được gọi là
    ‘tư tế của Đức Chúa’,
    người ta sẽ gọi anh em là
    ‘người phụng sự Thiên Chúa chúng ta’.
    Phú quý vinh hoa của chúng,
    anh em sẽ được hưởng” (61,6).
    Nhờ trở về với sự thánh thiện tư tế, sống vâng phục và phụng thờ Thiên Chúa, mà Israel sẽ đứng vững như chứng tá cho quyền lực thiêng liêng và lòng nhân hậu trước mặt mọi dân tộc.
    Vị ngôn sứ nhắc lại một lời hy vọng của vị tiền bối là Isaia I, người đã công bố trong cảnh sầu thương mà Thiên Chúa nhắc cho họ nhớ lại:
    “Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ,
    đã tăng thêm nỗi vui mừng.
    Họ mừng vui trước nhan Ngài
    như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt,
    như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm” (9,2).
    Ngài đã gọi dân thời đại ngài với niềm hoan hỷ:
    “Đứng lên, bừng sáng lên!
    Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.
    Vinh quang của Đức Chúa
    như bình minh chiếu tỏa trên ngươi.
    Kìa bóng tối bao trùm mặt đất,
    và mây mù phủ lấp chư dân;
    còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa,
    vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.
    Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi,
    vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước” (60,1-3).
    Bởi thế, vận mệnh của những người được mời gọi và phúc lành sẽ được viên mãn, họ sẽ trở thành những người mang ánh sáng của Thiên Chúa đến cho toàn thế giới.
    Nhờ phép rửa, chúng ta được mời gọi chia sẻ phúc lành từ tình bạn của Thiên Chúa cùng với Israel. Thiên Chúa đã mời gọi Abraham và Sara cũng sẽ tiếp tục mời gọi chúng ta đi vào một mối tình. Chúng ta cũng được mời gọi mở lòng ra trước lời mời đó, mở lòng trí để biết Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta khả dĩ giúp chúng ta đáp trả trong lòng tin và yêu mến. Chúng ta cũng được mời gọi trở thành một dân tư tế và một dấu chỉ ánh sáng Thiên Chúa trong thế gian; một dân tộc mang trên mình chứng tá niềm vui đối với tình yêu thiêng liêng.


    Câu hỏi

    1.Bạn có thể chỉ rõ một giai đoạn mà bạn cảm nhận được bạn đang được mời gọi đi vào một tương quan đặc biệt với Thiên Chúa?
    2.Bạn hiểu như thế nào về những luật lệ trong mối tương quan của bạn với Thiên Chúa?
    3.Cũng như Israel, chúng ta được mời gọi trở thành một dân tư tế. Vậy chúng ta phải sống lời mời gọi này như thế nào?
    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  3. #3
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 169 lần trong 59 bài viết

    Default Thiên Chúa trong Isaia

    (tiếp...)

    5


    THIÊN CHÚA YÊU

    Israel được các ngôn sứ nhắc lại rằng Thiên Chúa đã mời gọi họ và Ngài đã trung thành với mối tương quan đã được thiết lập xuyên suốt lịch sử của họ. Isaia III giúp họ nhớ lại truyền thống mà họ đã được biết đến về sự giải phóng khỏi ách nô lệ Ai-cập:
    “Bấy giờ, dân người nhớ lại
    thời quá khứ, thời ông Môsê.
    Đâu rồi Đấng đã đưa
    vị mục tử đàn chiên của Người lên từ biển?
    Đâu rồi Đấng đã đặt nơi ông
    thần khí thánh của Người,
    Đấng cho cánh tay vinh hiển của Người
    đi bên hữu ông Môsê,
    Đấng rẽ nước ra trước mặt họ,
    để lưu danh muôn đời,
    Đấng cho họ đi qua giữa lòng vực thẳm
    như ngựa đi trong sa mạc hoang vu?
    Họ đã không vấp ngã” (63,11-13).
    Để loan báo “tình yêu chung thủy” của Thiên Chúa, ngài đã trình bày:
    “Trong mọi cơn quẫn bách.
    Không phải một sứ giả
    hay một thiên thần đã cứu thoát họ,
    nhưng là chính tôn nhan Người.
    Vì yêu mến và thương cảm,
    chính Người đã chuộc họ về,
    đã vực họ dậy mà mang họ đi
    suốt thời gian quá khứ” (63,9).
    Với sự hiển nhiên về sự ưu ái của Thiên Chúa dành cho họ trong quá khứ, làm sao họ có thể nghi ngờ rằng họ sẽ tiếp tục được yêu thương và được bảo vệ. Họ cần xây dựng trên nền tảng là niềm tin và sự tín thác.
    Như chúng ta đã bắt gặp trong chương trước, mối tương quan thân tình này không phải là cái gì đó Israel tự kiếm được. Đó không phải là một dấu chỉ khiến họ vĩ đại hay quyền lực hơn bất cứ dân tộc nào khác. Môsê nói với dân rằng: “Đó là vì Đức Chúa đã yêu thương anh em” (Đnl7,8). Lời mời gọi của Thiên Chúa ưu ái như phúc lành và món quà thuần khiết xuất phát từ kho tàng thiêng liêng của tình yêu và lòng thương xót bao la.
    Sự mật thiết nhất của mối tương quan nhân loại được các ngôn sứ dùng như những hình ảnh của sự ràng buộc vĩnh viễn tồn tại giữa Thiên Chúa và dân Israel. Sách Sáng Thế công bố rằng con người chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa:
    “Thiên Chúa sáng tạo con người
    theo hình ảnh Mình,
    Thiên Chúa sáng tạo con người
    theo hình ảnh Thiên Chúa,
    Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St1,27).
    Do đó, khi các trước tác Thánh Kinh mong muốn quảng diễn tương quan của họ với Thiên Chúa, thì họ đã khéo léo dùng ngôn ngữ của tương quan nhân loại. Vì kinh nghiệm cơ bản của họ thuộc về tình yêu và sự chăm sóc của Thiên Chúa, nên cũng rất tự nhiên khi họ nói về mối tương quan ấy từ sự hiểu biết của họ về nhiều loại tình yêu giữa người nam và người nữ.
    Các ngôn sứ cũng diễn tả kinh nghiệm của mình về Thiên Chúa như là tương quan giữa cha mẹ với con cái vậy:
    “Trời hãy nghe đây,
    đất lắng tai nào, vì Đức Chúa phán:
    ‘Ta đã nuôi đàn con, cho chúng nên khôn lớn,
    nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta” (1,2).
    Sự thân mật trong tương quan ấy cũng được thể hiện dưới hình thức giữa người chồng và người vợ:
    “Chẳng ai còn réo tên ngươi: ‘Đồ bị ruồng bỏ!’
    Xứ sở ngươi hết bị tiếng là ‘Phận bạc duyên đơn.’
    Nhưng ngươi được gọi: ‘Ái khanh lòng Ta hỡi!’
    Xứ sở ngươi nức tiếng là ‘Duyên thắm chỉ hồng.’
    Vì ngươi sẽ được Đức Chúa đem lòng sủng ái,
    và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi.
    Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ,
    Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về.
    Như cô dâu là niềm vui cho chú rể,
    ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ” (62,4-5).
    Trong một thế giới mà chúng ta thường chứng kiến sự bóp méo và tan vỡ nhiều mối dây ràng buộc thân tình của con người, họ như đánh mất đi quyền của họ trở thành những hình ảnh ưu ái của Thiên Chúa. Dân Israel ngày xưa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, bản chất con người vẫn còn đó sự mỏng dòn yếu đuối. Thực sự Kinh Thánh cũng để lại nhiều câu chuyện trong dân Chúa, họ cũng có nhược điểm và là những chủ thể mang lấy thất bại như chúng ta. Các ngôn sứ là những người luôn giúp chúng ta được lý tưởng hóa cũng như Israel được mời gọi phấn đấu không ngừng. Nếu như tình yêu Thiên Chúa được diễn tả nơi những hình ảnh các mối tương quan nhân loại thì các mối tương quan đó phản chiếu tình yêu thiêng liêng một cách tương xứng. Cũng như con đường mà Chúa Giêsu đã gởi thác cho Thiên Chúa, Đấng đã sai Ngài trong tư cách là “Cha”, điều này sẽ giúp cho chúng ta xác định lại khuôn mẫu Cha của chúng ta trong tình thân ái.
    Sách Isaia có rất nhiều kiểu nói diễn tả sự kiên nhẫn chăm sóc mà Thiên Chúa dành cho Israel. Đây là vườn nho thương mến của Thiên Chúa, vườn nho được ưu ái chăm sóc:
    “Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh,
    chính là Israel đó;
    cây nho Chúa mến yêu quý chuộng,
    ấy chính là người xứ Giuđa.
    Người những mong họ sống công bằng,
    mà chỉ thấy toàn là đổ máu;
    đợi chờ họ làm điều chính trực,
    mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (5,7).
    Chúng ta cũng có thể thấy các tác giả đã sống trong một xã hội lệ thuộc vào nền nông nghiệp nghèo nàn, các ngài diễn tả ngôn ngữ kinh nghiệm cá nhân của mình:
    “Ngày ấy, các ngươi hãy ca ngợi vườn nho tuyệt diệu.
    Chính Ta, Đức Chúa, Ta là người canh giữ vườn nho,
    vẫn đều đặn tưới nước;
    Ta canh giữ ngày đêm, không cho ai phá hoại” (27,2-3).
    Những hoàn cảnh gợi lên hình ảnh về một người trông coi vườn nho, người ấy phải tận tâm và luôn tỉnh thức, luôn cải tạo cho đất màu mỡ.
    Đàn chiên được mục tử thiêng liêng bảo vệ, Ngài thi hành nhiệm vụ chăm sóc chúng bằng tình yêu và bảo vệ chúng khỏi mọi nguy hại:
    “Như mục tử, Chúa chăn giữ đàn chiên của Chúa,
    tập trung cả đoàn dưới cánh tay.
    Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng,
    bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (40,11).
    Một lần nữa hình ảnh là sự bảo vệ mang tính cẩn trọng, kết hợp với sự chăm sóc nhẹ nhàng và thương mến. Ngay cả cách dùng hình ảnh của các ngôn sứ cũng bắt nguồn từ tương quan nhân loại, từ đó giúp chúng ta xác định lại cho riêng mình, các ngài cũng sử dụng nhiều hình ảnh thế giới tự nhiên khả dĩ giúp chúng ta lượng định lại con đường chúng ta đi vốn có liên quan đến thế giới quanh chúng ta. Vai trò phân định thiêng liêng của chúng ta cũng giống như những người trông coi công trình sáng tạo, được diễn tả qua sự chăm sóc tương tự như đã được ông chủ thi hành đối với vườn nho mình.
    Tương quan giữa Thiên Chúa và Israel là rất thân mật như thể họ được ghi khắc vào tính xác thịt dưới bàn tay cắt tỉa của Thiên Chúa. Suốt những năm tháng lưu đày, dân Chúa kêu trách rằng Thiên Chúa đã bỏ quên họ:
    “Si-on từng nói: Đức Chúa đã bỏ tôi,
    Chúa thượng tôi đã quên tôi rồi!” (49,14).
    Nhưng họ được bảo đảm như sau:
    “Có phụ nữ nào quên được đứa con của mình,
    hay chẳng thương đứa con mình mang nặng đẻ đau?
    Cho dù nó có quên đi nữa,
    thì Ta, Ta chẳng quên ngươi bao giờ.
    Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi
    trong lòng bàn tay của Ta,
    thành lũy ngươi, Ta luôn thấy trước mặt” (49,15-16).
    Kinh nghiệm của họ về Đấng sáng tạo và bảo vệ thiêng liêng còn thương mến, có thể nói, hơn cả sợi dây ràng buộc giữa một người mẹ với đứa con thơ trong lòng bà. Sự thật họ trở thành một phần hiện hữu thực của Thiên Chúa. Mọi tương quan nhân loại đều có hạn nhưng dù sao chúng ta vẫn có thể hy vọng. Cuối cùng tất cả chúng ta vượt qua mọi ranh giới bao quanh tình yêu mà chúng ta dành cho tha nhân. Sẽ không còn bất cứ giới hạn nào nữa khi chúng ta cùng đi với Thiên Chúa. Israel và cả chúng ta nữa cũng được lôi cuốn đi vào tình yêu vô biên vô tận.
    Cũng cần nhắc lại rằng những diễn tả tình yêu thiêng liêng của các trước tác Thánh Kinh nằm ngoài kinh nghiệm riêng của các ngài. Các ngài không chỉ nói về những phạm trù thuộc khả năng tưởng tượng của mình. Đây là Thiên Chúa mà các ngài đã biết, hiện đang hoạt động trên đời sống các ngài; một Thiên Chúa yêu thương và hằng ấp ủ. Chúng ta cũng có thể tiếp tục sử dụng ngôn ngữ tương quan nhân loại này để nói về Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Ngay như các ngôn sứ cũng đã nói theo bối cảnh xã hội của các ngài, thì chúng ta cũng có tự do để tìm kiếm những cách thức khác nhau để nói về kinh nghiệm Thiên Chúa trong xã hội chúng ta.
    Các ngôn sứ đã nhận ra rằng tình yêu Thiên Chúa còn đi xa hơn cả sự thấu triệt mang tính con người của chúng ta về thực tại ấy. Cả kinh nghiệm lẫn ngôn ngữ nhân loại đều có giới hạn, và cuối cùng vẫn không thể diễn tả hết được toàn bộ tình yêu thiêng liêng. Sự nhận thức này cung cấp nền tảng cho sự tín thác của Israel vào Thiên Chúa, Đấng đã bày tỏ tình yêu đối với họ trong quá khứ và còn tiếp tục yêu thương họ, dù nhiều lần họ ngoảnh mặt trước tình yêu ấy. Tình yêu này sẽ miên trường và nối dài tới chúng ta hầu chúng ta cũng có thể đặt niềm tín thác vào Người. Dù mối tình của chúng ta còn đó nhiều giới hạn, nhưng Thiên Chúa vẫn mời gọi chúng ta đi vào sự vô biên vô tận của tình yêu.

    Câu hỏi

    1. Bạn đã cảm nghiệm sâu xa tình yêu Thiên Chúa từ khi nào?
    2. Bạn có nghĩ rằng những hình ảnh tình yêu Thiên Chúa trong sách Isaia vẫn còn có ích cho ngày hôm nay?
    3. Hình ảnh nào từ đời sống của bạn mà bạn sẽ dùng để nói về tình yêu Thiên Chúa?




    6


    THIÊN CHÚA XÉT XỬ

    Phần lớn sách Isaia nói về án phạt của Thiên Chúa đối với Israel. Như chúng ta đã biết, các đoạn văn này thuộc những giai đoạn thay đổi đột ngột về chính trị, kinh tế và xã hội trong lịch sử Israel. Họ nói về những cuộc chinh phục Giuđa và cuộc tàn phá Giêrusalem, diễn tả nỗi đau, sự chết và cuộc lưu đày của dân Chúa. Vị ngôn sứ làm sáng tỏ mỗi thời điểm điều đang xảy ra cho Israel, không chỉ là vấn đề thiếu may mắn hay xấu số hoặc của những quyền lực lịch sử bàng quan nằm ngoài tầm kiểm soát. Vận mệnh Israel dù tốt dù xấu vẫn luôn ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Nếu như dân tộc bị hủy diệt hay được chúc phúc và gặp thuận lợi thì cũng là do Thiên Chúa:
    “Ai đã để cho Gia-cóp chịu cảnh bóc lột,
    đã trao Israel vào tay bọn cướp?
    Há chẳng phải là Đức Chúa hay sao?
    Quả thật, chúng ta đã đắc tội với Người:
    đường lối Người, không ai chịu bước theo
    luật pháp Người, chẳng ai buồn tuân giữ.
    Chính vì thế, Người trút cơn thịnh nộ xuống dân Người,
    cho lan tràn cảnh chiến tranh khốc liệt.
    Khắp xung quanh, lửa bừng bừng cháy,
    mà dân chẳng hiểu gì,
    lửa thiêu hủy nó, mà nó chẳng quan tâm” (42,24-25).
    Vị ngôn sứ diễn tả về Thiên Chúa như ông chủ ưu ái chăm sóc vườn nho của Israel. Ông chủ này cũng có quyền biến vườn nho trở nên hoang tàn:
    “Vậy bây giờ tôi cho các ông biết
    tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi:
    hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang,
    bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo.
    Tôi sẽ biến thửa ruộng thành mảnh đất hoang vu,
    không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm;
    sẽ truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống” (5,5-6).
    Tuy nhiên, đây không phải là sự hủy diệt ngẫu nhiên và bất cẩn do một Thiên Chúa bạo lực. Ông chủ không làm cho vườn nho mình hằng ấp ủ ra hoang tàn chỉ vì cơn giận mù quáng hoặc do một khát vọng thù hận. Trong sách Isaia, sự trừng phạt dành cho Israel được xác tín trong mạch văn tương quan tình thương giữa cha mẹ với con cái. Có quan tâm và yêu thương thì Thiên Chúa mới trừng phạt khi con cái nổi loạn và bất phục. Đây là trách nhiệm của một người cha biết quan tâm chăm sóc con cái.
    Trong cái nhìn này, sự xét xử của vị ngôn sứ trên dân là rất gay gắt:
    “Vì chúng là một dân phản nghịch,
    là những đứa con gian dối,
    những đứa con không muốn nghe luật của Đức Chúa.
    Chúng bảo các thầy chiêm: ‘Đừng chiêm ngưỡng nữa’,
    bảo các thầy thị kiến: ‘đừng nói cho chúng tôi
    những điều chân thật thấy trong thị kiến;
    hãy nói cho chúng tôi những chuyện bùi tai,
    hãy kể cho chúng tôi
    những điều huyền hoặc thấy trong thị kiến.
    Hãy bỏ lối rời đường,
    đừng nói đến Đức Thánh của Israel
    trước mặt chúng tôi nữa” (30,9-11).
    Đây không đơn thuần chỉ là sự công bằng của Thiên Chúa: chúc lành điều tốt và luận phạt điều xấu xa. Các ngôn sứ nhấn mạnh sự kiện này là dân Chúa đều là những kiến trúc sư của số phận đời mình. Thiên Chúa phạt họ vì những hình ảnh tội lỗi của họ.
    Vườn nho của Israel bị hủy diệt vì họ không tuân giữ lề luật liên quan đến mối tình dành cho họ như dân được Thiên Chúa tuyển chọn. Thiên Chúa đã tình nguyện đi vào mối tình này, đây là một hành động của lòng từ bi và xót thương. Nhưng tất cả các mối tương quan này đều đi liền với bổn phận dành cho cả hai người bạn, thế mà Israel đã quay lưng lại với ông chủ và khước từ những giới hạn ràng buộc giữa họ. Các ngôn sứ đã lên án dân về hành động không nhận trách nhiệm của mình trong giao ước. Những cuộc nổi loạn tiếp theo có thể đem lại hủy diệt mà thôi. Đáp trả của Thiên Chúa đối với sự bất trung của họ là một vấn đề của sự công bình chứ không phải do giận hờn hoặc thù hận. Họ không tin và hệ quả tất yếu sẽ phát sinh.

    TỘI LỖI CỦA ISRAEL

    Các ngôn sứ rất rõ ràng về nguồn gốc của sự nổi loạn. Những chi tiết về tội Israel là rất chính xác và nói cho chúng ta biết nhiều về Thiên Chúa Đấng mà họ hằng liên kết trong một mối tình. Trong một bài ca tán tụng, Isaia I đã định nghĩa về vị Thiên Chúa này như sau:
    “Quả thật Ngài là chốn dung thân cho người hèn yếu,
    là nơi nương náu cho kẻ khó nghèo
    khi gặp bước gian truân.
    Ngài là nơi trú ẩn trong cơn bão táp,
    là bóng mát giữa buổi nắng thiêu,
    vì sát khí của quân cường bạo
    chẳng khác nào mưa bão đập vào tường” (25,4).
    Vị ngôn sứ đã diễn tả một cách chua xót về dân tộc đã không thực thi điều Thiên Chúa đòi hỏi về họ, chúng ta bắt gặp sự chống lại mối quan tâm chăm sóc thiêng liêng này như sau:
    “Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh,
    chính là nhà Israel đó;
    cây nho Chúa mến yêu quý chuộng,
    ấy chính là người xứ Giuđa.
    Người những mong họ sống công bằng,
    mà chỉ thấy toàn đổ máu;
    đợi chờ họ làm điều chính trực,
    mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (5,7).
    Con đường này sẽ xác định thời đại thịnh vượng về kinh tế của Giuđa trong nữa đầu thế kỷ thứ VIII, được tiếp tục bằng một cuộc tấn công trên một tội khá đặc biệt do khai thác bóc lột kinh tế:
    “Khốn thay những kẻ tậu hết nhà nọ đến nhà kia
    nối thêm ruộng này đến ruộng khác,
    tới mức không còn chỗ trống nào
    và chỉ còn một mình các người trong xứ!” (5,8).
    Rõ ràng kẻ giàu có sẽ đầu cơ trích trữ tài sản, cho nên không có gì lạ khi xảy ra chuyện cá lớn nuốt cá bé!
    Tất cả những con đường này trong sách Isaia đều kể chi tiết tội lỗi của Israel, nó đặt chúng ta trong một bối cảnh công bằng xã hội. Đối với các ngôn sứ, tội không nguyên một vấn đề đạo đức. Cần phải thực thi trách nhiệm cá nhân trong cộng đoàn. Điều có liên quan đến những nội dung này là tin rằng điều Thiên Chúa truyền là bảo vệ những thành phần dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Những người cần được chăm sóc là cô nhi, quả phụ, người nghèo. Đây là một chủ đề thường thấy trong tất cả các bản văn Kinh Thánh. Họ là những yếu đuối không có khả năng để tự bảo bệ mình cho nên những người có khả năng cần phải bảo vệ và chăm sóc họ. Toàn thể cộng đồng sẽ được xét xử theo cách mà họ đem lại hạnh phúc cho những thành phần nghèo túng nhất. Hoạt động cộng đồng phải dành ưu tiên cho họ, chứ không phải đẩy họ ra bên lề. Thiên Chúa sẽ đến với những con người bị tổn thương, vì vị ngôn sứ đã tiếp nhận án phạt công bình đối với Israel. Rõ ràng sự bất tín của Israel được tỏ lộ nơi những hành động bất công của mình.
    Xét xử được tiên báo gay gắt chống lại những người có thế lực chính trị và xã hội khiến cho họ phải có trách nhiệm đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu thế. Tầng lớp thượng lưu giàu có ở Giêrusalem đã bị Isaia công kích:
    “Các thủ lãnh của ngươi là những kẻ phản nghịch,
    đồng lõa cùng trộm cướp.
    Tất cả bọn chúng đều thích ăn hối lộ,
    và chạy theo quà cáp.
    Chúng không phân xử công minh cho cô nhi,
    cũng chẳng quan tâm đến quyền lợi quả phụ” (1,23).
    “Đức Chúa đưa ra tòa xét xử
    hàng kỳ mục và những kẻ lãnh đạo dân Người:
    ‘chính các ngươi đã ăn hại vườn nho.
    Của cải người nghèo các ngươi đã bóc lột
    còn đang ở trong nhà các ngươi.
    Cớ sao các ngươi lại chà đạp dân Ta,
    làm tan nát mặt mày những kẻ nghèo khó?’
    Sấm ngôn của Chúa Thượng,
    Đức Chúa các đạo binh!” (3,14-15).
    Những nhà lập pháp quyền lực được mời gọi quảng bá. Luật được làm ra là để bảo vệ người yếu thế, chứ không phải để bóc lột họ. Vị ngôn sứ đang xót xa vì sự khước từ công bình mà họ là những người mời gọi để phục vụ:
    “Khốn thay những kẻ đặt ra các luật lệ bất công,
    những kẻ viết nên các chỉ thị áp bức,
    để cản người yếu hèn hưởng công lý,
    tước đoạt quyền lợi người nghèo khó trong dân tôi,
    để biến bà góa thành mồi ngon cho chúng,
    và bóc lột kẻ mồ côi” (10,1-20).
    Quyền lực mà họ đã dùng sai trái, sẽ không cứu được họ vào ngày cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống:
    “Các người sẽ làm chi khi đến ngày trừng phạt,
    khi bão tố từ xa ập tới?
    Các người sẽ chạy đến với ai mà xin giúp đỡ?
    Các người sẽ để vinh hoa phú quý nơi đâu?
    Chỉ còn có việc khom lưng giữa đám tù
    và ngã gục giữa những người bị giết.
    Dẫu thế, Người vẫn chưa nguôi cơn thịnh nộ,
    và tay Người vẫn còn giơ lên” (10,3-4).
    Những người thi hành đức công bình cách ép buộc trong miền đất cũng sẽ bị trả lẽ như sau:
    “Những kẻ vì nhận quà hối lộ
    mà tuyên bố kẻ có tội là công chính,
    và phủ nhận sự công chính của người công chính” (5,23).
    “Thật vậy, loài bạo chúa đã không còn nữa,
    quân ngạo mãn sẽ phải tiêu vong,
    và mọi kẻ rắp tâm làm điều ác ắt sẽ phải diệt trừ:
    đó là những kẻ dùng lời nói
    làm cho người ta bị kết tội,
    và cho người xử án tại cửa công phải mắc bẫy;
    chúng dùng những lời lẽ vô căn cứ
    mà làm cho người công chính bị gạt ra ngoài” (29,20-21).
    Đức công bình cần phải được nhìn nhận và thực thi trên hết. Lề luật không bị bóp méo hay bị lèo lái theo lợi ích cá nhân. Vì những người nghèo và những người không được giúp đỡ sẽ được một vị thẩm phán chung cuộc xét xử theo lẽ công bình; đức công bình của Người là cố vấn tối cao:
    “Những ai nghèo hèn, khốn khổ,
    tìm nước không ra, lưỡi khô vì khát,
    Ta, Đức Chúa, Ta sẽ đáp lời,
    Ta, Thiên Chúa của Israel,
    Ta sẽ không bỏ rơi chúng” (41,17).

    TỘI TÔN GIÁO

    Các ngôn sứ công bố rất rõ ràng chỉ có luật hình thức thực hành tôn giáo thì chưa đủ. Sự kiện toàn luật lệ hình thức của tôn giáo nguyên thủy khiến cho người tuân giữ có cảm giác công chính, nhưng vẫn không dấu được Thiên Chúa sự bất công mà vị ngôn sứ tìm thấy nơi lòng xã hội của ngài. Cầu nguyện và hy sinh có thể là đạo đức giả, không thể lừa gạt được Thiên Chúa:
    “Đức Chúa phán: ‘Ngần ấy hy lễ của các ngươi,
    đối với Ta, nào nghĩa lý gì?
    Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy.
    Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm!
    Khi các ngươi đến trình diện Ta,
    ai khiến các ngươi giẫm lên khuôn viên của Ta?
    Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa.
    Ta ghê tởm khói hương;
    Ta không chịu nổi ngày đầu tháng,
    ngày Sa-bát, ngày đại hội,
    không chịu nổi những người cứ phạm tội ác
    rồi lại cứ lễ lạt linh đình” (1,11-13).
    Ngài tiếp:
    “Khi các ngươi dang tay cầu nguyện,
    Ta bịt mắt không nhìn;
    các ngươi đọc kinh cho nhiều,
    Ta cũng chẳng thèm nghe.
    Vì tay các ngươi đầy những máu” (1,15).
    Thiên Chúa Israel không đòi những hy lễ tôn giáo, cũng không đòi hỏi thực thi những hình thức tỉ mỉ. Nhưng cần tuân giữ với lòng đơn sơ và trong sáng. Đây là một Thiên Chúa yêu chuộng sự công bình, và mời gọi dân Chúa thực thi như vậy. Sự tán tụng và nghi lễ mà Thiên Chúa đòi chính là sự thiện hảo thuần khiết. Thay vì đôi mắt thảo hiếu hướng về thiên đàng thì dân Chúa được mời gọi quan sát xung quanh họ và bảo đảm rằng tất cả các thành phần trong cộng đồng họ có khả năng tìm thấy đức công bình, lòng từ bi và bình an:
    “Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết,
    và vất bỏ tội ác của các ngươi khỏi chướng mắt Ta.
    đừng làm điều ác nữa.
    Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bằng,
    sửa phạt người áp bức, xử công bình cho cô nhi,
    biện hộ cho quả phụ” (1,16-17).
    Điều quan trọng cần chú ý ở đây là ngừng làm điều dữ và học làm điều thiện, tất cả đã được minh định trong những thuật ngữ được sử dụng riêng cho đức công bằng xã hội. Điều cần được tuân giữ không chỉ là một vấn đề nội tại dành cho mỗi cá nhân. Cầu nguyện, và chăm lo đến linh hồn của mỗi người thì vẫn chưa đủ. Đối với các ngôn sứ, thực hành tôn giáo đích thực là thuộc hành động mang lại sự hợp lý và công bằng xã hội cho tất cả các thành phần của cộng đồng.
    Xét đoán hình thức tôn giáo vô nghĩa thuộc thế kỷ thứ VIII của Isaia I sẽ được những vị kế tục ngài lặp lại. Sau cuộc trở về từ lưu đày Babylon, vị ngôn sứ thế kỷ thứ VI không bị lừa gạt bởi những người phô trương lòng đạo đức của mình như một thứ mặt nạ che đẩy sự bất công của mình:
    “Chúng nói: ‘Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy,
    chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?’
    Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã,
    để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn.
    Chính ngày các ngươi muốn ăn chay
    để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm,
    thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách” (58,3-4).
    Lệnh truyền của Thiên Chúa sẽ bất biến:
    “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải thế này sao:
    mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
    trả tự do cho người bị áp bức,
    đập tan mọi gông cùm?” (58,6).
    Và thực hành tôn giáo đích thực vẫn được minh định trong thuật ngữ thuộc công bình xã hội:
    “Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
    rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
    thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
    không ngoảnh mặt làm ngơ
    trước người anh em cốt nhục” (58,7).
    Do đó, thông điệp của vị ngôn sứ là rất rõ ràng. Điều bạn đã nhìn thấy, bạn cũng sẽ được hưởng. Isaia I tuyên bố:
    “Khốn thay kẻ gian ác, thật khốn thay,
    vì hậu quả việc tay nó làm, nó sẽ phải chuốc lấy” (3,11).
    Lời tiên tri của các ngài về sự hủy diệt sẽ vượt trên khả năng nhận thức sự thối nát trong xã hội đồng thời biết rằng những hậu quả xảy ra không thể tránh khỏi được. Các ngài mời gọi dân nhận trách nhiệm về những hành động của mình, và trở về với Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi họ:
    “Vì vậy, Đức Chúa đợi chờ để thi ân cho anh em,
    Người sẽ đứng lên để tỏ lòng thương xót,
    vì Đức Chúa là Thiên Chúa công minh,
    hạnh phúc thay mọi kẻ đợi chờ Người!” (30,18).
    Có nghĩa là lời mời gọi nhìn nhận trách nhiệm cho trình trạng xã hội con người và cũng được xác định cho cả chúng ta nữa. Vì đây là một lời mời gọi che chở những người yếu thế và bất lực trong dân. Cũng như Israel, chúng ta cũng phải trả lẽ đối với cuộc vượt qua thiêng liêng để sống công bình. Như những người đó đã nói qua sự nhận thức của sách Isaia, thì chính trách nhiệm của mỗi thành phần xã hội đảm bảo rằng những thể chế chính trị, pháp luật, tôn giáo mà chúng ta xây dựng thành mẫu mực rồi lãnh đạo xã hội đó thực thi công bình không quang tỏa giữa chúng ta, thì sự hỗn loạn hiển nhiên chắc chắn sẽ hủy diệt thế giới chúng ta.


    Câu hỏi

    1. Sự hiểu biết về tội lỗi của Isaia có còn thích hợp cho chúng ta ngày nay không?
    2. Bạn có đồng ý với các ngôn sứ rằng những người có quyền trong cộng đoàn nên hành động nhân danh những người bị tổn thương hơn?
    3. Có khi nào bạn thấy quyền lực tôn giáo nông cạn chưa? Còn khi nào tôn giáo đúng nghĩa?
    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  4. #4
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 169 lần trong 59 bài viết

    Default Thiên Chúa trong Isaia

    (tiếp...)

    7


    THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ

    Thiên Chúa phạt đứa con yêu dấu nhưng rồi Ngài cũng cứu thoát và vì vậy vị ngôn sứ này đã dâng lời tạ ơn chân thành:
    “Ngày đó, bạn sẽ nói:
    Lạy Đức Chúa, con dâng lời cảm tạ:
    Ngài đã từng thịnh nộ với con,
    nhưng giờ đây cơn giận đã nguôi rồi,
    và Ngài lại ban niềm an ủi.
    Đây chính là Thiên Chúa cứu độ,
    tôi tin tưởng và không sợ hãi,
    bởi vì Thiên Chúa là sức mạnh tôi,
    là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi” (12,1-2).
    Có sợi chỉ của một niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, Đấng trung thành xuyên suốt sách Isaia. Các ngôn sứ không bao giờ nghi ngờ điều đó, cho dù Israel có đau khổ lớn cỡ nào, thì cũng có một ngày Thiên Chúa can thiệp cứu thoát con người và mở ra một cùng đích cho thời đại đau khổ của họ:
    “Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.
    Đức Chúa là Chúa thượng sẽ lau khô dòng lệ
    trên khuôn mặt mọi người,
    và trên toàn cõi đất, Người sẽ xóa sạch
    nỗi ô nhục của dân Người. Đức Chúa phán như vậy.
    Ngày ấy, người ta sẽ nói:
    Đây là Thiên Chúa chúng ta,
    chúng ta từng trông đợi Người,
    và đã được Người thương cứu độ.
    Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng đợi trông.
    Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng
    bởi được Người cứu độ” (25,8-9).
    Đấng công bình đã đánh phạt họ, nhưng cũng là Đấng chữa lành họ; “Vào ngày Đức Chúa băng bó vết thương cho dân Người, và chữa lành những chỗ nó bị đánh, ánh sáng mặt trăng sẽ nên như ánh sáng mặt trời, và ánh sáng mặt trời sẽ tăng gấp bảy - ánh sáng của bảy ngày” (30,26). Dẫu họ quay lưng với Thiên Chúa nhưng Ngài vẫn xót thương mời gọi họ:
    “Ta sẽ làm cho tội của ngươi tan ra như làn mây khói,
    lỗi của ngươi biến mất tựa áng mây.
    Hãy trở lại cùng Ta,
    vì Ta là Đấng cứu chuộc ngươi” (44,22).
    Israel luôn luôn tin tưởng rằng Thiên Chúa đã kêu gọi họ đi vào mối tình, đã ban cho họ đất hứa, Ngài sẽ không khước từ họ, cho dù họ có tội lỗi. Isaia I tuyên bố cách xác quyết rằng: “Thật vậy, Đức Chúa sẽ chạnh thương Gia-cóp và sẽ lại chọn Israel, Người sẽ cho họ định cư trên đất của họ. Người ngoại bang sẽ gắn bó với họ và sẽ kết nghĩa với nhà Gia-cóp” (14,1). Niềm tin này được lặp lại trong Isaia II, ngài tuyên bố một cách chắc chắn lời Thiên Chúa dành cho Israel:
    “Vì Ta, Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi,
    Đấng cầm lấy tay phải ngươi và phán bảo:
    Đừng sợ, chính Ta phù trợ ngươi” (41,13).
    Sự kiện cứu độ thuộc quá khứ Israel được nhắc lại như những chứng cớ chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ luôn luôn cứu thoát Israel khỏi áp bức và lưu đày. Isaia I nhắc lại cho dân biết rằng Thiên Chúa của họ là “Đấng đã giải thoát Abraham” (29,11), và ngài đặt trước họ mẫu gương giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập:
    “Người sẽ phất cờ hiệu cho các dân tộc,
    và từ bốn phương thiên hạ,
    sẽ quy tụ những người Israel biệt xứ,
    sẽ tập họp những người Giuđa bị phân tán” (11,12).
    “Và sẽ có một con lộ cho phần sống sót của dân Người,
    phần sống sót ở Át-sua,
    như xưa đã có một con lộ cho Israel,
    ngày họ từ đất Ai-cập đi lên” (11,16).
    Thiên Chúa bảo đảm trong Isaia rằng họ sẽ được giải thoát khỏi bị hủy diệt như Nô-ê đã được cứu khỏi đại hồng thủy:
    “Ta cũng sẽ làm như thời Nô-ê:
    lúc đó, Ta đã thề rằng
    hồng thủy sẽ không tràn ngập mặt đất nữa,
    cũng vậy, nay Ta thề sẽ không còn nổi giận
    và hăm dọa ngươi đâu” (54,9).
    Vì sự trung thành của Thiên Chúa được bày tỏ trong lịch sử quá khứ của họ và vẫn còn tiếp tục:
    “Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay,
    tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi,
    giao ước hòa bình của Ta cũng chẳng chuyển lay,
    Đức Chúa là Đấng thương xót ngươi phán như vậy” (54,10).
    Sự xác tín này vào lòng thương xót thiêng liêng xuất phát từ sự hiểu biết của các ngôn sứ về bản tính của Thiên Chúa, Đấng mà họ tín thác. Niềm hy vọng của họ được đặt trên nền tảng sự kiện mà họ có thể nói về Thiên Chúa này:
    “Quả thật, Ngài là chốn dung thân cho người hèn yếu,
    là nơi nương náu cho kẻ khó nghèo
    khi gặp bước gian truân.
    Ngài là nơi trú ẩn trong cơn bão táp,
    là bóng mát giữa buổi nắng thiêu,
    vì sát khí của quân cường bạo
    chẳng khác nào mưa bão đập vào tường.
    Như nắng thiêu trên đất khô cằn,
    Ngài chế ngự tiếng ồn ào náo động của lũ ngoại bang.
    Như bóng mây ngăn sức nắng thiêu,
    Ngài dập tắt những lời ca tiếng hát của quân bạo cường” (25,4-5).

    PHÉP LẠ CỨU ĐỘ

    Khi Thiên Chúa cứu thoát Israel thì ơn cứu độ của họ sẽ là một sự kiện phi thường. Tất cả những giới hạn thế gian sẽ được siêu nhiên hóa:
    “Bấy giờ mắt người mù mở ra,
    tai người điếc nghe được.
    Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai,
    miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.
    Vì có nước vọt lên trong sa mạc,
    khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu” (35,5-6).
    Không có gì trong thế gian này có thể hại được họ vì họ được bao bọc trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi họ đích danh:
    “Nhưng bây giờ, đây là lời Đức Chúa phán,
    lời của Đấng tạo thành ngươi, hỡi Gia-cóp,
    lời của Đấng nắn ra ngươi, hỡi Israel:
    Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về,
    đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi:
    ngươi là của riêng Ta!
    Ngươi có băng qua nước, Ta sẽ ở cùng ngươi,
    ngươi có vượt qua sông, cũng không bị nước cuốn;
    ngươi có đi trong lửa, cũng chẳng hề hấn gì,
    ngọn lửa không thiêu rụi ngươi đâu.
    Vì chính Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi thờ,
    là Đức Thánh của Israel, Đấng cứu độ ngươi.
    Ta đã thí Ai-cập làm giá chuộc ngươi về,
    nộp Cút và Xơ-va để đổi lấy ngươi” (43,1-3).
    Họ sẽ được biến đổi tận căn như Isaia I loan báo:
    “Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai,
    miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.
    Vì có nước vọt lên trong sa mạc,
    khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu.
    Miền nóng bỏng biến thành ao hồ,
    đất khô cằn có mạch nước trào ra.
    Trong hang chó rừng ở sậy, cói sẽ mọc lên” (35,6-7).
    Sự biến đổi tận căn này là một chủ đề chung của ngôn sứ, là dấu chỉ cuộc trở về phúc lành thiêng liêng dành cho dân Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ cũng có thể biến đổi nó theo ý mình. Một trong những diễn tả nỗ lực nhất của niềm tin này được tìm thấy trong những lời cởi mở của Isaia II.
    Ở đây vị ngôn sứ được sai đến an ủi dân trong cảnh lưu đày Babylon và ngài đặt trước mắt họ một bức tranh ơn cứu chuộc mà họ được bảo đảm:
    “Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy,
    mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống,
    nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng,
    chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (40,4).
    Điều được tiên báo ở đây là một hành động sáng tạo mới do Đấng mà họ biết đến như Đấng Sáng Tạo hoàn vũ. Vị ngôn sứ nhắc lại cho dân phép lạ rẽ biển, họ được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập và kẻ thù của họ đã bị hủy diệt:
    “Đây là lời Đức Chúa, Đấng cứu chuộc các ngươi,
    Đức Thánh đã vạch một con đường giữa đại dương,
    một lối đi giữa sóng nước oai hùng,
    Đấng đã cho xuất trận
    nào chiến xa chiến mã, nào tướng mạnh binh hùng:
    tất cả đã nằm xuống, và không còn trỗi dậy,
    đã bị dập đi, tắt ngấm như tim đèn” (43,16-17).
    Tuy nhiên hành động cứu độ mới này sẽ vĩ đại hơn bất cứ điều gì đã được thực hiện trước đây. Thiên Chúa nói với họ qua Isaia II:
    “Người phán như sau:
    Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa,
    chớ quan tâm về những việc thuở trước.
    Này Ta sắp làm một việc mới,
    việc đó manh nha rồi,
    các ngươi không nhận thấy hay sao?
    Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc,
    khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn” (43,18-19).
    Điều này được lặp lại trong thị kiến của Isaia III:
    “Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới,
    không còn ai nhớ đến thuở ban đầu
    và nhắc lại trong tâm trí nữa.
    Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan
    vì những gì chính Ta sáng tạo.
    Phải, này đây Ta sẽ tạo Giêrusalem nên nguồn hoan hỷ và dân ở đó thành nỗi vui mừng” (65,17-18).
    Tất cả công trình sáng tạo sẽ phủ phục khi biết phúc lành Thiên Chúa dành cho Israel:
    “Loài dã thú, chó rừng và đà điểu, đều sẽ tôn vinh Ta;
    vì Ta cho nước chảy ngay giữa sa mạc,
    khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn,
    cho dân Ta tuyển chọn được giải khát” (43,20).
    Không phải tình cờ mà ơn cứu độ rất nhiều lần được các ngôn sứ diễn tả bằng những thuật ngữ ơn ban của nước. Israel là một vùng đất, nơi đó cũng giống như đất nước Australia, tình trạng khô hạn và cằn cỗi của sa mạc luôn luôn đe dọa đối với sinh hoạt và ngay cả sự sinh tồn của họ nữa. Trong một miền đất như thế quả thật nước là một tặng ân của sự sống.

    ÁN PHẠT CỦA KẺ THÙ ISRAEL

    Các ngôn sứ tin tưởng rằng Thiên Chúa không chỉ cứu dân khỏi áp bức, mà còn chứng minh đau khổ của họ là do án phạt của những kẻ ngược đãi Israel. Để sự giải thoát của họ được hoàn thành, thì sự công bằng phải được nhìn nhận trong hoạt động của vận mệnh kẻ thù họ. Isaia I khẳng định với dân rằng quyền lực của kẻ thù họ là Assiri sẽ không thể đứng vững trước quyền năng của Thiên Chúa: “Nhưng đến khi Chúa Thượng đã hoàn thành mọi việc Người làm trên núi Si-on và tại Giêrusalem, Người phán: Ta sẽ trừng phạt hậu quả lòng tự đại của vua Át-sua và con mắt kiêu căng ngạo nghễ của nó” (10,12). Rồi bản văn ra đời trong một thời điểm khi Babylon là một trong những quyền lực vĩ đại nhất thuộc thế giới cổ đại, thế mà đã được tiên báo là sẽ bị sụp đổ:
    “Tới ngày Đức Chúa cho ngươi được an cư lạc nghiệp, hết phải khổ đau, thoát cảnh ba đào và không còn phải gánh chịu cảnh lao động nặng nhọc nữa, lúc đó ngươi sẽ cất lên lời ví von châm chọc vua Babylon như sau:
    Chẳng lẽ kẻ hà hiếp đã tàn đời,
    trò khủng bố của y đã chấm dứt rồi sao?
    Đức Chúa đã bẻ gãy ngọn roi của phường gian ác
    và cây gậy của những kẻ thống trị,
    kẻ nổi lôi đình đánh đập các dân, đánh đập không ngừng,
    kẻ nổi cơn thịnh nộ thống trị các nước,
    rượt đuổi hoài không chút xót thương” (14,3-6).
    Trong Isaia III, những người trở về từ cuộc lưu đày được bảo đảm rằng họ sẽ được báo thù:
    “Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc,
    thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh.
    Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người
    cho các tôi tớ biết,
    và nổi cơn thịnh nộ với các kẻ thù.
    Vì này đây Đức Chúa ngự đến trong lửa,
    xa giá của Người như thể cuồng phong,
    để trút cơn giận trong trận lôi đình,
    và lời đe dọa trong ngọn lửa thiêu” (66,14-15).
    Vì lòng ghen tương của Thiên Chúa đối với thái độ biện hộ của Israel là vô hạn.
    Niềm tín thác của các ngôn sứ vào Thiên Chúa Đấng cứu thoát, có thể cũng là một nguồn mạch hy vọng đối với chúng ta. Cũng như Israel, chúng ta cần một niềm tin để giữ sự xác tín những lúc khốn cùng và đau khổ. Chúng ta cũng có thể gợi nhớ những giây phút trong quá khứ khi chúng ta chứng kiến sự trung thành của Thiên Chúa và tin tưởng rằng Đấng đã mời gọi chúng ta đi vào một mối tương quan thân tình, sẽ luôn luôn có đó khi chúng ta cần. Điều sách Isaia bảo đảm cho chúng ta là sẽ không còn giới hạn đối với tình thương và lòng từ bi thiêng liêng, và có thể biến đổi thế giới chúng ta.

    Câu hỏi
    1. Thiên Chúa trung thành với Israel. Có bao giờ bạn cảm nghiệm sự trung thành của Thiên Chúa dành cho bạn?
    2. Bạn có thể cho một mẫu gương đời sống riêng của bạn về sự biến đổi quyền năng do lòng từ bi xót thương của Thiên Chúa?
    3. Bạn nghĩ khác biệt nào tạo nên đời sống con người nếu họ thực sự tin rằng Thiên Chúa hoàn toàn tha thứ và xót thương?




    8


    ĐẤNG CỨU CHUỘC VÀ TÔI TỚ


    THIÊN CHÚA SAI ĐẤNG CỨU TINH

    Đấng cứu chuộc Israel thường được các ngôn sứ diễn tả như sự kết nối với dự phóng do Thiên Chúa cứu độ nhân loại. Điều này thường được nhìn nhận như một người nối dòng dõi vua Đavit, người đã khôi phục vương quốc Israel với quyền lực và vinh quang ngày xưa. Một số nổi bật nhất trong những lời tiên tri này được tìm thấy nơi Israel I. Chúng ta tìm thấy trong chương 9 một lời loan báo mang niềm hy vọng rằng Thiên Chúa ban một người mới sẽ thừa kế ngai vàng vua Đavit:
    “Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đavit. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh. Chúa Thượng đã gửi một lời đến Gia-cóp, lời ấy rơi xuống Israel” (9,6-7).
    Lời kinh với những danh hiệu cao quý đối với con cái là một lời cầu nguyện sốt sắng dành cho một triều đại vinh quang, vinh quang ấy sẽ thành toàn niềm hy vọng dân tộc: bình an và hợp nhất.
    Còn trong chương 11 thì vị ngôn sứ bảo đảm với dân rằng dòng dõi quyền quý sẽ tồn tại trước đe dọa của đế chế Assiri và sẽ phát sinh một vị vua có khả năng làm cho dân tộc được an khang thịnh vượng. Khởi đầu bằng sự diễn tả những thuộc tính của vị vua tương lai được dùng như niềm hy vọng nền tảng tràn trề những danh hiệu cao quý từ con đường trước kia:
    “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” (11,2).
    Và tiếp tục diễn tả về bản chất quy luật của vị vua ấy:
    “Xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh đỡ kẻ nghèo trong xứ sở. Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở” (11,4).
    Đối với dân Israel ngày xưa, vua là vị đại diện cho Thiên Chúa ở dưới đất này và là máng thông ơn phúc lành của Thiên Chúa cho dân. Do đó, thật là cần thiết khi vị vua quang toả những thuộc tính thiêng liêng của đức khôn ngoan, công bình và lòng nhân hậu. Cũng như Thiên Chúa đã bảo vệ những thành phần yếu đuối và bất lực trong xã hội, thì vị vua cũng phải làm như thế. Bởi vậy, chỉ có phúc lành của Thiên Chúa mới có khả năng làm cho toàn thể dân tộc được xuôi thuận. Thế rồi tiếp theo một thời đại an khang thịnh vượng mà vị ngôn sứ mô tả một cách sống động như một sự đổ vỡ của những thế lực tự nhiên và thoát khỏi hiểm nguy:
    “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang” (11,6-8).
    Vị ngôn sứ nhắc lại niềm tin của mình rằng Thiên Chúa sẽ gửi tới cho Israel một vị lập pháp công chính và đạo đức, ngài xác tín với họ rằng thời gian thử thách của họ sẽ sớm chấm dứt. Đó là toàn bộ thị kiến cứu chuộc của Isaia I và sẽ là dấu chỉ tình yêu, đồng thời là sự trung thành miên trường của Thiên Chúa:
    “Xin cho những người Mô-ap bị xua đuổi được trú ngụ bên quý quốc, xin nên chỗ cho họ ẩn thân tránh người tàn phá, vì khi kẻ áp bức lìa đời, lúc cơn tàn phá chấm dứt và kẻ giày xéo xứ sở biến đi, thì ngai báu sẽ được vững bền nhờ lòng nhân nghĩa. Trong lều vua Đavít, một vị thẩm phán sẽ ngự trên ngai nhờ đức tín thành. Vị ấy lo tìm kiếm điều chính trực, và mau mắn thực hiện lẽ công minh” (16,4-5).

    TÔI TRUNG

    Chúng ta tìm thấy trong Isaia II nhiều con đường như lặp lại xác tín này, rằng Thiên Chúa sẽ sai một Đấng cứu tinh đến trần gian. Tất cả được biết đến trong bài ca Tôi Trung, họ diễn tả về một nhân vật là tôi trung của Đức Chúa, người được sai đến để chữa lành và cứu chuộc Israel. Trong bài ca thứ nhất Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân Người như sau:
    “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và hết lòng quý mến, Ta cho thần khí Ta ngự trên người; người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân” (42,1).
    Đây là một lời tuyên bố công khai về sự tuyển chọn của Thiên Chúa dành cho một người sẽ là khí cụ của đức công bình thiêng liêng mặc dù được Thiên Chúa quyền năng xức dầu nhưng người được Thiên Chúa tuyển chọn cũng phải công bố ý Thiên Chúa với lòng nhân hậu và xót thương chứ không phải dùng quyền lực của mình:
    “Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng trước phố phường. Cây lau bị giập người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý” (42,2-3).
    Trong đường hướng này, ngài sẽ thực thi công trình của Thiên Chúa bằng việc cứu thoát và soi sáng cho Israel:
    “Người phán thế này: Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những ai bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm” (42,6-7).
    Số phận của người tôi trung được Thiên Chúa tuyển chọn đã là dự phóng của Thiên Chúa ngay từ khởi đầu:
    “Hỡi các đảo, hãy nghe đây, hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý: Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi” (49,1).
    Ngài phục hồi vận may của Israel và lập lại tương quan với Đức Chúa:
    “Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Israel xung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi. Người phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (49,5-6).
    Ngài giáo dục và củng cố dân: “Đức Chúa là Chúa thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ” (50,4).
    Điều giúp chúng ta nỗ lực phi thường là lời tiên báo rằng người tôi trung sẽ phải chịu đau khổ lớn lao để kiện toàn thánh ý Thiên Chúa. Ngài thổ lộ như sau:
    “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (50,6).
    Đây không phải là phác họa truyền thống về một trong những vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Israel. Đây là một con đường dài khởi đi từ tư tưởng hy vọng về đấng thừa kế dòng dõi vua Đavit mà chúng ta bắt gặp trong Isaia I. Sẽ không còn một vị vua vinh quang, cai trị bằng quyền lực và sức mạnh, trái lại:
    “Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước nhan thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì để chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi không đếm xỉa tới” (53,2-3).
    Con người này không có gì lôi cuốn nguời khác, và thực tế ngài còn bị mọi người khinh miệt và xa lánh.
    Có nhiều mẫu gương trong Kinh Thánh Do Thái nói về đấng được Thiên Chúa xức dầu phải chịu đau khổ vì đảm nhận vai trò trung gian đem lời Thiên Chúa đến cho dân Israel. Cụ thể như ngôn sứ Giêrêmia kêu than trong đắng cay rằng:
    “Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng. Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con” (Gr 20,7).
    Không giống như những sự phản kháng của Giê-rê-mi-a, người tôi tớ trong Isaia sẽ chấp nhận đau khổ trong thầm lặng tuân phục:
    “Bị ngược đãi người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (53,7).
    Do tuân phục thầm lặng như vậy cho nên ngài sẽ hoàn thành ý muốn của Thiên Chúa ngay cả qua cái chết:
    “Người đã bị ức hiếp, buộc tội rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ ra khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt” (53,8).
    Rõ ràng đau khổ của người tôi tớ không vô ích. Quan niệm truyền thống về một nhân vật như thế trong thế giới cổ đại được giải thích như sau: ngài bị Thiên Chúa làm cho đau khổ do tội lỗi và do đó, đau khổ ngài phải chịu là xứng đáng. Nhưng quan niệm chính thống này trong Isaia được khơi lên trước hết và đau khổ của người tôi tớ được ký thác cho một ý nghĩa khác đặc biệt. Ngài đứng trước dân như một vị đại diện để mang lấy tội lỗi và chịu đựng sự trừng phạt dành cho dân khi họ rời bỏ Thiên Chúa:
    “Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngã. Nhưng Đức Chúa sẽ đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta” (53,6).
    Hình ảnh được sử dụng ở đây là con vật truyền thống trong thế giới cổ. Cộng đồng sẽ dùng các con vật thay thế cho tội lỗi và bất hạnh của họ suốt một năm, rồi thả nó vào hoang địa, do đó họ sẽ được giải thoát và được phục hồi hoàn toàn đối với cộng đồng trong năm mới.
    Dân Chúa kêu lên trong ngạc nhiên: “Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng họa, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm, người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích để chúng ta được chữa lành” (53,4-5).
    Họ sẽ biết rằng con người mà họ khinh miệt, xa lánh sẽ trở thành nguồn mạch giúp họ được giải thoát một cách rất huyền nhiệm. Người tôi tớ đứng đó như trung gian giữa Thiên Chúa và dân. Để rồi qua quyền năng biến đổi của Thiên Chúa, sự yếu đuối và đau khổ sẽ trở thành một con đường đưa tới lòng từ bi và sự chữa lành thiêng liêng, tất cả trào tràn trên dân tộc:
    “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội ” (53,5).
    Tuy nhiên có một đảm bảo rằng đau khổ của người tôi tớ sẽ chấm dứt. Đến thời viên mãn, ngài sẽ được Thiên Chúa biện hộ:
    “Vì thế, Ta sẽ ban cho người muôn người làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, người sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì người đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thật ra người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (53,12).
    Đã có rất nhiều cuộc tranh luận giữa các học giả về sự đồng hoá nhân vật tôi tớ chịu nhiều đau khổ trong sách Isaia. Một số người tin rằng nhân vật ấy chính là Isaia II, ngài phải chịu đau khổ trong cuộc lưu đày, dù vậy ngài vẫn tiếp tục thi hành ý Thiên Chúa để truyền đạt dự phóng thiêng liêng về ơn cứu độ sau cùng dành cho Israel. Một số khác lại nhận thức người tôi tớ ấy trong niềm hy vọng một vị vua lý tưởng xuất thân từ nhà Đavit. Điều khả thi nhất chúng ta có ở đây là một hình ảnh loại suy về cộng đồng Israel lưu đày: tội lỗi, đau khổ và số phận của họ được giải thích qua hình tượng một con người cá biệt. Những cuộc lưu đày có thể được nhìn nhận như đau khổ họ phải chịu do tội lỗi toàn thể dân tộc, bởi họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa. Nhưng như người tôi tớ, đau khổ của họ sẽ đưa đến sự khôi phục Israel và họ sẽ được bênh đỡ như những khí cụ do dự phóng cứu độ của Thiên Chúa.
    Các kitô hữu ngày xưa nhận thức hình ảnh đầy thi vị về người tôi tớ Thiên Chúa trong Isaia, ngài phải chịu đau khổ cho đến chết, nhưng cuối cùng cũng được Thiên Chúa bênh đỡ và làm cho vinh quang, một mẫu mực thích hợp với Chúa Giêsu. Cũng như người tôi tớ chịu đau khổ, Chúa Giêsu cũng đã chịu đau khổ và chịu chết trong thầm lặng kiên nhẫn để vâng phục ý muốn của Đấng đã sai Ngài. Nhờ phục sinh, Ngài cũng đã chiến thắng những kẻ đã ngược đãi Ngài. Hội Thánh đến để chiêm ngưỡng một Chúa Giêsu tự hiến mình chịu đau khổ vì tội lỗi của tất cả chúng ta giống như người tôi trung đại diện cho những người yếu đuối của Israel. Bởi thế, chúng ta tiếp tục dùng những lời của Isaia để suy niệm số mệnh của Israel, từ đó quy chiếu ý nghĩa về Chúa Giêsu đối với đời sống của chúng ta.

    Câu hỏi

    1. Có bao giờ bạn cảm nhận được trong những lúc khó khăn Thiên Chúa đã dùng ai đó để giúp bạn?
    2. Bạn hãy kể về một người mà bạn biết đã từng chịu đau khổ và đau khổ của người ấy mang lại tự do cho người khác?
    3. Phải chăng bạn tìm thấy một cách thức hữu ích nơi hình ảnh người tôi trung chịu đau khổ trong Isaia khả dĩ quy chiếu ý nghĩa về Chúa Giêsu dành cho chúng ta hôm nay?




    9

    THIÊN CHÚA BAN PHÚC LÀNH

    Chúng ta đã để tâm đến xác quyết của các ngôn sứ rằng Thiên Chúa luôn luôn trung thành với Israel. Dù tội lỗi dân có trầm trọng tới đâu, thì họ vẫn không bao giờ nao núng niềm tin của mình rằng Thiên Chúa sẽ giải cứu và khôi phục mối tình thiêng liêng cho họ. Nhờ phục hồi mối tình với Thiên Chúa mà họ được hứa ban phúc lành. Một trong những điều quan trọng nhất là trở về quê hương trước đây đã được hứa cho Israel qua tổ phụ Abraham và Môsê.
    Cũng nên nhắc lại rằng các lời tiên báo của Isaia I và II đều cho biết về thực tại lưu đày. Isaia I đã nhìn thấy cuộc hủy diệt vương quốc miền Bắc và hàng ngàn người dân phải rơi vào tay Assiri. Isaia II biết đau khổ mà con cái Israel phải chịu trong cuộc lưu đày Babylon. Đối với các dân tộc xâm lược trong thế giới cổ đại, việc bắt các dân tộc khác đi lưu đày là bình thường. Các ngôn sứ an ủi dân rằng: nếu như số phận của họ bị diệt trừ và buộc phải sống giữa dân xa lạ thì một ngày kia họ sẽ được trở về quê hương và vì thế chúng ta đã tìm thấy rất nhiều lời tiên báo mang tính an ủi và tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ quy tụ họ về từ tận cùng trái đất và đưa họ về miền đất dành riêng cho họ. Isaia I an ủi dân đang sợ hãi rằng dù có xa thế nào thì họ vẫn có khả năng quy tụ, ngày ấy sẽ đến khi Thiên Chúa muốn, không còn nghi ngờ gì nữa:
    “Người sẽ phất cờ hiệu cho các dân tộc, và từ bốn phương thiên hạ, sẽ quy tụ những người Israel biệt xứ, sẽ tập hợp những người Giuđa bị phân tán” (11,12).
    Isaia II cũng công bố những lời an ủi như thế trước những cuộc lưu đày Babylon:
    “Đừng sợ, có Ta ở với ngươi! Từ phương đông, Ta sẽ đưa con cái ngươi về, và từ phương tây, Ta sẽ cho con cháu ngươi đoàn tụ. Ta sẽ nói với phương Bắc: Đưa cho Ta! Và nói với phương Nam: Đừng giữ lại! Hãy đưa con trai Ta về từ viễn xứ, và con gái Ta từ góc biển phương trời. Đó là tất cả những người mang danh Ta, đã được Ta tạo dựng, nắn thành hình và làm nên, cho danh Ta rạng ngời vinh hiển” (43,5-7).
    Isaia III cũng rất nhấn mạnh sự hồi hương của con cái xứ sở, khi Kyrô vua Ba Tư giải thoát họ khỏi tay người Babylon thì chỉ có một số rất nhỏ con cái Israel trở về Giuđa. Hầu hết những người lưu đày đều đã trải đời nơi đất khách quê người. Con cái của họ sinh ra ở đó và nhiều người trong họ đã kết hôn với những kẻ đã bắt họ đi lưu đày. Một lần nữa khó mà diệt trừ dòng dõi của họ. Nhưng ước mơ của vị ngôn sứ thuộc về một thời gian khi một lần nữa tất cả Israel phải phân tán khỏi miền đất hứa. Ngài kêu gọi Giêrusalem:
    “Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm từ bên hông” (60,4).
    Sự phục hồi phúc lành của Thiên Chúa cũng được mô tả như một sự phục hồi hoa trái đối với miền đất. Thị kiến của Isaia II mô tả ơn cứu chuộc Thiên Chúa dành cho Israel như mở ra một kỷ nguyên mới của hoa trái và sự phong nhiêu. Thiên Chúa hứa như sau:
    “Ta sẽ khai mở sông ngòi trên các đồi trọc, và khe suối dưới các lũng sâu. Ta sẽ biến hoang địa thành hồ ao, biến đất khô nên mạch nước dồi dào. Và trong vùng hoang địa, ta sẽ trồng bá hương, keo, sim với ô-liu; trên những dải đất hoang, ta sẽ cho mọc lên một trật nào trắc bá, nào du nào hoàng dương, để cùng một lúc, thiên hạ đều nhìn ra và nhận biết, nghiền ngẫm và hiểu rằng: điều ấy, bàn tay Đức Chúa đã làm nên, điều ấy, Đức Thánh của Israel đã tạo thành” (41,18-20).
    Điều này lặp lại xác tín của Isaia I rằng: khi Thiên Chúa đến, Người sẽ cứu thoát dân khỏi đau khổ:
    “Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò. Sa mạc được tặng ban ánh huy hoàng của núi Ly-băng, vẻ rực rỡ của núi Các-men và đồng bằng Sa-rôn. Thiên hạ sẽ nhìn thấy ánh huy hoàng của Đức Chúa, và vẻ rực rỡ của Thiên Chúa chúng ta” (35,1-2).
    Cùng với hoa trái tự nhiên được phục hồi, sự thịnh vượng cũng được nhân lên gấp bội. Isaia III cũng rất nỗ lực diễn tả điều này trong thị kiến nói về tình trạng được chúc phúc dành cho Israel sau cuộc hồi hương từ nơi lưu đày, những người đứng đầu và đoàn người hồi hương sẽ về Giêrusalem mang theo sự giàu sang của những người láng giềng Israel:
    “Trước cảnh đó mặt mày ngươi rạng rỡ, lòng ngươi rạo rực vui như mở cờ, vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả, của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi. Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha: tất cả những người từ Sơ-va kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa” (60,5-6).
    Tất cả những ai đói khát sẽ được no thỏa. Thiên Chúa mời gọi họ như sau:
    “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào” (55,1).
    Trong nền kinh tế thị trường của chúng ta thì lời mời gọi này diễn ra khá bất ngờ. Không có tiền làm sao mua được nhu cầu cần dùng cho đời sống? Nhưng Thiên Chúa của Isaia là một Thiên Chúa cắt ngang mọi quy tắc hợp lý của con người. Thiên Chúa làm thỏa mãn nhu cầu của chúng ta cách rộng rãi mà không cần một lý lẽ nào. Israel được mời gọi tín thác vào một Thiên Chúa quá cao xa và phi lý. Trong kỷ nguyên mới của phúc lành thiêng liêng mà Thiên Chúa sẽ đảm bảo chắc chắn rằng không ai mà không mong muốn:
    “Những ai nghèo hèn, khốn khổ, tìm nước không ra, lưỡi khô vì khát, Ta, Đức Chúa, Ta sẽ đáp lời, Ta, Thiên Chúa của Israel, Ta sẽ không bỏ rơi” (41,17).
    Phúc lành thiêng liêng trong thế giới cổ đại cũng được diễn tả bằng những thuật ngữ nói lên sự phong phú của con người. Họ nhận ra rằng phúc lành được Thiên Chúa ban sẽ tuôn đổ dồi dào trên con cháu. Trong sách Sáng Thế, Abraham nhận được lời hứa rằng con cháu của ông sẽ đông như sao trên trời (st 15,5) và đây là một chủ đề xuyên suốt lịch sử Israel. Trong Isaia II, Thiên Chúa cũng ban một lời hứa như thế trước những cuộc lưu đày:
    “Vì Ta sắp đổ mưa xuống những vùng hạn hán, và cho suối chảy trên mảnh đất khô cằn; trên dòng dõi ngươi Ta sẽ đổ thần khí, trên con cháu ngươi Ta sẽ ban phúc lành. Chúng sẽ mọc lên giữa đồng cỏ, như dương liễu bên dòng nước” (44,3-4).
    Lời hứa này cũng được gửi tới những cuộc hồi hương và lưu đày trong Isaia III:
    “Từ Gia-cop, Ta sẽ cho phát xuất một dòng dõi, và từ Giuđa, một người sở hữu các núi của Ta; những người được Ta tuyển chọn sẽ sở hữu chúng, ở đó, các tôi tớ của Ta sẽ cư ngụ” (65,9).
    Phần thưởng của một đời sống trường sinh cũng được tin tưởng như một dấu chỉ của phúc lành thiêng liêng. Trong một thời đại không còn niềm tin vào đời sau thì cái chết quả là một sự nguyền rủa. Có nghĩa là nó không chỉ cắt đứt niềm vui đời này mà còn cắt đứt tình yêu thiêng liêng. Do đó người ta tin rằng những người được Thiên Chúa chúc lành thực sự thì sẽ sống lâu. Tất cả những vị cao niên của Israel đều tin rằng sống thọ chính là dấu chỉ cho thấy họ gần gũi Thiên Chúa. Món quà sự sống này là phần chính trong thị kiến cứu chuộc được loan báo cho dân cư Giêrusalem sau cuộc lưu đày trong Isaia III. Hành động quyền năng của Thiên Chúa nhân danh Israel hầu như vượt trên giới hạn của cái chết:
    “Nơi đây, sẽ không còn trẻ sơ sinh chết yểu và người già tuổi thọ không tròn; vì trăm tuổi mà chết là chết trẻ, và chưa tròn trăm tuổi mà chết là bị nguyền rủa” (65,20).
    Cư dân Giêrusalem sẽ sống lâu để thưởng thức món quà cao quý do công việc tay họ làm nên và có thể nếm hưởng trong bình an và bảo đảm:
    “Người ta sẽ xây nhà và được ở, sẽ trồng nho và được ăn; người ta sẽ không xây nhà cho người khác ở, không trồng nho cho kẻ khác ăn; vì cây được bao nhiêu tuổi, dân Ta cũng sẽ thọ được bấy nhiêu; và những kẻ do Ta chọn sẽ được hưởng kết quả do tay chúng làm” (65,21-22).
    Sống trong một miền đất bị những người xâm lược chà đạp hết lần này đến lần khác, và hơn một lần đã bị cuộc xung đột dân cư làm cho tan nát, thì việc Thiên Chúa ban phúc lành thực sự là một bảo đảm chắc chắn.
    Các ngôn sứ tin rằng dù sự thất bại của dân tộc là do tội xúc phạm đến mối tình mà họ được mời gọi đi vào, nhưng Thiên Chúa vẫn luôn trung thành. Thiên Chúa đã hứa với Israel thì cũng chính Người lôi cuốn chúng ta đi vào quỹ đạo phúc lành. Thiên Chúa luôn trung thành với Israel cũng sẽ trung thành với chúng ta và chúng ta cũng được đáp trả tình yêu và lòng từ bi thiêng liêng bằng lòng trí luôn rộng mở.

    Câu hỏi

    1. Có bao giờ bạn cảm nếm được mối tình giữa bạn với Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi phúc lành?
    2. Có khi nào bạn gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào Thiên Chúa để thỏa mãn nhu cầu của bạn không?
    3. Bạn có thể kể lại niềm hy vọng của con cái Israel nơi lưu đày cho những người dân trong đất nước của bạn không?



    Sách Tham Khảo

    Kaiser, Otto, Isaiah 1-12: A Commentary. London: SCM, 1983.
    Clememts, R.E., Isaiah 1-39. New Century Bible Commentary. Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1980.
    Scullion, John J., Isaiah 40-66. Wilmington, DA: Michael Glazier, 1982.
    Westerman, Claus, Isaiah 40-66: A Commentary, London: SCM, 1969.
    Whybray, R.N., Isaiah 40-66. New Century Bible Commentary, Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1981.
    Hayes, John J. and Irvine, Stuart A., Isaiah, the Eighth-Century Prophet: His Times and His Preaching. Nashville, Abingdon, 1987.

    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  5. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com