Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Chuyện ngôn ngữ

  1. #1
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,639
    Cám ơn
    5,176
    Được cám ơn 7,780 lần trong 1,873 bài viết

    Default Chuyện ngôn ngữ

    Anh chị em thân mến!
    Bài viết này không của riêng ai. Có lẽ là cơ hội để mọi người thấy được lỗ hổng của mình trong khi viết lách, thật quý dường bao khi chúng ta thực nghiệm ngay trên Diễn đàn này.

    Xin giới thiệu bài viết: CHUYỆN NGÔN NGỮ của Trầm Thiên Thu

    Ông Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong (đầu thế kỷ XX), nói: "Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn".

    Vấn đề là "nước ta còn". Thế nhưng "tiếng nước ta", gọi là "quốc ngữ", mà vẫn thường bị dùng thiếu chính xác – ngay cả trong cách dùng của những người được coi là "giới trí thức", báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình. Có các "dư ngữ" quá nhiều: thì, là, mà,... Phàm cái gì "thừa" thì sẽ gây "vướng víu", "khó chịu" lắm!

    Hằng ngày chúng ta dùng ngôn ngữ nhiều, dù nói hoặc đọc, nhưng đôi khi có những cách dùng từ hoặc câu văn thật... "ngây ngô". Chữ nghĩa mà biết nói năng, chắc là nó phải kêu oan tới trời!

    Người ta thích đơn giản, nhưng lại thường làm ngược lại. Chắc hẳn ai cũng biết rằng câu văn ngắn gọn và súc tích sẽ làm người nghe/đọc dễ hiểu và hiểu chính xác vấn đề. Ngược lại, kiểu cách quá hóa rườm rà và lủng củng, khiến người nghe/đọc khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề.

    Điển hình một số trường hợp:

    – Thay vì nói "cái này đẹp", chúng ta lại thường nói "cái này là đẹp" hoặc "cái này thì đẹp". Ngay cả báo viết cũng ghi vậy, và đài phát thanh hoặc đài truyền hình cũng nói vậy. Chữ "là" hoặc "thì" không cần thiết, chỉ làm câu văn nặng nề, rườm rà và "non yếu".

    – Tương tự, trong câu "nói đến người dân tộc thì mọi người đều liên tưởng đến...", chữ "thì" làm câu văn "trĩu nặng", nên dùng dấu phẩy để câu văn gọn gàng và nhẹ nhàng hơn: "Nói đến người dân tộc, mọi người đều liên tưởng đến...".

    – Liên từ "và" thì lại nói "thế và" (không phải "thế mà") – với nghĩa tương tự liên từ "vả lại", "tuy nhiên", "nhưng".

    – Người ta thường nói "đề cập đến" là dư chữ "đến" (tới), vì trong từ kép "đề cập" (nói đến, nói tới) đã ngầm hiểu giới từ "đến" (tới). Chỉ cần nói: "Đừng đề cập vấn đề đó nữa". Cũng vậy, cụm từ "liên quan đến (tới)" không thực sự cần thiết có giới từ "đến" (tới). Chỉ cần nói: "Vấn đề A liên quan vấn đề B".

    – Sao lại nói "hãy tự cứu lấy mình" hoặc "hãy biết lấy mình" mà không nói "hãy tự cứu mình" hoặc "hãy tự biết mình" cho gọn? Chữ "lấy" ở đây không cần thiết, nó làm câu văn rất... "vướng".

    – Chữ "dấu" và "giấu" cũng thường bị dùng sai. "Dấu" là "dấu vết", còn "giấu" là "che giấu" hoặc "giấu giếm". Ngay trên các website vẫn thấy người ta viết "che dấu", mà đúng ra phải viết "che giấu".

    – Người ta thường nói: "Tôi có yếu điểm là không ăn được cay". Đáng lẽ phải dùng chữ "nhược điểm" mới đúng, vì "yếu điểm" là "điểm mạnh", là sở trường, không phải là "điểm yếu"; "nhược điểm" mới là "điểm yếu".

    – Câu "tôi muốn biết bạn làm gì" khác với "bạn làm gì?". Câu "bạn làm gì?" là câu hỏi trực tiếp, phải có dấu nghi vấn (?); còn câu "tôi muốn biết bạn làm gì" là câu hỏi gián tiếp (không có dấu nghi vấn). Thế nhưng ngay cả báo chí vẫn in sai (có dấu ? trong dạng câu hỏi gián tiếp).

    – Những chữ thông thường mà nhiều người vẫn viết sai: "Sử dụng" mà lại viết "xử dụng", "giành nhau" mà lại viết "dành nhau", "quý vị" mà lại dùng "các quý vị",... Vì "giành" là "giành giật", "giành lấy"; còn "dành" là "dành riêng", "để dành"; và trong chữ "quý vị" đã bao hàm số nhiều, dư chữ "các".

    Và còn nhiều từ ngữ khác bị dùng sai đến... "thấy thương". Đó là "bóp méo" ngôn ngữ! Quốc ngữ là "tiếng mẹ đẻ" mà còn dùng sai, sử dụng "xả láng", thiếu cân nhắc, huống chi khi sử dụng ngoại ngữ là ngôn ngữ của dân tộc khác, cứ lo "dịch" mà bỏ ngữ nghĩa hoặc cách nói của người ta.

    Ngôn ngữ thể hiện bản sắc một dân tộc. Sử dụng một cách "vô tội vạ" là làm hư ngôn ngữ, làm mất tính trong sáng của ngôn ngữ. Việt ngữ bị "lệch lạc", học sinh ngày nay yếu kém vì Việt ngữ đã không được coi trọng, không được dạy đúng mức. Một Việt Nam vẫn hãnh diện là anh hùng với bốn ngàn năm văn hiến mà không có hàn lâm viện nào. Việt Nam có số tiến sĩ nhiều bậc nhất nhì Đông Nam Á mà không chấn chỉnh Việt ngữ. Không chịu hay không thể? Mẹ Việt Nam đau lòng biết bao! Có ai thấy hổ thẹn?

    Ngôn ngữ nào cũng có cái "độc đáo" và có "độ khó" riêng. Còn Việt ngữ, ông bà ta so sánh: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Điều đó chứng tỏ Việt ngữ rất phức tạp – phức tạp mọi thứ. "Đầu gối" hoàn toàn khác "gối đầu". Câu viết được ngắt bằng những dấu "chấm, phẩy". Câu nói được thể hiện bằng những "ngắt hơi". "Chấm, phẩy" sai, ngắt câu sai có thể làm biến nghĩa, thậm chí là hoàn toàn trái nghĩa. Vậy mà người ta thích "chấm" thì "chấm", khoái "phẩy" thì "phẩy". Chỉ là "cái nhỏ" nhưng không "nhỏ" chút nào!
    Ví dụ: "Mỗi gia đình có hai con, vợ chồng hạnh phúc"; nghĩa là "nếu mỗi gia đình có hai (đứa) con thì vợ chồng (sẽ) hạnh phúc". Nhưng nếu dấu phẩy đặt sau chữ vợ, câu nói hoàn toàn biến nghĩa: "Mỗi gia đình có hai con vợ, chồng hạnh phúc"; nghĩa là "nếu mỗi gia đình có hai con (người) vợ thì (người) chồng hạnh phúc". Thật nguy hiểm!

    Một nhà thơ "có tiếng" (Việt Nam) mà phát biểu thế này: "Chọn Tuyên Quang làm địa chỉ gặp gỡ đáng nhớ này, chúng tôi muốn diễn đàn Hội nghị là nơi bày tỏ tình cảm và trách nhiệm của các cây bút trẻ tiếp tục một cách xứng đáng truyền thống lịch sử vẻ vang của cách mạng và kháng chiến". Danh từ "địa chỉ" được dùng không chuẩn xác, đáng lẽ phải là "địa điểm".

    Về các "thì", Việt ngữ không như ngoại ngữ, đôi khi không cần diễn tả "thì" chính xác, vì thế những từ diễn tả "thì" như "sẽ" và "đã" có thể khiến câu văn thêm cầu kỳ, đôi khi không thực sự cần thiết. Có những trường hợp nên lược bỏ. Liên từ "và" cũng vậy, đừng lạm dụng liên từ này, vì làm câu văn thêm luộm thuộm.

    Việt ngữ có những từ... "rắc rối". Chẳng hạn: Văn sĩ và Thi sĩ là dùng từ Hán Việt, nghĩa là Nhà văn và Nhà thơ. Vậy Nhạc sĩ sao không gọi là "nhà nhạc"?

    Ngoài những từ ngữ bị dùng sai trong tiếng Việt, vẫn thường thấy có những câu văn ngô nghê, tối nghĩa, rất mơ hồ. Danh nhân văn hào Tagore nói: "Trò chơi chỉ là trò chơi khi có người chơi nó". Chữ nghĩa có là trò chơi hay không mà sao người ta dám... "đùa" với nó? Trò chơi có thể là trời cho, nhưng cái gì trời cho chưa chắc là trò chơi!

    Chữ phải có nghĩa, không có nghĩa thì còn gì là chữ? Tiền nhân nói: "Sai một ly, đi một dặm". Đúng thật!

    TRẦM THIÊN THU
    Ngày báo chí Việt Nam, 21-6-2012

    Chữ ký của Caohuong



  2. Có 3 người cám ơn Caohuong vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com