Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Thượng hội đồng giám mục nghiên cứu khi nào các Kitô hữu bị chia rẽ có thể cùng giảng dậy

  1. #1
    vanluan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2011
    Tên Thánh: Luca
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 174
    Cám ơn
    522
    Được cám ơn 876 lần trong 162 bài viết

    Default Thượng hội đồng giám mục nghiên cứu khi nào các Kitô hữu bị chia rẽ có thể cùng giảng dậy

    VATICAN (CNS) -- Quyền năng khả hữu, nhưng cũng là những giới hạn của một sự công bố đại kết Phúc Âm và bảo vệ các giá trị của Phúc Âm có thể là một đề tài chính yếu trong Thượng Hội Đồng GIám Mục Thế Giới về Tân Phúc Âm hóa tháng 10 này.

    Trọng tâm về đại kết sẽ đặc biệt nhấn mạnh ngày 10 tháng 10 khi -- theo lời mời trực tiếp của Đức Thánh Cha Benedict XVI -- Tổng Giám Mục Anh Giáo Rowan Williams ở Canterbury sẽ đọc một diễn văn quan trọng trước các thành viên của Thượng Hội Đồng.

    Trong khi các giáo hoàng đã từ lâu mời gọi các Kitô hữu khác làm các "đại biểu huynh đệ" và đọc các diễn từ ngắn trong các Thượng Hội Đồng, Đức Thánh Cha Benedict đã bắt đầu một truyền thống là mời các lãnh tụ tôn giáo quan trọng đọc các diễn văn lớn. Năm 2008, Thượng Phụ Chính Thống Đại Kết Bartholomew ở Constantinople và Thầy cả Rabbi Shear-Yashuv Cohen ở Haifa, Do Thái, đã thuyết trình với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Kinh Thánh. Một thầy rabbi khác và hai lãnh tụ Hồi giáo đã thuyết trình trong thượng hội đồng đặc biệt năm 2010 về Trung Đông.

    Đức giám mục Brian Farrell, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô giáo nói: những lời mời gọi chứng tỏ Đức Thánh Cha công nhận rằng "những thách đố về tín ngưỡng và đời sống giáo hội rất phổ quát -- không có giáo hội nào hay miền nào là một hòn đảo -- và chúng ta cần giúp nhau và học hỏi lẫn nhau."

    Ngoài ra, ngài nói, việc cộng tác đại kết và liên tôn bầy tỏ cho thế giới rằng "chúng ta cùng nhau cổ võ cho những giá trị của tín ngưỡng và đạo đức luân lý chúng ta đang hỗ trợ."

    Việc hợp tác đại kết thiết yếu khi cố gắng chuyển tiếp đức tin trong thế giới hiện đại và để tái đề xướng Kitô giáo trong các vùng, nhất là tại Âu Châu và Bắc Mỹ, là những nơi có truyền thống Kitô giáo, nhưng đang trở nên ngày càng thế tục hóa hơn.

    Đức Giám Mục Farrell nói: "Sứ mệnh Chứa Kitô trao phó cho các Tông Đồ là rao giảng Phúc Âm cho tới tận cùng trái đất, vẫn chưa hoàn tất -- đa số vì có sự chia rẽ trong số các môn đệ."

    Ngài nói: Khởi đầu của phong trào đại kết thường được gán cho một hội nghị năm 1910 của các nhà truyền giáo "đã có kinh nghiệm là rao giảng chống lại nhau thay vì rao giảng Đức Kitô." Các nhà truyền giáo công nhận tiếng xấu họ đã gây ra khi họ "xuất cảng sự chia rẽ này" sang Á Châu, Phi Châu và các nơi khác trên thế giới.

    Đức giám mục nói: Các nhà truyền giáo thấy "công trình của họ bị thiệt hại vì chính những sự chia rẽ của họ," và họ ngày càng công nhận thêm rằng việc này vi phạm thánh ý Chúa Giêsu là những môn đệ của Người phải nên một.

    Ngài nói: Trong khi đó, giữa các người Công Giáo vào đầu thế kỷ 20 "có một sự khởi xướng về tâm linh liên quan đến việc hiệp nhất Kitô giáo," nhưng bước tiến nhẩy vọt về sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo cho đại kết được thực hiện từ Công Đồng Vatican II (1962-65).

    Giám mục Farrell nói sự thay đổi về thái độ của giáo hội phản ảnh một "giáo huấn cho các giám mục trong công đồng, vì đa số các giám mục đến với một loại thần học coi các người anh chị em Tin Lành, và Chính Thống Giáo, tới một mức độ nào, như những người bên ngoài giáo hội."

    Ngài nói: Qua các thảo luận và nghiên cứu trong công đồng, các giám mục có được "một viễn cảnh mới: Chúng ta có chung một đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cùng có một phép rửa, và đây đã là một yếu tố lớn lao về sự hiệp thông chân thực trong đức tin."

    Trách vụ đại kết, được Giáo Hội Công Giáo ôm ấp, gồm có việc cầu nguyện và đối thoại để đẩy sự hiệp thông "từ bất toàn đến toàn hảo."

    Tuy nhiên, trước khi thể thức này thành tựu, sẽ có một vài giới hạn về khả năng hợp tác trong việc truyền giáo, vì Công giáo, Chính Thống Giáo, Anh Giáo, và các giáo phái Kitô khác không chỉ mời gọi các tín hữu tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, mà còn phải sống đức tin đó trong nhiệm thể của Người, là Giáo Hội.

    Giám mục Farrell nói: "Có một hình thức đại kết hời hợt cho rằng, 'không cần thiết phải trực thuộc giáo hội nào," nhưng Giáo Hội Công Giáo và đa số các giáo phái khác đang cùng đối thoại đã từ chối quan điểm này.

    Giám mục nói: Vì các kitô hữu không chuyển tiếp 'một Phúc Âm của riêng họ," nhưng là đức tin họ đã nhận được, "chia xẻ đức tin có nghĩa là chia xẻ sở hữu cho một cộng đồng đặc biệt đã ban cho tôi đức tin đó. Có nghĩa là chia xẻ niềm xác tín, trong lương tâm là Phúc Âm đã đến với mình trong sự toàn vẹn trong cộng đồng đặc biệt này."

    Ngài nói: Vai trò của Giáo Hội, định nghĩa của sự kiện thế nào là giáo hội toàn vẹn nằm ngay trọng tâm của những đối thoại đại kết về thần học, đôi khi khó khăn.

    Giám mục Farrell nói: Đối với Giáo Hội Công Giáo, "Chúng ta không thể hoạt động cho một mẫu số chung, và cũng không thể nói: "chúng ta hãy gìn giữ những sự khác biệt và hãy chấp nhận nhau có sao như vậy.'

    Ngài nói: "Chúng ta phải nhắm vào những gì đòi hỏi cho sự kết hiệp hoàn toàn với Chúa Kitô và vào một giáo hội Người đã thành lập. Những giáo hội đó ở đâu? "Đây là vấn nạn làm chúng ta khổ sở cho đến khi sự phân tán Kitô giáo trở thành hiệp nhất Kitô giáo: không phải là đồng nhất, nhưng là một sự hiệp thông thật sự, tràn đầy ân sủng trong đức tin và đời sống Kitô."


    Nguồn Vietcatholic.
    Chữ ký của vanluan
    ÁNH SÁNG HY VỌNG

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com