|
PHẬN VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO LÝ VIÊN
“ Trước đây vì chưa bao dạy Giáo Lý, nên tôi cảm thấy lúng túng và không biết phải bắt đầu thế nào. Tôi đã hỏi han các bạn khác, nhưng họ trả lời không giống nhau. Tôi phải làm gì để làm tốt công việc của người Giáo Lý Viên ?”
Muốn là Giáo Lý Viên giỏi đương nhiên phải cố gắng, nhưng không đến nỗi phải “quá sức” đâu. Rất nhiều người giống như bạn, đã dần dà có được kinh nghiệm và coi đó như phần thưởng quý báu nhất trong cuộc đời mình.
Câu hỏi của bạn đã đi vào trọng tâm vấn đề Giáo Lý. Những tài liệu của Công Đồng Vatican II vào đầu thập niên 1960 đã đề ra một số mục tiêu cơ bản cho vai trò của Giáo Lý Viên. Đó là:
“Giáo Lý Viên được mời gọi để giúp cho những người khác sống trưởng thành Đức Tin. Những người khác ở đây có thể là các em thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, giới trưởng thành – từ cá nhân đến cộng đoàn.”
Đức Tin ở đây phải hiểu là lời đáp trả trọn vẹn của con người đối với Thiên Chúa và Lời của Ngài bằng cả trí khôn, tình cảm, cả linh hồn và thân xác. Vì đức tin bao gồm toàn thể nhân cách con người và được biểu lộ trong hành động và lối sống nên chúng ta có thể xác định phận vụ của người Giáo Lý Viên là: “Chúng ta được mời gọi để giúp người khác sống đời sống Ki-tô hữu”.
Đây cũng là ước vọng của các bậc cha mẹ khi cho con cái đi học Giáo Lý và cũng chính là kỳ vọng của họ đối với những chương trình giáo dục tôn giáo dành cho giới trưởng thành.
BỐN CHIỀU KÍCH CĂN BẢN
Chúng ta tạm chia vấn đề này thành bốn chiều kích chủ yếu được rút ra từ ý nghĩa phong phú của Đức Tin trong Kinh Thánh và trong truyền thống Giáo Hội.
1. CHIA SẺ TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO
Đức Tin và đời sống Công Giáo được hình thành qua kinh nghiệm của 40 thế kỷ Do Thái Ki-tô Giáo. Việc lưu trữ và diễn tả gia sản Đức Tin phong phú này được tìm thấy trong Kinh Thánh, Phụng tự, Giáo Luật, giáo huấn chính thức và ngay cả trong đời thường của người tín hữu. Truyền thông Đức Tin đã đâm rễ sâu trong cảm nghiệm con người và tiếp tuc phát triển khi cảm nghiệm đó lan rộng. Các em học Giáo Lý được quyền học hỏi những yếu tố của truyền thống này tùy theo lứa tuổi, chẳng hạn: một số sự kiện Kinh Thánh, những câu chuyện, những lời nguyện, những nghi lễ, những giáo huấn luân lý, tín lý và cả những mẫu gương sống Đức Tin tuyệt vời được tuyển chọn.
Trong thực tế, bạn sẽ tìm thấy những truyền thống trên trong các tài liệu Giáo Lý, hoặc những sách báo Công Giáo. Càng biết nhiều tài liệu phong phú và hoàn chỉnh, bạn càng thấy rõ điều mình dạy và có thể lập những dàn bài chi tiết hữu hiệu cho việc giảng dạy. Ngày nay, những thủ bản Giáo Lý tương đối hoàn chỉnh sẽ giúp bạn nắm vững những điều chính yếu phải giảng dạy và cung cấp cho bạn những dàn bài chi tiết.
2. KHÁM PHÁ Ý NGHĨA
Nội dung truyền thống bạn giảng sẽ soi sáng cho các em biết cách nhận thức, đối chiếu và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Truyền thống Công Giáo đó mang lại cho các em một đời sống có ý nghĩa.
Các sách Giáo Lý ngày nay được soạn thảo để quy chiếu những câu chuyện Kinh Thánh, lễ nghi Phụng Tự, bồi dưỡng Đức Tin, Hạnh các Thánh vào đời sống các em và soi dẫn vào sách Giáo Lý làm nền tảng cho các phương pháp hoạt động của bạn.
Luôn nhớ rằng “ý nghĩa” không phải là công thức trừu tượng nhưng là một sự cảm nhận cá nhân. Là Giáo Lý Viên, cách tốt nhất để giúp các em khám phá ra ý nghĩa sâu xa của cuộc sống chính là chia sẻ cảm nghiệm bản thân của bạn để các thấy Kinh Thánh, giáo huấn hay sự cầu nguyện đã giúp bạn tìm thấy ý nghĩa cuộc đời bạn như thế nào.
3. KHÁM PHÁ MỘT LỐI SỐNG
Ngày nay, một trong những thách đố lớn nhất đối với người trẻ cũng như người già, đó là làm sao tìm được một lối sống trong một thế giới phức tạp, đầy kích động, hỗn độn và luôn bị đe dọa.
Các sách Giáo Lý sẽ cung cấp chi tiết cho bạn những cách liên kết truyền thống Ki-tô Giáo với lối sống hiện tại. Tuy nhiên, vẫn phải thành thật nhận rằng, một lối sống sáng tạo, hạnh phúc, đầy tin tưởng được học hỏi từ nơi con người hơn là từ sách vở. Khi thấy bạn có một lối xử thế giống Đức Ki-tô và thấy bạn có nhiều kinh nghiệm sống, các em sẽ bị thu hút đến một lối sống Công Giáo tuyệt hảo nhất.
4. ĐI SÂU VÀO MỐI TƯƠNG QUAN
Cuối cùng, việc khám phá ra ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và tìm ra một lối sống Đức Tin trọn vẹn phải dựa vào mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta gặp trong Đức Ki-tô. Vì thế, trách nhiệm cơ bản nhất của Giáo Lý Viên là giúp các em nhận biết và yêu mến Đức Giê-su Ki-tô.
Đức Tin chủ yếu là tín thác, dâng hiến, dấn thân và yêu mến. Chính mối tương quan với Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô mạc khải cho chúng ta đời sống phải như thế nào và chúng ta phải sống làm sao cho có ý nghĩa.
Với trách nhiệm của Giáo Lý Viên, bạn phải chia sẻ với các em về tình yêu mến Chúa Ki-tô của bạn, để chính các em biết và yêu mến Ngài hơn. Bạn phải chia sẻ với các em về một Đấng vừa là Bạn và cũng là Chúa của bạn.
Tóm kết: theo thứ tự 4 ưu tiên, 4 chiều kích Đức Tin trên được đảo ngược thành: tương quan, tìm một lối sống, khám phá ý nghĩa và gắn liền với truyền thống. Sau cùng xin chúc bạn: “Luôn là một Ki-tô thứ hai cho các em”.
st
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|