Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Video: Thánh Nhạc trong viễn tượng Tân Phúc Âm Hóa

  1. #1
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,636
    Cám ơn
    5,176
    Được cám ơn 7,780 lần trong 1,873 bài viết

    Default Video: Thánh Nhạc trong viễn tượng Tân Phúc Âm Hóa

    Video: Thánh Nhạc trong viễn tượng Tân Phúc Âm Hóa



    Trong Năm Đức Tin Giáo Hội mời gọi cộng đoàn dân Chúa tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, được cử hành, được sống và cầu nguyện. Trong bối cảnh đó, VietCatholic xin giới thiệu với quý vị và anh chị em buổi tọa đàm về âm nhạc và những khía cạnh của Tân Phúc Âm Hóa với một linh mục nhạc sĩ mà những giòng nhạc của ngài phản ánh những suy tư sâu xa về Tin Mừng. Những bài như “Thầy ơi cứu con, biển đời dâng sóng phủ lấp thân con”, hay như “Chúa nhìn thấy con là Chúa biết con rồi. . Chúa nhìn thấy con là Chúa rõ con rồi” là những chia sẻ sâu xa qua âm nhạc về trình thuật Phúc Âm Chúa đi trên biển và làm cho sóng yên biển lặng, và về dụ ngôn bà góa nghèo.

    Xin giới thiệu với quý vị và anh chị em, linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh, quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc.


    Lan Vy: Những câu chúng con vừa trích trên đây là trong CD Trên Biển Đời mà cha vừa cho ra mắt. Trước đó, không lâu, cha cũng đã cho ra mắt CD Xin Dâng Lên Cha. Nhân dịp này, xin cha giới thiệu vài nét với quý vị khán thính giả vài nét về hai CD này.

    Cha Huỳnh: chào phóng viên Lan Vy và quý độc giả, CD Xin Dâng Lên Cha đã phát hành tháng 9 năm 2010 và trong dịp đó Vietcatholic cũng đã có phát hình một cuộc phỏng vấn với tôi, nên hôm nay tôi xin phép chỉ nói về CD TRÊN BIỂN ĐỜI mới phát hành tháng 9 năm 2012 vừa qua.

    TRÊN BIỂN ĐỜI là tập hợp 10 ca khúc sáng tác rải rác gần 4 thập niên của tôi. Bài thánh ca cũ nhất trong CD này là bài “Con Chẳng Có Gì” tôi viết khoảng đầu năm 1975. Và bài mới nhất tính đến thời gian thực hiện CD là bài “Xin Rửa Trái Tim Con” sáng tác khoảng tháng 2 năm 2012. Ở giữa các sáng tác cũ nhất và mới nhất là những sáng tác rải rác trong các thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước hay thập niên đầu của Thế Kỷ 21 này.

    Như thế Trên Biển Đời đánh dấu hành trình âm nhạc trải dài gần 4 thập niên của tôi. Và qua những đứa con tinh thần này tôi nhận ra hành trình đức tin của mình Trên Biển Đời sóng gió của gần bốn thập niên. Và tình cờ những đứa con tinh thần lớn tuổi và những đứa mới sinh được đứng chung với nhau trong cùng 1 album nhạc. Đôi lúc tôi vẫn tự nhủ mỗi đứa con tinh thần cũng giống như những con người khi chào đời đều có một cuộc đời và định mệnh riêng ngoài tầm kiểm soát của người sinh ra chúng.

    Những bài thánh ca của tôi là những kinh nghiệm đức tin phát xuất từ tâm tình đạo đức khi đọc kinh thánh hay trong những giờ đọc kinh thần vụ. Một số bài thì được gợi ý từ những kinh nghiệm mục vụ dưới ánh sáng Tin Mừng. Thí dụ bài Trên Biển Đời được gợi hứng từ Phúc Âm của Chúa Nhật thứ 19 Mùa Thường Niên Năm A. Khi suy niệm để dọn bài giảng thì dòng nhạc xuất hiện với lời kêu cứu của thánh Phêrô “Thày ơi cứu con!” Hay bài “Xin Rửa Trái Tim Con” được gợi hứng từ bài đọc trích sách tiên tri Êdêkien trong giờ đọc kinh thần vụ buổi sáng. Còn bài Đồng Xu Nhỏ thì phải trở lại thập niên 80 của thế kỷ trước lúc tôi còn là một thày giúp xứ coi các em thiếu nhi. Nguyên thuỷ bài hát chỉ có một câu tôi viết vội để tập cho các em thiếu nhi (cả ngàn em) trước lễ dựa vào bài Phúc Âm của Chúa Nhật hôm đó. Sau này cha Hùng Cường viết thêm lời tiểu khúc 2 và 3 và được in trong tuyển tập chung của hai anh em là Chúa Sánh Bước Với Con. Mới đây khi thực hiện CD Trên Biển Đời tôi bỏ lời cha Hùng Cường viết và thêm lời các T.K 2, 3, và 4 của tôi với mục đích làm cho ý của toàn bài hát hợp với nhau theo gợi ý từ ban đầu lúc sáng tác.

    Lan Vy: Trong hai CD này, những bài nào là những bài cha ưng ý nhất, thưa cha.

    Cha Huỳnh: Dĩ nhiên cũng giống như quý vị con nào mình cũng thương cũng yêu như nhau, nhưng có đứa mình thấy dễ gần dễ thương hơn đứa khác. Do đó, trong CD XIN DÂNG LÊN CHA bài mà tôi thích nhất là bài “Hãy Mở Lòng Ra” còn trong CD TRÊN BIỂN ĐỜI là bài “Con Chẳng Có Gì” vì nó là đứa con đầu lòng của dòng thánh ca.

    Lan Vy: Chúng con muốn nêu ra ở đây một số câu hỏi tổng hợp những thắc mắc và ý kiến mà quý vị độc giả đã nêu ra. Thưa cha, trong Mùa Chay, mỗi lần nghe bài hát “Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình, con đớn đau nhìn vũ trụ tự hối”. Con cảm thấy rất xúc động. Hay khi nghe bài “Con là chiếc lá khô trôi trên giòng đời rộng. Con là chiếc lá khô bay theo từng cơn gió” con cũng có một cảm giác rất rung động. Âm nhạc, nói chính xác là Thánh Nhạc, như thế có khả năng gây ra những cảm xúc đức tin rất tích cực. Về phương diện tu đức, cha có thể cho chúng con một lời khuyên, hay một vài kinh nghiệm riêng của cha để những xúc cảm ban đầu ấy không dừng ở đó nhưng tiến xa hơn đem lại tâm tình hoán cải và quyết tâm canh tân.

    Cha Huỳnh: Câu hỏi Lan Vy nêu ra rất hay. Cám ơn cô phóng viên thông minh duyên dáng. Âm nhạc nói chung là ngôn ngữ quốc tế vì một bản nhạc hay ai nghe cũng rung động dù nhiều khi không hiểu được hết. Tôi ví cảm xúc mà chúng ta nhận được khi nghe một bản nhạc hay giống như khi mình yêu, khi fall in love, hay nói như các cụ là khi phải lòng ai “Mình chỉ biết yêu thôi chả hiểu gì” như Thi sĩ Xuân Diệu nói dùm chúng ta.

    Nhưng chúng ta cần phân biệt giữa nhạc không lời hay còn gọi là nhạc giao hưởng và các ca khúc và từ đó phân biệt giữa các ca khúc đời và các bài thánh ca. Nhạc không lời tự nó nhạc ‘nói’ cho chúng ta cảm xúc của tác giả mà không cần lời nào cả. Còn trong ca khúc thì lời ca là chính, và lời ca quyết định dòng nhạc. Tôi lấy một thí dụ: trong các ca khúc do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ca từ của ông thật tuyệt vời, mỗi một ca khúc là một bài thơ hoàn hảo, và ca từ của ông ám ảnh tâm trí chúng ta, dù hình ảnh ẩn dụ trong đó khi hát lên chưa chắc chúng ta hiểu được nhưng chính vì vậy nó có vẻ huyền bí và bám vào óc chúng ta không rời.

    Từ đó chúng ta có thể hiểu được tại sao quy định về thánh nhạc trong phụng vụ của Giáo Hội đòi buộc chúng ta phải phổ nhạc đúng theo những lời trong bản dịch chính thức của Lễ Quy Roma hay bản dịch Thánh Kinh hoặc Thánh Vịnh của Giáo Hội công nhận vì các ca từ nếu không được viết theo đúng thần học sẽ dễ dẫn tới việc đi sai tín lý và kéo người khác đi lạc theo.

    Đấy là điểm rất khó khi sáng tác thánh ca, vì phải làm sao giai điệu của bài thánh ca đi vào lòng người mà ca từ vẫn đúng thần học cũng như không sai lạc tín lý. Bản thánh ca nào vừa hay lại vừa giúp người khác đào sâu đức tin của mình là một bản thánh ca sống mãi trong lòng người và có sức đánh động đức tin rất tích cực như Lan Vy đã cảm nhận được.

    Lan Vy: Thưa cha, con biết là những sáng tác đầu tiên của cha không phải là những bài Thánh Ca nhưng là những bài Tình Ca. Chẳng hạn bài Thành Phố Nỗi Buồn mà con đã có dịp nghe cha Nguyễn Sang và ca sĩ Khánh Ly hát với những câu như “Qua từng con phố, qua từng vĩa hè, nghe lòng chợt nhớ theo đôi bàn chân. Đi tìm ai đó, hay tìm cơn gió cuốn trôi ưu phiền, đắng đôi môi mềm. Tình yêu lãng quên”. Cha sáng tác Tình Ca hay quá. Nhưng bây giờ con không thấy bài Tình Ca nào của cha nữa.

    Con cũng được biết là tác giả của những bài Không Tên, nhạc sĩ Vũ Thành An mà bây giờ phải gọi chính xác là Phó Tế Vũ Thành An, từ năm 2000 khi bắt đầu chương trình phó tế tại Portland Oregon cũng thôi không sáng tác Tình Ca nữa.

    Con chỉ là phụ nữ “giữa trời biển rộng”, không hiểu nhiều, nên con có thắc mắc là không biết giáo luật có quy định nào liên quan đến vấn đề một linh mục, hay một phó tế sáng tác Tình Ca không thưa cha?


    Cha Huỳnh:Thực ra chẳng có quy định nào của giáo hội, hay một khoản giáo luật nào cấm các linh mục hay tu sĩ sáng tác tình ca cả. Các bài tình ca của tôi vẫn còn để trong ngăn tủ và trong máy computer chứ không biến đi đâu cả. Nhưng sở dĩ tôi sáng tác tình ca mà không muốn hay “không dám” phổ biến những sáng tác đó cho công chúng vì nó dễ gây hiểu lầm tai hại là ông cha này bay bướm thế! Đã đi tu rồi mà còn yêu đương lăng nhăng. Từ đó làm gương mù gương xấu cho các con chiên bổn đạo hay làm cho “kẻ có lòng thanh sạch mất lòng khiết tịnh”.

    Từ kinh nghiệm của mình tôi suy ra được lý do tại sao Phó Tế Nhạc Sĩ Vũ Thành An từ ngày lãnh chức phó tế không còn viết (hay có thể vẫn viết tình ca nhưng không cho phổ biến các bài tình ca này ra công chúng) vì nó dễ tạo ra hiểu lầm và làm lệch lạc hình ảnh cũng như không thích hợp với vai trò mục vụ của một phó tế.

    Lan Vy: Lý do con đưa ra thắc mắc ở trên trước hết là vì hiếu kỳ. Nhưng bên cạnh đó, thắc mắc đó xuất phát từ một suy nghĩ khác nữa. Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa nhóm tại Rôma tháng 10 vừa qua, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng có trình bày một kinh nghiệm truyền giáo của Việt Nam là nhiều người tại Việt Nam đến được với đức tin Công Giáo khi họ tham dự nghi thức hôn phối, được nghe những bài ca ngợi tình yêu được hát trong các giáo đường. Có một số bài Tình Ca con biết như “Con quỳ lạy Chúa trên trời sao cho con lấy được người con yêu”. Bây giờ vẫn còn dư âm mùa Giáng Sinh thì con chợt nhớ đến những bài như “Mùa Hoa Tuyết”, “Hai Mùa Giáng Sinh”.... Con nghe người lớn nói lại là trước đây những bài như thế được hát tưng bừng trên đài phát thanh Sàigòn và đài phát thanh Quân Đội qua đó đạo Thánh Chúa hội nhập xâu xa vào văn hóa Việt. Những bài như thế chắc chắn còn có một hiệu quả truyền giáo rất cao cho những người chưa biết Chúa.

    Hoàn cảnh sống của người Việt chúng ta bây giờ có những khác biệt sâu xa. Bối cảnh chiến tranh như trong bài Mùa Hoa Tuyết giờ đây không còn nhưng những chia cách của cuộc sống tha hương cũng không kém phần bi thương. Nên chăng, các nhạc sĩ Công Giáo sáng tác thêm các bài tình ca mới cho hợp với hoàn cảnh cụ thể hiện nay. Ý kiến cha như thế nào?

    Cha Huỳnh:Ở đây hình như Lan Vy có chút lấn cấn giữa các bài Thánh ca trong Thánh Lễ Hôn Phối và các bài tình ca đời có hơi hướm tới đạo Chúa.

    Các bài Thánh Ca trong Lễ Hôn Phối thường lấy cảm hứng từ Thánh Vịnh hay Sách Diễm Ca, hay câu chuyện trong Thánh Kinh ví dụ tiệc cưới Cana v.v…. Những bài Thánh Ca này chúng ta có thể xem như là những bài tình ca diễn tả Tình Yêu của Thiên Chúa trong kinh nghiệm tình yêu của con người. Ngợi ca tình yêu là ngợi ca Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Như thế hôn nhân Kitô giáo không chỉ là hôn nhân của hai người yêu nhau mà còn có sự hiện diện của Thiên Chúa nữa. Và nó là hình ảnh của hôn phối giữa Thiên Chúa với con người trong một Giao Ước Vĩnh Cửu: “Ta sẽ là Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân của Ta”. Hay như Thánh Phaolô nói đó là cuộc hôn phối giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Chính vì yếu tố thần thiêng này mà các bài hát trong thánh lễ hôn phối mới có sức làm biến đổi lòng người và hướng họ lên cùng Thiên Chúa Đấng là Nguồn Tình Yêu.

    Còn các bài tình ca mà Lan Vy nói tới ở trên có liên quan đến những kỷ niệm tình cảm đẹp trong Mùa Sao Sáng của những ‘người ngoại đạo’. Có thể nhờ những kỷ niệm đẹp đó mà nhiều người tìm thấy Chúa. Thực ra ơn sủng của Chúa không giới hạn chỉ trong thánh đường. Ơn sủng Chúa tràn lan như mưa rơi trên cánh đồng. Nếu cánh đồng đã có sẵn hạt giống đức tin thì đức tin đó sẽ nẩy mầm, lớn lên và sinh hoa trái. Nên bổn phận của chúng ta là hãy gieo hạt giống đức tin trong lòng đời. Nếu gặp cơ duyên, gặp mưa thuận gió hòa, hạt giống đó sẽ nẩy mầm và đơm bông.

    Lan Vy: Cám ơn cha đã dành cho VietCatholic buổi phỏng vấn hôm nay. Vẫn còn là những ngày đầu năm chúng con xin kính chúc cha Năm Mới phước, lộc, thọ, khang, ninh trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria; và nhiều sáng tác mới cho vườn âm nhạc và Thánh Nhạc Việt Nam ngày thêm phong phú.

    Cha Huỳnh: Tôi cũng chân thành cám ơn Lan Vy và Vietcatholic đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn hôm nay. Cũng cám ơn các độc giả đã kiên nhẫn theo dõi những phát biểu và chia sẻ linh tinh của tôi. Cũng xin kính chúc Ban Biên Tập của mạng lưới Vietcatholic và quý độc giả gần xa một năm mới tràn đầy ơn lành của Chúa.

    Chữ ký của Caohuong



  2. Có 2 người cám ơn Caohuong vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com