Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Giáo xứ Thị Nghè (Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh)

  1. #1
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Giáo xứ Thị Nghè (Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh)

    Giáo xứ Thị Nghè

    (Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh)





    Nhà thờ Giáo xứ Thị Nghè
    Giáo hạt Gia Định

    Địa chỉ : 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.19 Quận Bình Thạnh ( Bản đồ )
    Chánh xứ : Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh
    Phụ tá : Linh mục Phêrô Giuse Maria Hà Thiên Trúc
    Phụ tá : Linh mục Giuse Phạm Sỹ Tùng
    Tel
    083-899-2965
    E-mail
    Năm thành lập
    1790
    Lễ Bổn Mạng
    Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12)
    Số giáo dân
    5000 (1200 gia đình)

    Giờ lễ
    Chúa nhật : 5:00 - 6:30 - 8:00 - 15:00 - 16:30 - 18:00

    Ngày thường : 5:00 - 17:30

    Các nhà thờ lân cận :
    Tư liệu : Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ
    - Tin tức sinh hoạt
    * Thánh lễ lãnh bí tích Thêm Sức (8/7/2012) - Hình ảnh
    * Giáo xứ Thị Nghè: Mừng bổn mạng cha phụ tá Giuse (19/3/2012)
    Thánh lễ tạ ơn 135 năm xây dựng Nhà thờ Thánh Martino De Porres
    * Lịch Sử Nhà Thờ Thánh Martinô De Porres Tại Sàigòn
    * Gx. Thị Nghè: Nguồn ơn Thánh Thần
    * Giáo xứ Thị Nghè: 1000 người cùng đi Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời
    * Giáo xứ Thị Nghè mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
    * Lễ Đức Maria Lên Trời - Lễ Hội của những người nghèo
    * Từ ngôi nhà nguyện của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres đến nhà thờ thánh Martinô ở Thị Nghè



    Lược sử Giáo xứ Thị Nghè
    LƯỢC SỬ HỌ ĐẠO THỊ NGHÈ
    Theo sử chép: “ngôi nhà thờ được xây cất đầu tiên bằng cây ván thô sơ nằm trên cuộc đất rộng lớn trên 3000 thước vuông, xung quanh toàn là ruộng, sình đầy nước đọng quanh năm”.
    Không ai biết rõ ngày khởi sự thành lập họ đạo, nhưng theo bài tường trình đăng trên Nam Kỳ địa phận năm 1917: “lúc Đức Cha Vêrô qua đời tại Qui Nhơn năm 1799 thì bổn đạo Họ Thị Nghè cũng luân phiên đến đọc kinh cầu nguyện cho Đức Cha”.
    Sự hiện diện của họ đạo Thị Nghè còn được khẳng định qua một dữ liệu khác: “Saigon cuối thế kỷ 18 đã trở thành một trung tâm văn hóa. Đồng thời với văn thơ Nôm được thông dụng tại Saigon và gần Saigon, có những trung tâm phổ biến chữ quốc ngữ trong chừng mức nhất định, đó là các họ đạo lớn và các chủng viện ở Lái Thiêu, Tân Triều, Búng, Thị Nghè, Chợ Quán”.
    Thị Nghè không chỉ là một giáo xứ, mà sớm trở thành trung tâm của một trong 12 giáo hạt của giáo phận Tây Đàng Trong và là mãnh đất thuận lợi để mở chủng viện. Năm 1850. Đức Cha Ngãi (Lefèbvre) đã lập nhà trường tạm tại Họ Thị Nghè. Trong số các linh mục lui tới họ đạo trong thời gian này, có Thánh Phaolo Lê Văn Lộc để lại dấu ấn đậm nét khi làm giám đốc chủng viện Thị Nghè. Sử liệu ghi nhận trong khoảng một năm cha đã dẫn về đoàn chiên giáo hội hơn 200 tân tòng. Khi tình hình căng thẳng, Đức Cha ra lệnh giải tán chủng viện, “cha Lộc vẫn cố nán lại Saigon để gần gũi, hướng dẫn các chủng sinh của mình … Dù khó khăn, cha vẫn cố tiếp tế cho các chủng sinh bị lưu lạc … Một phụ nữ ngoại giáo thấy cha liền báo cáo với quan quân…”.
    Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, sau khi thụ phong linh mục, năm 1858 đã thi hành mục vụ tại các giáo xứ Lái Thiêu, Gia Định, Kiến Hòa, An Giang. Địa danh Gia Định được nói đến trong tiểu sử Thánh Quí chỉ một địa bàn rộng lớn, bao gồm cả khu vực Thị Nghè.
    Thánh Andre Nguyễn Kim Thông cũng đã đi qua Thị Nghè. Ông là một trùm họ tại Gò Thị (Bình Định), có công che dấu Giám Mục Cuenot Thể và hi sinh nhiều tiền của để lo việc thờ phụng. Lúc bị bắt năm 65 tuổi và bị lưu đày vào miền Nam: “Ông được gặp Giám Mục Lefèbvre tại Thị Nghè”. “Kể từ khi nhận nhiệm sở, Giám Mục Lefèbvre không có chỗ ở nhất định, lúc thì ở Lái Thiêu, lúc thì ở Thị Nghè …”. “Giáo dân Thị Nghè hết lòng che dấu cho hàng giáo phẩm, giáo sĩ tránh khỏi sự bắt bớ của vua quan và đây cũng là nơi lưu lại dấu chân nhiều đấng thánh tử đạo”.
    Ngoài ra, lịch sử giáo hội Việt Nam cũng ghi nhận: “Dưới triều cấm cách nghiệt ngã của Minh Mạng, Thị Nghè cũng là địa bàn thuận lợi của các cơ sở từ thiện xã hội”. Ngay từ buổi đầu của họ đạo, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, giáo xứ đã trở thành một giáo điểm truyền giáo vững chắc, đã có những yếu tố cần của một họ đạo – một chuẩn giáo xứ - được hình thành và tồn tại gần như với quá trình xây dựng Phiên trấn (Saigon) từ thế kỷ XVIII. Sau thời cấm đạo, từ năm 1859, Thị Nghè tiếp tục được Giám Mục Lefèbvre chọn làm nơi tái lập chủng viện để đào tạo linh mục. Trong hoàn cảnh mới, cơ cấu nhà đạo tại Thị Nghè có những thuận lợi cơ bản để phát triển.
    Ngay từ năm 1854, Giám Mục Lefèbvre đã giao cho linh mục Antôn Triêm coi sóc họ đạo Thị Nghè. Năm 1860, cha Triêm tiếp tục nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới. Theo bản tường trình về Địa sở Thị Nghè và theo cha Delpech thì cha Triêm ở Thị Nghè từ năm 1854 đến 1860. Kế tiếp là linh mục thừa sai Puginier được Đức Cha giao cho coi sóc các họ đạo Thị Nghè, Cầu Bông, Gò Vấp và An Nhơn, trước khi trở ra địa phận Tây Đàng Ngoài. Sau đó, thừa sai Colombert làm mục vụ trong một thời gian. Năm 1867, thừa sai Gentillon được cử làm cha sở. Tiếp theo là các thừa sai Pineau, Gauthier tạm coi Họ Thị Nghè. Năm 1869, thừa sai Martin là cha sở. Năm 1873, cha Delpech về “chánh sở Thị Nghè”. Tuy vậy, Sổ rửa tội và Sổ hôn phối của họ đạo mãi đến năm 1875 mới được ghi chép. Theo bút tích lịch sử trên thì Họ Thị Nghè nếu chưa được chính thức thành lập bằng văn bản của giáo quyền sở tại, thì cũng đã chính thức hoạt động từ năm 1875 với sổ sách quy điển của Giáo Hội.
    Trước năm 1854, họ đạo Thị Nghè được các Đức Cha, các linh mục thừa sai, các cha sở, các cha Việt Nam từ họ đạo Chợ Quán đến chăm sóc và làm mục vụ. Từ năm 1854, các cha sở của giáo xứ đóng góp nhiều công sức xây dựng và phát triển họ đạo với lòng nhiệt tình truyền giáo. Các ngài đã hy sinh bản thân, gánh chịu bệnh tật, vượt qua những khó khăn nội bộ trong việc điều hành họ đạo, khôn ngoan giải quyết những vấn đề trong giao tiếp với bên ngoài để phát triển họ đạo một cách toàn diện.
    Tính từ năm 1854 đến nay, đã có 12 linh mục từng phụ trách họ đạo Thị Nghè (chưa kể cha Abonnel (1887):
    TT CHA SỞ NĂM THÁNH –HỌ & TÊN
    1. 1854 ANTÔN TRIÊM
    2. 1867 GENTILLON
    3. 1869 MARTIN
    4. 1873 REMIGIUS DELPECH
    5. 1876 PETRUS JOSEPH GRESET
    6. 1879 FOUGEROUSE
    4b 1885 REMIGIUS DELPECH
    7. 1912 ALEXANDRE LIOGER
    8. 1936 PHAOLÔ ĐÀO TRÍ TỊNH
    9. 1956 PHANXICÔ XAVIER LÊ VĨNH KHƯƠNG
    10. 1966 PHANXICÔ XAVIER PHAN VĂN THĂM
    11. 1974 DOMINICÔ VÕ VĂN TÂN
    12. 1991 PHÊRÔ NGUYỄN CÔNG DANH

    - Ngoài ra, trong thập niên 1860, một số năm họ đạo không có linh mục phụ trách, nhưng có các thừa sai đến làm mục vụ:
    • Cha Paul Puginier (Phước) 186?-186?
    • Cha Colombert (Mỹ) 186?-1867
    • Cha Pirreau 1867-1869
    • Cha Gauthier 1867-1869

    Các linh mục xuất thân từ Họ Thị Nghè
    TT TÊN THÁNH–HỌ&TÊN NĂM SINH VÀ NĂM THỤ PHONG
    1. PHÊRÔ NGUYỄN THỐNG LÝ 1847 1880
    2. GABRIEL NGUYỄN THANH LONG 1870 1890
    3. PHAOLÔ NGUYỄN VĂN MINH 1880 1916
    4. ANDRE NGUYỄN THUẬN TRỊ 1887 1917
    5. PHAOLÔ LÊ HIỂN QUANG 1894 1922
    6. PHAOLÔ LÊ VĂN MƯỜI 1897 1926
    7. PHAOLÔ NGUYỄN VĂN MƯỜI 1897 1926
    8. ANTÔN LÊ QUANG THẠNH 1915 1941
    9. LÊO NGUYỄN VĂN HIỀN 1920 1945
    10. ĐGM ANDRE NGUYỄN VĂN NAM 1922 1952-GM1975
    11. SIMON HÒA
    12. PHAOLÔ VÕ VĂN CHÁNH 1924 1951
    13. TÔMA CHÂU VĂN ĐẰNG 1928 1957
    14. TÔMA NGUYỄN VĂN VẼ 1932 1961
    15. GB NGUYỄN VĂN DƯ 1937 1962
    16. PHÊRÔ NGUYỄN CẤP 1944 1973
    17. QUANG
    18. KÍNH
    19. GB LÊ ĐĂNG NIÊM 1937 1966
    20. PHÊRÔ NGUYỄN VĂN HẦU 1941 1972
    21. PHANXICÔ XAVIER LÊ VĂN NHẠC 1943 1974
    22. GIUSE NGUYỄN TRỌNG SƠN 1959 1992
    23. GIUSE NGUYỄN TRỌNG VIỄN 1955 1994
    24. CLEMENTE LÊ MINH TRUNG 1961 1998
    25. PHANXICÔ XAVIER NGUYỄN VĂN THANH 1971 2003
    26. PHAOLO PHAN ĐÌNH DŨNG (ĐỨC) 2000
    27. DOMINICO TRẦN TẤN ĐẠT (MỸ) 2000
    28. GIOAN TRẦN VĂN (MỸ) 2000
    29. GIUSE TRẦN HƯNG QUỐC (MỸ) D.Ngôi Lời 2000

    Các nữ tu xuất thân từ Họ Thị Nghè
    TT THÁNH –HỌ&TÊN DÒNG
    1. PHIL. DE ST PAUL MARIE NGUYỄN T SÁNG ST PAUL
    2. PAUL MARIE NGUYỄN THỊ THỨ ST PAUL
    3. MARIE LEOCADIE NGUYỄN T THƯỜNG ST PAUL
    4. MARIE EUSEBE NGUYỄN THỊ CHO CHÚA QUAN PHÒNG
    5. TERESA NGUYỄN THỊ ĐỒNG PHANXICAINE
    6. MARIE AUGUSTE NGUYỄN TUYẾT TRANG CHÚA QUAN PHÒNG
    7. ĐỊNH CHÚA QUAN PHÒNG
    8. HIẾU CÁT MINH
    9. LOUISA TRẦN THỊ HỒNG NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN
    10. MADALENA ĐỖ THỊ CÔNG PHANXICAINE
    11. JEAN MARIE NGUYỄN THỊ THỂ VINCENT DE PAUL
    12. AGNES DƯƠNG THỊ SA PHÁP
    13. BERNADETTA NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI MẾN THÁNH GIÁ LONG AN
    14. MARIE NGUYỄN THỊ THU VÂN ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
    15. MARIE NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
    16. ANNA TẠ THỊ MẠNH ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
    17. MARIA TRẦN THỊ THỦY ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
    18. TERESA ĐẶNG THANH DIỆU ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO
    19. MARIA TRẦN THỊ HỒNG SÁNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM
    20. VERONICA NGUYỄN THỊ KIM THU TU HỘI BÁC ÁI
    21. MARIA VÕ DIỄM TRINH SALESIENNE
    22. TERESA NGUYỄN PHƯƠNG THÙY SALESIENNE
    23 TERESA LÊ THỊ DUYÊN ST PAUL

    Nguồn : titocovn.com
    thay đổi nội dung bởi: Gia Nhân, 25-03-2013 lúc 10:32 PM
    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  3. #2
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post


    Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Thị Nghè



    Giáo xứ Thị Nghè

    Maria Vũ Loan

    Có lẽ khi đọc lược sử các giáo xứ thuộc Giáo phận Sàigòn thì thú vị nhất là quá trình hình thành và phát triển của Giáo xứ Thị Nghè, vì có nhiều chi tiết gắn với lịch sử vùng đất Sàigòn, song tiếc rằng chỉ có thể nói đến những điểm chính. Và hiện nay các nét riêng trong sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ này cũng có nhiều điểm đáng chú ý.


    Một lược sử độc đáo



    Thị Nghè là một vùng đất cao được bao quanh bằng sông Sàigòn. Sông Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát, qua kênh Nhiêu Lộc rồi đổ ra Sông Sàigòn. Giữa con sông và vùng Cầu Sơn là mảnh đất sớm có dân cư và đường xá. Ngày xưa, đây là vùng vành đai bảo vệ khu trung tâm Sàigòn nên người dân ở đây là chứng nhân nhiều biến cố lịch sử và cũng là những người làm nên lịch sử trên mảnh đất này.
    Gọi là Thị Nghè vì đây là danh xưng thân mật và quý trọng để gọi bà Nguyễn Thị Khánh, là con gái đầu của quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân, có chồng là thư ký nên gọi là “bà Nghè”. Bà có công khẩn hoang, xây cầu nên dân gian gọi là cầu Bà Nghè, giữa thế kỷ XIX đổi thành Thị Nghè. Cây cầu đầu tiên do bà Nghè làm dài 9 trượng, xe ngựa có thể qua lại được. Chợ Thị Nghè khá lớn, trên bến dưới thuyền, có vai trò quan trọng trong sự phát triển địa phương trong thời gian dài khi hình thành điểm tụ cư.


    Ngoài ra trên vùng đất này còn có một số cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa như miếu Văn Thánh, tịch điền(đất công) và đàn Xã tắc, Sở Bông, nhà làng Thạnh Mỹ Tây, đình Phú An, phủ Thiên Hoa, nhà dưỡng lão, hồ nước, nhà tù Phú Mỹ…


    Dân cư ở đây đa số là người Kinh, một ít là người Hoa, Khơmer, Chăm theo Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, thờ cúng tổ tiên và đất Thị Nghè cũng là nơi văn hóa được đề cao.


    Bối cảnh truyền giáo



    Giáo xứ hình thành từ những ngày đầu thành lập Địa phận Đàng Trong vì Thị Nghè là vùng đất có những đặc điểm thuận lợi về tự nhiên, chính trị, kinh tế, thích hợp cho lưu dân đến buôn bán, định cư lâu dài và sớm trở thành một điểm truyền giáo.


    Năm 1790, vua Gia Long cất cho Đức cha Bá Đa Lộc một nơi ở yên tĩnh, gần rạch Thị Nghè, gọi là dinh Tân Xá và trở thành Tòa Giám mục từ năm 1790 đến 1830. Có thể nói, Thị Nghè là một điểm tụ cư gần trung tâm phát triển đạo Công giáo, ở cùng trên một địa bàn với Tòa Giám mục nên ánh sáng Tin Mừng đã chiếu soi trên mảnh đất “ven nội” này rất lâu đời. Những lưu dân theo đạo Công giáo là hạt nhân xây dựng cộng đoàn, cất nhà thờ, nhà nguyện, quy tụ nhau đọc kinh. Vì thế, có ý kiến cho rằng, Họ đạo Thị Nghè chính là một trong nhưng chiếc nôi đầu tiên của Giáo phận Tây Đàng Trong.


    Năm 1799, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây cất bằng cây ván thô sơ trên khu đất ba ngàn thước vuông, xung quanh toàn là ruộng, sình lầy nước đọng, nhà thưa người ít, giáo dân chừng vài chục người. Dưới triều đại vua Gia Long. Họ đạo Thị Nghè được phát triển nhưng đây cũng được coi là nơi tạm trú, lai vãng của cha cố và bổn đạo trong cơn bách hại ngặt nghèo đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị vì giáo dân hết lòng che giấu hàng giáo phẩm, giáo xứ tránh khỏi sự bắt bớ của vua quan và Thị Nghè cũng là nơi lưu dấu chân của nhiều đấng Thánh Tử đạo.


    Sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Thành Phụng năm 1859 là nỗi đau lớn của dân tộc. Sau hòa ước năm 1862, vua Tự Đức hạ chỉ ân xá cho tín đồ Thiên Chúa giáo. Giáo dân Thị Nghè vừa đau vì mất nước, vừa mừng vì thoát khỏi cơn cấm đạo quẫn bách. Thị Nghè là nơi đức giám mục chọn làm địa điểm tái lập chủng viện để đào tạo linh mục. Nhà trường La Tinh (chủng viện) ban đầu được dựng trong một nơi đất thấp, hay bị ngập sình, lại là nơi cọp hay lai vãng và ở gần đồn binh cưu.


    Như vậy, từ thế kỷ XVIII, họ đạo Thị Nghè đã là một giáo điểm có những yếu tố cần của một giáo xứ được hình thành và tồn tại gần như đồng thời với quá trình xây dựng Phiên trấn (Sàigòn).


    Còn về cơ sở vật chất của nhà thờ, sau nhiều lần thay đổi, vị trí nhà thờ của giáo xứ đã hình thành (1890) và sau đó được tôn tạo, khánh thành (1953) với hình dạng như hiện nay.


    Như thế, qua nhiều biến cố thuận lợi và khó khăn, phải chăng việc gieo vãi Tin Mừng của đạo Công giáo, được thuận tiện hay gặp muôn vàn khó khăn, luôn nằm trong sự nhận định và tình cảm riêng của những người có trách nhiệm trên lãnh thổ qua từng thời kỳ lịch sự?


    Một giáo xứ sống động trong sinh hoạt tôn giáo



    Nếu có ai hỏi thăm cha sở Thị Nghè về tình hình giáo xứ thì cha không trả lời ngay được mà phải tìm những con số hiện trên giấy tờ.
    Thực tế, những con số về nhân khẩu trong giáo xứ, tính từ đơn vị là giáo khu, thì ta biết được số giáo dân chuyển đến, chuyển đi, mới sinh, qua đời, hiện có rất rõ ràng với hơn 7.000 giáo dân. Đặc biệt, việc liệt kê thành phần xã hội làm cho người ta hiểu ngay dân cư trong giáo xứ thế nào: sản xuất kinh doanh, buôn bán, công nhân viên chức, nghề chuyên môn, nội trợ, gia đình khó khăn, thương binh liệt sĩ, người cao tuổi hay khuyết tật.


    Trong vai trò là vị chủ chăn, cha xứ nắm rõ những thành phần giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình rối, rối phức tạp, đã trở lại, ly thân…) hay vướng vào tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, AIDS) là một công việc của sự quan tâm. Nếu con số 4 người đã ly dị hay 14 người vướng vào ma túy tại các giáo khu làm cho chúng ta buồn, thì các sinh hoạt rất đặc biệt tại giáo xứ làm mọi người thấy phấn khởi hơn, có thể mường tượng ra hình ảnh một khu rừng, chỉ có 54 cây héo úa, sâu mọt làm ngã đổ thì hằng ngày dưới ánh nắng, nguồn nước, chất bổ của đất làm cho các cây được tươi tốt và nhiều mầm xanh đang nhú lên với nhiều hy vọng.
    Với 6 giáo khu, 12 đoàn thể (thuộc nhóm cầu nguyện và nhóm đoàn thể trẻ) 7 ca đoàn, 1 nhóm bác ái, 8 đơn vị Senior và Junior của Legio Mariae thì có thể thấy giáo dân đã tham gia các sinh hoạt của giáo xứ với một lực lượng rất hùng hậu. Đây là một lợi thế mà cha chánh xứ có thể phát triển các công việc về Phụng Vụ và xã hội như nhiều giáo xứ khác đang làm mà còn làm những việc không phải giáo xứ nào cũng có những thuận lợi để thực hiện như: dâng lễ chúc thọ cho 380 cụ trên 70 tuổi; tổ chức khấn dòng, giao lưu với tôn giáo bạn (Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo); đi thăm Trung tâm Trọng Điểm và anh em dân tộc tại Bình Phước; giúp Đại Chủng Viện 2 máy Photocopy; duy trì một số em lễ sinh đạo đức vào nhóm Nuôi Ơn Gọi; trợ giúp mai táng khi hữu sự; nấu ăn buổi sáng cho các em khuyết tật Hồng Hà; làm tuần cửu nhật cho những người đau ốm và hấp hối; nấu bánh chưng phát cho người nghèo và khuyết tật; phân công dọn vệ sinh các WC của giáo xứ.


    Ngoài những công việc khá đặc biệt đó, giáo xứ đang tiến hành công việc cần thiết để Nhà thờ Martinô thuộc giáo khu 5 bước lên hàng giáo xứ; thực hiện phương thức quản lý thư quán theo quy chế Tòa Giám mục và làm một đặc san Giáo xứ Thị Nghè Năm Thánh 2010 về chặng đường 5 năm 2005-2010.


    Cha xứ Phêrô Nguyễn Công Danh cho biết, từ cuối năm 1991 đến nay, giáo xứ là một cộng đoàn trên thuận dưới hòa, mối quan hệ giữa cha xứ và giáo dân rất tốt trong công việc. Hội đồng Mục vụ và đại diện các đoàn thể ngày càng thêm gắn bó vì cha sở cho học tập tài liệu một tuần một lần; hiện nay giáo xứ đang được học hỏi về Thông điệp Bác Ái của Đức Thánh cha.
    Ngoài việc mục vụ, cha sở còn tham gia việc xã hội qua một số các chức danh mà cha cho rằng mục đích là để giúp giới Công giáo đi vào hoạt động chung của thành phố. Dù làm gì, cha vẫn ưu tiên hàng đầu cho công việc mục vụ và coi đó là bổn phận phải chu toàn, còn về việc xã hội là công việc tự nguyện tham gia với tư cách công dân và chủ đích là triển khai và thực hiện Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam 1980.


    Và cha cho rằng, huấn từ của Đức Thánh cha chính là những định hướng mà mỗi Giáo Hội địa phương phải quan tâm triển khai trong đời sống; và Đức Thánh cha đã nhắc lại định hướng Thư chung 1980: “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình”.


    Lời kết
    Với khoảng thời gian hơn 200 năm, tài liệu về lược sử Họ đạo Thị Nghè có nhiều chi tiết, chỉ xin nêu lên vài nét tiêu biểu. Dù nhìn ở góc độ nào thì Họ đạo Thị Nghè mãi còn đó một nét son, chứng nhân cho Chúa Kitô qua dòng lịch sử. Và hiện nay, sức sống mạnh mẽ của giáo xứ vẫn như là một dòng chảy nối tiếp thời gian của quá khứ hào hùng đó.
    Chữ ký của Gia Nhân

  4. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com