Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Chủ đề: Rau đắng

  1. #1
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Rau đắng

    Rau đắng


    *******
    *****
    ***
    *





    Vợ anh có bao giờ mệt mỏi vì anh không?









    Khi Mariana đến nhà bạn gái chơi bài bi-rit-giơ hoặc đi thăm bà dì yêu quý, thì bao giờ cô ấy cũng để cho tôi một mảnh giấy nhỏ trên bàn ăn trong bếp. Trên mảnh giấy, vợ tôi thường ghi rõ mình đi chơi bao giờ về và để phần bữa cơm tối của tôi ở đâu. Phải thừa nhận rằng, ít khi tôi đọc những mảnh giấy đó, bởi vì nội dung hầu như lần nào cũng vậy. Còn về bữa ăn tối thì bằng cách này hay cách khác bao giờ tôi cũng tìm trên bếp hoặc trên tủ lạnh.

    Hôm qua đi làm về, tôi trông thấy mảnh giấy nhỏ trên bàn, nhưng tôi chẳng để ý đến làm gì. Tôi còn mải xem có gì trong cái soong trên bếp. Hóa ra đó là món súp đậu hầm với thịt lợn mà tôi vốn ưa thích. Thế là tôi quên bẵng mảnh giấy ấy đi. Bây giờ tôi mới đọc và sửng sốt như vừa bị sét đánh ngang tai:

    "Em cảm thấy rất mệt mỏi vì anh, và quyết định bỏ hẳn anh đấy. Em đã lên tàu đi Nam Mỹ với người bạn tốt nhất của anh. Chúc anh khoẻ. Ký tên: Mariana".

    Đấy, tấn bi kịch bỗng nhiên đi vào cuộc sống của chúng tôi như vậy mà tôi không để ý gì đến thật, chẳng qua vì lười. Không để ý đến thật, vì tôi đã chén hết cả ba suất súp đậu hầm mà vợ tôi để lại, cũng chẳng thèm ngó đến mảnh giấy. Bây giờ khi đứng dậy pha cà phê uống, tôi bỗng nảy ra một ý muốn uống một cốc rượu cô nhắc. Tôi tin chắc rằng các bạn cũng chẳng từ chối một cốc rượu cô nhắc trong lúc này, nếu như vợ bạn cũng đi Nam Mỹ với anh bạn tốt nhất mà bạn vẫn tin cậy.

    Nhưng chưa kịp mở nút chai thì bỗng nhiên nghe tiếng chuông reo ngoài cửa. Tôi ra mở cửa: đó là bà láng giềng Lac- xen.

    - Hình như vợ anh không có nhà phải không? - Bà Lac-xen hỏi. Nếu như tôi biết sự thật, chắc tôi đã không trả lời rằng bây giờ vợ tôi có lẽ đang trên đường sang Nam Mỹ cùng với anh bạn quý nhất của tôi. Và bà Lac-xen đã có chuyện để nói với các bạn hoặc các bà láng giềng. Nhưng vì tôi không biết sự thật có phải thế không, nên tôi chỉ nói:

    - Có lẽ vợ tôi đi uốn tóc hoặc cũng có thể là đang chơi ở nhà bà dì gần Bơ -rông -khơ.

    - Ồ, tôi chỉ đem trả chị ấy cái dây thừng mượn hôm nọ để phơi quần áo. Xin cảm ơn anh chị - Bà ta đưa trả cái dây thừng và ra về.

    Ngay lúc đó, tiếng chuông điện thoại lại réo lên. Tôi vứt cái thừng ấy và nhấc ống nghe.

    - Chào cậu, Tô-max đây mà. E-na đã cho phép mình ngày mai đi săn, do đó mình mới định rủ cậu cùng đi. Ngày mai đã bắt đầu mùa săn thỏ rừng đấy. Cậu có đi được không? Mình sẽ đem theo rượu bia vì có khả năng chúng ta sẽ kiếm được khá đấy.

    Đây mới thật là một đề nghị hấp dẫn. Chỉ có hoàn toàn chịu mất tự do hoặc cam chịu sống dưới gót giầy cao gót của vợ mới không nhận lời và cảm ơn Tô-max mà thôi. Nhưng cũng nói thêm vài lời phòng xa:

    - Được rồi, nếu Mariana thả mình ra, thế nào mình cũng sẽ đi với cậu.

    - Sẽ thả thôi - Tô-max nói không tin tưởng lắm. Nhưng nhớ đừng bỏ quên súng ở nhà nhé! Không lại như năm ngoái đấy. Nhớ không? Cậu mang theo cả một két bia, nhưng cái chính là súng đạn thì cậu lại quên.

    Thật là một chuyện nực cười mà tôi ngượng suốt cả năm. Lần này thì tôi phải sắp sẵn ra không có lại quên mất.

    Tôi vào trong phòng cầm khẩu súng ra, nhưng bỗng cảm thấy có mùi khí đốt thoát ra ngoài. Chắc là vừa rồi do lắm chuyện phải suy nghĩ, nên tôi đã mở bếp định đun nước pha cà phê nhưng lại quên không châm lửa. Tôi vừa toan quay vào bếp, thì bỗng thấy cửa xịch mở. Theo thói quen, tôi vội cất chiếc dây thừng đi trước. Vì Mariana không thể chịu nổi khi thấy dây thừng vứt loằng ngoằng dưới chân như rắn bò. Thế là tay cầm súng săn tôi vội mở cửa.

    Đúng là vợ tôi thật. Mariana đưa mắt nhìn khẩu súng săn trong tay tôi rồi bỗng rú lên. Cô ta chạy vội lại ôm lấy cổ tôi, vừa hôn tôi, vừa run rẩy nói:

    - Khổ quá, em chỉ định đùa thôi mà. Em chỉ định thử xem anh có hay đọc những mảnh giấy em để lại không. Ai ngờ anh lại tưởng thật và lại định tự tử bằng một viên đạn hay sao?

    Bỗng cô ta lại trông thấy chiếc dây thừng:

    - Giời đất ơi! Lại đến nỗi này nữa! Thế anh lại định treo cổ tự tử nữa à! - Cô nàng càng ôm chặt lấy tôi ra vẻ hối hận, định nói gì nữa. Nhưng bỗng ngửi thấy mùi khí đốt sặc sụa từ trong bếp đưa ra, cô ta lại càng tru tréo lên - Không, không! Lại còn thế này nữa. Anh yêu quý của em, anh yêu quý. Từ rày em không bao giờ làm như thế nữa.

    Thế là sau đó, khi tôi ngỏ lời muốn đi săn với Tô-max ngày mai, cô ta đồng ý ngay, không dám can ngăn hoặc phàn nàn gì nữa.

    Còn tôi thì sau chuyện xảy ra, hay vì phấn khởi quá, hôm sau tôi đã đi săn với Tô-max, nhưng lại mang theo cần câu chứ không phải súng. Chẳng là hôm qua vợ tôi đã giấu biến ngay khẩu súng và chiếc dây thừng đi rồi.

    st
    thay đổi nội dung bởi: Gia Nhân, 28-02-2013 lúc 10:43 PM
    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  3. #2
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post

    Vở "kịch câm" và chai nước





    Chiều. Chạy xe rảo quanh trung tâm thành phố, tôi dừng lại bên khoảng công viên nhỏ đối diện cổng chính nhà thờ Đức Bà, mua trái dừa tươi, chầm chậm tận hưởng vị ngọt của nó và ngắm nhìn thành phố giờ tan tầm.

    Ở thành phố này, hình như mọi người đều tất bật, vì vậy muốn tìm được một góc tĩnh lặng giữa lòng thành phố không phải dễ. Đang mơ hồ thả hồn theo dòng suy nghĩ, tôi chợt thấy một chiếc xích lô chạy về hướng mình. Trên chiếc xích-lô là một người bạn nước ngoài trẻ tuổi, chắc cũng là một sinh viên như tôi. Trông chàng thanh niên này có dáng điệu rất “Tây”, mái tóc dài được cột lại gọn gàng, tai đeo khuyên, mặc quần soọc ngắn đến gối.

    Xe dừng, người thanh niên ngoại quốc xuống xe và chạy về phía hàng bán nước ngay trước mặt tôi. Anh chỉ vào chai nước suối và giơ hai ngón tay. Cô bán hàng bỏ hai chai nước khoáng vào túi xốp đưa cho người thanh niên và nhận tờ 50 ngàn từ anh. Thấy không có dấu hiệu cho thấy cô bán hàng đang tìm tiền thối đưa cho mình, người thanh niên đứng yên không chịu đi.

    Người phụ nữ bán hàng dường như cũng hiểu ý anh, cô hằn học rút trong túi ra tờ 10 ngàn đưa cho anh. Người thanh niên vẫn tiếp tục nhìn cô trong chốc lát rồi mới quay trở lại xe. Anh đưa một chai nước khoáng cho bác chạy xích lô đang nhễ nhại mồ hôi đứng chờ mình bên đường… Chai nước có lẽ có giá trị bằng cả buổi chiều chạy xe vất vả của bác…

    Quá đủ cho một buổi chiều… Tôi tưởng như mình vừa được xem một vở kịch câm. Không có lời thoại nào vì tất cả nhân vật trong vở kịch này đều không hiểu ngôn ngữ của nhau. Người thanh niên ngoại quốc kia đã đồng cảm và chia sẻ với nỗi mệt nhọc của bác chạy xe xích lô - một người hoàn toàn xa lạ và không hiểu ngôn ngữ của anh. Còn cô bán nước, cô đã lấy lòng mến khách của người Việt chúng ta ra để chào đón một người bạn phương xa thế ư?

    Chiếc xích lô chở người thanh niên ngoại quốc lại tiếp tục hòa vào dòng người đang hối hả, hối hả nối đuôi nhau…


    Theo TTO
    Chữ ký của Gia Nhân

  4. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  5. #3
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Đi ăn tiệm



    Đi ăn tiệm






    Đi ăn tiệm là một điều thú vị phải không các bạn? Người ta nấu nướng mọi thứ cho bạn, dọn lên trên bàn cho bạn thưởng thức... và rồi sau đó còn dọn dẹp, rửa chén cho bạn nữa chứ... Đã thì thôi... Tất cả những điều bạn phải làm chỉ là nhai, nuốt và sau cùng là trả tiền. Nhưng thưa các bạn... những điều tôi vừa kể trên đã cuốn theo chiều gió hết rồi... Và đây là câu chuyện của tôi...


    Một chiều cuối tuần nọ, sau khi lãnh lương, tôi bèn quyết định một cách hạnh phúc là thay vì nấu ăn ở nhà như thường lệ, tôi sẽ rủ cô bạn gái đi ăn tiệm. Xin thưa với các bạn đó là lần đầu tiên tôi đi ăn tiệm. Khi tôi đến tiệm ăn thì trời ơi... tôi có cái cảm tưởng như là đang lạc vào bát quái trận đồ của Hoàng Dược Sư trên Đào Hoa Đảo. Người hầu bàn, ăn mặc còn sang trọng hơn tôi nũa, chào đón tôi:

    "Xin chào quí khách, 2 người phải không ạ?"

    Tôi hãnh diện đáp: "Vâng, 2 người."

    Anh ta hỏi tiếp: "Hút thuốc hay không hút thuốc?

    Tôi trả lời ra vẻ như không bao giờ hút thuốc:

    "Không, tôi không hút thuốc."

    Người hầu bàn tiếp tục hỏi:

    "Ngài thích ngồi ở khu vực trong nhà hay ngoài trời?"

    Tôi trả lời như là mình có một quyết định đúng đắn:

    "Tôi thích ngồi ở trong hơn là ra ngoài."

    Anh ta phụ họa:

    "Đúng đấy, thưa ngài" Và hỏi tiếp:

    "Ngài thích ngồi ở phòng ăn chính, ở bao lơn có mái che hay là trong khu nhà kiếng chan hòa ánh nắng của chúng tôi."

    Đến đây thì tôi hơi lúng túng:

    "Hmm... để coi..."

    Anh ta đề nghị:

    "Tôi có thể sắp cho Ngài ngồi ở khu nhà kiếng với phong cảnh tuyệt vời."

    Tôi hưởng ứng và đi theo anh ta:

    "Tôi nghĩ anh nói đúng đấy."

    Anh ta lại hỏi tiếp:

    "Bây giờ Ngài thích nhìn ra sân golf hay muốn nhìn cảnh mặt trời lặn trên bờ hồ hay là cảnh núi non hùng vĩ?..."

    Tôi nghĩ thầm là lần này hãy để nó chọn phứt đi cho xong, đỡ phải lúng túng:

    "Chỗ nào anh thấy đẹp là được rồi!"

    Thật ra anh ta đặt chúng tôi ngồi hướng về sân golf hay bờ hồ hay núi non gì đó tôi cũng cóc biết vì lúc đó trời đã tối bên ngoài.

    Lúc sau, một người hầu bàn khác trẻ hơn, cũng ăn mặt bảnh hơn tôi, đến bàn tôi và nói:

    "Kính chào quí khách. Tôi là Paul. Chiều nay tôi sẽ phục vụ quí khách. Quí khách có muốn ngồi ngắm cảnh thêm vài phút trước khi đặt món ăn hay không?"

    Tôi nói ngay:

    "Không, tôi đang đói lắm. Tôi là dân lao động. Mang lên cho tôi một dĩa thịt bò với rau và khoai tây nướng."

    Anh ta hỏi thêm:

    "Ngài muốn dùng thêm súp hay rau trộn?"

    Tôi đáp ngay: "Rau"

    Anh ta cứ hỏi:

    "Chúng tôi có rau xanh nhiều loại, củ dền đỏ, cà chua... Ngài có thích trộn với tôm không?"

    Tôi xẳng giọng: "Rau xanh thôi, OK?"

    Anh ta đáp: "Vâng thưa Ngài. Có dầu giấm không?"

    Tôi không muốn kéo dài cuộc khẩu cung này nữa:

    "Bất cứ cái gì cũng được."

    Anh ta cứ nói:

    "Chúng tôi có dầu giấm kem Ý, phó mát xanh, giấm chua Pháp...

    Tôi cướp lời:

    "Đem bất kỳ thứ nào làm tôi ngạc nhiên là được..."

    Anh ta vẫn đứng đó:

    "Dầu giấm kem Ý là loại đặc biệt của chúng tôi. Như thế có được không thưa Ngài?"

    Tôi cộc lốc: "Ừ"

    Anh lại hỏi: "Còn khoai tây thì sao..."

    Tôi thừa biết cái gì sắp xảy ra nên không muốn anh ta đứng lải nhải nữa:

    "Tôi chỉ muốn khoai tây nướng mà thôi, hiểu chưa? Không có cái giống gì kèm theo nữa hết."

    Anh ta cứ hỏi: "Không bơ, Không kem chua à?"

    Tôi gằn giọng: "Không."

    Anh ta vẫn hỏi: "Không để hành luôn à?"

    Tôi hết chịu nỗi nên phải quát lên:

    "Không. Anh không hiểu tôi nói gì à? Tôi không muốn cái gì với khoai tây hết. Cứ mang ra cho tôi khoai tây nướng với thịt bò là được rồi."

    Anh ta lại chỉa mũi dùi sang thịt bò:

    "Ngài muốn 200 gram, 250 gram hay 350 gram thưa Ngài?"

    Tôi trả lời cho có: "Bao nhiêu cũng được."

    "Ngài muốn tái, tái vừa vừa, vừa, vừa chín hay chín hẳn thưa Ngài?"

    Tôi không thể nào chịu được nữa:

    "Ê... Tao nổi cơn rồi đấy nhé..."

    Anh ta vẫn không tha tôi: "Ngài thích cải xanh, bắp hay cà rốt chung với thịt bò?"

    Như giọt nước làm tràn ly nóng giận, tôi ném khăn ăn xuống đất, đứng phắt lên, xắn tay áo, xông vào anh ta và giở giọng võ biền:

    "Ê... Mày muốn ra ngoài sân chơi tay đôi không, thằng dai như đỉa kia?"

    Trời ơi, đến nước này mà anh ta cũng không thể không hỏi ý kiến tôi:

    "Vâng, thưa Ngài. Ngài thích ở bãi đậu xe, ngoài đường nhỏ hay đường lớn đối diện với nhà hàng, thưa Ngài?"

    Tôi nói: "Tao thích ngay tại đây...", và đấm anh ta một cái. Anh ta né rồi phản công bằng một cú móc tay trái vào hàm tôi... Các bạn thân mến, đó là lần đầu tiên trong cái đêm nghiệt ngã đó anh ta đã không hỏi tôi thích bị đấm ở đâu... Tôi choáng váng ngã xuống ghế trong khi các người khác tới kéo anh hầu bàn đó ra.

    Tôi có cảm giác ai đó nới lỏng cà vạt tôi ra, mở nút áo cổ và vả nhẹ vào mặt tôi... Khi tôi hoàn tỉnh, tôi thấy trước mặt tôi là gương mặt lo âu của viên phụ trách các tên hầu bàn đêm đó... Ông ta xin lỗi ráo riết và đề nghị mua nước uống cho tôi, gọi y tá hay bất cứ cái gì tôi muốn...

    Tôi lúng túng nói: "Không, không... đừng gọi ai đến hết... cho tôi ly nước là được rồi..."

    "Vâng thưa Ngài, có ngay", ông ta hớn hở đáp lại sự đòi hỏi quá dễ thực hiện của tôi.

    Và ông ta tiếp: "Ngài thích nước suối nhập cảng, nước soda, nước chanh hay nước lọc?"
    Chữ ký của Gia Nhân

  6. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  7. #4
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Biết chỉ để... đi thi

    Biết chỉ để... đi thi






    Con hỏi ba: Tháp Pisa nghiêng bao nhiêu độ?

    Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?

    Con trả lời để con đi thi “Ai là tỉ phú”.

    Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con biết độ nghiêng để con nghiệm ra rằng trên đời này vẫn còn rất nhiều điều chông chênh, sai trái nhưng nếu trong tâm mình vẫn còn nằm trong vòng tay của gia đình thì dù có nghiêng nhưng nó sẽ không thể nào ngã.


    Con hỏi ba: Ý nghĩa câu “qua cầu rút ván”?

    Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?

    Con trả lời để con đi thi “Trúc xanh”.

    Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con muốn biết ý nghĩa câu đó để con nghiệm ra rằng mình sống ở đời phải có trước có sau.


    Con hỏi ba: Đèn xanh đỏ có tự khi nào?

    Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?

    Con trả lời để con đi thi “Rồng vàng”.

    Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con muốn biết để con nghiệm ra rằng cho đến lúc nào người đời mới hiểu được một quy luật hết sức đơn giản. Sống ở đời phải biết nhường nhau để có kết quả tốt hơn.


    Con hỏi ba: Cái máy giặt giá bao nhiêu?

    Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?

    Con trả lời để con đi thi “Hãy chọn giá đúng”.

    Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con muốn biết giá để con nghiệm ra rằng phải mất rất lâu mình mới dành dụm đủ tiền để mua cho mẹ cái máy giặt hoặc mặc giữ kỹ đồ hơn cho mẹ đỡ phải nhọc nhằn.

    Kiến thức là một tài nguyên quý giá, biết nhiều là một điều tốt. Nhưng biết nhiều đó mới chỉ là người có trí nhớ tốt mà trí nhớ con người hiện đã thua xa những thiết bị nhớ của máy vi tính, điện thoại di động.

    Còn việc nghiệm ra những điều từ những gì mình biết thì đó mới là những người có học thức uyên thâm mà việc nghiệm ra thì chưa và sẽ không có con CPU nào qua được bộ óc con người.


    Chữ ký của Gia Nhân

  8. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  9. #5
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post "Đi chợ" giữa phường

    "Đi chợ" giữa phường




    một trụ sở UBND phường.

    - (Hất hàm) Đi đâu đấy? Chuyện gì?

    - Thưa anh, em đi làm KT3.

    - (Giọng lè nhè) KT3 hả? Diện gì? Hồ sơ, giấy tờ đâu? (Sau khi nhìn cô gái một lượt từ đầu đến chân với cặp mắt dò xét) Làm KT3 để chi vậy?

    - Dạ, để đi làm!

    - Ngồi ghế chờ chút đi! Tôi đang bận công chuyện...

    Một tiếng rưỡi sau...

    - Nè, diện của cô không làm KT3 được đâu!

    - Sao kỳ vậy ạ? Tụi bạn em đều làm cả rồi, có vấn đề gì đâu!

    - Nhưng mà trường hợp của cô hơi đặc biệt! Cô xem này... này... này... (và rồi nói một mạch).

    - Anh ký dùm em! Không có KT3, em không đi làm được! Lệ phí bao nhiêu em cũng chịu!

    - (Mắt linh hoạt hẳn lên) À... thấy cô tội nghiệp. Để tôi xem xét lại... Ừ, được rồi... (giơ ngón trở lên).

    - Một trăm ngàn đồng hả anh?

    - (Nghiêm mặt) Lệ phí gì một trăm? Một triệu!

    - (Kinh ngạc) Một triệu? Em làm gì có tiền. Sinh viên mà anh...

    - Thôi, bớt cô còn 800 ngàn đó!

    - Tội em, nhà ở quê khó khăn lắm...

    - Vậy hả, 500 thôi, làm phước đó!

    - 500 là cả chỉ vàng! Em đào đâu ra...

    - Thôi giá chót 300! Giá ưu đãi hữu nghị rồi đấy!

    - (Tiu nghỉu) Em còn có 200 à!

    - 200 hả? Dẹp!

    - Em năn nỉ anh mà! À, em còn có 50 ngàn đồng của nhỏ bạn gửi, em đưa luôn cho anh. Tổng cộng là 250.

    Chuyện "làm phước" kết thúc với giá chung cuộc là 250 ngàn đồng.

    Chữ ký của Gia Nhân

  10. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  11. #6
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Quà tặng

    Quà tặng







    Sáng nay, vợ tôi đánh thức tôi bằng những cái vuốt ve kèm theo những lời thì thầm dịu dàng nhất trong vốn từ vựng của cô ấy. Lập tức tôi hiểu rằng có chuyện gì không ổn đây.

    - Anh yêu, anh có biết hôm nay là ngày gì không?

    - Nếu anh không nhầm thì hôm nay là thứ bảy, một ngày dài suốt từ sáng đến tối - Tôi trả lời một cách triết lý.

    - Thứ bảy, đúng là thứ bảy. Vậy anh có biết mai là ngày gì không? - Vợ tôi vừa hỏi tiếp vừa hôn lên trán tôi.

    - Anh xin em để cho anh ngủ thêm chút nữa. Nếu em muốn biết thì đi mà xem lịch kia kìa - Tôi trả lời và xoay mình sáng phía khác.

    - Anh nói thế hả? - Vợ tôi kêu lên - Mai là ngày cưới của em gái em mà anh không nhớ hả? Dậy đi mua quà tặng với em ngay!

    - Thôi nào, em yêu, mình biết mua gì bây giờ? Nhà mình có mấy bộ ly tách và xoong nồi mới đó, em lựa thứ nào cũng được.

    - Anh đối xử với em vợ như thế mà không biết xấu hổ à? - Vợ tôi gào to - Khi nào em gái anh cưới, anh đừng hỏi vì sao em không đến dự nhé! - Cô vợ ruột của tôi tức tối dọa dẫm.

    Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi bước xuống giường. Chúng tôi đi vào trung tâm thành phố, nơi có các cửa hàng. Vợ tôi xem xét, ngắm nghía tất cả những thứ gì có thể làm quà tặng, từ chiếc thắt lưng nam giới đến cái ti vi màu đa hệ có ăng ten khuyến mãi. Chúng tôi đi quanh các cửa hàng không biết bao nhiêu lâu. Khi bước vào khu thương xá sầm uất nhất, vợ tôi quay sang hỏi:

    - Mình sẽ chi bao nhiêu cho món quà hả anh?

    - À, cứ cho là khoảng 300.000 đina. - Tôi trả lời khi nghĩ tới toàn bộ số lương vừa lĩnh hôm trước - Em thấy có đủ không?

    - Ôi, tuyệt quá, anh yêu! Em thật không hổ thẹn khi khoe với em gái là anh đúng là người đàn ông lý tưởng của em.

    Và là người duy nhất phải thanh toán các khoản - tôi thầm nghĩ như vậy.

    - Anh biết gì không? - Vợ tôi vẫn chưa hết hào hứng - Nếu nhiều tiền như vậy thì ta nên mua thêm mấy thứ. Đầu tiên là một cái bình cắm hoa thật đẹp, sau đó là một bộ xoong nồi xịn.

    - Đồng ý, đồng ý. Tùy em lựa chọn, em rành chuyện này hơn anh mà - Tôi tỏ ra dễ dãi.

    Sau khi mua bình cắm hoa và bộ xoong nồi, chúng tôi đi tới cửa hàng khác.

    - Anh ơi, mình còn bao nhiêu tiền hả anh? - Vợ tôi nũng nịu hỏi.

    - Đúng hai trăm ngàn không hơn không kém. - Tôi trả lời.

    - Tuyệt! - Vợ tôi sung sướng reo lên - Em nghĩ quà tặng như thế là được rồi, bởi vì em còn chưa có đồ mới mặc đi dự đám cưới - Vợ tôi giải thích - Anh xem bộ áo đầm kia có đẹp không? Lụa tơ tằm đấy, đúng mốt mới nhất bây giờ mà giá lại chỉ có hai trăm ngàn thôi.

    Tôi chẳng còn biết làm thế nào ngoài việc đếm cho hết những đồng tiền cuối cùng, trong khi cô ấy mặc thử bộ áo đầm lụa tơ tằm và xoay ngang, xoay dọc trước gương theo các tư thế của một người mẫu chuyên nghiệp.

    Chúng tôi còn ngắm nghía vài thức nữa trước khi rời khỏi cửa hàng. Vợ tôi diện ngay chiếc đầm mới, còn tôi hai tay ôm bình hoa và bộ xoong nồi. Ở nhà, tôi nhớ là còn đến một tá các bộ xoong nồi như vậy.
    Chữ ký của Gia Nhân

  12. Có 2 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


  13. #7
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Ngụy biện và tình yêu

    Ngụy biện và tình yêu






    ...
    Từ lâu tôi đã muốn chiếm được Po-lie-xpai. Xin nói rõ thêm rằng lòng mong muốn này của tôi, về thực chất, không thuộc phạm trù tình cảm. Dĩ nhiên, Po-li là một cô gái làm mọi người xúc động, nhưng tôi không phải loại người để trái tim chi phối cái đầu. Tôi muốn có Po-li vì một lý do được cân nhắc kỹ càng, hoàn toàn có tính chất lý trí.

    Tôi đang học năm thứ nhất trường Luật. Vài năm nữa, tôi sẽ ra trường hành nghề. Tôi biết rất rõ tầm quan trọng của kiểu người vợ khả dĩ đem lại thành công rực rỡ cho một luật sư. Những luật sư ăn nên làm ra mà tôi đã quan sát, hầu như không trừ một ai, đều có vợ là những phụ nữ đẹp, duyên dáng, thông minh. Po-li hoàn toàn đáp ứng điều đó, trừ một phương diện.

    Cô ta đẹp, cái đó đã hẳn. Tuy cô chưa có kích thước của một "hoa hậu", nhưng tôi tin chắc là thời gian sẽ bổ sung vào những thiếu sót đó. Cô ta đã có sẵn những tiền đề rồi.

    Cô ta rất duyên dáng, đó cũng là một điều chắc chắn. Tôi muốn nói là vẻ người cô ta rất hấp dẫn, dáng vóc thanh mảnh, phong thái, tự nhiên, cử chỉ tỏ rõ là con nhà nề nếp loại nhất. Cung cách cư xử ăn uống của cô thật là không chê vào đâu được.

    Nhưng cô ta không thông minh. Nói thật tình, cô ta còn có vẻ đi theo hướng ngược lại. Nhưng tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của tôi, cô sẽ trở nên thông minh. Dẫu sao thì cũng đáng công thử xem thế nào. Xét cho cùng, làm cho một cô gái đẹp ngu đần trở thành thông minh còn dễ hơn là làm cho một cô gái thông minh nhưng xấu trở thành đẹp.

    Cuộc hẹn gặp đầu tiên của tôi với Po-li có tính chất một cuộc điều tra. Tôi muốn tìm hiểu xem tôi sẽ phải làm gì để nâng trí tuệ của cô ta lên tới cái mức cần thiết. Trước hết tôi đưa Po-li đi ăn.

    - Trời, bữa ăn ngon tuyệt - Po-li nói sau khi chúng tôi rời khỏi hiệu ăn.

    Rồi tôi đưa cô đi xem chiếu bóng.

    - Trời, phim hay tuyệt - Po-li nói sau khi chúng tôi rời khỏi rạp.

    Sau đó tôi tiễn cô về nhà.

    - Trời, hôm nay đi chơi tuyệt quá! - Po-li nói sau khi tạm biệt tôi, chúc tôi ngủ ngon.

    Tôi trở về nhà, lòng nặng trĩu. Tôi đã đánh giá quá thấp khối lượng công việc tôi đã phải làm. Cô gái thiếu hiểu biết một cách khủng khiếp! Mà chỉ cung cấp hiểu biết cho cô ta thôi cũng không đủ. Trước hết mọi chuyện, phải dạy cho cô ta biết suy nghĩ. Chuyện này có vẻ là một nhiệm vụ không phải nhỏ. Và thoạt đầu, tôi đã có ý buông cô ta cho Pi-ti Be-lô, một anh chàng vẫn ve vãn cô. Nhưng rồi tôi lại nghĩ đến khuôn mặt, thân hình đẹp đẽ, hấp dẫn của cô, cái cách cô bước vào một căn phòng và cái lối cô cầm dao, cầm dĩa, thế là tôi quyết định sẽ cố gắng một phen.

    Tôi đi vào công việc này một cách có kế hoạch, có hệ thống, như trong mọi việc tôi làm. Trước hết tôi dạy cô về lô-gíc. Tôi học Luật và đang học môn Lô-gic, cho nên nắm rất vững vấn đề. Lần gặp sau tôi bảo Po-li :

    - Này em, tối nay chúng ta đi chơi nói chuyện.

    - Ô, tuyệt quá! - Po-li đáp.

    Chúng tôi tới công viên, ngồi dưới một gốc cây sồi cổ thụ và cô nhìn tôi, vẻ chờ đợi :

    - Chúng ta nói chuyện gì bây giờ, hở anh ?

    - Nói chuyện về lô-gíc.

    Po-li suy nghĩ một lát rồi quyết định là cô ta thích vấn đề đó:

    - Tuyệt!

    Tôi hắng giọng:

    - Lô-gíc là khoa học về tư duy. Trước khi biết cách suy nghĩ đúng đắn, trước hết chúng ta phải học cách nhận ra những cái ngụy biện thông thường của lô-gíc. Tối nay chúng ta nói về vấn đề đó.

    - Tuyệt! - Po-li vỗ tay ra vẻ rất thích thú.

    Tôi chớp mắt nhưng vẫn dũng cảm tiếp tục:

    - Trước hết, chúng ta hãy nghiên cứu cái ngụy biện gọi là "phép đơn giản hóa".

    - Ôi, anh nói đi - Po-li giục tôi, hai hàng lông mi chớp chớp, chờ đợi.

    - Phép đó trỏ một lý lẽ dựa trên một sự-khái quát hóa không đúng. Thí dụ: tập thể dục là tốt. Do đó ai ai cũng phải tập thể dục.

    - Đồng ý! Em đồng ý đấy. - Po-li hăm hở - ý em muốn nói là tập thể dục rất tuyệt, nó làm cho cơ thể cân đối, đẹp ra và vân vân...

    Tôi nhẹ nhàng bảo:

    - Po-li, lý lẽ đó là ngụy biện. "Tập thể dục là tốt" là một khái quát hóa không đúng. Chẳng hạn, nếu ta đau tim, thì tập thể dục là không tốt, mà còn là có hại. Nhiều người được bác sĩ dặn là không được tập. Cho nên ta phải xác định cho đúng sự khái quát hóa đó: phải nói là "tập thể dục, thường là tốt" hay là "tập thể dục là tốt đối với nhiều người". Nếu không ta sẽ phạm phải cái lối ngụy biện "đơn giản hóa". Em rõ chưa nào?

    - Chưa. - Po-li thú thật - Nhưng hay lắm! Anh nói nữa đi!

    - Em đừng giật tay áo anh như thế. - Tôi bảo, rồi nói tiếp - Rồi đến lối ngụy biện gọi là "Khái quát hóa vội vã". Em hãy nghe cho kỹ: Anh không nói được tiếng Pháp, em không nói được tiếng Pháp. Pi-ti Be-lô không nói được tiếng Pháp. Do đó anh phải kết luận rằng ở trường đại học Mi-nê-xô-ta này, chẳng ai nói được tiếng Pháp cả.

    - Thật à? - Po-li ngạc nhiên hỏi - Không ai nói được à?

    Tôi cố gắng che giấu nỗi thất vọng, bực dọc:

    - Po-li, đấy là một ngụy biện. Khái quát hóa quá vội vã. Có quá ít thí dụ để đảm bảo cho một kết luận như vậy.

    Po-li hối hả giục:

    - Anh còn biết những ngụy biện gì nữa không? Thật là tuyệt, có lẽ còn tuyệt hơn cả khiêu vũ nữa chứ!

    Tôi cố gạt đi nỗi thất vọng đang dâng lên trong lòng. Tôi đang làm một việc uổng công với cô gái này, có lẽ chẳng đi đến đâu cả. Nhưng được cái là tôi kiên nhẫn nên vẫn tiếp tục:

    - Rồi đến lối ngụy biện "Nhân quả sai". Em nghe đây : chúng ta đừng nên rủ Bin đi chơi nông thôn. Mỗi lần rủ anh ta đi là trời lại mưa.

    Po-li thốt lên :

    - Đúng thế đấy! Em biết có một người như vậy. Một cô gái, tên là Ơ-la Bếc-cơ, không sai một lần nào. Cứ có cô ta đi cùng là y như rằng trời mưa...

    Tôi hơi gắt :

    - Po-li, đó là ngụy biện. Ơ-la Bếc-cơ không làm ra mưa. Cô ta chẳng liên quan gì đến trời mưa hết. Em đã phạm vào ngụy biện nếu em trách cứ Ơ-la Bếc-cơ về chuyện trời mưa.

    Po-li tiu nghỉu hứa :

    - Vâng, em sẽ không bao giờ làm thế nữa. Anh giận em đấy à ?

    Tôi thở dài :

    - Không, Po-li, anh không giận em.

    - Thế anh nói nữa về ngụy biện đi!

    - Ta hãy xem xét lối "tiền đề mâu thuẫn"

    - Vâng, vâng, anh nói đi. - Po-li nói, ánh mắt sáng lên vì sung sướng.

    Tôi hơi cau mày, nhưng đã trót đâm lao ...

    - Đây là một thí dụ : Nếu Chúa làm được mọi việc, vậy thì liệu Chúa có thể làm ra được một tảng đá mà Chúa không thể nhấc lên nổi không ?

    - Tất nhiên là được rồi còn gì nữa. - Po-li đáp ngay.

    - Nhưng em không thấy là nếu Chúa có thể làm được bất cứ việc gì, thì Chúa có thể nhấc nổi hòn đá chứ ?

    - Ừ nhỉ. - Po-li có vẻ suy nghĩ - Thế thì có lẽ là Chúa không làm được hòn đá đó.

    - Nhưng Chúa làm được mọi chuyện cơ mà ! - Tôi nhắc.

    Po-li gãi gãi cái đầu xinh đẹp nhưng trống rỗng của cô, cuối cùng cô thú nhận :

    - Em chẳng biết thế nào nữa.

    - Dĩ nhiên là em biết làm sao được. Vì khi tiền đề của một lý lẽ mâu thuẫn với nhau thì không thể có lý lẽ được nữa. Nếu như có một sức mạnh không gì cưỡng nổi thì không thể có một vật gì không thể lay chuyển được. Nhưng nếu có một vật không thể lay chuyển được thì tất nhiên là không thể có một sức mạnh không gì cưỡng nổi. Rõ chưa ?

    - Anh nói cho em nghe rõ thêm nữa đi. - Po-li hăng hái nói.

    Tôi nhìn đồng hồ :

    - Có lẽ tối nay nên dừng lại ở đây thì hơn. Bây giờ anh đưa em về, em sẽ ôn lại tất cả những cái đã học. Tối mai chúng ta sẽ tiếp tục học bài mới.

    Tôi đưa Po-li về ký túc xá của cô. Cô cho tôi biết là cuộc đi chơi trò chuyện tối đó thật là tuyệt. "Cực kỳ đấy!" - Cô nói. Còn tôi thì buồn rầu trở về chỗ tôi ở. Có vẻ dự định của tôi sẽ thất bại mất thôi. Cô gái rõ ràng là có cái đầu không hiểu nỗi lô-gíc.

    Nhưng rồi tôi lại nghĩ lại. Tôi đã phí mất một buổi tối. Mất một buổi nữa cũng chẳng sao. Biết đâu đấy. Có thể đâu đó trong cái trí óc tắt ngấm của cô ta vẫn còn âm ỉ vài cục than hồng, biết đâu tôi chẳng làm cho chúng bùng cháy lên. Đành rằng chẳng có nhiều nhặn hi vọng gì, nhưng tôi quyết định thử thêm một lần nữa.

    Tối hôm sau, ngồi dưới gốc cây sồi, tôi bảo :

    - Ngụy biện mà tối nay chúng ta đề cập đến là "Dùng thương hại làm mủi lòng".

    Po-li run lên vì thích thú.

    - Em hãy nghe cho kỹ nhé. Một người đi xin việc. Khi ông chủ hỏi khả năng chuyên môn của anh ta thì anh ta trả lời là anh ta có một vợ và sáu con, vợ thì què quặt không làm được gì, con cái thì chẳng có gì ăn, không có áo mặc, chân không có giày, nhà thì không có giường, không có than mà mùa đông lại sắp tới ...

    Môt giọt nước mắt lăn trên gò má hồng của Po-li. Cô sụt sịt :

    - Ôi, thật là thảm quá !

    - Đúng, thật là thảm. - Tôi đồng ý - Nhưng đó không phải là một lý lẽ. Người kia đã không trả lời vào câu hỏi của chủ về khả năng chuyên môn của anh ta mà lại đi kêu gọi lòng thương của chủ. Anh ta đã phạm vào ngụy biện "Dùng thương hại làm mủi lòng". Em hiểu chưa ?

    Cô ấp úng :

    - Anh có khăn mùi xoa đấy không ?

    Tôi đưa mùi xoa cho cô và cố nén tiếng hét đang ứ lên cổ trong khi cô ta lau nước mắt. Tôi cố kiềm chế giọng nói của mình cho bình thường :

    - Bây giờ ta bàn đến "Loại suy sai". Đây là một thí dụ : Sinh viên phải được phép nhìn vào sách giáo khoa trong khi thi. Xét cho cùng thì các nhà phẫu thuật trong khi mổ, có máy X-quang hướng dẫn, luật sư khi cãi trước tòa, có giấy tờ, văn bản trong tay, thợ mộc dựng nhà có bản thiết kế hướng dẫn... Vậy thì tại sao sinh viên lại không được phép xem sách khi thi ?

    Po-li hăng hái nói :

    - Ồ, đúng là một ý cực kỳ hay mà nhiều năm nay em chưa từng nghe thấy.

    Tôi nói sẵng :

    - Po-li. Lý lẽ đó hoàn toàn sai. Bác sĩ, luật sư, thợ mộc, ... không phải là đang thi để xem họ đã học được những gì, khác với anh sinh viên. Hoàn cảnh họ hoàn toàn khác, không thể loại suy được.

    - Em vẫn cho đó là một ý cực kỳ ... - Po-li nói.

    - Cực kỳ... con khỉ - tôi lầm bầm, nhưng tôi vẫn ngoan cường tiếp tục - Sau đây ta xét đến ngụy biện "Giả thuyết trái với thực tế".

    - Nghe có vẻ hay đấy nhỉ - Po-li nói.

    - Em nghe đây : Nếu bà Quy-ri không tình cờ để quên một phim ảnh trong ngăn kéo cùng với một mẩu quặng Ra-đi-um thì ngày nay thế giới chẳng biết gì về Ra-đi-um hết.

    - Đúng - Po-li gật gật - Anh có xem phim không ? Chà, thật là mê li ! Tài tử Oanh-tơ Pít-giơn thật là hết ý!...

    - Em có thể quên cái nhà ông Pít-giơn đó đi một lát được đấy - Tôi lạnh lùng nói - Anh muốn chỉ ra rằng lời tuyên bố đó là một ngụy biện. Có thể bà Quy-ri sẽ tìm ra Ra-đi-um một ngày nào sau đó. Có thể một người khác sẽ tìm ra. Không thể bắt đầu bằng một giả thuyết không thật rồi từ đó rút ra những kết luận có cơ sở được.

    - Đáng lẽ ra họ phải để Oanh-tơ Pít-giơn đóng nhiều phim hơn mới phải. - Po-li nói - Em chẳng được xem thêm phim nào có anh ta nữa.

    Tôi quyết định thử một lần cuối cùng. Chỉ một lần nữa thôi. Máu thịt con người chịu đựng cũng có giới hạn.

    - Ngụy biện tiếp theo được gọi là "Bỏ thuốc độc vào giếng".

    - Ồ, kỳ lạ nhỉ ? - Po-li trố mắt.

    - Hai người tranh luận với nhau. Người thứ nhất đứng dậy nói "Đối phương của tôi là một tay nói dối có tiếng. Các ngài không thể tin được một lời nào của anh ta đâu." ... Po-li, bây giờ em nghĩ đi. Nghĩ cho kỹ. Sai ở đâu?

    Tôi chăm chú nhìn cô ta trong lúc cô nhíu tít cặp lông mày mượt mà, cong vút. Bỗng một ánh thông minh lóe lên - ánh đầu tiên tôi thấy - trong mắt cô. Cô công phẫn nói:

    - Thế là không công bằng. Hoàn toàn không công bằng. Người thứ nhất bảo người thứ hai là một kẻ nói dối ngay cả trước khi người thứ hai mở miệng thì người này còn có hi vọng gì nữa?...

    - Đúng ! - Tôi phấn khởi kêu to - Đúng một trăm phần trăm ! Người thứ nhất đã "bỏ thuốc độc vào giếng" trước khi mọi người uống nước giếng. Anh ta đã hãm hại đối phương trước khi người này bắt đầu... Po-li, anh rất tự hào về em...

    - Ồ! - Cô lẩm bẩm, mặt đỏ lên vì sung sướng.

    - Em thân mến, em thấy không, có gì là khó đâu ? Chỉ cần em tập trung suy nghĩ thôi... Suy nghĩ - nghiên cứu, đánh giá. Bây giờ ta ôn lại tất cả những gì ta học nhé !

    - Anh cứ hỏi đi. - Po-li khẽ vung bàn tay, bình tĩnh nói.

    Phấn khởi vì thấy Po-li cũng không phải là ngu đần gì, tôi kiên nhẫn nhắc lại tất cả những điều tôi đã giảng giải. Tôi nêu lên nhiều thí dụ, chỉ ra những chỗ sai, ra sức phân tích không biết mệt, cứ như là đào hầm vậy... Tôi không biết lúc nào thì ra tới ánh sáng mà liệu có ra được tới ánh sáng không đây. Nhưng tôi kiên trì đào, bới, cuốc, cào... Và cuối cùng tôi đã thành công, tôi đã thấy hé ra một ánh sáng. Rồi ánh sáng đó lớn dần và mặt trời lùa vào, mọi thứ đều sáng rực.

    Mất năm tối cả thảy, nhưng thật là bõ công. Tôi đã biến Po-li thành một người tinh thông lô-gíc. Tôi đã dạy cho cô biết suy nghĩ. Công việc của tôi đã xong. Cuối cùng cô đã xứng đáng với tôi. Đúng là một người vợ thích hợp cho tôi, xứng đáng với nhà cao cửa rộng tôi sẽ có sau này, một người mẹ thích hợp với những đứa con thông minh, xinh đẹp của tôi...

    Đừng nghĩ rằng tôi không yêu Po-li. Trái lại. Cũng như Píc-ma-li-ôn yêu tượng người phụ nữ hoàn hảo mà ông đã tạc ra, tôi yêu người con gái mà tôi đã đào tạo nên. Tôi quyết định ngỏ cho cô ta biết tình cảm của tôi vào buổi gặp sắp tới. Đã đến lúc phải biến chất mối quan hệ giữa chúng tôi, từ tính chất kinh viện sang tính chất lãng mạn.

    - Po-li - tôi nói, khi chúng tôi ngồi dưới cây sồi - Tối nay, chúng ta sẽ không nói đến những ngụy biện nữa.

    - Ồ! - Cô nói, có vẻ thất vọng.

    - Em thân yêu - Tôi hạ cố mỉm cười với cô - Chúng ta đã ngồi với nhau năm tối rồi. Năm tối rất tốt đẹp. Rõ ràng là chúng ta rất hợp với nhau.

    - "Khái quát hóa vội vã" - Po-li nhắc lại - Làm sao anh có thể nói được là chúng ta rất hợp nhau trên cơ sở có năm cuộc gặp gỡ thôi?

    Tôi tặc lưỡi, thú vị. Cô bé học thuộc bài quá.

    - Em ạ. - Tôi vuốt ve bàn tay cô một cách khoan dung - Năm lần gặp nhau là quá đủ rồi. Xét cho cùng, em chẳng cần ăn hết một cái bánh ga-tô mới biết là bánh ngon chứ?

    - "Loại suy sai" - Po-li nói ngay - Em không phải là một cái bánh ga-tô, em là một cô gái.

    Tôi tặc lưỡi, lần này kém phần thú vị hơn lần trước. Có lẽ cô bé học bài thuộc quá mức cần thiết. Tôi quyết định đổi chiến thuật. Rõ ràng phương pháp tốt nhất là tỏ tình một cách đơn giản, mạnh mẽ, trực tiếp. Tôi ngừng một lát trong khi khối óc đồ sộ của tôi lựa chọn những lời lẽ thích đáng. Rồi tôi bắt đầu:

    - Po-li, anh yêu em. Em là tất cả vũ trụ đối với anh, là mặt trăng, là những ngôi sao, những chòm tinh tú trong không gian. Em thân yêu, em hãy nói là em sẽ sống suốt đời với anh vì nếu không thì cuộc đời đối với anh sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Anh sẽ khô héo, tàn tạ, anh sẽ không ăn, không ngủ, đi lang thang trên mặt đất này như một bóng ma âu sầu, thui thủi...

    Tôi khoanh tay lại, chắc là phải "ăn tiền" rồi.

    - "Dùng thương hại làm mủi lòng". - Po-li nói.

    Tôi nghiến răng ken két. Tôi không phải là Píc-ma-li-ôn, tôi là Phrăn-ken-xten và con quỷ đang bóp cổ tôi. Tôi cuống cuồng đẩy lùi làn sóng hoảng hốt đang tràn lên trong lòng. - Bằng bất cứ giá nào, tôi phải bình tĩnh - Tôi gượng cười:

    - Ồ, Po-li, em thuộc bài về ngụy biện quá nhỉ?

    - Đúng thế! - Po-li gật mạnh đầu.

    - Thế ai dạy em?

    - Anh chứ ai nữa?

    - Đúng. Vậy là em cũng nợ anh một cái gì đó, phải không em? Nếu không có anh, em chẳng bao giờ biết về ngụy biện.

    - "Giả thuyết trái với thực tế". - Po-li lại nói ngay.

    Tôi quệt mồ hôi trán.

    - Po-li, - Giọng tôi khàn khàn - Em không nên hiểu những cái đó máy móc quá! Anh muốn nói đó chỉ là những chuyện ở trường học thôi. Em cũng biết đấy, chuyện sách vở ấy mà, nào có ăn nhằm gì với đời sống thật đâu!

    - Lại "đơn giản hóa" rồi. - Po-li vừa nói vừa vui vẻ trỏ vào mặt tôi.

    Tôi không nhịn được nữa, vùng đứng lên, rống như một con bò:

    - Thế em có bằng lòng lấy anh không thì bảo?

    - Không. - Cô đáp.

    - Tại sao?

    - Vì chiều hôm nay em đã hứa hôn với Pi-ti Be-lô rồi mà
    !
    Chữ ký của Gia Nhân

  14. Được cám ơn bởi:


  15. #8
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Ông chồng và con vịt

    Ông chồng và con vịt






    Một buổi sáng, ông chồng ra chợ mua con vịt, đem về cho vợ và bảo, "Nướng chao con này cho tôi ăn chiều nay nha bà."

    Bà vợ nhặt lông, rửa sạch, ướp chao, và bỏ lò nướng. Sau buổi trưa, gã nhân tình đến thăm. Trước khi từ giã, hắn hỏi có món gì cho hắn đem đến buổi họp mặt thân hữu của hắn không. Gã háu háu nhìn vào lò thấy con vịt sắp chín tới.

    "Món đó cho ông xã em," mụ nói.

    "Anh muốn đĩa vịt thơm ngon này," gã nhân tình nheo mắt. "Nếu em không cho anh mang theo, anh sẽ không bao giờ yêu em nữa."

    Gã nhân tình rời khỏi nhà, với đĩa vịt.

    Buổi tối, sau đi làm về, người chồng ngồi vào bàn dõng dạc, "Mang ra cho tôi đĩa vịt."

    "Vịt nào?" Mụ giẫy nẩy lên.

    "Con vịt tôi đưa cho bà hồi sáng nay," ông chồng gắt gỏng, "Mang ra đây cho tôi ăn."

    "Ông có giỡn không đó?" Bà vợ leo lẻo. "Ông chẳng có đưa cho tôi con vịt con gà nào cả. Có lẽ ông nằm mơ."

    "Mang con vịt ra đây!" ông chồng nổi cáu.

    Mụ rít lên, "Ông chồng khốn khổ của tôi điên rồi hàng xóm ơi. Điều ông mơ mà ổng cứ cho là thật."

    Hàng xóm bâu lại và tin lời mụ. Ông chồng lặng lẽ lục cơm nguội cùng mấy quả cà ăn qua bữa.


    o O o


    Buổi sáng hôm sau, người chồng lại mua một con vịt về và hỏi, "Đây có phải là con vịt không?"

    "Đúng," bà vợ trả lời.

    "Bà có nằm mơ không?" - Không.

    "Đây có phải là đầu con vịt không?" - Đúng.

    "Cánh?" - Phải.

    "Lông?" - Ừ!

    "Xong," ông chồng nói, "nướng chao cho tôi. Tối nay đi làm về tôi muốn ăn nó."

    Bà vợ lại nướng con vịt. Gã nhân tình lại đến thăm.

    "Bạn của anh đã nức nở khen anh đem đến món vịt nướng chao tuyệt vời," gã kể. "Và anh đương nhiên trở thành kẻ quan trọng trong nhóm bạn."

    "Hôm nay lại món vịt nướng chao nữa phải không," hắn dò dẫm, "anh ngửi thơm lắm".

    "Anh không nên như vậy nữa," mụ van lơn. "Đêm qua, em với ổng gây lộn cho đến sáng hôm nay. Anh tham quá. Em yêu anh nhưng anh không thể đem đĩa vịt này về đâu."

    "Một là em yêu anh, hai là em yêu đĩa vịt này," gã nhân tình sẵng giọng.

    Gã lại được mang theo đĩa vịt.

    "Đem đĩa vịt ra đây cho tôi," ông chồng tằng hắng.

    "Rõ khốn khổ!" bà vợ hét lên, "ông điên quá rồi mà. Vịt, vịt, vịt nào đâu. Vịt nào? Ông chồng khốn khổ, rõ khốn khổ."

    Người hàng xóm bâu lại và lần nữa tin lời bà vợ.

    Ông chồng lại bị bỏ đói.


    o O o


    Buổi sáng hôm sau, ông chồng lại ra chợ mua về một con vịt. Lần này, ông còn mướn thêm một gã lực lưỡng đội con vịt lên đầu. Ông còn thuê thêm một đám nhạc công xúm xít vây quanh gã đội vịt về nhà. Về đến cổng ngõ, ông gọi làng xóm đi theo về tận nhà chứng kiến.

    Ông ta nhìn mọi người, và dõng dạc, "quý ông quý bà, quý quỷ thần, quý chùa, quý đền, quý loài thủy tộc, quý loài có cánh biết bay, quý trời, quý đất, đây là con vịt..."

    Ông ta lấy tay cất con vịt ra từ cái khay.

    "Con vịt!" ông hét lên.

    Ông ta trao con vịt tận tay người vợ mình.

    "Bây giờ, bà hãy nướng chao để tôi có cái ăn khi đi làm về."

    Bà vợ nghe lời, nhặt lông, rửa sạch, ướp chao, và bỏ lò nướng. Gã nhân tình lại đến. Cảnh âu yếm, hôn hít, vật lộn, rượt đuổi nhau thêm những chuỗi cười ròn rã, nụ hôn say đắm, nước mắt, và sau đó gã lại rời nơi đó với đĩa vịt nướng thơm tho.

    Ra phố, gặp người bạn cũ, ông chồng rủ rê, "Bác về nhà với tớ tối nay, vợ tớ nướng sẵn một con vịt mập mạp, chúng ta uống rượu và ăn nhậu với nhau."

    Ông dẫn người bạn theo về nhà. Vừa đến cửa, ông nói với vào, "Bà nướng con vịt chưa?"

    "Rồi đó!" bà vợ trả lời, "nó đang ở trong lò."

    "Tốt!" ông chồng khen ngợi. "Thật ra bà cũng đâu có tệ gì với tôi. Bây giờ để tôi và người bạn tôi uống vài ly rượu, rồi sẽ thanh toán đến con vịt đó."

    Sau khi hai người uống rượu ngà ngà men say, người chồng bảo vợ, "bà mang đĩa vịt ấy ra đây."

    Mụ thầm thì vào tai ông chồng, "nhà hết mì rồi; ông chạy qua nhà chú Tư mượn vài vắt; vịt nướng chao mà không có mì đâu có ngon."

    "Ừ đúng đấy!" ông trả lời, và hộc tốc chạy đi.

    Mụ xoay qua ông bạn, "Chồng tôi đang lên cơn điên đấy bác ạ. Nào có con vịt nào đâu. Ổng muốn mời bác về nhà để cắt cổ bác bằng con dao này này. Bác chạy đi cho mau."

    Người bạn hoảng hốt chạy vội ra khỏi nhà. Ông chồng lúc ấy cũng vừa về đến nơi, hỏi về người bạn và đĩa vịt.

    "Bạn ông cướp đĩa vịt chạy đi rồi," mụ tru tréo, "Bạn kiểu gì mà mất dạy thế không biết. Tôi đã nhọc nhằn cả ngày làm tôi mọi nấu cho ông một bữa ăn thật ngon."

    Vừa nghe xong, ông bỏ chạy đuổi theo người bạn. Thấy thấp thoáng chiếc bóng của bạn mình, ông la lên, "Tôi chỉ cần nếm cái đùi thôi, người bạn ơi, chỉ vậy thôi..."

    "Trời ơi, thằng này đúng là điên thật rồi, nó điên quá rồi!" ông bạn không dám quay lại, vắt chân lên cổ chạy có cờ. Ông chồng thấy rượt theo không nổi nữa, và mệt mỏi trở về nhà. Thêm một ngày ăn cơm nguội với cà. Ăn xong, ông lấy rượu ra uống thật say.

    Trong khi uống rượu, chân lý như theo men rượu lần lần phơi bày trước mặt.

    Khi thật say ông chợt thấu hiểu hết mọi chuyện. Ông từ tốn đứng lên, đến bên cạnh, rồi bạt tai bà vợ.

    "Nếu gã tình nhân của bà ngày nào cũng được ăn vịt nướng chao," ông nói, "sao bà không nói cho tôi biết. Ngày mai, tôi sẽ mua 2 con. Là con người, tôi cũng biết đói chứ, bà biết không."
    Chữ ký của Gia Nhân

  16. Được cám ơn bởi:


  17. #9
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Bao giờ thì cưới

    Bao giờ thì cưới



    Chàng và nàng quen biết nhau đã ba năm. Và cũng không chỉ quen suông. Họ yêu nhau, như người ta thường nói "say như điếu đổ". Mùa xuân này chàng đã hai mươi tám, còn nàng bước vào tuổi hai lăm. Ở tuổi đó mà kết hôn thì như trái cây vừa chín, thật là tuyệt. Cha mẹ đôi bên chỉ còn chờ các con bàn chuyện đám cưới nữa là xong. Song thật trớ trêu, chàng và nàng như chẳng đếm xỉa gì đến việc cưới hỏi. Cả hai vẫn ngày ngày đi làm rồi đến tối - trăm tối như một - dẫn nhau đi chơi đâu đó đến khuya. Người sốt ruột hơn cả về tình yêu của đôi bạn là bà mẹ cô gái. Bà hỏi con:

    - Chúng mày định bao giờ thì cưới, hở con? Đàn bà con gái có thời. Tốt nhất là thúc nó cưới ngay đi.

    - Con cũng muốn ảnh cưới con phứt cho rồi, nhưng ảnh chẳng nói năng gì cả - Cô gái ấm ức. Câu nói của nàng làm bà mẹ sinh nghi. Bà cảnh giác:

    - Nó không chịu à? Hay... tụi mày đã có gì với nhau rồi. Nói thật tao nghe...

    Cô gái chợt hiểu ẩn ý của mẹ, nàng đỏ mặt tía tai:

    - Mẹ thì... Anh ấy nhút nhát như thỏ đế... Chỉ biết dẫn con đi, rồi dẫn con về... Chẳng nói lời nào hết.

    - Thế thì không được - Bà mẹ phán - Chúng mày định đầu bạc răng long mới cưới nhau à? Con phải nói thẳng với nó. Nếu lấy nhau được thì lo cưới đi. Còn không thì thôi, tìm đám khác...

    Nghe lời mẹ khuyên, ruột cô gái rối như tơ vò. Nàng không hiểu sao chàng không đá động gì đến việc cưới nàng. Mà rõ ràng là chàng yêu nàng, yêu điên cuồng nữa là khác. Nàng nghĩ rằng hình như tất cả bọn con trai đều thế. Họ lao đầu vào tình yêu như lao đầu vào lửa. Những tưởng như không cưới được người yêu thì họ sẽ chết. Nhưng rồi thời gian qua, họ lặng thinh. Đến một lúc nào đó, chợt hiểu ra tình thế nguy hiểm của mình, họ bèn tính cách "chạy làng" hoặc gấp rút tổ chức những đám cưới vội vã. Tất cả những cặp như thế sau này sống với nhau y như để trả nợ. Nàng rất sợ sẽ lâm vào cảnh dở mếu dở cười như một số bạn gái khác, và nàng đã cố tỉnh táo để không bị cuốn theo dòng thác tình cảm thỉnh thoảng lại sôi lên trong lòng chàng...

    "Tối nay nhất định mình sẽ hỏi anh ấy. Hoặc là cưới nhau, hoặc là chia tay nhau. Mình chờ đợi thế đủ rồi". - Nàng hạ quyết tâm. Tuy nhiên, nàng không biết phải bắt đầu bằng cách nào. Chả lẽ lại hỏi chàng "bao giờ anh định cưới em?". Ôi, hỏi như thế thì còn gì là lòng tự trọng của người con gái. Không. Nàng chẳng đời nào chịu nhún mình đến thế.

    Tối đến, như thường lệ, họ lại đưa nhau đi chơi. Bầu trời xuân cao lồng lộng. Phố phường tràn ngập ánh điện làm lòng họ dào dạt xúc cảm. Nơi họ đến ngồi là chiếc ghế đá ẩn mình dưới một vòm cây. "Chiếc tổ của tình yêu" - như chàng nói.

    Sau những phút hôn nhau đến ngộp thở, nàng đột ngột hỏi chàng:

    - Anh ơi. Anh có biết ngày xưa ba mẹ anh lấy nhau lúc nào không?

    - Các cụ nhà anh hả? Làm sao mà anh biết các cụ lấy nhau lúc nào được - chàng ngạc nhiên nhìn nàng.

    - Là em muốn biết các cụ cưới nhau vào độ tuổi nào ấy mà - nàng giải thích.

    - Anh không rõ. Anh chẳng bao giờ quan tâm đến việc cưới hỏi của các cụ - Chàng thật thà trả lời.

    "Ôi anh ấy thật vô tâm - Nàng nghĩ và thở dài - Đến cha mẹ cưới nhau vào tuổi nào cũng chẳng thèm biết". Nhưng có lẽ đừng vòng vo xa thế. Tốt nhất là ta cứ vào ngay vấn đề. Nàng lại hỏi:

    - Đám bạn anh có ông nào chưa cưới vợ không?

    - Cũng còn vào người. Chắc họ chưa thấy cần thiết phải lấy vợ - Chàng thản nhiên nói.

    Tim nàng bỗng nhói đau vì ý nghĩ "Như vậy là anh ấy cho là anh ấy chưa cần thiết phải lấy vợ". Nàng nghiêm giọng:

    - Thế còn anh? Anh có định cưới vợ không?

    Câu hỏi và vẻ nghiêm trang của nàng khiến chàng chột dạ. Chàng né người ra xa, sửng sốt nhìn nàng.

    - Sao em lại hỏi thế? Em hỏi thế là có ý gì?

    - Không ý gì hết. Chẳng qua, em cho là anh... không có ý định lấy vợ...

    - Anh sẽ lấy chứ - Chàng khẳng định - Cũng như em chắc cũng lấy chồng. Chẳng lẽ chúng ta chết già à?

    - Tất nhiên rồi. - Nàng chua chát. - Em thì sẽ lấy chồng. Vì em không muốn thành cô gái già. Và em báo để anh biết: Nội trong năm nay em sẽ cưới...

    Lặng thinh một lát như để trấn tĩnh, rồi chàng ngồi dịch ra xa nàng:

    - Anh chẳng hiểu gì cả. Nếu anh không lầm thì anh yêu em từ lâu. Thế mà đột nhiên em nói sẽ lấy chồng. Em định bỏ anh để lấy ai?

    - Ai à? - Nàng tủi thân khóc thút thít - Em sẽ lấy người nào yêu em. Và em yêu họ...

    - Thế sao em không lấy anh? Em biết thừa là anh yêu em mà?

    - Lấy anh? - Nàng òa lên khóc nức nở - Ai chả muốn lấy anh. Nhưng lấy thế nào được? Không lẽ tự nhiên em xách vali đến ở với anh à? Để thiên hạ người ta cười vào mũi em à?

    Thấy nàng khóc, chàng hoang mang cao độ. Chàng lại ngồi sát vào nàng, cầm lấy tay nàng áp vào ngực mình.

    - Em yêu. Nín đi. Thú thật là anh chẳng hiểu gì hết. Em bảo muốn lấy anh. Rồi lại bảo trong năm nay em sẽ cưới chồng. Thế là thế nào? Có kẻ nào bức em à?

    Rõ ràng là chàng nhất quyết không chịu hiểu, một khi nàng vẫn còn "vòng vo tam quốc". Nàng đành tìm cách "hình tượng hóa" vấn đề cho chàng dễ hiểu.

    - Anh ạ. Chúng mình yêu nhau đã lâu, đúng không?

    - Đúng. Anh yêu em.

    - Được rồi. Anh tưởng tượng rằng chúng mình đã gieo hạt tình yêu vào một miếng đất, tức là tâm hồn anh và em. Rồi thì tình yêu ấy nẩy mầm, thành cái cây... đúng không?

    - Đúng. Cây đã nở hoa - Chàng vui mừng phụ họa.

    - Rồi hoa sẽ thế nào? Rụng xuống à? - Nàng hồi hộp hỏi, chứa chan hy vọng.

    - Sẽ kết thành trái ngọt - Chàng mạnh dạn nói tiếp.

    - Ôi, anh thông minh lắm. - Nàng reo lên, gần như ngất xỉu vì xúc động - Hoa rồi sẽ kết trái, tức là chúng mình sẽ có con. Nhưng anh biết đấy, ta không thể bỗng dưng mà có con được. Người ta sẽ gọi như thế là... là... con ngoài giá thú. Vậy ta phải làm gì nào?

    - Phải cưới - Chàng hân hoan nói. Thì ra vấn đề chỉ đơn giản có thế, vậy mà chàng không nghĩ ra.

    - Đúng rồi. Anh thật tuyệt vời. Tóm lại là chúng mình phải cưới. Và càng sớm càng tốt...

    - Em cưới đi. Anh sẽ cưới sau. - Chàng đáp như cái máy và lại vòng tay, siết chặt lấy nàng.

    Chữ ký của Gia Nhân

  18. Được cám ơn bởi:


  19. #10
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Tội đồ bất đắc dĩ

    Tội đồ bất đắc dĩ






    Chiếc ô tô buýt chật ních người. Nhưng giữa đám người chen chúc ấy vẫn nổi bật lên một vị khách mà thoáng trông cũng biết ngay là đi nhầm xe. Chỗ của ông ta lẽ ra là trong xe cấp cứu mới phải. Vì tay trái ông ta bị buộc treo lên vai bằng một dây vải trắng, đầu thì băng bó chằng chịt, một mắt thì sưng húp lên, còn mắt kia thì thâm tím khắp xung quanh. Một tay bám lấy thanh vịn, ông khách vừa cố xoay xở tìm cách đứng cho thuận tiện, vừa rên rỉ luôn miệng. Thấy vậy, một hành khách đang ngồi tỏ ý thương hại, đứng dậy nhường chỗ cho ông ta.

    - Cám ơn ông! - Ông khách mình đầy thương tích rên rỉ nói.

    - Ủa! Bác Xenman đấy à? Thế mà tôi không nhận ra! - người khách vừa đứng dậy nhường chỗ kêu lên - Bác bị làm sao thế này? Ðứa nào đánh bác hay sao mà mặt mày thâm tím hết cả lên thế kia?

    - Bác Xaraphettin đấy à? Chào bác! Chà, bác hỏi làm gì cho tôi thêm buồn... Cái thân hình tôi nó thế này đã hai tháng nay rồi...

    - Rõ khổ! Thế nhưng bác làm sao vậy?

    - Lạy Chúa! Xin người thương xót con! Con hoàn toàn kiệt sức mất rồi...

    - Thế các đốc-tờ bảo thế nào ạ? Bác bị bệnh gì vậy?

    - Ôi dào! Ðốc-tờ mà làm quái gì! Ðốc-tờ cũng chả chữa được bệnh của tôi... Lạy thánh Ala! Sao người lại bắt con chịu cái cực hình như thế này! Mà lại không bắt các kẻ thù của con phải chịu!... Ôi, khắp người tôi đau như dần, đến chân tay cũng không cử động nổi nữa!

    - Nhưng dù sao bác cũng phải đi bệnh viện cho đốc-tờ họ khám xem thế nào chứ!

    - Bệnh viện gì! Ðến nhà thương điên thì có! Chẳng giấu gì bác, tôi bị mắc một cái bệnh truyền nhiễm!...

    Nghe nói thế, Xaraphettin bỗng lùi hẳn người lại.

    - Chết! Thế sao bác còn đi ra phố làm gì?

    - Chao ôi! Nói thì dễ đấy, nhưng nào có ngồi nhà được cho cam! Tôi bị lây cái bệnh thằng con tôi mất rồi...

    - Thế cậu nhà cũng bị ạ?

    - Nó còn bị nặng bằng mấy tôi ấy chứ! Bệnh của nó đã thành mãn tính rồi. Tôi bây giờ cũng vậy. Có mỗi cái trường phổ thông mà nó không làm sao tốt nghiệp được! Năm lớp 9 đã bị đúp rồi, lên lớp 10 cũng lại thế nốt! Mà cũng chỉ tại cái trò bóng bánh chết tiệt! Ðã bao nhiêu lần tôi lạy van nó, bảo: "Mày quăng ngay cái trò bóng bánh khốn nạn ấy đi cho tao!" Nhưng nó lại trả lời tôi: "Con không quăng được!". Nó tự huỷ hoại cái thân xác nó thật là ghê gớm. Ðến nỗi tôi với mẹ nó không còn dám nghĩ đến chuyện mong cho nó học giỏi nữa, mà chỉ lo làm sao cứu vãn lấy tính mạng của nó mà thôi! Mỗi lần đi đá bóng về trông nó cứ như vừa đi đánh giặc vậy! Ðội ơn thánh Ala! Bây giờ nó đã bị gãy chân trái rồi, nên không đá bóng được nữa. Thấy nó bị gãy chân, tôi sung sướng quá, vì không thế thì thể nào có ngày nó cũng bị người ta đánh chết. Ôi, xin Chúa hãy tha thứ cho chúng con! Tôi và mẹ nó thường bảo: "Thôi cho nó gãy chân cũng được! Chỉ cốt sao nó thoát khỏi cái bệnh truyền nhiễm ấy mà còn sống là may rồi!" Nhưng từ khi bị gãy chân, nó lại quay sang mê xem đá bóng quá thể! Hôm nào có đá bóng thì có trời mà giữ được nó ở nhà! Ðá ở đâu nó cũng mò đi xem cho bằng được. Ðá ở Ăngcara là nó nhảy đi Ăngcara, đá ở Iđơmia là nó tếch đi Iđơmia! Nhưng cái chuyện nó cứ đi đi về về như con thoi ấy cũng chưa hẳn là nhục! Nhục nhất là mỗi lần đi về trông nó lại phờ phạc không còn ra hồn người nữa! Chân đứng không vững, giọng thì khản đặc lại! Có đến hàng bao nhiêu lần tôi bảo nó, là đừng có la hét như điên ấy cho nó khản tiếng ra. Nhưng nó bảo tôi: "Bố chỉ được cái ngồi nhà mà nói! Bố cứ thử ra sân mà không la hét xem nào!"... Có hôm nó đi xem về thế nào mà đầu vỡ toác ra, còn hôm khác thì mũi bị giập nát và mắt thì sưng húp lên. Giá bảo nó còn đá bóng như hồi xưa mà bị như thế thì khả dĩ còn hiểu được, chứ đằng này nó chỉ xem người ta đá thôi cơ mà!... Nhưng nó lại cãi: "Ai đi xem mà chẳng phải đánh nhau! Bố cứ thử ra đấy mà ngồi im xem nào!" Có lần chúng tôi phải đến bốt cảnh sát để nhận nó về. Những người đi xem đá bóng đánh nhau dữ quá, cảnh sát phải giải tất cả về bốt. Có đến hai lần chúng tôi phải khiêng nó từ xe cấp cứu xuống!

    "Trời ơi! Sao con không thương xót lấy cái thân con một chút, mà lại đi huỷ hoại nó thế hở con?", tôi nói với nó như vậy. Nhưng nó bảo rằng tuy cũng biết thế, nhưng nó không làm thế nào được! Nghe nó trả lời như vậy mà tôi thấy điên tiết! Tôi bèn bảo nó: "Thôi được! Hôm nào mày dẫn tao đi với mày để tao xem cái trò bóng bánh của mày nó như thế nào?"

    Và thế là tôi đi với nó đến sân vận động Mitkhatpasa. Trận đấu bắt đầu. Lẽ cố nhiên, lúc bắt đầu tôi chưa cổ vũ cho đội nào cả. Ðội nào thắng hay thua đối với tôi cũng thế cả thôi. Tôi cứ ngồi quan sát khán giả và cười một mình. Bất ngờ, có một quả sút vào lưới y như một mũi tên. Cú sút thật là tuyệt vời! Chính mắt tôi được nhìn thấy! Nhưng lão trọng tài ăn gian không cho tính điểm. Tôi tức không chịu được. Thấy mọi người "ê" trọng tài, tôi cũng bắt chước "ê!... ê!..." rõ to. Bỗng tôi nghe thấy có ai bảo trọng tài không cho ăn quả ấy là đúng. "Không đúng! - tôi cãi lại - Quả ấy sút rất đẹp! Nhưng trọng tài ăn gian! Ðúng là lão ta ăn đút lót rồi!" Gã kia bảo tôi: "Ðồ con lợn! Mày có biết có những cú sút như thế nào không hả?" Tôi bảo hắn rằng bố hắn là đồ con lợn thì có! Vì mới đi xem lần đầu, nên tôi đâu có biết tính tình của cái dân ham mê đá bóng. Thế là chưa kịp nói hết câu, tôi đã bị hắn thoi cho một quả bằng trời giáng, ngã quay ra đất. May mà có những người ngồi bên cạnh can được, chứ không thì tôi đã no đòn với thằng cha ấy rồi! Còn ông con tôi thấy tôi bị đánh cũng chả thèm để ý gì cả, cứ mải xem và luôn mồm kêu: "Xem kìa! Sắp tung lưới nữa đây này!"

    Kể từ lúc đó, cái đội mà tôi bị ăn đòn vì nó, bỗng trở thành cái đội yêu mến của tôi. Bây giờ mỗi khi bóng đến chân các cầu thủ đội này là tôi không ngồi im được nữa. Tay tôi bắt đầu vung lên, như chuẩn bị đánh nhau vậy. Còn chân thì đá tứ tung không còn biết vào đâu nữa. Giá lúc này bóng mà rơi vào chân tôi, thì có lẽ nó phải bắn tít lên tận mặt trăng chứ chả chơi! Vung vẩy chân thế nào, tôi đá bốp một cái vào giữa lưng cái ông ngồi trước. "Ấy chết, xin lỗi bác!" Tôi vội nói, nhưng ông ta đáp lại với cái giọng của một người hiểu biết: "Không hề gì! Chuyện ấy là thường!". Một lúc sau thì chính tôi lại bị một cú đá vào lưng nảy đom đóm mắt. Bấy giờ tôi mới hiểu rằng ở trên sân vận động thì không cái gì là không thể xảy ra được!

    Những cú đấm, cú đá, cú huých từ bốn phía cứ thế thỉnh thoảng lại giáng vào đầu, vào lưng. Nhưng cũng chẳng ai thèm để ý làm gì! Ấy là lúc mọi người đã ham xem quá mất rồi! Bóng ở tít tận ngoài sân cỏ, mà mình ngồi đây, cứ anh bên cạnh mà sút thật lực. Mà lạ cái lúc ấy cũng chẳng ai thấy đau cả. Sau đó... bác Xaraphettin ạ, đội của tôi lại sút tung lưới một quả nữa, nhưng thằng cha trọng tài lại không cho ăn. Lần này thì tôi không còn nhịn được nữa. "Ðuổi cổ trọng tài ra sân!" Tôi gào lên như điên, không còn biết gì đến xung quanh nữa! Chân tay tôi run cả lên. Bên cạnh tôi là một ông bán nước chanh. Tôi cứ vớ lấy những chai nước của ông ta mà ném vào lão trọng tài. May mà đó là những chai nước chanh, chứ không phải lựu đạn!... Chẳng ai còn buồn nhìn ra sân cỏ nữa, người nào cũng quay sang choảng nhau loạn xạ. Tôi túm được cổ một thằng bé và cứ thế bóp làm nó suýt nghẹt thở. Thật đúng vô tình mình có thể trở thành kẻ giết người là vì thế! Khốn nạn cho thằng bé, nó cứ gào lên, bảo rằng cũng ủng hộ cái đội của tôi. Tôi vừa buông thằng bé ra thì có một thằng cha cao lêu đêu bỗng vật ngửa tôi ra mà đè lấy đè để. Tôi kêu to gọi thằng con tôi, nhưng cái thằng giời đánh còn đang mải nện nhau với lão trọng tài ở trên sân. Tôi gọi cảnh sát, nhưng cảnh sát cũng đang choảng nhau. Cả khán giả lẫn cầu thủ cũng đang đấm đá nhau túi bụi. Thôi được, để tôi hỏi cái thằng cha đang đè lên người tôi xem hắn cổ vũ cho đội nào? Té ra hắn cũng cổ vũ cho đội của tôi! Phải khó khăn lắm tôi mới thoát khỏi đôi chân gọng kìm của hắn, vì hắn ghì tôi chặt quá, sợ để tôi thoát ra thì không tìm được ai để đánh.

    Mãi một lúc sau, mọi người mới trở về trật tự, và trận đấu mới lại tiếp tục được. Ðể cổ vũ các đấu thủ, bây giờ, bắt chước mọi người, tôi cũng bắt hét to: "Hoan hô! Hoan hô!" Hét được một lúc thì giọng tôi khản đặc lại. Tôi bèn quay sang gõ vào cái hộp sắt tây của ông ngồi đằng trước. Ông này mang cái hộp đi cũng là để cổ vũ các cầu thủ. Nhưng đến khi trên sân hai cầu thủ bỗng xông vào nhau đấm đá túi bụi, thì cảnh tượng mới thật là hỗn loạn. Tôi bị một thằng cha nào đó tung bổng lên cao. Thú thật, chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể bay cao đến thế! Sau đó... sau đó thế nào thì tôi không hay biết gì nữa! Chỉ biết lúc tỉnh lại thì đã thấy mình đang nằm trong nhà thương.

    - Thế là suốt từ hôm đó bác vẫn chưa bình phục được? -Xaraphettin hỏi.

    - Vâng, vì đến chủ nhật sau tôi lại đến sân vận động. Chả là đội của tôi chơi mà! Làm sao mà ngồi nhà được! Nói thì dễ đấy, nhưng hôm ấy cứ thử ngồi nhà xem có được không? Có mà lấy dây thừng trói chân anh lại, thì anh vẫn cứ chuồn đi được! Ôi, sao mà người tôi đau thế này!...

    Bỗng từ cánh tay băng bó của Xenman có một vật gì rơi ra.

    - À, cái hộp sắt tây đấy mà! Ðể tôi gõ vào nó khi nào không thể gào được nữa - Xenman cắt nghĩa cho tôi, khi tôi nhặt chiếc hộp đưa cho bác ta.

    Ô tô dừng lại, Xenman đứng dậy, rên rỉ nói:

    - Thôi chào bác, bác Xaraphettin!

    - Không dám, chào bác! Bây giờ bác đến khám đốc-tờ chứ?

    - Ấy chết! Trận hôm nay mà bỏ thế nào được! Chà! Lạy Chúa! Chỉ mong sao cho tôi đừng đến muộn!

    Chữ ký của Gia Nhân

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Diễn văn trong lễ khánh thành

    Diễn văn trong lễ khánh thành





    Từ cửa sổ toa tàu, một bàn tay thò ra ngoài chỉ trỏ. Tít xa, tận cuối một thung lũng dài ẩn mình dưới làn sương xanh, một ống khói nhà máy nhô lên cao vút. Tàu càng đi xa ống khói càng thu nhỏ lại, chẳng mấy chốc đã biến thành một cây bút chì bằng ngón tay út dựng đứng trước thợ.

    Ðến lúc bấy giờ người chỉ tay vào cái tăm ống khói tít xa kia mới nói rằng chính ông là người đã đọc diễn văn khánh thành cho cái nhà máy đó.

    - Thế hóa ra đấy là nhà máy? - Một người cùng toa hỏi.

    - Chứ sao?

    - Thế nó là nhà máy gì?

    - Máy gì thì hỏi làm gì?

    - Dám hỏi, ngài đọc diễn văn khánh thành mà lại không biết là làm sao?

    - Có thể ngài quên - Một hành khách khác đáp thay.

    - Không, quên là thế nào, hồi ấy tôi có biết đâu - người ấy nói.

    - Thế sao, nhà máy không chạy à?

    - Có lẽ bây giờ chạy rồi. Nhưng cái hôm làm lễ khánh thành, lúc tôi đọc diễn văn thì người ta hì hục mãi mà máy không nổ.

    - Chắc lúc ấy ngài là giám đốc? - hành khách thứ ba tò mò hỏi.

    - Cái ông này! Tôi chẳng là gì cả - người đó đáp.

    - Thì hẳn ngài phải là một nhân vật "quốc gia"?

    - Chẳng "cuốc ra, cuốc vào" gì sất, ông bạn thân mến ạ!

    - Thế tại sao hôm ấy lại chính ngài được đọc diễn văn khánh thành mà cho đến bây giờ ngài vẫn không biết nó là nhà máy gì?

    - Hoàn toàn ngẫu nhiên. Các ông biết không, từ nhỏ lưỡi tôi đã dẻo lắm. Ðừng nghĩ rằng tôi bốc phét. Quả thực là tôi nắm được nghệ thuật diễn thuyết. Tất nhiên nghệ thuật này không lộ ra trong những câu chuyện hàng ngày, chẳng hạn như câu chuyện của chúng ta bây giờ, nhưng hễ cứ đứng trước một đám đông là thằng diễn giả trong người tôi lại đứng dậy. Nhờ thánh Ala phù hộ... Tôi mà đã đứng nói trước quảng đại dân chúng thì đố có ai ngắt lời tôi được. Anh bạn thân mến ạ, lúc ấy đầu óc tôi minh mẫn lạ thường, đến mức có thể nói nửa ngày không hết ấy chứ! Muốn thế phải có tài ứng biến, ông bạn quý mến ạ. Vậy tài hùng biện là gì? Tài ấy là: hễ mở mồm là nói không ngừng, không vấp, cứ nói liền, nói miết. Nói cái gì à? Cái đó không cần biết. Ðầu cuối có tùy ứng được với nhau hay không, chuyện ấy cũng không có nghĩa lý gì hết. Khó nhất là bắt đầu nói. Nếu bạn cảm thấy chủ ngữ một đằng, vị ngữ một nẻo thì cái chính là đừng có luống cuống, ngược lại phải kéo cho câu dài ra, cho phức tạp thêm, thế là người nghe lẫn lộn ngược xuôi và cuối cùng chết ngợp. Diễn văn xong người ta sẽ bình: "Người này nói giỏi quá" và sẽ hoan hô nhiệt liệt.

    Bạn ạ, tôi đã từng đọc những bài diễn văn như thế và lần nào cũng được mọi người bao vây, hết lời chúc tụng. Người thì ôm ghì lấy tôi, kẻ thì hôn tay cúi đầu. Sau mỗi buổi như thế tôi thường tự hỏi: "Ta đã nói gì vậy?" Thật kỳ lạ là tôi không thể nhớ ra được. Tôi đã thế mà người nghe cũng thế. Nếu muốn biết một người nói có hay không thì đầu tiên phải tìm hỏi diễn giả: "Ngài nói gì vậy?", rồi sau hãy hỏi đến người nghe: "Ông ấy nói gì thế?" Ðến khi vỡ lẽ là cả hai đều không biết gì, nhưng người nghe vẫn bình phẩm: "Diễn giả thật lôi cuốn", ấy là bài văn được liệt hạng nhất đấy.

    Hồi còn đi học tôi là thằng chúa lười. Hơn nữa tôi hoàn toàn mít đặc về số học và hình học, thế mà chưa bao giờ tôi bị đúp cả. Tất cả đều nhờ tài thuyết pháp của tôi. Năm nào cũng thế, cứ đến giờ học cuối cùng là tôi lại đứng lên nói với thầy giáo: "Thưa thầy kính mến, thầy cho phép con thay mặt anh em được thưa với thầy đôi câu". Thầy mới nói: "Miễn thưa bẩm, con cứ nói đi", và thế là thầy sa lưới tôi ngay. Tôi mở đầu rằng: "Nhân vì năm học vừa hết, đội ơn thầy cho phép, con xin bộc bạch những cảm tình của bạn bè con, bẩm thầy...!" Rồi, không để cho thầy tôi kịp lấy sức mà bàng hoàng, tôi không ngậm miệng lại giây nào, cứ thế mà tuôn ra tràng giang đại hải: "Thầy ơi! Suốt một năm qua thầy đã... dạy chúng con... trên con đường khoa học sáng lạn... khơi mào đầu óc chúng con... mầm mống rực rỡ...".

    Rồi đó tôi phát ra tất cả những gì chợt đến trong đầu. Toàn bộ nghệ thuật là không được vấp váp. Không được để người nghe kịp nghĩ: "Nó nói gì vậy?".

    Cứ nói và nói, không được dừng lại.

    Lúc tôi mới nói thầy giáo không hiểu, sau thầy bị rơi vào tình trạng quên lú, rồi những nếp nhăn trên trán thầy dãn ra đôi chút, cuối cùng thầy nhăn mũi, mắt thầy đờ đẫn không chớp và hai bàn tay run lên. Còn tôi vẫn cứ nổ liên hồi không nghỉ. Giá các bạn được nghe tôi nói lúc ấy nhỉ! Chắc cũng phải đổ nước mắt. Thầy tôi lau mũi, cổ họng giật giật. Cuối cùng không giữ được nữa, nước mắt thầy tôi ròng ròng. Tôi thì cứ nói, còn thầy thì cứ khóc. Thỉnh thoảng tôi lại ném một cái nhìn lên thầy tôi. Lúc nào nhìn thầy sắp chết xỉu tôi mới dừng chút ít. Lúc đó thầy tỏ vẻ muốn nói lại đôi lời. Nhưng mấy lần thầy tôi không nói ra được. Thầy hỉ mũi, thở dài nặng nhọc, lau mắt rồi nói: "Các con của tôi ơi, thầy thật bội phần cảm kích và xúc động đến nỗi thầy không sao nói ra được những tình cảm của thầy..." và, đang nói dở câu, thầy tôi bỏ lớp chạy ù ra ngoài. Còn chúng tôi thì cười theo ầm ĩ.

    Thầy dạy môn Hoá của chúng tôi được gọi là thầy Nidam-số không. Nhiều trường đã biết danh thầy. Thầy có một câu nổi tiếng: điểm 10 là điểm của thánh Ala vĩ đại, điểm 9 là điểm của riêng tôi, điểm 8 là điểm của trò nào chăm chỉ nhất. Tuy vậy cũng chẳng ai đạt được điểm 8 của thầy cả. Một hôm vào cuối năm học, thầy Nidam-số không vừa vào lớp, tôi liền đứng dậy diễn thuyết. Giá lúc ấy tôi không ngước mắt nhìn lên thì thầy tôi đã ngã dập đầu xuống đất. Các bạn tôi xốc nách thầy mãi mới vực được vào phòng hội đồng. Ông bác sĩ đến hỏi: "Sao thế này hả ngài Nidam?" Nhưng nước mắt đã cản lời thầy Nidam-số không lại. Các thầy giáo khác đổ riệt tội cho bài diễn văn hàng năm của tôi. Tuy thế tôi đã được thầy Nidam cho đến điểm 10. Ðến kỳ thi, tôi vừa vào lớp thầy đã khóc nức lên mà rằng: "Dẫn nó ra đi, dẫn ra đi!" Thầy không hỏi tôi một câu, cũng không nín khóc, cứ thế mà hạ điểm 10 xuống. Từ đó đã bao năm trôi qua, thầy Nidam-số không đã về hưu từ lâu, thế mà đến nay hễ gặp tôi ở đâu là thầy không cầm nổi đôi hàng lệ. Thậm chí thấy tôi từ xa thầy đã nức nở lên rồi.

    Nói chung, đối với các thầy giáo không nên nhìn vào hình thức. Một thầy cau có nhất thường lại là mềm yếu nhất.

    Thế là nhờ diễn văn tôi đã tốt nghiệp trung học. Ra làm viên chức tôi được bổ đến một tỉnh xa. Tôi đã đi ngang đi dọc khắp thành Anatôli. Thực ra tôi chẳng làm một công vụ viên chức nào cả, nhưng bao giờ thượng cấp cũng dành cho tôi những nhận xét tốt đẹp. Còn về lương bổng tôi cũng cứ nhảy hai bậc mỗi kỳ. Bạn ạ, tất, tất cả những cái đó đều ở tài diễn thuyết của tôi mà ra. Không tuần lễ nào không có một vài cuộc họp.

    Khi thì một thượng quan trút linh hồn về trời và người ta phải tổ chức điếu phúng, khi thì đón rước sếp mới và người ta phải chiêu đãi mừng ngày nhậm chức. Người đến, người đi thẩy đều phải có diễn văn của tôi. Vào lễ truy điệu chỉ cần tôi khai giọng: "Thưa các bạn đồng nghiệp quý mến, hôm nay chúng ta phải sống những giờ phút đau thương nhất và nặng nề nhất trong cuộc đời mình..." thì mọi người ngồi dưới đã bắt đầu nức nở. Nếu lễ truy điệu làm ở khách sạn thì đến cả những anh hầu bàn, thậm chí những bác đầu bếp cũng sụt sùi nước mắt.

    Cuộc đời tôi cứ trôi đi như thế đó, các tôn huynh ạ.

    Một lần, cách đây bốn năm tôi đi nghỉ phép. Chả là tôi có một người bạn từ hồi để chỏm tên là Hami. Tôi đi nghỉ ở Xtămbun và trên ô tô buýt tôi gặp cái chàng Hami ấy. Chúng tôi ôm ghì lấy nhau mà hôn. Bao nhiêu năm không gặp còn gì. Chắc các bạn còn nhớ, lúc nãy tôi vừa kể rằng những bài diễn văn của tôi đã làm rơi nước mắt từ thầy giáo cho đến thượng cấp. "Này, cậu về chơi với mình một ngày nhé - Hami đột nhiên bảo - Ngày mai bọn mình làm lễ khánh thành nhà máy."

    Tôi nhận lời. Cái quãng tôi vừa chỉ tay ấy là nơi chúng tôi rời ô tô buýt. Ðêm ấy tôi ngủ nhà Hami. Hôm sau chúng tôi đến nhà máy. Nhà máy thế nào, các bạn đừng có hỏi vội! Cả một sân toàn là cừu, bò, lạc đà và trâu.

    - Sao nhà máy lại nuôi cừu nhỉ?

    Bữa ấy chính tôi cũng thắc mắc.

    Hami bảo tôi rằng súc vật dùng vào tiệc khao. Bầy cừu được tắm sạch, lông được nhuộm phẩm hồng, sừng được sơn son, rồi được sắp vào hàng lối ngay ngắn. Như thường lệ, sau lễ khánh thành, lúc nhà máy bắt đầu hoạt động là lập tức đàn súc vật bị chọc tiết.

    Băng khánh thành vẫn căng. Bàn tiệc đã chuẩn bị. Mọi thứ đã xong, mọi nhẽ đã ổn định. Khách lần lượt đến từ sáng. Nhà máy nằm giữa một khu đất lớn, thế mà chả mấy chốc khu đất đã thành một biển người đông nghìn nghịt. Ðến trưa thì ô tô đã đậu một hàng dài. Bạn Hami của chúng ta bước lên diễn đàn. Vì không có tài nói nên bạn ấy ấp úng mấy chỗ, cuối cùng mới được một câu: "Bây giờ quan trên tôn kính của chúng ta, người mang hạnh phúc về đây, sẽ khởi động cho toàn nhà máy". Ai cũng nghĩ quan trên sẽ bấm một cái nút, nói cách khác, sẽ phát một tín hiệu và trước mắt mọi người cả nhà máy sẽ hoạt động. Vị quan đó bước lên một cái bục cao, lấy ngón tay ấn một cái nút, xong lại ấn lần nữa, rồi lại ấn lần thứ ba. Lúc ông ta vừa vươn tay về phía cái nút thì ở phía sau người ta đã đè nghiến những con vật xuống đất và kề dao vào cổ.

    Vị quan cứ ấn mãi cái nút mà nhà máy vẫn bất động. Bực mình vì vị quan mãi không làm xong cái nhiệm vụ cỏn con đó, Hami đứng lên tự tay nhấn mạnh chiếc nút.

    Kết quả vẫn vậy. Trong đám đông đã có người cười rúc rích, nhiều người lộ vẻ chán nản ra mặt. Ala, lạy thánh Ala!

    Bối rối, Hami chạy xuống chỗ tôi. Mặt anh ta tái nhợt, đôi mắt hoảng hốt. "Cứu mình với! - anh ấy van lơn - Mình sẵn sàng hôn tay hôn chân cậu, cậu bảo gì mình cũng xin vâng. Hỏi ai giúp được mình bây giờ thì chỉ còn cậu. Cậu lên diễn đàn và nói một lời đi! Cậu hiểu không, chúng mình đã chuẩn bị xong để khởi động nhà máy, chỉ còn quên cái dây cua-roa bánh đà nữa thôi. Bây giờ chúng mình đi mắc dây, còn cậu lên nói cho khoảng mười phút. Phi cậu không ai làm nổi. Mình van cậu lên nói đi, nói gì cũng được, gọi là trấn an ấy mà.

    Tôi còn biết làm gì khác được? Tình bằng hữu thôi thúc. Tôi đành lên bục.

    "Kính thưa các vị quí khách - tôi mở đầu như vậy. Nhưng thậm chí tôi đã biết tên nhà máy là gì đâu. Hôm qua lúc đêm khuya về nhà Hami, Hami có đem chuyện nhà máy ra kể nhưng quả thật là tôi đã quên mất, lúc ấy mệt quá, buồn ngủ rũ mắt. Thế là chân tôi thì đứng trên bục, còn mắt tôi thì đảo quanh nhà máy, cố tìm hiểu xem chức năng của nó là gì. Thế nhưng tôi không sao đoán ra được. Giá phỏng tôi biết là nó sản xuất ô tô hay là sản xuất đường mật thì tôi có thể nói suốt ngày đêm. Ðằng này tôi cứ nhìn quanh mà không thấy Hami đâu cả. Phát điên lên. Nhưng biết làm sao, tôi bèn nói:

    "Kính thưa các vị quý khách, đại quý khách! Tất cả chúng tôi... đều có... cái vinh hạnh... được chào đón... các vị. Các vị đã chẳng quản... muôn dặm đường xa... trăm điều mỏi mệt... để đến đây... chia vui. Nhưng thế chưa đủ! Và... lát nữa đây, thưa các vị, trước mắt các vị... nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động, nhà máy đứng đầu cả nước..."

    Trên bàn có một cái bình. Tôi cầm lên rót nước ra cốc, đồng thời ngoảnh vội về phía người đứng sau lưng tôi bảo: "Tìm ngay Hami và bảo anh ấy rằng, dù mắc cua-roa hay làm cái khỉ gió gì đi nữa thì cũng phải nhanh lên đấy" Người ấy trả lời khẽ: "Cua-roa mắc rồi mà máy vẫn không chạy. Hoá ra là quên bánh xe răng trục chính. Bây giờ còn đi tìm."

    Tôi lập tức giảng giải cho đám quần chúng biết thế nào nghĩa là "nhà máy". Tiếng "nhà máy" bắt nguồn từ đâu mà vào trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ta.

    - Thế nhưng chính ngài có biết không? - Một người cùng phòng trên tàu hỏi.

    - Bạn vàng của tôi ơi, quả thật tôi cũng không có ý niệm gì cả. Tôi không biết mà thính giả của tôi cũng không biết.

    Rồi tôi nói nhà máy xuất hiện ra làm sao, tôi giải thích rằng chữ "nhà máy" bắt nguồn từ tiếng Latinh, tôi kể về lịch sử phát triển các nhà máy, tôi thông báo địa điểm xuất hiện nhà máy đầu tiên. Có một lúc tôi thoáng nhìn thấy Hami. Anh ta ra dấu van lơn: "Cậu cứu mình nhé, cứ nói dài vào". "Thưa các vị tôn khách - tôi lại nói tiếp - Lát nữa nhà máy hoạt động các vị sẽ thấy nhà máy này không giống một nhà máy nào khác. So với những nhà máy tương tự trên thế giới thì nhà máy này xếp hạng nhất...".

    Tôi nhìn đồng hồ, từ lúc tôi nói mới có năm phút. Tôi lại nhấc cái bình nước: "Máy móc lại làm sao thế? - tôi vội hỏi người đứng phía sau - Ðến bây giờ vẫn chưa lắp được bánh răng à?" - "Dạ, lắp rồi nhưng máy vẫn không chuyển. Ngài Hami bảo gửi lời cám ơn ngài và xin ngài nói dài thêm chút nữa. Tìm mãi hoá ra anh em thợ quên lắp cái nồi hơi nhỏ. Bây giờ sắp xong rồi ạ".

    Nửa tiếng sau: "Hỏi bây giờ đất nước ta cần cái gì nhất? Các vị hãy thử trả lời câu hỏi ấy xem!" Tôi đưa mắt nhìn những gương mặt đang hướng về tôi: "Tất nhiên, các vị đều biết rằng đất nước ta cần nhất là nhà máy. Vì sao lại cần nhà máy? Vì rằng nhà máy có nồi hơi, có trục truyền động, có mô tơ, có máy cái, nhà máy có ông giám đốc, có người gác cổng, có nhân viên, có căng-tin, có ống nước. Và nếu thiếu một chi tiết đi thì nhà máy không tài nào vận hành được. Sau khi chúng tôi đã giảng giải cho các vị rõ về cái chân lý đó... chúng tôi xin phép một lần nữa được nói rằng: "Xin nhiệt liêt hoan nghênh các bậc khách đại tôn đại quý!" Còn bây giờ, nếu được các vị cho phép, tôi xin kể đôi điều về các nhà máy. Trước hết phải hiểu nhà máy là gì? Nhà máy nghĩa là nhà máy. Chừng nào chúng ta chưa thấm nhuần cái chân lý đó chúng ta sẽ không bao giờ khởi động được nó. Hoặc giả..."

    Vừa lúc đó có người đặt trước mặt tôi một mảnh giấy. Tôi đọc lướt. Thì ra là của Hami. "Cậu cứu mình với. Nhân danh những gì thiêng liêng nhất, cậu phải nói nữa. Cái ống khói lẽ ra phải ở nóc lò thì thợ lại lắp nhầm vào cửa sổ phòng ông giám đốc. Bây giờ đang đục một lỗ mới. Ðừng có ngừng lời đấy, kẻo mà chết mình."

    Tôi nhìn thính giả: "Mới nhận được một bức điện - tôi bảo họ - Nhân dịp khánh thành nhà máy này, các nước láng giềng anh em gửi lời chúc mừng ta và đặt hàng trước."

    Nước trong bình đã cạn. Mặt trời đã lặn. Chiều xuống. Bóng tối buông màn. Còn tôi cứ nói, có lúc tôi được biết một điều đáng kinh ngạc là máy móc đã xong mà chỉ còn quên thuê thợ điều khiển. "Ngài nói thêm chút nữa cứu chúng tôi với - người đứng sau lưng tôi van vỉ - chúng tôi đã cho người đi gọi thợ rồi."

    Nhưng đến đây sức chịu đựng của tôi đã kiệt.

    Tôi túm lấy vai người ấy lôi ra trước micrô "Thưa quí vị - tôi nói - Bây giờ nhà chuyên gia này sẽ kể vắn tắt vài lời về nhà máy chúng ta..."

    Tôi nhảy đại xuống chạy ù về nhà. Ðến nơi tôi lên ô tô chuồn thẳng. Thế là tôi cũng chẳng hay cái nhà máy có chạy được không. Còn Hami thì tôi chả gặp đâu cả. Nghe nói năm ngoái anh ta dẫn đầu một đoàn đi thăm Châu Âu.
    Chữ ký của Gia Nhân

  22. Được cám ơn bởi:


  23. #12
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Xin mời bác cứ đến chơi...

    Xin mời bác cứ đến chơi...




    Một ông văn sĩ rất có tiếng nọ vừa kỷ niệm ngày sinh thứ 60 của mình xong, ấy thế mà không hiểu tại sao lắm độc giả cứ khăng khăng cãi là ông phải nhiều tuổi hơn thế nhiều. Hay có chuyện lạ đời như vậy có lẽ là vì những cái nổi tiếng nói chung dễ được người ta gán thêm cho tuổi tác, để tăng thêm phần danh giá, mà cũng có thể là vì chính bản thân sự vinh quanh làm cho người ta già đi, vì nó luyện cho người ta phải biết sống dựa vào chút tiếng tăm còn dư lại của ngày xưa.

    Quả thật, không hiểu tại sao người ta cứ hay nghĩ là các văn sĩ nổi tiếng thì không những phải già hơn, mà còn phải giàu có hơn cái thực tế của họ nhiều. Chứ lại không à! Tiếng tăm lừng lẫy như thế mà bảo không giàu thì ai mà tin được! Cứ gọi là trong nhà phải có một hòm vàng, phải không còn thiếu thứ gì nữa! Ðồ đạc thì chả phải nói, tất nhiên là phải toàn sập gụ tủ chè rồi!

    Vậy thì ông văn sĩ mà chúng ta vừa nói bị người ta cho rằng già hơn tuổi là cũng đúng thôi. Bởi lẽ là giống như tất cả những người trải đời, trông ông sớm già và sớm có một vẻ gì tiều tuỵ, hom hem. Còn chuyện bảo ông giàu, thì tất nhiên cũng không phải không có lý. Thì cứ xem ngay cách ăn mặc của ông thì biết, chả lúc nào là không nuột nà chải chuốt. Tủ quần áo của ông tuy chưa đến mức chật ních, nhưng lúc nào cũng treo dăm sáu bộ, may cách đây tuy đã chục năm, nhưng bộ nào bộ nấy trông hãy còn mới nguyên. Mà bộ nào ông mặc trông cũng nền lắm! Hai nữa, tuy có lúc trong túi chỉ vẻn vẹn còn có chục bạc, nhưng ông ăn tiêu vẫn rộng rãi và sang lắm, nên người ta cứ ngỡ ông phải có đến chục nghìn. ấy thế nhưng thực ra thì ông rất túng, và túng đã lâu rồi. Có cái là ông hết sức giấu không để ai biết chuyện đó mà thôi.

    Bởi đã đến lúc tiếng tăm của ông không còn đem lại cho ông nhiều tiền bạc nữa. Không biết vì thị hiếu bây giờ đã thay đổi, hay vì một nguyên nhân nào khác, nhưng sách của ông người ta không in nữa. Ðến các báo cũng không tờ nào buồn đặt ông viết bài. Các nhà xuất bản cũng chả nhà nào hỏi han gì đến ông. Thử hỏi thế thì ông, một người chỉ biết sống bằng ngòi bút, và suốt đời hy sinh cho sự nghiệp văn chương còn biết làm gì nữa?

    Nhưng ông lại cứ tưởng rằng tiếng tăm của ông hãy còn lững lẫy lắm. Hay ông tưởng nhầm? Nếu tưởng nhầm, thì tại sao độc giả vẫn nhớ đến ông, khi đi đường ta vẫn chào hỏi ông và lúc chuyện trò người ta vẫn nhắc đến tên ông?...

    Trước đây, có một thời gian ông làm cho các báo. Nhưng khổ nỗi là các ông bạn làm báo quen biết hồi xưa nay chẳng còn ai. Giá như họ vẫn còn làm ở các tòa soạn thì hẳn ông đã đến gặp để xin việc rồi. Còn những đồng nghiệp mới thì ông lại không quen, tuy rằng nếu có đến gặp thì chắc họ vẫn biết ông, vì ông là một văn sĩ nổi tiếng, và vẫn tiếp đãi ông một cách niềm nở, thậm chí vẫn thưa gửi với ông một cách kính cẩn nữa là khác.

    Nhớ lại hồi xưa, đến tờ báo nào, ông cũng được người ta đón tiếp thật là niềm nở, và ngược lại ông cũng hết sức vui vẻ thân mật với họ, vì thế họ lại càng mến ông và đặt ông viết lúc thì một bài báo, lúc thì một bài dịch, lúc thì một bài châm biếm.

    Sáng hôm nay, ông ăn mặc cẩn thận hơn mọi ngày: ông quyết định đến thăm tờ báo mà ngày xưa ông thường lui tới và đã có lần đăng truyện của ông. Khi bước đến cửa toà soạn, cái cửa mà mọi khi ông vẫn quen ra vào tự do, ông bị người gác cửa giữ lại:

    - Ông hỏi ai?

    Ông trả lời là muốn gặp ông chủ bút.

    - Ông tên là gì để tôi vào thưa?

    Ông xưng tên. Người gác cổng chừng cũng biết tiếng ông, nên khi nghe ông xưng danh, y bỗng sốt sắng đứng dậy.

    - Xin ông chờ cho một phút!

    Nói đoạn y gọi dây nói báo cho viên chủ bút biết rồi bảo:

    - Xin mời ông vào.

    Nhà văn bước vào buồng ông chủ bút. Khách và chủ chưa quen biết nhau mấy, nhưng chủ đã nhanh nhẹn đứng lên đón, lễ phép bắt tay, rồi niềm nở kéo ghế mời khách ngồi. Sau đó, lại ân cần hỏi khách quý muốn dùng gì.

    - Xin ông một tách cà phê vừa ngọt thôi ạ!

    Bây giờ chắc thế nào viên chủ bút cũng sắp hỏi: "Ngài có mang gì đến cho chúng tôi không ạ?". À mà không, cứ xem cái dáng điệu quá lễ phép của ông ta như thế thì chưa chắc ông ta đã dám hỏi thẳng câu ấy, mà phải hỏi một câu gì khác, đại khái như "Ngài có điều gì cần dạy không ạ?" kia! Không biết nên trả lời ông ta thế nào đây? Chả lẽ lại nói thẳng là mình đến xin việc? Vì thế, để tránh trước câu hỏi ấy, nhà văn ta mới vào đề bằng câu:

    - Tôi rất thích những bài báo của ông viết, nhất là cái bút pháp độc đáo của ông.

    - Dạ, ngài quá khen!

    - Không hôm nào tôi bỏ được các bài xã luận của ông.

    - Dạ, cảm ơn ngài đã quan tâm...

    - Hôm nay nhân tiện đi ngang qua đây tôi muốn rẽ vào thăm...

    - Dạ, thật là quý hoá quá!...

    - À mà tôi không làm phiền gì ông đấy chứ?...

    - Ấy chết, sao ngài lại nói thế ạ! Ðược ngài đến thăm thật là hân hạnh cho chúng tôi...

    Nhưng rồi cà phê đã cạn và những câu trao đổi xã giao cũng đã hết. Biết nói gì nữa đây?

    Viên chủ bút chắc sắp phải hỏi về mục đích cuộc viếng thăm của ông, vì đã lâu nhà văn không đến thăm toà báo, mà hôm nay bỗng lại đến... Tất nhiên lúc đó ông sẽ nói rõ mục đích ông đến thăm và viên chủ bút chắc sẽ hỏi: "Ngài có cuốn tiểu thuyết nào viết xong rồi không ạ? Giá ngài cho phép bảo chúng tôi được đăng thì thật là hân hạnh quá..." Và ông sẽ bảo: "Rất tiếc là tôi không đem theo cuốn nào. Nhưng hiện nay tôi đang viết hai cuốn tiểu thuyết và một cuốn sắp viết xong..."

    Khốn nỗi câu chuyện cứ loanh quanh mãi mà vẫn không chịu vào đề. Nhà văn đành phải hỏi lái sang chuyện khác:

    - Các ông làm chính trị, chắc phải theo dõi tất cả các sự kiện. Vậy các ông có ý kiến thế nào về bài diễn văn gần đây của ngài thủ tướng?

    Hỏi xong câu ấy nhà văn mới thấy ân hận, vì khi viên chủ bút trả lời, ông có nghe và có hiểu gì đâu.

    Câu chuyện vẫn rôm rả, nhưng viên chủ bút vẫn chẳng hề ngỏ ý nhờ ông viết cho cái gì: tiểu thuyết, báo hay truyện ngắn...

    - Thôi xin phép ông, kẻo làm ông mất thời gian.

    - Ấy chết, ngài cứ nói thế!... Mấy khi chúng tôi hân hạnh được ngài đến chơi... lúc nào có dịp, xin mời ngài cứ đến ạ!

    Vừa xuống cầu thang, nhà văn vừa nghĩ: Không hiểu câu ông ta nói: Xin ngài cứ đến chúng tôi rất hân hạnh" là có ý gì? Chỉ là một câu nói xã giao hay là một lời mời thành thực? Có thể, lần này ông ta chưa dám để nghị mình viết cho cái gì, chỉ vì sợ hơi đường đột chăng? Nếu vậy lần sau đến, chắc thế nào ông ta cũng phải mời mình viết cho một bài báo... Mà cũng có thể quả thật hôm nay ông ta chưa có việc gì cần nhờ đến mình...

    Nhà văn nổi tiếng nghĩ vậy rồi đi đến tờ báo khác. Ông quyết định phải gặp viên giám đốc tờ báo này, vì hồi xưa ông có quen biết cố thân sinh ra ông ta. Lúc đầu, ông có thể gợi chuyện về bố ông ta, tỏ ý thương tiếc ông cụ, rồi dần dần sẽ lái sang chuyện làm ăn.

    - Ông cần gặp ai? - người gác cổng hỏi.

    Ông trả lời là muốn gặp ông giám đốc. Nhưng người ta cho ông biết ông giám đốc đi Châu Âu mất rồi. Ðã định quay về, nhưng ra đến cửa, đứng tần ngần một lúc, nghĩ thế nào ông lại quay lại bảo người gác cửa:

    - Nếu vậy bác cho tôi gặp ông phụ trách mục văn nghệ.

    - Ông cho tôi biết tên để tôi vào báo.

    Ông xưng tên và người ta cho ông vào.

    Câu chuyện giữa ông và ông phụ trách mục văn nghệ mở đầu cũng na ná như câu chuyện giữa ông với viên chủ bút tờ báo trước. Có điều lần này ông phải tìm cách nói khéo ngay cho chủ nhân biết là ông sẵn sàng viết một cái gì đó, thậm chí ông còn nói thẳng là từ lâu ông vẫn viết truyện ngắn cho các báo. Ðoạn ông nói thêm:

    - Chỉ tiếc là có lẽ ông không còn nhớ cái hồi đó...

    - Ồ, sao bác lại nói thế! Tôi nhớ lắm chứ! Truyện nào của bác tôi cũng đều đọc cả. Bác viết truyện hay lắm, quên thế nào được.

    - Các nhà văn trẻ bây giờ kể ra cũng có viết - nhà văn lại nói tiếp - nhưng... không biết diễn đạt thế nào cho đúng... chứ thật ra thì truyện của họ chưa thể gọi là truyện được. Vì viết được một truyện hay có phải dễ đâu!

    - Vâng, tất nhiên rồi, bác bảo bây giờ tìm đâu ra những người viết hay như hồi các bác được!

    "Thì hắn đang ngồi lù lù trước mặt anh đây mà anh mù hay sao!" Nhà văn suýt buột mồm kêu lên như vậy, nhưng may lại kìm được.

    Khi chia tay, viên phụ trách mục văn nghệ cũng lại bảo:

    - Xin mời bác có dịp cứ ghé lại chơi. Chúng tôi thật lấy làm hân hạnh.

    Suốt một tuần liền, nhà văn cứ đi hết toà báo này đến toà báo khác, nói chuyện với đủ mọi người, từ giám đốc đến chủ bút, thư ký... Lúc thì nói về các bài xã luận, lúc thì bàn về tiểu thuyết. Nhưng lần nào cũng vậy, ông đều được người ta trả lời bằng một câu giống nhau "Xin mời bác cứ đến, chúng tôi rất hân hạnh". Có vài toà soạn ông đến hàng hai, ba lần, nhưng chẳng lần nào có ai thuê ông viết lấy một chữ, hay đề nghị ông làm cho việc gì. Có lẽ họ không dám nói với ông vì sợ thiếu tế nhị chăng? Nhưng cũng có thể họ cho rằng một nhà văn tên tuổi như ông thì chắc phải sống ung dung lắm rồi, việc gì còn phải làm việc nữa.

    Thế cho nên ông mới phải nói thẳng với họ rằng ông cần việc làm, hay thậm chí một chân gì trong toà soạn cũng được. Kinh nghiệm lâu năm cho ông biết rằng những chức vụ như trưởng ban, biên tập viên, bình luận viên, hay tầm thường như một phóng viên thôi, cũng chả đời nào họ dành cho ông cả. Với lại, ông cũng chả màng đến các chức ấy. Ông sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn là có miếng ăn là được rồi.

    Ông đi hết toà soạn này đến toà soạn khác. Nhưng cái sách mời chào quá trịnh trọng của những người đón tiếp ông, những câu "Dạ, thưa bác" quá lễ độ của họ khiến ông đâm lúng túng, không dám thú nhận cái cảnh nghèo túng của mình. Ðã có lần ông tìm cách nói thẳng với họ rằng cứ ngồi nhà mãi không có việc gì làm thì cũng buồn, rằng tuy thế ông cũng chưa phải già đến mức không thể làm việc được nữa, không thể giúp ích gì cho mọi người được nữa, rằng ông đã chán ngấy cái cảnh ăn không ngồi rồi, rằng ông rất sung sướng nếu có bất cứ việc gì để làm.

    Nhưng người ta thì bảo ông: "Dạ, bác cứ nói thế, chứ ở toà báo đâu có việc gì đáng cho bác làm... Bác bảo muốn làm bất cứ việc gì, nhưng cũng phải là việc quan trọng to tát chứ như các công việc ở toà soạn này thì đâu có đáng để bác bận tâm. Nói thế mong bác cũng bỏ quá cho..."

    Rồi lúc tiễn ông ra về, người ta còn nói thêm: Dạ xin mời bác cứ đến chơi với chúng tôi, thế là hân hạnh lắm rồi ạ!"

    Từ đó, ông quyết định không có quanh co úp mở gì nữa, mà cứ nói toạc ra là ông đang cần tiền và sẵn sàng làm cả chân sửa bài.

    Nhưng người ta lại bảo:

    - Ấy chết, sao lại thế ạ. Ngài mà lại phải đi làm cái việc sửa bài thì có họa là...

    Nhưng nhà văn không chịu thua. Ông bảo nếu không có việc sửa bài, thì có thể cho ông bất cứ việc gì khác cũng được.

    Người ta lại tưởng ông đùa và bảo:

    - Dạ ngài cứ nói đùa vậy chứ ạ...

    Ðã thế, ông tự nhủ, phải nói thẳng hơn nữa! Ðến một toà soạn khác, ông đã kể cho họ biết rằng đã 3 tháng nay ông không có tiền trả tiền nhà, rằng ông đang mắc nợ như chúa chổm, và bây giờ nếu có việc gì làm thì thật ông sung sướng biết mấy. Mà chả lẽ bao năm nay ông làm việc cho các báo mà bây giờ lại không xin được việc gì làm hay sao?

    - Trời ơi, ngài có ý định giễu cợt chúng tôi hay sao mà cứ nói những chuyện như thế ạ! Chả lẽ ngài lại muốn làm bất cứ việc gì thật hay sao?

    Ông lại đến một toà soạn khác. Và lần này thì ông không còn giấu giếm chuyện gì nữa, mà bảo thẳng với họ rằng ông đang sống dở chết dở đây, rằng bao nhiêu quần áo ông đã phải bán hết, chỉ còn độc một bộ đang mặc trên người đây thôi. Thử hỏi thành thực đến mức ấy thì thôi chứ còn gì nữa? Cuối cùng, ông xin người ta cho ông làm cái việc sửa bài hay bất cứ công việc gì ban đêm cũng được.

    - Ấy chết, ngài cứ dạy thế, chứ một nhà văn có tiếng như ngài mà phải đi làm những việc như thế thì còn ra làm sao ạ!

    Lúc đầu, nghe người ta nói: "Ấy chết, ngài cứ dạy thế!" ông cũng cảm thấy hãnh diện, nhưng sau ông mới hiểu rằng người ta nói thế chẳng qua chỉ cốt để chối khéo ông mà thôi...

    Thế nhưng ông vẫn cứ đi lạy lục hết toà soạn này đến toà soạn khác để xin việc. Ðể rồi lại được nghe những lời rất tử tế:

    - "Ấy chết... Xin mời ngài cứ đến chơi ạ. Thật là quý hóa!"

    Khốn nỗi, chỉ nghe những lời tử tế suông thôi, người ta đâu có thể no bụng được!


    Chữ ký của Gia Nhân

  24. #13
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 32
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Mình làm chủ mình...

    Mình làm chủ mình...

    A-gơ-nhi-a, vợ của Ma-kha-in, đi thăm bà mẹ bị bệnh. Trước khi lên tàu, chị nói với chồng:

    - Không có em ở nhà anh sẽ ra sao?

    - Em coi anh là con nít ư?

    - Nếu anh là con nít, em lại chẳng lo. Đằng này, anh là gã đàn ông lớn gộc, hễ vợ không để mắt tới là lập tức vớ lấy chai rượu!

    - Em tưởng anh ít việc lắm sao? Ngay bây giờ, anh phải đi mua vôi về quét nhà bếp này. Vậy mà em cứ nghĩ là anh sẽ nốc rượu...

    - Xin anh đừng nói xạo! Em sống với anh đâu chỉ mới năm đầu tiên...

    Tàu chuyển bánh. Mi-kha-in rời sân ga. Anh lẩm bẩm: "A ha, bây giờ mình mới thực sự được làm chủ mình! Cô nàng nghĩ mình sẽ nốc rượu thì mình sẽ nốc rượu cho biết tay". Nhưng rồi, anh lại không tạt vào quán rượu, mà tạt vào cửa hàng bán vôi. Mua xong vôi, anh nghĩ: "Hôm nay chưa nên uống rượu vội. Sáng mai, đầu óc tỉnh táo, mình sẽ quét vôi nhà bếp. Khi vôi khô, mình sẽ ra quán mua rượu về thết đãi... mình. Vậy mới đã chớ!".

    Sáng hôm sau, Mi-kha-in vui vẻ quét vôi nhà bếp. Quét vôi xong, anh lại làm mấy cái móc ở ban-công để chăng dây cho chị phơi quần áo. Sau đó, anh làm tổng vệ sinh nhà cửa rồi ngồi sửa bàn ủi... Mải mê làm hết việc này đến việc khác, Mi-kha-in quên cả việc đi mua rượu.

    Hai hôm sau, A-giơ-nhi-a trở về khi bệnh tình của mẹ đã thuyên giảm. Chị chẳng buồn hỏi anh ở nhà có uống rượu hay không. Hỏi cũng vô ích thôi, vì chắc chắn anh sẽ nói xạo! Chị nghĩ thế...
    Chữ ký của Gia Nhân

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com