Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Bài giảng tuần thánh - Phục sinh năm 2013

  1. #1
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,775
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default Bài giảng tuần thánh - Phục sinh năm 2013

    THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2013: Chúa Giêsu Thiết Lập:
    BÍ TÍCH THÁNH THỂ - THIÊN CHỨC LINH MỤC – GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG



    Lm. Đỗ Đức Trí
    GP. Xuân Lộc


    Ngày 7/4 hàng năm đã trở thành ngày toàn quốc hiến máu cứu người, và đã có rất nhiều người thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo tích cực hưởng ứng phong trào hết sức có ý nghĩa này, mỗi giót máu được cho đi đã trở thành cơ hội cứu sống một mạng người, và thực tế nhiều người đã được cứu sống, được tai qua nạn khỏi nhờ những giọt máu tình thương ấy. Những người nhận máu có khi không biết những giọt màu kia từ đâu ra, còn những người hiến tặng, thì chỉ nghĩ rằng họ đã làm một việc nghĩa, một việc nhân đạo. Cho người khác, cơm bánh tiến bạc, thời giờ sức lực đã là việc làm đáng quý, thì việc trao tặng chính dòng máu của mình, sức sống của mình để cho người khác được sống lại càng đáng trân trọng hơn nũa.

    Kính thưa quý OBACE, hôm nay trong bầu khí linh thiêng thánh thiện của buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta như được sống và hiện diện trong khung cảnh của bữa tiệc ly của Chúa Giêsu và các tông đồ. Nơi đây, chúng ta được chứng kiến sự hy sinh và tình yêu đến tột cùng của Chúa Giêsu dành cho nhân loại qua việc Ngài trao tặng cho nhân loại máu thịt và chính mạrng sống của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể để đem lại sự sống cho con người, và kéo dài tình yêu thương qua việc thiết lập Chức Linh Mục, cùng dạy các tông đồ giới răn yêu thương và tinh thần phục vụ.
    Chiều ngày Thứ năm năm ấy, theo truyền thống và luật Mose truyền lại, Chúa Giêsu và các môn đệ cùng bước vào phòng tiệc ly để cử hành biến cố Vượt Qua mà Thiên chúa đã thực hiện để cứu dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập, nghi thức chính yếu của buổi lễ này là việc sát tế con chiên và ăn bữa tiệc vượt qua; và vì là một nghi lễ trang trọng và linh thiêng, nên các chi tiết của bữa tiệc này đã được quy định hết sức chi tiết như trong bài đọc một chúng ta vừa nghe.

    Tuy nhiên, khác với những lần cử hành lễ Vượt Qua trước đây, hôm nay Chúa Giêsu bước vào phòng tiệc trong tư cách chính ngài là Con Chiên Vượt Qua sắp bị hiến tế. Thánh Gioan đã ghi lại cảm nghiệm về buổi chiều này: Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ Người phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Ngài vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình và đã yêu thương họ đến cùng. Giống như người cha sắp sửa đi xa, Chúa Giêsu đã không giấu được cảm xúc và tình yêu thương của một người cha dành cho các con, của người thày dành cho học trò của mình trước khi chia tay mãi mãi, và Ngài đã dành cho họ một tình yêu đến tột cùng.
    Vì yêu cho đến cùng, và muốn ở lại mãi với người mình yêu, Chúa Giêsu, đã có một sáng kiến tuyệt vời, Ngài câm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là mình Thày; Các con hãy cầm lấy chén này, đây là máu Thày, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội,.. trước sư ngỡ ngàng của các tông đồ. Với việc làm này, Chúa Giêsu đã biến tấm bánh ấy trở nên chính thân mình của Ngài, và làm cho chén rượu trở nên máu của Người. Tấm bánh được bẻ ra, là chấp nhận sự tan nát, và biến thành lương thực nuôi sống người mình yêu thương, và chén rượu ấy biến thành máu của ngài, máu chảy ra, chấp nhận sự đau dớn, xẻ thân nát thịt, để trở nên của uống, và là sức mạnh tẩy rửa tội lỗi cho cả nhân loại.

    Biến mình trở nên của ăn của uống, Chúa Giêsu, đã hóa nên lương thực để đáp ứng cho nhu cầu căn bản của con người, và không chỉ như thế, khi yêu nhau, người ta muốn nên một với nhau ở trong nhau gắn bó với nhau, thì cũng vậy, trở nên của ăn của uống Chúa Giêsu muốn được ở lại mãi với con người, và còn được người mình yêu thương nhai và nuốt để được đi vào trong tâm hồn, trong từng đường gấn thớ thịt của người mình yêu và cùng chung một nhịp thở, một nhịp đập của trái tim với người mình yêu.

    Không dừng lại đó, Chúa Giêsu còn muốn hoàn toàn lệ thuộc vào người mình yêu, khi quyết định đặt trọn cả con người của mình vào tay nnhững người mình yêu thương, khi tuyên bố: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày. Với lời này, Chúa Giêsu đã chấp nhận đặt mình hoàn toàn trong tay của các môn đệ, và cũng với lời này, Chúa Giêsu đã tuyển chọn các tông đồ trở thành những Linh mục đầu tiên của giao ước mới, là những người sau này sẽ nhân danh Ngài, và cùng với Ngài nối dài hy lễ và sư hy sinh hiến tế của Chúa cho nhân loại. Chọn và ban chức linh mục cho các tông đồ vào giây phút long trọng, đầm ấm, yêu thương và cảm đông này, Chúa Giêsu đã hoàn toàn tin tưởng và thậm chí “liều lĩnh” khi làm như thế, chỉ vì sự thúc đẩy của tình yêu của một con người, của một vị Thiên Chúa đả muốn yêu các môn đệ của mình cho đến tận cùng, không còn tiếc điều gì nừa, dù biết rằng các ông chưa phải là những con người thánh thiện, cũng không phải là những con ngừơi hoàn hảo, dù biết trước rằng trong các ông sẽ có người phản bội, sẽ có những người từ chối mình và có những người hèn nhát không dám nhận có liên hệ với mình, nhưng vì yêu mà Chúa Giêsu đã trao cho họ tất cà như thế.

    Trong khung cảnh của đêm tiệc ly ấy, Chúa Giêsu đã gây ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, khiến cho các tông đồ cứ như ngây ra để nhìn mà không hiểu Thày mình đang làm gì. Thánh Gioan đã ghi lại từng động tác hết sức chậm rãi và nhiều ý nghĩa của Chúa Giêsu: đang bữa ăn, Người đứng dậy rời khỏi bàn ăn, cởi áo ngoàì ra, và lấy khăn thắt lưng, rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, và lấy khăn thắt lưng mà lau. Đứng dậy rời khỏi bà bàn ăn, Chúa Giêsu như rời bỏ địa vị của mình, vị trí là một người thày, một người chủ, Ngài cởi áo ngoài ra, tức là cởi bỏ cả con người, cả mạng sống của mình để sẵn sàng cho đi, lấy khăn thắt lưng, tức là đã mang vào mình tư thế thái độ của một người đầy tớ một người phục vụ để cúi xuống rửa chân cho các môn đệ.

    Cúi xuống rửa chân cho các mộn đệ, đó là việc làm chưa bao giờ xảy ra, vì chỉ có nô lệ mới phải rửa chân cho chù, vậy mà hôm nay, Đức Giêsu đã chấp nhận hạ mình xuống và hiến thân mình trở nên như một kẻ nô lệ để phục vụ để yêu thương học trò của mình. Ngài đã không chỉ rửa chân cho các tông đồ, mà còn cần thận lấy khăn thắt lưng mà lau, Ngài rửa chân và lau đi cả sư bụi bặm bẩn thỉu của sự phản bội như bàn chân của Giuda, Ngài lau khô cả bản chân của con người bạc bẽo Simon Phêrô, và các bàn chân hèn nhát của các tông đồ khác, việc làm này qủa thật đã khiến các môn đệ không thể hiểu, không thể tưởng tượng được. Chính vì thế Simon Phêrô đã phản ứng mạnh mẽ: Không đời nào con để Thày rửa chân cho con! Chúa Giêsu đã cho ông biết: Nếu anh không được Thày rửa chân thì anh sẽ không được chung phần với Thày.

    Thưa quý OBACE, Chắc chắn, lúc đó Simon Phêrô không thể hiểu được Đức Giêsu muốn nói gì, chỉ khi Chúa Giêsu trở về vị trí, Ngài giải thích cho các ông, thì bài học lúc này mới trở nên rõ ràng: Nếu ta là Thày và là Chúa mà Thày còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng hãy rửa chân cho nhau, Thày đã làm gương cho anh em, để anh em cũng hãnhỹ làm như Thày đã làm.

    Hãy làm như Thày đã làm - Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài xâu chuỗi lại tất cả các bài học qua các việc làm của Chúa trong bữa tiệc, để rồi các ông cũng sẽ phải làm như Thày đã nêu gương. Chúa muốn mỗi người môn đệ rửa chân cho nhau là dám cởi bỏ con người cùng với cái tôi kiêu hãnh, thắt dây thắt lưng là sự khiêm tốn hiền hòa, dám chấp nhận cúi xuống, hạ mình để anh em được vươn cao được lớn lên, để dám hiến thân và phục vụ. Cúi xuống rửa chân cho anh em, là dám vất bỏ tính tự cao tự đại, tự ái đế bước đến để yêu thương và chia sẻ mà không so đo tính toán thiệt hơn.

    Hãy làm như thày đã làm là cón phải dám bẻ nát cuộc đời của mình để trao tặng cho anh em, là chắp nhận để cho người khác cầm lấy, ăn và nhai, cho dù rằng viêc bẻ vụn, việc nhai nghiến sẽ làm cho cuộc đời chúng ta đau đớn mất mát, là dám chấp nhận tan nát cỏi lòng, chảy máu con tim vì yêu thương anh em đồng loại.

    Các bậc cha mẹ hãy làm như Chúa đã làm cho con cái mình, hãy biến gia đình mình thành căn phòng tiệc ly nơi đó đầy ắp tình yêu thương ấm cúng, sư tận tụy hy sinh của cha mẹ dành cho con cái và cả sư hiến thân mình của cha mẹ, biến những giọt mồ hôi và cả những giọt nước mắt của đau khổ hàng ngày, cùng với những giọt máu hy sinh thầm lặng của cha mẹ thành những bữa cơm gia đình ấm cúng thân thương cho cả nhà.

    Còn những người con và các bạn trẻ cũng hãy dám học theo bài học của Chúa Giêsu hãy dám cúi xuống rửa chân cho nhau bằng việc cống hiến tuổi trẻ và khả năng của mình để gieo trồng tình yêu thương vào trong gia đình và trong thế giới hôm nay.
    Amen
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  2. #2
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,775
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    THỨ SÁU TUẦN THÁNH:
    YÊU MẾN THẬP GIÁ ĐỨC GIÊSU



    Lm. Đỗ Đức Trí
    GP. Xuân Lộc


    Trong thánh lễ đầu tiên trong cương vị Giáo hoàng hôm 14/3 vừa qua tại nhà nguyện Sistine, Đức Thánh Cha Fancis đã chia sẻ với Hồng Y đoàn rằng: Khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa!"

    Kính thưa quý OBACE, trong bầu khí thiêng liêng của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh này, chúng ta cùng với cả Giáo hội Suy tôn Thánh Giá của Chúa Giêsu. Trong nghi thức hôm nay, sau khi được nghe Bài Thương Khó của Chúa, Giáo Hội long trọng tôn vinh Thập Giá như cờ hiệu chiến thắng, là biểu tượng của tình yêu thương tha thứ, và là niềm vinh dự cho mỗi người chúng ta.

    Ngày xưa thập giá chỉ đơn giản là một dụng cụ hành hình ghê sợ mà con người người đã nghĩ ra để hành hạ nhau làm khổ nhau, chính vì thế mà bản án chết treo thập giá là một bản án khủng khiếp dã man người Lamã đã dùng để răn đe những kẻ nổi loạn và những tên nô lệ bỏ trốn, nó ghê sợ đến độ mà người Roma cấm không được áp dụng bản án này cho công dân của họ, còn đối với người Do Thái, thì kẻ nào bị đóng đinh thập giá đó không chỉ là kẻ thất bại mà con là kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Trong cái nhìn ấy người Do Thái đã cố tình để áp đặt bản án thập giá cho chúa Giêsu với những ngụ ý như vừa nêu. Điều đó có nghĩa là họ không chỉ muốn loại trừ một người mà các lãnh đạo Do Thái cho là “kẻ gây rối” mà họ còn muốn nhục mạ, và xóa tất cả uy tín danh dự của người đó cả trong khía cạnh tôn giáo và dân sự.

    Thế nhưng Thiên Chúa thì không chịu thua mưu kế của con người, và tình yêu thương của Thiên Chúa vượt trên sự độc ác và mưu mô của con người, Ngài đã biến sự độc ác của con người trở thành cơ hội thể hiện tình yêu của Ngài và biến cây thập giá thành cây đem lại ơn cứu độ cho con người, và là biểu tượng chiến thắng của tình yêu vâng phục. Bài Thương khó chúng ta nghe hôm nay, thánh Gioan cho thấy, Chúa Giêsu đã biết trước tất cả mọi sự sẽ xảy ra cho Ngài, và Ngài đã có một tư thế sẵn sàng để đón nhận cây thập giá, không ngỡ ngàng, không chạy trốn. Tất cả những sự việc này đã được tiên báo trong Thánh Kinh qua bài ca về Người Tôi Tớ của Thiên Chúa: vì yêu mến và vâng phục một cách trọn vẹn, mà người tôi tớ ấy đã chấp nhận đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đưa má cho kẻ giất râu và không hề che mặt giáu mày để tránh những lời phỉ nhổ. Chính vì sự vâng phục và yêu mên tuyệt đối đó, mà Thiên Chúa đã tôn vinh Người, ban cho người vinh quang và danh dự.

    Thánh Phaolô đã nhìn thấy nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh là hình ảnh của người tôi tớ khiêm hạ mà Isaia đã loan báo, và hơn thế nữa, Ngài còn chính là vị Tư Tế đến từ nơi Thiên Chúa, băng qua các tầng trời mà đến, để chia sẻ thân phận con người và cảm thông với đau khổ của chúng ta, Ngài đã học được thế nào là vâng lời, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập giá, chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban cho Người một danh hiệu vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
    Chúa Giêsu không mãi mãi chết treo ở trên thánh giá, nhưng Ngài đã được mai táng và phục sinh, Ngài đã biến thánh giá trở thành dụng cụ, thành nấc thang đưa Ngài vào vinh quang Phục Sinh, để từ đây ngài mãi mãi tiêu diệt nọc độc của thần chết và đem lại sư sống cho cả nhân loại. Vì thế, cái chết thập giá của chúa Giêsu không phải là một sự thất bại, mà là một sư chiến thắng của Thiên Chúa trên quyền lực và mưu mô của ma quỷ, và là sự chiến thắng của tình yêu thương, của sự sống trên sự chết, chính trên cây thập giá mà nhân loại nhận ra Ngài là Đấng Công Chính là Con thiên Chúa.

    Thánh giá từ đây không còn là hình ảnh chết chóc nữa, mà đã trở thành biểu tượng của tình yêu thương tha thứ, một tình yêu hy sinh đên cùng và là tình yêu trao ban đên cùng, trao ban cả sư sống cả con người cho người mình yêu. Chính từ trên cây thập giá Đức Giêsu trở nên một Tư tế, đã hiến dâng chính bản thân mình, sự sống của mình làm của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa để xin ơn tha thứ cho nhân loại, để giao hòa con người với Thiên chúa và để giao hòa con người với nhau. Cũng khi ở trên cây thập giá, Đức Giêsu đã dâng lời van xin lên cùng Chúa Cha: lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng lầm không biết. Tha thứ là như thế, không chỉ tha và xin Thiên Chúa tha cho kẻ làm khổ và giết mình, mà Chúa Giêsu còn biện hộ cho nó là: vì nó lầm không biết. Đó là bài học tha thứ không giới hạn, tha không điều kiện mà Đức Giêsu đã từng giảng dạy các tông đồ và giờ đây Ngài đã thực hành để nêu gương cho chúng ta.

    Thập giá trở thành niềm vinh dự cho chúng ta, và mỗi người tin hữu được mời gọi tin và tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu chịu đóng đinh, và yêu mến Đức Giêsu chịu đóng đinh như lời ĐTC Fancis I đã chia sẻ: Chúng ta được mới gọi lên đường, bước vào con đường của Đức Giêsu, dám chấp nhận một hành trình theo Chúa, dù hành trình ấy là một hành trinh thập giá đau khổ. Chúng ta còn được mời gọi tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, và yêu mến gắn bó với Đức Giêsu chịu đóng đinh, vì chúng ta không thể tìm kiếm một Đức Giêsu không thập giá, và cũng đừng bao giờ tim kiếm một thập giá mà không có Đức Giêsu, vì khi chúng ta tuyên xưng một Đức Kitô không thánh giá, thì chúng ta không phải là môn đệ Đức Kitô nữa, và lúc đó chúng ta sẽ thuộc vế thế gian. Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng, nếu chúng ta làm mọi thứ, xây dựng và phát triển mà chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô thì có gì sai ? Thưa, lúc đó anh em biến mình và Giáo Hội trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ, chứ không còn phải là giáo Hội của Chúa Kitô nữa.

    Thưa quý OBACE, từ Lời Chúa trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh này, và dựa trên giáo huấn của ĐTC, chúng ta được mời gọi đừng sợ hãi, đừng tránh né thập giá nhưng hãy yêu mến, đón nhận và tôn vinh Đức Giêsu và thập giá của Người, vì chính nhờ Đức Giêsu và thập giá của Người mà chúng ta được đưa vào trong gia đình của Thiên Chúa, trở thành con cái và là người nhà của Thiên Chúa, được chung hưởng niềm vui và hạnh phúc của thiên Chúa. Chính nhờ tình yêu thương và sư hy sinh của Đức Giêsu trên thập giá mà chúng ta được cứu độ, được thoát khõi nanh vuốt tử thần, và được chung phần chiến thắng của chúa Giêsu.

    Chính vì thế, chúng ta được mới gọi hãy để cho thập giá của Đức Kitô ảnh hưởng, chi phối và hướng dẫn cuộc sống chúng ta và hãy dành thời giờ thinh lặng quỳ dưới chân thập giá của chúa Giêsu để lắng nghe tiếng nói yêu thương từ thập giá và để học được bài học tha thứ và hy sinh từ nơi thập giá Chúa. Hãy can đảm vác thập giá mình hằng ngày và bước theo Chúa Giêsu. Hãy chủ động và vui vẻ đón nhận thập giá của mình, thập giá ấy là những khó khăn vui buồn trong cuộc sống, là những bổn phận trách nhiệm mà chúng ta đang lãnh nhận, bổn phận là linh mục, tu sĩ hay chỉ là những người giáo dân, bổn phận là cha người mẹ hoặc là những người con đang sống trong gia đình hay đang làm việc ngoài xã hội, đó là thập giá của riêng ta, hãy bước theo Chúa Giêsu chứ đừng bước theo một lối đi nào khác. Chỉ khi chúng ta bước theo Chúa Giêsu thì thập giá cuộc đời chúng ta mới có thể trổ sinh hoa trái, còn nếu chúng ta bước đi theo một con đường nào khác, chúng ta sẽ không thể gặp được Chúa Giêsu phục sinh.

    Có một thực tế là nhiều bạn trẻ ngày nay đã ngại ngùng khi nói về thập giá Chúa Giêsu, đối với nhiều người, thập giá có khi chỉ còn là món đồ trang sức chứ không còn là niềm tin và lời tuyên xưng, càng không phải là vinh dự của họ nữa. Chiêm ngắm thập giá Chúa hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta biết yêu mến, tôn thờ và khiêm tốn học từ nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh những bài học như chúng ta vừa suy niệm. Amen.
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  3. #3
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,775
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    ĐÊM VỌNG PHỤC SINH 2013:
    ĐÓN NHẬN TIN VUI PHỤC SINH



    Lm. Đỗ Đức Trí
    GP. Xuân Lộc


    Kính thưa quý OBACE, Chúng ta đang cùng với cả Giáo Hội mừng một biến cố trung tâm của đức tin Kitô giáo đó là biến cố Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết, bài Tin Mừng Thánh Luca cho thấy những phản ứng khác nhau của những người lần đầu tiên nghe tin vui này, có người sợ hãi, có người hoang mang, và có những người không phản ứng gì.

    Đến hôm nay, sau hai ngàn năm tin vui phục sinh được loan báo, mỗi người chúng ta có phản ứng như thế nào, thái độ chúng ta đón nhận tin vui đó ra sao? Chúng ta có thực sự tìm và gặp được Chúa phục sinh chưa, hay chúng ta cũng chỉ nghe nói rằng Ngài đã sống lại? Nếu chúng ta chưa tìm, chưa gặp được Ngài, thì rất có thể chúng ta đã tìm kiếm sai chỗ, hoặc cũng tìm người sống ở nới kẻ chết giống các phụ nữ trong bài Tin mừng hôm nay.

    Có thể chúng ta đã nghe báo chí nói về những người hồi phục lại sau khi chết lâm sàng, thế nhưng cho đến ngày hôm nay, tin vào việc một người chết sống lại quả vẫn là một điều thật khó, vì người ta cho rằng từ trước đến giờ chưa từng thấy ai chết mà sống lại, vì thế để có thể tin vào việc Chúa Giêsu phục sinh cũng đòi phải có ơn Chúa, sự sẵn sàng đón nhận lời Chúa và lắng nghe lời chứng của Giáo Hội

    Trong trường hợp của các tông đồ, họ là những người đi theo Đức Giêsu từ ban đầu, đã nhiều lần được nghe Chúa nói về việc Ngài sẽ bị người Do Thái bắt và giết, nhưng ngày thứ ba, Người sẽ sống lại, nhưng có lẽ những lúc đó, các tông đồ cũng chỉ nghe và để đó chứ chưa hề tin và chưa hề suy nghĩ gì về những lời tiên báo ấy, và cũng nhiều lần Chúa Giêsu bày tỏ quyền năng như vị Thiên Chúa trước mặt các tông đồ khi hóa bánh ra nhiều, xua trừ ma quỷ, ra lệnh cho sóng yên biển lặng, và nhất là đã có những lần Chúa cho cho các ông chứng kiến việc Chúa ra lệnh cho kẻ chết sống lại, như cho con trai bà góa thành Naim, cho Lazaro chết bốn ngày sống lại, cho con ông trường hội đường sống lại, vậy mà tất cả những việc làm đó hầu như không đụng chạm được đến tâm hồn của các tông đồ, chính vì thế hôm nay, khi đối diện với tin vui phục sinh tất cả họ đều hết sức ngỡ ngàng.

    Để có thể dễ dàng đón nhận được tin vui phục sinh, thì đòi chúng ta phải nhìn biến cố này trong toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế các bài đọc trong đêm canh thức hôm nay đã nhắc lại cho chúng ta những cột mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc Do Thái, cũng đồng thời là lịch sử Thiên Chúa thực hiện kế hoạch cứu độ của Ngài. Tất cả kế hoạch này đều muốn diễn tả về một Thiên Chúa yêu thương con người, tạo dựng nên con người và vũ trụ, để rồi từ khi tạo dựng nên con người, cũng kể từ đó Thiên Chúa trở thành “liên lụy” với con người, và bao phen “vất vả” vì con người. Đặc biệt từ khi Thiên Chúa đã chọn cho mình một dòng dõi, một dân tộc làm sản nghiệp riêng thì cũng là lúc Thiên Chúa phải “đau khổ” vì dân tộc ấy vì sự phản bội bất trung của họ.

    Việc Đức Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã đến thế gian, làm người và sống với con người là để đưa con người trở về với Thiên Chúa, trở về với tình trạng hạnh phúc mà con người đã phá đổ từ ban đầu. Việc Chúa Giêsu chấp nhận cái chết và hôm nay Ngài sống lại, và tin vui phục sinh lần đầu tiên được loan báo là một tin vui biến đổi hoàn toàn thế giới này, tuy nhiên chính những người đã từng gắn bó với Chúa từng thấy việc Người làm, từng nghe lời Người giảng dạy đã đón nhận tin vui phục sinh một cách hết sức dè chừng.

    Trước hết là các phụ nữ, vì các bà vẫn chỉ mang trong đầu cái chết ghê sợ của Thày, và chính các bà là những người đã chứng kiến người ta chôn Thày trong mồ và lăn tảng đá bít cửa lại, vì thế đối với các bà, hòn đá lấp cửa mộ chính là dấu chấm hết của một con người, cũng chính vì vậy trong tầm hồn các bà chỉ còn một Chúa Giêsu đã chết, và không còn một chút hy vọng nào. Vì suy nghĩ như thế, nên sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần các bà còn đem theo dầu thơm để ướp xác Chúa. Kế đó, các bà thấy hòn đá đã được lăn ra khỏi mộ, không thấy xác Chúa đâu cả, rồi thấy hai người mặc áo trắng đứng đó, song các bà vẫn không thức tỉnh được đức tin. Tác giả Tin Mừng giải thích: Các bà sợ hãi cúi gằm mặt xuống đất, thì hai người kia nói: Sao các bà lại tìm người sống ở giữa kẻ chết?

    Chính vì các bà cúi gằm xuống đất, nên các bà chỉ thấy những sự thuộc về đất chứ không thể nhìn thấy những sự việc ở trên cao, vì chỉ cúi gằm xuống đất nên đức tin của các bà cũng bị giới hạn nơi những sư việc thuộc về con người thuộc về đất, chứ không thể tiếp nhận được một đức tin mạc khải đến từ Thiên Chúa; Và vì các bà chỉ tìm kiếm một Đức Giêsu đã chết ở nơi nấm mồ chết chóc, nên các bà chỉ gặp được sự sợ hãi. Trái lại để đón nhận được niềm tin phục sinh, đòi chúng ta phải ngẩng cao đầu, phải ngước mắt nhìn lên Thiên Chúa để đặt trọn niềm tin nơi quyền năng của Ngài thì chúng ta mới có thể đón nhận được tin vui lớn lao này.

    Trong lúc các phụ nữ còn hoài nghi thì Sứ thần còn nói với các phụ nữ: các bà hãy nhớ lại những gì Người đã nói khi Người còn ở Galilea. Như vậy để đón nhận được tin vui phục sinh thì phải nhớ lại Lời Chúa Giêsu đã nói về cái chết và sư phục sinh của Ngài, mà Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định Ngài sẽ bị nộp vào tay người đời, bị giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Nhớ lại ở đây không chỉ là một hồi ức, mà còn là một sư xác tin vào Đức Giêsu và quyền năng của Ngài, Đấng có quyền trên sự sống và sư chết, trên biển cả và âm phủ, trên ma quỷ và thần dữ.
    Thánh Luca cũng cho thấy thái độ của các tông đồ khi đón nhận tin vui phục sinh này có vẻ thận trọng hơn, các ông cũng không dễ tin ngay vào lời các phụ nữ nói, Phêrô trong vai trò người đứng đầu các tông đồ đã chạy ra xem, thì chỉ thấy còn khăn liệm ở đó thôi, ông trở về và giữ sự im lặng để suy gẫm và và chờ đợi để nhận ra ý Chúa và những dấu chỉ của Chúa.

    Thưa quý OBACE, là những Kitô hữu chúng ta đón nhận tin vui phục sinh này với thái độ nào? Chúng ta có thực sự tin vào sự phục sinh của Chúa hay chúng ta chỉ nghe nói về cuộc phục sinh này? Hơn thế nữa chúng ta có gặp gỡ được Chúa Giêsu Phục sinh hay chưa? Để có thể đón nhận được niềm tin vào Chúa phục sinh, thì chúng ta không thể mãi cúi gằm xuống đất để chỉ tìm kiếm những sự dưới đất, mà trái lại chúng ta phải đứng thẳng, ngửa mặt lên cao phải hướng về Thiên Chúa với sự phó thác thì chúng ta mới có thể “nhìn thấy” được Chúa phục sinh.

    Xã hội và thế giới chúng ta đang sống là một xã hội vô thần, là một thế giới chạy theo vật chất, thế giới đó nó khiến cho con người chỉ biết cúi gằm mặt xuống đất để tôn thờ vật chất và những thực tại của thế gian, để tim kiếm những gì là lợi lộc trước mắt mà không biết ngửa mặt lên trời; thế giới này nó còn trói buộc con người trong cái tự kiêu tự mãn của nó khiến cho con người không còn chỗ cho Thiên Chúa và các giá trị thiêng liêng, chính vì thế nó là nguyên nhân chính cản tở chúng ta đón nhận tin vui phục sinh.

    Để đón nhận được Tin Mừng Phục sinh, đòi chúng ta phải trở về với Lời của Chúa, tức là phải trở về với Thánh Kinh, và khiêm tốn đón nhận lời tuyên xưng của Giáo Hội, trở về với Thánh Kinh là để nhận là ý định chương trình của Thiên Chúa, nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa trong biến cố này. Cụ thể là hãy chuyên cần đọc, lắng nghe và suy gẫm, cùng để cho Lời Chúa hướng dẫn cuộc đời, soi sáng bước đi và hành động của chúng ta. Hảy đến với Lời Chúa mỗi ngày trong Thánh lễ, chúng ta sẽ được giáo Hội giải thích và làm chứng cho chúng ta, hãy đọc Lời Chúa mỗi ngày nơi các giờ kinh tối gia đình, Chúa sẽ cũng cố đức tin cho chúng ta và cả gia đình.

    Đón nhận Tin vui Chúa Phục sinh, chúng ta sẽ còn phải trở thành người loan tin vui ấy cho các anh chị em xung quanh. Hãy loan báo và làm chứng cho họ bằng chính cuộc sống vui, cuộc sống yêu thương của mình, người Kitô hữu không thể thể sống buồn, không thể bi quan thất vọng, nhưng luôn tin rằng Chúa đã sống lại và Ngài đã ban cho chúng ta sư sống mới của Ngài giúp ta mỗi ngày sống vui và sống tốt đẹp hơn. Amen

    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  4. #4
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,775
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    CHÚA NHẬT PHỤC SINH:
    NIỀM TIN PHỤC SINH BIẾN ĐỔI CON NGƯỜI



    Lm. Đỗ Đức Trí
    GP. Xuân Lộc


    Cho đến ngày hôm nay sau hơn hai tuần được bầu chọn làm Giáo Hoàng, ĐTC Phancico chưa hết gây ngạc nhiên cho thế giới không chỉ về phong cách, sự giản dị, lòng khiêm nhường, mà còn là những sự đổi thay trong sinh hoạt của Giáo Hội. Trước ngày bầu cử thì Hông Y Jorge (tên của Giáo hoàng) không hề có trong danh sách dự đoán của báo chí và dư luận thế giới. Thế giới cứ muốn chon cho mình những giáo hoàng theo tiêu chuẩn của họ, và cuối cùng sau cuộc mật nghị kết thúc, một vị Hồng Y từ Nam Mỹ đã được bầu chọn đã gây ngạc nhiên cho thế giới. Điều này cho thấy Thiên Chúa muốn sử dụng những con người mà Chúa muốn, và sự tuyển chọn của Thiên Chúa thì khác với sự tuyển chọn của con người, Thiên Chúa muốn dùng Giáo Hoàng Phanxicô để làm chứng cho Chúa và cho Giáo Hội trong hoàn cảnh ngày hôm nay, cũng như ngày xưa Chúa đã chọn Phêrô, các tông đồ và những phụ nữ nhà quê và đã biến đổi hoàn toàn con người các Ngài, để biến các Ngài thành những con người loan truyền Tin Mừng Phục Sinh và làm chứng cho Ngài trong những ngày đầu của Giáo hội

    Kính thưa quý OBACE, Thực sự chúng ta phải ngạc nhiên về sự thay đổi nhanh chóng của Phêrô và các tông đồ, vì mới ngày hôm qua, khi các phụ nữ chạy về báo tin, thì các tông đồ còn băn khoăn, Phêrô lúc đó là người đứng đầu trong anh em đã cùng với người môn đệ được Chúa yêu chạy ra mồ và hai ông đã có hai phản ứng khác nhau về biến cố ngôi mồ trống, thì hôm nay, Phêrô đã mạng dạn, đã xác tin và đã đứng lên làm chứng về chúa Giêsu Phục Sinh.

    Có thể nói lần đầu tiên khi nghe các phụ nữ chạy về báo tin tảng đá đã bị lăn ra khỏi mộ, và người ta đã lấy mất xác chúa, và chúng tôi không biết người ta đã để Người ở đâu? Thánh Gioan đã cho thấy phản ứng của hai tông đồ này với biến cố mồ trống có phần khác nhau, mặc dù cả hai cùng chạy ra xem, họ chạy ra không phải như các người phụ nữ chạy ra trong lo sợ, nhưng hai ông đã ra xem để như một nhân chứng và như một sự công nhận với tính cách là tiếng nói chính thức của Giáo Hội về màu nhiệm phục sinh này. Một đàng, người môn đệ kia (Gioan) người được Chúa yêu đã cúi đầu xuống để nhìn vào trong mồ, ông thấy những băng vải để đó, đó là một thái độ cần thiết khi tiếp cận với biến cố này. Cúi đầu để kính cần, để khiêm tốn đón nhận, và chỉ khi biết cúi đầu trước Thiên Chúa và những việc của Chúa thì mới có thể nhận ra quyền năng của Thiên Chúa trong biến cố này, và mới có thể đón nhận được với niềm tin. Chính vì thế mà người môn đệ này dù chỉ nhìn thấy những tấm khăn liệm và khăn che đầu đã được xếp gọn gàng và để riêng một chỗ, thì ông đã tin vào những dấu chỉ mà Thày của ông để lại, một dấu hiệu không thể lẫm lẫn với ai khác được.

    Nếu như Gioan là người môn đệ được Chúa yêu, thì Simon Phêrô là người môn đệ yêu Chúa nhất, lại có những bước đi đến với đức tin bằng cách khác: Với sự tôn trọng mà Gioan dành cho ông trong tư cách là vị giáo hoàng đầu tiên, là người có quyền quyết định và có tiếng nói chung cuộc, Phêrô đã bước vào trong mồ để kiểm tra lại tất cả những dấu hiệu còn lại là những tấm khăn liệm, là nơi đặt xác Chúa, ngôi mồ đã trống, ông đã tin một cách sâu xa chắc chắn Thày của ông đã sống lại và phêrô đã hết sức cẩn thận, giữ một thái độ bình tình cũa một người lãnh đạo trước một biến cố lớn lao này. Tác giả Tin Mừng đã kết luận: trước khi biến cố này xảy ra, hai ông chưa hiểu hết lời Kinh Thánh, nhưng với biến cố này, cả hai ông đã hiểu và xác tin mạnh mẽ vào những lời Kinh Thánh đã đã báo trước về việc Chúa Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết.
    Cũng chính vì tin vào lời Kinh Thánh, suy gẫm lại và đối chiếu với những gì Chúa Giêsu đã giảng và đã làm, Phêrô và các tông đồ giờ đây đã trở thành những con người rao giảng về niềm tin phục sinh và sẵn sàng dùng cả mạnng sống mình để làm chứng về điều các ông đã thấy đã cảm nghiệm và đã tin. Nghe lại bài giảng của phêrô tại nhà ông Cornêliô trong bài đọc một hôm nay, chúng ta thấy Thánh phêrô đã nhắc lại toàn bộ cuộc đời của Đức Giêsu và những lời Người rao giảng, những việc Người đã làm, để thấy rằng tất cả những lời đó, những việc làm đó đều là những việc được thúc đẩy bởi quyền năng của Thiên Chúa cùng với Thánh Thần của Người.

    Nếu như trước đây Pherô và các tông đồ tỏ ra là những con người nhát đảm sợ hãi, thì hôm nay các ông lại là những con người mạnh dạn và can đảm để làm chứng về sự phục sinh của Chúa. Chỉ trong một bài giảng ngắn tại nhà ông Cornêliô, Phêrô đã ba đến bốn lần nhân danh cả giáo Hội để tuyên bố rằng: Chúng tôi làm chứng về những điều đó, làm chứng về cuộc đời, về những lời giàng của Chúa Giêsu, làm chứng về cuộc thương khó, làm chứng về cái chết và an táng, cũng như làm chứng về sự phục sinh của Người, và cả các ngôn sứ cũng làm chứng về vinh quang mà Thiên Chúa Cha đã trao tặng cho Đức Giêsu sau khi Người từ cõi chết sống lại.

    Tất cả sự biến đổi nhanh chóng, lạ lùng trong cuộc đời của Phêrô và các tông đồ cũng như trong cộng đoàn sơ khai, đều bắt nguồn từ biến cố phục sinh của Chúa, và sư thay đổi này quả thực khó có thể lý giải theo những cách tự nhiên, mà chỉ có thể nói rằng chính Đấng Phục sinh đã biến đổi các tông đồ và công đòan Giáo hội sơ khai, cũng như tác động và biến đổi những người nghe lời chứng của các ngài.

    Trong thứ Colose, Thánh Phaolô đã mời gọi các tin hữu thực hiện một cuộc biến đỗi tận căn hay nói đúng hơn là chấp nhận cộng tác để cho Chúa Giêsu Phục sinh biến đổi mỗi người. Lý do là vì qua dòng nước rửa tội, chúng ta đã được chỗi dậy với Đức Giesu để bắt đầu một cuộc sống mới con người mới, con người thuộc về thượng giời, tức là thuộc về Thiên Chúa, vì thế chúng ta không thể cứ mãi cúi gằm xuống đất như những phụ nữ trong Tin mừng Luca (đã chia sẻ đêm qua) để tìm kiếm những sự thuộc về đất, mà trái lại chúng ta phải ngẩng cao đầu cho xứng đáng với tư cách là những con người và là con của Thiên chúa, và tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới, thuộc về Thiên chúa, và vì Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đem lại cho chúng ta vinh dự đó, thì chúng ta phải sống xứng đáng với Đức Kitô và cậy dựa vào sự nâng đỡ của Ngài.
    Thưa quý OBACE, cử hành Đại lễ phục Sinh hôm nay, chúng ta được mời gọi rà soát và thẩm định lại đức tin của mỗi chúng ta vào màu nhiệm này, và để xem Màu nhiệm Phục sinh có thực sự trở thành niềm xác tin mạnh mẽ trong cuộc đời của chúng ta và có thực sự biến đổi chúng ta hay chưa?

    Sở dĩ nhiều người nhiều gia đình chưa thay đổi, chưa phục sinh, chưa vui, chưa hạnh phúc là vì họ vẫn để cho tảng đá lấp cửa mộ, tảng đá chết chóc đang đè nặng trên gia đình và trên tâm hồn của mình, kiến người ấy không thể chỗi dậy để vượt ra khỏi tình trạng tội lỗi ù lỳ của mình, và không thể chạy đến với Đấng Phục sinh, vì thế mà tin vui phục sinh không đụng chạm được đến tâm hồn của họ và gia đình họ. Hãy mạnh dạn đẩy những tảng đá nóng nảy, lười biếng, rượu chè, cờ bạc ra khỏi gia đình mình để làm cho bầu khí gia đình thêm vui tươi ấm cúng hơn.

    Hãy chạy đến với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, qua Thánh lễ mỗi ngày, chúng ta sẽ được Chúa cho những dấu chỉ để có thể nhận ra được sự hiện diện và can thiệp của Thiên Chúa trong cuộc đời và trong gia đình mình, đồng thời cũng ở nơi Thánh lễ mỗi ngày chúng nghe sẽ gặp được Chúa Phục sinh, được nghe lời chứng của Kinh Thánh cũng như được nghe lời chứng của giáo Hội về Chúa Giêsu và cuộc phục sinh của Người giúp củng cố đức tin và gia tăng sức sống mới cho chúng ta.

    Mỗi người đã được chỗi dây cùng với Đức Giêsu và đã thuộc về Đức Giêsu, thì chúng ta cũng phải biết ưu tiên tìm kiếm những sự thuộc về thượng giới, thuộc về Chúa Kitô, đừng để cho vật chất và thế gian cùng những sự hấp dẫn của nó làm cho chúng ta xa lìa Chúa và đường lối của Ngài, đừng để cho khoa học kỹ thuật cùng những lời xuyên tạc của thế gian làm lung lạc đức tin của chúng ta. Chỉ khi chúng ta thuộc về Đức Kitô thì chúng ta mới có thể làm chứng về Chúa Kitô cho người khác, còn nếu chúng ta thuộc về thế gian thì chúng ta sẽ chỉ nói, chỉ chỉ hành động và chỉ tìm kiếm những gì thuộc về thế gian mà thôi.

    Xin Chúa Phục sinh biến đổi mỗi người và cả gia đình và giáo xứ chúng ta - Alleluia
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com