Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Các dị giáo lớn trong lịch sử Hội Thánh

  1. #1
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default Các dị giáo lớn trong lịch sử Hội Thánh

    CÁC DỊ GIÁO LỚN
    Từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh đã bị tấn công bởi những lời giảng dạy sai lầm, gọi là dị giáo (cũng gọi là lạc thuyết hay lạc giáo).
    Kinh Thánh đã cho chúng ta biết trước rằng điều này sẽ xảy ra. Thánh Phaolô viết cho Timôthê, môn đệ của ngài: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường” (2Tm 4,3-4).
    Dị giáo là gì?
    Dị giáo là một khái niệm tinh thần nặng nề thường bị lạm dụng. Nó không phải là một khái niệm tương tự như hoài nghi, ly giáo, bội giáo hay các tội chống lại đức tin. Giáo Lý Hội Thánh Công giáo nói rõ: “Nghi ngờ là hờ hững với chân lý mặc khải hay cố tình từ chối chấp nhận chân lý ấy. Dị giáo là ngoan cố từ chối hoặc nghi ngờ, dù đã chịu phép Rửa, một số chân lý buộc phải tin với đức tin Công giáo thánh thiện; bỏ đạo là chối bỏ tất cả những gì thuộc đức tin Kitô giáo; ly giáo là từ chối phục tùng Đức Giáo Hoàng Rôma hay từ chối hiệp thông với các thành viên khác thuộc Giáo Hội của ngài.” (GLCG 2089).
    Để trở thành dị giáo, người ta phải từ chối chịu sửa chữa. Một người sẵn sàng chịu sửa chữa hoặc không biết những gì người đó nói là chống lại giáo huấn của Giáo Hội thì không phải là kẻ dị giáo.
    Người phải được rửa tội rồi mới bị coi là trở thành dị giáo. Điều đó có nghĩa là những cộng đồng tôn giáo đã tách khỏi hoặc chỉ chịu ảnh hưởng của Công giáo, nhưng chưa bao giờ được rửa tội hoặc được rửa tội thành sự, thì không phải là dị giáo, mà là một tôn giáo khác. Chẳng hạn Hồi giáo là những người chưa bao giờ được rửa tội, hay Chứng nhân Giêhôva là những người không được rửa tội thành sự.
    Cuối cùng, sự nghi ngờ hoặc từ chối thuộc về dị giáo phải liên quan đến những điều đã được Thiên Chúa mặc khải chắc chắn và được Hội Thánh xác tín long trọng (ví dụ, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể, sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, hy tế Thánh Lễ, sự bất khả ngộ của Giáo Hoàng, sự vô nhiễm và hồn xác lên trời của Đức Maria…).
    Điều quan trọng là phải phân biệt dị giáo với ly giáo và bội giáo. Ly giáo là một nhóm tách khỏi Giáo Hội Công giáo mà không bác bỏ một tín lý đã được tuyên tín. Ví dụ như sự ly giáo gần đây của Huynh Đoàn Thánh Piô X “Lefebvre” hay nhóm những người theo Tổng Giám mục Lefebvre muộn – tách khỏi Giáo Hội vào những năm 1980 nhưng không bác bỏ các tín lý Công giáo. Bội giáo là một nhóm hoàn toàn từ chối đức tin Kitô giáo và thậm chí tuyên bố mình không phải là một Kitô hữu nữa.
    Với những định nghĩa này, chúng ta hãy tìm hiểu một số dị giáo lớn trong lịch sử Giáo Hội và thời gian chúng hình thành.
    Dị giáo Cắt Bì (thế kỷ 1)
    Dị giáo Cắt Bì được nói tóm gọn trong những lời này của sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 15,1): “Có những người từ miền Giu-đê đến dạy anh em rằng: ‘Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Mô-sê, thì anh em không thể được cứu độ.’”
    Nhiều Kitô hữu tiên khởi là người Do Thái, những người đóng góp cho đức tin Kitô giáo nhiều tập tục của họ. Họ nhận ra Đấng Mêsia đã được các tiên tri và Cựu Ước báo trước nơi Chúa Giêsu. Vì phép cắt bì đã được Kinh Thánh Cựu Ước đòi hỏi cho tất cả những người thuộc về giao ước của Thiên Chúa, nên nhiều người nghĩ rằng nó cũng cần cho những người thuộc về Giao Ước Mới đã được Chúa Kitô đến để khai mở nữa. Họ tin rằng người ta phải chịu cắt bì và giữ luật Môsê thì mới đến được với Chúa Kitô. Nói cách khác, người ta phải trở thành người Do Thái trước rồi mới trở thành Kitô hữu.
    Nhưng Thiên Chúa đã nói rõ với Thánh Phêrô trước đó (Cv 10) rằng người ngoại được Chúa chấp nhận và có thể chịu phép Rửa trở thành Kitô hữu mà không cần đến phép cắt bì. Thánh Phaolô đã mạnh mẽ bảo vệ giáo huấn tương tự trong bức thư gửi tín hữu Rôma và Galát, những nơi mà lạc thuyết Cắt Bì bắt đầu lan rộng.
    Dị giáo Ngộ Đạo (thế kỷ 1 và 2)
    “Vật chất là sự dữ!” là lời khẳng định của lạc thuyết Ngộ Đạo. Ý tưởng này được lấy từ một triết lý Hy Lạp nào đó. Nó chống lại giáo huấn Kitô giáo, không chỉ bởi vì nó mâu thuẫn với lời trong sách Sáng Thế (St 1,31: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp”) mà hơn nữa, bởi vì nó phủ nhận mầu nhiệm Nhập Thể. Nếu vật chất là sự dữ, Chúa Giêsu không thể vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật, vì Chúa Giêsu không thể có sự dữ được. Vì vậy, nhiều người Ngộ Đạo chối mầu nhiệm Nhập Thể, và cho rằng Chúa Kitô chỉ là một con người, nhưng nhân tính của Người là ảo. Nhiều người Ngộ Đạo khác lại cho rằng Cựu Ước dạy Thiên Chúa sáng tạo ra vật chất, nên Thiên Chúa của người Do Thái là một vị thần ác, khác với Thiên Chúa trong Tân Ước của Đức Giêsu. Họ cũng đề xuất niềm tin vào nhiều thần linh, biết đến như là những “Aeon”, những người trung gian giữa loài người và Thiên Chúa tối cao, Đấng không thể vươn đến. Thấp nhất trong những “Aeon” này là vị thần đã tiếp xúc với loài người, chính là Chúa Giêsu Kitô.
    Dị giáo Môntanô (cuối thế kỷ 2)
    Môntanô bắt đầu sự nghiệp của mình một cách đủ thánh thiện với việc giảng dạy ăn năn sám hối và chân thành. Dị giáo của ông ta cũng nhấn mạnh đến sự tồn tại của những ân sủng như nói tiếng lạ hay nói tiên tri. Tuy nhiên, ông ta lại cho rằng giáo lý của ông cao cả hơn giáo lý của Hội Thánh, và nhanh chóng sau đó ông ta bắt đầu dạy rằng Chúa Kitô sắp trở lại trong thị trấn của ông ở Phrygia. Cũng có những tường thuật rằng Môntanô tự cho mình là, hoặc ít nhất là được đặc biệt tiên báo, Đấng An Ủi mà Chúa Giêsu đã hứa sẽ đến (thực tế là Chúa Thánh Thần).
    Dị giáo Sabelliô (đầu thế kỷ 3)
    Dị giáo Sabelliô dạy rằng Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha không khác nhau, nhưng chỉ là hai khía cạnh hoặc chức vụ của cùng một Đấng. Theo họ, Ba Ngôi Vị của Thiên Chúa chỉ tồn tại trong mối quan hệ với con người, chứ không phải là thực tại khách quan.
    Dị giáo Ariô (thế kỷ 4)
    Ariô dạy rằng Đức Kitô là tạo vật được Thiên Chúa sáng tạo nên. Bằng cách che giấu lạc thuyết này với những thuật ngữ khá chính thống hoặc gần chính thống, ông ta đã có thể gieo lầm lẫn lớn trong Hội Thánh. Ông ta đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều giám mục, trong khi nhiều vị khác thì phạt vạ tuyệt thông ông.
    Lạc thuyết Ariô chính thức bị lên án năm 325 tại Công đồng Nicea, xác tín thần tính của Chúa Kitô; năm 381 tại Công đồng Contantinopoli, thần tính của Chúa Thánh Thần được xác tín. Hai Công đồng này đã để lại cho chúng ta tín biểu Nicea-Contantinopoli, được biết đến như kinh Tin Kính đọc vào mỗi Chúa nhật (Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng…).
    Dị giáo Pelagiô (thế kỷ 5)
    Pelagiô chối rằng chúng ta chịu truyền lại của nguyên tội từ tội Ađam phạm trong vườn Địa Đàng, và tuyên bố rằng chúng ta chỉ trở nên tội lỗi bởi vì các gương xấu của cộng đồng tội lỗi mà chúng ta sinh ra trong đó. Ngược lại, ông ta cũng chối chúng ta nhận được sự công chính là hoa quả của cái chết Đức Kitô trên Thánh Giá, mà rằng chúng ta chỉ tự được nên công chính nhờ các hướng dẫn và mô phỏng của cộng đoàn Kitô hữu, theo gương mẫu là Chúa Kitô mà thôi. Pelagiô nói rằng con người được sinh ra trong tình trạng thánh thiện trung lập và chỉ có thể chiếm được Thiên Đàng nhờ vào năng lực của chính mình mà thôi. Theo ông ta, ân sủng của Thiên Chúa thì không thực sự cần thiết, nhưng chỉ đơn giản là làm dễ bớt những nhiệm vụ khó khăn mà chúng ta phải thi hành.
    Bán Pelagiô (thế kỷ 5)
    Sau khi Thánh Augustinô bác bỏ những lời dạy của Pelagiô, một số người cố gắng sửa đổi vài điều trong hệ thống giảng dạy của ông ta. Điều này cũng tương tự điều trước, dị giáo hoàn thành với tuyên bố: con người có thể vươn tới Thiên Chúa bằng sức mạnh của chính mình chứ không cần ân sủng của Chúa; một khi con người đã bước vào tình trạng ân sủng, họ có thể giữ lại tình trạng ấy bằng năng lực của chính họ mà không cần thêm nữa ân sủng từ Chúa; và, tự năng lực tự nhiên của con người có thể cho người đó một vài yêu cầu để nhận được ân sủng, mặc dù không phải là hoàn toàn.
    Dị giáo Nestôriô (thế kỷ 5)
    Dị giáo chủ trương một số điều dị biệt về con người của Chúa Kitô này được khởi xướng bởi Nestôriô, giám mục thành Contantinopoli, người đã chối danh hiệu Đức Maria là Theotokos (“Người mang Thiên Chúa” hay “Mẹ Thiên Chúa”). Nestôriô khẳng định rằng Đức Mẹ chỉ mang bản tính con người tự nhiên của Đức Kitô trong lòng, và đề xuất danh hiệu thay thế Christotokos (“Người mang Đức Kitô” hay “Mẹ Đức Kitô”).
    Thần học Công giáo chính thống nhận định rằng lý thuyết của Nestôriô có thể làm Chúa Kitô bị chia thành hai đối tượng riêng biệt (đối tượng con người và đối tượng Thiên Chúa, hợp nhất trong một kiểu hợp nhất không chắc chắn), chỉ một trong hai đối tượng ấy đã được cưu mang bởi lòng Đức Maria. Giáo Hội phản ứng lại bằng Công đồng Êphêsô năm 431, xác định Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa với danh hiệu Theotokos, điều này không có nghĩa là Đức Maria lớn hơn Thiên Chúa hay là khởi nguồn của Thiên Chúa, nhưng có nghĩa là người Con mà Đức Mẹ đã cưu mang trong lòng thật sự là Thiên Chúa Nhập Thể (“bằng xương bằng thịt”).
    Có một số nghi ngờ cho rằng Nestôriô tự thành lập dị giáo là vì lý do, trong thế kỷ này, Giáo Hội Assyria Đông Phương, về mặt lịch sử được coi như giáo hội của lý thuyết Nestôriô, đã ký Tuyên bố chung hoàn toàn chính thống về mặt Kitô học với Giáo Hội Công giáo và loại bỏ lý thuyết Nestôriô. Hiện nay Giáo Hội này vẫn hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công giáo Rôma.
    Dị giáo Nhất Tính (thế kỷ 5)
    Dị giáo Nhất Tính xuất hiện như là một đối lập với dị giáo Nestôriô. Những người theo dị giáo Nhất Tính (dẫn đầu bởi Eutyches) đã bị sốc với ẩn ý của Nestôriô trong giáo huấn của ông là Chúa Kitô là hai người với hai bản tính khác nhau. Họ liền đi đến một thái cực đối nghịch là tuyên bố rằng Chúa Kitô chỉ có một bản tính (một bản tính kiểu kết hợp giữa nhân tính và thần tính). Do đó họ được gọi là phái Nhất Tính.
    Thần học Công giáo chính thống nhìn nhận rằng Nhất Tính thuyết cũng nguy hiểm không kém thuyết của Nestôriô, bởi vì nó phủ nhận nhân tính đầy đủ và thần tính đầy đủ của Chúa Kitô. Nếu Chúa Kitô có nhân tính không đầy đủ, Người không phải là con người thật, và nếu Người không có đầy đủ thần tính thì Người không phải là Thiên Chúa thật.
    Dị giáo Bài Ảnh Tượng (thế kỷ 7 và 8)
    Dị giáo này ra đời khi một nhóm người được biết đến như những người bài ảnh tượng (cũng gọi là “biểu tượng đập phá”) xuất hiện, họ tuyên bố rằng việc tạc tượng và vẽ hình Chúa Giêsu hay các thánh là tội, mặc dù thực tế trong Kinh Thánh Thiên Chúa đã truyền cho làm các bức tượng tôn giáo (Xh 25,18-20 ; 1Sb 28,18-19), trong đó có biểu tượng đại diện của Chúa Kitô (Ds 21,8-9 ; Ga 3,14).
    Dị giáo Nhị Nguyên (thế kỷ 11)
    Dị giáo Nhị Nguyên là một hỗn hợp phức tạp của các tôn giáo ngoài Kitô giáo được chỉnh lý lại với thuật ngữ Kitô. Nhị Nguyên có nhiều phái khác nhau. Họ có chung một giáo huấn là thế gian được tạo thành bởi thần dữ (vì thế vật chất là sự dữ), cho nên chúng ta phải tôn thờ các thần lành để bù đắp lại.
    Một trong những phái Nhị Nguyên lớn nhất là Albigensê. Họ dạy rằng linh hồn được Thiên Chúa dựng nên, là tốt, trong khi thân xác thì được tạo ra bởi một vị thần ác, do đó linh hồn phải tìm cách thoát khỏi thân xác. Sinh con là một trong những điều tồi tệ nhất, bởi vì nó khiến cho thêm một linh hồn nữa lại bị giam cầm trong thân xác. Một cách hợp lý là hôn nhân phải bị phản đối, trong khi thông dâm thì được phép. Ăn chay khắc khổ và hãm mình khắt khe được thực hành, và những người lãnh đạo của họ trở về trong nghèo khó tự nguyện.
    Dị giáo Thệ Phản (thế kỷ 16)
    Các nhóm Thệ Phản (cũng được biết đến là Tin Lành) trình bày một loạt các học thuyết nhiều loại. Tuy nhiên, hầu như tất cả đều yêu cầu là chỉ tin vào lời dạy của duy nhất Kinh Thánh (“Duy Kinh Thánh” – ý kiến mà theo đó chúng ta chỉ sử dụng duy nhất Kinh Thánh để hình thành nền thần học của chúng ta mà thôi) và duy nhất đức tin (“Duy đức tin” – ý kiến mà theo đó chúng ta được bào chữa chỉ nhờ đức tin mà thôi).
    Sự đa dạng của học thuyết Thệ Phản bắt nguồn từ học thuyết về phán đoán cá nhân, theo đó phủ nhận năng quyền bất khả ngộ của Hội Thánh và khẳng định mỗi cá nhân có thể tự giải thích Kinh Thánh cho mình. Ý kiến này bị bác bỏ trong thư thứ hai của Thánh Phêrô (2Pr 1,20), nơi chúng ta được chỉ cho biết nguyên tắc thứ nhất của việc giải thích Kinh Thánh: “Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh.” Một đặc điểm nổi bật của lạc giáo này là cố gắng tố cáo rằng Hội Thánh “chống lại” Kinh Thánh, phủ nhận rằng huấn quyền có năng quyền bất khả ngộ để giảng dạy và giải thích Kinh Thánh.
    Học thuyết về phán đoán cá nhân đã dẫn đến sự ra đời của một số lượng rất lớn các giáo phái khác nhau. Theo thống kê Kitô giáo, có khoảng 20.000 đến 30.000 giáo phái, với 270 giáo phái mới được hình thành mỗi năm. Hầu như tất cả trong số này đều là Thệ Phản.
    Dị giáo Jansêniô (thế kỷ 17)
    Jansêniô, giám mục Ypres, Pháp, khởi xướng dị giáo này với một bài báo ông viết trên tờ Augustine, trong đó tái định nghĩa giáo lý về ân sủng. Trong các giáo lý khác, ông phủ nhận rằng Chúa Kitô đã chịu chết cho tất cả mọi người, và tuyên bố rằng Người chỉ chết cho những người sẽ được cứu rỗi (được tuyển chọn). Sai lầm này và các sai lầm khác của Jansêniô chính thức bị lên án bởi Đức Giáo hoàng Innôcentê X vào năm 1653.

    Dị giáo đã ở với chúng ta ngay từ thời Hội Thánh sơ khai. Thậm chí chúng còn được bắt đầu bởi các nhà lãnh đạo trong Hội Thánh, những người mà sau đó đã được sửa chữa bởi các Công đồng và Giáo hoàng. May mắn thay, chúng ta có lời hứa của Chúa Kitô rằng sai lầm sẽ không bao giờ chiến thắng Hội Thánh, khi Người phán cùng Thánh Phêrô: “Anh là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và các cửa hoả ngục sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18). Hội Thánh thực sự là, theo Thánh Phaolô, “cột trụ và điểm tựa của chân lý” (1Tm 3,15).
    Robert H. Brom, Giám mục San Diego, 10-8-2004
    Chuyển ngữ: duoc1706
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  2. Có 7 người cám ơn duoc1706 vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com