Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 41 tới 63 trên 63

Chủ đề: Giới thiệu sách: Chúa Ba Ngôi

  1. #1
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default Giới thiệu sách: Chúa Ba Ngôi


    GILLES EMERY, O.P.

    CHÚA BA NGÔI

    DẪN NHẬP THẦN HỌC VÀO HỌC THUYẾT TÔN GIÁO VỀ CHÚA BA NGÔI



    Dẫn Nhập
    Khi nói về Chúa Thánh Thần trong thông điệp Divinum Illud munus[1](năm 1897), Đức Giáo Hòang Léon XIII đã nhắc lại rằng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thánh thiện là “bản thể của Tân Ước”. Chúa Ba Ngôi không phải là một chủ đề để suy niệm giữa những chủ đề khác, nhưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là tâm điểm đức tin kitô giáo. Khẳng định Chúa Ba Ngôi là “bản thể của Tân Ước”, đó là nhận biết rằng: Chúa Ba Ngôi được đặt ở trung tâm của Tin Mừng, là thực tại chính yếu và là cấu thành nên đối tượng của đức tin, hy vọng và đức ái. Cũng theo chiều hướng đó, Đức Giáo Hòang Léon giải thích rằng, Ba Ngôi Thánh là “mầu nhiệm lớn nhất trong các mầu nhiệm, là nguồn và là nền tảng của tất cả những mầu nhiệm khác”[1]. Cũng vậy, sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích một cách rõ ràng hơn:
    Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi C?c Thánh là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống kitô hữu. Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chính Ngài. Do đó, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chính là cội nguồn của tất cả các mầu nhiệm đức tin khác và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Đây là giáo lý căn bản nhất và chủ yếu nhất trong “trật tự các chân lý” đức tin. “Lịch sử cứu độ chính là lịch sử của đường lối và phương thế, mà Thiên Chúa thật và duy nhất là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dùng để tự mạc khải cho con người, giao hoà và kết hợp với Ngài những ai từ bỏ tội lỗi”[1].
    Bổn phận căn bản của thần học là đem lại niềm tin và hy vọng. “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1P 3,15). Trong lời mời gọi này của thánh Phêrô, “hy vọng” tương đương với “đức tin”: có nghĩa là liên quan đến đức tin[1]. Như vậy, thần học Ba Ngôi có bổn phận đưa ra ánh sáng và chân lý đức tin trong Chúa Ba Ngôi. Bởi vì Chúa Ba Ngôi làm sáng tỏ tất cả các mầu nhiệm đức tin khác, do đó thần học phải cho thấy được “sự liên kết giữa các mầu nhiệm với nhau”. Nghĩa là mối liên hệ mật thiết mà tất cả các thực tại khác của đức tin duy trì với Ba Ngôi. Điều này bao gồm việc chăm chú học hỏi Lời Chúa được ghi chép trong Sách Thánh và được chuyển tải nhờ Thánh Truyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự suy tư khi đọc Sách Thánh, cũng như việc nghiên cứu giáo huấn của Hội Thánh (đặc biệt là các Công Đồng đã diễn tả niềm tin của Giáo Hội về Chúa Ba Ngôi), nhất là lịch sử cứu độ trong đó, Thiên Chúa tự mạc khải mình ra để kết hiệp với nhân loại mà Ngài cứu độ.
    Niềm tin chủ yếu vào Chúa Ba Ngôi mang tính Giáo Hội. Chúa Ba Ngôi là nguồn mạch của Giáo Hội mà sự hiệp nhất là tham dự vào sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, tình yêu đối với Ba Ngôi và niềm hy vọng được hiệp nhất với Ba Ngôi để luôn luôn tạo nên mối tương quan sâu xa nhất mà Giáo Hội đang sống trên con đường hướng về sự hưởng kiến tôn nhan Chúa Ba Ngôi. Chiều kích mang tính Giáo hội này được tìm thấy ngay tại trung tâm của học thuyết Ba Ngôi. Nó biểu lộ ân huệ mà Thiên Chúa là Cha đã thực hiện khi sai Con mình đến trong xác phàm và đổ tràn Thánh Thần, nhằm qui tụ con cái đã bị tội lỗi làm li tán. “Và dân được Chúa Ba Ngôi thánh thiện hợp nhất, chính là Hội thánh, là vinh quang của Đức Khôn Ngoan, Thân Mình Chúa Kitô và là Đền Thờ của Thánh Thần”[1].
    Quyển sách này nhằm đưa ra một “dẫn nhập thần học vào học thuyết Công giáo về Chúa Ba Ngôi”. Chủ đích của sách này nhằm trình bày ý nghĩa và chân lý mà Chúa Ba Ngôi đã mạc khải cho chúng ta trong chính mầu nhiệm của Ngài. Thông thường người ta cho rằng, sự tiếp cận này có thể được liên kết với thần học tín lý. Một công cuộc tìm kiếm, đồng thời đòi hỏi một tinh thần nhiệt thành và khiêm tốn. Thần học Ba Ngôi tìm cách đem lại một tri thức chiêm niệm trong đức tin, nghĩa là biểu lộ ánh sáng chứa đựng trong niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Ánh sáng này là nguồn mạch của tất cả đời sống kitô hữu. Vì thế, ở đây, không liên quan đến việc thực hành toán học biện chứng (ba = một), cũng không phải là một suy tư tách rời ra khỏi kinh nghiệm kitô hữu. Đúng hơn, thần học Ba Ngôi đề nghị thực hành một sự khôn ngoan chiêm niệm và một công việc thanh luyện tri thức để tiếp cận mầu nhiệm của Thiên Chúa. Sự thanh luyện tri thức này dựa trên việc đón nhận mạc khải của Thiên Chúa trong đức tin (chính đức tin tìm kiếm lý trí). Đức tin không thể tách rời ra khỏi việc thanh luyện tâm can bằng lời cầu nguyện chung của cộng đoàn cũng như của cá nhân.
    Công cuộc tìm kiếm tri thức đức tin tốt nhất là nhờ việc tìm kiếm hạnh phúc mang lại. “Cứu cánh của tất cả kế hoạch thần linh, đó là đưa tạo vật đi vào trong sự hiệp nhất hòan hảo với Ba Ngôi vĩnh phúc”[1]. Truyền thống thần học đúng đắn nhất luôn luôn giữ v?ng tri thức đức tin trong ánh sáng hy vọng hạnh phúc trong Chúa Ba Ngôi. Trong tác phẩm: “Chúa Ba Ngôi”, thánh Augustinơ đã giải thích: “Niềm vui trọn vẹn ở bên kia cái không có gì, đó là vui hưởng Thiên Chúa theo hình ảnh của Đấng đã tạo dựïng nên chúng ta”[1]. Thánh tiến sĩ Thomas d’Aquin, mang âm hưởng của thánh Augustinơ đã giải thích ngay từ đầu trong suy tư của ngài về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: “Sự hiểu biết về Ba Ngôi trong sự hiệp nhất là kết quả và là đích điểm của tất cả đời sống chúng ta”[1]. Sự hiểu biết này không chỉ nằm trong trật tự của khái niệm, mà là sự hiểu biết của kinh nghiệm, đó là quà tặng của Thiên Chúa nhằm chuẩn bị đi vào vi?c chiêm ngưỡng Chúa trong niềm vui trên trời. Sự hiểu biết này đến từ đức tin. Chính xác hơn, chính đức tin đã đưa đến thần học. Bên Đông Phương, Evagre le Pontique (thế kỷ thứ IV) đã bảo đảm cho những gì nói trên bằng công thức ấn tượng sau: “Nước Thiên Chúa là nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi”[1].
    Hy vọng được chiêm ngắm Chúa Ba Ngôi trong hạnh phúc đời là lương thực do thực tại quà tặng mà Thiên Chúa ban cho Giáo hội hôm nay đang trên đường lữ thứ trần gian. “Nhưng ngay từ bay giờ, chúng ta đã được mời gọi đến ở trong Thiên Chúa nhờ Ba Ngôi rất thánh: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”(Ga 14,23). Như vậy, thần học về Ba Ngôi là một thực hành chiêm niệm hướng về hạnh phúc đích thực, một th?c hành của tri thức khôn ngoan hướng về hưởng kiến tôn nhan Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống vĩnh hằng.
    Chúng tôi xác định thêm rằng điều chính yếu của quyển sách này tập chú vào giáo lý về Chúa Ba Ngôi. Nghĩa là những lời dạy liên quan đến Ba Ngôi. Giới hạn của tác phẩm dẫn nhập này không cho phép chúng tơi trình bày những đóng góp của những nhà huyền bí (như thánh Cathérine thành Siéna, thánh Gioan thánh giá, thánh Élisabeth Chúa Ba Ngôi), cũng không trình bày những cách diễn tả về Chúa Ba Ngôi trong nghệ thuật Kitô giáo, cũng không trình bày một số chủ đề đặc biệt của suy tư thần học (chẳng hạn như chỗ đứng của Ba Ngôi trong đối thọai liên tôn). Một quyển sách dẫn nhập không thể trình bày hết mọi lãnh vực. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ quy chiếu trong phụng vụ, bởi vì phụng vụ chiếm một chỗ đứng trung tâm, nhưng chúng ta sẽ không tìm thấy ở đây một sự trình bày sâu xa những biểu hiện phụng vụ về đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Trong tất cả các lãnh vực được trình bày (Kinh Thánh, phụng vụ, giáo huấn của huấn quyền, giáo phụ, truyền thống thần học, nguồn triết học, suy tư thần học tín lý và luân lý… ), sự tiếp cận của chúng tôi chỉ giới hạn trong những khía cạnh nền tảng căn bản. Đặc biệt là chúng tôi cố gắng đưa ra sự liên kết giữa các lãnh vực với nhau.
    Tác phẩm dẫn nhập này chỉ nhấn mạnh trên nền tảng giáo lý, vì thế chúng tôi giới thiệu những trào lưu thần học đương đại. Một đàng, những tổng hợp lớn về thần học Ba Ngôi thế kỷ XX, đặc biệt là của Karl Barth và của Urs von Balthasar vẫn tiếp tục gợi hứng cho suy tư thần học ngày hôm nay. Những tổng hợp này cũng gợi lên nhiềâu khó khăn vượt quá giới hạn của tác phẩm này. Đàng khác, chúng tôi nhìn nhận giới hạn công việc của chúng tôi, điều đó sẽ kéo theo nguy cơ vượt qua những cố gắng này hoặc nguy cơ đặt cạnh nhau mà không cống hiến những tiêu chuẩn biện phân để lượng định những giá trị và những tranh luận[1]. Tác phẩm này không cung cấp toàn bộ những khuynh hướng khác nhau của thần học Ba Ngôi ngày hôm nay. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ giữ lại những đóng góp mới đây (nhiều đóng góp mới sẽ được giới thiệu sau), nhưng điểm nhấn của tác phẩm này được trình bày dựa trên nguồn truyền thống nh?m đưa ra những tiêu chuẩn biện phân hầu định hướng cho suy tư thần học.
    Tác phẩm này gồm sáu chương. Ba chương đầu trình bày những yếu tố căn bản giáo huấn của Giáo hội. Những yếu tố này được trình bày dưới dạng hệ thống trong ba chương kế tiếp. Chương thứ nhất được xem như là chương mở: chương này sẽ giới thiệu những con đường để dẫn lý trí đức tin vào Ba Ngôi chí thánh. Nội dung của chương thứ hai là mạc khải của Tân Ước về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chương thứ ba nhấn mạnh v? những định tín đức tin, nghĩa là sự đón nhận mạc khải và công bố niềm tin vào Ba Ngôi khởi đi từ Tân Ước cho đến Kinh Tin Kính (credo) của Công đồng Constanstinople I. Ba chương cuối tìm được gợi hứng ch? y?u từ nền «văn hóa kitô giáo về Ba Ngôi». Nền văn hoá này được kết thành vào cuối lịch sử Cổ Đại Đông phương cũng như Tây phương. Cho đến nay, nền văn hóa cổ đại này vẫn còn đóng môt vai trò quan trọng trong việc định hướng suy tư của chúng ta. Nền văn hóa này cũng gợi hứng cho những tổng hợp quan trọng của thời Trung Cổ, đặc biệt là của thánh Thomas d’Aquin, vị tiến sĩ đã giúp chúng ta vươn xa hơn trong tri thức đức tin về Ba Ngôi. Như vậy, chương thứ tư đạt đến những nguyên lý chủ đạo về học thuyết Ba Ngôi. Chương này sẽ chú ý đặc biệt đến những khái niệm «ngôi vị» - (persona) - để giải thích những xác quyết của Kitô giáo «chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi». Trên nền tảng căn bản này, chương thứ năm đưa ra một tổng hợp về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chương này (dài nhất của tác phẩm) giới thiệu giáo lý «truyền thống» về Ba Ngôi Thiên Chúa trong đời sống thân mật nội tại cũng như trong hoạt động tạo dựng và cứu độ của Ba Ngôi. Chương cuối cùng, trở lại với hoạt động sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là một cách trở về với Ba Ngôi Thiên Chúa trong hoạt động của Ngài vì lợi ích phần rỗi của chúng ta. Sự trở về này thừa hưởng những ánh sáng chỉ dẫn của tín lý liên quan đến Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi hiệp nhất trong một bản thể duy nhất và trong những đặc tính riêng biệt của từng Ngôi Vị.
    Như vậy, hành trình của chúng ta khởi đi từ mạc khải của Ba Ngôi trong chương trình cứu độ để đi tới đích điểm là học thuyết về Chúa Ba Ngôi trong chương trình tạo dựng và trong ân sủng. Những quy chiếu sách tham khảo sẽ bị giới hạn. Chúng ta sẽ tìm thấy ở cuối sách trang ngữ vựng nói về ý nghĩa của những từ chính yếu liên quan đến thần học Chúa Ba Ngôi.
    thay đổi nội dung bởi: Bảo_†_Lâm, 09-06-2013 lúc 03:44 PM
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  2. Có 11 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  3. #41
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Khi khẳng định rằng, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha “và Chúa Con”, người ta nhấn mạnh sự hợp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con theo tư cách là nguyên lý duy nhất nhiệm xuy Chúa Thánh Thần. Và khi khẳng định rằng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con, người ta nhấn mạnh tha tính giữa Ngôi Cha và Ngôi Con, nghĩa là sự kiện Chúa Cha là nguyên lý của Chúa Con và là nguyên lý duy nhất “nguyên lý không nguyên lý” trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta cần phải dùng đến toàn bộ tập hợp của cả hai công thức này hầu có được lối diễn tả trọn vẹn của tín lý Công Giáo. Điều đó cũng bao hàm cả sự nhiệm sinh của Chúa Con và sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần thực chất được liên kết với nhau. Chúa Thánh Thần có mặt trong chính tác động nhiệm sinh của Chúa Con, chứ chẳng phải là Ngài sinh ra Chúa Con. Nhưng bởi vì Ngài nhiệm xuất từ Chúa Con trong tư cách là Chúa Con được Chúa Cha sinh ra. Khi sinh ra Chúa Con, Chúa Cha ban cho Chúa Con, để cùng với Ngài nhiệm xuy Chúa Thánh Thần; trong tư cách nào đó, thì điềâu này thuộc sự sinh ra của Chúa Con. Vì vậy, sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần tự nó liên kết với sự nhiệm sinh của Chúa Con. Giáo huấn về sự nhiệm sinh của Chúa Con đòi hỏi chúng ta đồng thời phải xét đến sự nhiệm xuy của Chúa Thánh Thần[1].
    Do đó, chúng ta cần đưa vào một sự chính xác nền tảng cuối cùng. Sự nhiệm sinh của Chúa Con và sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần thì tuyệt đối “cùng một thời điểm”. Tính đồng thời này chính là đặc tính vĩnh cửu của Thiên Chúa và nó loại trừ mọi yếu tố thừa kế: Ngôi này có trước Ngôi kia. Tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con không có lúc “khởi đầu”; để rồi sau đó mới có tương quan của các Ngài với Chúa Thánh Thần. Thomas d’Aquin giải thích chủ đề này: “Trong thực tại của Thiên Chúa, sự nhiệm sinh (của Chúa Con) không có bất cứ quyền ưu tiên nào đối với sự nhiệm xuất (của Chúa Thánh Thần), không có cách nào khác”[2]. “Sự nhiệm sinh của Chúa Con thì đồng vĩnh cửu với Đấng tác sinh là Chúa Cha. Vì thế, Chúa Cha không hiện hữu trước khi sinh ra Chúa Con; cũng thế, sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần cũng đồng vĩnh cửu với nguyên lý của mình [Chúa Cha và Chúa Con]. Vì vậy, Chúa Con đã không được nhiệm sinh trước khi Chúa Thánh Thần nhiệm xuất, nhưng cả hai Ngôi đó đồng vĩnh cửu”[3]. Giáo lý Công Giáo khẳng định một mối tương quan nguồn gốc thuần tuý của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Con, mối tương quan này không có sự phụ thuộc nào cũng như không có trước sau, nghĩa là một thứ tự nguồn gốc thuần tuý. Chúng ta cũng có thể diễn tả điều đó thế này: khi nhiệm sinh Chúa Con thì cùng với Chúa Con, nhiệm xuy Chúa Thánh Thần. Đó là điều chủ yếu. Giáo lý Công Giáo tự nó không gây ra một sự thu hẹp nào của Chúa Thánh Thần, kể cả trên bình diện học thuyết lẫn trên bình diện kinh nghiệm và thiêng liêng của Giáo Hội[4].
    Người ta có thể đánh giá được rằng, sự dị biệt chính yếu giữa Giáo hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống hệ tại trong lối quan niệm về cách thức mà Chúa Cha là nguồn mạch trong Ba Ngôi. Đối với Chính thống, tính “nhất chủ” (monarchie) của Chúa Cha loại trừ việc Chúa Thánh Thần cũng nhiệm xuất từ Chúa Con. Đối với Giáo Hội Công Giáo, thì việc nhìn nhận Chúa Cha như “nguồn mạch và cội nguồn tất cả thần tính”[5] không loại trừ việc Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Nhưng sự nhìn nhận đó bao gồm cả việc nhiệm xuất khi khẳng định thứ tự cội nguồn giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. “Trật tự vĩnh cửu giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa trong sự hiệp thông đồng bản thể bao hàm rằng, Chúa Cha là cội nguồn thứ nhất của Chúa Thánh Thần, với tư cách là “nguyên lý không nguyên lý”, nhưng cũng trong tư cách là Cha của Con duy nhất và cùng với Ngài là nguyên lý duy nhất nhiệm xuất Chúa Thánh Thần[6]. Đó chính là điều mà thánh Âutinh tuyên bố khi khẳng định Chúa Thánh Thần nhiệm xuất “chủ yếu” từ Chúa Cha: Chúa Cha là “nguyên lý duy nhất không nguyên lý” trong Ba Ngôi Thiên Chúa; về phía Công Giáo, thì đặc biệt mời gọi biểu lộ sự tìm kiếm có tính đại kết theo cách sâu xa hơn trong sự hoà hợp với truyền thống mà chúng ta đã cố gắng trình bày rằng, sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con (a patre et Filio) không mâu thuẫn với việc nhìn nhận Chúa Cha như “nguyên lý vô nguyên lý” hay như “nguồn mạch” của tất cả thần tính[7].


    [1]Cet aspect a déjà été souligné plus haut dans l'exposé de la paternité du Père.

    [2] Saint Thomas d'Aquin, Écrit sur les Sentences, livre I, dist. 12, q. 1, a. 1. S'il y a une « priorité », celle-ci ne se trouve que dans notre « mode de connaître », « en fonction des similitudes que l'on trouve dans les créatures et qui sont déficientes pour représenter la génération et la procession telles qu'elles sont en Dieu ».

    [3]. Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 36, a. 3, ad 3.

    [4]Voir les observations nuancées de Yves Congar, Je crois en l'Esprit Saint, t. III, p. 271-276 ; La Parole et le Souffle, Paris, 1983, p. 179-187.

    [5] Catéchisme de l'Eglise catholique, n° 245.

    [6] Catéchisme de l'Eglise catholique, n° 248.

    [7]Voir la « Clarification » du Conseil pontifical pour la promotion de l'unité des chrétiens, publiée en 1995 : « Les Traditions grecque et latine concernant la procession du Saint-Esprit », La Documentation catholique, 92, 1995, p. 941-945.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  4. Có 5 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  5. #42
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Tình Yêu và Hồng Ân của Chúa Cha và Chúa Con.

    Đặc tính riêng của Chúa Thánh Thần đó là sự nhiệm xuất. Theo như giáo huấn mà chúng ta vừa trình bày, thì “sự nhiệm xuất” phải được hiểu trong tương quan cội nguồn mà Chúa Thánh Thần duy trì với Chúa Cha và Chúa Con, trong đó, Chúa Cha là nguyên lý không nguyên lý. Chúa Thánh Thần hiện hữu theo cách đặc thù liên quan với Chúa Cha và Chúa Con. Điều đó không bao hàm “sự thụ động” nào nơi Chúa Thánh Thần, cũng như sự nhiệm sinh không hàm chứa tính “thụ động” trong Chúa Con, Đấng được sinh ra. Bởi vì, nhiệm xuất là một hành động.
    Khi chúng ta nghiên cứu sự nhiệm sinh của Chúa Con và sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần, chúng ta cần tách biệt mọi ý tưởng thụ động hay bị động. Tư tưởng chúng ta phải vượt qua một công việc thanh tẩy quan trọng khi chúng ta giải thích hành động đó vào mầu nhiệm Ba Ngôi cực thánh. Chính do cùng một công việc mà Chúa Cha tác sinh và Chúa Con được sinh ra từ đời đời, nhưng công việc này được tìm thấy trong Chúa Cha và Chúa Con dưới các tương quan phân biệt: phụ hệ và tử hệ[1]. Một cách tương tự, chính do cùng một công việc mà Chúa Cha và Chúa Con “thổi ra” (“spirent”) Chúa Thánh Thần và Chúa Thánh Thần nhiệm xuất. Nhưng công việc này được tìm thấy cả trong Ba Ngôi, Chúa cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần dưới các tương quan riêng biệt. Trong Chúa Cha và Chúa Con, hành động này mặc lấy cách thức tương quan của sự “nhiệm xuất”. Sự “nhiệm xuất” này là đặc tính tương quan phân biệt và cấu thành Ngôi Vị Chúa Thánh Thần. Ngôn ngữ chúng ta thì nghèo nàn. Không có thuật ngữ nào có thể diễn tả, nên chúng ta dùng từ ngữ “nhiệm xuất” nhằm xác định cội nguồn của Chúa Thánh Thần đồng thời chúng ta dùng chính những từ ngữ đó để xác định tương quan về Ngôi Vị của Chúa Thánh Thần (đặc tính tương quan). Cuối cùng, việc đào sâu khái niệm tương quan “cách riêng học thuyết về tương quan lập hữu” được thánh Thomas d’Aquin dẫn đến chỗ nhận biết rằng Ngôi Vị Thánh Thần được đồng nhất hoá với tương quan sự nhiệm xuất của Ngài. “Nhiệm xuất là ngôi Thánh Thần, Đấng phát xuất”[2]
    Khi người ta minh định sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần như là sự nhiệm xuất đích thực của Tình Yêu, thì người ta phải cảnh giác kẻo lầm lẫn giữa Ngôi Thánh Thần với hành động thuộc yếu tính chung cho cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Thật vậy, do yếu tính, mà Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đều là Tình Yêu, và trong cùng mức độ nào đó, các Ngài đều là Thiên Chúa. Thánh Âutinh là người ý thức rất rõ sự khó khăn này. Một đàng, “bản thể” của Thiên Chúa là Đức Ái và bản thể này thì đồng nhất trong cả Ba Ngôi Vị. Đàng khác, Chúa Thành Thần “nhận được danh xưng Đức Ái là đức tính riêng của Ngài”[3]. Nói khác đi, một khi người ta xác định Chúa Thánh Thần như là hiện thân của Đức Ái hay Tình Yêu trong Ba Ngôi Thiên Chúa, thì người ta muốn biểu thị “đặc tính” của Chúa Thánh Thần không lẫn lộn với Tình Yêu. Vì Tình Yêu đó là thuộc tính chung cho cả Ba Ngôi. Như thế, để bày tỏ Chúa Thánh Thần là hiện thân của Tình Yêu, chúng ta sẽ phải chứng minh rằng tình yêu này phát xuất và nó được xác định bởi một tương quan cội nguồn, nghĩa là Tình Yêu đó có một phương cách của hữu thể tương quan phù hợp với sự nhiệm xuất của nó. Và chúng ta sẽ phải xác nhận rằng điều đó chứng tỏ hành động của Chúa Thánh Thần đã được Thánh Kinh chứng thực.
    Liên quan điểm thứ nhất, chúng ta không có con đường nào khác ngoài việc tìm kiếm một “sự tương tự” được rút ra từ kinh nghiệm của chúng ta. Nghĩa là một thực tại đến trước điều cân xứng với lý trí chúng ta để rồi bằng phương pháp loại suy, dưới sự hướng dẫn của đức tin, bằng cách nào đó chúng ta có thể thoáng thấy rằng Chúa Thánh Thần là hiện thân của Tình Yêu. Nếu không có một sự tương tự đó, thì người ta đã có thể khẳng định chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần xuất phát trong tư cách là Tình Yêu. Nhưng người ta sẽ ít bày tỏ cho lý trí chúng ta điều mà Tình Yêu biểu thị. Đối với Chúa Con, nhiều tiến sĩ Kitô Giáo (chứ không chỉ riêng mình Thánh Âutinh) đã tìm thấy một “sự tương tự” đó trong lời nói do trí khôn chúng ta tạo nên, nghĩa là lý trí chúng ta cưu mang lời một khi nó nhận thức. Đối với Chúa Thánh Thần, thì Thánh Thomas d’Aquin đã đề xuất xem xét sự tương tự mà sự trìu mến hay “ấn tượng” của đối tượng được yêu trong ý chí của đối tượng yêu mến dâng tặng. Đây là giáo huấn đáng cho chúng ta lưu tâm để ý.


    [1] Saint Thomas d'Aquin, Écrit sur les Sentences, livre I, dist. 20, q. 1, a. 1, ad 1 : « Bien qu'il ne revienne pas au Fils d'engendrer, il ne s'ensuit cependant pas qu'il y ait une opération convenant au Père mais non pas au Fils. Car c'est par une seule et même opération que le Père engendre et que le Fils naît, mais cette opération se trouve dans le Père selon une relation et dans le Fils selon une autre relation. »

    [2]Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 30, a. 2, ad 1.

    [3]Saint Augustin, De Trinitate, XV, xvii, 28-29 (BA, 16, p. 502-505).
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  6. Có 5 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  7. #43
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Khi thánh Thomas d’Aquin dạy rằng, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất trong tư cách là Tình Yêu (sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần là sự nhiệm xuất của Tình Yêu), sự “tương tự” mà ngài giữ lại để làm sáng tỏ đôi chút khẳng định này không phải là hành vi yêu đương của chúng ta theo tư cách như thế. Đúng hơn, Thánh Thomas d’Aquin chú ý rằng, khi ý chí nhân loại yêu mến, ý chí này làm nảy sinh trong chính nó một “ấn tượng có thể nói là của đối tượng được yêu”. Ấn tượng này “thúc đẩy và lay động ý chí của đối tượng yêu mến đến với đối tượng được yêu”[1]. Khi chúng ta yêu mến một hữu thể, thì hữu thể được yêu này “khắc sâu” hay “in sâu” vào lòng chúng ta như là một sức nặng của tình yêu quyến rũ chúng ta và lôi cuốn chúng ta đến với nó. Như thế, điểm xuất phát của tác động yêu mến chính là “ấn tượng” từ sự tốt lành mà chúng ta yêu mến đã được khắc sâu trong ý chí chúng ta. Ấn tượng này là một nguyên lý thôi thúc đến với sự thiện được yêu mến. Nó thúc đẩy ý muốn chúng ta đến với sự thiện này. Ấn tượng quyến luyến của đối tượng được yêu mến nằm trong ý muốn của người yêu là nguyên lý năng động của khuynh hướng yêu thương. Nhờ có sự “tương tự” mà thánh Thomas d’Aquin đề xuất việc thoáng thấy đôi chút đặc tính riêng của Chúa Thánh Thần nhờ phép loại suy, chính “ấn tượng” của hữu thể được yêu này ở trong ý chí của hữu thể yêu mến, một ấn tượng phát xuất từ ý chí được bộc lộ và nó ở ngay trong ý chí. Và chính tình cảm hay “ấn tượng” này, do sự thích nghi của ngôn ngữ (vì từ vựng của chúng ta không có một từ nào chính xác hơn), mà ở đây, chúng ta ch? định bằng từ ngữ “Tình Yêu”: tình yêu, ấy là ấn tượng của hữu thể được yêu nhiệm xuất.
    Vì vậy, khi nghiên cứu “ấn tượng của hữu thể được yêu” nhờ phép loại suy và một loại thích ứng của ngôn ngữ mà thánh Thomas minh chứng rằng Chúa Thánh Thần chính là hiện thân của Tình Yêu. Ấn tượng quyến luyến chính là nguyên lý thôi thúc đến với đối tượng được yêu mến, nó cho phép bày tỏ một tác động sinh sản của nhiệm xuy trong Thiên Chúa, Đấng yêu thương mình. Thật vậy, trong ý muốn nhân loại, ấn tượng yêu mến này có một tương quan cội nguồn đối với ý chí, nhờ đó nó xuất phát và tồn tại. Tương quan này thì khác với tương quan của lời do lý trí chúng ta cưu mang. Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, Tình Yêu là một thực tại vô cùng cao siêu đối với tình yêu của nhân loại chúng ta, nhưng người ta có thể nhìn nhận nó theo lối siêu việt, dựa trên kiểu mẫu bất thụ tạo mà “ấn tượng của hữu thể được yêu của chúng ta” phản chiếu. Như thế, nhờ sự tương tự rút ra từ “ấn tượng” của tình yêu, thánh Thomas d’Aquin tỏ bày cho lý trí của những kẻ tin, rằng Tình Yêu phát xuất và rằng tương quan xác định “Tình Yêu phát xuất” này phân biệt với tương quan xác định Ngôi Lời[2].
    Do vậy, chúng ta phải cẩn thận lưu ý rằng, trong ngôn ngữ chúng ta có về Thiên Chúa Ba Ngôi, trước hết từ ngữ “Tình Yêu” xác định chính hữu thể của Thiên Chúa Ba Ngôi[3], nghĩa là toàn thể Ba Ngôi. Sau đó, sự thính ứng của ngôn ngữ mà chúng ta đã cố gắng giải thích khi đối chiếu với “ấn tượng của hữu thể được yêu mến trong ý muốn của người yêu mến”, cách riêng, chính danh từ “Tình Yêu” xác định Ngôi Vị Thánh Thần. “Thiên Chúa “là tình yêu” trong đời sống nội tại của Ngài (x. 1Ga 4, 8-16), một tình yêu tự yếu tính thì chung cho cả Ba Ngôi thần linh; Thánh Thần là Tình Yêu ngôi định trong tư cách là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con”[4].


    [1] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 36, a. 1 ; q. 37, a. 1 ; voir aussi Somme de théologie, I-II, q. 28, a. 2, corp. et ad 1.

    [2] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 37, a. 1.

    [3] Catéchisme de l'Eglise catholique, n° 221.

    [4]Jean-Paul II, Lettre encyclique Dominum et vivificantem, n° 10 ; La Documentation catholique, 83,1986, p. 585.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  8. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  9. #44
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Để nắm bắt rõ việc soạn thảo giáo lý này, cần phải tách biệt mọi sự tiếp cận có tính duy lý về mầu nhiệm Thiên Chúa. Tốt hơn, đó là vấn đề có được một thực hành thiêng liêng khởi đi từ cái mà chúng ta biết tỏ tường hơn, để rồøi tìm cách biểu lộ niềm tin vào Chúa Thánh Thần. Việc thực hành này khởi đi từ đức tin và được hoàn thành trong đức tin. Nó hàm chứa một sự ân cần học hỏi của trí khôn nhân loại, vì trí khôn nhân loại đã được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa và phản chiếu ánh sáng từ Thiên Chúa. Dưới sự dẫn dắt của đức tin, trong chừng mực mà lý trí nhân loại chúng ta có khả năng, nhờ đó kẻ tin kiếm tìm “sự hiểu biết đức tin” nhằm trình bày đặc tính của Chúa Thánh Thần. Theo một cách bất toàn nhưng sáng sủa, sự thực hành của lý trí kẻ tin này biểu lộ sự phân biệt về Ngôi Vị Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa Con, trong khi vẫn tôn trọng tính bất khả tri của mầu nhiệm.
    Trên nền tảng này, Thánh Thomas xác minh giáo huấn của mình khi suy xét chủ đề về Chúa Thánh Thần của thánh Âutinh như là Tình Yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chủ đ? Tình Yêu hỗ tương này không có ý nói rằng Chúa Thánh Thần là “nguyên nhân” hay lý do để rồi từ đó Chúa Cha và Chúa Con yêu thương nhau. Chúa Thánh Thần không thực hiện hành động của “nguyên lý” đối với Chúa Cha và Chúa Con (điều đó sẽ phá vỡ trật tự trong Ba Ngôi Thiên Chúa). Chủ đề về Tình Yêu hỗ tương không biểu thị gì hơn ngoài việc Chúa Thánh Thần là một loại ngôi vị trung gian đến xác lập sự nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Việc khẳng định rằng Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con hay nói rằng Ngài là Nút (Noeud) Tình Yêu và Sợi Dây nối kết Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong một tác động chung mà có thể nói rằng, Chúa Thánh Thần là “hoa trái” ngôi định. Chúa Cha yêu Chúa Con và Chúa Con yêu Chúa Cha trong cùng một tác động mà Chúa Con nhận từ Chúa Cha.
    Các suy tư đó được liên kết cách trực tiếp với công trình tạo dựng và ân sủng. Cũng như Chúa Cha tạo dựng và cứu độ qua Ngôi Lời, Ngài cũng tạo dựng và ban sự sống nhờ Tình Yêu của Ngài. Chúa Cha dạy dỗ và nối kết chúng ta lại với nhau qua Ngôi Lời và Tình Yêu của Ngài. Thánh Thomas tóm tắt điều đó trong một khẳng định chính xác và rất hay: “Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau và yêu chúng ta nh? Chúa Thánh Thần, Đấng là Tình Yêu nhiệm xuất”[1]. Chúa Cha và Chúa Con yêu mến chúng ta do cùng một Tình Yêu mà các Ngài yêu nhau từ muôn đời. Các Ngài yêu chúng ta trong sự toả rạng từ Tình Yêu hỗ tương.
    Những giải thích này đều cống hiến cho chúng ta một ánh sáng rất gợi hình để nắm bắt được hành động của Chúa Thánh Thần. Trước hết, chúng ta hãy xét đến cuộc sáng tạo. Chúa Cha đã tạo dựng vũ trụ và con người qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, Đấng là Tình Yêu. Thế nhưng, Tình Yêu được xác định bằng một sức mạnh thôi thúc, đặt thụ tạo vào trong chuyển động và xác lập chúng trong một trật tự hài hoà. “Thiên Chúa thấy chúng tốt đẹp” như chúng ta đọc thấy ở chương thứ nhất sách Sáng Thế. “Sinh khí của Ngài, Ngài gởi tới là chúng ta được dựng nên và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv 104, 30). Điều đó cho phép chúng ta nắm bắt rõ hơn cách hành động đặc thù của Chúa Thánh Thần đối với cuộc tạo dựng và trong việc thi hành sự quan phòng của Thiên Chúa: Ngài là Tình Yêu, tình yêu đó hoàn thiện thụ tạo trong sự hiện hữu và trong hoạt động của chúng. Tình Yêu trao ban sự sống và hướng dẫn thụ tạo đến chỗ hoàn thành.
    Việc suy tư thần học về Chúa Thánh Thần trong tư cách là Tình Yêu cũng mang lại một ánh sáng phi thường để nắm bắt được công trình cứu độ của Ngài. Chúng ta tuyên xưng ở trong Kinh Tin Kính (Credo) rằng Chúa Thánh Thần “đã được các Tiên Tri loan báo”. Thiên Chúa mặc khải sự khôn ngoan của Người cho chúng ta “nhờ Thần Khí” (1Cr 2,10). Thế nhưng do sự giao hảo mà người ta thổ lộ mọi sự kín đáo cho bạn bè: cũng vậy, chính nhờ Tình Yêu mà Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm của Ngài cho chúng ta. Các đặc sủng thì phục vụ sứ mệnh Giáo Hội, còn các ân huệ thánh hoá Giáo Hội được Chúa Thánh Thần ban phát, cách riêng, đức ái là ân huệ cao trọng nhất (x.1Cr 12-13). “Tình Yêu Thiên Chúa đã được đổ tràn vào lòng chúng nhờ Thánh Thần, Đấng đã được ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Chúa Thánh Thần mang lại đức ái khi Ngài đến ở trong lòng chúng ta. Ngài ban cho chúng ta được thông phần vào b?n tính Ngài : đó chính là Đức Ái (Tình Yêu). Theo như thư gửi tín hữu Do-thái thì, những người được chiếu sáng nhờ phép rửa, “họ được thông Thánh Thần” (Dt 6, 4). Việc đón nhận đức ái và những ân huệ thánh hoá có thể được hiểu như là sự ?ồng hình đồng dạng với Ngôi Thánh Thần, một sự tham dự n?ng ??ng vào Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần mang lại sự sống mới: “Từ bốn phương trời, hỡi Thần Khí, hãy đến thổi vào những người đã chết này cho chúng được hồi sinh” (Ez 37, 9). Chúa Giêsu cũng đã nói: “Chính Thần Khí mới làm cho sống” (Ga 6, 63). Với tư cách là Tình Yêu, Chúa Thánh Thần chuyển thông sự sống (tình yêu bao gồm một sức mạnh hướng về hữu thể được yêu), Ngài ban cho chúng ta tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa. Hành động này của Chúa Thánh Thần được thánh Phaolô nhấn mạnh trong giáo huấn của mình về tương quan dưỡng tử và sự tự do của con cái Thiên Chúa: “Ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8, 14). Đức tin được sống động là bởi tình yêu kết hợp những kẻ tin vào Chúa Kitô nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Ngài ban cho chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô trong đức tin (1Cr 12, 3); Ngài qui chiếu những kẻ tin thuộc về Chúa Kitô (Rm 8, 9); Ngài mang lại sự sống cho các môn đệ Chúa Kitô (Rm 8, 11). Chúa Thánh Thần như là “linh hồn” hay như là “con tim” của Giáo Hội”[2].
    Tóm lại, Chúa Thánh Thần không chỉ trao ban tình thân hữu thần linh mà Ngài còn mang lại ngay cả sự hiện diện của Thiên Chúa. “Chúa Giêsu phán: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thấy. Cha Thầy và Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở với người ấy” (Ga 14, 23). Chúng ta có thể phân định trong câu này hành động tiêu biểu nhất của Chúa Thánh Thần. Ngài ban cho con người được yêu mến Chúa Giêsu và như thế Ngài làm cho Chúa Kitô và Chúa Cha hiện diện hay ở trong các kẻ tin. Ngài dẫn dắt con người đi vào trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông, khi ban cho họ được sống với Thiên Chúa và trong Thiên Chúa: “Ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy” (1Ga 4, 16). Thánh Thần Tình Yêu làm cho Thiên Chúa hiện diện với con người và làm cho con người hiện diện với Thiên Chúa.
    Nếu Chúa Thánh Thần là Tình Yêu, thì Ngài cũng là hiện thân của “Hồng Ân”. Một đàng, mọi ân huệ thiêng liêng đều từ Chúa Thánh Thần mà đến (x. 1Cr 12, 4), cách riêng đức ái là ân huệ lớn lao nhất (x. 1Cr 12-13) và Thánh Phaolô xác định như “hoa quả” đầu mùa của Thánh Thần, đó là niềm vui, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiếu hoà và tiết độ (x.Gl 5, 22). Chúa Thánh Thần xoá bỏ tội lỗi nhờ hồng ân (x. Cv 3, 38). Vì đức ái có khả năng tha thứ: “Tình yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4, 8). Đàng khác, Chúa Thánh Thần không chỉ mang lại vài ân huệ đặc biệt đâu, nhưng chính Ngài đã được ban cho Giáo hội (Rm 5, 5). Thánh Thần đích thực là “Ân huệ của Thiên Chúa Tối Cao” như Giáo Hội đã hát lên trong bài thánh ca Veni creator. Chúa Thánh Thần là Ân Huệ của Chúa Cha và Chúa Con theo cùng một thể thức như Ngài là Tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Trước hết, Ân Huệ của Thiên Chúa, đó chính là Tình Yêu.


    [1] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 37, a. 2.


    [2] Saint Thomas d'Aquin, Homélies sur le Symbole des Apôtres, art. 9 (n° 971) : « L'Église catholique est un seul corps qui a de nombreux membres. Et l'âme qui vivifie ce corps, c'est le Saint-Esprit. » Pour l'image du cœur, voir la Somme de théologie, III, q. 8, a. 1, ad 3.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  10. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  11. #45
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Khi chúng ta xác định Chúa Thánh Thần như là Ân huệ chính vì Ngài là Tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con, thì chúng ta muốn nói rằng, từ đời đời, Chúa Thánh Thần h??ng về hữu thể được trao ban cho các Thiên Thần và loài người trong ân sủng. Ngài là Ân Huệ được Chúa Cha và Chúa Con đổ tràn trong Giáo hội, vì Ngài là Tình Yêu phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Cho nên, chính Chúa Cha và Chúa Con tự trao ban trong Chúa Thánh Thần. Căn cứ vào đặc tính Ngôi Vị của mình là Tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con, Chúa Thánh Thần có một tư cách đặc biệt đối với hữu thể được trao ban trong ân sủng, vì rằng Ân Huệ đầu tiên mà Thiên Chúa đổ tràn, đó chính là Tình Yêu của riêng Ngài. Việc đích thân đón nhận Chúa Thánh Thần chỉ có nơi các thụ tạo được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có khả năng nhận biết Thiên Chúa và yêu mến Ngài: đó là Thiên Thần và loài người. Vì thế cho nên, từ đời đời, Chúa Thánh Thần là Ân Huệ và trong công cuộc cứu chuộc, Ngài đã ban cho Thiên Thần và loài người đón rước và nhâïn lãnh ân huệ thần thánh hoá.
    Trong Thông Điệp Divinum illud mumus, Đức Léo XIII đã tóm tắt giáo huấn Công giáo theo cách sau đây: “Chúng tôi nghĩ rằng, chính Chúa Thánh Thần được trao ban: Thiên Chúa đã đổ tràn tình yêu của Người vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta (Rm 5, 5). Ngài không chỉ đem đến cho chúng ta các ân huệ thần linh, nhưng chính Ngài là Tác Giả và là Ân Huệ Tối Cao; Ngài là tình yêu hỗ tương nhiệm xuất từ Thiên Chúa nhưng chính Ngài là tác giả và là Ân Huệ (munus) tối cao; Ngài xuất phát từ tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con và Ngài xứng đáng được gọi là Ân Huệ của Thiên Chúa Tối Cao (altissimi domun Dei)[1].
    Ân sủng thánh hoá, nâng bản tính nhân loại lên hầu ban cho nó có khả năng tham dự vào đời sống Thiên Chúa, cũng như các nhân đức đối thần nâng hoạt động nhân loại lên để ban cho con người đạt đến Thiên Chúa trong sự hiểu biết và tình yêu được Chúa Thánh Thần đổ tràn và chính Chúa Thánh Thần đã ban cho con người các nhân đức ấy. Một khi ban Chúa Thánh Thần thì cũng ban đức ái và một khi ban đức ái thì cũng ban Chúa Thánh Thần. Trong mọi trường hợp, quyền ưu tiên tuyệt đối đến từ Chúa Thánh Thần, Đấng là Ân Huệ bất thụ tạo. Các ân huệ thánh hoá được tạo nên là do Ân Huệ bất thụ tạo và chúng chuẩn bị cho con người đón nhận Ân Huệ bất thụ tạo này[2].
    Bảy ơn Chúa Thánh Thần: ơn khôn ngoan, thông minh, dũng cảm, hiểu biết, hiếu thảo, kính sợ Thiên Chúa có một vị trí đặc biệt. Chúng hoàn thiện đời sống con người, khi ban cho họ tuân theo sự sinh động của Chúa Thánh Thần và theo đuổi “bản năng của Chúa Thánh Thần”[3]. Giữa Chúa Thánh Thần và hữu thể nhân loại, các ân huệ đó xác lập một sự phối hợp tương đồng với sự hiệp thông giữa các ý chí mà tình bạn tạo ra, một sự hiệp thông chặt chẽ đến nỗi có thể nói là nó trở nên đồng bản tính. Kiểu mẫu tiêu biểu nhất của sự hiệp thông này là chiêm ngắm mình trong Chúa Kitô Giêsu, Đấng đã sống cuộc đời dương thế của mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
    Trong khi chúng ta chú ý về sự nhiệm xuy của Chúa Thánh Thần, về đặc tính Ngôi Vị của Ngài như là Tình Yêu và Ân Huệ của Chúa Cha và Chúa Con, chúng ta đã phân biệt, một bên là sự hiện hữu từ đời đời của Chúa Thánh Thần nơi cung lòng Ba Ngôi và một bên là hoạt động và sự hiện diện của Ngài trong thế giới. Nhưng chúng ta cũng đã lưu ý rằng, công trình của Ngài phản ánh chính hữu thể Ngài. Một đàng, sự hiện hữu từ đời đời của Chúa Thánh Thần đã được mặc khải cho chúng ta qua việc sai phái Chúa Con và qua chính sứ mạng của Chúa Thánh Thần. Một đàng, chính khi chiêm ngắm Chúa Thánh Thần trong hữu thể Ngôi Vị thần linh của Ngài mà chúng ta khám phá ra chiều sâu hành động của Ngài trong thế giới và trong Giáo Hội. Chúa Thánh Thần hợp nhất nhân loại với Chúa Con và Ngài hướng dẫn nhân loại đến với Chúa Cha, vì Ngài là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần mang lại sự sống và đổ tràn đức ái, bởi vì Ngài là hiện thân của Tình Yêu. Chúa Thánh Thần được đổ tràn trong các tâm hồn vì Ngài là Ân Huệ. Chúa Cha và Chúa Con yêu mến nhau mà yêu mến chúng ta nhờ cùng một Tình Yêu, Đấng nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con và là Đấng dẫn đưa Giáo Hội vào trong sự hiệp thông Ba Ngôi.


    [1] LÉON XIII, Lettre encyclique Divinum illud munus, n° 9 (Actes de Léon XIII, t. V, Paris, Maison de la Bonne Presse, s. d., p. 154-155).

    [2] Pour un exposé théologique approfondi concernant le don du Saint-Esprit et les dons de sa grâce, voir Jean-Hervé Nicolas, Les Profondeurs de la grâce, Paris, 1969, p. 87-229.

    [3] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I-II, q. 68.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  12. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  13. #46
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Chương VI

    TRỞ LẠI VỚI HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ CỨU ĐỘ CỦA CHÚA BA NGÔI

    Các chương trước đã giới thiệu giáo huấn của Giáo hội về các Ngôi Vị Thiên Chúa và các đặc tính của các Ngôi Vị ấy trong khi minh giải giáo huấn đó với sự trợ giúp của thánh Thomas và các nhà tiến sĩ khác. Sự nghiên cứu này bao gồm việc thực hành thanh tẩy lý trí chúng ta nhằm nâng nhãn quan lên, hướng về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong đức tin. Bây giờ, chúng ta nên trở về với hành động của Ba Ngôi trong công trình sáng tạo, mạc khải và cứu độ của Ngài. Thực vậy, giáo huấn liên quan đến các đặc tính của các Ngôi Vị Thiên Chúa cống hiến một ánh sáng quí báu để nắm bắt cách sâu xa hơn hành động của các Ngôi Vị này.

    Thần Học và Công Trình.

    Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta đã kiên nhẫn vượt qua từ “công trình” đến “thần học”. Chúng ta hãy nhớ lại rằng, nhờ công trình mà chúng ta hiểu được hoạt động, qua hoạt động đó Chúa Ba Ngôi tự mạc khải và thông chuyển. Đặc biệt cuộc Nhập Thể của Chúa Con và sự sai phái Chúa Thánh Thần; và nhờ thần học, chúng ta hiểu được đời sống của chính bản thể Chúa Ba Ngôi trong hữu thể đời đời của Ngài. Giáo lý về Chúa Ba Ngôi bao gồm hai con đường hay hai chuyển động bổ sung. Trước tiên là con đường khám phá mầu nhiệm của chúng ta. Nó khởi đi từ “công trình” và dẫn đến “thần học”, đó là việc đón nhận mạc khải và Ân huệ Thiên Chúa trong công trình mà nhờ đó những kẻ tin được chiêm ngắm chính Thiên Chúa. Để nối kết “công trình” và “thần học”, chúng ta đã dùng đến phép loại suy. Khởi đi từ những kết quả hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới và dưới sự hướng dẫn của đức tin, phép loại suy giúp cho trí khôn chúng ta hướng đến một sự hiểu biết đúng đắn và chân thật về các Ngôi Vị Thiên Chúa trong khi vẫn tôn trọng sự siêu việt của mầu nhiệm Thiên Chúa. Con đường thứ hai thì khởi đi từ “thần học” đến “cơng trình”: sự hiểu biết của chúng ta về Ba Ngôi Thiên Chúa trong hữu thể nội tại của Ngài làm sáng tỏ việc chúng ta n?m b?t hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới.
    Chính nhờ Công Trình (Oikonomia) mà Thần Học (Théologia) đã chỉ dẫn cho chúng ta, nhưng ngược lại, Théologia soi sáng toàn thể Oikonomia. Các công trình của Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết Ngài trong Bản Thể của Ngài và ngược lại, mầu nhiệm bản thể nội tại của Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta hiểu tất cả các công trình của Ngài. Trong các tương quan nhân loại, sự việc cũng diễn ra tương tự như thế. Con người biểu lộ mình qua hành động và càng biết rõ một người nào đó, chúng ta càng hiểu rõ hành động của người đó[1].
    Việc trở về với “công trình” (économie) và “thần học” (théologie) được biểu thị rõ ràng trong đoạn văn sau của thánh Thomas liên quan đến Chúa Giêsu: “Theo thứ tự bản tính trong giáo huấn của học thuyết Kitô giáo, sự khởi đầu và nguyên lý khôn ngoan của chúng ta là Chúa Kitô với tư cách Ngài là Đấng Khôn Ngoan và Lời của Thiên Chúa, nghĩa là theo thần tính của Ngài. Nhưng đối với chúng ta, Chúa Kitô là nguyên lý trong tư cách Ngài là Lời trở thành xác phàm, nghĩa là theo hành động nhập thể của Ngài[2]. Trong các giải thích đó, “thứ tự bản tính” tương hợp với “thần học” và tương ứng với thứ tự thần linh của Ngài bên Chúa Cha. Bên cạnh đó, thành ngữ “đối với chúng ta” tương ứng với “nhiệm cục”. Nó nhìn nhận Lời trong các mầu nhiệm thân xác của Ngài. Còn về chính thực tại (thứ tự bản tính), thì thần tính vĩnh cửu của Lời ở trước hết. Tuy nhiên, theo con đường hiểu biết của chúng ta (đối với chúng ta), việc nhập thể lại là đầu tiên. Trước hết, chúng ta cần phải đón nhận “Lời hóa thành nhục thể” như là của ăn để có thể lớn lên và có khả năng chấp nhận giáo huấn liên quan đến “lúc khởi đầu, Ngôi Lời ở bên Thiên Chúa”[3].


    [1] Catéchisme de l'Église catholique, n° 236.

    [2] Saint Thomas d'Aquin, Commentaire sur saint Jean, 1,1 (n° 34).

    [3] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, II-II, q. 189, a. 1, ad 4.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  14. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  15. #47
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Bây giờ, chúng ta chú ý bàn về con đường đi từ “thần học” (théologie) đến “cơng trình” (économie). Trong lãnh vực đức tin, khi chúng ta đã có thể nắm bắt đôi chút các đặc tính vĩnh cửu các Ngôi Vị, điều đó cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn hành động của các Ngôi Vị ấy trong thế giới. Tại sao thế? Bởi vì, chính trong mầu nhiệm vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta có được nguồn gốc siêu việt và tự do của hành động Ngài trong thế giới. Thiên Chúa hoạt động theo bản thể Ngài. Sự hiểu biết của kẻ tin vào chính mầu nhiệm nội tại của Chúa Ba Ngôi cho phép định phân rõ hơn các đặc tính hành động của mỗi Ngôi Vị trong công trình của Thiên Chúa. Vấn đề không chỉ là “miêu tả” các công việc của các Ngôi Vị Thiên Chúa, nhưng là để bày tỏ cho lý trí của những kẻ tin ý nghĩa sâu xa về chúng. Nghĩa là cống hiến cho họ một học thuyết chân thật về hành động của Chúa Ba Ngôi. Đây là khía cạnh mà chúng ta đã phác thảo trong hai chương trước. Do đó, chúng ta không trình bày lại tất cả sự giải thích đã được đưa ra. Chương cuối này, dự định sẽ trở về với hành động sáng tạo và cứu độ của các Ngôi Vị Thiên Chúa nhằm làm sáng tỏ bản tính của Ba Ngôi về sự sáng tạo và ân sủng.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  16. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  17. #48
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    “Cách Hành Động Riêng” Của Các Ngôi Vị Thiên Chúa Và “ Sự Biệt Ứng”.

    Để chấp nhận giáo huấn mà chúng ta đã có cái nhìn bao quát, chúng ta phải phân biệt và nối kết ba phương diện bổ sung lại với nhau theo sự lĩnh hội của chúng ta về hành động của Chúa Ba Ngôi:
    1* hoạt động chung của ba Ngôi Vị Thiên Chúa căn cứ vào sự đồng nhất quyền năng và bản tính duy nhất của các Ngài;
    2* cách hoạt động riêng của mỗi Ngôi Vị;
    3* cách riêng, sự biệt ứng của một số hoạt động và vài kết quả đối với một Ngôi Vị nào đó.
    Chúng ta hãy nhắc lại cách vắn tắt khía cạnh thứ nhất. Ba Ngôi cùng nhau hoạt động, chứ không phải là hoạt động kế tiếp nhau hay là cả ba hoạt động khác nhau và chồng lên nhau, nhưng trong cùng một hành động duy nhất. Bởi vì ba Ngôi V? hoạt động do cùng một quyền năng và do bản tính thần linh đồng nhất. Khẳng định này đã được chúng ta bàn đến ở chương IV trên đây, nó cấu thành một yếu tố nền tảng của thần học thời giáo phụ và của giáo huấn của Giáo hội. “Toàn bộ nhiệm cục thần linh là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì cũng như Ba Ngôi chỉ có cùng một bản tính, nên Ba Ngôi cũng chỉ có cùng một hoạt động[1]. Nếu chúng ta khước từ chân lý sâu xa này tức là trở về với việc phân chia Ba Ngôi rồi đấy.


    [1] Catéchisme de l'Eglise catholique, n° 258.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  18. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  19. #49
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Khía cạnh thứ hai không kém quan trọng: “Tuy nhiên, mỗi Ngôi Vị Thiên Chúa thực hiện công trình chung theo đặc tính riêng của mình trong Ba Ngôi”[1]. Trong hành động chung của Ba Ngôi, mỗi Ngôi can thiệp theo đặc tính của riêng mình. Chúa Cha hoạt động theo như Ngài là nguồn mạch của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần. Chúa Con hoạt động theo cách làm con, nghĩa là trong tư cách Ngài hướng về với Chúa Cha, Đấng tác sinh Ngài, và trong tư cách là Ngài có tương quan đời đời với Chúa Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất. Chúa Con luôn luôn hoạt động theo tương quan kép. Theo cách đặc thù và khác biệt, Chúa Con là Ngôi Lời, nhờ Ngài mà Chúa Cha hoạt động cùng với Chúa Thánh Thần. Còn Chúa Thánh Thần thì hoạt động theo cách tương quan với Chúa Cha và Chúa Con là những Đấng nhiệm xuất Ngài. Theo như truyền thống mà chúng ta đã trình bày trên đây, chúng ta có thể quả quyết rằng cách đặc thù của Chúa Thánh Thần chính là hoạt động theo tư cách là Tình yêu và Ân Huệ của Chúa Cha và Chúa Con.
    Để hiểu được cách thức hoạt động này, chúng ta cần phải trở về với giáo huấn liên quan các “đặc tính” của Ba Ngôi. Cái riêng cho mỗi Ngôi trong đời sống nội tại của Ba Ngôi mà trong đó bản tính thì duy nhất và đơn thuần, đó là hiện hữu theo “cách thế phân biệt”. Đây là cách hiện hữu có tương quan, vì nó liên quan đến sự tương quan giữa các Ngôi Vị thần linh với nhau. Trong thần tính duy nhất, Chúa Cha hiện hữu theo cách là nguồn mạch không có cội nguồn, là nguyên lý của Chúa Con vì cùng với Chúa Con nhiệm xuy Chúa Thánh Thần. Cách riêng, đối với Chúa Con, Ngài hiện hữu theo cách tương quan tử hệ đối với Chúa Cha, Ngài còn là Đấng bao gồm cả tương quan nguyên lý đối với Chúa Thánh Thần. Còn Chúa Thánh Thần hiện hữu theo cách tương quan nhiệm xuất đối với Chúa Cha và Chúa Con. Từ đời đời, Chúa Thánh Thần hiện hữa theo cách của Tình Yêu và Ân Huệ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Tóm lại, trong bản thể duy nhất thần linh, mỗi Ngôi được xác định nhờ một cách thế hiện hữu riêng biệt và cách thế này tương ứng với đặc tính tương quan của mỗi Ngôi Vị.
    Thế nhưng, cũng như mỗi Ngôi Vị thần linh được xác định qua cách hiện hữu riêng biệt, thì mỗi Ngôi Vị cũng có cách hoạt động riêng biệt. Các hoạt động này hoàn toàn phù hợp với cách hiện hữu của Ngôi Vị thần linh. Bởi lẽ, người ta thế nào thì người ta hoạt động thế ấy. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết rằng, cách hoạt động đặc thù này liên quan đến các tương quan đời đời giữa các Ngôi Vị thần linh với nhau. Khi can thiệp vào trong thế giới, Chúa Con không ngừng tiếp nhận từ Chúa Cha qua sự nhiệm sinh. Chúa Con hoạt động trong thế giới trong khi vẫn hướng về Chúa Cha, Đấng tác sinh Ngài. Nói cách khác, cách hiện hữu đặc thù của các Ngôi Vị thần linh không biến mất một khi các Ngôi Vị này hoạt động trong thế giới, nhưng cách đặc thù này vẫn còn tồn tại như một đặc tính cấu thành hoạt động của mỗi Ngôi Vị.
    Chúa Cha hoạt động qua Chúa Con và trong Thánh Thần là những Đấng mà Chúa Cha thông ban sự sung mãn thần linh từ đời đời. Chúa Cha đã không sáng tạo thế giới do một sự cần thiết áp đặt Ngài và Ngài cũng không hoạt động trong thế giới theo cách độc đoán, tuỳ tiện. Nhưng Ngài hoạt động qua Chúa Con, Ngôi Lời đầy khôn ngoan của Ngài. Và Chúa Cha cũng không sáng tạo thế giới nhằm bổ sung hay tăng thêm hạnh phúc của Ngài, nhưng Ngài đã tạo dựng thế giới là do sự trào tràn tính độ lượng của Ngài: Ngài đã sáng tạo và ban sự sống nhờ Thánh Thần, Đấng là hiện thân của Tình yêu. Chúa Con hoạt động theo như Ngài là sự biểu hiện hữu ngã sự khôn ngoan và sự sung mãn của bản thể Chúa Cha, nghĩa là trong tư cách Ngài là Lời Thiên Chúa, từ Ngài tuôn trào Tình Yêu. Còn Chúa Thánh Thần hoạt động với tư cách Ngài là sự hiệp thông và Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Cách hoạt động của Ngài, đó là hoạt động theo như Ngài là Tình yêu và Ân Huệ phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Chúng ta có thể tóm tắt giáo huấn này qua khẳng định sau: “Chúa Cha làm nên mọi sự nhờ Ngôi Lời, trong Thánh Thần”[2]. Vì vậy, cả Ba Ngôi chỉ có một quyền năng và một hoạt động như nhau, trong đó, mỗi Ngôi V? can thiệp theo đặc tính riêng, ngh?a là theo cách thức tương quan của Ngôi Vị đối với các Ngơi Vị khác[3]. Mỗi Ngôi Vị hoạt động do yếu tính chung và theo cách thức của đặc tính riêng của mình.


    [1] Ibid.

    [2] Saint Athanase d'Alexandrie, Lettre à Sérapion, I, 28 (SC, 15, p. 134).

    [3] Voir Gilles Emery, La Théologie trinitaire de saint Thomas d'Aquin, Paris, 2005, p. 412-419.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  20. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  21. #50
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Yếu tố thứ ba của học thuyết liên quan đến hoạt động của Ba Ngôi hệ tại trong các sự “biệt ứng” của Ba Ngôi. Trước khi trình bày các sự “biệt ứng” này, chúng ta hãy nhắc lại một vài điểm chính xác tiên quyết. Căn cứ vào bản tính thần linh, trong đó, Ba Ngôi hoạt động có tính đồng nhất; quyền năng và hoạt động cũng mang tính cách chung. Vì vậy, các kết quả sẽ là kết quả chung cho cả Ba Ngôi. “Các ân huệ mà Thánh Thần ban phát cho mỗi người, đó là những ân huệ được ban cho nhân danh Chúa Cha, qua Ngôi Lời. Thật vậy, những gì của Cha đều là của Con. Do đó, những điều tốt lành được ban phát qua Chúa Con, trong Thánh Thần cũng đều là ân huệ của Chúa Cha”[1]. Người ta không thể khẳng định rằng, một công trình thần linh (chẳng hạn như sáng tạo, ân sủng hay một dấu lạ nào đó) là công trình của Ngôi Vị nào đó mà lại không kể đến hai Ngôi Vị kia. Cũng thế, không một hoạt động thần linh nào được thực hiện bởi một Ngôi Vị, mà Ngôi Vị này lại thực hiện trội hơn hai Ngôi Vị kia.
    Vì sao vậy? Một phần vì các Ngôi Vị hoạt động do cùng một bản tính thần linh (các Ngôi Vị có cùng một bản tính thần linh). Một phần vì hoạt động đặc thù của mỗi Ngôi Vị theo như những gì mà chúng ta đã nhắc lại, liên quan đến các tương quan đời đời giữa Ngôi Vị thần linh này với Ngôi Vị thần linh kia, chứ không phải là tương quan chuyên nhất mà hoạt động của một Ngôi Vị nào đó duy trì với các thụ tạo. Khi thánh Gioan viết rằng, tất cả được tạo thành nhờ Ngôi Lời (Ga 1, 3: “Nhờ Ngôi Lời, tất cả được dựng nên”), điều này không có nghĩa là qua cuộc tạo dựng, các thụ tạo duy trì mối tương quan chủ yếu với Chúa Con, rồi đến Chúa Cha và cuối cùng là tương quan với Chúa Thánh Thần. Nhưng điều đó có nghĩa là Chúa Cha đã thực hiện mọi sự nhờ Ngôi Lời, Đấng mà Ngài đã tác sinh, đến nỗi hoạt động phổ quát của Ngôi Lời được xác định bởi tương quan của Ngài với Thiên Chúa, Cha Ngài. Trong hoạt động duy nhất của Ba Ngôi, theo cách phân biệt, trong đó hoạt động của Chúa Con trong thế giới không liên quan đến mối quan hệ của Ngài với thụ tạo (vì Ba Ngôi đều là nguyên lý duy nhất của thụ tạo), nhưng hoạt động duy nhất đó liên quan đến cả Ba Ngôi Vị. Dó đó, người ta đã không quả quyết rằng, một hoạt động thần linh có tính cách đặc thù cho một Ngôi Vị nào đó, cũng như một kết quả tạo thành của Thiên Chúa trong thế giới là chỉ do một Ngôi Vị nào đó. Tốt hơn, một khi đã hiểu biết, chúng ta cần phải nói về “cách hoạt động đặc thù” của mỗi một Ngôi Vị mặc dù cách đặc thù này liên quan đến các tương quan giữa chính các Ngôi Vị thần linh với nhau. Đó là cách hoạt động tương quan.


    [1] Saint Athanase d'Alexandrie, Lettre à Sérapion, I, 30 (SC, 15, p. 138).
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  22. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  23. #51
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Trên các nền tảng đó, truyền thống thần học công giáo đã triển khai học thuyết về “các biệt ứng của Ba Ngôi”. Học thuyết thần học này chỉ được nhận định có tính lý thuyết vào khoảng thế kỷ XII và XIII, nhưng thực tại mà nó mang lại thì có tính nền tảng. Chính trong Tân Ước cũng giới thiệu khá nhiều “sự biệt ứng”: Tân Ước thường qui gán hành động hay một kết quả nào đó cho một Ngôi Vị nào đó cách đặc biệt nhưng không phải vì thế mà loại trừ cả hai Ngôi Vị khác. Trước khi đi vào vấn đề “biệt ứng” của Ba Ngôi, chúng ta cần định nghĩa nó là gì. Người ta gọi biệt ứng (appropriation) [theo tiếng La tinh là ad et proprium: “kéo đến cái riêng”, “làm cho gần tới cái riêng”] là cách thức ngôn ngữ đức tin, nhờ đó một thực tại chung cho cả Ba Ngôi Vị (một đặc tính liên quan đến yếu tính của Ba Ngôi Thiên Chúa hay một hoạt động thần linh, hoặc một kết quả hoạt động của Ba Ngôi trong thế giới) được qui gán cách đặc biệt cho một Ngôi Vị Thiên Chúa nào đó. Nền tảng của sự biệt ứng là ái hữu (affinité) thực sự giữa một thuộc tính (chung cho cả Ba Ngôi) với đặc tính phân biệt của một Ngôi Vị nào đó. Mục đích của biệt ứng là bày tỏ cho trí khôn của những kẻ tin hiểu rõ các Ngôi Vị Thiên Chúa trong các đặc tính phân biệt. Còn phương cách của sự biệt ứng thì hệ tại ở trong các thuộc tính cốt yếu (các thực tại chung cho cả Ba Ngôi), nhờ đó, người ta gián tiếp tỏ bày các Ngôi Vị. Nói cách khác, “biệt ứng” là một thuộc tính cốt yếu hay một hoạt động thần linh đối với Ngôi Vị nào đó, ấy là xác nhận thuộc tính hay hoạt động này trong Ngôi Vị mà người ta liên kết với Ngôi Vị đó cách đặc biệt.
    Chúng ta lấy ví dụ về uy quyền thần linh chẳng hạn, uy quyền này thì chung cho cả Ba Ngôi: Cha – Con và Thánh Thần. Mỗi Ngôi đều toàn năng và trong Ba Ngôi cũng chỉ có một thuộc tính toàn năng thần linh mà thôi. Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, không có chuyện phân biệt theo kiểu hơn kém về quyền năng cũng như hơn kém về công hiệu! Tuy nhiên, quyền năng được qui gán cách đặc biệt cho Ngôi Cha. Chúng ta tuyên xưng như thế trong Kinh Tin Kính (Creclo): “Tôi tin Thiên Chúa là Cha toàn năng”. Điều này không có ý loại trừ Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng quyền năng được quy gán cách đặc biệt cho Chúa Cha do sự ái h?u hay sự thân thích (affinité) mà Chúa Cha có được thuộc tính về quyền năng cùng với đặc tính riêng biệt này. Thật vậy, Chúa Cha là nguồn mạch trong Ba Ngôi. Ngài là nguyên lý không nguyên lý. Thế nhưng, có một sự thân thuộc giữa quyền năng và đặc tính của Chúa Cha như nguyên lý không nguyên lý. B?i vì, quyền năng cũng có nghĩa là “nguyên lý”: Quyền năng là nguyên lý hoạt động và là nguyên lý các kết quả đến từ hoạt động này. Vì thế căn cứ vào sự gần gũi hay thân thuộc thực sự này giữa khái niệm về quyền năng và khái niệm về nguyên lý không nguyên lý, người ta qui gán quyền này cách đặc biệt cho Chúa Cha. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận rằng, mỗi Ngôi Vị có cùng môït quyền năng. Như vậy, điều đó chính là mục đích của sự biệt ứng, việc qui gán quyền năng cho Chúa Cha, đó là làm cho lý trí chúng ta hiểu rõ hơn đặc tính của Ngài. Điều đó khai mở cho trí khôn chúng ta biết rõ Chúa Cha như là nguyên lý không nguyên lý trong Ba Ngôi và như thế chính là làm sáng tỏ Ngôi Cha. Có thể nói rằng, học thuyết thần học về sự biệt ứng làm sáng t? nhiều khẳng định Kinh Thánh.
    Tuy nhiên, chúng ta cũng hãy coi chừng, các thuộc tính được biệt ứng không được lẫn lộn với các đặc tính phân biệt của các Ngôi Vị. Khi sử dụng sự biệt ứng, chúng ta giả định trước là đã có học thuyết về các đặc tính riêng rồi và nó không thay thế một trường hợp nào đối với các đặc tính đó. Chẳng hạn như sự thiện mà người ta biệt ứng cho Chúa Thánh Thần, nó là một thuộc tính chung cho cả Ba Ngôi. Theo định nghĩa, sự thiện là lý do và đối tượng của tình yêu. Nhưng mà Chúa Thánh Thần là hiện thân Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Do sự thân thuộc này mà người ta biệt ứng cho Chúa Thánh Thần sự thiện như vậy. Ý nghĩa của sự biệt ứng này là cái theo sau. Trong đức tin, sau khi chúng ta được hiểu biết Ngôi Thánh Thần theo đặc tính riêng biệt của Ngài (xuất phát hay nhiệm xuất), thì việc biệt ứng sự thiện hảo cho Chúa Thánh Thần giúp trí khôn chúng ta dễ phân biệt Ngôi Vị của Ngài hơn theo cách của một thực tại (vì ngang qua các hiệu quả trong thế giới, sự thiện thần linh giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận hơn sự nhiệm xuất, một đặc tính lập hữu của Chúa Thánh Thần!).
    Chúng ta hãy lấy một thí dụ khác: qua việc nhận làm nghĩa tử, Thiên Chúa là Cha làm cho con người trở thành những người con riêng của Ngài nhờ Con Một và Thánh Thần. Nhận làm dưỡng tử, đó là một hoạt động. Hoạt động này kéo theo một hiệu quả là tử hệ dưỡng nghĩa. Trong sự cố hữu của bản thể, nghĩa là trong tư cách là một kết quả được tạo nên, tử hệ có cả Ba Ngôi làm nguyên nhân. Thánh Thomas giải thích: “Việc nhận làm con được biệt ứng cho Chúa Cha như là Tác Giả, cho Chúa Con như là Kiểu Mẫu, và cho Chúa Thánh Thần như là Đấng ghi khắc trong chúng ta sự đồng hình đồng dạng với Chúa Con”[1]. Ba Ngôi cùng nhau thực hiện việc nhận làm con của Thiên Chúa, trong cùng một hoạt động. Và trong chính hoạt động này, mỗi Ngôi can thiệp theo cách phân biệt đặc tính của riêng mình. Cho nên, hành động nhận làm nghĩa tử được biệt ứng cho mỗi Ngôi theo một khía cạnh biểu hiện sự thân thuộc đặc biệt với cách thức đặc thù mà Ngôi Vị này hoạt động.
    Việc nhận làm con được biệt ứng cho Chúa Cha như là Tác Giả (Auteur) của nó. Thực vậy, Chúa Cha là nguồn mạch của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần. Nhờ các Ngài mà Chúa Cha đón nhận chúng ta như con cái của Người. Người ta đã quả quyết cách chính đáng rằng, Chúa Cha cho chúng ta được làm con cái Thiên Chúa. Dưới một khía cạnh khác, việc nhận làm con biệt ứng cho Chúa Con, vì Chúa Con là Kiểu Mẫu của tất cả tử hệ. Đặc tính của Ngài, đó là một hữu thể được Chúa Cha tác sinh. Như thế, Ngài là Kiểu Mẫu của tử hệ, qua đó nhân loại được sinh ra cho một đời sống mới để trở nên con cái Thiên Chúa. Cũng vì lý do đó mà người ta đã qui gán viêïc nhận làm con cho Chúa Con khi khẳng định: “Chúa Con cho chúng ta được làm con cái Thiên Chúa”. Cuối cùng, việc nhận làm con biệt ứng cho Chúa Thánh Thần dưới khía cạnh là Ân Huệ của Chúa Cha và Chúa Con, nên Chúa Thánh Thần liên kết nhân loại với Chúa Con và ban cho họ được tham dự vào tử hệ của Chúa Con. Vì vậy người ta đã khẳng định rất đúng đắn rằng Chúa Thánh Thần là Đấng cho chúng ta được làm con cái Thiên Chúa.
    Việc làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, đó là hoạt động chung mà người ta biệt ứng cho Ba Ngôi. Chúa Cha làm cho nhân loại trở nên con cái Người với tư cách là nguồn mạch của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhờ các Ngài, Chúa Cha thực hiện việc nhận làm dưỡng tử. Chúa Con mang lại tử hệ dưỡng t? theo như Ngài là Đấng được sinh từ Chúa Cha. Còn Chúa Thánh Thần làm cho nhân loại trở nên con cái Thiên Chúa trong tư cách Ngài là Thần Khí của Chúa Cha và của Chúa Con. Đó là những đặc tính riêng làm nền tảng cho sự biệt ứng. Các đặc tính riêng này chú ý đến khía cạnh các đặc tính Ngôi Vị, nghĩa là về phía các tương quan của Ngôi Vị thần linh với Ngôi Vị thần linh. Chỉ có một hoạt động duy nhất (nhận làm nghĩa tử) được Ba Ngôi thần linh thực hiện. Chỉ có một kết quả duy nhất có nguyên lý là Ba Ngôi (tử hệ dưỡng tử qui chiếu chúng ta đến tất cả Ba Ngôi trên quan điểm hữu thể học) và sự biệt ứng cho chúng ta nhận thức rõ hơn chiều kích sâu xa của Ba Ngôi trong việc nhận làm nghĩa tử.
    Chúng ta hãy tóm tắt cách vắn gọn các yếu tố này. Ba Ngôi Thiên Chúa hoạt động trong thế giới do cùng một hoạt động duy nhất. Vì thế, các kết quả của hoạt động thần linh này cũng chung cho cả Ba Ngôi. Trong hoạt động duy nhất của Ba Ngôi, mỗi Ngôi đều hoạt động căn cứ vào bản tính chung và mỗi Ngôi đều can thiệp theo cách phân biệt của đặc tính mình. Sự thân thuộc của một hoạt động hay một khía cạnh nào đó của một hoạt động hoặc của một kết quả cùng với đặc tính của một Ngôi Vị thần linh dẫn đến việc biệt ứng hoạt động này hay kết quả này cho một Ngôi Vị thần linh nào đó đến mức các đặc tính riêng của các Ngôi Vị biểu lộ cho chúng ta biết rõ ràng hơn.



    [1] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, III, q. 23, a. 2, ad 3.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  24. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  25. #52
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Ba Ngôi Sáng Tạo Và Nhiệm Cục Của Ba Ngôi.

    Vì mọi hoạt động thần linh đều là của Ba Ngôi, nên công trình đầu tiên phải kể đến đó là sự sáng tạo. Thiên Chúa là Cha đã nhờ Ngôi Lời và Thánh Thần mà sáng tạo muôn loài. Thánh Irénée thành Lyon đã giải thích điều đó cách hoành tráng khi trình bày việc sáng tạo con người:
    Chẳng phải các Thiên Thần đã tạo ra cũng như nắn đúc con người – Vì các Thiên Thần không thể tạo ra hình ảnh Thiên Chúa, cũng không phải một loài nào khác ở ngoài Thiên Chúa thật, cũng không phải một quyền năng nào xa vời với Chúa Cha của muôn vật đã có thể tạo nên hình ảnh Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa không cần chúng để tạo ra điều mà chính Ngài đã quyết định trước. Chẳng lẽ Ngài không có hai Bàn Tay sao! Quả thực, vốn dĩ ở bên Ngài có cả Lời và Khôn Ngoan- Chúa Con và Thánh Thần. Chính nhờ các Ngài và trong các Ngài mà Chúa Cha tạo nên mọi sự cách tự do và hoàn toàn độc lập, và chính Chúa Cha ngỏ lời với các Ngài khi nói: “Chúng ta hãy làm nên con người giống hình ảnh chúng ta và giống như chúng ta” (St 1, 26). Vậy, Thiên Chúa đã dùng chính bản thể Ngài mà sáng tạo muôn loài, và kiểu mẫu và hình thức các sự vật cũng theo một thể thức như theá [1].
    Chúa Con và Chúa Thánh Thần là hai “Bàn Tay”, nhờ đó, Chúa Cha tác thành hữu thể nhân loại và đưa nó đến sự hoàn hảo. Nhờ vào “hai Bàn Tay” của mình, Chúa Cha đã làm cho con người hiện hữu giống hình ảnh Thiên Chúa. Trong đoạn văn này, thánh Irénée bác bỏ tư tưởng ngộ đạo cho rằng, thế giới hữu hình đến từ một thực tại thấp kém hơn Thiên Chúa. Đức tin Kitô giáo tách biệt các tư tưởng nổi dậy theo kiểu ngộ đạo. Trong thế giới hữu hình, con người không phải là kết quả của một sự suy giảm, nhưng nó đến từ hoạt động mà Chúa Cha thực hiện qua Con Một và Thánh Thần, nhất là chủ đề về “Hai Bàn Tay” này cho thấy rằng, sự sáng tạo và cứu độ con người là công trình của Thiên Chúa trong tư cách Ba Ngôi. Hoạt động thần linh chỉ là một và dạng thức của nó thực chất là của Ba Ngôi. Chính Thiên Chúa Ba Ngôi dẫn con người đến chỗ hoàn thành ơn gọi của chúng, tức là Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên họ. Và Thiên Chúa sáng tạo cũng như Ngài cứu độ, nghĩa là theo cách thức của Ba Ngôi: Chúa Cha sáng tạo và cứu độ nhờ Con Một và Thánh Thần. Chúng ta không được giới hạn cách thức này của Ba Ngôi đối với ân sủng và sự cứu độ, nhưng cần phải nhận biết bản tính của Ba Ngôi trong toàn thể nhiệm cục thần linh và trước hết, đó là sự sáng tạo, nhờ đó vũ trụ được tạo thành và nhờ đó chúng ta hiện hữu. Vi?c cứu độ của Chúa Ba Ngôi có nền tảng trong sự sáng tạo của Ngài.
    Đoạn văn này của thánh Irénée cho thấy điều mà chúng ta gọi là “cách hoạt động riêng” của Chúa Cha: Chúa Cha hoạt động nhờ Con Một và nhờ Chúa Thánh Thần. Nơi khác, thánh Irénée giải thích: “Thiên Chúa sở hữu một Lời, do đó, Ngài đã tạo dựng mọi sự nhờ Lời của Ngài. Thiên Chúa cũng có Thánh Thần, do đó, Ngài đã sắp đặt mọi sự nhờ Thánh Thần của Ngài”[2]. Người ta cũng có thể phân biệt nơi đó một loại “biệt ứng” của nhiều khía cạnh khác nhau trong công trình thần linh: bản thể những sự được tạo thành, kiểu mẫu của những điều được thực hiện, hình thức của các vật đã được sắp xếp. Sự kiện ban ban tặng hình thức và sự hiện hữu cho thụ tạo được qui gán cho Ngơi Lời. Còn về Chúa Thánh Thần, Ngài là Đấng sắp xếp các sự vật theo một trật tự hài hoà và có thể gọi Ngài là Đấng hoàn thành công trình thần linh. “Ngôi Lời thiết lập, nghĩa là ban hình thức và sự hiện hữu, trong khi Thánh Thần sắp xếp kết quả khác nhau của quyền năng”[3]. Thánh Irénée cho thấy sự phân biệt giữa các Ngôi Vị thần linh trong chính hoạt động của các Ngài.


    [1] Saint IrÉnÉe de Lyon, Contre les hérésies, IV, 20, 1 (SC, 100-2, p. 625-627) ; voir aussi Contre les hérésies, IV, Préface, 4 (SC, 100-2, p. 391) : « Car l'homme est un mélange d'âme et de chair, et d'une chair formée selon la ressemblance de Dieu et modelée par ses Mains, c'est-à-dire par le Fils et l'Esprit, auxquels il a dit : "Faisons l'homme" » ; voir encore IV, 7, 4 (p. 463-465).

    [2] Saint IrÉnÉe, Démonstration de la prédication apostolique, 5 (SC, 406, p. 91).

    [3] Saint IrÉnÉe, ibid.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  26. Có 6 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  27. #53
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Thánh Thomas d’Aquin đã diễn tả chiều kích sáng tạo của Ba Ngôi trong một công thức ngắn gọn: “Những nhiệm xuất của các Ngôi Vị thần linh là căn nguyên của việc tạo thành”[1]. Thiên Chúa Cha đã sáng tạo nhờ Chúa Con. Có thể nói, sự nhiệm sinh từ đời đời của Chúa Con, bởi Chúa Cha là lý do và kiểu mẫu của sự hình thành các thụ tạo. Chúng đón nhận từ Thiên Chúa một sự thông phần vào bản thể và sự sống trong sự sáng tạo. Hành động sáng tạo này được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, Đấng là Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Sự nhiệm xuất từ đời đời của Chúa Thánh Thần xem ra là lý do của các công trình mà Chúa Cha thực hiện nhờ ý chí tự do của Ngài. Chính vì cùng một Tình Yêu mà Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau và yêu mến chúng ta. Chắc hẳn, sự nhiệm sinh của Chúa Con và sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần thì vĩnh cửu và “tất yếu”, trong khi sự sáng tạo xảy ra trong thời gian và tuỳ thuộc vào ý muốn của Thiên Chúa, nhưng sự sáng tạo trực tiếp liên kết với đời sống Ba Ngôi.
    Khi đưa ra thêm một bước bổ sung, thánh Thomas d’Aquin cũng đã giải thích rằng, chính các tương quan Ba Ngôi là nguyên nhân của vũ trụ[2]ï. Các tương quan gi?a các Ngôi Vị thần linh (phụ hệ, tử hệ, nhiệm xuất), trong tư cách chúng đồng nhất hoá với chính các Ngôi Vị này, là cội nguồn sự phân biệt và là cội nguồn của vô số thọ tạo. Trong sự đa dạng khác thường của vũ trụ được sắp đặt có lớp lang, đa số các thụ tạo đều tìm thấy nguồn mạch của mình trong các tương quan Ngôi Vị của Thiên Chúa Ba Ngôi.
    Cuối cùng, cũng như các sự nhiệm xuất của các Ngôi Vị thần linh là nguyên nhân của thế giới được tạo thành, một nguyên nhân siêu việt và tự do. Chúng cũng là nguồn mạch sự hiệp nhất của các Thiên Thần và loài người với Thiên Chúa. Nhờ “sự nhiệm xuất trong thời gian” của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nghĩa là qua việc sai phái Chúa Con và sứ mệnh của Chúa Thánh Thần, các Thiên Thần và loài người đón nhận việc kết hợp với Thiên Chúa, Đấng là cùng đích và hạnh phúc của họ. Có thể nói lúc bấy giờ, trong con người, toàn thể vũ trụ “quay về” với Thiên Chúa. Chúng ta đã trở về công trình thần thánh hoá này xa hơn khi trình bày các “sứ vụ” của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
    Bây giờ, chúng ta cần phải giữ lại sự duy nhất của chức năng sáng tạo và ân sủng của Ba Ngôi. Trong tư cách là tặng phẩm của ân sủng, sự sáng tạo là một công trình mà Chúa Cha đã thực hiện nhờ Chúa Con và Thánh Thần. Sự sáng tạo được tìm thấy nơi nền tảng cứu độ: có ân sủng tất phải có tự nhiên. Ân sủng chữa lành bản tính tự nhiên bị thương tích do tội lỗi, củng cố và đem nó đến chỗ hoàn thành. Chiều kích sáng tạo của Ba Ngôi cho phép nắm bắt hồng ân sự sống tự nhiên trong toàn bộ chiều sâu của nó. Vũ trụ được tạo thành là công trình của Lời đầy khôn ngoan (Chúa Cha sáng tạo nhờ Chúa Con) và Tình Yêu. Do đó, người ta tìm thấy những sự “tương tự” trong thế giới để nói về Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi sáng tạo thế giới nhờ Con Một và Thánh Thần, Thiên Chúa đã ban nó cho chúng ta như là “cuốn sách đầu tiên”, trong đó, Ngài tự mặc khải cho chúng ta cách chắc chắn và cũng qua cuốn sách đó, Ngài chuẩn bị cho chúng ta đón nhận sự mạc khải của Ngài.


    [1] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 45, a. 6, ad 1.

    [2] Saint Thomas d'Aquin, Ecrit sur les Sentences, livre I, dist. 26, q. 2, a. 2, ad 2.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  28. Có 5 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  29. #54
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Người ta gọi “các dấu vết của Ba Ngôi” là những dấu ấn mà Ba Ngôi sáng tạo đã để lại trong tất cả thụ tạo. Ngoài việc duy một mình đức tin cho phép phân biệt, những dấu vết này gợi lên một cái nhìn chiêm niệm về vũ trụ tạo thành. Người ta gọi dấu ấn đặc biệt này là “hình ảnh” mà Ba Ngôi đã khắc ghi nơi các Thiên Thần và loài người trong mức độ nào đó mà các Thiên Thần và loài người có khả năng nhận biết Thiên Chúa và yêu mến Người. Nghĩa là trong chừng mực mà chúng có thể được hướng lên sự hiệp thông với Thiên Chúa nhờ ân sủng, để rồi họ được tham dự vào hạnh phúc của Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự hiệp thông các thánh. Đôi khi, người ta phân biệt “hình ảnh” và “sự tương tự” khi xác định “hình ảnh” là một đức tính mà hữu thể nhân loại đã đón nhận qua sự sáng tạo và nó không thể mất được. Trong khi sự “tương tự” biểu thị sự tiến triển “hình ảnh” nhờ ân sủng, nghĩa là sự thông hiểu từng bước vào Chúa Kitô nhờ hồng ân Thánh Thần[1].
    Chúng ta đã nhấn mạnh rằng, hoạt động thần linh là của cả Ba Ngôi và vũ trụ được tạo thành phản ánh hoạt động thần linh đó. Chúng ta cũng cần phải thêm rằng nhiệm cục thần linh được mặc khải theo sự xếp đặt hay “cách bố trí” của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta sẽ minh hoạ khía cạnh này cùng với thánh Irénée là vị thánh đã cống hiến một cái nhìn rất sâu xa về “tiến trình của Chúa Ba Ngôi” trong nhiệm cục thần linh.
    Con người không bao giờ có thể nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng nếu Thiên Chúa muốn thì Ngài sẽ cho con người được thấy Ngài như Ngài muốn. Bởi vì Thiên Chúa có thể làm mọi sự: thuở xưa con người được thấy Ngài như Ngài qua trung gian Thánh Thần theo cách của ngôn sứ, rồi con người cũng được thấy Ngài qua trung gian Chúa Con theo cách dưỡng tử. Con người còn được thấy Thiên Chúa trong vương quốc Thiên Chúa theo tương quan phụ hệ. Thánh Thần chuẩn bị trước con người cho Con Thiên Chúa. Còn Chúa Con dẫn đưa con người đến với Thiên Chúa Cha và Chúa Cha ban cho con người sự bất diệt và sự sống đời đời nhờ việc nhìn thấy Thiên Chúa. Đó là lý do mà con người không thể nắm bắt, không thể hiểu và không thể thấy được Thiên Chúa, nên Ngài tự tỏ mình ra cho con người thấy, hiểu và nắm bắt được Ngài, ngõ hầu làm sống động những ai nắm bắt và thấy Ngài. […]. Bởi vì, con người không thể sống nếu không có sự sống và chỉ có sự sống nhờ được thông phần vào Thiên Chúa. Và sự thông phần vào Thiên Chúa hệ tại ở chỗ thấy Thiên Chúa và hưởng nhờ sự tốt lành của Ngài[2].
    Nhiệm cục của Ba Ngôi giúp chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là ai. Trước hết, thánh Irénée nhấn mạnh rằng, Thiên Chúa tự tỏ mình cho chúng ta thấy. Thấy Thiên Chúa, đó là hiểu biết Ngài nhờ một sự hiểu biết biến đổi là cho chúng ta được tham dự vào sự sống của Ngài. Mục đích của các “nhiệm cục” đó là sự sống sung mãn vinh quang Thiên Chúa. Thế nhưng, sự sống sung mãn cốt tại sự nhận biết Thiên Chúa: “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17, 3). Sự nhìn thấy Thiên Chúa này không đến bất chợt “từ bên ngoài”, nhưng chính từ trong bản thể Thiên Chúa tỏ cho thấy. Như thế, con đường cứu độ theo cách thức Ba Ngôi được kết cấu xoay quanh việc nhìn thấy Thiên Chúa theo ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất có thể nói gần như Chúa Thánh Thần là Đấng chuẩn bị cho con người đón nhận Chúa Con. Còn tâm điểm của giai đoạn thứ hai là Chúa Con nhập thể với mục đích nhận chúng ta làm nghĩa tử (đồng hình đồng dạng với Chúa Con, sự hiệp nhất với Thiên Chúa theo chế độ đức tin). Và Chúa Con hướng dẫn Giáo hội đến chỗ hoàn thành con đường là sự sống đời đời, ấy là kết quả của việc nhìn thấy Thiên Chúa trong Nước Trời. Trong sự trình bày nhiệm cục của Chúa Ba Ngôi này, công trình của một Ngôi Vị thần linh được qui chiếu vào một Ngôi Vị khác: Chúa Thánh Thần dẫn dắt nhân loại đến Chúa Con; và Chúa Con dẫn đến Chúa Cha. Khi liên kết mỗi giai đoạn hoặc mỗi thời kỳ của nhiệm cục với một Ngôi Vị thần linh nào đó, thánh Irénée bày tỏ sự phân biệt của các Ngôi Vị và hiệp nhất các Ngôi Vị ấy theo một trật tự. Nói khác đi, thánh Irénée trình bày Ba Ngôi trong khi trình bày nhiệm cục thần linh và ngài khám phá nhiệm cục này khi trình bày Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo lý về Chúa Ba Ngôi và lịch sử cứu độ liên kết với nhau cách mật thiết. Chúng soi sáng cho nhau cách tương hỗ.
    Vì vậy, đây là sự chuẩn bị cứu độ của Ba Ngôi: “Cũng như kết quả sứ mệnh của Chúa Con là hướng dẫn con người đến với Chúa Cha, kết quả sứ vụ của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn những kẻ tin đến với Chúa Con”[3]. Ở chương thứ ba trên đây, chúng ta đã quan sát trật tự này của các Ngôi Vị thần linh trong hoạt động của các Ngài khi qui chiếu vào phép rửa.
    Những người nhận lấy Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ đến với Ngôi Lời, nói cách khác, đó là đến với Chúa Con và Chúa Con dẫn họ đến với Chúa Cha, còn Chúa Cha ban cho họ sự bất diệt. Như thế thì, nếu như không có Chúa Con thì người ta không thể đến với Chúa Cha: vì nhận biết Chúa Cha chính là nhận biết Chúa Con và nhận biết Chúa Con là nhờ Thánh Thần. Còn về Thánh Thần, thì Chúa Con phân phát theo ý muốn tốt lành của Chúa Cha cho những người Ngài muốn và theo cách mà Chúa Cha muốn ban cho[4].


    [1] Voir par exemple saint IrÉnÉe de Lyon, Contre les hérésies, V, 16, 2 (SC, 153, p. 216-217). Voir Adalbert Hamman, L'Homme, image de Dieu. Essai d'une anthropologie chrétienne dans l'Eglise des cinq premiers siècles, Paris, 1987, p. 64-69.

    [2] Saint IrÉnÉe de Lyon, Contre les hérésies, IV, 20,5 (SC, 100-2, p. 639-643).

    [3] Saint Thomas d'Aquin, Commentaire sur saint Jean, 14, 26 (n° 1958).

    [4]Saint IrÉnÉe, Démonstration de la prédication apostolique, 7 (SC, 406, p. 93).
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  30. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  31. #55
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Phép rửa tóm tắt sự bố trí nhiệm cục của Ba Ngôi. Nhờ Chúa Thánh Thần mà nhân loại được nhận biết Chúa Con và qua Chúa Con, họ tiếp xúc với Chúa Cha. Trong đoạn trích cuối cùng, người ta cũng có thể ghi nhận một tương quan kép giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần: một phần, Chúa Thánh Thần tỏ cho chúng ta biết Chúa Con; một phần, Chúa Con tặng ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Thứ tự này được liên kết cách đặc biệt với các sứ vụ của các Ngôi Vị thần linh (sứ vụ Chúa Con và Chúa Thánh Thần). Chúa Cha xuất hiện như là nguồn mạch và chung cuộc riêng của nhiệm cục, vì chính Ngài là Đấng sai phái Chúa Con và Chúa Thánh Thần và nhờ Ngài mà Chúa Con và Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo hội.
    Sự chuẩn bị nhiệm cục của Ba Ngôi cũng có thể được biểu thị bằng nhiều cách bổ sung khác nhau. Một trong các truyền thống đó là trình tái tạo trật tự các Ngôi Vị theo sự chuyển thông của đời sống thần linh trong chính Ba Ngôi Thiên Chúa (chuỗi thứ tự Cha – Con – Thánh Thần): việc tạo dựng được qui gán cho Chúa Cha, sự tái tạo được qui gán cho Chúa Con và ân huệ sự sống vinh quang được qui gán cho Chúa Thánh Thần. Cách tiếp cận này có thể được giải thích bằng phương cách “biệt ứng” là đặt lại sự thân thuộc các công trình của Thiên Chúa với đặc tính của Ngôi Vị thần linh nào đó (chẳng hạn, sự sáng tạo được qui gán cho Chúa Cha). Chúng ta không lẫn lộn các công trình chung của cả Ba Ngôi với các đặc tính xác định các Ngôi Vị riêng biệt, cũng như sự biệt ứng cho phép làm sáng tỏ (nghĩa là “biểu lộ”) các Ngôi Vị riêng biệt trong sự sắp xếp của nhiệm cục.
    Giáo lý Giáo hội Công giáo gợi lên một sự tiếp cận tương tự với ý tưởng trên đây khi liên kết đức tin vào Ba Ngôi với “các ân huệ mà Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc mọi điều thiện hảo, là Đấng Cứu Chuộc, là Đấng Thánh Hoá, đã ban cho con người”[1]. Ba Ngôi thực hiện nhiệm cục cách khắng khít với nhau do cùng một hoạt động duy nhất. Trong đó, mỗi Ngôi can dự đúng theo như đặc tính tương quan của mình.
    Nhiệm cục không tạo nên Ba Ngôi (nó không làm cho Thiên Chúa hiện hữu trong tư cách là Ba Ngôi), nhưng nhiệm cục tỏ bày Ba Ngôi vĩnh cửu, chủ yếu tự mạc khải mình trong sự nhập thể của Chúa Con và trong ân huệ của Chúa Thánh Thần. Và trong đức tin, khi chúng ta chiêm ngắm các Ngôi Vị riêng biệt theo các đặc tính vĩnh cửu, đều giúp chúng ta phân biệt rõ hơn hoạt động của các Ngôi Vị này. Có thể nói, nhiệm cục sáng tạo và ân sủng được hoà điệu (ăn khớp) nhau nhờ các tương quan của các Ngôi Vị thần linh không hề tách rời nhau khi thực hiện nhiệm cục đó. Việc suy niệm về nhiệm cục của Ba Ngôi nhằm nuôi dưỡng và tăng cường lòng khát khao hiệp nhất với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Cùng đích của toàn bộ nhiệm cục thần linh là đưa các thụ tạo đến hợp nhất trọn vẹn với Ba Ngôi diễm phúc” (x. Ga17, 21-23)”[2].


    [1] Catéchisme de l'Église catholique, n° 14.

    [2] Catéchisme de l'Église catholique, n° 260.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  32. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  33. #56
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Ba Ngôi Nội Tại Và Ba Ngôi Trong Nhiệm Cục.


    Ngày hôm nay, việc suy tư thần học về Ba Ngôi thường sử dụng các thuật ngữ “Ba Ngơi nội tại” và “Ba Ngôi trong nhiệm cục". Trong những năm của thập niên 1960, nhờ được thừa hưởng những thôi thúc, nhất là do Karl Barth (thần học gia Tin lành) mang lại, Karl Rahner (một thần học gia Công giáo) đã triển khai nguyên lý ngài đã trình bày sau đây như là “tiền đề nền tảng” của giáo lý về Chúa Ba Ngôi: “Ba Ngôi tự mặc khải mình trong nhiệm cục cứu độ là Ba Ngôi nội tại và hỗ tương”[1]. “Ba Ngôi trong nhiệm cục cứu độ chính là Ba Ngôi nội tại và ngược lại”[2]. Qua thuật ngữ “Ba Ngơi trong nhiệm cục cứu độ ", chúng ta cần phải hiểu rằng, Ba Ngôi mạc khải và thông ban chính mình trong hoạt động, đặc biệt trong Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Con và ân huệ Thánh Thần vì ích lợi cho chúng ta. Bên cạnh đó, kiểu nói “Ba Ngôi nội tại” biểu thị chính bản thể Ba Ngôi trong hữu thể sâu kín và trong các tương quan vĩnh cửu của Ngài. Vế thứ nhất của tiền đề nền tảng (“Ba Ngôi trong nhiệm cục cứu độ, chính là Ba Ngôi nội tại”) nhấn mạnh rằng, hẳn thật, nhiệm cục cứu độ là sự biểu lộ và sự hiệp thông của chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Ở vế thứ hai (“và ngược lại”) xác định rằng Ba Ngôi được thông ban cách toàn vẹn và dứt khoát trong Chúa Giêsu Kitô và trong sự trào tràn Chúa Thánh Thần.
    Đặc biệt, Karl Rahner tìm cách chứng minh rằng Ba Ngôi là Mầu Nhiệm Cứu Độ tiêu biểu nhất. Thiên Chúa tự ban tặng bản thể mình trong đặc tính “tự thông truyền” của Ngài. Sự cứu độ cốt tại trong ân huệ mà chính Thiên Chúa Ba Ngôi thực hiện. Ân huệ này được thực hiện trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Chính Karl Kahner cũng muốn tránh việc chia cách giáo huấn thần học về Chúa Ba Ngôi và giáo huấn liên quan đến các thực tại đức tin khác (đặc biệt giáo huấn về công trình cứu độ của Đức Kitô). Ngài còn nhấn mạnh rằng, các Ngôi Vị thần linh hoạt động cách khác biệt nhau và trong ân sủng, mỗi Ngôi Vị thần linh được thông ban cho chúng ta theo đặc tính riêng của Ngài: “Hai mầu nhiệm này, một cho chúng ta ân sủng và một cho chính Thiên Chúa, hai mầu nhiệm này chỉ là một mầu nhiệm duy nhất và khôn dò”[3].
    Nhiệm cục cứu chuộc là con đường duy nhất giúp chúng ta tiếp xúc với mầu nhiệm Ba Ngôi. Và trong nhiệm cục này, Thiên Chúa tự mạc khải và thông ban chính mình đúng theo như bản thể của Ngài. Đó là chân lý mà cả lạc thuyết Arius và lạc thuyết Sabellius đã không có cơ hội đạt đến. Thực ra trong Mầu Nhiệm Cứu Độ, chính Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng tự mạc khải và thông ban chính mình. Nhiệm cục cứu độ không phải là một “tấm chắn” giữa Thiên Chúa và con người, nhưng thực ra nó ban cho con người đạt đến với Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Ba Ngôi được mạc khải và truyền thông cho chúng ta trong Nhiệm Cục Cứu Độ và không còn mạc khải nào “sau” nhiệm cục này nữa. Để hiểu được “ định đề nền tảng” này, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt một vài điều đúng đắn. Trước hết, chúng ta không được lẫn lôïn đặc tính vĩnh cửu của Thiên Chúa và thời gian của Nhiệm Cục Cứu Độ. Lịch sử cứu độ mạc khải Ba Ngôi, nhưng đó không phải là Nhiệm Cục Cứu Độ ban tặng ngôi vị tính riêng biệt cho Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Nhiệm cục không cấu thành Ba Ngôi. Chúa Cha không trở nên Chúa Cha do tương quan của Ngài với chúng ta trong Chúa Kitô, nhưng Ngài vốn là Cha từ đời đời. Thứ hai, hữu thể đời đời của Thiên Chúa thì “tất yếu” trong khi nhiệm cục thì tuyệt đối tự do, nhưng không và không tất yếu. Chẳng có gì bó buộc Thiên Chúa Ba Ngôi tự mạc khải và tự ban chính mình trong ân sủng. Vì đó là một công trình hoàn toàn nhưng không. Thứ ba, chúng ta không được lẫn lộn thực tại của chính Ba Ngôi trong mầu nhiệm siêu việt của Ngài với sự nhận biết và kinh nghiệm nhân loại mà chúng ta có thể có về thực tại đó. Trong mầu nhiệm riêng của mình, chính Ba Ngôi tự mạc khải và thông truyền trong nhiệm cục, nhưng con người nhận thức và kinh nghiệm cách có giới hạn, cân xứng với điều kiện của thụ tạo (trong ý nghĩa đó, không có sự đồng nhất thuần tuý và đơn thuần giữa “Ba Ngôi nội tại” và “Ba Ngôi trong nhiệm cục cứu độ”). Nhiệm cục cứu độ không làm cạn kiệt mầu nhiệm Ba Ngôi. Điều đó dẫn chúng ta đến với sự đúng đắn thứ tư. Đó là sự tham sự của con người vào đời sống Ba Ngôi sẽ chỉ được tìm thấy sự hoàn thành của mình ở bên kia lịch sử, trong sự nhìn thấy Ba Ngôi diễm phúc. Vì lẽ, đây là một sự chờ đợi, một “khoảng cách” hãy còn tồn tại. Tóm lại, Thiên Chúa tự mạc khải và thông truyền trong tư cách là Ba Ngôi, bởi vì Ngài tồn tại chính trong tư cách Ba Ngôi và hoạt động theo như bản thể Ngài. Tuy nhiên, việc đón tiếp mạc khải của Thiên Chúa và ân huệ mà chính Ngài ban tặng trong nhiệm cục, không làm cạn kiệt mầu nhiệm của Ba Ngôi trong chính bản thể.
    Thực ra, người ta tự nhủ rằng thật là chích xác biết bao khi trình bày đức tin vào Ba Ngôi xung quanh sự đồng nhất và sự phân biệt giữa “Ba Ngôi nội tại” và “Ba Ngôi trong nhiệm cục cứu độ”. Cách riêng đối với Karl Barth, sự suy tư được liên kết với việc xây dựng thần học này hiển nhiên có một giá trị lớn lao. Và định đề được Karl Rahner trình bày mang lại một sự đóng góp đáng lưu ý đối với sự phát triển thần học về Ba Ngôi. Nhưng mà, khi giáo lý về Ba Ngôi được đặt ra trong những thuật ngữ đó, đôi khi nó dẫn đến viêïc trình bày đức tin vào Chúa Ba Ngôi theo cách biện chứng, thậm chí cả chủ nghĩa hình thức. Truyền thống thần học cho thấy rằng, có nhiều cách thức khác nhau để trình bày chân lý mạc khải của Ba Ngôi và bày tỏ ân huệ mà chính Ba Ngôi thực hiện trong nhiệm cục. Dĩ nhiên có một con đường sáng tỏ hơn hết hệ tại ở trong giáo lý về “các sứ vụ” của các Ngôi Vị thần linh. Với con đường đó, chúng ta sẽ kết thúc việc trình bày của chúng ta.

    [1] Karl Rahner, «Méthode et structure du traité de la Trinité», dans Mysterium salutis, vol. VI, Paris, 1971, p. 15-57, ici p. 29.

    [2] Karl Rahner, Écrits théologiques, t. VIII, Paris, 1967, p. 120. Pour une réflexion développée sur le sens de cet « axiome fondamental », voir Luis F. Ladaria, La Trinità, Mistero di communione, Milan, 2004, p. 13-86.

    [3] Karl Rahner, Écrits théologiques, t. VIII, p. 135.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  34. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  35. #57
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Các Sứ Vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần.

    Ân huệ Ba Ngôi trong đời sống thần linh được thực thiện bởi sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tức là qua sứ vụ của các Ngài. Để trình bày giáo huấn Thánh Kinh, một trào lưu được coi là có thế giá xuất phát từ thánh Âutinh đã bày tỏ hoạt động cứu độ của Ba Ngôi khi nghiên cứu các “sứ vụ hữu hình” và “các sứ vụ vô hình” của Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy khởi sự bằng việc giải thích cách vắn tắt ý nghĩa của các thành ngữ này. “Sứ vụ hữu hình” của Chúa Con xác định sự sai đi của Ngài trong thân xác, nghĩa là sự nhập thể được trình bày trong các mầu nhiệm đời sống của Chúa Con trong bản tính nhân loại của Ngài. Sứ vụ hữu hình của Chúa Con thì duy nhất, vì chỉ có một mầu nhiệm nhập thể duy nhất, nhưng Tân Ước cho thấy nhiều “sứ vụ hữu hình” của Chúa Thánh Thần[1]. Qua thành ngữ “những sứ vụ khả giác của Chúa Thánh Thần”, người ta xác định sứ vụ của Chúa Thánh Thần thật phong phú trong các dấu chỉ khả giác. Các dấu chỉ này biểu lộ sự sung mãn của ơn cứu độ trong Chúa Kitô (đặc biệt lúc Chúa Kitô chịu phép rửa) và sự ban Chúa Thánh Thần cho các Tông Đồ để thiết lập Giáo hội trong đức tin và đức ái (lễ Ngũ Tuần). Các “dấu chỉ hữu hình” liên quan đến các biến cố nền tảng lịch sử của ơn cứu độ, từ lúc Giáng sinh đến Lễ Ngũ Tuần.
    Người ta gọi sự sai phái Chúa Con và Chúa Thánh Thần vào trong các tâm hồn là “sứ vụ vô hình”: “Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ đến và ở với người ấy” (Ga 14, 23); “Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Chúa Con vào trong lòng chúng ta” (Gl 4, 6). Các sứ vụ đó được gọi là “vô hình” bởi vì chúng được thực hiện ngay bên trong tâm hồn những người công chính. Dù vậy, trong thực tế của cuộc sống, hoa trái của chúng cũng được biểu lộ ra bên ngoài. Trước hết, cúng ta hãy lưu ý đến các sứ vụ “hữu hình” để tiếp tục chứng minh tương quan của chúng với các sứ vụ “vô hình”, khi chúng ta phỏng theo giáo huấn của thánh Thomas d’Aquin[2].


    [1] Recueillant les fruits d'une tradition qui le précède, saint Thomas d'Aquin compte quatre « missions visibles » du Saint-Esprit : deux missionsvisibles sont faites sur le Christ Jésus (baptême et transfiguration), et deux autres aux apôtres (insufflation du Saint-Esprit suivant Jn 20 et Pentecôte suivant Ac 2). Voir saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 43, a. 7, ad 6.

    [2] Pour les références et davantage de détails, nous renvoyons à notre étude « Missions invisibles et missions visibles : le Christ et son Esprit », Revue thomiste, 106, 2006, p. 51-99. Pour une présentation plus ample, voir Charles Journet, Entretiens sur la Trinité, Saint-Maur, 1999 ; Entretiens sur le Saint-Esprit, Saint-Maur, 1997.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  36. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  37. #58
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    “Sứ vụ hữu hình” của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần.

    Biến cố nhập thể của Chúa Con và lễ hiện xuống (của Chúa Thánh Thần) mà chúng ta gọi là “các sứ vụ hữu hình” đã được xếp vào các sứ vụ “vô hình” như chúng ta sẽ trình bày cách sâu xa hơn. Con Thiên Chúa đã làm người, để rồi trong đức tin, chúng ta đón nhận nơi Ngài ân sủng và chân lý. Chúa Thánh Thần cũng tự mạc khải mình qua các dấu chỉ để cho thấy ân sủng dồi dào, nhờ đó Ngài thánh hoá Giáo hội từ bên trong.
    Các “sứ vụ hữu hình” (nhập thể của Chúa Con và sự sống trong thân xác của Ngài cũng như sứ vụ của Chúa Thánh Thần dưới các dấu chỉ đã được các chứng nhân chứng thực) là tất cả những lần mạc khải và cứu độ. Một đàng, các “sứ vụ hữu hình” này mạc khải các Ngôi Vị thần linh và biểu lộ việc ban tặng trong ân sủng. Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta đến với thế giới vô hình ngang qua thế giới hữu hình. Đó là cách thức nhận biết cùng bản tính với chúng ta: khởi đi từ kinh nghiệm khả giác mà chúng ta được dẫn đến với các thực tại ? bên kia giác quan. Thiên Chúa dùng các thực tại hữu hình để mặc khải mầu nhiệm của Ngài cho chúng ta. Đàng khác, các “sứ vụ hữu hình” của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần đem lại sự thánh hoá và ơn cứu độ. Hai khía cạnh này được liên kết mật thiết với nhau như là sự mạc khải và sự trao ban của các Ngôi Vị thần linh. Trước hết, chúng ta hãy nhìn nhận chúng trong sứ vụ của Chúa Con để tiếp tục suy xét chúng trong sứ vụ của Chúa Thánh Thần.
    “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh bởi một người đàn bà” (Gl 4, 4). Trong sự duy nhất của Ngôi Vị thần linh của mình, Chúa Con đảm nhận nhân tính đã được cưu mang trong cung lòng trinh Nữ Maria. Ngay từ giây phút đầu tiên của sự thụ thai, nhân tính đó là nhân tính của Con Thiên Chúa. Sự sai đi của Chúa Con lúc nhập thể được trình bày trong toàn bộ mầu nhiệm của sự hiện hữu Ngài trong thân xác. Việc sai đi này cho thấy Chúa Con được Chúa Cha nhiệm sinh từ đời đời. Sự sống của Chúa Con trong thân xác nhân loại, những lời nói và hành động của Ngài mạc khải sự nhiệm sinh từ đời đời bởi Chúa Cha. Sự sai đi này cũng mang lại ơn cứu độ cho chúng ta. Chúa Con trở nên người phàm để cứu độ nhân loại với sự cộng tác tích cực của nhân tính mà Ngài đã đảm nhận. Qua các mầu nhiệm đời sống trong thân xác, sự khổ nạn và sự phục sinh của Ngài, Con Thiên Chúa nhập thể đổ tràn Thánh Thần thánh hoá.
    Chúng ta hãy chiêm ngắm Chúa Kitô dưới ánh sáng đức tin của Công Đồng Chalcédoine (Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và người thật, hai bản tính hiệp nhất trong một Ngôi Vị, không lẫn lộn, không tách biệt). Trong bản tính Thiên Chúa với tư cách là Thiên Chúa thật, Chúa Con làm người là căn nguyên chính của ơn cứu độ. Trong nhân tính với tư cách là người thật, Chúa Con cũng là căn nguyên ơn cứu độ: nhân tính của Ngài là “dụng cụ” của Thiên Tính như đã được thánh Athanase d'Alexandrie, thánh Cyrille d'Alexandrie, thánh Jean Damascène và các tiến sĩ Kitô giáo khác giải thích. Nhân tính của Con Thiên Chúa nhập thể có quyền năng cứu độ, bởi vì nhân tính thì hiệp nhất với bản tính thần linh trong con người của Ngài và bởi vì nhân tính được hoàn thiện cách duy nhất như Chúa Thánh Thần. Sự hiệp nhất của bản tính nhân loại với bản tính thần linh trong Ngôi Con (Ngôi hiệp) tạo nên nhân tính này như là dụng cụ của thiên tính; sự sung mãn ân sủng mà nhân tính này được đổ tràn (Chúa Kitô được xức dầu bằng Thánh Thần) sự hoàn hảo để nhân tính thực hiện hành động cứu độ của mình cách thích đáng. Nếu như chúng ta đã phân biệt Thiên Tính và nhân tính của Chúa Con thì chính là để chứng tỏ sự hiệp nhất và cộng tác của hai bản tính đó trong một Ngôi Vị duy nhất. Hoạt động nhân tính của Chúa Kitô cộng tác cách tự do với hoạt động thần linh của Ngài dưới danh hiệu là dụng cụ của Thiên Tính để ban phát Thánh Thần cho chúng ta và cho chúng ta tiếp xúc với Chúa Cha. Người ta có thể ghi nhận ở đây tất cả giáo huấn của Kinh Tin Kính (Credo) về Chúa Kitô.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  38. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  39. #59
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Những “sứ vụ vô hình” của Chúa Thánh Thần đều biểu lộ sự ban tặng ân huệ dồi dào của Ngài trong các tâm hồn ngang qua các dấu chỉ hữu hình. Trước tiên, người ta suy xét một sứ vụ hữu hình nào đó của Chúa Thánh Thần trên chính Con Thiên Chúa nhập thể. Vào lúc Chúa Con chịu phép rửa, “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu” (Lc 3, 21-22) và Chúa Cha đã tuyên bố Chúa Con là “Con Yêu Dấu” của Ngài (Mc 1, 11; Mt 3, 17)[1]. Biến cố Chúa Thánh Thần ngự xuống ngay buổi đầu sứ vụ của Chúa Con này chứng tỏ rằng, Chúa Con là Đấng Kitô, Con của Chúa Cha, là Đấng Cứu Độ. Việc sai phái của Chúa Thánh Thần dưới dấu chỉ “như chim bồ câu” khi Chúa Giêsu khai mạc sứ vụ công khai, biểu lộ sự sung mãn Thánh Thần (“sứ vụ vô hình” của Chúa Thánh Thần) mà nhân tính Chúa Giêsu được đổ tràn từ lúc thụ thai. Một truyền thống đáng khâm phục nữa cũng biết đến một sự giống nhau “sứ vụ hữu hình” của Chúa Thánh Thần trong cuộc biến hình của Chúa Giêsu khi phân biệt Chúa Thánh Thần ở trong “đám mây chói loà” và từ giữa đám ấy đó có tiếng Chúa Cha phán: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng: hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17, 5). Các “sứ vụ hữu hình” của Thánh Thần trên Chúa Kitô Giêsu biểu lộ sự sung mãn bên trong của ân sủng mà Chúa Giêsu được đổ đầy từ lúc thụ thai và chuyển thông cho những người khác nhờ giáo huấn và hoạt động cứu độ của Ngài.
    Cũng thế, Chúa Thánh Thần được sai đến với các Tông đồ. Theo chứng từ của Tin Mừng thứ tư, thì vào chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu “thổi hơi vào các Tông Đ? và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23). Theo sách Công Vụ Tông ?ồ, thì vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông ?ồ lúc các ông đang tụ họp, họ thấy xuất hiện “những lưỡi như hình lưỡi lửa” trong một tiếng động giống như “tiếng gió thổi”: Bấy giờ, tất cả được “đầy tràn Thánh Thần” (Cv 2, 1-41). Sau đó, các Tông Đồ bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Thánh Phêrô đã rao giảng đức tin vào Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, kêu gọi những người nghe hoán cải và chịu phép rửa: bấy giờ Giáo hội có thêm nhiều người tin theo Chúa (Cv 2, 5-41). Những “dấu lạ” kèm theo sau ân huệ dồi dào của Chúa Thánh Thần (hơi thở, gió, những hình lưỡi lửa) chắc chắn là thuộc một trật tự khác với nhân tính mà Chúa Con đã đảm nhận trong cuộc nhập thể. Chúng ta phải hiểu khái niệm “sứ vụ hữu hình” theo cách thức khác với sự uyển chuyển. Các dấu chỉ đó chứng thực cách rõ rệt ân huệ bên trong của Chúa Thánh Thần, không phải chỉ để giúp cho các Tông Đồ, nhưng cũng còn có ích cho những người mà các Tông Đồ được sai đến. Nói khác đi, các dấu chỉ đó chỉ định cho các Tông Đồ ân huệ dồi dào bên trong của Chúa Thánh Thần để xây dựng Giáo hội trong đức tin và đức ái, nghĩa là để chuyển giao và truyền thông ân sủng của Chúa Kitô qua nhiệm vụ giảng dạy và cử hành các Bích Tích.
    Việc cử Thánh Thần đến vào ngày Lễ Ngũ Tuần là “sứ vụ hữu hình” cuối cùng. Đó cũng là đích điểm mạc khải của Ba Ngôi. Nó cho phép chúng ta tổng hợp các đặc điểm cấu thành “sứ vụ hữu hình”. Thứ nhất, chúng ta khám phá nơi đó đích thực Chúa Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa Con sai đến. Hành động sai đi đó phản chiếu sự nhiệm xuất của Ngài từ đời đời. Có thể nói, sứ vụ của Ngôi Vị thần linh là một hành động lan toả sự nhiệm xuất đời đời của Ngài trong thời gian. Thứ hai, chúng ta phân biệt trong đó sự hiện diện mới mẻ của Thánh Thần nhờ ân sủng mà Ngài đổ tràn trên các Tông Đồ và ban cho họ nhiệm vụ thành lập Giáo hội. Hai khía cạnh đầu tiên này cấu thành “sứ vụ vô hình” của Chúa Thánh Thần thực hiện nơi các Tông đồ, nghĩa là ân huệ bên trong của Thánh Thần. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề đó cách sâu xa hơn. Đối với hai khía cạnh đó, “sứ vụ hữu hình” thêm một yếu tố thứ ba: sự biểu lộ qua dấu chỉ rõ rệt. Dấu chỉ đó (sự thổi hơi, những hình lưỡi lửa) biểu lộ ra bên ngoài sự dồi dào ân sủng bên trong của Chúa Thánh Thần mà các Tông Đồ được đỗ tràn để xây dựng Giáo hội. Hơn nữa, trong khi trình bày sứ vụ của Chúa Thánh Thần từ bên trong, dấu chỉ đó cũng biểu lộ sự nhiệm xuất của Ngài từ đời đời. Thánh Âutinh đã giải thích khía cạnh cuối cùng này cách trực tiếp và sâu sắc (cách thức này phải được nắm bắt dưới ánh sáng của toàn bộ giáo huấn Tân Ước): “Thật không phải vô cớ mà chính Thánh Thần được gọi là Thánh Thần của Chúa Cha và Chúa Con. Tôi không thấy điều mà Thiên Chúa muốn nói theo cách thức nào khác khi thổi hơi vào các Tông Đồ và bảo: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22); Vì sinh khí hữu hình này […] là sự thể hiện đặc tính nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần không phải chỉ từ Chúa Cha, nhưng cũng từ Chúa Con nữa, dưới một biểu tượng tương ứng”[2].
    Giáo huấn này tỏ bày một sự tương ứng sâu xa giữa một đàng là đặc tính vĩnh cửu của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần và một đàng là “sứ vụ hữu hình” của các Ngài. Chúa Con được Chúa Cha sinh ra từ đời đời. Với tư cách là Con, Ngài đón nhận bản thể từ Cha và cùng với Cha, là nguyên lý của Chúa Thánh Thần: cùng với Chúa Cha, Chúa Con nhiệm xuy Chúa Thánh Thần. Vì vậy, trong tư cách là Chúa Con, được Chúa Cha sai đến như là Tác Giả sự thánh hoá, nghĩa là như Đấng ban ơn của Thánh Thần đều thuộc về Chúa Con. Đó là sự “tương hợp” của biến cố Nhập Thể mà chúng ta khám phá ở đây. Nói cách khác, chúng ta có thể phân biệt nơi đó giữa sự khôn ngoan và ý định của Thiên Chúa đã được thực hiện trong cuộc Nhập Thể của Chúa Con. Vì được Chúa Cha sai đi, nên Chúa Con đảm nhận nhân tính được phú bẩm lý trí và ý chí, để rồi trong nhân tính này và nhờ nhân tính này mà chúng ta được ơn thánh hoá. Trong nhân tính đầy tình yêu của mình, Chúa Con dâng hiến hy lễ giao hoà con người với Thiên Chúa. Và với sự cộng tác tích cực của nhân tính thánh thiện là “dụng cụ” của Thiên Tính, mà Chúa Con nhập thể đổ tràn Thánh Thần cho nhân loại. Từ đời đời, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Ngài là Tình Yêu và Ân Huệ hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Cho nên, Ngài được sai đi trong tư cách là Ân Huệ thánh hoá. Chúa Thánh Thần chẳng phải là Đấng ban ơn, nhưng đúng hơn chính Ngài là Ân Hu?ä: Chúa Thánh Thần thực hiện sự thánh hoá bên trong những người mà Ngài đã đổ tràn ân huệ. Sự thổi hơi, gió và “những hình lưỡi lửa” là những dấu chỉ sứ vụ của Thánh Thần và của sự hiện diện linh hoạt của Ngài nhằm thiết lập và làm sống động Giáo hội. Chúa Thánh Thần là hiện thân của Ơn thánh hoá được Chúa Cha và Chúa Con đổ tràn. Sứ vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần xuất hiện cách minh bạch khi chúng ta xem xét chúng dưới ánh sáng đặc tính riêng của các Ngài.


    [1] Les évangiles présentent certaines différences. Suivant saint Jean, ce n'est pas Jésus (voir Mc 1,10) mais Jean-Baptiste qui voit « l'Esprit descendre, tel une colombe venant du ciel » (Jn 1, 32). Suivant saint Matthieu (Mt 3, 17), la voix venue du ciel s'adresse à la foule et non pas à Jésus (voir Mc 1, 11) ; et dans le quatrième évangile, c'est le Baptiste qui rend témoignage au Christ (Jn 1, 34). Sans négliger ces nuances, la notion de « mission visible du Saint-Esprit » lors du baptême de Jésus se concentre sur le signe qui manifeste la présence du Saint-Esprit en Jésus et la puissance salvifique de Jésus.


    [2] Saint Augustin, De Trinitate, IV, xx, 29 (BA, 15, p. 412-415).
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  40. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  41. #60
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Những “Sứ Vụ Vô Hình” của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần.

    Đời sống Chúa Con trong nhân loại và sự biểu hiện của Chúa Thánh Thần vào ngày lễ Ngũ Tuần đã định đoạt việc Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến trong tâm hồn con người, để hiệp nhất họ với Chúa Cha. Khi Chúa Con và Chúa Thánh Thần được sai đến trong các tâm hồn, thì các Ngài đích thân đến đó, và không thể chia cách nhau. “Sứ vụ vô hình” của Chúa Con và sứ vụ vô hình của Chúa Thánh Thần thì riêng biệt, nhưng chúng cùng lúc và không tách biệt nhau: sứ vụ của Đấng này không bao giờ xảy ra mà không có sứ vụ của Đấng kia. Chúa Con và Chúa Thánh Thần được sai đến trong các tâm hồn thì duy nhất. Ngôi Vị thần linh được sai đến bởi Ngôi Vị mà từ đó, nó nhiệm xuất từ đời đời. Chúa Cha thì không được “sai đến”, vì Ngài không có nguyên lý, nhưng cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Ngài đến trong nơi thánh thiêng. Thánh Athanase d’Alexandrie giải thích: “Khi Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta thì Ngôi Lời cũng ban Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta và trong Ngôi Lời có Chúa Cha[1]. Qua Ân Sủng, cả Ba Ngôi đến ở trong linh hồn những người công chính [2]. “Sứ vụ vô hình” của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần được liên kết với “nơi cư ngụ” này của toàn thể Ba Ngôi, nhưng sứ vụ đó thêm vào cho sự cư ngụ một lưu ý đặc biệt bao hàm một cách thức hiện diện mới của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần. “Sứ vụ vô hình” này của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần hệ tại ở điều gì?
    Việc sai phái Chúa Thánh Thần và Chúa Con vào trong các tâm hồn bao gồm hai khía cạnh hay hai phương diện. Phương diện thứ nhất thì bất thụ tạo (hằng hữu), vì chính Ngôi Vị thần linh được sai đến phù hợp với cách thức hiện hữu riêng. Chúa Con được Chúa Cha sai đến theo như đã được Chúa Cha tác sinh. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa Con sai đến trong tư cách Ngài nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Dưới khía cạnh thứ nhất này, “sứ vụ vô hình” mang trong mình sự nhiệm xuất từ đời đời của Ngôi Vị thần linh được sai đến. Ngôi Vị được sai đến, đó là Chúa Con được sinh ra và Chúa Thánh Thần nhiệm xuất. Chúa Con và Chúa Thánh Thần được sai đến trong các tâm hồn đúng theo như bản thể của các Ngài. Còn yếu tố thứ hai là yếu tố tạo nên “sứ vụ vô hình”, đó là tặng phẩm ân sủng thánh hoá mà các Ngôi Vị thần linh đặt để trong các tâm hồn, một kết quả được sáng tạo theo lẽ Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiện diện theo cách thức mới mẻ. Khi Chúa Thánh Thần được sai đến, thì kết quả thụ tạo mới này hệ tại ở trong tặng phẩm của đức ái. Nhân đức này làm cho các tâm hồn đồng hình đồng dạng với Chúa Thánh Thần. Và trong việc sai Chúa Con đến, kết quả này là ơn hiểu biết sự thánh hoá của Thiên Chúa, đó là sự khôn ngoan làm cho các tâm hồn đồng hình đồng dạng với Chúa Con. Các ân huệ thụ tạo (sự khôn ngoan, đức ái, sựï bất khả phân ly) có nguyên nhân là các Ngôi Vị thần linh và chúng chuẩn bị cho các tâm hồn đón nhận chính các Ngôi Vị thần linh ấy. Sứ vụ của các Ngôi Vị thần linh có thể gọi là hành động lan toả của sự phát xuất từ đời đời trong Ân sủng.
    Chúng ta hãy theo dõi các ân huệ nhờ sứ vụ bên trong của Chúa Thánh Thần và Chúa Con mang lại. Khi Chúa Con và Chúa Thánh Thần được sai đến, các Ngài khắc ghi trong các tâm hồn một “dấu ấn” mang nét đặc trưng của mình: dấu ấn đó là sự giống nhau giữa Ngôi Lời và Tình Yêu. Dấu hiệu hay dấu ấn mà Chúa Con đặt để trong các tâm hồn, đó là sự khôn ngoan, một sự khôn ngoan gợi lên đà tiến của tình yêu. Sự khôn ngoan này là một sự tham dự vào đặc tính riêng của Chúa Con, Đấng là Lời của Chúa Cha. Như vậy, nhờ ân sủng, Ngôi Lời đã “sinh ra” trong tâm hồn nào đón nhận Ngài. Và dấu hiệu mà Chúa Thánh Thần ghi khắc trong tâm hồn, đó là đức ái, là sự tham dự vào đặc tính riêng của Tình yêu của Ngài. Dấu ấn kép này cấu thành điều mà trên đây chúng ta gọi là những tặng phẩm của ân sủng thánh hoá, như là ơn thông minh và ân huệ tình yêu. Ân huệ thánh hoá nâng chính bản tính của hữu thể nhân loại lên bình diện siêu nhiên (nó cho tâm hồn tham dự vào bản tính Thiên Chúa), và ân huệ đó cũng là “căn nguyên” của ơn thông minh và ân huệ tình yêu. Nó canh tân và nâng các khả năng hoạt động tinh thần (sự hiểu biết và tình yêu Thiên Chúa). Sự khôn ngoan làm cho những người hưởng ân huệ Thiên Chúa giống với Chúa Con, nó “đồng hoá” họ với Chúa Con và ban cho họ tham dự vào tương quan mà Chúa Con duy trì với Cha Ngài. Đức ái cũng làm cho những người hưởng nhờ ân huệ của nó giống với Chúa Thánh Thần, nó “đồng hoá” họ với Chúa Thánh Thần và ban cho họ được tham dự vào tương quan mà Chúa Thánh Thần duy trì với Chúa Cha. “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: Abba, Cha ơi!” (Gl 4, 6). Chúa Thánh Thần hiệp nhất chúng ta với Chúa Cha do bởi tình yêu mà Ngài thông ban khi đổ tràn Thánh Thần trong lòng chúng ta.
    Như thế, sự hiệp nhất các thiên thần và loài người với Thiên Chúa được thực hiện nhờ một “sự đồng hoá” với tương quan Ngôi Vị mà Chúa Con và Chúa Thánh Thần duy trì với Chúa Cha. Các thánh nhân đã được thông hiểu và được biến đổi từ bên trong do uy lực toả sáng của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần là những Đấng đã được sai đến trong họ. Năng lực toả sáng này được các Ngôi Vị thần linh ban cho những người công chính để họ được “đồng hình đồng dạng” với Chúa Con và Chúa Thánh Thần là những Đấng được sai đến cho họ, để chính họ đón nhận Chúa Con và Chúa Thánh Thần; để các Ngài “chiếm hữu” họ, nghĩa là để họ thực sự hưởng nhờ những ân ban của Chúa Con và Chúa Thánh Thần và rồi để đi vào trong họ, trong sự hiệp thông với Chúa Cha[3]. Nếu được suy xét trong Thiên Tính chung là sự thiện tối thượng thì Ba Ngôi là cứu cánh tối hậu duy nhất của các thụ tạo. Vì chỉ có một cứu cánh tối hậïu duy nhất, đó chính là Ba Ngôi Thiên Chúa. Và trong cứu cánh duy nhất này, Chúa Cha là chung c?c ngơi ??nh của nhiệm cục: Chúa Con và Chúa Thánh Thần dẫn đưa các thánh nhân đến diện kiến Chúa Cha.
    Con người và Thiên Thần đón nhận sứ vụ “vô hình” của Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà không trộn lẫn với Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Họ vẫn là thụ tạo, nhưng họ trở nên những thụ tạo “được thần hoá”, nghĩa là những thụ tạo mới, sống và hoạt động cho Chúa Cha trong sức mạnh toả rạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà họ đã đón nhận khi viếng thăm họ. Một “sứ vụ vô hình” như thế của Chúa Con và Chúa Thánh Thần can thiệp trong sự công chính hoá nhờ ân sủng trong các Bí Tích đức tin. Các “sứ vụ vô hình” mới có thể can thiệp thường xuyên trong đời sống của những người công chính mỗi khi mà cuộc viếng thăm của Chúa Con và Chúa Thánh Thần đều mặc một tính cách mới mẻ, nhất là khi sự đón tiếp có hiệu quả của các Bí tích hay căn cứ vào tất cả sáng khiến thần linh gây lên một tình trạng hiệp nhất mới với Thiên Chúa và khơi dậy những hành vi mới mẻ. Chẳng hạn sự thăng tiến các nhân đức, sự chiến thắng các cám dỗ, sự hoàn thành một nhiệm vụ mà đức ái đòi hỏi. Trong các “sứ vụ vô hình” đó, sự sống đời đời được bắt đầu. Khi trình bày việc “đến lần thứ hai” của Chúa Kitô sẽ xảy ra vào tận cùng thời gian, thánh Thomas d’Aquin cho biết rằng, đã có một sự “đến” trước rồi, trong đó Chúa Kitô “đến với Giáo hội hằng ngày, trong sự thăm viếng cách thiêng liêng, với tư cách Ngài ở trong chúng ta do bởi đức tin và đức ái”[4].


    [1] Saint Athanase d'Alexandrie, Lettre à Sérapion, I, 30 (SC, 15, p. 138).

    [2] « Dieu habite dans son temple : non seulement le Saint-Esprit, mais aussi le Père et le Fils. [...] Le temple de Dieu, c'est-à-dire le temple de la Tri­nité souveraine tout entière, c'est la sainte Eglise universelle dans le ciel et sur la terre » (saint Augustin, Enchiridion, XV, 56 ; voir BA, 9, p. 204-205).


    [3] Sur ce sujet, voir le beau livre de Camille De Belloy, La Visite de Dieu. Essai sur les missions des personnes divines selon saint Thomas d'Aquin, Genève, 2006.

    [4] Saint Thomas d'Aquin, Écrit sur les Sentences, livre IV, dist. 47, q. 1, a. 1, qla 3, ad 2.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  42. Có 4 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  43. #61
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Những Sứ Vụ Thần Linh: Chúa Kitô và Thánh Thần của Ngài.

    Tương tác giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần hàm ch?a một điều quan trọng lớn lao trong “các sứ vụ” của các Ngài. Chúa Con nhập thể trong thân xác Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần: de Spiritu Sancto, như Giáo hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, điều đó biểu thị nguồn gốc thần linh của sự nhiệm sinh nhân tính của Chúa Giêsu. Còn Chúa Thánh Thần tạo nên thân xác nhân loại Chúa Kitô. Chính Chúa Thánh Thần đã được đổ đầy linh hồn nhân loại Chúa Kitô ngay từ giây phút đầu tiên của việc thụ thai. Chúa Cha thì ban Thánh Thần cho Con mình “vô ngần vô hạn” (x.Ga 3, 34). Trong tư cách là người, Chúa Kitô đón nhận Thánh Thần cách sung mãn [1]. Sự viên mãn này là duy nhất và đặc thù nơi Chúa Kitô, vì nhân tính Chúa Kitô được hiệp nhất với Thiên Tính của Ngài trong sự hiệp nhất hết sức chặt chẽ (đó là sự hiệp nhất của chính Ngôi Vị Con Thiên Chúa nhập thể). Hoạt động nhân loại của Chúa Giêsu được sống động là nhờ những sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần “hướng dẫn” (x. Mc 1,12). “Sứ vụ hữu hình” của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Kitô lúc chịu phép rửa, biểu lộ cách chính xác sự sung mãn mà Con Yêu Dấu đã nhận được từ lúc thụ thai để chuyển thông ân sủng cho những người khác qua giáo huấn và qua các mầu nhiệm sự hiện hữu của Ngài trong thân xác chúng ta.
    Lúc thời gian độ lượng của Thiên Chúa đã khiến Con Một duy nhất đến trên trần gian này, nghĩa là một con người được sinh ra từ một người đàn bà theo Kinh Thánh, thì Chúa Cha còn ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài và người đầu tiên đón nhận Thánh Thần là Chúa Kitô, trong tư cách là Kiểu mẫu trước hết của bản tính cần được đổi mới. Thánh Gioan Tẩy Giả khẳng định rằng: Tôi đã thấy Thánh Thần từ trời ngự xuống và ở trên Người […]. Nếu người ta nói rằng Chúa Kitô đã nhận lấy Thánh Thần, đó là trong tư cách Ngài đã làm người và trong tư cách là chấp nhận như một con người để đón nhận Thánh Thần […]. Bởi vì, sau khi đã làm người thì Con Duy Nhất có nơi mình tất cả bản tính nhân loại. Nên Ngài đã đón nhận Thánh Thần để uốn nắn hoàn toàn bản tính ấy khi phục hồi nó trong tình trạng ban đầu của nó. […] Như vậy, nhờ suy xét cẩn trọng và khi chúng ta dựa vào các khẳng định của Kinh Thánh, chúng ta có thể hiểu rằng, Chúa Kitô đã không nhận lấy Thánh Thần cho chính mình nhưng đúng hơn cho chúng ta là những người ở trong Ngài. Vì nhờ Ngài mà chúng ta đạt tới mọi đều thiện hảo[2].
    Giá trị cứu độ của hoạt động nhân loại Chúa Kitô đến từ đức ái và sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, đặc biệt khi Ngài chịu khổ nạn: nhờ Thánh Thần, Chúa Kitô đã tự hiến tế lên Thiên Chúa (x. Dt 9,14). Khi nhập thể, Chúa Con đã gởi Thánh Thần của mình cho nhân loại mà Ngài đã đảm nhận. Dưới những khía cạnh đó, trong nhân tính của mình, Chúa Kitô là người hưởng ân huệ của Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa Cha và để cứu độ chúng ta. Dưới một khía cạnh khác như chúng ta đã lưu ý trên đây, thì Chúa Kitô được đổ đầy Thánh Thần cùng với sự cộng tác (“trong tư cách là dụng cụ”) của nhân tính đầy ân sủng và được hoàn thiện nhờ Thánh Thần. Dưới khía cạnh thứ hai này, thì Chúa Kitô, trong thiên tính và nhân tính, là người ban phát Thánh Thần. Còn Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Kitô đến trên mọi người được cứu độ.
    Hoạt động của Chúa Thánh Thần giúp cho nhân loại không thể chia cách với Chúa Kitô. Công trình của Ngài thì không khác với công trình của Con Thiên Chúa nhập thể, mặc dù Ngài hoạt động theo một cách thức khác, Ngài khắc ghi giáo huấn của Con Thiên Chúa nhập thể trong các tâm hồn và dẫn đưa nhân loại đi vào trong chính mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể. Hoạt động cứu độ của Chúa Kitô và hoạt động cứu độ của Chúa Thánh Thần cũng có cùng phạm vi phổ quát. Tính hoạt động phổ quát của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa trong tư cách nhập thể, phải được suy xét dưới ánh sáng đức tin được Công Đồng Éphêsô và Chalcédoine: Chúa Kitô có một Ngôi Vị duy nhất, trong đó nhân tính hiệp nhất với Thiên Tính. Căn cứ vào sự hiệp nhất này, hoạt động nhân loại của Chúa Kitô là “dụng cụ” đặc thù và liên kết, tự do và sống động của hoạt động thần linh. Hoạt động nhân loại của Chúa Kitô cũng được hoàn thiện bởi ân huệ vô ngần vô hạn của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần ban cho nhân tính Chúa Kitô được cộng tác hoàn toàn với bản tính thần linh của Ngài. Sự cộng tác đó qui chiếu hoạt động của nhân tính Chúa Kitô vào một phạm vi hoạt động cũng rộng lớn và sâu xa như phạm vi hoạt động của Thiên Tính của Ngài.
    Thánh Thomas d’Aquin giải thích chủ đề này như sau: “Trong tư cách là dụng cụ của Thiên Tính, thì hoạt động của nhân tính Chúa Kitô chẳng khác gì với hoạt động của Thiên Tính: Ơn cứu độ mà nhân tính Chúa Kitô thực hiện thì không khác với ơn cứu độ được nhân tính mang lại”[3]. Như vậy, hoạt động nhân tính của Chúa Kitô, đặc biệt là dâng hy lễ lên Chúa Cha trên thập giá, hầu đem lại hoa trái cứu độ cũng phổ quát và sâu xa như kết quả cứu độ của Thiên Tính Ngài vậy. Kết quả này chính là gởi Thánh Thần đến thánh hoá nhân loại. Ơn cứu độ do Chúa Kitô mang lại trong tư cách vừa là Thiên Chúa vừa là con người, chứ chẳng phải chỉ do từ một phía. Nghĩa là chỉ do Chúa Kitô trong tư cách là Thiên Chúa mang lại hay ngược lại. Vì điều đó sẽ phân chia Chúa Kitô và phá huỷ công cu?c nhập thể. Hơn nữa, ơn cứu độ cũng không đến từ Chúa Kitô hay từ Chúa Thánh Thần, nhưng đến từ cả hai. Vì chỉ có một ơn cứu độ duy nhất được Chúa Kitô và Thánh Thần của Ngài mang lại theo cách bất khả phân.
    Tóm lại, Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể mang lại ơn cứu độ nhờ Thánh Thần mà Ngài được đổ tràn cùng với trung gian nhân tính thánh thiện; còn Chúa Thánh Thần chuyển thông ơn cứu độ khi sáp nhập nhân loại với Chúa Kitô. “Tất cả những gì Chúa Thánh Thần thực hiện thì Chúa Kitô cũng thực hiện”[4]. Nhờ hành động liên kết Chúa Con với Chúa Thánh Thần mà nhân loại được kết hiệp với Chúa Cha: đó là Giáo hội. “Vì Ngôi Lời ở trong Chúa Cha và Thánh Thần được ban từ Ngôi Lời, nên Chúa Cha muốn chúng ta đón nhận Thánh Thần. Để khi chúng ta đón nhận Thánh Thần là lúc chúng ta có Thánh Thần của Ngôi Lời, Đấng ở trong Chúa Cha. Bấy giờ chúng ta cũng được trở nên một nhờ Thánh Thần ở trong Ngôi Lời và qua Ngôi Lời, chúng ta được ở trong Chúa Cha”[5].
    Một câu quan trọng trong Hiến Chế Gaudium et spes của Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Chúng ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm phục sinh, cách nào đó chỉ có Chúa biết thôi” (MV số 22). Về thực chất, những kẻ đón nhận ân huệ của Chúa Thánh Thần, dù sao đi nữa, thì ân huệ đó đã được liên kết với Chúa Kitô. Một đàng, Thánh Thần được đổ tràn nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Đàng khác, Thánh Thần kết hợp những người thừa hưởng ân huệ của Ngài với Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn và phục sinh của Người. Nhân loại nhận được sự thánh hoá của Thánh Thần là được hiệp nhất và sáp nhập vào Chúa Kitô; nhờ đó, họ trở nên những chi thể của Hội Thánh, Thân Mình Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần tác động đến những người thụ ân của Ngài, dù gì đi nữa, họ cũng phải ngang qua mối liên hệ mà Chúa Con đã thiết lập trong nhân tính của Ngài với nhân loại. Chân lý nền tảng này được đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhắc lại cách súc tích và mãnh liệt: “Vì vậy, con người chỉ có thể đi vào trong sự hiệp thông với Thiên Chúa qua Chúa Kitô, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần”[6].
    Trong quãng thời gian trước biến cố nhập thể, ân huệ của Thánh Thần đã gắn bó với mầu nhiệm thân xác Chúa Kitô và Giáo hội duy nhất của Chúa Kitô: các thánh nhân Cựu Ước đã đón nhận ân sủng của Chúa Thánh Thần nhờ tin vào Đấng Trung Gian. “Xưa kia, khi tuân giữ các Bí Tích theo luật định, các tổ phụ được hướng đến Chúa Kitô do cùng một đức tin và cùng một lòng mến như chính chúng ta hướng đến Chúa Kitô ngày nay vậy, và như thế, chính các tổ phụ thuộc về cùng một thân mình của Giáo hội như chúng ta”[7]. Một cách mặc nhiên hay minh nhiên, niềm tin vào Chúa Kitô trung gian là cấu thành ơn cứu độ được ân huệ Thánh Thần ban cho. Bởi vì “không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt 11, 6). Thánh Thomas d’Aquin đã chú giải điều này như sau: “Con người không bao giờ có được ân sủng của Thánh Thần theo cách khác ngoài việc tin vào Chúa Kitô, dù minh nhiên hay mặc nhiên”[8].
    Công Đồng Vatican II đã minh định chủ đề này: “Dù Thiên Chúa có thể dùng những đường lối Ngài biết để đưa những kẻ không vì lỗi mình mà chưa biết Phúc Âm đến với đức tin, vì không có đức tin thì không thể làm vui lòng Ngài (Dt 11, 6), nhưng Giáo hội có bổn phận và đồng thời có thánh quyền rao giảng Phúc Âm (1Cr 9, 16); do đó, ngày nay và luôn mãi, hoạt động truyền giáo vẫn còn giữ trọn vẹn hiệu lực và sự cần thiết của noù”[9]. Nhân loại đón nhận ơn cứu độ từ Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Ngày nay cũng như vào ngày Lễ Ngũ Tuần, việc truyền bá đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là trọng tâm của việc rao giảng Tin Mừng của Giáo hội.
    Tóm lại, việc mạc khải Ba Ngôi Thiên Chúa và hồng ân cứu độ hệ tại ở trong sứ vụ của các Ngôi Vị thần linh. Học thuyết cứu độ, đó là học thuyết về các sứ vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần (các sứ vụ mà chúng ta gọi là “hữu hình” và “vô hình”). Sự tiếp cận này cho thấy nhiều lợi ích. Nó mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong hành động cứu độ của Ngài, trong các tương quan của Ngài với Chúa Cha và với Chúa Thánh Thần, nghĩa là nhìn nhận Chúa Kitô và công trình của Ngài dưới ánh sáng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Học thuyết về các sứ vụ không chia cách giáo huấn về Chúa Cha và Chúa Con (Kitô học), nhưng học thuyết đó nắm bắt các sứ vụ trong sự duy nhất của chúng. Trong nền thần học hiện đại, đôi khi người ta đặt đối lập học thuyết “Thiên Chúa dĩ vi trung” (théocentrisme), nghĩa là con đường tập trung vào mầu nhiệm Thiên Chúa và “Đức Kitô dĩ vi trung” (christocentrisme), tức đặt Chúa Kitô ở trung tâm mọi sự. Tuy nhiên, giáo huấn về các sứ vụ thần linh không trình bày một sự đối lập như thế và giáo huấn đó có thể giúp vượt qua những căng thẳng không mấy phong phú. Hơn nữa, học thuyết về các sứ vụ không chia cách giáo huấn về Chúa Kitô và về Chúa Thánh Thần, nhưng nó nhìn nhận Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần trong sự duy nhất và trong tương quan của các Ngài. Sự tiếp cận này chứng tỏ rằng, ơn cứu độ hệ tại ở trong chính Ba Ngôi, vì các sứ vụ hàm chứa mầu nhiệm vĩnh cửu của các Ngôi Vị thần linh: mầu nhiệm Chúa Con được Chúa Cha tác sinh và mầu nhiệm Chúa Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất. Vả lại, sự tiếp cận này tránh lẫn lộn công trình trong thời gian của các Ngôi Vị thần linh với hữu thể nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa, vì nó giữ gìn được tính siêu việt của Thiên Chúa đối với các kết quả hoạt động của Thiên Chúa. Như thế, sứ vụ của các Ngôi Vị thần linh cống hiến cho chúng ta một tia sáng khả dĩ hướng dẫn tất cả các nhà thần học Kitô giáo. Người ta có thể được sứ vụ đó thuyết phục, chẳng hạn khi xét đến công trình đồ sộ của Hồng Y Charles Journet: Giáo hội của Ngôi Lời Nhập Thể, được xây dựng trên giáo thuyết về các sứ vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần[10].


    [1] Dans son Commentaire sur saint Matthieu, 12, 18 (n° 1000), saint Thomas d'Aquin expliquait : « Dans le Christ, [Dieu] n'a pas seulement répandu une part de l'Esprit (de Spiritu), mais il a répandu l'Esprit tout entier (totum Spiritum). »

    [2] Saint Cyrille d'Alexandrie, Sur Jean, 7, 39 (trad. de la Liturgie des heures, à l'office du jeudi après l'Epiphanie ; voir PG, 73, col. 752-753).

    [3] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, III, q. 19, a. 1, ad 2. Voir Gilles Emery, « Réflexions sur l'apport d'une christologie trinitaire et pneu­matique en théologie chrétienne des religions », dans Mariano Delgado et Benedict T. Viviano (éd.), Le Dialogue interreligieux. Situation et perspec­tives, Fribourg, 2007, p. 51-64.

    [4] Saint Thomas d'Aquin, Commentaire sur l'épître aux Ephésiens, 2, 18 (n° 121).

    [5] Saint Athanase, Discours contre les ariens, III, 25 (ATHANASE d'Alexandrie, Les Trois Discours contre les ariens, trad. Adelin Rousseau, Paris, 2004, p. 260). On observe dans ce passage l'ordre de notre accès à Dieu (Esprit-Fils-Père) sous l'aspect de l'unité que le Saint-Esprit procure à l'Église dans le Fils : une unité dans le Père.

    [6] Jean-Paul II, Lettre encyclique Redemptoris missio (1990), n° 5 ; La Documentation catholique, 88, 1991, p. 155.

    [7] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, III, q. 8, a. 3, ad 3.

    [8] Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I-I, 106, a. 1, ad 3.

    [9] Décret Ad Gentes sur l'activité missionnaire de l'Église, n° 7.

    [10] La doctrine des missions est spécialement développée dans la première partie du deuxième volume de cette œuvre : Charles Journet, L'Eglise du Verbe incarné. Essai de théologie spéculative, vol. II, Sa structure interne et son unité catholique (Première partie), Éd. Saint-Augustin, 1999.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  44. Có 2 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  45. #62
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    Thay Lời Kết.

    Chúng ta không lấy lại các yếu tố khác nhau tạo nên cuốn sách này, nhưng chúng ta tóm lại cách vắn tắt lộ trình đã được trình bày nghiên cứu. Việc trình bày của chúng ta về giáo huấn liên quan đến Thiên Chúa Ba Ngôi bao gồm ba giai đoạn trong một nghiên cứu chung cục nhờ việc kiếm tìm sự hiệp thông với Thiên Chúa trong cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
    Giai đoạn thứ nhất, theo chứng cứ Kinh Thánh, đó là việc nghiên cứu kế hoạch Thiên Chúa, trong đó chính mầu nhiệm được biểu lộ và ban tặng cho nhân loại: Chúa Cha cứu độ nhân loại bằng việc sai Con Một và bằng việc đổ tràn Thần Khí thánh hoá. Đức tin và các Bí Tích là nguồn lực chính cho việc suy niệm Kinh Thánh và ân huệ cứu độ của Giáo hội. Trong đó chúng ta bắt gặp một ví dụ điển hình theo chứng lý “cứu độ học” quí giá cho nhiều Giáo Phụ: khi chúng ta được tham dự vào đời sống thần linh thì Chúa Con và Chúa Thánh Thần tỏ cho chúng ta thấy Thần Tính của các Ngài; và khi dẫn đưa chúng ta vào sự hiệp thông với Chúa Cha trong sự hoà hợp các tương quan ngôi vị, thì các Ngài tỏ cho chúng ta thấy sự phân biệt các Ngài trong sự duy nhất.
    Trong giai đoạn hai, chúng ta đã có dịp kinh qua giáo huấn tín lý “suy lý”, theo nghĩa cổ xưa, thì từ ng? này đồng nghĩa với “chiêm niệm” về hữu thể Ba Ngôi vĩnh cửu, nghĩa là về các Ngôi Vị thần linh, các tương quan và các đặc tính của các Ngài, ngôi vị tính riêng biệt và tính đồng bản thể của các Ngài. Ở đây, trong khi thừa hưởng công trình đào sâu giáo lý Kinh Thánh được các Giáo Phụ và các tiến sĩ Giáo hội thực hiện, thần học giải thích chính mầu nhiệm mà kế hoạch Thiên Chúa tỏ hiện: đó là sự hiệp thông giữa ba Ngôi Vị thần linh trong sự phân biệt và duy nhất của các Ngài. Đó là học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi “nội tại”, nghĩa là Ba Ngôi thần linh trong tư cách là hướng về nhau trong sự hiệp nhất giữa các hữu thể thần linh.
    Cuối cùng, giai đoạn ba đưa ra một suy tư “có tính suy lý” về hoạt động của các Ngôi Vị thần linh trong thế giới nhờ vào những gì mà hai giai đoạn trước cho phép chúng ta làm sáng tỏ vấn đề. Giai đoạn ba này đề xuất một học thuyết về Chúa Ba Ngôi trong công trình sáng tạo, nghĩa là Ba Ngôi “hướng về các thụ tạo” trong hành động sáng tạo và thánh hoá của Ngài và Ba Ngôi được nhìn nhận như là “nguyên lý” và “cứu cánh” của thụ tạo. Giai đoạn ba này đặt nền tảng trên giai đoạn thứ nhất (mạc khải Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong kế hoạch cứu độ) và nó cũng cần thiết giả định giai đoạn hai. Bởi vì khi phân biệt các tương quan đời đời giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong chừng mực mà trí khôn chúng ta có thể, chúng ta đã thoáng thấy nền tảng của hoạt động tương ứng với phụ tính của Chúa Cha, nền tảng hoạt động tương ứng với tư cách làm con của Ngôi Lời và nền tảng của ân huệ Thánh Thần tình yêu. Nhờ Ngài mà Chúa Cha và Chúa Con yêu thương chúng ta. Trong giai đoạn ba này, hoạt động sáng tạo và cứu độ của Chúa Ba Ngôi được chiêm ngưỡng dưới ánh sáng mầu nhiệm vĩnh cửu của Ba Ngôi thần linh. Cả ba giai đoạn này được mạc khải ngay trong chính Kinh Thánh.
    Việc tìm kiếm “lý trí đức tin” là nỗ lực hướng đến sự hoàn thành nhiệm cục của Ba Ngôi. Nhiệm cục này là lối vào của các thánh trong sự hiệp thông hoàn hảo của Ba Ngôi diễm phúc. Còn hạnh phúc của các Thiên Thần và loài người hệ tại ở trong sự thiện vĩnh cửu là chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự hiệp thông với Thiên Chúa làm cho chúng ta hạnh phúc cốt ở trong việc nhìn thấy Ba Ngôi “diện đối diện” (x. 1Cr 13, 12; 1 Ga 3, 2) và ở trong sự hoàn toàn khát khao no thoả Thiên Chúa, giữa niềm vui hiệp thông với t?t cả các phúc nhân đã được tụ họp nơi Giáo hội Thiên quốc, ở bên kia điều mà chúng ta có thể quan niệm và khát mong.
    Trong thị kiến này, theo một cách thức nào đó, chúng ta không thể diễn tả được, đó là chúng ta sẽ được nhìn ngắm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần bằng đôi mắt tinh thần được tăng cường với ánh sáng thần linh, và rồi chúng ta được ở rất gần với những sự nhiệm xuất của các Ngôi Vị thần linh từ đời đời. Đồng thời chúng ta cũng được đổ tràn một niềm vui rất giống với niềm vui tạo nên hạnh phúc của Ba Ngôi rất thánh và bất khả phân[1].

    Từ Vựng

    Appropriation : attribution d'une réalité essentielle, d'une action divine ou d'un effet créé (communs aux trois personnes divines) à une personne de façon spéciale, en raison de l'affinité de cette réalité commune avec la propriété de telle personne, afin de mieux manifester les personnes divines à l'esprit des croyants. Par exemple, la puissance est « appropriée » au Père. L'appro­priation présuppose la connaissance des propriétés distinctives des personnes.
    Commun-propre : dans la doctrine trinitaire, ce double aspect exprime l'unité de substance (commun : unité de la divinité) et la distinction des personnes (propriétés : ce qui est propre à chaque personne). Notre connaissance des personnes divines s'effectue par la « combinaison » de ces deux aspects (saint Basile de Césarée).
    Consubstantiel, consubstantialité : communauté de la substance divine qui est unique et identique dans les trois personnes divines (identité et non pas seulement similitude). La consubstantialité s'applique au Fils par rapport au Père (foi de Nicée), au Saint-Esprit par rapport au Père et au Fils, et elle qualifie aussi la Tri­nité comme telle (concile Constantinople II).
    Économie (oikonomia) : les œuvres divines par lesquelles Dieu se révèle et donne de participer à sa vie, en particulier l'incarnation du Fils et le don du Saint-Esprit.
    Ekporèse (ekporeusis, processio) : origine, relation et propriété personnelle du Saint-Esprit qui « procède ». Par défaut d'un autre terme, on traduit généralement le mot grec ekporeusis par « procession » (pris alors au sens spécial où ce terme désigne distinctement l'origine du Saint-Esprit et sa propriété person­nelle relative).
    Engendré : propriété personnelle du Fils qui consiste dans sa rela­tion d'origine envers le Père (la filiation), c'est-à-dire dans son mode d'être relatif au Père qui l'engendre.
    Eschatologie : l'étude des « réalités finales » ; ce qui concerne l'accomplissement final de l'économie divine, l'accomplisse­ment du royaume de Dieu.
    Essence : ce par quoi une chose est ce qu'elle est et se distingue des autres choses. L'essence de Dieu est sa divinité même, incom­préhensible. L'essence divine est unique et identique dans les trois personnes divines.
    Hypostase : la réalité substantielle concrète qui existe par soi selon un mode d'être individuel, « ce qui est et qui subsiste indivi­duellement par soi » (saint Jean Damascène). Le mot « hypos­tase » désigne ce qui est réellement Trois en Dieu, la personne qui subsiste de manière propre et distincte. L'hypostase est attachée à une propriété personnelle. Dans la doctrine patris-tique, lorsque certains soupçons pesant parfois sur le terme « personne » (prosôpon) furent levés, on reconnut que « hypos­tase » et « personne » désignent la même réalité.
    Inengendré, innascible, innascibilité : propriété du Père qui n'a pas d'origine. Le Père est « non engendré » et ne provient de personne : il est « sans principe ».
    Mission : dans la doctrine trinitaire, ce terme désigne l'envoi du Fils et du Saint-Esprit dans l'économie de la grâce.
    Modalisme : doctrine hétérodoxe qui tient l'unité du Père, du Fils et du Saint-Esprit en niant leur distinction personnelle réelle dans l'être divin. Pour le modalisme, les noms de Père, Fils et Saint-Esprit ne se rapportent qu'à des manières ou des modes selon lesquels le même Dieu, en lui-même indistinct, agit dans le monde. Expressions équivalentes : sabellianisme, monarchia-nisme unitarien.
    Mode d'existence : mode propre qui caractérise distinctement chaque personne divine suivant sa propriété relative ; manière distincte de posséder la divinité.
    Monarchie : ce terme désigne l'unique souveraineté de Dieu ; il s'oppose au polythéisme. La monarchie exprime l'unité divine en tenant compte de la distinction des personnes : le Père communique la divinité au Fils et, par le Fils, au Saint-Esprit. Dans la doctrine des Églises orthodoxes, la « monarchie du Père » désigne la caractéristique propre du Père comme « unique Cause » du Fils et du Saint-Esprit.
    Nature : principe intérieur de l'opération d'un être (« principe du mouvement et du repos ») et, par extension, l'essence d'un être, ce par quoi un être est ce qu'il est. La nature divine est unique et identique dans les trois personnes.
    Notion, notionnel : dans le langage technique de la théologie trini­taire, on appelle « notions » les caractéristiques qui font connaître les personnes divines. On compte alors cinq « notions » : l'in-nascibilité, la paternité, la filiation, la spiration et la procession.
    Opposition : principe de distinction formelle. Les relations personnelles dans la Trinité sont « opposées » dans le sens où la personne divine qui possède telle relation ne possède pas la relation correspondante (le Père n'est pas le Fils, le Fils n'est pas le Père : la paternité et la filiation sont des relations « oppo­sées »).
    Ordre : ce terme signifie le rapport non interchangeable des personnes de la Trinité, en vertu de leurs propriétés. Cet ordre exclut la confusion des personnes. Il est manifesté par la formule du baptême et par celle du credo : Père, et Fils, et Saint-Esprit. Cet ordre n'implique ni intervalle de durée ni infériorité, mais seulement l'origine, c'est-à-dire un pur rapport de principe.
    Origine : dans la doctrine trinitaire, ce mot désigne la provenance éternelle d'une personne divine, c'est-à-dire la génération du Fils et la procession du Saint-Esprit.
    Périchorèse : co-immanence ou interpénétration des trois personnes divines qui sont réciproquement l'une dans l'autre.
    Personne : la substance individuelle de nature rationnelle, c'est-à-dire l'individu qui subsiste par soi et qui est doté par nature de la faculté de connaître, de vouloir et d'agir librement par soi. Dans la doctrine trinitaire, le mot personne équivaut à hypostase. Les trois personnes divines sont distinguées et constituées par leurs relations personnelles (propriétés personnelles : paternité, filia­tion et procession).
    Principe : ce à partir de quoi une chose est produite, ce dont une chose est issue, la réalité de laquelle une autre procède. Ce terme n'implique en soi ni postériorité ni inégalité entre la réalité qui procède et celle de laquelle elle est issue. Dans la doctrine trini­taire, le nom « principe » signifie un ordre d'origine : le Père est le principe du Fils, le Père et le Fils sont le principe du Saint-Esprit.
    Procession : au sens commun, le mot « procession » désigne l'ori­gine du Fils et du Saint-Esprit, c'est-à-dire la génération et l'ek-porèse (il y a « deux processions » en Dieu Trinité) ; en un sens spécial, le mot « procession » désigne distinctement l'origine du Saint-Esprit et sa propriété personnelle relative, c'est-à-dire l'ekporèse.
    Propriété : caractéristique incommunicable de chaque personne divine. Ces propriétés non interchangeables sont : pour le Père,
    la paternité et l'innascibilité (non engendré) ; pour le Fils, la filiation (engendré) ; pour le Saint-Esprit, la procession (ekpo-rèse). Il y a trois « propriétés personnelles », qui sont des rela­tions personnelles et qui constituent les personnes divines : la paternité, la filiation et la procession.
    Relation : rapport d'une chose envers une autre, genre de l'être qui consiste dans le fait de se rapporter à autre chose. La doctrine catholique traditionnelle reconnaît quatre relations réelles dans la Trinité, c'est-à-dire quatre relations qui rendent compte de la distinction des personnes divines : la paternité, la filiation, la spiration et la procession. Ces relations se prennent selon l'ori­gine (par exemple, la filiation, relation du Fils, consiste dans son rapport au Père qui l'engendre) et elles comportent une « oppo­sition » (le Fils n'est pas le Père). La paternité, la filiation et la procession, qui constituent les personnes divines et s'identifient avec ces personnes, sont appelées « relations personnelles » (saint Thomas d'Aquin).
    Spiration : acte du Père et du Fils qui « soufflent » le Saint-Esprit qui procède ; « notion commune » du Père et du Fils en tant qu'ils sont l'unique principe du Saint-Esprit (c'est-à-dire : rela­tion du Père et du Fils envers le Saint-Esprit).
    Subsistence : existence par soi et en soi ; la substance individuelle sous l'aspect où elle existe par soi et non dans un autre, ce qui existe par soi et en soi. Dans la doctrine trinitaire, le mot « subsistence » (en latin : subsistentia) traduit le terme grec « hypostase » : trois subsistences.
    Substance : ce qui est apte à exister en soi et non pas dans un autre. La « substance divine » désigne la réalité même de la divinité, l'essence pour ainsi dire concrète de Dieu. La substance des trois personnes divines est unique et identique. À l'unité de substance sont associées l'unité de puissance et l'unité de nature.
    Théologie (theologia) : le mystère de Dieu Trinité en lui-même, le mystère des trois personnes dans la transcendante réalité de leur être divin.
    Vestiges : on appelle « vestiges de la Trinité » les traces que, par son agir créateur, la Trinité créatrice a laissées d'elle-même dans tout l'univers créé.



    Cùng Tác Giả

    Thomas d'Aquin, Traités. Les raisons de la foi. Les articles de la foi et les sacrements de l'Église, coll. « Sagesses chrétiennes », 1999.
    La Théologie trinitaire de saint Thomas d'Aquin, coll. «Théologies », 2004.
    En collaboration.
    Les Sources du renouveau de la théologie trinitaire au XXe siècle, coll. « Cogitatio Fidei », 2008.
    L'Humain et la Personne, coll. « L'Histoire à vif», 2009.



    [1]Pie XII, Lettre encyclique Mystici Corporis (1943), dans Documents pontificaux de Sa Sainteté Pie XII, vol. V : 1943, Saint-Maurice, 1962, p. 191 (trad. fse légèrement modifiée). Voir Symboles et définitions de la foi catho­lique (Denzinger), n° 3815.
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  46. Có 2 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


  47. #63
    Bảo_†_Lâm's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2012
    Tên Thánh: Pierre-Hilaire
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sài thành
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 284
    Cám ơn
    2,043
    Được cám ơn 1,999 lần trong 281 bài viết

    Default

    KẾT THÚC ĐĂNG BẢN DỊCH
    CHÚA BA NGÔI
    Xin cảm ơn mọi người
    Chữ ký của Bảo_†_Lâm
    phó giáo dân

  48. Có 2 người cám ơn Bảo_†_Lâm vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com