Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Từ xa xa có tiếng gọi

  1. #1
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default Từ xa xa có tiếng gọi

    TỪ XA XA CÓ TIẾNG GỌI

    “Thưa các anh chị, dân Campuchia phần lớn theo Đạo Phật Tiểu Thừa, hơn 80%, nhưng gần đây, Đạo Giêsu được đem vào Campuchia và có nhiều người tin theo. Đạo Giêsu làm được nhiều điều tốt cho Campuchia lắm: mở trường, nhà thương, trạm xá, cơ sở từ thiện, lớp dạy tiếng Anh cho dân không lấy tiền...”, anh Naria, hướng dẫn viên công ty du lịch CN Intrenational Travel, Campuchia, chia sẻ với chúng tôi trên đường đi Siem Reap. Sau chuyến đi “mục vụ” Campuchia về, tôi nghe văng vẳng như tiếng ai đang gọi từ bên kia biên giới. Thổn thức và thương người Campuchia quá chừng !

    Trên đường từ Mộc Bai tới Siem Reap dài 130 cây số, xuyên qua những cánh đồng, làng mạc của những ngôi nhà cao cẳng, chỉ thấy vỏn vẹn hai cái nhà thờ. Nói là nhà thờ, chứ chỉ là ngôi nhà tre vách lá đơn sơ, chứa khoảng năm, bảy chục người là hết cỡ. Khác hẳn bên mình: mặt tiền quyết định tất cả, Campuchia chẳng màng chi tới mặt tiền. Suốt dọc con đường “thiên lý” ngút ngàn những vườn cây, mái ngói, mái tranh, chẳng thấy cái quán xá nào bên đường; lâu lắm mới thấy cái chợ nhỏ, lúc nhúc những tấm bạt, dù che sơ sài , qua quýt.

    Dân Campuchia phần lớn sống nghề nông, chín mươi phần trăm. Miền quê, quanh năm suốt tháng, đàn ông cứ trần trùi trụi, quấn cái sà rông là sướng; đàn bà thêm cái áo chẽn che thân, đi lại đủng đỉnh, coi thật là ấn tượng ! Đời sống có thế : muốn rau có rau, muốn cá, có cá, khoai sắn, chè, thuốc có cả trong vườn, đâu cần chi cho phức tạp. Nhà sang thì có tivi đen trắng, sài bình thoải mái. Hết bình, cứ đem ra lộ, có người gom đi sạc, mai lại sài tiếp. Phương tiện đi lại còn khó khăn, nhưng xe lại rẻ như bèo: chỉ vài ngàn đô là có một xế hộp ngon ơ. Nhưng coi chừng xăng mắc lắm đấy. Campuchia điện mắc thấy mồ! Chỉ có nhiều ở thành phố, nhà quê cứ đèn dầu là tiện dụng.

    Dân Khmer, con cháu các chiến binh, đã từng một thời vùng vẫy biển khơi, nay ưa sống tự do, thoải mái, chẳng coi cực nhọc, gian khổ là gì. Đời sống ở đây khá đơn giản: đơn giản trong cái ăn, cái mặc, đơn giản trong cách sống, cách làm việc. Họ là bậc thầy của những chàng hiệp sỹ khai sơn, mở cõi ? Nước da người Campuchia ngăm đen, tôi cứ tưởng ai cũng vậy cả! Không đâu! Campuchia có ít là năm, sáu sắc dân: Người Khmer là đa số, gốc Đông Nam Á quy tụ lại. Cha ông họ xưa từng là những chiến binh, vẫy vùng khắp Đông Nam Á, tựa hồ quân Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt xứ Hung Nô. Chính họ đã lập nên đế quốc Khmer oanh liệt một thời, kéo dài từ phần đất nay là Miến, Thái, Lào đến tận biên thùy Đại Việt. Những kỳ tích Bayon, Angkor Wat, Angkor Thom huy hoàng đã từng làm say đắm bao nhà khảo cổ và du khách khắp năm châu. Nhóm người đông thứ hai là người Hoa. Người Hoa sống ở đây đã lâu, pha trộn với Khmer, nước da trắng trắng, coi dễ thương và quyến rũ làm sao! Người Việt, người An có mặt ở đây khá lâu, như đã hoà nhập và có chỗ đứng khá trổi trang trong cộng đồng xã hội. Một số khác là những nhóm nhỏ sống rải rác trong các làng mạc, phum, sóc xa xôi. Thành phố lớn có chừng vài cái: Phnom Penh, Siem Reap, Battambang, Kompong Cham, còn lại là các tỉnh nhỏ.

    Người Campuchia quá dễ thương, bao năm trui rèn trong nếp sống Phật Giáo Tiểu Thừa; cung, tên, giao, kiếm đã chôn vùi trong lòng đất, nay chỉ còn nghĩ đến làm ăn. Nét mặt hiền lành, tính tình chân chất, niềm nở, hiếu khách, dân Campuchia đã cuốn hút bao khách du lịch tới dây làm giầu cho đất nước. Cuộc diệt chủng thời Pol Pot như còn ghi lại dáng dấp sợ hãi trên khuôn mặt những người lớn tuổi. Nay thời thanh bình, trở về làng xóm xum họp đông vui, người Campuchia vẫn như thấy khao khát một điều chi: CHÂN LÝ ĐÍCH THỰC? Phải chăng như tông huấn Giáo Hội Tại Châu Á (Ecclesia in Asia): tất cả các tôn giáo nơi các dân tộc là con đường đưa tới Chân Lý Kitô Giáo.

    Tin Mừng đã được rao giảng ở đây bởi các cha dòng Đa Minh và Phanxixô từ năm 1555 và sinh hoa kết trái thời Pháp thuộc. Đã có một thời mấy tỉnh miền Nam ta cũng thuộc về giáo phận Phnom Penh. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày cai trị xứ Chùa Tháp, Pol Pot và các tay chân của ông trong nhóm Khmer Đỏ đã ra tay cướp sạch, đốt sạch và giết sạch gần ba triệu người, trong đó có các người Công Giáo Campuchia, làm cho Giáo Hội này sau “cơn đại hồng thủy”, còn chưa đầy 2.000 tín hữu. Thật là khủng khiếp!

    Hiện nay ở Campuchia có 3 Giáo phận : Đại Diện Tông Toà Phnom Penh, Phủ Doãn Tông Toà Battambang và Phủ Doãn Tông Toà Kompong Cham. Số linh mục là bốn mươi, nhưng chỉ có năm là người bản xứ. Con số giáo dân độ 25.000 và rất nhiều người đang tìm chân lý. Một số trường học, cơ sở từ thiện, y tế, dạy nghề do các dòng nam nữ nước ngoài đảm trách, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng bấy nhiêu có thấm vào đâu để giới thiệu Chúa Giêsu cho họ. Ngay tại Phnom Penh, hỏi tiếp viên khách sạn, lái xe Tuk Tuk, và cả khách đi đường, không mấy ai biết nhà thờ chính toà ở đâu! Có lẽ Giáo Hội Campuchia còn thiếu nhiều nhân lực và tài lực để có thể “cắm Cây Thánh Giá” trên mảnh đất Chùa Tháp?

    Họ cần gì? Đó là câu hỏi của những người con Chúa đã từng đặt chân tới Campuchia. Trước hết vẫn là lời cầu nguyện. Và sau phải là chia sẻ: chia sẻ vật chất và nhân lực. Hồng Y Suenen khi còn sống đã nói: “Chính khi các Giáo Hội truyền giáo chia sẻ nhân sự cho anh em xa xôi, thì họ lại gặt hái được nhiều kinh nghiệm truyền giảng Tin Mừng cho người đồng hương” Theo ý hèn mọn của tôi: Có lẽ người châu Á rao giảng Tin Mừng cho người châu Á có chi thuận tiện hơn chăng? Dù sao cũng da vàng, mũi tẹt, tóc búi củ hành, cơm canh rau muống… sẽ dễ đón nhận nhau hơn?

    Từ xa xa có tiếng gọi, có tiếng gọi hối thúc tôi quá chừng! Nhưng tôi phải chuẩn bị những gì? Kiểm điểm lại hành trang, tôi muốn đặt ra những câu hỏi chất vấn chính mình: Tôi có đủ can đảm không chỉ ăn mắm bồ hóc, cơm chay, mà là chịu trăm nghìn gian khổ với dân đen? Tôi có đủ xác tín, đủ quảng đại, đủ thánh thiện để chịu đựng mọi sỉ nhục, đắng cay không phải một hai ngày, mà dài dài năm tháng, trong một thế giới hơn chín mươi phần trăm là Phật Giáo? Và tôi có và đủ lửa để đốt lên mãi ngọn đuốc soi đường cho anh em đang khao khát ánh sáng chân lý đức tin?

    Khi tôi viết những dòng này, tiếng gọi vẫn hối thúc bên tai. Thật lạ kỳ !

    Lm Trần Hoà


  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    huynhlan
    Khách viếng
    huynhlan's Avatar

    Default

    YÊU THƯƠNG LÀ TRUYỀN GIÁO
    (Mt 22,34-40)


    "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi. Và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi". Có bao giờ bạn tự hỏi xem, vì sao Chúa lại dạy phải yêu Chúa và yêu người? Lấy ví dụ: bạn có con đi học. Khi thấy nó lười học, thì nói với nó: "Con học bài đi, con phải siêng học". Sở dĩ bạn bảo con mình chịu khó học là vì nó chưa chăm học. Chúa dạy loài người phải yêu Chúa yêu người vì loài người chưa yêu Chúa và cũng chưa yêu người. Hoặc chưa yêu một cách trọn vẹn như Chúa muốn. Yêu như Chúa muốn đó là: "Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khốn. Và yêu kẻ khác như yêu chính mình".

    Yêu Chúa là phải yêu bằng cả tấm lòng, cả linh hồn, cả trí khôn. Tấm lòng, linh hồn, trí khôn là thành phần trọng yếu nhất của con người. Nếu thiếu tấm lòng, nghĩa là thiếu trái tim, con người chỉ là một cái xác. Nếu không có linh hồn, không phải là người nữa. Nếu thiếu trí khôn, dù mang hình dáng con người, người đó cũng trở nên ngu đần. Yêu Chúa bằng tất cả tấm lòng, cả linh hồn và trí khôn, yêu bằng tất cả thành phần chủ yếu của một con người là yêu vô cùng, yêu không tính toán, yêu Chúa một cách mạnh mẽ. Nhưng chỉ có lòng mến Chúa thôi, chưa đủ. Lòng yêu mến Chúa đòi phải có một điều răn khác bổ túc. Đó là yêu người. Yêu người cũng quan trọng không kém điều răn yêu Chúa. Chính Chúa Giêsu nói: "Điều răn thứ hai cũng quan trọng như điều răn thứ nhất là: ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi". Yêu Chúa và yêu người luôn đi đôi với nhau. Nếu nói rằng yêu Chúa mà trong thực tế không yêu tha nhân, không giúp đỡ người khác, là nói dối. Ngược lại, chính khi yêu thương và giúp đỡ người khác là bằng chứng chứng tỏ mình yêu mến Thiên Chúa.

    Tuần trước, chúng ta cử hành ngày thế giới truyền giáo. Nhưng tôi nghĩ, sẽ không có truyền giáo đúng nghĩa nếu không biết yêu thương. Lòng yêu thương anh em là phương thế truyền giáo hữu hiệu, vì nhân loại luôn luôn cần đến tình yêu. Chính vì đặt tình yêu lên trên mọi chuẩn mực của một hành vi đạo đức nào đó, nên đạo Công giáo cũng là đạo của tình yêu. Không thể nói với ai, rao giảng cho ai về tình yêu mà bản thân ta không hề biết yêu thương. Đó là sự mâu thuẫn lớn mà ta phải trút bỏ đi. Nếu ta không biết yêu thương thì cũng không thể truyền giáo. Ngược lại, ta có một đời sống yêu thương thật sự, tử tế, vui vẻ với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, những việc làm tốt đó, tự bản thân nó đã chứng minh ta là người có đạo, đã là truyền giáo rồi.

    Nhưng không thể lúc nào cũng có thể nói về Chúa được. Lấy ví dụ: một thầy cô giáo có đạo, đi dạy ở một trường học nào đó, chắc chắn thầy cô đó không thể vào lớp học để nói về đạo, về Chúa được. Nhưng điều mà người thầy hay cô đó có thể làm được là chứng minh đời sống đạo của mình như: vui vẻ với đồng nghiệp, yêu thương, độ lượng với học trò...

    Trong đời sống hằng ngày, mọi người có thể làm được những chuyện rất bình thường như: lượm một cục đá trên đường bỏ vào một nơi nào đó để các em nhỏ đi không bị vấp, các cụ già không bị té. Hoặc là ta biết giữ vệ sinh chung, đừng ném mọi thứ rác rưởi ra đường, ở nơi công cộng... tất cả những việc làm đó đều là những việc làm cụ thể, ai cũng làm được. Với tất cả những phương thế thực hành vừa đề nghị ở trên, không phải là thể hiện lòng yêu Chúa, yêu tha nhân hay sao? Đó cũng không là phương thế truyền giáo hay sao? Tin rằng bạn và tôi đều luôn là những người cố gắng sống tốt, để người ngoài nhìn vào có thể nói rằng: anh hay chị ấy sống tốt vì họ là người Công giáo.

    Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng

  4. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com