Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Sự hiện diện của các Dòng đan tu trên đất Việt: Cát Minh, Xi tô, Biển Đức, Clarrisse

  1. #1
    night dew's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2012
    Tên Thánh: Alacoque
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 178
    Cám ơn
    717
    Được cám ơn 608 lần trong 152 bài viết

    Default Sự hiện diện của các Dòng đan tu trên đất Việt: Cát Minh, Xi tô, Biển Đức, Clarrisse

    SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC DÒNG ĐAN TU TRÊN ĐẤT VIỆT:
    CÁT-MINH, XI-TÔ, BIỂN-ĐỨC, CLARISSE

    Từ hạt giống tin mừng được các thừa sai nước ngoài gieo vãi vào thế kỷ XVI, Giáo hội Đức Ki-tô đã sinh ra những người con ở Việt Nam. Những người con ấy đã lớn lên, đã trưởng thành rồi lại tiếp tục sinh ra những người con mới cho Thiên Chúa, cho Đức Giê-su Ki-tô để trở thành Giáo Hội Việt Nam.
    Các đan sĩ chiêm niệm đã không sớm theo gót các nhà truyền giáo đến Việt Nam, tuy nhiên một khi Giáo Hội đã hình thành trên phần đất này, những người có trách nhiệm trực tiếp đã mong ước và tạo những điều kiện tốt đẹp cho hạt giống chiêm niệm cũng đước gieo vãi trên quê hương Việt Nam.
    Bắt đầu là các chị Cát Minh của đan viện nổi tiếng Lisieux sang lập dòng tại Sài-gòn, sau đó là sáng kiến của một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, cha Denis Thuận, lập một Dòng Khổ Tu Chiêm Niệm tại Phước Sơn Quảng Trị năm 1918. Sau này Phước Sơn nhập vào Tổng Dòng Xitô. Dòng Xitô Lérins tại Pháp lập Đan viện Mỹ Ca tại Giáo Phận Nha Trang năm 1934. Pierre Qui Vire lập đan viện Biển Đức tại Đa Lạt năm 1936, sau này dời về Thiên An Huế. Tiếp đến các nữ tu Clarisses cũng lần lượt vào Việt Nam.
    Chúng tôi xin ghi lại đôi nét của các dòng tu chiêm niệm này để giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về các dòng đan tu chiêm niệm thường tọa lạc nơi cô tịch được gọi là đan viện. Thứ tự theo mốc thời gian Dòng vào Việt Nam: bắt đầu là các chị Cát Minh, sau đó đến Xitô rồi Biển Đức và cuối cùng là các chị Clarisses.

    A. DÒNG KÍN CARMEL
    (Ordre des Carmélites Dé chaussées: OCD)
    Đời sống đan sĩ Cát Minh có nguồn gốc từ thời cựu ước xa xưa và nhận ngôn sứ Elia (854 trước công nguyên) làm tổ phụ. Từ thế kỷ XIII, dòng đi vào lịch sử với một nhóm ẩn sĩ đã xin Thánh Albert, Thượng phụ Jerusalem, soạn cho một bản luật và được Đức Giáo hoàng Innocent IV phê chuẩn năm 1247. Thế kỷ XV, Chân phước Joan Soreth đã thành lập dòng nữ Cát Minh. Vì hoàn cảnh dịch tễ, tiếp đến chiến tranh, đói kém tại Châu Âu năm 1437, sức khỏe con người suy yếu nên luật dòng được giảm chế. Thánh Tê-rê-xa Avila, cùng với sự cộng tác của Thánh Gio-an Thánh Giá, muốn lấy lại luật nguyên thủy, đã thành lập Đan viện Cát Minh cải tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24-8-1562.
    Năm 1585, nhóm cải tổ đã tách ra thành tỉnh dòng tự trị với tên gọi Ordre des Carmélites Déchaussées (OCD), cũng gọi là Cát Minh đi chân không (đi xăng đan) hay Cát Minh Tê-rê-xa, để phân biệt với dòng Cát Minh giảm chế hoặc Cát Minh lớn (OC)
    Năm 1604: Dòng Cát Minh Cải tổ được thành lập ở Pháp.
    Đan Viện Cát Minh Sài Gòn
    Năm 1861, theo lời yêu cầu của Đức cha Dominique Lefèbvre, Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Tây Đàng Trong, đan viện Lisieux đã cử nữ tu Philomène de l’Immaculée Conception sang lập đan viện Cát Minh Sài Gòn. Đây là dòng Cát Minh đầu tiên ở Việt Nam.
    Đan Viện Cát Minh Huế
    Do đan viện Cát Minh Hà Nội thành lập năm 1909. Năm 1974, di chuyển vào Bình Triệu vì tình hình chiến tranh. Năm 1996, đã tái lập đan viện Cát Minh Huế.
    Đan Viện Cát Minh Nha Trang
    Được thành lập tại Thanh Hóa năm 1929. Di chuyển vào Nha Trang năm 1954. Trở về lại Việt Nam – Nha Trang 1960.
    Đan Viện Cát Minh Bình Triệu
    Năm 1974, vì hoàn cảnh chiến tranh, một số nữ tu thuộc đan viện Cát Minh Huế đã di chuyển vào Bình Triệu, thuộc giáo phận Sài Gòn và lập cộng đoàn mới.
    Năm 1998, cộng đoàn Cát Minh Bình Triệu được chính thức trở thành đan viện biệt lập.
    Ngoài ra, còn có Đan Viện Cát Minh Phan Thiết và Đan Viện Cát Minh Châu Sơn (Banmêthuột)

    B. DÒNG XITÔ
    a. Phước Sơn và Hội Dòng Thánh Gia Việt Nam.
    Hội Dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam phát xuất từ Đan viện Phước Sơn, do cha Henri Denis (tên dòng của cha là Benoỵt Thuận), ngài là một linh mục thuộc dòng thừa sai Paris. Sau khi đươc lãnh chức linh mục ngài đã nhận được bài sai ghi địa chỉ: Giáo phận Huế, nước Việt Nam. Vì thế ngài đã xuống tàu và đến Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1903.
    Ngày 31 tháng 1 năm 1912, ngài đã trình lên Đức Cha giáo phận Huế lời thỉnh nguyện tha thiết được thử nghiệm lập một dòng chiêm niệm cho phái nam tại giáo phận Huế. Sau sáu năm chờ đợi lời thỉnh nguyện ấy đã được chấp thuận.
    Ngày 3 tháng 7 năm 1918, cha Henri Denis cùng với Đức cha Allys và cha Tổng đại diện giáo phận Huế đã lên núi Phước Sơn tìm đất lập dòng. Các ngài đã chọn vùng đất của cụ Thượng thư bộ lại Nguyễn Hữu Bài trên ngọn đồi Phước Sơn để lập dòng.
    Ngày 14 tháng 8 năm 1918, cha Benoit cùng người môn đệ đầu tiên dọn đồ đạc lên Phước Sơn để cùng nhau thành lập một tu viện.
    Ngày 12 tháng 10 năm 1933 Tổng Công Nghị toàn Xi-tô căn đã chấp thuận cho cộng đoàn Phước Sơn gia nhập Xi-tô và trực thuộc Viện Phụ Tổng Quyền.
    Ngày 24 tháng 5 năm 1934 Thánh bộ tu sĩ chính thức chấp thuận cho Phước Sơn sát nhập vào dòng Xi-tô thế giới.
    Ngày 21 tháng 3 năm 1935 toàn thể cộng đoàn Phước Sơn khấn Xi-tô.
    Viết về Phước Sơn bị tàn phá và di vào miền nam....
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan
    Dòng Phước Sơn đang có ý định lập nhà mới thì được Đức cha Gio-an Bao-ti-xi-ta Nguyễn Bá Tòng ghé thăm và ngỏ lời mời các đan sĩ ra lập dòng trong Giáo phận Phát Diệm. Ngài đã giới thiệu và dàn xếp mua đồn điền cà phê Lacombe để lập dòng.
    Ngày 18 tháng 2 năm 1936, cha Bề trên Bênađô và cha quản lý Martinô nhận quyền sở hữu đồn điền.
    Đại lễ Đức Mẹ lên trời ngày 15 tháng 8 năm 1936, cha Bề trên và cộng đoàn họp bàn rồi bầu cha Tađêôâ Lê Hữu Từ làm bề trên và đề cử các thành viên chính thức đi xây dựng cộng đoàn mới. Cha Bề Trên Tađêôâ sau này được cử làm giám mục Phát Diệm.
    Biến cố 1954 đã khiến hầu hết các đan sĩ rời bỏ Nho Quan di vào miền Nam lập nên Nhà Châu Sơn Đơn Dương. Tuy nhiên từ những năm gần đây Đan viện Nho Quan đã hồi sinh và đang phát triển rất mạnh. Con số các đan sĩ, tập sinh và thỉnh sinh đã lên tớ gần trăm.
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý
    Cộng đoàn Xi-tô Phước Lý được sinh ra từ lòng mẹ Phước Sơn (Quảng Trị), bắt đầu với một nhóm nhỏ (Nam tiến) đến tạm trú tại Chà Và( Vĩnh Kim – Trà Vinh, Giáo phận Vĩnh Long) để tìm đất lập dòng.
    Sau đó vào ngày 23 tháng 3 năm 1951 phái đoàn đến khởi công xây dựng cộng đoàn tại Mặc Bắc. Ngày lễ Trái Tim Đức Mẹ (tháng 6/1951) cộng đoàn dâng thánh lễ tạ ơn đầu tiên, nhận tên mới là Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Phước.
    Ngày 26 tháng 10 năm 1951, vì lý do chính trị ở Mặc Bắc lúc bấy giờ bất ổn và vì vùng đất này sình lầy không thể xây dựng kiên cố được. Vì thế ngày 1 tháng 5 năm 1952 cộng đoàn đã quyết định di chuyển về Phước Lý và xây dựng cộng đoàn cho tới nay.
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương
    Đầu năm 1950, tình hình ở Phát Diệm không ổn, cuộc sống rất phức tạp, kinh tế gần như kiệt quệ, cộng đoàn phải di cư. Cuộc di cư đã làm chi ly cộng đoàn, nhưng cũng nhờ thế mà có hai cộng đoàn Châu Sơn (Nam – Bắc).
    Sau khi rời Miền Bắc, năm 1957 cộng đoàn Châu Sơn đến định cư tại Đơn Dương – Lâm Đồng và phát triển cho tới ngày hôm nay. Năm 1970 Châu Sơn đã khai sinh nhà con Châu Thủy.
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Châu Thủy
    Ngày 19 tháng 3 năm 1970, cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương họp bàn việc thành lập nhà con. Sau khi khảo sát nhiều nơi, cuối cùng phái đoàn dừng chân tại địa điểm Láng Goòng, xã Bà Giêng, Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy thuộc Giáo phận Nha Trang.
    Tháng 9 năm 1970, Đức Giám mục Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận Giáo phận Nha Trang chấp thuận cho Đan viện Châu Sơn thành lập nhà con tại đây.
    Ngày 4 tháng 6 năm 1971, cha tân Bề trên Gio-an Berchmans Nguyễn Văn Thảo (Do hội đồng đan sĩ Châu Sơn bầu chọn), cùng bảy thành viên từ giã nhà mẹ Châu Sơn đến địa điểm truyền giáo Láng Goòng để khai lập nhà con Châu Thủy.
    Ngày 22 tháng 8 năm 1971, lễ ra mắt tân Đan viện Xi-tô Thánh Mẫu Châu Thủy. Và đến ngày 20 tháng 10 năm 1972 Tổng Hội Dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam chính thức chấp thuận việc thành lập Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Châu Thủy tại Hàm Tân, Bình Tuy. Ngày nay Châu Thủy đã trở thành Đan Phụ Viện.
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Thiên Phước
    Năm 1968, ông Huỳnh Công Tý ở Vũng Tàu là người quen của cha Giám đốc đệ tử cho nhà dòng một miếng vườn phía trên vườn Alvenrna của Dòng Ba Phanxicô. Mùa hè năm đó cộng đoàn khai hoang, cắm mốc chuẩn bị cho việc xây dựng trên mảnh đất này.
    Ngày 21 tháng 11 năm 1969, bắt đầu xây khu nhà nghỉ cho đệ tử cộng đoàn Phước Sơn.
    Lễ Đức Mẹ đi viếng ngày 31 tháng 5 năm 1975 được chọn làm ngày chính thức cộng đoàn Thiên Phước khai sinh do nhà mẹ Phước Sơn. Ngày nay Thiên Phước Vũng Tàu đã trở thành Đan Phụ Viện.
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Phước Vĩnh
    Ngày 22 tháng 5 năm 1975 Viện Phụ Duy Ân Vương Đình Lâm công bố thành lập các nhóm mới: Phước Lộc – Vũng Tàu, và một nhóm “chưa có tên”.
    Ngày 9 tháng 6 năm 1975 nhờ sự gợi ý của thầy Năm Biết (Cựu đệ tử Phước Lý), Cha Grêgoriô Đào Trọng Thanh đi xuống Vĩnh Kim tìm hiểu và được cha sở Phê-rô Nguyễn Cang Thường và ông bí thư xã lúc ấy là ông Hai On chấp thuận và đã giúp đỡ cụ thể.
    Trong những ngày của tháng 6 năm 1975 Viện phụ và một nhóm anh em lên đường tới Vĩnh Kim. Ngày 24 tháng 6 năm 1975, Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm chủ tế thánh lễ tại Vĩnh Kim, đánh dấu bước đầu sự khai sinh của cộng đoàn mới này.
    Ngày 11 tháng 7 năm 1975 Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm xuống làm phép nhà nguyện, từ đó cộng đoàn phát triển cho tới ngày hôm nay.
    Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu An Phước
    Ngày 8 tháng 9 năm 1978 Viện phụ Hội trưởng chi dòng Thánh Gia Việt Nam là M. Duy Ân Vương Đình Lâm chấp thuận thỉnh nguyện của cha Viện trưởng Phước Lý M. Gio- an Nguyễn Văn Luận được thành lập hai nhóm mới, trong đó có nhóm “Cộng đoàn An Phước”.
    Ngày 16 tháng 6 năm 2001, viện phụ M. Ignace Trần Ngân đã cử đan sĩ linh mục M. François de Sales Trần Minh Thái đi phục vụ ở tu sở An Phước.
    Ngày 30 tháng 8 năm 2006 Tổng Hội bỏ phiếu chấp thuận và Viện phụ Hội trưởng M. Đô-mi-ni-cô Phạm Văn Hiền ký quyết định nâng Cộng đoàn Thánh Mẫu An Phước lên hàng đan viện tự trị.
    Ngày 15 tháng 9 năm 2006, Tân Đan Viện Thánh Mẫu An Phước bầu viện trưởng tiên khởi: Đan sĩ linh mục M. François de Sales Trần Minh Thái đắc cử. Từ đó đan viện phát triển cho đến nay.
    Nữ Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Vĩnh Phước
    Dòng nữ Xi-tô Thánh Mẫu Vĩnh Phước ra đời năm 1972, qua văn thư chính thức của Tổng Hội Dòng Xi-tô Việt Nam năm 1971.
    Qua ba năm thử nghiệm ngày 13 tháng 2 năm 1974, Đức cha Giu-se Lê Văn Ấn, Giám mục giáo phận Xuân Lộc ban sắc chính thức lập dòng nữ Xi-tô Thánh Mẫu Vĩnh Phước tại Bàu Sen – Phước Lý, và được Tổng hội dòng chính thức hóa ngày 4 tháng 5 năm 1974.
    Ngày 3 tháng 5 năm 1978, cùng với Đan viện Phước Lý chị em bàn giao đất đai cho chính quyền huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai, cộng đoàn dời cư về khu nhà khách tĩnh tâm của Đan Viện Phước Lý.
    Khi nào đã dời về Ngọc Đồng?
    Ngày 5 tháng 7 năm 1997, Tổng Hội Dòng đã chấp thuận cho chị em chính thức gia nhập Hội Dòng Xi-tô Thánh Gia Việt Nam và được Thượng Hội Đồng Xi-tô thế giới xác nhận.
    Ngày 24 tháng 6 năm 1998, Tòa Thánh đã châu phê Nữ Đan Viện Thánh Mẫu Vĩnh Phước chính thức gia nhập Dòng Xi-tô Thế Giới.
    Hiện nay, cộng đoàn đã phát triển thêm được hai đan viện: Phước Hải (Vũng Tàu) và Phước Thiên (Bà Rịa).

    Nữ Đan Viện Xitô Phước Thiên (Bà Rịa)
    Ngày 1 tháng 11 năm 1988: Ngày Khai Sinh và Bổn Mạng Cộng đoàn Xitô Phước Thiên.
    Ngày 29 tháng 11 năm 2008: Tổng hội Hội Dòng chấp thuận và Viện Phụ Hội Trưởng Maria Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn ký quyết nghị nâng cộng đoàn Xitô Thánh Mẫu Phước Thiên lên hàng Đan viện Tự trị (Sui Juris).
    Ngày 27 tháng 12 năm 2008: Nữ Đan sĩ Maria Cecilia Nguyễn Thị Oanh đắc cử Viện Trưởng tiên khởi Tân Nữ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Thiên.
    Nhân sự hiện tại: 22 chị em.
    Nữ Đan Viện Xitô Phước Hải (Vũng Tàu)
    Ngày 25 tháng 12 năm 1976, nhà Phước Hải được chính thức thành lập, trong hướng phát triển theo pháp lý như Nhà Mẹ Vĩnh Phước khi có đủ điều kiện.
    Năm 2001 Tổng Hội của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xác nhận tu sở Phước Hải là Đan viện đơn lập , chuẩn bị cho một tương lai gần sẽ trở thành Đan Viện Tự Trị.
    Ngày 09 tháng 05 năm 2010 Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia quyết định nâng Cộng Đoàn Phước Hải lên hàng Đan Viện Tự Trị.
    Ngày 16 tháng 05 năm 2010, chị Maria Timôthê Nguyễn Thị Nhan được bầu làm Viện Trưởng Tiên Khởi của Đan Viện Thánh Mẫu Phước Hải.

    b. HỘI DÒNG XI-TÔ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
    Đan Viện Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca
    Ngày 08 tháng 01 năm 1931, Viện phụ đan viện Lérins, Marie-André Drillon xuống tàu tạ cảng Marseille vượt biển qua Việt Nam thăm dòng Phước Sơn (Quảng Trị) và tìm đất lập dòng: Ngài để ý nhiều nhất đến hai địa điểm Sapa và Đà Lạt.
    Tháng 10 năm 1932, Viện phụ Lérins quyết định lập dòng tại Việt Nam và chỉ định ba cha: Placide Berthéas, bề trên; Charles Fettweis, quản lý và Eugène Paulin, tập sư.
    Ngày 31 tháng 1 năm 1933, cộng đoàn Lérins tiễn ba đấng sáng lập rời đan viện lên đường đi Marseille.
    Ngày 10 tháng 2 năm 1933, Các ngài xuống tàu AMARIS và ngày 7 tháng 3 năm 1933 cập bến Sài Gòn. Từ ngày 14 tháng 3 năm 1933 đến ngày 27 tháng 2 năm 1934, các ngài tìm địa điểm trên vùng Đà Lạt.
    Ngày 27 tháng 2 năm 1934, cha Paulin (được chỉ định làm bề trên thay cha Placide) và cha Charles đến Ba Ngòi. Từ đây các ngài được cha Le Daré và Marcel Piquet (sau này là Giám mục Giáo phận Nha Trang) giới thiệu đi tìm đất tại các vùng Cà Ná, Tháp Chàm. Cuối cùng cha Marce Piquet hướng dẫn các ngài đến vùng Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh.
    Ngày 21 tháng 3 năm 1934, Lễ thánh Biển Đức, Đức Giám mục Quy Nhơn (lúc đó Nha Trang đang thuộc Giáo phận Quy Nhơn) và Viện phụ Lérins ấn định lập dòng tại Mỹ Ca, khởi công xây dựng đan viện.
    Ngày 8 tháng 4 năm 1936, Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin qua văn thư N0 1266/36, chuẩn nhận công cuộc lập Đan Viện Mỹ Ca với danh hiệu: Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca.
    Từ tháng 7 năm 1977, cộng đoàn đan viện phải rời tổ ấm Mỹ Ca tới định cư tại Lập Định.
    Từ năm 1994 đến nay, cộng đoàn Mỹ Ca tại Lập Định bắt đầu được tái thiết về phương diện nhân sự cũng như về cơ sở vật chất.
    Ngày 20 tháng 11 năm 2009, Đan Viện Xi-tô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca lấy lại quyền tự trị đã mất năm 1985 vì thiếu nhân sự.

    C. DÒNG BIỂN ĐỨC
    Đan Viện Biển Đức Thiên An - Huế
    Năm 1932 Đan phụ Dom Fulbert Gloriès (Dòng Biển Đức - Pháp) nhận được thư của Giám mục Ramond, Giáo phận Hưng Hóa và của Giám mục Chabanon, giáo phận Huế. Yêu cầu La Pierre Qui Vivre đến lập dòng tại Giáo phận của mình… Sau khi quyết đinh ngài đã phái cha Wandrille Carrière sang Việt Nam thăm dò để thành lập đan viện.
    Ngày 25 tháng 09 năm 1936, các cha Maur Massé, Wandrille và Corentin khởi hành từ Marseille sang Việt Nam và chọn vùng Đà Lạt để lập đan viện, nhưng vì nơi đây hiếm ơn gọi nên ngày 10 tháng 06 năm 1940, hai đan sĩ Đan viện La Pierre Qui Vivre là cha Dom Romain Guillaume và cha Corentin đã đến Huế và thành lập Đan viện Thiên An.
    Ngày 23 tháng 10 năm 1943, đan viện làm phép và khánh thành nhà nguyện và ngôi nhà ở tọa lạc tại thôn Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Số ơn gọi tăng dần đến nỗi sau đó các đan sĩ Thiên An tiếp tục thành lập thêm ba đan viện nữa.
    Đan Viện Biển Đức Thiên Hòa
    Khoảng tháng 3 năm 1959, với sự đồng thuận của Hội đồng đan tá Thiên An, cha Anselmô Nguyễn Ngọc Ngãi vào Tây Nguyên tìm đất lập dòng.
    Năm 1960, cha Anselmô lên Buôn Mê Thuột lần thứ hai để thuê nhân công phát hoang và bắt đầu khởi công xây dựng.
    Năm 1962, đan viện được thành lập theo yêu cầu của Đức cha Giáo phận Ban Mê Thuột.
    Qua biến cố năm 1975, Thiên Hòa bị nhà nước kiểm kê thu hồi từng phần và bị niêm phong cơ sở.
    Năm 1994 đan viện mua được 8ha đất ở Hòa Nam trồng cà phê và tới ngày 11 tháng 11 năm 1999, chính quyền huyện Krông-Păc đã chấp thuận đơn xin của đan viện cấp cho 5ha để xây dựng cơ sở dòng tu, nơi thờ tự và sản xuất.
    Ngày 4 tháng 1 năm 2001, ngày tái xây dựng Đan viện Thiên Hòa theo pháp lý nhà nước.
    Đan Viện Biển Đức Thiên Bình
    Khởi đi từ lời mời của Đức cha Giu-se Lê Văn Ấn Giám mục giáo phận Xuân Lộc và với sự chấp thuận của Đan phụ hội dòng Subiaco, năm 1972 Đan viện Thiên Bình được thành lập, do cha Thaddée Phạm Quang Điện được phái đến từ cộng đoàn nhà mẹ Thiên An.
    Đan Viện Biển Đức Thiên Phước
    Năm 1972, chiến tranh Quảng Trị một số đan sĩ phải di tản vào Sài Gòn và đã tìm được một khu đất khá rộng rãi tại vùng Tam Hòa - Thủ Đức. Rồi qua năm tháng xây dựng dần dần cơ sở mà ta thấy ngày nay mang tên Đan viện Thiên Phước.
    Nữ Đan Viện Biển Đức Thánh Mẫu Maria
    Bên cạnh các dòng nam đan tu Biển Đức còn có dòng nữ đan tu Biển Đức được thành lập ở Việt Nam từ năm 1954, tại Buôn Ma Thuột. Đáp lời yêu cầu của Đức cha Kim (Seitz) Giám mục Kon-tum, một số nữ tu đã rời Vanves (Pháp) đáp tàu qua Việt Nam tới Ban Mê Thuột ngày 20 tháng 7 năm 1954 để thành lập đan viện.
    Năm 1967, cộng đoàn quyết định rời về Thủ Đức, hội nhập hẳn vào văn hóa dân tộc Việt Nam. Các chị em sống đời cầu nguyện, đơn sơ giản dị giữa những người nghèo và không tôn giáo xung quanh đan viện.
    Nữ Đan Viện Biển Đức Lộc Nam
    Năm 1997, Mẹ đan trưởng Agnès, cùng một số chị em niên trưởng đến vùng đất Lộc Nam, thuộc xứ Lộc Thành – Bảo Lộc – Lâm Đồng để xây dựng một đan viện mới.
    Từ năm 2000 đến 2005 được sự đón nhận và ủng hộ nhiệt tình của Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt, cộng đoàn Lộc Nam đã chính thức được cấp hộ khẩu và được công nhận là một dòng tu. Hiện nay các chị đang chờ đợi trở thành một đanviện độc lập...

    D. DÒNG KÍN CLARA
    (O.S.F.: Order of Saint Clare)
    Do Thánh Phanxicô và thánh Clara thành lập thế kỷ XIII tại Assisi, Ý.
    Năm 1935, 8 chị người Pháp thuộc đan viện Roubaix (Pháp) đến lập dòng tại Việt Nam, trong Giáo phận Vinh. Năm 1950, vì chiến tranh các chị đã phải trở về Pháp.
    Năm 1972, bốn chị người Việt và một chị người Pháp tái lập dòng tại Thủ Đức, Việt Nam.
    Hiện nay số nữ tu đã đông, các chị đang tính kế hoạch mở thêm nhà mới tại Bà Rịa.

    *
    * *

    Nhìn lại chặng đường trải dài gần một thế kỷ, các đan viện chiêm niệm Cát Minh, Biển Đức, Xi-tô và Clarisse hiện diện trên quê hương Việt Nam, đã có biết bao công lao gian khổ vật chất lẫn tinh thần, đã làm nên lịch sử. Cùng với thời gian biết bao nhiêu đổi thay, từ những túp lều tranh vách đất nay đã trở thành những đan viện rộng lớn với những kiểu nhà hiện đại, cung cấp nguồn ăn tinh thần cho chính mình cũng như cho những người con dân Việt Nam. Gần một thế kỷ, mỗi chặng đường thời gian mang một ý nghĩa. Ý nghĩa của sự phát triển con người, ý nghĩa của cuộc hành trình tìm Chúa và ý nghĩa của bao ơn lành Thiên Chúa. Chính điểm mốc của những thời gian ban đầu và nhìn vào hiện tại, ta thấy biết bao nhiêu đổi thay. Đổi thay từng lớp người, có biết bao người đã ra đi và biết bao người đang nối tiếp để làm nên lịch sử cho cao trào chiêm niệm.
    Nhìn lại quá khứ để cảm tạ tri ân. Nhìn vào hiện tại và tự hào về công lao của các bậc tiền bối. Nhìn về tương lai ta quyết tâm làm một cái gì đó cho hậu thế. Tất cả là hồng ân từ trời cao. Tất cả là sự quan phòng của Thiên Chúa và Nữ Vương các thánh tử đạo Việt Nam. Xin tạ ơn Thiên Chúa và ghi công ơn của tất cả các bậc cha anh.

    MC

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com