Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Xóm đạo Samrong Thom

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Xóm đạo Samrong Thom

    Xóm đạo Samrong Thom



    VRNs (13.11.2013) - Phnom Penh – Một bà cụ 78 tuổi nói: “Tôi sinh ra ở đây. Bố mẹ tôi ở đây”. Sống ở đây khổ quá sao không về Việt Nam? “Về Việt Nam cũng có sống được đâu !” Bà cụ trả lời chúng tôi và cho biết thêm: Thời chạy Polpot năm 1973, nhiều người Việt đã trở về Việt Nam, nhưng đến năm 1980 là lò dò qua lại. Bà nói: “Mình là người Việt, mà không có quê, không có đất cắm dùi”.

    Xóm đạo Samrong Thom nằm trên trục đường đi từ cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đến thủ đô Phnom Penh của vương quốc Campuchia, cách phà Niek Luong về phía Phonom Penh khoảng 30 km.


    Anh Khỏe, khoảng 40 tuổi cho biết: “Trước năm 2010, làng chúng tôi ở xa tít đằng kia – vừa nói anh vừa đưa ta chỉ ra chổ giữa dòng sông – nhưng năm đó, nước lớn làm sạt lỡ, nhà trôi, chúng tôi phải chạy vào trong này”. Thấy ánh mắt ngạc nhiên của chúng tôi, anh Khỏe nói tiếp: “Đất này là đất của ông cha. Ông cha Phêrô Nguyễn Văn Tính đã mua 25 thước ngang và 300 thước dọc, ngài cho làm con đường ở giữa, rồi chia lô cho dân làm nhà ở hai bên. Mỗi hộ ngang 5 thước, dài 9 thước, chừa lại một mảnh để làm đất thánh (nghĩa trang)”.








    Anh Khỏe và một cháu thiếu nhi đứng bên hành lang nhà thờ



    Hầu hết các làng người Việt Nam ở xứ Chùa Tháp đang sống bên mé bờ các con sông lớn nhỏ và lênh đênh trên biển hồ Tonle Sap. Người ta nói, ước tính Biển hồ này, mùa nước cạn diện tích là 16 cây số vuông, còn mùa nước nổi như hôm chúng tôi đến thăm thì diện tích khoảng hơn 30 cây số vuông.

    Xóm đạo Samrong Thom cũng sống bên sông và nhờ dòng sông mà sống.


    Anh Khỏe cho biết đa số sống bằng nghề đánh bắt cá. Đàn ông xuống thuyền ra khơi kéo lưới, đàn bà ở nhà làm cá cho chính nhà mình hoặc làm thuê cho người khác. Một số gia đình làm bè nuôi cá và sống luôn trên sàn của bè cá. Nhưng có vẻ họ không thành công lắm cho nghề nuôi cá, nên số họ nuôi cá bè ít dân.


    Một thiếu niên khoảng 13 hay 14 tuổi bưng một thau cá lớn, múc đừng vạt bỏ vào cối xay. Cá xay ra sẽ làm thực phẩm bán cho các nhà nuôi cá bè, để họ cho cá ăn – cá ăn cá thời bán công nghiệp là thế.




    Sống trên nhà bè, một thiếu niên đang xay cá cho cá ăn










    Trẻ em tắm sông bên cạnh “nhà”






    Đầu làng Samrong Thom là một ngôi nhà thờ mới được xây năm 2011, với sự trợ giúp tài chánh của Hội bác ai Phanxicô do cha Trịnh Tuấn Hoàng thành lập. Nhà thờ cũng chỉ bằng cái nhà nguyện loại trung bình ở Việt Nam, vì chỉ phục vụ cho khoảng chưa tới 100 gia đình Công giáo, trên dưới 400 người.

    Lòng nhà thờ hoàn toàn không có một băng nghế nào, chỉ có một chiếc ghế duy nhất đặt sau bàn thờ, sau này chúng tôi mới biết chiếc ghế đó để linh mục ngồi tế lễ, còn tất cả mọi người tham dự phụng vụ là ngồi trên chiếu, và nếu dự lễ thì ngồi từ đầu đến cuối. Nhiều người không quen dễ bị tê chân. Như vậy mới thấy đứng một chút, quỳ một chút vừa diễn tả được tâm và thân cùng thờ phượng, vừa là cách thư giản ngay trong lúc thờ phượng.









    Trong lòng nhà thờ Samrong Thom




    Thấy chiếc đàn Organ, một nhạc công đi trong nhóm chúng tôi đã mở ra để đàn cho mọi người ca ngợi Chúa, nhưng mở hoài không được. Cuối cùng mới biết nó đã hư lâu rồi, mà cộng đoàn không có tiền sửa hay mua cái mới.







    Nhà thờ Samrong Thom mang thánh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội





    Hàng tuần, một hai tối, giáo dân trong xóm đạo nhóm lại đọc kinh và cầu nguyện. Chủ nhật thì tham dự thánh lễ chung. Nói là tham dự thánh lễ, nhưng có khi có cha đến, có khi chỉ là cử hành phụng vụ mà thôi. Mọi cử hành phụng vụ và thánh lễ đều sử dụng tiếng Campuchia.

    Một thầy cho biết, các Đức giám mục ở xứ Campuchia này chỉ cho phép dâng lễ tiếng Việt vào ngày thường khi có các linh mục từ Việt Nam qua thăm, còn Chủ nhật thì hoàn toàn bằng tiếng Campuchia. Có ba lý do chính để các Đức giám mục quyết định như vậy là do số tín hữu người Campuchia trên xứ Chùa Tháp này quá ít, chỉ chưa tới 1/3 tổng số. Số đông là người Việt. Thầy giải thích: “Nếu làm lễ tiếng Việt, phụng vụ tiếng Việt thì dần dần sẽ chỉ còn người Việt mà thôi. Đây là Giáo hội Campuchia mà”.


    Lý do thứ hai thuộc về nguồn nhân sự. Cho đến này, các linh mục đang làm việc tại xứ Chùa Tháp này đa số là người Thái Lan và Âu Châu. Nghe nói chỉ có một linh mục người Campuchia, và trong tương lai gần có thể có thêm một linh mục người Việt Nam. Nghe nhắc đến đa số là linh mục Thái Lan, chúng tôi chột dạ ! Giáo hội Thái Lan là một Giáo hội nhỏ hơn Việt Nam rất nhiều, cũng thiếu linh mục, vậy mà họ dám gởi các thừa sai của mình đến để chia sẻ mục vụ ở xứ Chùa Tháp này. Người Thái Lan và người Campuchia có một điểm phù hợp dễ thích nghi là hệ chữ viết của họ giống nhau (như Việt Nam với Mỹ, với Pháp cùng hệ ngôn ngữ Latinh), nên nhìn chữ Campuchia, các cha Thái Lan đọc được ngay, nhưng hiểu được là chuyện khác, vì là ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt vậy.


    Lý do thứ ba là sự an toàn của người Việt Nam. Nếu không bắt buộc cử hành phụng vụ bằng tiếng Campuchia thì người Việt, vì chỉ sống chung với nhau thành một cụm, sẽ không chịu học tiếng Campuchia, mà không biết tiếng Campuchia giữa xứ Chùa Tháp này thì sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Tất cả người Việt Nam không biết đọc và viết tiếng Campuchia sẽ không bao giờ được có quốc tịch, nên sẽ sống trong tình trạng bất hợp pháp. Và như vậy sẽ không được bảo vệ an toàn. Trước đây các làng Việt Nam trên sống hay trên cạn thỉnh thoảng vẫn bị đốt cháy cả làng.


    Tình trạng không hội nhập được vào cộng đồng Khơme bản xứ sẽ là một mối nguy hiểm lớn cho người Việt Nam trong thời gian tới. Theo dòng lịch sử, sự ân oán về lấn chiếm đất đai của người Việt đối mới người Khơme đã làm cho người Khơme xem người Việt là Yuôn, là người xấu (tên người Việt ở các các tộc thiểu số tại Việt Nam cũng tương tự là Yuan …, cũng là người xấu). Xấu đến mực độ ai “kep Yuôn” (cắt cổ người Việt) là bình thường, không có lỗi gì ghê gớm cả. Nhất là giai đoạn cộng sản Việt Nam nhân danh chủ nghĩa quốc tế cộng sản đánh Polpot và chiếm Campuchia. Các chuyên gia và bộ đội Việt Nam đã trở thành nổi ám ảnh của người Camphuchia cho đến tận bây giờ.


    Những năm trước, đảng của ông thủ tướng Hun Sen (đảng Nhân dân Campuchia – CPP) được Việt Nam ủng hộ và thường xuyên thắng thế, ngay khi đất nước này đã là đa đảng (1993). Tuy nhiên trong kỳ bầu cử vừa rồi, đảng của ông Sam Rainsy đã nổi lên thành đảng đối lập chính, đến mức đảng CPP không được quá bán. Do đó tình cảnh người Việt Nam bị đe dọa hơn khi chủ trương loại bỏ người Việt của đảng Sam Rainsy được lặp đi lặp lại nhiều trong các lần vận động tranh cử. Trong tương lai, CPP cũng sẽ theo chủ trương này để giành sự ủng hộ của dân chúng Campuchia, vì Việt Nam đã quá yếu không còn đủ sức làm lực đẩy an toàn phía sau cho đảng này nữa.










    Một góc làng Samrong Thom với những căn nhà tạm bợ được dựng lên sau khi nhà cũ đã bị phá hủy do nước xâm thực


    Tình cảnh người Việt Nam trên xứ Chùa Tháp bi đát hơn.

    Cô giáo Mỹ Thu, 28 tuổi cho chúng tôi biết: “Con biết đọc biết viết tiếng Campuchia, sau đó Đức giám mục Phnom Penh cho con tham dự ba khóa sư phạm xóa mù chữ. Bây giờ con có thể mở trường dạy tiếng Khơme”.


    Chúng tôi hỏi: “Tại sao không dạy tiếng Việt, mà dạy tiếng Khơme cho người Việt?”

    Cô Mỹ Thu trả lời: ‘Mình ở xứ người ta mà không biết tiếng người ta sẽ bị gọi là ngu, và sẽ không làm được việc gì, ngoài những việc bán cá mà không thể ra giá với người mua”.









    Cô giáo Mỹ Thu, người được Đức giám mục thuê dạy tiếng Khơme cho trẻ em Việt Nam tại làng Samrong Thom


    Xóm đạo Samrong Thom nhỏ bé, chật trội. Với chỉ 75.000m2, cho khoảng 400 người. Mỗi người chỉ được hơn 187m2 cho mọi sự từ ăn ở, đến đường xá, trường học, nhà thờ, chợ búa và vui chơi giải trí. Mai đây các thanh niên lấy vợ gã chồng, sinh con đẻ cái lấy chổ đâu là ngủ, nếu không ra khỏi làng? Nhưng làm sao ra khỏi làng để hội nhập và phát triển, nếu không biết tiếng Campuchia ?


    An Thanh, CSsR
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com