Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Bố - Mẹ

  1. #1
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,983
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default Bố - Mẹ

    BỐ

    Nhà tôi ở bên bờ sông. Sau nhà, những chiếc xà-lan gầm rú, những chiếc vỏ lãi nhỏ nhắn mỏng manh suốt ngày xuôi ngược trên sông, chở đầy ăm ắp những cây củ quả, những hàng nông sản chắc là cây nhà lá vườn. Chiếc ô-bạc-lơ bông bí đặt trên mũi đò mở hết công suất:

    - Mười ngàn ba kí bắp cải, bắp cải ba kí mười ngàn.
    - Ai hành hẹ, dưa leo, củ sắn, dừa tươi, dừa khô, củ cải trắng, củ cải đỏ, khoai lang, dưa hấu hôn?

    Trước nhà, tiếng hú của xe cứu thương, tiếng còi giành đường inh ỏi, tiếng xe tải rầm rập. Và tiếng rao của những chiếc loa vuông trên những chiếc xe gắn máy cũ không thể cũ hơn:

    - Sò huyết, sò vôi, sò cò, sò lông đây.
    - Giấy thơm chùi miệng chùi tay một cây mười ngàn, bà con cô bác ơi.
    - Mua ti-vi, ăm-li, tủ lạnh đây.

    Và nhất là bài thuyết minh dài dằng dặc về tiến bộ của khoa học. Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta đã phát minh ra và đưa vào sử dụng sản phẩm công nghệ cao, bảo vệ môi trường không gì hơn được. Kết luận:

    - Keo dính chuột, keo dính ruồi đây.

    Bấy nhiêu thứ âm thanh (gọi là tiếng động có vẻ chính xác hơn) xô bồ, suốt ngày đêm ra rả tra tấn thính giác con người, làm tôi muốn điên lên. Rồi mất ngủ, rồi thao thức, nhớ linh tinh đủ thứ chuyện, đủ thứ người. Rồi nhớ da diết một người: Bố. Bố nuôi tôi bằng nghề hàn nồi niêu soong chảo lu khạp của bố. Lời rao hàng của bố không có máy tăng âm, không thét vào tai người ta, nhưng ai đã nghe qua một lần là nhớ ngay, không quên được, vì nó buồn buồn, lại vui vui, nghĩa là buồn cười:

    - Hàn nồi hàn niêu, hàn cả tình yêu, hàn cả cuộc đời. Hàn niêu hàn nồi, hàn luôn con người, hàn cả trái tim.

    * * *

    Từ khi lên lớp mười, tôi đã được nghe người ta nói gần nói xa, bóng gió rằng tôi là con nuôi. Các cô các dì tôi thường lườm nguýt:

    - Anh nuông chiều nó quá. Nó lớn rồi, anh phải bảo ban dạy dỗ nó, phải nghiêm khắc mới được. Anh không nhớ cha chúng mình thường nói: “Yêu cho roi cho vọt” hay sao?

    Tôi trốn học, nhà trường gởi giấy báo về nhà, bố giận lắm. Hôm ấy bố không ăn uống gì. Bố quăng tờ giấy báo đóng dấu đỏ chót của nhà trường lên bàn học của tôi. Tôi thấy rõ bố nén cơn giận:

    - Con trả lời bố thế nào đây?

    Tôi nói dối, bào chữa:

    - Buổi trưa cô giáo dạy môn Tiếng Anh tổ chức mừng sinh nhật, tụi con về trễ 15 phút, cô chủ nhiệm không cho vào lớp.

    Cơn giận của bố bùng nổ. Tuy nhiên tôi thấy bố cũng còn cố kiềm chế:

    - Con trốn học ngày 2 tháng 3. Sinh nhật cô Nguyễn Thị Mông Triệu dạy môn Tiếng Anh ngày 15 tháng 8, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Con nỡ lòng nào nói dối bố? Hôm nay bố phạt con không phải vì con trốn học, cũng không phải vì tờ giấy báo kia, mà vì con nói dối bố. Đó cũng là phạt chính bố đã không dạy dỗ con thành một người chân thật. Con lên giường, nằm sấp xuống, bố đánh con ba roi.

    Bố thẳng tay vụt cái roi trúc lên người tôi. Đau quá, không chịu nổi. tôi gào toáng lên. Bố ném chiếc roi vào góc nhà, nói cộc lốc:

    - Còn hai roi. Để đấy. Cho nợ.

    Tôi thấy bố lấy tay áo lau nước mắt. Tôi biết, từ nay, tôi không nỡ, không nên mà cũng không thể nói dối bố được nữa.

    Chiều, hàng xóm láng giềng xì xầm với nhau:

    - Lão già ác thật, đánh con bé đến không đi nổi, đau đến độ nó phải khóc thét lên, cả xóm nghe thấy. Rõ là khác máu tanh lòng.

    Đêm, tôi gục mặt vào gối, khóc thầm cho thân phận mình. Tôi nhất quyết phải hỏi bố cho ra lẽ. Hôm sau, tôi xin lỗi bố, rồi hỏi:

    - Bố cho con hỏi hai câu, bố đừng giấu con: Thứ nhất con có phải là con của bố không? Thứ hai…
    - Bố biết câu hỏi thứ hai rồi.

    Khuôn mặt bố căng ra, có vẻ rất nghiêm trọng:

    - Bố chờ đợi câu hỏi này của con từ lâu lắm rồi. Bố hỏi con: Có khi nào con không là con của bố không? Thế này nhé! Bố hứa sẽ nói tất cả khi con khôn lớn, vào một dịp đặc biệt nào đó, ngày con vào đại học chẳng hạn (bố con mình ấn định luôn, ngày con vào đại học nhé!). Lúc ấy con đã trưởng thành. Còn bây giờ, nhiệm vụ của con là học và học được không?

    * * *

    Tôi trúng tuyển kỳ thi vào đại học. Đó là ước mơ của tôi, cũng là ước mơ của bố, nhưng đối với bố, đó là ước mơ vượt tầm vì bố phải đi vay nặng lãi làng trên xóm dưới mới có tiền cho tôi đi học. Bố chăm chút cho tôi từng li từng tí, như một người cha, đồng thời như một người mẹ. Tôi thương bố quá, vừa muốn bỏ học cho rồi, nhưng lòng lại dặn lòng phải hết sức cố gắng để không phụ công lao và niềm tin yêu của bố. Tôi cũng đã biết hai năm rõ mười về nhân thân vô thừa nhận của tôi. Tôi không nhắc gì đến lời hứa của bố. Nhưng bố không quên. Bố gọi tôi lên phòng bố:

    - Bố trả lời cho con không phải hai mà là tất cả mọi câu con hỏi bố hôm nay, như món quà mừng con vào đại học. Nào, con hỏi đi.
    - Thôi mà bố. Chẳng có gì quan trọng đâu.

    Bố nhìn xa vắng, như thể đôi mắt bố nhìn ra ngoài cửa sổ, mãi tận chân trời quá khứ xa xăm nào đó:

    - Bố nhặt được con trong một thùng rác. Tiếng khóc của con đã cứu con. Lúc ấy, người con tím ngắt, lũ kiến cắn khiến môi, mắt con sưng vù lên. Bố đưa con vào bệnh viện, người ta theo nguyên tắc, chỉ đồng ý chữa trị cho con nếu bố trả tiền viện phí, tiền thuốc men, sữa sần, quần áo, tã lót và các chi phí linh tinh khác, và cam kết chịu trách nhiệm chăm nuôi đứa bé. Ơn Chúa, vì thế mà bố con mình có nhau. Con nghĩ xem, có một người đàn bà, vì một lý do nào đó, do hoàn cảnh đưa đẩy, đã can đảm cưu mang chín tháng mười ngày đứa con của mình, rứt ruột sinh con ra mà không nuôi được, cũng có thể không được nuôi. Người đàn bà ấy, là người mẹ đẻ của con, đau khổ và đáng thương lắm chứ, phải không? Đáng trách phải là người đàn ông bội bạc, là thành kiến xã hội đối với những người lầm lỡ, là dư luận ác tâm, là những bậc ông bà cha mẹ, là những chức dịch chánh phó trương trùm trưởng tân cựu, miệng lúc nào cũng rao giảng lời Chúa, tha thứ bảy mươi lần bảy, nhưng thực tế lại tự cho mình là quan tòa, kết án nạn nhân là chửa hoang, là lăng loàn trắc nết, là kẻ bôi tro trát trấu, làm ô danh gia đình, dòng họ, giáo khu, giáo xứ, là mọi người thấy người ta chết đuối mà không dám đưa tay ra, dù chỉ một ngón tay. Bố gọi đó là sự bất khoan dung, có được không, con gái? Con còn trẻ, đời còn dài, bố thành tâm mong Ơn Trên run rủi cho con được gặp mẹ con, con sẽ hiểu được thế nào là tấm lòng người mẹ.

    Bố sòng sọc rít một hơi thuốc lào:

    - Câu hỏi thứ hai. Con hỏi về bố phải không?

    Tự nhiên nước mắt tôi trào ra:

    - Vâng, nhưng không cần nữa đâu, bố ạ! Bố biết cho, bố là bố, là người thân yêu duy nhất, là điểm tựa đời con, thế là đủ với con, bố ạ!

    * * *

    Tôi ra trường, chưa xin được việc làm, chưa đáp đền công ơn bố được xu teng cắc bạc nào thì bố bỏ tôi mà đi. Bố mất năm bố năm mươi mốt tuổi. Trúng cơn gió độc (chắc là bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim gì đó), bố hôn mê sâu, không nói được một lời nào với bất cứ ai. Bố được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy. Khi đi, bố là một con người; khi về, bố chỉ là một cái xác không hồn. Bố chết như một chiếc lá rụng về cội. Hình như bố không muốn hay không dám làm phiền hà con gái bố và những người thân của bố, dù chỉ một viên thuốc, một hớp nước lã, một thìa cháo hoa, một câu nói cuối đời.

    * * *

    Hôm thứ tư Lễ Tro, sau khi tham dự thánh lễ khai mạc Mùa Chay Thánh, tôi ra Phục sinh đường giáo xứ viếng bố. Tôi nhìn lên nơi bố yên nghỉ. Một con người chỉ còn một dúm tro trong cái tiểu bé tí kia ư? Nắm tro ấy từ đâu đến? Như thế nào? Rồi đi đâu?...Bố đã được dựng nên và được gởi đến, được đặt để trong thế gian này cho riêng tôi, với bao nhiêu lao công khó nhọc, mồ hôi nước mắt. Bố đã là cha, là bạn thiết, là món quà quý giá nhất trên đời Chúa ban tặng cho tôi. Bố đã yêu thương, đã được chẳng bao nhiêu, nhưng mất mát lại nhiều quá. Bố đã “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” (GS). Bố đã là một con người, vậy mà giờ đây, chỉ còn một nắm tro tàn. Quả thật, cuộc hiện sinh kinh hoàng biết nhường bao. Tôi đăm đắm nhìn lên di ảnh của bố. Bố cười, nụ cười hàm chứa một chút đau đớn cam chịu, nhưng vẫn là nụ cười đã thắng vượt nỗi đau, và cả sự chết, một nụ cười không thể bị già nua đi nữa. Có khi đó còn là nụ cười vĩnh cửu không chừng. Nụ cười của bố như muốn nói với tôi rằng:

    -Bố đã từ tro bụi mà đến, thì lại tro bụi mà về. Nhưng con hãy tin đi. Nắm tro bụi này sẽ trỗi dậy trong một thân xác thần thiêng ngày sau hết, giống như thân xác hiển vinh của Đấng đã bị treo lên, đã chịu chết, chịu mai táng và phục sinh, vì bố vì con, cho bố cho con.

    Thân Thị Vô Dụng
    gpcantho.com
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

  2. Có 3 người cám ơn phale vì bài này:


  3. #2
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,055
    Cám ơn
    6,983
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default

    MẸ

    Trong truyện ngắn “Bố” trước đây của tôi, tôi đã khai rõ lai lịch không mấy tốt đẹp của tôi. Tôi chỉ là một đứa trẻ bị bỏ rơi được một ông thợ hàn nồi nhặt được trong một thùng rác công cộng đem về nuôi. Người mà tôi gọi bằng bố đã nuôi tôi lớn lên bằng mồ hôi, nước mắt, bằng sự nghèo túng, và nhất là bằng tất cả tình thương yêu. Bố đúng là thần tượng của tôi.

    Ơn Trời, tôi có được một thân hình coi được và một khuôn mặt dễ thương. Ơn bố, tôi có được một trình độ học vấn không đến nỗi nào. Không ít anh chàng xinh trai, con nhà giàu theo đuổi tôi. Nhưng khi đọc trên báo, trên internet, trên TV, cả ngay trong cuộc sống thực, nhan nhản những vụ cướp hiếp giết, những câu chuyện người ta yêu nhau rồi xa nhau, rồi nhân danh tình yêu, họ lợi dụng nhau, lường gạt nhau, phản bội nhau, thù ghét nhau, hãm hại nhau… làm tôi sợ. Hơn nữa, tôi chưa từng gặp được một người đàn ông nào có được một tư cách bằng một cái móng tay tư cách của bố.Tôi đổ bê tông làm hàng rào phòng thủ trái tim mình. Tôi không dám yêu, nên càng không dám lấy chồng. Cho đến khi anh ngỏ lời yêu tôi, thẳng thắn, không úp mở, vào thẳng trọng tâm:

    -Anh xin lỗi. Anh linh cảm thấy chúng ta thuộc về nhau. Anh không biết ngỏ lời thế nào. Anh xin cưới em, được không?

    Tôi xù lông nhím tự vệ:
    -Bác cho em xin. Hãy để em quí mến bác như mọi người, như từ trước đến nay. Bác muốn biết em trả lời thế nào không? Never and never, không bao giờ và không bao giờ.

    Anh cười, hệt như nụ cười của bố, rồi nói, hệt như kiểu nói của bố:
    -Em đừng trả lời anh. Bao giờ hay không bao giờ cũng chẳng sao. Điều anh thao thức từ lâu đã được giải quyết. Anh đã nói với em điều cần nói. Câu trả lời của em thế nào cũng được. Vấn đề là sau này anh sẽ không hối tiếc vì mình đã không mở lời, không mở lòng ra.

    Con quỷ tò mò của người phụ nữ trong tôi cám dỗ tôi:
    -Nghe nói bác và chị Hồng yêu nhau từ lâu kia mà. Nói thật với bác, chị Hồng đẹp như thế, em là con gái mà còn muốn mê chị ấy nữa là bọn đàn ông các bác.

    Anh không có lấy một chút tế nhị nào đối với tôi:
    -Em cũng biết à? Phải công nhận là Hồng đẹp mê hồn, nhất là đôi môi, đến nỗi mà anh đã từng nghĩ rằng chỉ một lần được hôn lên đôi môi ấy, phải, chỉ một lần thôi, thì chết cũng cam lòng.

    Tôi ngượng tái mặt:
    -Thế thì sao bác không cưới người ta?
    -Mẹ anh không đồng ý!
    -Chắc bà là bà già nhà quê của tiền bán thế kỷ XX?
    -Vâng, mẹ là một bà già nhà quê, nhưng đối với anh, mẹ luôn luôn đúng.
    -Một thứ idol?
    -Còn hơn thế, dù mẹ không phải siêu sao, hay siêu mẫu. Rất đơn giản, rất tự nhiên, vì mẹ là mẹ, và anh là con, thế thôi.

    Tôi không để anh lạc đề:
    -Bác vẫn chưa trả lời em: sao bác không cưới chị Hồng?
    -Anh nói rồi : Mẹ anh không đồng ý!
    -Nhưng tại sao mẹ anh không đồng ý?

    Anh lửng lơ con cá vàng, hệt như kiểu của bố:
    -Vì…, nhưng thôi. Em biết là anh không bao giờ nói điều không tốt cho người vắng mặt.

    (Mãi sau này tôi mới được mẹ anh kể: Hôm đưa anh về chị Hồng về ra mắt mẹ, chị Hồng đi chợ, xuống bếp phụ giúp bà nấu nướng như một thợ nấu ăn lành nghề, nhưng khi bà làm bể một cái ly, chị buột miệng: “Đ.M. nó, chết cha rồi” thì không gì cứu vãn nổi. Sau đó, bà bảo anh: “Đôi môi đẹp như thế, thốt ra những lời thô tục như thế, chứng tỏ rằng nó có một bộ óc chuột, hoặc thiếu iod, một con người vô giáo dục”.)

    Anh cũng không lạc đề:
    -Anh hỏi lại: Anh xin cưới em, được không?
    -Không.
    -Con gái nói không là có thể. Anh chờ.

    Không biết anh có chờ tôi không, còn tôi mong đến cháy bỏng được gặp lại anh. Một tháng sau, anh mời tôi đi ăn cơm trưa. Lúc đứng lên ra về, tôi nhận ra anh cao hơn tôi một cái đầu theo nghĩa đen. Và tôi cũng cảm nhận được anh cao hơn tôi một cái đầu theo cả nghĩa bóng nữa. Anh nhắc lại lời cầu hôn. Tôi trả lời:
    -Để em xem. Có thể lắm.

    Anh cười, vui ra mặt, vồ vập:
    -Con gái nói có thể là có. Anh về thưa với mẹ, nhờ người sang thưa chuyện với các bác các chú của em.
    * * *

    Ngày vu quy, có lẽ tôi làm hỏng cái ngày người ta gọi là ngày vui nhất của một đời người. Trước bàn thờ, trong nghi thức tưởng nhớ gia tiên, khi mọi người nghiêm trang hát: “Xin Chúa cho cha mẹ con được sống mãi sống hoài trong tình thương Chúa…”, tôi tủi thân xót phận quá. Tôi nhớ tới người mẹ mà tôi không một lần biết mặt đã bỏ rơi tôi. Rồi tôi nhớ tới bố. Di ảnh bố trên bàn thờ vẫn cười nụ cười bí ẩn của thiên thu. Mắt bố văn đăm đắm nhìn tôi. Tôi gọi thầm: “Bố ơi!”. Cảm xúc trong lòng tôi trào dâng, trào dâng mãi làm tôi nghẹn ngào. Tôi nghe thấy tiếng nấc của chính mình. Rồi tiếng nấc òa lên thành tiếng khóc. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc, khóc như gió như mưa. Người ta nhắc nhở tôi không được khóc để còn quay phim chụp ảnh và để ban tổ chức tiến hành các nghi thức. Tôi cố nén lòng nhưng không sao cầm được nước mắt. Khi mẹ anh đeo vào cổ tôi sợi dây chuyền, quà cưới cho tôi, tôi lí nhí:
    -Con cám ơn mẹ.

    Lần đầu tiên trong đời, tôi gọi một người là mẹ. Tôi biết, tôi đã có một người mẹ hoàn toàn thật, hoàn toàn chính danh để gắn bó suốt đời. Tôi lại xúc động, lại khóc. Người ta lại nhắc nhở tôi không được khóc. Tôi biết nước mắt làm trôi đi son phấn trên mặt tôi. Chắc là khuôn mặt người ta trang điểm cho tôi mấy tiếng đồng hồ, bây giờ nhem nhuốc, nhếch nhác, nhớp nhúa như một con ma lem. Nhưng anh, trong trang phục chú rể, lau nước mắt cho tôi, rồi ghé sát vào tai tôi:
    -Em cứ khóc đi, cho vơi nỗi niềm.

    Dường như anh là người duy nhất đọc được những giọt nước mắt của tôi. Sau này tôi hỏi, anh bảo: “Càng quý trọng nụ cười bao nhiêu, càng phải kính trọng nước mắt bấy nhiêu”.
    * * *

    Chồng tôi là con một. Một mái nhà, một bà mẹ quê, một cặp vợ chồng son, tưởng rằng chẳng có gì phải phàn nàn, nhưng chưa hẳn như vậy. Những khi anh yêu thương chăm sóc tôi, mẹ có vẻ không vui, như thể tôi là kẻ cướp đi tình yêu thương của anh mà trước kia mẹ là người được độc quyền chiếm hữu. Nhiều khi tôi thầm hỏi: “Có khi nào mẹ ‘ghen’ với mình không?” Ơn Chúa, chúng tôi thành tâm với nhau, luôn đọc kinh chung với nhau, luôn cầu nguyện cho nhau, nên dần dần hiểu biết nhau, càng ngày càng thương yêu nhau hơn. Nhất là sau này, khi tôi đứa con trai đầu lòng thì cả gia đình chúng tôi đã nên một.

    Ai đó đã nói rằng: “Cuộc đời không phải là một ngày hội, cũng không phải là một ngày tang tóc, mà là một ngày cần lao”. Quả thật, vui buồn đều qua, nhưng cuộc chiến đấu để kiếm miếng cơm manh áo quá khó khăn, vất vả. Vợ chồng tôi phải hoạch định cuộc sống gia đình một cách có trách nhiệm. Chúng tôi quyết chắt bóp, chí thú làm ăn. Chúng tôi kế hoạch hóa gia đình bằng phương pháp tự nhiên mà giáo luật cho phép, dự tính sẽ sinh con đầu lòng vào năm thứ ba sau khi cưới. Chẳng may, bị bể kế hoạch, cuối năm thứ ba, chúng tôi đã có hai đứa con trai, năm nay đã vào tiểu học, cu Bo lớp 3, cu Bin lớp1. Cả hai đều chăm ngoan. Xin cho tôi nói lại: May quá, nhờ bể kế hoạch, Chúa thương ban cho chúng tôi có hai đứa con trai. Tạ ơn Chúa muôn vàn, nhưng cũng phải cám ơn hai ông Ogino-Knauss vì cả hai đứa con của chúng tôi đều là kết quả nằm trong luật trừ, theo phương pháp của hai ông. Đặc biệt, phải cám ơn mẹ, vì không có mẹ, chúng tôi không biết xoay sở thế nào.

    Một lần, mẹ đau nặng, luôn miệng than buồn. Hỏi, mẹ không nói. Mãi sau, mẹ mới gượng cười:
    -Mẹ buồn vì con cháu vất vả thế kia mà mẹ chẳng giúp được gì. Với lại, nếu có mênh hệ nào, mẹ thương con cháu quá! Nhưng không sao đâu...

    Ngay như trong cơn đau, mẹ cũng chẳng nghĩ gì cho mình, chỉ biết đến con cháu thôi. Tôi láu táu:
    -Vâng, không sao đâu mà, chỉ mấy bữa là mẹ khỏe lại ngay.

    Mẹ cười, không còn gượng cười nữa, mà chứa chan tin yêu:
    -Mẹ mong Chúa thương ban cho mẹ khỏe lại như con nói. Nhưng con không hiểu mẹ rồi. Mẹ nói không sao đâu, có ý là nếu Chúa gọi mẹ về, các con vẫn có một người Mẹ Trên Trời luôn luôn chăm sóc, thương yêu các con gấp trăm gấp ngàn lần những người mẹ thế gian này.
    Tôi hiểu.
    * * *

    Thằng cu Bin hình như có năng khiếu âm nhạc. Mỗi buổi tối, cơm nước xong, nó ra đầu hè, ôm cây đàn guitar to hơn thân mình nó, tập đàn bản nhạc đầu đời: “Re fa sol la sol fa … lòng mẹ bao la như biển…”. Mẹ chồng tôi và tôi, chúng tôi nhìn nhau, bùi ngùi.

    Thân Thị Vô Dụng
    gpcantho.com
    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com