Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Chủ đề: LINH THAO

  1. #1
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default LINH THAO

    BÀI : I

    Đức Mẹ Maria trong Linh Thao



    MAURICE GIULIANI, SJ
    Suốt đời, Thánh I-nhã vẫn giữ một lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ. Những người sống bên cạnh ngài còn để lại cho chúng ta vô số những chứng từ sống động. Theo cha Laynez, ngay trước khi Thánh I-nhã nhận được ơn soi sáng đặc biệt ở Manrêsa, thánh nhân đã dạt dào yêu mến Mẹ Maria. Đây là bản năng siêu nhiên mà chúng ta thấy sẽ được soi sáng và tinh luyện dần dần.
    Từ ngày còn mang áo hiệp sĩ, với tâm hồn thô sơ, Thánh I-nhã đã suýt phạm một tội giết người chỉ vì muốn bênh vực danh dự của Đức Mẹ. Từ khi có những thị kiến huyền diệu, thánh nhân được thấy Đức Mẹ bằng con mắt nội tâm. Khi tới đỉnh cao của đời thần nhiệm, Đức Mẹ đặt thánh nhân bên Chúa Con. Và trọn đời Thánh I-nhã mang trong mình hình ảnh dịu hiền của Đức Maria. Thánh nhân ít nói về Đức Mẹ (trong các thư từ, chúng ta chỉ đọc thấy có 2, 3 lần), nhưng khi phải bước vào một giai đoạn quyết định của đời sống, ngài luôn đặt mình dưới sự bảo trợ của Mẹ. Đoan nguyện sống khiết tịnh cho Đức Mẹ, canh thức hiệp sĩ trước tượng Đức Mẹ ở Montserrat, khấn ở Montmartre vào lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1534, dâng thánh lễ mở tay ở Đền thờ Đức Bà Cả ở Rôma, khấn trọng tại bàn thờ kính Đức Mẹ tại đền thánh Phaolô ngoại thành, v.v… chúng ta có thể nói mọi năm tháng trong cuộc hành trình thiêng liêng của Thánh I-nhã đều diễn ra trước mặt “Đức Mẹ Maria rất thánh”. Lòng mến Đức Mẹ trong cuộc hành trình của Thánh I-nhã hiệp sĩ, lữ khách, rồi thần nhiệm là những diễn tả cụ thể về một kinh nghiệm nội tâm sâu xa mà chúng ta có thể tìm được những nét chính trong Linh thao. Dù không bao hàm toàn bộ học thuyết về đời sống thiêng liêng, nhưng Linh thao là tiến trình của tất cả đời sống thiêng liêng theo Thánh I-nhã. Đức Maria có mặt trong Linh thao một cách rất độc đáo như chúng ta sẽ cố gắng trình bày dưới đây. Trong Linh thao, những đoạn nói đến Đức Mẹ có thể chia làm hai loại. Loại trước đề cập đến những biến cố trong đời sống Đức Mẹ, trong tương quan với những biến cố của đời sống Đức Ki tô, bắt đầu được chiêm niệm từ Tuần Thứ Hai. Loại sau đề nghị với người tập Linh thao những cuộc chuyện trò thân mật với Đức Mẹ, tùy theo tâm trạng của chúng ta trong từng giai đoạn của Linh thao. Sau khi nghiên cứu hai loạt đoạn văn này, chúng ta sẽ tìm xem Linh thao mở cho chúng ta những con đường thiêng liêng nào về Đức Mẹ. Sau bài chiêm niệm trọng thể về ‘Vua Muôn Đời’, Linh thao đưa chúng ta vào con đường của Tin Mừng. Trước hết, chúng ta thờ lạy ‘Chúa vừa nhập thể’ trong lòng Đức Trinh Nữ Maria (101). Mầu nhiệm truyền tin được trình bày trong một khung cảnh mà Thánh I-nhã rất ưa dùng. Không phải chỉ một mình Đức Mẹ cầu nguyện trong phòng riêng, rồi xuất hiện Thiên sứ Gabriel đến báo tin. Đây cả là một bức tranh hùng vĩ về lịch sử Thiên Chúa cứu độ loài người, trên đó nổi bật hai nhân vật và căn nhà nhỏ bé ở Nazareth. Vào giây phút đã đến giờ “viên mãn”(102), căn phòng của Đức Mẹ được chọn làm nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa thì tự hiến, còn con người thì lãnh nhận. Mỗi bước của cuộc chiêm niệm đòi chúng ta phải dán chặt mắt vào Chúa Ba Ngôi cứu độ, vào thế gian chìm đắm trong tội lỗi, và vào Đức Mẹ, con người được diễm phúc chọn làm thí điểm cho cuộc nối kết giữa Thiên Chúa cứu độ và con người được cứu độ. Tội lỗi làm cho con người ‘mù quáng’ (106), lòng chai dạ đá thù oán Thiên Chúa (107). Tội chính là chết và là sức mạnh giết chết con người (108). Trái lại, Đức Maria được Thiên sứ hỏi ý kiến đã đáp lại bằng việc mở lòng đón nhận ơn Chúa. Thái độ căn bản của Đức Mẹ là ‘hạ mình và tạ ơn’. Kết thúc bài chiêm niệm, trong phần chiêm niệm tâm sự với Ba Ngôi Thiên Chúa, với ngôi lời nhập thể, với Đức Mẹ, lần nào Thánh I-nhã cũng mời gọi chúng ta dứt khoát và bước theo Chúa Giêsu, nghĩa là mời gọi chúng ta nhận lấy lịch sử cứu rỗi thế gian là của chính mình. Trong bài Linh thao tiếp theo, bài chiêm niệm Giáng Sinh cũng theo một hướng đó. Đây là một bài chiêm niệm đơn giản, nhẹ nhàng. Chúng ta đến với Chúa Hài Đồng như những ‘người nghèo hèn’ hay những ‘tôi tớ nhỏ bé và bất xứng’. Bài Linh thao này chỉ có ý mời gọi chúng ta nhìn thấy trong cuộc Giáng Sinh của Chúa con đường mở ra để dẫn đến Thập giá, và việc hoàn thành ơn cứu độ. Chúng ta sẽ không dừng lại ở khung cảnh dịu dàng của máng cỏ, cũng không dừng lại ở thái độ thinh lặng của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ, chúng ta đã bắt đầu được dẫn đến Núi Sọ và ‘giờ’ của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nhắc lại đây việc cha Nadal đang khi nhìn xem một bức ảnh về Chúa Giáng Sinh ‘đã được soi sáng và đưa đến cảm nếm và chiêm niệm Đức Kitô chịu đóng đinh’. Chân phước Phêrô Favre khi ghi lại những cảm nghiệm thiêng liêng trong một đêm Giáng Sinh, đã xin ơn ‘sinh ra để lo việc cứu rỗi chính mình, để tôn vinh Thiên Chúa, vì hạnh phúc của tha nhân… để noi gương Đấng đã nhập thể, sinh ra và chết vì mỗi người chúng ta’. Bóng Thập giáđã bao phủ và mang lại ý nghĩa cho hang đá Bêlem. Đức Maria ẵm trên tay Đấng ‘sau khi chịu bao đau khổ và đói khát, nóng bức và lạnh lẽo, bất công và sỉ nhục, sắp chịu chết trên Thập giá’ (116). Là mẹ Chúa Giêsu theo xác thịt, Mẹ cũng đồng thời là mẹ thiêng liêng cho mọi người sinh ra nơi Thập giá. Vào lúc được truyền tin, Đức Mẹ đón nhận ơn cứu độ thế gian. Trong hang đá, Mẹ ngắm nhìn Thập giá. Trong những bước đường kế tiếp, Linh thao sẽ trình bày cho chúng ta một Đức Maria theo cùng một ánh sáng ấy. Thánh I-nhã đặt liên tiếp việc dâng Chúa và chạy trốn, chiêm niệm từng bài riêng, rồi gom hai bài trong một lần chiêm niệm chung. Cả ở đây, Thánh I-nhã cũng cho chúng ta thấy ý chính của ngài trong Linh thao. Đức Mẹ dâng Chúa trong đền thờ, nghe lời tiên báo của Simêon, và trong việc chạy trốn sang Ai Cập ‘như bị lưu đày’ (132), Đức Mẹ đã bắt đầu nhận thấy Thập giá. Việc Thánh I-nhã đặt chung hai bài Linh thao này đã làm nhiều tác giả lưu ý. Bérulle ghi lại những tâm tình bài Linh thao chạy trốn gợi ra: ‘tôi cảm thấy mình sẵn sàng và ao ước vác Thập giá, số phận của những ai muốn tận hiến cho Chúa và theo Ngài, như Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse… Cũng ở đây, tôi nghĩ rằng ngay sau khi Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu cho Chúa Cha, Mẹ đã nghe nói về Thập giá, và rồi chính Mẹ phải lãnh nhận Thập giá. Đức Mẹ lãnh nhận Thập giá: đó chính là ơn mà Thánh I-nhã muốn chúng ta sống. Ngày hôm sau, Thánh I-nhã cũng nối kết hai mầu nhiệm khác: Chúa Giêsu vâng phục cha mẹ, và Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ. Đức Mẹ được nghe lời của Chúa Giêsu: “Con phải ở nhà Cha Con”, lời tiên báo đầu tiên về Đức Kitô phải chịu đau khổ để đạt tới vinh quang. Từ đây, trong cuộc sống thân mật ở Nazareth, Đức Mẹ nhận ra nơi sự vâng phục của Chúa Giêsu một Tình Yêu vượt trên tình yêu giữa hai mẹ con. Mẹ phải lặp lại không ngừng lời xin vâng, và chuẩn bị để đứng vững dưới chân Thập giá. Tiếp tục cuộc hành trình, Linh thao cho chúng ta gặp Đức Mẹ trong hai thời điểm quyết định khác của mầu nhiệm cứu độ: Chúa Giêsu từ giã Mẹ để đi chịu phép rửa, và Chúa Giêsu trên Thập giá. Việc Ghúa Giêsu lên đường mang rất nhiều ý nghĩa. Thánh I-nhã dự buổi Đức Mẹ tiễn đưa Chúa Giêsu lên đường và rồi dự vào lễ Chúa chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả trong cùng một cái nhìn thiêng liêng. Sợi dây liên kết ở đây còn chặt chẽ hơn ở hai bài Linh thao trước, vì lần này chỉ là một bài Linh thao duy nhất (159). Đức Mẹ khi từ giã con, lại dâng con cho Chúa Cha lần nữa. Rồi ngay sau đó, Chúa Cha nhận lễ dâng của Mẹ khi Chúa tuyên bố trọng thể: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Bằng phép rửa, Chúa Giêsu lãnh nhận Thánh Linh cùng với sứ mạng cứu thế. Đức Maria, người mẹ tuyệt hảo bằng lòng lu mờ đi trong một cử chỉ yêu mến và dâng hiến. Lặp lại việc dâng hiến trong Máng Cỏ, nơi đã thấp thoáng bóng Thập giá, trong Đền Thờ, nơi Mẹ phải ra đương đầu ngay với Thập giá, ở Nazareth nơi Mẹ phải luôn tôn thờ thánh ý Chúa Cha từ tận đáy lòng, vào lúc Chúa Giêsu lên đường chịu phép rửa, Mẹ không thấy Con mình ra đi, nhưng dâng Con cho Chúa Cha để tròn sứ mạng. Còn chính Mẹ, Mẹ biến mất. Khi gặp lại Đức Maria, chúng ta thấy Mẹ đang đứng dưới chân Thập giá, để nghe lời từ giã cuối cùng của Chúa Giêsu: Này là con bà (208, 297), và để đưa tay nhận lấy thân xác đã chịu sát tế của Ngài (208). Thánh I-nhã không đả động gì đến Đức Mẹ trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Giêsu trong giờ sau hết: chịu chết và an táng trong mồ. Hơn nữa, Thánh I-nhã dành nguyên một bài chiêm niệm về Mẹ trên đường từ mộ Chúa Giêsu tới nhà Mẹ (208). Từ nhà Nazareth (103, 158) đến nhà Giêrusalem, đã hoàn tất toàn thể mầu nhiệm về Chúa Giêsu dâng hiến, đồng thời Mẹ cũng được liên kết một cách mầu nhiệm với sứ mạng và trái tim con Mẹ. Từ đây nỗi cô liêu của Bà Mẹ Nazareth biến thành nỗi cô liêu Núi Sọ. Trong ngày cuối chiêm niệm về mầu nhiệm thương khó, Linh thao cho chúng ta thấy “Đức Mẹ với biết bao đau đớn mòn mỏi”(208). Đang khi xác Chúa Giêsu yên nghỉ trong mộ, Đức Mẹ sống trong cảnh cô liêu tương ứng với tình trạng quạnh hiu của các Tông đồ. Cử chỉ của người Mẹ đã phác họa trên ngưỡng cửa nhà Nazareth để diễn tả cùng một lúc lời giã từ và sự dâng hiến, thì nay được hoàn tất. Mẹ dâng Con mình đã hiến tế. Đây không phải là cảnh Mẹ thê lương trong bức tượng Piêta, nhưng đây là Giáo hội lần đầu tiên đã sống lại mầu nhiệm của bữa Tiệc Ly: Thầy đi thì tốt hơn cho anh em. Mẹ phải chịu cảnh cô liêu để có thể là người thứ nhất trong Giao ước mới dâng hy lễ tưởng niệm Đức Kitô mà giờ đây mắt phàm không còn nhìn thấy nữa. Tuần thứ ba của Linh thao kết thúc bằng cảnh cô liêu này, sự cô liêu nhường chỗ cho việc dâng hiến miên trường. Tuần thứ tư mở đầu với bài chiêm niệm Đức Kitô phục sinh hiện ra với “Mẹ diễm phúc của Ngài”(219). Đây không phải chỉ là một lời văn hoa mỹ. Cũng không phải là chuyện lý luận. Đây là hồi kết thúc một chuỗi biến cố. Kinh thánh không đả động gì đến cuộc gặp gỡ này, và vì thế đã có người trách Thánh I-nhã chỉ chiều theo trí tưởng tượng của lòng đạo đức. Nhưng nếu thánh nhân nhìn nhận “điều đó không có trong Kinh Thánh”(299), ngài nhắc chúng ta phải hiểu tinh thần các bản văn. Vì Tin Mừng kể lại Đức Kitô “đã hiện ra cho nhiều người”, phải chắc rằng người đầu tiên hẳn là Đức Mẹ. Ai nghĩ khác thì đáng Chúa trách: Cả các ngươi cũng còn không hiểu sao? (299). Là tạo vật được cứu chuộc đầu tiên, Đức Maria cũng là người đầu tiên biết được bí nhiệm thần linh của mỗi mầu nhiệm về Chúa Con, người đầu tiên nhận biết Đức Kitô vinh hiển. Hơn nữa, ở đây chúng ta không chỉ nói về đầu tiên trong thời gian: Đức Maria là người đầu tiên vì tất cả những gì xảy đến cho Giáo hội và các chi thể thì cũng đã được thực hiện nơi Mẹ. Thật vậy, Thánh I-nhã muốn nhấn mạnh đến địa vị ưu tiên của Đức Mẹ đối với toàn thể Giáo hội trong bài chiêm niệm này. Vì đây là bài Linh thao gồm tóm mọi bài chiêm niệm khác về Đức Kitô phục sinh. Sau khi chiến thắng sự chết, Chúa Giêsu đến an ủi Đức Mẹ (224). Ơn an ủi này vượt trên mọi cảm xúc giác quan hay tâm lý, vì là hoa quả của Thánh Linh, Đấng được Chúa Giêsu ban cho các môn đệ ngay buổi sáng ngày Phục Sinh, khi Đức Kitô được vinh hiển. Khi Thánh I-nhã nói về sự an ủi thiêng liêng, ngài luôn luôn mời gọi chúng ta đón nhận sự hoạt động của Chúa Giêsu đang sống bằng Thánh Linh trong Giáo hội và trong các linh hồn. Đức Maria như thế là người đầu tiên đón nhận đời sống của Thánh Linh. Đúng hơn có thể nói chính nơi Mẹ mà Giáo hội đã nhận lãnh Đấng Bảo Trợ Chúa Giêsu hứa trong bữa Tiệc Ly. Thay vì đưa ra một nguyên tắc siêu nhiên trừu tượng, Thánh I-nhã nhìn Đức Mẹ như sợi dây liên lạc chặt chẽ để nối Tuần Thứ Ba với Tuần Thứ Tư: từThập giáđến vinh quang, từ lễ hiến tế đến thông ban Thánh Linh. Chiêm niệm Đức Mẹ cô liêu. Giờ đây, niềm vui của Mẹ bày tỏ những hiệu quả đầu tiên của quyền năng kỳ diệu của Chúa Giêsu nay đã mặc lấy toàn vinh quang của thiên tính (223). Một lần nữa, chúng ta thấy Đức Mẹ nhận được mọi sự từ Chúa Con, và vai trò của Mẹ là tháp nhập chúng ta vào mầu nhiệm vượt qua: chết và sống lại. Những ai trung thành với cái nhìn then chốt của Linh thao sẽ đồng thời khám phá ra Đức Kitô, Đức Mẹ, và con đường duy nhất dẫn đến sự thánh thiện.
    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  2. #2
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 2

    Vườn Địa Đàng: Thiên Chúa – Vũ Trụ – Cuộc Đời và Tôi


    Chúa thương tôi, không phải bằng một tình yêu viển vông, nhưng với thật nhiều quà tặng. Món quà ấy, Chúa cho tôi để nhận ra tình yêu của Người, và cũng để cho tôi đem món quà ấy diễn tả lại tình yêu của tôi đối với Người. Tôi đâu có gì cho Người? Người cũng chẳng thiếu thốn chi để cần đến tôi? Nhưng Người cho tôi và Người muốn mời gọi tôi đi vào trong cuộc trao đổi tình yêu với Người. Người cho tôi cái khả năng, cái phương thế, vật chất để làm trung gian. Tôi chẳng có gì để cho Người nhưng tôi có thể lấy những gì Người đã cho để viết thành bài ca chúc tụng Người, thành lời thơ yêu mến Người. Tôi có thể làm cho cả đời sống của tôi, vũ trụ của tôi trở thành bài ca yêu mến, đáp lại tình yêu của Người. Chính vũ trụ, cuộc đời của tôi lại là tiếng nói của Người cho tôi, là tiếng Người nói cho tôi rằng: “Ta yêu thương con.” Sách Thánh đã dùng một hình ảnh thật đẹp, hình ảnh của vườn Địa Đàng, với tất cả hoa trái và Chúa đã đặt con người vào đấy. Địa Đàng ở đâu? Tôi sẽ chẳng bao giờ thấy nó ở đâu cả. Nhưng nếu tôi sống, vườn Địa Đàng chính là vũ trụ này, là cuộc đời của tôi, và Adam không ai khác lạ mà chính là tôi. Adam là tôi, là con người sống trong vườn Địa Đàng, trong cái vũ trụ mà Thiên Chúa dựng nên và để con người vào trong đó. Với tôi, vũ trụ này đẹp không? Sách Thánh nói rằng, mỗi khi Thiên Chúa làm nên một thọ tạo, Người đều thấy nó đẹp, nhưng đến khi tạo nên con người, Người thấy nó rất đẹp. Chỉ có loài người mới ý thức được tình thương của Thiên Chúa. Đó là cái gì rất đẹp. Với ý thức của mình, con người nhận ra vũ trụ này, trái đất này, tất cả những gì làm cho con người sống và lớn lên, đều là quà tặng tình yêu của Thiên Chúa. Con người đi vào trong cuộc đối thoại tình yêu với Thiên Chúa. Nơi đó, con người nhận ra vũ trụ này, cuộc đời này vừa là tiếng nói của Thiên Chúa, vừa là tiếng mình đáp lại Thiên Chúa, vừa là quà tặng của Thiên Chúa, vừa là lễ vật để mình dâng lại Thiên Chúa. Tất cả đời sống của tôi trong vườn Địa Đàng này, ở trên mặt đất này có nghĩa gì không? Có những người tự tử vì chẳng còn tìm thấy một ý nghĩa gì cho cuộc sống của mình. Cuộc sống của tôi làm sao có ý nghĩa, nếu không phải là để đi vào cuộc đối thoại tình yêu với Thiên Chúa, là sự gặp gỡ giữa hai ngã vị. Cuộc đối thoại thật ý nghĩa và kéo dài mãi vô cùng vô tận. Nó kéo dài thế nào lại tuỳ thuộc ngay từ cái ngày hôm nay. Ngày hôm nay, tình yêu ấy như thế nào? Về phía Thiên Chúa, tình yêu vẫn trung thành, và chẳng có gì xoá mờ được. Còn phần tôi thì sao? Tôi có thể sử dụng cuộc đời này để phục vụ bản thân, nhưng hậu quả sẽ như thế nào? Đến lúc tôi nhắm mắt xuôi tay, tất cả sẽ chẳng còn gì cả, chỉ là một khối trống không. Cuộc đời tôi lúc đó sẽ chẳng còn ý nghĩa gì hết. Nhưng nếu, tôi không đi tìm lợi ích cho bản thân, không bám víu vào cái mau qua, mà đi tìm một ý nghĩa tuyệt đối… Nếu tôi lấy cuộc sống của mình để đánh đổi cái vĩnh cữu, cái tuyệt đối, thì cái tuyệt đối ấy chính là Thiên Chúa. Người là Đấng ban cho tôi tất cả; Người đã kéo tôi từ hư vô trở thành hiện hữu, để tôi hưởng tình thương của Người, mời tôi đáp lại tình thương ấy. Vậy, cuộc đời của tôi là để hướng về Người, cuộc đời của tôi phải dược kết thúc trong Người. Cuộc đời của tôi là lịch sử một mối tình, nó kết thúc tốt đẹp hay không là tuỳ sự chọn lựa của tôi.
    Cuộc đời là để cho đi. Lúc nào tôi bắt đầu tích trữ trong phòng tôi, trong tủ áo quá nhiều thứ lỉnh kỉnh, tôi sẽ thấy đến lúc sẽ không còn chổ để xếp thêm món gì khác nữa. Đợi đến lúc tôi làm một cuộc “tảo thanh”, tôi mới có thể cho đồ mới vào. Trong Phúc Âm, có câu chuyện anh nhà giàu kia, lúc được mùa, anh thấy dư thóc lúa, nên đêm về anh vắt tay trên trán nghĩ ngợi: “Cái kho cũ của mình nhỏ bé quá, thôi thì mình phá nó đi, làm một cái kho mới lớn hơn, chất đầy lúa gạo vào đó.” Rồi anh mặc sức ăn uống, ngủ nghĩ, no say thoả thích. Thiên Chúa bảo anh ấy rằng: “Nếu đêm nay Chúa đòi ngươi trả lại mạng sống ngươi thì sao? Kho lẫm kia sẽ về tay ai?” (x. Lc 12,13-21) Cuộc đời là để cho đi, nếu tôi bám lấy nó thì tôi mất tất cả, nhưng phải chăng tôi buông xuôi tất cả? Hãy ví cuộc đời như một dòng sông, sông Cửu Long chẳng hạn; đồng bằng sông Cửu Long mênh mông bát ngát, kho tàng nuôi sống miền Nam, thì đó là vì nước của Cửu Long đã chảy qua bao nhiêu cây số và cứ chảy mãi, không luyến tiếc đôi bờ. Dòng sông chảy mãi, nhờ thế nó đem phù sa cho miền Nam màu mỡ. Tôi tưởng tượng nếu dòng sông Cửu Long dừng lại, vì luyến tiếc hai bờ phù sa màu mỡ ấy, nó sẽ thôi không còn bồi đắp gì thêm được nữa, thì làm sao còn mãi được miền Nam xanh tươi trù phú này? Đấy, cuộc đời phải là để cho đi. Tôi có thể ví cuộc đời như một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh chẳng hạn. Người họa sĩ muốn vẽ cảnh bình minh, chắc phải chọn những màu sắc tươi rực rỡ; hoặc muốn vẽ cảnh mùa hè có hoa phượng nở, thì chắc phải dùng màu đỏ thẳm thật tươi, thật đậm; hoặc là cảnh hồ thì chắc là phải chọn màu xanh .v.v. Tại sao phải chọn màu này, nét nọ? Vì đó là quy luật của nghệ thuật. Nếu muốn đó là một bức tranh thì phải theo những quy luật của nghệ thuật hội hoạ. Còn nếu ví cuộc đời như một bản nhạc. Người nghệ sĩ sáng tác một bản nhạc, phải chọn những nốt nhạc, những âm điệu, những độ dài âm thanh vừa đủ để diễn tả những gì ông cảm thấy trong tâm hồn. Lúc đó, ông không chọn nốt Rê, nốt La, vì ông thích Rê hay La. Nhưng ông chọn những nốt đó vì trực giác nghệ thuật của ông. Vậy, tôi muốn cuộc đời của tôi là một thành tựu ư? Tôi phải chọn lựa; mà chọn lựa là phải biết từ bỏ. Nghe chữ từ bỏ có vẻ đáng sợ đấy. Nhưng từ bỏ chỉ cốt để chọn lựa thôi. Chọn lựa một cái gì hay hơn. Cuộc đời của tôi đã có một cùng đích? Thiên Chúa chính là cùng đích cuộc đời tôi? Bởi vì tôi xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa, và chính tình yêu Người là lẽ sống của tôi, tôi phải trở về sống kết hiệp trọn vẹn với Người trong tình yêu. Tôi có chấp nhận hành trình đó không? Hãy nhìn con đường tôi đang đi, điều gì đang níu kéo tôi? Tôi có thái độ chọn lựa dứt khoát để tới đích điểm là Thiên Chúa không? Có cái gì làm cho tôi lo sợ, tiếc nuối, sợ mất không? Tại sao sợ? Cuộc đời của tôi đã biết cho đi chăng? Cuộc đời tôi đã thực sự quy hướng về Thiên Chúa chưa? Chúa Giêsu có nói: “Hạt lúa rơi xuống đất, nếu không chết đi, thì nó sẽ trơ trọi như vậy mãi, còn nếu nó chết đi, nó sẽ sinh ra nhiều hạt khác, gấp trăm”(Gioan 12,24). Cuộc đời của tôi cũng phải sinh gấp trăm như thế. Vậy phải để nó chết đi. Tôi đừng níu kéo nó lại.
    Để suy niệm, hãy đọc lại hai chương đầu Sách Sáng Thế Ký, với tâm hồn đơn sơ của các tác giả viết những trang này. Đây không phải những trang khoa học về nguồn gốc vũ trụ, mà là trang giáo lý thần học, nói về tương quan của con người với vũ trụ, với Thiên Chúa. Tôi hãy cùng với tác giả chiêm ngắm Thiên Chúa trong từng tác động tạo dựng. Tác giả đã vận dụng ngôn ngữ con người để diễn tả tình yêu Thiên Chúa cho từng tạo vật. Nếu tôi thích cuốn nhật ký của tôi, tôi sẽ tô điểm từng trang một, nắn nót từng nét bút, vẽ những hình ảnh thật đẹp. Áp dụng vào công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa. Tôi sẽ thấy Người cũng chăm chút, nắn nót cho mỗi thọ tạo. Người để ý từng thọ tạo, nhất là con người. Trước khi tạo dựng con người, Thiên Chúa như tự bàn với mình: “Nào Ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta.” Và Thiên Chúa trao cho con người sứ mạng quản trị vũ trụ. Con người lãnh sứ mạng làm đầu thọ tạo này để hướng về Thiên Chúa. Đó là tình thương Thiên Chúa muốn diễn tả cho tôi hiểu. Chúa dựng nên tôi, nhận tôi làm con của Người, ban cho tôi sự sống của Người, đặt tôi làm đầu thọ tạo này, không phải để rồi xua tôi đi khỏi, hầu chiếm đoạt chỗ đứng của tôi. Trái lại, Người dựng nên tôi để sống trong tương quan mật thiết với Người. Cuộc đời sẽ được đánh giá qua sự kiện đó. Trong tương quan này, tôi phải hướng mọi thọ tạo về với Chúa. Vậy vũ trụ này là phương tiện để tôi thân thưa, gặp gỡ Thiên Chúa. Tôi đọc lại Tv.8, đây là bài ca tóm tắt ý nghĩa 2 chương đầu Sách Sáng Thế: Thiên Chúa dựng nên con người thua kém thiên thần một chút, và trao cho con người tất cả thọ tạo. Nhìn thọ tạo này với cái nhìn mới của tình yêu, tôi sẽ thấy ý nghĩa đích thực của nó và của cuộc đời tôi. Vũ trụ này, cuộc đời của tôi ví như chiếc bánh mẹ làm cho tôi trong ngày Sinh Nhật. Hãy nhìn nó với tâm hồn người con yêu thương Mẹ và được Mẹ yêu thương. Chiếc bánh kia dù có không khéo bằng chiếc bánh thợ làm bán ngoài chợ, nhưng đối với đứa con, đó là chiếc bánh ngon nhất trần đời, vì nó mang cả tình yêu của Mẹ. Vậy, tôi đọc qua vũ trụ, nghe qua cuộc đời tôi tiếng nói tình yêu lớn lao của Chúa cho tôi, để rồi tôi biết tìm cách đáp lại. Trước những gì làm thành cuộc đời tôi, tôi có thái độ như thế nào? Có tự chủ không? Có bám víu quá không? Có cho chúng một giá trị quá đáng, giá trị tuyệt đối không? Tôi có nhận ra tính cách trung gian của chúng không? Mục đích của chúng chỉ nhằm đưa tôi tới Chúa thôi. Nếu tôi dừng lại ở chúng, cho chúng một giá trị tuyệt đối, đó là tôi đang có thái độ tôn thờ ngẫu tượng! Đọc lại các chương 13,14,15 sách Khôn Ngoan, tôi sẽ hiểu thái độ thờ ngẫu tượng như thế nào và phải thanh tẩy mình khỏi thái độ ấy. Được như thế tôi mới giữ được vẹn tuyền giá trị con người của tôi trước mọi thọ tạo trong vũ trụ này.


    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  3. #3
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 3

    Tội-Kẻ Phá Hoại Tình Yêu

    Kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa là cho tôi đi vào một cuộc đối thoại tình yêu với Người. Người cho tôi cái vũ trụ, một cuộc đời, cả một dòng lịch sử để làm trung gian đưa tôi đi vào cuộc đối thoại đó. Thế nhưng, có một thực tại đen tối che mờ cả kế hoạch tình yêu, phá hoại kế hoạch yêu thương này. Đó là tội, chính vì nó là bóng tối, nên tôi chẳng thấy được nó. Tôi phải nhờ ánh sáng mặc khải của Chúa mới thấy được. Tôi nhìn thế giới loài người đang chìm ngụp trong bóng đêm, tự đày đoạ mình xa ánh sáng của Thiên Chúa. Tôi cũng chìm ngụp trong đó nữa. Lúc chìm trong bóng đêm, tôi mới thấy quý ánh sáng. Hãy tưởng tượng một đêm mưa bão, tôi nhìn qua khung cửa sổ, tôi nhìn ra đường phố, nhìn xuống thung lũng, tôi thấy tất cả là tối đen. Khi quay lại nhìn ngọn đèn leo lét, ngọn đèn nhỏ ở trong nhà, nhưng lại rất quý cho giây phút ấy.
    Ở đây, tôi nhìn bóng đêm tội lỗi phá hoại kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa. Nhìn vào đó để thấy ánh sáng tình thương của Chúa cao quý dường nào, và tin tưởng vào tình yêu của Người. Tội lỗi là cái gì bí ẩn, tôi chỉ thấy nó khi nhìn vào hậu quả của nó. Đọc lại sách ngơn sứ Ba-rúc (Br 1,15 – 3,8). Đó là một bài tự thú cho tôi thấy cái ý thức sâu xa của Dân Chúa về tội lỗi của họ mãnh liệt như thế nào; khi họ bị lưu đày ở Babylon. Trong khi trước đó các ngôn sứ đã rát cổ bỏng họng để kêu gọi họ, nhưng có bao giờ họ nhận ra tội lỗi của họ đâu! Chỉ đến lúc họ nếm hậu quả của nó, họ mới thấy được nó kinh khủng như thế nào. Để suy niệm về tội lỗi, tôi cũng nên nhìn thế giới tôi đang sống ngày hôm nay. Tôi thấy bao nhiêu bất công chồng chất, bao nhiêu máu và nước mắt, bao nhiêu con người khắp mặt đất này đang quằn quại, đang bị áp bức, đang bị đày đoạ, bị bóc lột. Đó là hậu quả của tội lỗi. Làm sao giải thoát con người ra khỏi tội lỗi? Vì chỉ khi thoát khỏi tội lỗi, con người mới hết đối xử tàn nhẫn với nhau. Tội lỗi là tình trạng sống mất liên lạc với Chúa, và khi mất mối liên lạc này, con người cũng không còn liên hệ với nhau nữa.
    Hãy đọc lại hai chương sách Sáng Thế, chương 3 và 4, để thấy sức phá hoại của tội lỗi, đã phá kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Trong St 3,1-24, qua câu chuyện tôi thấy cái bản chất sâu xa của tội lỗi. Con rắn nói khích người đàn bà: “Tội nghiệp, trái cây ngon thế này mà không được ăn à?” Cái “tội nghiệp” của con rắn làm bà Eva phải trả lời: “Đâu có, được ăn hết chứ, chỉ trừ một cây thôi.” Con rắn chụp lấy chổ “yếu” ngay: “tại sao chỉ trừ một cây? Tại Thiên Chúa ghen với bà, Thiên Chúa sợ khi bà ăn nó bà bằng Thiên Chúa đấy.” Nghe lời này Eva nhìn lên cây và thấy nó vừa đẹp vừa ngon, nên giơ tay hái mà ăn. Thế là con rắn đã thành công. Nó thành công từ lúc làm cho Eva nghi ngờ tình thương của Thiên Chúa, cho rằng tình thương ấy chỉ là một sự đánh lừa. Cái giới hạn Chúa đặt ra vì yêu thương bị gán cho là một thái độ ghen ghét, thù địch. Dĩ nhiên khi nghi ngờ và nghĩ như vậy, con người sẽ đứng lên và xoá bỏ giới hạn ấy, chống đối lại Thiên Chúa, lật đổ Người. Nhưng đau buồn thay! Con người có biết đâu rằng giới hạn đó Thiên Chúa đặt ra chỉ vì muốn con người sống. Giới hạn đó không phải để đàn áp, nhưng là để giữ con người cho sự sống. Thiên Chúa không đánh lừa con người, nhưng con người tự lừa dối chính mình, coi giới hạn của mình là do sự thù ghét của Thiên Chúa. Con người muốn vượt khỏi giới hạn đó. Con người muốn tự định đoạt lấy cái gì là tốt hay xấu, trong khi cái làm cho mình chết lại tưởng nó làm cho mình sống. Con người tự lừa dối mình, con người chiếm đoạt tất cả vũ trụ mà Thiên Chúa đã trao tặng như món quà tình yêu. Nhưng ngay khi con người chiếm đoạt nó, món quà ấy còn nghĩa lý gì khi tình yêu không còn? Con người bắt đầu trốn tránh tình yêu của Thiên Chúa. Con người nhận thấy mình trần truồng lủi vào bụi cây khi Thiên Chua đến (St 3,8). Khi phủ nhận tình thương của Thiên Chúa, thì con người cũng không còn nhận ra nhau nữa. Khi Chúa hỏi Adam: “tại sao ngươi ăn trái cấm?” Adam đã đổ tội cho Eva, người mà trước đây ông từng gọi là: “xương của tôi, thịt của tôi.” Adam đã nói: “tại người đàn bà mà Chúa đã đặt ở bên tôi, bà ấy đã xúi tôi ăn.” Trong câu này, tôi thấy Adam trách hai phía: ông trách Chúa, vì Chúa đã đem người đàn bà đó đặt bên ông, và ông trách người đàn bà vì cho bà là người dụ dỗ ông. Thật là bi đát! Tất cả đều biến đổi, trật tự đã bị đảo lộn. Vinh dự được tham gia vào sự sáng tạo của Thiên Chúa bằng lao động đã bị coi như là hình phạt, một sự đày đọa con người. Vinh dự của người mẹ, niềm vui làm mẹ cũng bị coi như một hình phạt, khi phải sinh con trong đau đớn. Trái đất để nuôi sống con người nay sinh gai góc chống lại con người. Đó là một sự sụp đổ hoàn toàn. Chính sự từ chối, phủ nhận tình yêu mà sinh ra bao nhiêu sụp đổ!
    Đọc tiếp St 4 càng thấy bi đát hơn! Trong chương này, tôi thấy chính tình yêu huynh đệ bị sụp đổ, khi bà Eva sinh đứa con đầu lòng, bà sung sướng: “Tôi đã làm nên một người giống như Thiên Chúa đã làm” (hay nhờ Thiên Chúa hay cùng với Thiên Chúa). Đó là niềm vui lớn, vì từ trước đến giờ bà chỉ thấy có mỗi ông Adam là con người ngoài bà. Bây giờ, từ bụng bà sinh ra một con người khác giống như Adam. Niềm vui lớn của người mẹ được tham dự vào sứ mạng tạo dựng của Thiên Chúa. Niềm vui lớn thứ hai, bà Eva sinh một người em và đặt tên là Abel. Trước khi nó có một tên, nó được gọi là em. Ngày đó chắc Cain vui lắm, vì anh thấy mình có một người em giống mình. Trong kinh nghiệm của tôi, ngày mới có một đứa em chào đời tôi vui sướng lắm, bồng em đi khoe với bạn bè, rồi sau này dắt nó đi chơi. Tình huynh đệ đấy, niềm vui của tôi đấy. Nhưng đến cái ngày đứa em bắt đầu biết đòi quà, tôi có cái gì nó cũng đòi. Ngày đó tôi cảm thấy niềm vui của mình bị giảm thiểu? Đó là câu chuyện đã xảy ra cho hai anh em đầu tiên. Người anh, Cain, đã coi em mình, Abel, như kẻ chia bớt phần của mình, nên muốn loại trừ nó đi để độc chiếm Thiên Chúa và vũ trụ này. Cain đã lợi dụng lòng tin của tình huynh đệ mà dụ em ra nơi thanh vắng, không có ai nhìn, để thủ tiêu đứa em. Cain tưởng thế là đã xong, kế hoạch của mình đã thành công. Nhưng Cain đâu có ngờ, khi từ chối đứa em, Cain cũng đánh mất luôn Thiên Chúa, Thiên Chúa đến đòi Cain phải trả nợ máu Abel, Cain mất tất cả, trở thành kẻ cô độc đi lang thang ( St 4,14). Đó là hình ảnh sự tan vỡ tình huynh đệ nói ở cuối St 4: vất vơ vất vưởng chạy rong trên mặt đất. Hình ảnh sự tan vỡ đi tới tột đỉnh với bài ca của Lamek: “Ai đụng tới Cain thì bị báo oán bảy lần, còn ai đụng đến Lamek thì bị báo oán đến bay mươi bảy lần” ( St 4,24). Thật chẳng còn luật nào nữa, chỉ là luật rừng! Từ chối tình yêu của Thiên Chúa, từ chối nhìn nhận nhau là anh em, đó là hai bước đầu để đi đến hậu quả một thế giới đầy tang tóc, nước mắt, máu, bất công, trong cuộc sống ngày hôm nay. Chính những phong trào giải phóng ở khắp nơi trên thế giới cho tôi thấy rõ cái thảm trạng đó của loài người. Có phong trào giải phóng vì có đàn áp, bóc lột, bất công. Vậy tôi làm gì để góp phần giải phóng con người? Tôi sẽ làm gì để sửa lại thế giới này?
    Chuyện của Adam, Cain không phải chuyện ngày xưa mà chính là chuyện của hôm nay. Mỗi người là Adam, là Cain, khi từ chối tình yêu trong cuộc sống, coi anh em là kẻ thù, là giới hạn của mình. Vậy tôi phải làm gì? Tôi đã thấy sức phá hoại kinh khủng của tội lỗi đấy. Tôi phải chống lại nó. Nhưng làm sao chống lại được tội lỗi? Vì tội lỗi mạnh hơn tôi. Thánh Phaolô có nói: “Điều lành tôi muốn tôi không làm, điều dữ toi không muốn lại cứ làm” (Rm 7,19). Cuối cùng Ngài kêu lên: “Ai sẽ giải thoát tôi” (Rm 7,24), và câu trả lời của Ngài là một câu tạ ơn: “Tạ ơn Đức Giêsu Kitô” (Rm 7,25). Chỉ có Đức Giêsu Kitô giúp tôi thắng vượt được tội lỗi (x. Rm 7,19-25). Tôi hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá. Sức phá hoại kinh khủng của tội lỗi ghi dấu trên khuôn mặt của Người, không còn là khuôn mặt con của Thiên Chúa, không còn khuôn mặt của loài người. Tội lỗi đã nghiền nát khuôn mặt ấy, không còn để khuôn mặt ấy phản ánh vinh quang của Thiên Chúa. Nhưng cũng nơi khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô trên thập giá, tôi thấy được tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa vì yêu thương tôi vô cùng mà đã sai Con Người đến chịu chết để đền tội cho tôi. Tình yêu thật lạ lùng của Thiên Chúa! tình thương tha thứ! Nhìn lên thập giá để hiểu tình thương kỳ diệu của Chúa giải thoát tôi ra khỏi sự vây hãm của sức mạnh tội lỗi. Vậy tôi hãy đặt mình trong khung cảnh thế giới đang sôi động hôm nay để nhận ra nguyên nhân sâu xa của bao khốn cùng của loài người, đó là tội lỗi, một sự từ chối tình yêu, đánh mất ý nghĩa sự sống con người. Từ đó, tôi hãy kiểm điểm lại thái độ trong đời sống của tôi. Cuối cùng nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá để tâm sự với Người.

    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  4. #4
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 4

    Nối lại Tình Yêu

    Tội lỗi đã phá hoại cả một kế hoạch tình yêu, đưa con người vào một khắc khoải đau thương khốn cùng. Nhưng tội lỗi không phải là một yếu tố ngoại tại, mà ở ngay trong tôi. Lạy Chúa xin cứu con! Giờ phút này tôi hãy đến trước mặt Chúa xin Người đổi mới con người tôi, cho tôi được lòng thống hối chân thật, để nối lại tình yêu. 2 Sm 11-12: Chuyện vua Đavít Vua Đavít lập mưu giết người đoạt vợ. Khi ông thành công trong âm mưu đen tối đó, ông sung sướng ăn no ngũ kỹ. Nhưng Chúa sai một vị ngôn sứ đến nói với ông. Ngôn sứ Nathan mở đầu câu chuyện bằng một trường hợp với một anh nhà giàu có hàng ngàn vạn chiên bò. Bên cạnh nhà anh, có một anh nhà nghèo chỉ có một con chiên duy nhất, mà anh yêu thương như một đứa con. Một hôm anh nhà giàu có khách. Để làm tiệc đãi khách, anh ta không bắt con nào trong đàn chiên bò của anh, mà lại bắt con chiên duy nhất của anh nhà nghèo kia đem làm thịt. Nghe tới đây, vua Đavít liền nổi giận, khí phách nhà vua nổi lên để bênh vực lẽ công chính. Làm sao nhà vua có thể dung thứ một chuyện quái đản như vậy xảy ra trong nước mình: “Kẻ nào làm vậy tôi quyết không để nó sống.” Nathan bèn xối vào mặt vua một gáo nước lạnh: “kẻ ấy chính là bệ hạ.” Gáo nước lạnh làm vua tỉnh ngộ. Nổi hung hăng khí phách đối với kẻ gian ác giờ đây quay lại chính nhà vua. Ông là kẻ gian ác đó. Nhưng phản ứng của vua Đavít như thế nào? Ông đứng dậy xé áo mình ra (dấu chỉ của thống hối) và tuyên xưng trước mặt vị ngôn sứ: “Tôi đã phạm đến Chúa,” chỉ thế thôi! Lẽ ra, vua Đavít có thể thù hằn mình, chửi mắng mình. Nhưng vua Đavít chẳng thù hằn, chửi mắng, giận dữ mình, cũng chẳng đỗ lỗi cho ai cả. Vua Đavít khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi trước mặt Chúa: “Tôi đã phạm đến Chúa.” Và ông khóc lóc xin Chúa tha thứ tội lỗi cho ông. Đó là thống hối. Khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi của mình, và xin Chúa tha thứ, và quyết tâm sửa mình lại. Cái khó của tôi là sẳn sàng đón nhận sự tha thứ, vì nó đòi hỏi sự khiêm tốn và nhận mình cần được tha thứ. Tôi có thể nhận mình là kẻ tội lỗi, để rồi hận mình, giận mình, thất vọng về mình… chỉ có tâm hồn khiêm tốn mới đón nhận ơn tha thứ và mới có thể thống hối thật sự.
    Lc 19, 1-10: chuyện Da-kêu Da-kêu lùn làm giám đốc sở thuế của Giêrikhô, một thành phố ngã tư giao thương, có đủ mánh lới để ăn gian bóc lột dân chúng. Một ngày Chúa đi ngang thành phố của ông. Muốn thấy được mặt Chúa, Da-kêu chẳng ngại leo lên một cây sung bên con đường Chúa đang đi. Trước mặt đám đông đi theo Người, Chúa đã dừng lại dưới cây sung, gọi đích danh Da-kêu và nói: “Hôm nay tôi phải đến nhà ông, và Da-kêu vui sướng tuột xuống, đón Chúa về nhà” (c. 5,6), và tâm hồn Da-kêu đã thay đổi. Chúa đã vào nhà ông, vào tận đáy tâm hồn ông. Trong bữa cơm, ông tự ý đứng lên thưa với Chúa: “Lạy Thầy, đây, tôi xin chia nửa gia tài của tôi cho người nghèo, và xưa nay tôi đã làm hại ai điều gì, giờ tôi xin đền gấp bốn.” Thống hối là thế! Đối diện với Chúa Giêsu, nhận ra mình là kẻ tội lỗi, và sẵn sàng sửa lại, sẵn sàng đền bù, sẵn sàng tái lập mối tương giao với người khác.
    Lc 7, 36-50: chuyện người đàn bà tội lỗi. Người đàn bà tội lỗi này không dám đến trước mặt Chúa Giêsu, nhưng đã đến sau lưng, gục đầu bên chân Chúa, lấy nước mắt rửa chân Chúa, lấy thuốc thơm xức chân Chúa. Cử chỉ khiêm tốn của bà bày tỏ sự nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi trước mặt Chúa. Người Pharisêu đã mời tiệc Chúa hôm ấy, tỏ ý khinh người đàn bà và chê cả Chúa Giêsu, thầm nghĩ trong lòng: nếu ông Giêsu này là một vị ngôn sứ thì tất phải biết người đang đụng vào người ông ấy là ai. Phải, Chúa Giêsu biết rõ lắm. Người Pharisêu chỉ thấy bà là một người tội lỗi, và chưa nhận ra nơi cử chỉ khiêm tốn của bà một ý nghĩa nào. Còn Chúa Giêsu thì đã thấu suốt tâm hồn thống hối của bà, bà đang dạt dào yêu mến, và Chúa lên tiếng bênh vực bà. Chúa đưa ra một câu chuyện: hai người mắc nợ cùng một người chủ, một người 50 quan tiền, một người 500. Cả hai không có gì để trả nên người chủ tha cho cả hai. Ai là người yêu mến người chủ hơn? Ông Pharisêu thấy ngay câu trả lời. Nhưng ông chưa nhận ra chính ông là người được tha ít, vì ông yêu mến ít, còn người đàn bà tội lỗi được tha nhiều, vì bà yêu mến nhiều. Lòng yêu mến vừa là để đón ơn tha thứ vừa là hậu quả của ơn tha thứ. Khi Chúa tha thứ, Chúa tái lập tương quan yêu mến giữa Chúa với tôi và giữa tôi với Chúa, tôi lại được đón nhận tình yêu của Chúa, và tôi cũng có thể thưa lại: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa.”
    Chuyện ông Phêrô: Mc 14, 26-72; Lc 22,61; Ga 13,36-38; 18,12-37;21,15-17. Phêrô người môn đồ Chúa tín nhiệm và giao cho trách nhiệm nâng đỡ Giáo Hội. Trong bữa tiệc ly ông đã hăng hái thưa với Chúa: “Lạy Thầy, dù hết mọi anh em có bỏ thầy, con quyết sẽ không bỏ thầy” ( Mc 14,29.31). Vậy mà ông đã chối Chúa ba lần, chối thật dễ dàng. Cô đầy tớ giữ cổng hỏi: “Ông là người đã ở cùng với ông Giêsu phải không?” Phêrô sợ cô giữ cổng ấy, một nữ tỳ không quyền hành gì, nên đã chối: “Không, tôi không biết ông ấy.” Đấy là cái giá Phêrô trả để được vào cổng. Vào được trong sân, ông lại ngồi sưởi chung với bọn lính, những người vừa đi bắt Chúa điệu về đây. Họ hỏi ông: “Ông thuộc về bọn ấy phải không?” Phêrô lại sợ. Sợ gì? Bị bắt ư? Nếu muốn bắt ông thì ngay từ lúc tại vườn Cây Dầu, khi tuốt gươm chém tên lính, người ta đã có thể bắt ông, nhưng ông đã bị bắt đâu? Thế mà bây giờ ông lại sợ. Và ông đã chối Chúa một lần nữa, trong lúc Chúa đang ở giữa vòng vây của những cặp mắt hận thù, của những con người đằng đằng sát khí. Phêrô thêm một lần trả giá, mua vé để ngồi sưởi (Lc 22,61). Nhưng Chúa Giêsu đã quay lại nhìn ông, cái nhìn thấu suốt tâm hồn ông, cái nhìn làm cho ông nhớ lại những lời thề hứa của mình, nhớ lại tình thân ái của Chúa, cái nhìn chinh phục Phêrô, xoáy mạnh tâm hồn ông. Ông tỉnh ngộ, chạy ra ngoài khóc thảm thiết. Đó là lòng thống hối của Phêrô, một sự nhìn nhận tội lỗi của mình, khóc tội của mình và sau đó quay trở về yêu mến một cách chân thành. Sau khi Chúa Phục Sinh, Chúa đã cho Phêrô cái cơ hội để tỏ bày tình mến chân thành đó. “Phêrô, con ông Gioan, con có yêu mến thầy hơn những người này không?” (Ga 21,15-17). Phêrô đã khiêm tốn thưa lại: “Lạy thầy, thầy biết con yêu mến thầy.” Ông không còn dựa vào sức riêng mình, mà dựa trên sự thông biết của Chúa để làm chứng về tình mến của mình. Từ con người tự phụ, ông đã nhận ra sự yếu đuối của mình và tình thương của Chúa đã “cứu” ông. Ông biết dựa vào tình thương của Chúa: “Chúa biết con yêu mến Chúa.” Bởi Chúa yêu con, Chúa đã đặt lòng mến trong con. Chúa tha thứ cho con, nghĩa là Chúa trả lại cho con khả năng yêu mến Chúa.
    Dụ ngôn “Người con hoang đàng” ( Lc 15,11-32) Người con trai thứ đã đòi người cha chia gia tài cho mình, để ra đi khỏi mái gia đình ấm cúng, hầu có thể sống và tiêu xài thoả thích. Xa khỏi tầm mắt của người cha, anh không còn nhận ở đôi mắt ấy tình thương của người cha nữa, nên anh muốn đi xa… Anh đã ra đi và ăn chơi hoang đàng, lãng phí của cải, thời gian, sức lực của mình. Gia tài của người cha chia cho là phần tình yêu cha dành cho anh, anh đã sử dụng nó như một đồ vật cho sở thích ích kỷ của mình, chứ không như quà tặng của tình yêu. Kết quả là đến một ngày anh đã tiêu xài hết của cải, anh không còn gì để sống. Từ thân phận một ông hoàng, anh trở thành một tên nô lệ. Anh đi chăn heo cho một người ngoại. Đó là một tình trạng đốn mạt nhất. Lúc đó anh mới bừng tỉnh. Từ vực sâu khốn cùng, anh nhớ lại tình thương của người cha. Anh muốn trở về, anh nhớ rằng ở nhà cha anh, kẻ ăn người ở có đủ bữa cơm, còn anh ở đây đang chết đói. Anh muốn quay trở về nhà, nhưng anh tự biết mình không còn xứng đáng để làm con của cha nữa; tuy nhiên anh dám tin tưởng ở tình thương của cha đủ để xin cha cho làm đầy tớ trong nhà cha. Anh đã khiêm tốn nhìn thảm trạng của mình, cái thân phận tội lỗi của mình, đồng thời anh cũng tin vào tình thương của cha… và anh trở về, lòng băn khoăn lo lắng. Nhưng khi còn từ xa, người cha đã chạy lại ôm anh, hôn anh. Anh chỉ nói được một câu: “Lạy cha, con đã phạm đến trời, đến cha.” Thế thôi, đủ rồi. Người cha hối gia nhân đem áo, đem nhẫn, đem giày cho đứa con, nghĩa là trả lại cho anh địa vị làm con trong gia đình, với đầy đủ vinh dự và uy quyền của một người con. Điều này quả là vượt xa sự tưởng tượng của anh. Tôi có thể nghĩ rằng anh không bao giờ còn nghĩ đến “ra đi” lần thứ hai. Tình thương của người cha đã chinh phục anh trọn vẹn. 1Ga 3,20: “Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta.”
    Lòng thống hối chân thành chính là sự nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Chúa là người cha nhân từ và tôi sẵn sàng đón nhận ơn tha thứ, sẵn sàng để cha ôm tôi vào lòng, mà cho tôi lại tất cả, cha đổi mới con người tôi, đổi mới chính tình yêu trong tôi. Tôi hãy cùng đi với người con thứ ở đây, và cùng trở về với anh bên cha tôi mà thưa: “Lạy Cha, con đã phạm đến Cha.” Vì Cha là Chúa, con tin Cha. Xin Cha tha thứ cho con. Giờ đây, tôi kiểm điểm lại những hoang phí của mình trong cuộc sống vừa qua: những lần từ chối tình yêu, để tiêu xài mọi “của cải” theo ý mình: thời giờ, sức lực, khả năng tâm hồn và thể xác… Phần gia tài mà Cha cho tôi như một quà tặng của tình yêu: là cuộc đời tôi, vũ trụ này, thế giới này với những anh em đang cần đến tình thương của tôi, gia đình tôi, xã hội tôi đang sống… Tôi kiểm điểm lại tất cả những tương quan trong cuộc sống tôi. Tương quan với Chúa Cha, với Chúa Giêsu, có đón nhận tình yêu của Chúa hay đang xua đuổi tình yêu đó để mình muốn làm gì thì làm? Tôi khiêm tốn đến trước mặt Chúa, và tin tường vào tình yêu tha thứ của Người. Tôi lấy các Thánh Vịnh về thống hối, Tv 51Tv 130, đọc lại như lời kinh nguyện nài xin lòng thương xót và sự tha thứ của Chúa, đem tôi ra khỏi sự khốn cùng của tội lỗi. Và cuối cùng, nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá. Tôi hãy để lòng mình tiếp nhận cái nhìn yêu thương và tha thứ của Chúa, và hãy thân thưa lại với Chúa như lòng tôi cảm thấy.

    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  5. #5
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 5

    Tiếng Gọi Tình Yêu

    Chúa đã đến với tôi, Người tha thứ cho tôi, tội lỗi bị xóa bỏ. Bây giờ là niềm vui cứu độ! Nhưng tôi biết, Chúa cứu tôi, tha thứ cho tôi, theo một kế hoạch cứu độ: kế hoạch mang tên Giêsu Kitô . Trong sự cứu độ tôi, Chúa đã giãi bày kế hoạch của Người, Người hoàn tất nơi tôi ơn cứu độ của Chúa, và Người còn muốn đem ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Qua đó, Chúa vạch cho tôi thấy con đường Chúa muốn tôi phải đi. Tôi hãy đi tiếp con đường Chúa đã khởi sự nơi tôi, kể từ lúc tôi đón nhận ơn cứu độ của Người. Là Kitô hữu, tức là nhận được một tiếng gọi. Tin vào Chúa Giêsu Kitô là đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, bởi vì con đường Thiên Chúa vạch ra cho tôi chính là Chúa Giêsu Kitô. “Thầy là con Đường, là Sự Thật, là Sự Sống” (Gioan 14,6). Chúa Giêsu Kitô là ơn cứu độ, là con đường đi vào cuộc sống Thiên Chúa, là chính đời sống Thiên Chúa cho tôi. Là Kitô hữu, tôi không theo một lý thuyết, một nền luân lý nào, mà tôi theo một con người, đó là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng Chúa Giêsu Kitô gọi tôi đi đâu? Mỗi khi gọi các môn đệ, Người nói: “Hãy theo Tôi” ( Mt 9,9; Mc 1,17). Lời ấy không chỉ dành riêng cho những người Chúa chọn làm tông đồ, nhưng cho tất cả những ai muốn theo Chúa. Trên núi Tabor, Chúa Cha giới thiệu Chua Giêsu cho các môn đệ và cho tôi: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người.” Chính Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa nói cho tôi. Lời giải bày cho tôi tình yêu của Thiên Chúa, ý định của Thiên Chúa. Nên kế hoạch của Thiên Chúa là kế hoạch Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đưa tôi đi đâu, Người đưa tôi đến Chúa Cha. Sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô là đem mọi thọ tạo đến với Chúa Cha. Người gọi tôi là để tôi đi theo Người thi hành sứ mạng đó. Tôi mang danh Kitô hữu, là tôi chấp nhận lời gọi của Người để đi với Người. Nhưng, lúc suy niệm về tội lỗi, hẳn tôi cũng thấy rằng con người tôi vẫn còn lập lửng với tiếng gọi khẩn thiết ấy. Là Kitô hữu, nhưng tới mức độ nào? Cuộc sống của tôi có thể hiện được gương mặt của Chúa Giêsu Kitô không? Hay tôi chỉ là bức hí hoạ, những đường nét méo mó làm người khác ngộ nhận Tin Mừng, ngộ nhận chính Chúa Giêsu Kitô? Chúa sẵn sàng tha thứ cái lệch lạc đó. Và Người mời tôi tiếp tục cuộc hành trình với Người. Lời Chúa Giêsu mời tôi hãy gắn bó với Người, trở nên giống Người. Đối tượng duy nhất mà Chúa Giêsu muốn chinh phục cho Chúa Cha chính là con người tôi. Chúa Giêsu sẽ chiếu toả ánh sáng vào trong vũ trụ này. Người muốn mỗi người thành một điểm sáng để biến đổi mặt đất này. Tôi có sẵn sàng đi với Người không? Khi suy niệm về tội lỗi, tôi thấy thế giới này mang đầy hậu quả của tội lỗi. Chúa Giêsu muốn cứu thế giới này, giải phóng con người ra khỏi cái quằn quại đau khổ này. Chúa có thể ra tay cứu độ mà không cần chi đến tôi, nhưng Chúa đã muốn cần đến tôi, và Chúa mời gọi tôi đi với Người vào thế giới hôm nay. Thế giới trước mặt tôi với khí thế của biết bao phong trào giải phóng bừng bừng sôi động. Hàng triệu triệu người sẳn sàng bỏ tất cả để tìm tự do độc lập cho quê hương, sẵn sàng bỏ tất cả để đem cuộc sống mình thực hiện lý tưởng xoá bỏ bất công áp bức, đấu tranh để được quyền làm người. Tôi là người trẻ hôm nay, tôi có thấy niềm hào hùng đó không? Sự bất khuất của chí làm người nơi tâm hồn trẻ có sôi sục trong huyết quản của tôi không? Tôi chia sẻ khí thế chung này của bao tâm hồn trẻ trên thế giới này. Chia sẻ cùng một niềm khao khát xây dựng một thế giới mới trong đó có hạnh phúc, được sống trong tình huynh đệ, không còn bất công, áp bức, bóc lột nữa. Nếu tôi là người trẻ mà không có lòng hăng say nhiệt thành đó thì quả thật đáng xấu hổ! Hơn nữa, tôi là người trẻ nhận ánh sáng của Chúa Kitô, nhận được ơn Đức Tin, được biết ơn cứu độ, một ơn giải phóng vượt trên mọi cuộc giải phóng trần gian này, một sự giải phóng tận căn, giải thoát con người khỏi mầm mống sự đau khổ. Tôi có nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu không? Tôi có thấy mục tiêu đó không? Có thấy đoàn người đông đảo đi theo Chúa Giêsu, đem một cuộc sống mới cho đời mình và giúp cho người khác nữa. Tôi có nhận thấy rằng: kế hoạch tình yêu mới thắng được sự phá hoại của tội lỗi không? Tôi có sẵn sàng đón nhận và ưng theo kế hoạch đó không? Tôi có thể dựa vào bản văn Ep 1-3 để nhìn ra dự định của Thiên Chúa. Ở chương 1, Thánh Phaolô mời gọi tôi hãy chúc tụng Chúa vì ơn lành Người ban cho tôi được dự phần vào cuộc sống Chúa Người, cho tôi chia sẻ vinh quang của Người. “Anh em đang được ngồi bên hữu Thiên Chúa, cùng với Chúa Giêsu Kitô.” Tại sao? Chỉ vì tình thương nhưng không của Người, Người muốn gọi tôi đến với Người. Thế thôi! Ep 1,7-12: quảng diễn những ơn huệ mà Chúa Giêsu Kitô đem đến cho tôi. Trước hết là ơn tha tội. Được tha thứ trước hết là được trở về làm con Thiên Chúa, được gặp lại Thiên Chúa. Trong thư thứ nhất của thánh Gioan, ở chương 3, thánh Gioan đã khẳng định: Thiên Chúa đã yêu thương tôi đến nỗi đã ban cho tôi được làm con Thiên Chúa (1Ga 3,4). Và nhờ được làm con Thiên Chúa, nên tôi được một ơn khác, là ơn thông biết chương trình dự định của Thiên Chúa. “Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng gọi các con là tôi hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy đã tỏ cho các con biết.” (Ga 15,15). Đó là đức khôn ngoan mà Sách Thánh thường nói tới. Khôn ngoan là được biết đường lối của Thiên Chúa. Qua Chúa Giêsu Kitô, đường lối của Người có từ muôn thuở được tỏ bày cho tôi. Dự định của Người là đưa lịch sử tới viên mãn, và tất cả mọi sự đểu quy về một đầu là Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã được Chúa Cha sai đi vào lịch sử con người, ở trong lịch sử để cùng đồng hành với tôi đi đến điểm kết là Omêga. Y nghĩa của lịch sử đời sống tôi là hướng về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đầu đem tất cả tới thành tựu. 1 Cr 15,24-28: “Chúa Giêsu còn phải thi hành vương quyền của Người cho đến khi mọi sự được đặt dưới chân Người.” Suốt dòng lịch sử, Chúa Giêsu phải thi hành sứ mạng này, là quy tụ tất cả về Người. Vạn vật được dựng nên nhờ Chúa Giêsu như một khởi điểm, và bây giờ, vạn vật phải được thống nhất trở lại làm một với Chúa Giêsu. Người sẽ đem tất cả đặt dưới chân Chúa Cha để Thiên Chúa nên tất cả trong tất cả. Trong Ep 1, 13-14, thánh Phaolô diễn tả hiện trạng của người tín hữu như là những người mang dấu ấn thuộc về Thiên Chúa và được bảo chứng để đạt tới sự giải phóng cuối cùng, cùng với Chúa Giêsu trong sứ mạng chinh phục thế giới và cả vũ trụ này về Thiên Chúa. Ep 1,15-22: xin cho tín hữu được ơn thấu triệt hồng ân Thiên Chúa, tức là nhận ra và đánh giá đúng kế hoạch của Chúa Giêsu. Được nhận ra Chúa Giêsu là ai trong cuộc sống tôi. Được nhận ra kế hoạch của Chúa là gì. Để từ đó tôi đáp lại lời mời gọi đem cuộc đời dấn bước theo Chúa Giêsu (đọc tiếp Ep 2-3). Tôi cũng có thể suy niệm theo bản văn thư Hipri, chương 2. Ở đây Chúa Kitô được trình bày như là người thừa kế của Thiên Chúa. Người là Đấng được Thiên Chúa trao mọi sự, là người con trọn hảo, và tôi là những người đồng thừa kế với Chúa Kitô, vì Chúa Giêsu Kitô đã trở thành anh em của tôi. Người gọi tôi là anh em của Người. Suy niệm một đoạn khác trong Cl 1,12-22: Chúa Kitô là đầu mọi loài thọ tạo. Tôi được tạo dựng và được cứu độ nhờ Chúa Kitô. Vậy, Chúa Kitô là tột đỉnh của lịch sử. Tôi suy niệm và nhìn thấy dự định của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhìn chỗ đứng của Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử, để rồi dứt khoát đáp lại lời mời gọi của Người, làm môn đệ Người, cùng với Người chinh phục bản thân tôi và thế giới đem về cho Thiên Chúa. Chúa đã muốn cần đến tôi để đi vào thời đại hôm nay, tôi hãy xin lòng quảng đại đáp lại Chúa.
    Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, S.J.

    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  6. #6
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 6

    Tình Tuyệt Vời

    Nàng công chúa Tiên Dung khám phá ra Chử Đồng Tử tình cờ một lần đi tắm ngoài bờ sông. Tiên Dung là công chúa cành vàng lá ngọc, còn Chử Đồng Tử là một người nghèo không khố che thân. Gặp Chử Đồng Tử, nàng công chúa nhận ra một mối tình, đối với nàng, ngay giờ phút ấy, Chử Đồng Tử là người Trời dành cho mình. Nàng đã trở về xin Vua Cha chấp nhận Chử Đồng Tử làm phò mã. Nhưng thử nghĩ một anh nhà nghèo không khố che thân như vậy làm sao làm phò mã được? Giai cấp quá sai biệt làm sao có thể san bằng! Nhưng đối với công chúa Tiên Dung, Người gặp Chử Đồng Tử rồi thì hoàng cung đâu còn ý nghĩa nào nữa. Chử Đồng Tử trở nên ý nghĩa duy nhất cho nàng. Và công chúa Tiên Dung đã bỏ hoàng cung để ra ở ngoài bờ sông với Chử Đồng Tử. Mối tình tuyệt vời! Sự chọn lựa của nàng công chúa là cả một cuộc cách mạng giai cấp, thắng được cái vinh quang phú quý. Tình yêu đã làm cho hai người ấy gần nhau, dù đã tưởng rằng không gì nối kết được hai người. Và từ đây, Chử Đồng Tử không còn lủi thủi bên bờ sông, vì cuộc đời Chử Đồng Tử nay là công chúa. Chử Đồng Tử có cả hoàng cung là công chúa. Và hoàng cung mới của công chúa giờ đây là Chử Đồng Tử. Tình yêu đã biến đổi tất cả. Nhớ lại bài suy niệm về tội. Khi con người phạm tội, con người chợt thấy mình trần truồng, và đã lẩn trốn vào bụi cây. Con người muốn mình làm Thiên Chúa, rốt cuộc chỉ thấy sự trần truồng đó. Sách Thánh đã đặt vào miệng Thiên Chúa lời như mỉa mai: “Này con người đã trở thành một trong chúng ta rồi, ta hãy đuổi nó ra khỏi vườn địa đàng.” Đó là cái mỉa mai của thân phận con người. Muốn tự mình làm Thiên Chúa, nay chỉ có sự lẩn trốn khỏi mặt Thiên Chúa. Con người muốn đi đường tắt nên đánh mất tất cả. Bản chất con người vốn là lãnh nhận. Lãnh nhận Lời Chúa, và sống thuộc về Người. Từ đó, mới phát huy những gì mình đã lãnh nhận. Còn giờ đây? Giờ đây con người đi lủi thủi trốn Thiên Chúa… Nhưng chính lúc con người lủi vào bụi cây thì Thiên Chúa không bỏ con người ( x. 1Ga 4,9; Ga 1,9). Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, để đưa con người trở về ánh sáng, đối diện lại với Chúa Cha. Ngày công chúa Tiên Dung đến với Chử Đồng Tử, tất cả đều thay đổi. Ngày Thiên Chúa sai Con của Người đến làm người ở giữa chúng tôi, tất cả cũng đổi thay. Nếu tôi ca ngợi mối tình tuyệt vời của công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, thì tôi hãy nhìn vào tình tuyệt vời của Thiên Chúa cho con người (1 Ga 4,10): “Không phải chúng ta đã yêu Chúa mà chính Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước,” và “Con thiên Chúa đã đến kể cho chúng ta về Cha trên trời” (Ga 1,18). Chúa đã yêu thương tôi nên đã ban Con Một Người cho tôi, để từ nay, cuộc sống tôi không còn là một chuỗi dài xấu hổ, phải cúi đầu gục mặt nữa. Cuộc sống của tôi bây giờ lại là cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Tôi được hiên ngang nhận Thiên Chúa là Cha, nhờ Chúa Giêsu Kitô. Tôi có sứ mạng tiếp tục tạo dựng với Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa của mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa nhận cuộc sống của tôi làm cuộc sống của Người, đem lại cho cuộc sống tôi và của thế giới này một giá trị mới. Vậy tôi cần có thái độ nào? Trong việc Nhập Thể, Chúa đã nên một xương một thịt với tôi, nên cùng huyết nhục với tôi, đến nỗi tôi đau là Người đau, tôi khát thì Người khát, tôi được an ủi thì Người được ủi an … Sự hiện diện của Người làm tôi không thể coi thường lịch sử của con người, không thể thờ ơ với số phận của những người chung quanh, mà trái lại, tôi thấy được thúc dục xây dựng một thế giới mới, xứng với chiều kích của Thiên Chúa. Thiên Chúa đến làm người, mang quả tim con người để khao khát giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của tội lỗi, để con người được làm người. Nơi tôi, tôi tiếp tục thực hiện cuộc giải phóng này, để đưa tất cả mọi người trở về làm con Thiên Chúa. Vậy tôi hãy đi vào chiêm ngắm mầu nhiệm lớn lao này. Cuộc sống tôi phải tràn ngập niềm vui và bình an, vì tôi được cùng huyết nhục với Thiên Chúa. Thế giới của tôi là thế giới của Thiên Chúa. Tôi có xây dựng thế giới cũng là xây dựng thế giới với Chúa. Nếu tôi còn gục mặt thì người khác sẽ hỏi tôi: thế Thiên Chúa của anh, của chị ở đâu? Nếu tôi chán nản thì người khác sẽ hỏi: thế thì Thiên Chúa của của anh, của chị chưa Nhập Thể làm người hay sao? Nếu tôi còn hận thù, thì người ta sẽ hỏi: thế Thiên Chúa của anh, của chị không phải là tình yêu hay sao? Mầu nhiệm Nhập Thể đem cho tôi niềm vui và bình an. Niềm vui và bình an này tỏa ánh sáng trên cả cuộc sống của tôi, và cũng là cuộc sống của Chúa. Chúa đã thắng được cái chết để ở với tôi mọi ngày cho đến tận thế. Người ở với tôi để hoàn thành công cuộc Nhập Thể của Người, cho đến khi mọi sự được biến đổi nhờ sức sống của Người. Chúa Nhập Thể, Chúa có thể vào cuộc sống này, không cần chi đến tôi. Nhưng Chúa muốn bước chân vào thế giới hôm nay phải nhờ đến tôi. Như ngày nào Chúa đã xuống thế làm người, Chúa đã cần đến một người mẹ. Khi sinh ra Chúa cần một máng cỏ làm nơi Chúa nằm. Hôm nay, Chúa vẫn tiếp tuc đi vào đời và Chúa cần đến tôi. Chúa đang hỏi tôi: trong cuộc sống của con, liệu có còn chỗ nào cho Ta sinh ra đời không? Con có cho phép Ta Nhập Thể trong cuộc sống của con không? Trong trái tim con, liệu có còn chỗ cho Ta vào đời để yêu mến con người không? Trong trí óc của con, liệu có còn chỗ cho Ta làm người để cùng suy nghĩ những vấn đề của con người không? Trên đôi tay con, còn có chỗ cho Ta vào đời để tiếp tục xây dựng thế giới này không? Hay hai tay con đã tự đan lấy nhau thành vòng kín mất rồi? Đôi chân con có còn chỗ cho Ta vào đời để đi đến với mọi người không? Hay con đã tự chôn xuống cát mất rồi? Trên môi con có còn chỗ cho Ta nói lời yêu thương không? Hay hận thù đã làm cho con mím lại mất rồi? Trên đôi mắt con có còn chỗ cho Ta nhìn đời, nhìn người với ánh mắt cảm thông, hay những đám mây mù đã che khuất mất rồi? Trong cuộc sống của con Ta đã được giáng sinh hay chưa hay Ta còn phải ngự trên cao, cao tít chín tầng mây? Con có nhận cho Ta xuống trần không? Con có nhận cho Ta đến với cuộc đời này hay con muốn Ta mãi mãi là Thiên Chúa trên chín tầng trời mây để con có thể yên lòng hát: “con tin có Chúa ngự trên cao”, rồi con sống như “người ngoại đạo”, làm như Thiên Chúa không có trên mặt đất này? Tôi đến chiêm ngắm Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể. Tôi đọc lại Lc 1, 26-38 và Lc 2, 1-20. Đoạn Truyền Tin cho Đức Mẹ và đoạn Chúa Giêsu sinh ra. Thiên Chúa đi bước trước. Người đã sai sứ thần đi điều đình kế hoạch có từ đời đời, kế hoạch chinh phục lại nhân loại đã từ chối Người. Thiên Chúa với tình thương vô cùng, nhìn xuống nhân loại đau thương của tôi và Người đã chọn con đường để cứu tôi, bằng việc sai Con của Người đến làm người và cứu tôi. Bước đầu của con đường ấy là sự lựa chọn một người mẹ. Người Mẹ đầy ơn phúc, người Mẹ hoàn toàn là hình ảnh của Chúa, hoàn toàn hợp tác với Người để đón nhận Con Thiên Chúa vào đời. Tôi đi vào ngôi nhà của Đức Mẹ ở Nagiarét. Nghe cuộc đối thoại giữa thiên thần và Đức Mẹ. Qua lời thiên thần, chính Thiên Chúa đang công bố kế hoạch của Người. Tôi nhìn ngắm thái độ đón nhận của Mẹ. Và tôi hiểu rằng Chúa cũng đang chờ tôi có được một thái độ giống như Mẹ vậy, là sẵn sàng đón nhận Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi nhìn ngắm hoàn cảnh Chúa Giêsu sinh ra. Nhìn kỹ cảnh cùng cực trong đó Chúa đến làm người. Người vốn ngang hàng với Thiên Chúa, mà đã tự huỷ đi để nhận lấy thân phận tôi đòi ( x. Pl 2,6-7). Thiên Chúa, Đấng tạo dựng đất trời giờ đây là hài nhi nhỏ bé, không nhà để ở, không nôi để nằm, phải trú ngụ trong hang bò lừa và nằm trong máng cỏ. Người đã chọn nơi Người sinh ra và cách Người sinh ra như vậy. Nhưng chính trong cái nghèo cùng cực đó mà Thiên Chúa đang ở với tôi thật nhất. Quả vậy, thiên thần hiện ra với các mục đồng và vinh quang Thiên Chúa bao phủ trên họ (Lc 2,13-18). Đây là một cuộc hiển linh của Thiên Chúa, khác với cuộc hiển linh xưa ở núi Xinai với tiếng sấm sét rền vang làm run sợ. Ở đây, Chúa hiển linh trong tấm hình hài nhỏ bé của hài nhi hiền lành, và đang mời gọi những ai nghèo hèn nhất đến với Người. Họ được mời đến với một hài nhi mới sinh ra được bọc trong khăn, đặt nằm trong máng cỏ, giống như những đứa con của họ. Nhưng lại là Thiên Chúa đấy. Chiêm ngắm Người cho kỹ, nâng lòng tin lên cùng Người. Rồi tôi theo Chúa Giêsu vào Đền Thờ (Lc 2,23-32). Hãy nghe bài ca của ông già Simêon. Thiên Chúa đã đến, ơn cứu độ đã đến. Nhân loại già cỗi vì trông chờ, giờ đây đã được thoả mãn: Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa đã đến làm người ỡ giữa chúng tôi. Tôi đến với Chúa Hài Nhi. Tôi hoà mình trong đám mục đồng vào hang đá chiêm ngắm Chúa Hài Nhi nhỏ bé nằm ngủ hiền lành. Tôi nghe Đức Mẹ, thánh Giuse nói chuyện. Hãy ngửi mùi cỏ ẩm, mùi chiên bò (Nhớ lời ĐTC Phanxicô: “mục tử thì phải bốc mùi chiên”). Tôi muốn làm gì cho Hài Nhi không? Tôi có nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong quả tim nhỏ bé đang đập trong lồng ngực Hài Nhi không? Tôi có yêu mến Hài Nhi không? Có sẵn sàng theo Hài Nhi không? Xin Chúa cho tôi niềm vui, vì có Chúa trong cuộc đời, vì có Chúa làm người ở với tôi.

    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  7. #7
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 7

    Khúc hát Tình Yêu


    Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, S.J.
    Chúa đã đến và làm người giữa những con người. Khi mang tiếng khóc chào đời, Người đã chọn cho mình một lối đi. Người đã chọn sự khó nghèo để sinh ra và lớn lên như một người nghèo ở giữa người nghèo. Người nghèo là đối tượng đầu tiên của Tin Mừng. Từ khởi điểm đó, Người bước chân vào cuộc sống con người. Lớn lên, sinh sống và đi rao giảng… Chúa làm người để tôi được làm con Thiên Chúa. Vì con người đã từ chối làm người, nên Thiên Chúa đã đến để dạy con người sống làm người trong tương quan với Thiên Chúa, và tương quan với anh em. Tội lỗi con người đã làm gãy đổ hai mối tương quan này. Chúa Giêsu đến thiết lập lại hai mối tương quan ấy, dạy cho tôi biết sống hai mối tương quan ấy. Bài giảng trên núi trong Phúc Âm Matthêu có thể coi là một bản tóm những điều phải sống để thiết lập hai mối tương quan vừa nói.
    Tôi đọc lại bài tám Mối Phúc trong Phúc Âm Mátthêu chương 5 và phần quảng diễn trong các chương kế tiếp. Tôi sẽ thấy Tám Mối Phúc tựu trung trình bày cho tôi thái độ sống làm con Thiên Chúa: biết nương tựa hoàn toàn vào Thiên Chúa, và bắt chước Chúa.
    Quả vậy, làm con Thiên Chúa có nghĩa là phải nương tựa vào Thiên Chúa một cách tuyệt đối. Đời sống tôi không được nương tựa vào bất cứ một cái gì của trần gian, hơn nữa không được nương tựa vào tội ác, vào những cái gì đi ngược lại quyền lợi con người, vào sự ích kỷ. Nhưng mà tôi sống trọn hảo tương quan với Thiên Chúa và với anh em, dám đánh đổi tất cả để sống trọn vẹn hai mối tương quan này.
    Thái độ thứ hai là bắt chước Chúa. Bắt chước Người để biết thương xót, biết sống hoà thuận. Thiên Chúa thương xót nên đã sai Con Người đến để cứu con người. Thiên Chúa đã yêu mến sự bình an nên Người đến để làm một cuộc hoà giải, tạo lại nhịp cầu giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau.
    Để thấm nhuần tinh thần Tám Mối Phúc, tôi đọc lại từng mối phúc trong khi nhìn Chúa Giêsu sống và mời gọi tôi theo con đường Người đã đi qua. Các mối phúc này như là lời phát biểu những gì Người đã sống. Tôi hiểu nó khi thấy Người sống nó như thế nào.
    Phúc cho người nghèo. Chúa Giêsu đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, lớn lên trong một gia đình lao động. Rồi khi ra đi rao giảng Nước Trời, Người không bám víu vào một cái gì, ngoại trừ Chúa Cha. Người không dùng con đường danh vọng, giàu sang. Chỉ có Chúa Cha mà thôi. Ngay cả ý riêng của mình, Người cũng chẳng có: “Tôi không tìmm ý riêng tôi, nhưng tìm ý Đấng đã sai Tôi.” (Ga 5,30) Không có gì là của Người cả. Khi người thanh niên giàu có đến hỏi Người phải làm gì để vào đươc Nước Trời. Chúa Giêsu đã bắt đầu câu trả lời cho anh: “Nếu anh muốn…” Khi chị phụ nữ Samari ngập ngừng chưa kín nước, Chúa Giêsu cũng đã nói: “Nếu chị biết người đang xin nước chị là ai.” “NẾU,” Chúa mời gọi chứ không áp đặt, cưỡng ép. Thái độ nghèo mà Chúa Giêsu đã sống là như vậy. Một sự từ bỏ tận căn. Không dính bén vào một cái gì ngoài lòng thành tín và yêu thương của Chúa Cha.
    Phúc cho người khóc lóc. Chúa Giêsu cũng đã từng khóc. Khóc vì những đau khổ của người khác, vì hiểu nỗi khốn cùng của con người. Khi Ladarô chết, Người đã đứng trước mồ khóc với các thân nhân. Chúa đã khóc khi gặp bà goá thành Naim đưa con đi chôn. Chúa khóc vì thương đám đông “không người chăn dắt.” Và trong vườn Giệtsêmani, Chúa đã đau khổ, đã khóc lớn tiếng (Hr 5,7)… nhưng trong đau khổ, Chúa đã hướng về Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được… nhưng xin theo ý Cha”(Mt 26,39). Chúa Giêsu vẫn hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Cha, và Chúa Cha đã cho Người niềm an ủi (Hr 5,7-10).
    Phúc cho người hiền lành. Người hiền lành nói ở đây là mẫu người được diễn tả trong Sách Isaia, là người “chẳng dập tắt tim đèn còn khói, không bẻ gãy cây sậy đã dập” (Is.42,2-3) Chúa muốn cứu con người tới cùng. “Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,28-30) Hiền lành giả thiết phải tin vào quyền năng Thiên Chúa, nghĩa là có một thái độ tự chủ của mình, biết kiềm chế mình, để nương tựa vào quyền năng của Thiên Chúa. “Chúa xót thương hết mọi người, vì Chuía làm được hết mọi sự… Chúa xử khoan dung với hết mọi loài, vì mọi loài là của Chúa” (Kn 11,21-26).
    Phúc cho người biết thương xót. Thương xót không thể hiểu là sự thương hại. Lòng thương xót của Thiên Chúa được diễn tả qua việc Người đến làm người và ở giữa nhân loại. Chúa chấp nhận làm người sống kiếp sống người. Bà De Sévigné có viết một câu trong bức thư gởi cho con gái: “Mẹ đau trong lồng ngực của con…” Đó là lòng thương xót, là mang nỗi đau của người khác trong tim mình, để chia sẻ với họ, và nhất là để giúp họ vượt ra khỏi cái khốn cùng đó. Chúa Giêsu đã mang lấy trong bản thân mình tất cả nỗi thống khổ của con người, để cho những thống khổ này có một ý nghĩa mới, ý nghĩa giải phóng con người. Có lòng thương xót chính là có thái độ tích cực này.
    Phúc cho tâm hồn trong sạch. Tâm hồn trong sạch là một tâm hồn hoàn toàn cởi mở, hướng về Chúa Cha và người khác. Người có tâm hồn trong sạch không dựa vào sức mạnh, không dựa vào tội ác để đảm bảo tương lai của mình, nhưng dựa vào sự trong suốt đối với Chúa và đối với người khác. Chúa Giêsu không dựa vào sự quanh co giả dối để mong thoát nạn, nhưng Chúa đã đi thẳng con đường Chúa phải đi để hoàn thành thánh ý Chúa Cha. Đọc lại Tv 24: “Ai lên núi Chúa, ai được ở nhà Chúa” tôi hiểu được sự trong sạch này.
    Phúc cho người khao khát sự công chính. Sự công chính ở đây là thánh ý của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu đến bờ sông Giodan chịu phép Rửa thì ông Gioan Tẩy Giả từ chối: “Ngài mới là Đấng làm phép rửa cho tôi chứ sao tôi lai làm phép rửa cho Ngài?” Chúa Giêsu đã trả lời: “Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta phải hoàn tất mọi sự công chính” (Mt 3,14-15). Chúa Giêsu đến làm người chỉ vì muốn phụng sự thánh ý Chúa Cha. Người đói khát hoàn thành ý định của Cha. Người đã sống và đã chết vì Chúa Cha và vì anh em “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy phái và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34)
    Phúc cho ai làm cho người hoà thuận. Chúa Giêsu đến để giải hòa đất với trời. Trong bữa tiệc ly, Người đã nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con” (Ga 14,27). Bình an này chính là tình huynh đệ mới dựa trên tình làm con đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu chịu chết để làm cuộc hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Người đã trả giá để xây dựng nền hoà bình đích thực này.
    Phúc cho người chịu bắt bớ vì sự công chính. Chúa Giêsu yêu mến sự hoà bình và sự công chính, đến nỗi bị nghiền nát cả thể xác lẫn tâm hồn, vì một lòng muốn tạo dựng thế giới mới. Người muốn biểu dương tới cùng tình thương của Chúa Cha cho con người. Chúa đã đánh đổi tất cả trên thập giá, đã chịu những đau khổ kinh khủng nhất, chịu những đòn độc ác nhất, chỉ vì muốn hoàn thành đến cùng ý định cứu độ của Chúa Cha. Chúa chấp nhận đi vào cái chết để thi hành đến cùng kế hoạch cứu độ đó, bằng sự phá huỷ chính cái chết. Người khao khát sự công chính đến cùng, sẳn sàng trả giá đến cùng.
    Tôi đọc lại Tám Mối Phúc trong tâm tình như vậy, tôi sẽ hiểu những gì Chúa đòi hỏi tôi và tôi đọc tiếp phần quảng diễn ở các chương Mt 5 – 7. Tựu trung Chúa dạy sống mối tương quan trong suốt với Chúa và với anh em, trong sự tôn trọng và thành thật. Không hận thù, không giả dối. Tương quan anh em, bằng hữu, vợ chồng phải là một tương quan trung thực với tình yêu.
    Tôi để Chúa nói thẳng nói thật với tôi qua những đoạn này. Tôi nghe Lời Người để chấp nhận một thái độ sống xứng đáng và giá trị.


    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  8. #8
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 8

    Hãy hát cùng Tôi


    Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ.
    Tôi đã nghe tiếng Chúa mời gọi. Tôi đã nghe và chiêm ngắm nếp sống yêu thương của Chúa Giêsu. Người đã hát cho tôi nghe cuộc sống của Người, tôi có muốn cùng hát với Người không? Trong Lc 7,31-35, Chúa Giêsu so sánh thế hệ Người giống như trẻ chơi ngoài đường. Đám trẻ muốn chơi trò chơi đám ma, chúng khóc… nhưng những đứa đứng ngoài không khóc theo; chúng chơi trò chơi đám cưới, chúng múa hát cười đùa, nhưng những đứa đứng ngoài không hoà theo. Chúa Giêsu đã khóc nhưng không ai khóc với Chúa. Chúa đã xướng ca, nhưng không ai cùng ca với Chúa. Chúa đã hát bài ca tình yêu, thế tôi có muốn cùng hát với Người trong cuộc đời tôi không? Bây giờ, tôi kiểm điểm lại thái độ sống của tôi đối với Chúa Giêsu. Tôi có thật sự muốn theo Người, muốn gắn bó mật thiết với Người không? Tôi sẽ dựa vào những thái độ kể trong Phúc Âm để tự kiểm điểm. Những người theo Chúa trong Phúc Âm xét ra có ba loại:
    1/ Những người chỉ nghe cho vui rồi thôi. Đó là thái độ của những người ở làng Nadarét. Họ đã nghe Chúa Giêsu, tỏ ý rất hứng khởi, đã lên tiếng ca ngợi Chúa. “Làm sao Người nói hay như vậy.” Nhưng những gì họ thích thú say mê nghe đấy đã không thay đổi mảy may gì trong thái độ sống của họ. Họ hãnh diện có một vị ngôn sứ lớn cùng làng với mình, nhưng vị ngôn sứ đó không thay đổi gì họ được. Bao nhiêu người đương thời cũng giống như vậy. Có những lần họ quên ăn quên uống để đi theo Chúa Giêsu, nghe Người giảng, đến nỗi Chúa động lòng thương và ra tay nuôi họ… Nhưng trong đám đông ấy, có mấy ai trở về thay đổi cuộc sống cho phù hợp với những gì họ nghe và chứng kiến nơi Chúa Giêsu! Hay ngày ấy cũng chỉ là một kỷ niệm đẹp thôi? Họ như mảnh đất khô cằn sỏi đá, mà trên đó hạt giống được gieo không sinh được hoa trái, hoặc có mọc được nhưng cũng sớm tàn (Lc 8,5-15).
    2/ Chấp nhận sống theo một mức hạn nào đó. Đây là thái độ chàng thanh niên giàu có được kể lại trong Mc 10, 17-31. Anh thanh niên đến gặp Chúa Giêsu, xin Người chỉ đường lối sống để được vào Nước Trời. Chúa Giêsu đáp lời anh: “Nếu anh muốn vào Nước Trời thì hãy giữ các điều răn. Anh hơi thất vọng. Nếu quả thật chỉ có thế thì còn hỏi làm gì, vì các điều răn thì anh đã giữ từ hồi còn nhỏ; anh tưởng còn có gì hơn. Chúa Giêsu nhìn anh và đem lòng yêu yêu mến, vì thấy anh muốn đi xa hơn. Và Chúa Giêsu muốn đáp lại thiện chí ấy của anh: “Nếu anh muốn trọn lành, (nếu anh muốn một cái gì hơn thì như thế này), anh hãy về, đem hết của cải bán đi và phân phát cho người nghèo… Sau đó anh đến đây theo tôi”. Cái hơn nữa là như thế. Nghe như vậy, anh thanh niên khựng lại. Bán hết của cải ư? Không thể được! Anh không thể đánh đổi hết tất cả như vậy để chỉ theo Chúa Giêsu. Thôi thì anh bằng lòng với việc giữ các giới răn vậy. Thái độ anh thanh niên là muốn bắt cá hai tay, muốn phần hơn nhưng không muốn trả một giá nào thêm. Muốn của tốt mà trả rẻ thì làm sao được? Có thể đây cũng là thái độ của tôi. Nghe Chúa, chiêm ngắm Chúa, ao ước có một cái gì hơn, nhưng không can đảm chọn dứt khoát đi con đường với Chúa Giêsu bằng những phương thế cụ thể.
    3/ Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Đó là thái độ của các tông đồ. Khi anh thanh niên xịu mặt quay lưng bỏ đi, Chúa Giêsu buồn bã nhìn theo mà nói: “Người giàu có vào Nước Trời còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim.” Lúc ấy, ông Phêrô hãnh diện hỏi Chúa: “Còn tụi con? Tụi con đã bỏ hết mọi sự mà theo Thầy, tụi con được gì?” Cái “hết mọi sự” của các vị có lẽ không bằng một phần nhỏ gia tài của anh thanh niên, nhưng đối với họ đó là tất cả: cái thuyền, cái lưới cũ rách, căn nhà nghèo nàn… họ đã dứt khoát từ bỏ hết mọi thứ ấy để theo Chúa. Họ sẵn sàng trả giá để nhận của tốt nhất, theo Chúa Giêsu. Phúc Âm có kể lại mấy dụ ngôn ví Nước Trơi như là một cái gì rất quý, mà người tìm thấy sẵn sàng đánh đổi tất cả để được nó (ví như kho báu giấu trong thửa ruộng, ví như viên ngọc quý…Mt 13,44-46). Thái độ chủ yếu là dám đánh đổi tất cả để được Nước Trời. “Ai dám đánh mất mạng sống mình thì sẽ được sự sống, còn ai cố giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất.” (Mt 16,25-26)
    Thái độ tích cực cần phải có cho tôi, khi nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu, là thái độ thứ ba nói ở trên. Dứt khoát đi với Chúa Giêsu, vượt mọi chông gai, sẵn sàng trả giá để được sống với Người . Thái độ dứt khoát này phải được thể hiện trong cuộc sống tôi. Vậy trong giờ phút này, tôi kiểm điểm lại cuộc sống tôi đối chiếu với lời Chúa. Tôi đã làm gì? Cần phải sửa đổi gì trong các tương quan? Cách sử dụng thời giờ, tiền bạc có hợp lý không? Thái độ nào cần phải có để mưu hạnh phúc cho người khác, để phục vụ Giáo Hội, phục vụ cộng đoàn tín hữu, để đón nhận các bí tích, để cầu nguyện? Mỗi người có hoàn cảnh của mình, không ai giống ai, nhưng muốn theo Chúa thì cần thái độ cương quyết và dứt khoát, nhận Người làm mục đích tối hậu cho đời mình. Nếu không thì những ngày tĩnh tâm này rồi cũng chỉ là một kỷ niệm đẹp thôi, thế thì ở nhà dành giờ đi chơi còn hơn! Tôi đến tìm ánh sáng cho cuộc sống mình rồi bây giờ quay lưng bỏ đi thì uổng lắm. Tôi cần bắt chước các tông đồ, sẵn sàng trả giá để chọn lấy thái độ sống nào mà Chúa soi sáng cho tôi thấy. Tôi hãy thật sự là một người trẻ tích cực xây dựng xã hội mới theo tinh thần Chúa Giêsu. Đây là một điều rất khó, tôi cần phải cầu nguyện nhiều. “Hãy xin thì sẽ được” (Lc 11,9-13).
    Tôi suy nghĩ về ba thái độ trên, và đặt mình trước mặt Chúa, xin Người dẫn đưa tôi vào hạng người thứ ba. Hãy xin Đức Mẹ giúp tôi, vì hơn ai hết Mẹ đã dứt khoát chọn Chúa: “Tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ xảy ra cho tôi lời Người nói”, và Mẹ đã sẵn sàng đi với Chúa tới cùng, tới chân thập giá. Tôi cũng xin Chúa Giêsu giúp tôi. Người đã đi đến cùng sứ mạng của Người là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa cho tôi. Tôi cũng cầu xin Chúa Cha ban cho tôi thái độ dứt khoát sống làm con của Cha, đúng theo ý Người, cho vinh quang của Người.


    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  9. #9
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 9

    Tình Yêu không thể xa vắng

    Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ.
    Tôi đang nhìn lại lịch sử cứu độ, đang sống lại và tiếp tục sống giây phút cuối cùng của lịch sử cứu độ, biến cố Giêsu Kitô. Bí tích Rửa Tội nối kết tôi với Chúa Kitô, cho tôi trở nên chi thể của Chúa, đặt tôi trên cùng một con đường của Chúa Kitô, để đi về nhà Cha, thể hiện kế hoạch của Chúa Cha, là quy tụ tất cả trong Chúa Kitô. Bí tích Thánh Thể nằm trong chính cái nhịp chuyển động biến đổi tôi nên giống Chúa Kitô, làm cho tôi trở nên Máu Thịt của Chúa. “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi sẽ được sống”(Ga 6,54).Thánh Gioan nhấn mạnh đến Máu và Nước từ cạnh sườn Chúa chảy ra, tượng trưng cho hai bí tích Rửa Tội và Thánh Thể, là hai bí tích căn bản của Giáo Hội. Bí tích Thánh Thể làm cho đời sống của Chúa Kitô lớn mạnh trong Giáo Hội qua mỗi người. Cử hành bí tích Thánh Thể chính là lúc thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô được quy tụ hữu hình, nhờ sự hiện diện của thân thể phục sinh của Chúa Kitô. Sự hiện diện của Chúa Kitô có được trong bí tích Thánh Thể vì Chúa Kitô đã thắng được sự chết để tiếp tục hiện diện cho tôi và ở giữa chúng tôi. Cũng như sự sống lại là do Chúa Cha đã thắng được sự chết, giải thoát Con của Người khỏi sự chết, vì tình yêu mạnh hơn sự chết, thì Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết, bởi vì tình yêu của Người đối với tôi cũng mạnh hơn sự chết. Người đã yêu thương tôi đến cùng, cho nên Người đã chiến thắng cái chết để ở lại với tôi, để đưa tôi qua khỏi sự chết. Nhờ bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô biến đổi tôi, thông truyền sự sống mới của Chúa vào tôi, vào cuộc sống tôi, để liên kết tôi vào trong cuộc sống vĩnh cửu của Người. Sự liên kết này sẽ nên trọn vẹn khi bức màn của thời gian được cuốn đi. Sự chết không nuốt được tôi nữa, vì Chúa Kitô đã gắn liền tôi với thân thể vinh quang của Người rồi. Như vậy, bí tích Thánh Thể là trung tâm và nguồn mạch cuộc sống của tôi. Nhờ bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu hiến thánh vũ trụ, làm cho cả thọ tạo được liên kết với Người. Khi Người biến đổi đồ ăn thức uống nên Máu Thịt Người và nhận lấy máu thịt cuộc sống phàm tục của tôi để biến đổi nên Máu Thịt của Người. Ôi sự trao đổi lạ lùng! Chúa đã nhận lấy bản tính loài người, để cho loài người được bản tính Thiên Chúa. Mầu nhiệm Nhập Thể được tiếp tục cho đến khi thâm nhập và biến đổi tất cả thọ tạo, để thực hiện đến cùng mầu nhiệm Nhập Thể.
    Mỗi ngày đến dự thánh lễ, tôi đem tất cả những cái gì là tôi, cuộc sống tôi, để làm tấm bánh dâng lên Chúa. Chúa Giêsu đón nhận tấm bánh ấy để biến đổi nên Máu Thịt của Người. Chúa nhận cuộc sống tôi, nhận tôi, hầu gắn liền tôi với Người. Nơi tôi không còn gì là phàm tục mà trở nên phần thuộc về Chúa, là chi thể của Chúa Kitô, nói theo ngôn ngữ của thánh Phaolô. Cả cuộc sống của tôi được Chúa Kitô đón nhận trong bí tích Thánh Thể. Khi Chúa Kitô biến đổi bánh rượu nên Máu Thịt của Người, Người trao lại cho tôi làm lương thực nuôi sống tôi. Và khi tôi ăn Người, tôi được biến đổi. Đồ ăn thức uống tôi dùng hàng ngày trở nên máu thịt tôi. Nhưng khi tôi ăn uống Chúa, thì Chúa biến đổi tôi nên Máu Thịt của Chúa. Vậy đây là bí tích tình yêu của Chúa cho tôi, vừa là của ăn thức uống cho tôi, vừa là sự sống cho tôi. Qua bí tích này, tôi được mời gọi đáp lại tình yêu của Chúa. Mỗi lần tôi nhận Thánh Thể, tôi tuyên xưng lòng tin và niềm trông đợi Chúa. Tin Chúa đã chết và sống lại vì tôi, vì Người yêu tôi. Trong bí tích Thánh Thể tôi được trở nên một với Chúa. Tôi được chính sự sống của Thiên Chúa ở trong tôi ngay từ bây giờ. “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi thì có sự sống đời đời”(Ga 6,54) Trong bí tích Thánh Thể tôi nhìn ngắm tình yêu Người dành cho tôi .
    Phúc Âm thánh Luca chương 22 thuật lại việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu hoàn toàn tự do chọn khung cảnh là bữa tiệc vượt qua, để nói lên ý nghĩa cử chỉ của Người (bí tích Thánh Thể ), Người hiến thân vì tôi. Người là Con Chiên Vượt Qua mới giải thoát tôi. Người cũng là bữa ăn vượt qua để đưa tôi vượt qua dương thế mà đến cùng Chúa Cha, cũng như ngày xưa bữa ăn ở Ai Cập đem sức cho Dân Chúa để vượt qua biển đỏ. Chúa Giêsu cố ý chọn thời gian, khung cảnh, nơi chốn để tôi thấy ý nghĩa này. Chúa nhấn mạnh rằng Chúa hiến thân vì tôi: “Đây là Mình Thầy bị nộp vì anh em, đây là Máu Thầy đổ ra vì anh em”: không phải vì ai, cho ai xa lạ, mà cho tôi đó. Chúa nộp mình vì tôi, Chúa đổ máu mình vì tôi, Chúa để lại bí tích cũng vì tôi. “Không ai có tình yêu lớn cho bằng người hiến mạng sống vì người mình yêu”(Ga 15,13) Chúa đã thực hiện tình yêu lớn nhất đó. Khi tôi nghe “Đây là Mình Thầy bị nộp vì con, đây là Máu Thầy đổ ra vì con”, tôi thấy được tình yêu Người dành cho tôi như thế nào? Nếu Người hiến mạng sống Người cho tôi thì tôi không còn thuộc về tôi nữa, mà thuộc về Người. Người đã đánh đổi chính Mình Người để chuộc tôi, nên tôi không còn thuộc về tôi được nữa mà tôi là của Người, thuộc về Người.
    Trong 1 Cr 6, khi thánh Phaolô giải thích cho các tín hữu đừng gian dâm, Người nói: “vì thân xác anh em không còn thuộc về anh em nữa, mà thuộc về Chúa Kitô.” Bí tích Thánh Thể thực hiện việc này. Bí tích Rửa Tội hiến thánh tôi cho Chúa, và bí tích Thánh Thể làm thân xác tôi trở nên của Chúa. tôi là của Chúa, bí tích Thánh Thể tái diễn mầu nhiệm Chúa chết và sống lại vì tôi, để cứu chuộc tôi, đồng thời tháp buộc tôi vào Chúa Giêsu một cách mật thiết hơn. Mỗi lần tham dự bí tích Thánh Thể, tôi được biến đổi để tôi là của Thiên Chúa. Máu Chúa Giêsu đổ ra là Máu Giáo Ước mới làm tôi thuộc về Thiên Chúa. Máu là sự sống, được Máu của Con Thiên Chúa tức là được sự sống Thiên Chúa trong tôi .
    Vậy tôi đọc lại đoạn Lc 22 này và suy niệm trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Tôi nhận ra đây là bí tích tình yêu của Chúa cho tôi. Bí tích này cũng dạy tôi biết đáp lại tình yêu ấy. Bí tích nuôi sống tôi, làm cuộc sống tôi thành cuộc sống của Chúa. Và nếu Chúa đã hiến mạng sống vì tôi thì đến lượt tôi, tôi cũng hiến mạng sống tôi vì tình yêu, bằng một đời phục vụ anh em, để tôi trở nên của ăn của uống cho anh em (x.1 Ga 3,16).
    Tôi có thể lấy Phúc Âm Gioan chương 6 để suy niệm về ý nghĩa Mình Máu Chúa trong cuộc sống tôi. Đối với thánh Gioan, đây là một bài giảng về bí tích Thánh Thể. Khởi đi từ phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa Giêsu tự mạc khải Mình là bánh bởi trời. Ai muốn sống đều phải đón nhận Chúa Giêsu không những đón nhận bằng lòng tin, bằng sự giữ Lời Chúa, mà còn đón nhận bằng chính Máu Thịt Chúa. Bí tích Thánh Thể là sự gặp gỡ tột đỉnh giữa Chúa Giêsu và tôi. Bởi vì Chúa cho tôi chính Máu Thịt của Người, Máu Thịt đã được hiến tế để cho tất cả được sống. Đón nhận Máu Thịt phục sinh của Chúa Kitô là được thông hiệp vào chính sự sống phục sinh của Người, sự sống của Thiên Chúa. Sự hiệp thông không ngừng lại ở tâm tình, tư tưởng, lòng tin, mà đi tới sự hiệp thông tuyệt vời với chính sự sống Thiên Chúa. Ga 6 là một bài suy niệm. Tôi không cần suy nghĩ nhiều, cứ đọc thong thả để cho những lời đó thấm nhập tôi, để tôi cảm nhận được Chúa Giêsu muốn gì khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể.
    Tôi cũng có thể suy niệm Lời Chúa Giêsu sau bữa tiệc ly Ga 14-15-16-17. Chúa Giêsu diễn tả ở đây sự thông hiệp hoàn hảo giữa môn đệ với Người. Nhất là ở Ga 15, Người nói đến tương quan giữa tôi với Người mật thiết như cành với cây nho. Và kết thúc Ga 17, Người cầu xin Chúa Cha cho tôi được thông hiệp trọn vẹn với Người. Để Người ở đâu thì tôi cũng được ở đó với Người, chiêm ngắm vinh quang của Người.


    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  10. #10
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    Bài 10

    Tình Yêu lớn nhất


    Linh muck Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ.
    Tôi đã chiêm ngắm Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, bí tích của tình yêu lớn nhất mà Chúa đã ban cho tôi. Hôm nay tôi đi với Chúa Giêsu vào trong cuộc khổ nạn của Người. Tôi không đi vào cuộc khổ nạn để nhìn cái đau khổ, nhưng để nhìn Chúa Giêsu và thái độ hoàn toàn sống cho tình yêu và chết cho tình yêu. Chúa Giêsu đã thắng thế gian và tội lỗi nhờ sự chấp nhận vào cái chết bằng yêu mến, yêu mến Chúa Cha và yêu mến tôi. Chính Chúa Giêsu đã thực hiện lời mà Chúa dạy tôi: “Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, ai dám liều đánh mất mạng sống mình thì sẽ được sống.” Tôi hãy nhìn ngắm thái độ của Chúa Giêsu, tâm tình của Người trong suốt cuộc khổ nạn. Tôi không ngừng lại ở lãnh vực tình cảm, luận lý hay tri thức, nhưng tôi đi vào gặp gỡ Chúa Giêsu và tình yêu của Người. Những chuyện gì liên hệ sẽ đến sau. Điều trước tiên là gặp gỡ Chúa Giêsu, xem Người chấp nhận cái chết đến mức độ nào. Làm sao chiêm ngắm Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn? Có lẽ lấy một thái độ đơn sơ của một đứa bé đứng trước nỗi buồn của cha mẹ thân yêu của nó. Nó không hiểu được nỗi buồn của cha mẹ nó, không biết nói gì để an ủi xoa dịu nỗi buồn ấy. Nó chỉ biết đứng nép mình bên mẹ, im lặng cảm thông, chia sẻ sâu xa nỗi buồn của cha mẹ. Có lẽ khi thấy mẹ khóc, nó cũng khóc theo, vì sự cảm thông ấy với cha mẹ mà nó yêu thương hết lòng. Hoặc tôi có thể lấy một thái độ khác, thái độ một người đọc bức thư ghi lại giây phút cuối cùng của một người thân yêu. Người đó sẽ đọc với tất cả con người của mình, bằng sự rung động của mình. Vậy tôi chiêm ngắm Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn theo một trong hai thái độ nêu trên, nhưng với một xác tín rằng Chúa chịu tất cả như thế là vì tôi. Đây là điều rất quan trọng. Không có niềm xác tín này tôi sẽ đọc cuộc khổ nạn của Chúa như đọc một bài tường thuật trên báo. Hằng ngày tôi có thể nghe thấy nhiều chuyện đau khổ của người này người kia, tôi có thể có những xúc động trước những đau khổ đó. Và hơn thế nữa, nếu người thân đau khổ ấy chịu sự đau khổ vì tôi, thì chắc chắn nỗi rung động của tôi sẽ mãnh liệt nhất. Tôi xin Chúa Thánh Thần cho tôi nhận ra Chúa Giêsu chịu khổ nạn là vì tôi. Mỗi một đau khổ Chúa chịu, mỗi một sỉ nhục và cái chết của Chúa đều vì tôi. Chiêm ngắm Chúa Giêsu trong tâm tình này, thì tôi sẽ hiễu được Người và tình yêu Người dành cho tôi.
    Tôi nhìn Chúa Giêsu đối diện với các nhân vật bao quanh Chúa trong cuộc khổ nạn. Nhìn thái độ của Chúa đối với từng nhân vật, và thái độ của từng nhân vật bao quanh đối với Chúa. Chính thái độ của từng người sẽ giúp tôi hiểu Chúa Giêsu và tâm tình của Người.
    Trước hết tôi thấy đối diện với Chúa Giêsu là thế lực đạo đời: Anna, Caipha, Hội Đồng Kỳ Lão. Họ là những người sẳn sàng đem mạng sống Chúa Giêsu thoả mãn tham vọng của họ. Sẳn sàng trao mạng Chúa Giêsu để cũng cố địa vị của họ. Họ họp để xử Chúa nhưng thật ra bản án đã có rồi. Cuộc họp ấy chỉ là một màn kịch, một trò hề.
    Bên cạnh là thế lực chính trị: Philatô, Hêrôđê. Philatô sẳn sàng thí mạng người để khỏi phiền hà, hầu có thể giữ vững ngai toàn quyền của ông ta. Còn Hêrôđê là một ông vua chìm đắm trong sắc dục, đam mê lạc thú, sẳn sàng cười đùa trên mạng sống, trên danh dự của người khác.
    Đối diện với Chúa Giêsu còn có đám đông vô tình và tàn bạo. Họ sẵn sàng hô lên những gì người ta dạy họ hô. Những người Pharisêu đã xúi họ la lớn: Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi! Đám đông này chắc hẳn đã từng say mê nghe Chúa Giêsu giảng, đã từng chứng kiến các phép lạ Chúa làm, không chừng đã có ăn bánh mà Chúa hoá nhiều, và có thể có những người đã từng hoan hô Chúa ngày Chúa vào Giêrusalem. Nhưng bây giờ họ là đám đông vô tình và tàn bạo, bị Pharisêu và ký lục điều động.
    Còn ông Phêrô và các người thân thiết của Chúa Giêsu? Mười hai người môn đệ thân thiết nhất của Chúa, thì một người đã ra tay bán Chúa, những người còn lại thì giờ đây đã bỏ chạy mỗi người một ngả. Ông Phêrô theo xa xa để xem chiuyện ra sao, rồi lại đến gần. Rút cục đã chối Chúa 3 lần.
    Còn ai nữa? Còn Đức Mẹ. Đức Mẹ đã tin vào lời Thiên Chúa, luôn luôn tin, giờ đây đứng vững dưới chân thập giá bên Chúa Giêsu, để cảm thông tất cả với Chúa Giêsu.
    Thái độ của Chúa Giêsu với từng nhân vật này như thế nào? Người giữ một sự thinh lặng, hiên ngang trước thế lực đạo, đời và chính trị. Người có một sự thinh lặng thương xót đối với đám đông vô tình, tàn bạo. Người có cái nhìn tha thứ đối với Phêrô, và cái nhìn cảm thông đối với Đức Mẹ. Chúa săn sóc Đức Mẹ cho đến phút chót, trao Mẹ cho người môn đệ yêu dấu và trao người môn đệ yêu dấu cho Mẹ . Chúa Giêsu đã tha thứ cho tất cả những ai đã hành hạ Chúa: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,34).
    Còn một nhân vật quan yếu nhất đối với Chúa Giêsu, đó là Chúa Cha. Chúa Giêsu có lần đã nói với các môn đệ: “Anh em sẽ bị phân tán mỗi người một ngả và để Thầy một mình. Nhưng thầy không cô độc, vì Chúa Cha vẫn ở với thầy” (Ga 16,32). Nhưng trên thập giá, Cha như vắng mặt. Tội lỗi như xua đuổi Cha. Trong vườn địa đàng, con người có sự hiện diện của Chúa, nhưng con người đã xua đuổi Chúa đi vỉ đã không đón nhận tình yêu của Chúa. Nay trên thập giá, Chúa Giêsu chấp nhận tất cả với tình yêu trọn vẹn. Chúa chấp nhận sự vắng mặt của Chúa Cha trong khi hoàn toàn quy hướng về Chúa Cha: “Lạy Cha, sao Cha bỏ Con” (Mc 15,34). Người dau đớn thốt lên lời ấy, nhưng rồi lại trao nộp mình cho Cha: “Lạy Cha, con phó mạng sống con trong tay Cha” (Lc 23,46). Trên thập giá, Chúa Giêsu hoàn toàn hướng về Chúa Cha và tôi. Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha với tất cả tình yêu mến của Người, và hướng về tôi trong sự đổ máu đến giọt cuối cùng. Người đã để cho người ta đâm thủng cạnh sườn Người, cho giọt máu và giọt nước cuối cùng đổ ra. Trên thập giá, khuôn mặt của Chúa Giêsu giãi bày tình thương của Chúa Cha và làm chứng tình yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với tôi. Những lời của Chúa Giêsu trên thập giá có thể giúp tôi hiểu tâm tình và thái độ của Chúa Giêsu.
    Tôi xin Đức Mẹ giúp tôi đến chân thập giá. Xin Mẹ cầu bầu cho tôi biết yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn. Vì hơn ai hết, Mẹ hiểu Chúa Giêsu chết vì yêu mến tôi.
    Cuối cùng hãy nhìn trái tim bị đâm thủng. Đó là tiếng nói cuối cùng khi Chúa Giêsu chết. Nếu tôi muốn nhìn thấy tình yêu Chúa, thì đây, Chúa vạch trái tim ra để giọt máu, giọt nước cuối cùng chảy ra, để nói với tôi: “Ta đã cho con hết rồi, Ta không còn giữ lại một chút gì, Ta đã cho con hết thật rồi đó.” Tình yêu giải thích tất cả. nhìn vào trái tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu, tôi sẽ nghe được tiếng gọi tha thiết nhất của Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa đã chứa chấp trong trái tim này, và tình yêu ấy mạnh mẽ quá đến nỗi trái tim đã vỡ ra để đổ tràn tình yêu ấy cho tôi. Tôi đưa trái tim của mình ra để đón lấy nước và máu từ trái tim của Chúa Giêsu, hầu Chúa biến đổi trái tim tôi nên giống trái tim của Người, để tình yêu của Thiên Chúa, từ trái tim của Chúa Giêsu, tràn ra và thiêu đốt trái tim tôi, lôi cuốn tôi vào nhịp rung động của trái tim Chúa Giêsu.
    Bây giờ tôi bắt đầu vào vườn Giệtsemani với Chúa Giêsu. Rồi tôi theo bước chân Người đến tận bên thập giá. Tôi nhìn Chúa Giêsu cầu nguyện và cùng cầu nguyện với Chúa.



    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  11. #11
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI : 11

    Tình yêu mạnh hơn Sự chết

    Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ.
    Chúa Giêsu chết là chôn vùi tất cả nhưng sống lại là Chúa Giêsu đã biến đổi tất cả. Chúa Giêsu Phục Sinh làm tất cả thọ tạo được hướng về Thiên Chúa, đổi mới quan hệ Thiên Chúa và vũ trụ, cuộc đời và tôi. Nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh tôi được hướng về Thiên Chúa, và thọ tạo trở nên con đường đưa tôi về với Thiên Chúa. Cuộc đời tôi có một ý nghĩa, có một điểm tới, đó là Chúa Kitô. Sự sống lại của Chúa Kitô đem tất cả vào con đường đến Thiên Chúa, đối lại với tội lỗi, nó đã làm tất cả trật đường rầy. Nhờ sự sống lại, Chúa Giêsu đã dứt khoát chuyển lại hướng đi của lịch sử và chính Người điều khiển dòng lịch sử. Người là men Chúa Cha đã nhào trong bột lịch sử và thọ tạo này. Lịch sử không thể thoát ra khỏi sức tác động của Người. Tất cả được tái tạo trong Chúa Kitô Phục Sinh. Tất cả được tự do đến với Thiên Chúa vì Chúa Giêsu Phục Sinh đã xoá bỏ tội trần gian. Chúa Kitô đã sống lại, Người không chết nữa. Người đã thắng sự chết, và tỏ bày sự sống mới của Người trong Giáo Hội. Chúa Giêsu sống lại vì tình yêu của Chúa Cha mạnh hơn sự chết. Tình yêu ấy lôi Chúa Giêsu ra khỏi sự chết, không những Chúa Giêsu mà thôi, mà còn tất cả chúng ta nữa. Khi cho Con của Người từ cõi chết sống lại. Chúa Cha thắng được tội lỗi tôi, đưa tôi về cõi sống với Chúa Giêsu. Trong những bức hoạ thời trung cổ, các họa sĩ vẽ Chúa Giêsu Phục Sinh một tay cầm cờ chiến thắng một tay dắt ông Adam (hoặc một tay dắt ông Adam, một tay dắt bà Eva) hiên ngang bước ra khỏi mồ. Những bức hoạ đơn sơ này diễn tả đức tin của người tín hữu về ý nghĩa biến cố phục sinh của Chúa Kitô.
    Chúa Kitô sống lại trở thành Đấng ban sự sống mới, Đấng thông ban Thánh Thần để thực hiện thân thể mầu nhiệm đưa tất cả đến với Người. Tuyên xưng Chúa Kitô Phục Sinh là tuyên xưng Chúa Kitô đã thành công, đang ngự bên hữu Chúa Cha, và bảo đảm cho tôi sự thành công trên đường tới đích. Chúa Giêsu Phục Sinh làm tôi tin tưởng và vui mừng. Người trở thành con người mới, Adam mới, vì Chúa Kitô đã thực hiện trọn vẹn thánh ý của Chúa Cha, đã chấp nhận thân phận con người đến cùng, đã đi đến cái giới hạn cuối cùng của con người là cái chết. Người đã xuống ngục tổ tông nghĩa là đã đi vào đáy âm ty, đáy của sự chết. Người cảm nghiệm đến cùng thân phận phải chết của con người, và cảm nếm hậu quả cuối cùng của tội lỗi. Người vốn không có tội mà Thiên Chúa đã làm Người nên tội vì tôi, như thánh Phaolô nói (2 Cr 5,21). Và Chúa Giêsu cũng đã chấp nhận đến cùng hậu quả của tội lỗi vì yêu mến và vâng phục Chúa Cha, nên Thiên Chúa đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (Pl 2,6-11). Kể từ nay con đường Chúa Kitô đã đi qua trở nên con đường bảo đảm đến vinh quang, viên mãn, và ai đi trên con đường ấy với Chúa Kitô đều nhận được sự bảo đảm đó. Chúa Kitô trở thành kiểu mẩu của nhân loại mới, Người đã thực hiện trọn vẹn thân phận nhân loại mới đó. Sự sống lại của Chúa Giêsu bảo đảm sự sống lại của tôi, và ngay từ bây giờ tôi được tham dự vào thân phận phục sinh rồi ( x. Rm 6; 1 Cr 15).
    Như vậy, Chúa Kitô Phục Sinh vạch cho tôi con đường đi từ đầu đến cuối. Thập giá và sự phục sinh là hai giai đoạn trên con đường của tôi, hai giai đoạn này lồng vào nhau. Ngay bây giờ tôi tham dự vào mầu nhiệm thập giá và mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã làm một chu trình kín: từ nơi Cha mà đến, Người đã đi hết hành trình dương thế và đã trở về trong lòng Cha. Cùng với sự trở về này, Người kéo tất cả về lòng Cha. Và hôm nay, Người là lãnh tụ của tôi, là cái mỏ neo (như trong thư Hip-ri 6,19 có nói tới), mỏ neo được thả vào bến trong lòng Chúa Cha.
    Tôi chiêm ngắm Chúa Kitô Phục Sinh để cảm nghiệm niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa có phục sinh thì thập giá mới có ý nghĩa. Nếu không, nó vẫn là một màu đen, một cái gì phi lý. Xin cho tôi niềm vui của Chúa Phục Sinh, một niềm vui không chi xoá được vì nó dựa trên sự khải hoàn của Chúa Kitô trên sự chết . Niềm vui vững chắc vào Chúa Kitô Phục Sinh giúp tôi dám chấp nhận dấn thân vào lịch sử hôm nay, nằm trong dòng lịch sử mà Chúa Kitô đã đi vào, đã nhận lấy làm lịch sử của mình, của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Chúa Kitô Phục Sinh sẽ cho tôi niềm vui và niềm tin khiên vững này.
    Sự phục sinh của Chúa Kitô là một mầu nhiệm mà tôi chỉ được biết nhờ lời chứng của các tông đồ, là những người được thấy, được nghe, được đụng chạm tới Đấng Phục Sinh. Vì Chúa Kitô Phục Sinh chỉ tỏ mình ra cho những người Chúa đã chọn trước, để họ làm chứng về Người. Tôi chiêm ngắm Chúa Kitô Phục Sinh qua những cảnh mà các Phúc Âm kể lại cho tôi. Chúa Kitô thể hiện tư cách làm chủ chăn tốt lành đối với đàn chiên. Người đã nói trước: “Họ sẽ giết kẻ chăn chiên và đàn chiên sẽ tan tác.” Và quả thật là vậy. Các tông đồ và các môn đệ mỗi người một nơi sau cái chết của Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Chúa như người mục tử tốt đi tìm từng con chiên để đem về đàn. Chúa đến với các tông đồ, các môn đệ, đem cho họ niềm vui và bình an của Người. Chúa cho họ thấy Người để họ tin, để niềm vui của họ không còn bị ai cướp được nữa.
    Tôi có thể chọn Phúc Âm thánh Luca và Phúc Âm thánh Gioan để chiêm ngắm Chúa Kitô Phục Sinh và để được niềm vui phục sinh.
    Chúa đến trước hết với Maria Magdala. Sáng sớm, Maria đến mồ, thấy mồ trống. Lòng yêu mến của bà đã làm bà hoảng hốt. Bà khóc lóc và hối hả chạy về báo tin cho các môn đệ: “Họ lấy mất Chúa rồi!” rồi bà trở ra mồ, ngồi cạnh đó mà khóc. Maria chỉ nghĩ rằng: Họ lấy mất Chúa! Trong hốt hoảng của lòng yêu mến, ý nghĩa ngộ nghĩnh này làm nổi bật các bất thường của ngôi mộ trống. Nếu là Chúa thì ai lấy mất được, còn nếu lấy mất đi được, thì hẳn Chúa không phải là Chúa. Sự ngộ nghĩnh này cũng cho tôi một cảm nhận vui vui của biến cố. Maria ngồi đấy khóc, ngó vào mồ, thì thấy hai thiên thần ngồi trên tấm đá đặt xác Chúa. Bà vội vã chất vấn hai vị: “Có thấy ai lấy mất Chúa tôi không?” Lúc đó Chúa đứng đàng sau bà, mà bà không hay, Chúa động nhẹ. Maria quay lại và cũng chất vấn luôn Chúa. Sự hoảng hốt lo lắng làm cho Maria không nhận ra Chúa ngay. Chúa dịu dàng gọi tên bà: “Maria,” bà thốt lên: “Rabbuni.” Tình yêu mến bừng lên thành niềm vui rạng rỡ trong lòng Maria, Chúa đã sống lại và đang đứng trước mặt bà… Trong cuộc sống của tôi, Chúa cũng đang đứng đó. Nhiều lúc tôi chạy đi tìm Chúa với cái lo âu khắc khoải mà không nhận ngay ra Người đang đứng đó. Tiếng Người đang gọi tên tôi… Tôi hãy đáp lại Người như Maria Magdala.
    Chúa hiện ra cho hai người môn đệ trên đường về làng Emmaus. Hai môn đệ lòng buồn chán nản, bước chân lạc lõng trở về làng cũ. Chúa đến với họ, đồng hành với họ, chia sẻ nổi buồn phiền của họ, không những Chúa đồng hành với họ trên con đường dài về Emmaus đó, mà Chúa còn đồng hành với họ trong tư tưởng của họ nữa. Chúa đã gợi chuyện tâm sự của họ, và họ đã nói cho Chúa nghe. Đến lượt Chúa, Người dùng Lời Sách Thánh, lời các ngôn sứ để giải thích các biến cố vừa xảy ra liên hệ đến Thầy Giêsu của họ: Đấng Kitô phải chịu tất cả mọi đau khổ, phải chịu cả cái chết để rồi đi vào vinh quang của Người. Lòng hai môn đệ ánh lên tia hy vọng nhưng họ chưa nhận ra sự thật của người đang đi bên cạnh họ, đang giải toả nỗi buồn tuyệt vọng của họ, đang kéo họ trở về niềm tin và niềm vui. Đến khi vào bàn ăn, qua cử chỉ bẻ bánh,
    Chúa bóc cái vẩy che mắt họ, mắt họ mở ra, và họ nhận ra Thầy, “Chúa đã sống lại rồi!” Niềm vui thiêu đốt lòng họ. Bước chân mau mắn quay (ngược lại con đường cũ) trở về cùng anh em tại Giêrusalem, để nói cho họ nghe Tin Vui này. Lòng họ cháy bừng niềm vui Chúa Phục Sinh. Vì Chúa vẫn hiện diện giữa họ. Hiện diện bằng Lời và bằng bí tích Thánh Thể. Bây giờ họ đã hiểu. Niềm vui của họ không ai cướp mất đi được. Ngày hôm nay, tôi cũng thấy Chúa, thấy Chúa nhờ vào Lời Chúa và nhờ bí tích Thánh Thể Người để lại làm sự hiện diện nhiệm mầu giữa tôi.

    Đang lúc hai vị này cùng các anh em trao đổi với nhau Tin Mừng Chúa Phục Sinh, thì Chúa lại đến giữa họ, niềm vui của họ tràn đầy. Chúa cho họ thấy dấu vết trên thân xác Chúa, Chúa ngồi ăn uống với họ. Quả thật là Chúa đã sống lại rồi! Lần này Chúa đến giữa cộng đòan môn đệ mà Chúa đã chọn và gọi đi theo Chúa, cộng đoàn Giáo Hội của Chúa. Giáo Hội sẽ làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Đọc thêm đoạn Ga 21, tôi sẽ thấy sự hiện diện của Chúa trong Giáo Hội sâu xa như thế nào. Chúa đứng bên bờ hồ, ở xa bờ là thuyền đánh cá trên đó các tông đồ mệt mỏi vất vả mà chưa một con cá nào vào lưới. Chúa lên tiếng, ra tay chỉ dẫn… Lưới kéo lên đầy cá. Hình ảnh của Giáo Hội và sự sống của Giáo Hội dưới sự chỉ dẫn của Chúa. Chúa đứng bên cạnh chiếc thuyền Giáo Hội. Chúa hiện diện với những người Chúa chọn để lèo lái chiếc thuyền ấy cho lưới được đầy cá. Không có sự hiện diện ấy, không được gì cả. Mối giây liên kết giữa những người được chọn và được trao sứ mạng lưới cá với Chúa Giêsu là sự tin yêu. Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với thánh Phêrô bên bờ hồ, sau mẻ cá đầy, cho tôi cảm nhận sự tin yêu sâu xa này: “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy,” “Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy.” Sứ mạng chăn dắt đàn chiên được giao cho Phêrô dựa trên nền tảng tình yêu mà Phêrô tuyên xưng trước mặt Chúa. Không một bảo đảm nào khác. Tình yêu và Niềm tin vào Chúa là nền “đá” của Giáo Hội làm cho Giáo Hội vững muôn đời, vì có Chúa ở cùng.
    Tôi chiêm ngắm niềm vui của Chúa Phục Sinh rạng rỡ. Tôi chiêm ngắm Chúa trong Giáo Hội. Và tôi để cho lòng mình tràn ngập niềm vui và bình an của Chúa Phục Sinh. Chúa ở trong Giáo Hội, và Chúa ở trong lòng tôi.


    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  12. #12
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    BÀI :12

    Làm sao dám mơ rằng có…



    Chiêm niệm để được Tình Yêu


    Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ.
    Qua những bài trước, tôi đã chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa, tỏ bày suốt kế hoạch tạo dựng và cứu chuộc, một tình yêu vượt trên tất cả, tình yêu chiến thắng cả sự chết. Tình yêu ấy làm cho tôi rung động, làm cho tôi trở về với Người để được sống với Người, với tình yêu tuyệt vời. Và từng bước trở vể của tôi được nâng đỡ bằng tình yêu của Người. Bây giờ, trong bài cuối này, một lần nữa, tôi duyệt lại lịch sử tình yêu toàn năng của Thiên Chúa, dưới ánh sáng những gì tôi đã nhìn thấy trong những bài trước.
    Tình yêu làm nảy sinh tình yêu. Chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới dạy tôi biết yêu. Vì khi tôi cảm nhận tình yêu của Chúa thì tôi sẵn sàng đáp lại. Khi còn nhỏ, tôi học biết yêu thương chính nhờ tình thương cha mẹ và mọi người trong gia đình dành cho tôi. Trường hợp một em mồ côi, vì nó chẳng được ai yêu thương, nên không dễ dàng cảm biết tình yêu. Một em bị bao bọc bởi một tình thương ích kỷ, thì nó cũng sẽ khó mà đạt tới tình thương vị tha: vì là nạn nhân của một tình yêu chiếm đoạt, không hướng đến người khác nên đứa bé lớn lên sẽ không biết yêu thương người khác vì người khác. Còn với Chúa Giêsu, Người nói gì với tôi? Người phán bảo tôi: “Các con hãy yêu mến nhau, như chính Thầy đã yêu mến các con” (Ga 15,12). Chúa đòi hỏi tôi học yêu mến nơi Người. Tôi đã nhận thấy Người yêu thương tôi như thế nào? Tình yêu của Người không phải là tình yêu chiếm đoạt, xiềng xích tôi, mà làm cho tôi hiện hữu, làm cho tôi lớn lên, làm cho tôi trưởng thành, làm cho tôi tự do. Bằng kinh nghiệm sâu xa, thánh Gioan đã nói: “Thiên Chúa là tình yêu, ai không yêu thì không biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,8). Điều này cho thấy rằng tình yêu Thiên Chúa không phải là đối tượng để bàn cãi hay thảo luận, tình yêu của Người được diễn tả bằng hành động. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người cho thế gian” (Ga 3,16). “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và đã hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Chúa Giêsu đã yêu thương tôi đến nỗi hiến mạng sống mình vì tôi, đến lượt tôi, tôi cũng phải hiến mạng sống mình vì anh em. Và tình yêu của Thiên Chúa là như vậy “không phải là chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước. Nhưng chính Người đã yêu mến chúng ta trước và sai Con Người đến cứu chuộc làm lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Nếu tôi khám phá tình yêu Chúa bao bọc, cứu chuộc tôi, tôi sẽ thấy như đi lạc vào rừng tình yêu của Người. Tôi đi khám phá tình yêu ấy, và để cho Người chinh phục tôi. Tôi sẽ thấy được tình yêu từng giây từng phút trong cuộc sống mình. Người đời nói “thứ nhất đẹp trai, thứ hai ngồi lì”. Chúa có cả hai! “Chúa là vẻ đẹp luôn luôn mới” (thánh Âu-tinh) và Chúa luôn hiện diện với tôi trong tình yêu vô biên của Người. Tôi trở lại với trò chơi “ú oà” của bài đầu tiên. Khuôn mặt Chúa núp đàng sau tất cả mọi chi tiết trong cuộc đời để “oà” yêu thương tôi. Tôi nhập cuộc với Chúa trong tất cả mọi chi tiết đời sống mình để được sống tình yêu tuyệt diệu này.
    Thái độ nói trên là thái độ cầu nguyện trung thực nhất. Cầu nguyện không phải là một thứ ngăn kéo, lúc cần kéo ra, không cần đóng vào. Cầu nguyện là sự hiện diện liên lỷ với Chúa. Cầu nguyện là giây phút của máu trở về tim trong nhịp tuần hoàn nuôi sự sống của con người. Trong cầu nguyện này, tôi đem cả cuộc sống vào gặp gỡ Chúa, để Người thanh luyện và để cho sự sống của Người chuyển vào tất cả mọi chi tiết đời sống tôi. Tôi nhìn lại toàn bộ cuộc sống mình, tất cả những gì làm tôi là người ngày hôm nay đều do tình yêu Người tác thành: Tôi được sinh ra, được lớn lên trong một gia đình, rồi được một nơi để đi học… chung quanh tôi, trái đất sinh hoa trái để nuôi sống tôi… tất cả đều là tình yêu Chúa làm cho tôi đó.
    Chúa hiện diện trong cuộc sống tôi. Chúa hiện diện trong thời gian tôi hiện hữu. Chúa hiện diện trong vũ trụ tôi lớn lên. Như vậy, tôi có thấy rằng cuộc đời tôi, thời gian và không gian này là quà tặng của tình yêu Thiên Chúa cho tôi không? Quả là một nhắc nhớ cho sự xa vắng của một người mình thương yêu, là dấu chỉ của hiện diện tình yêu của Thiên Chúa. Tôi có thấy sự hiện diện tình yêu của Người năng động dường nào không? Vì Người nâng đỡ mọi loài thọ sinh để nó được tồn tại, được sống, sống vì tôi và cho tôi. Giây phút nào Chúa ngưng hoạt động, thì không gian này, thời gian này đều ngưng lại, và tất cả sẽ trở thành hư vô. Nhưng “Chúa không ngừng hoạt động.” Lời toàn năng của Người tiếp tục làm cho vũ trụ tồn tại, tất cả vẻ đẹp đều phản ánh vinh quang của Thiên Chúa. Tất cả trở thành như tia sáng, làm tôi lần về nguồn sáng. Tất cả như dòng nước trong hướng tôi về nguồn phát sinh ra dòng nước. Tôi đi khám phá ngược dòng, từ dòng nước cuộc đời tôi, từ thời gian và không gian tôi đang sống và lớn lên, và tôi đón nhận tình yêu của Người.
    Tôi lấy hai đoạn: 1Ga 4.7-21 và Rm 8,31-39 để chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa dành cho tôi .
    Thánh Gioan diễn tả Thiên Chúa là tình yêu và hệ luận của điều này là gì. Tôi đọc từ từ, không lý luận. Cứ để lời của thánh Gioan dẫn tôi đi sâu vào trái tim của Chúa, và hãy cũng với thánh Gioan chiêm ngắm tình yêu của Người .
    Đoạn thư của thánh Phaolô truyền thông cho tôi lòng xác tín vào tình yêu Thiên Chúa, cho tôi một cái nhìn vào thực tại cuộc sống với tất cả thuận lợi và bất thuận lợi của nó. Thánh Phaolô quả quyết “Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu Thiên Chúa đã biểu lộ trong Chúa Giêsu Kitô.” Tình yêu Thiên Chúa đã chiến thắng tất cả, để yêu thương tôi. Chúa Kitô đến làm người với tôi để cảm nghiệm mọi yếu đuối của con người, để kéo tôi vào sự sống. Bởi sự sống phục sinh của Người, tôi được sống vĩnh viễn với Người. Không có gì tách tôi ra khỏi tình yêu của Người. Tình yêu Thiên Chúa đã giải phóng tôi, giúp tôi sống tự do mối tương quan mới với Chúa và với mọi người.

    THUỘC TÀI LIỆU :
    DÒNG TÊN VIỆT NAM
    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com