Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Chủ đề: THIÊN ĐÀNG là NƠI CHỐN hay là TÌNH TRẠNG?

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default THIÊN ĐÀNG là NƠI CHỐN hay là TÌNH TRẠNG?

    Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ và Anh Chị Em!
    Mình đã từng nghe các Linh Mục giảng về đề tài này và nội dung nó như sau:
    " Thiên Đàng không phải là nơi chốn, nhưng Thiên Đàng là một tình trạng. Ở đó Linh Hồn người sống đẹp lòng Chúa sẽ được hòa nhập cùng Chúa Ba Ngôi trong tình trạng hạnh phúc viên mãn...Chứ không phải là một nơi chốn nào đó theo như những quan niệm xưa nay (theo Thần Học).
    Vậy thì kính xin quý Cha, quý Tu sĩ và ACE mình, nếu có thể thì hãy giải thích, thảo luận cách rạch ròi...chứ bản thân tôi cùng nhiều ACE khác chưa rõ ràng lắm. Hơn nữa còn có một vài điểm chưa được thông suốt so với TIN MỪNG!
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 3 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  3. #2
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,405
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?

    Bản thân Hồng Bính không thể giải thích vì không thể thấu hiểu, chỉ xin giới thiệu một bài viết liên quan về vấn đề nầy chúng ta cùng tham khảo.

    THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?



    Đối với Kitô hữu, có lẽ ai cũng nghĩ rằng mình biết Thiên đàng ở đâu, dĩ nhiên là ở trên trời. Tin như vậy là đủ, chẳng ai cắc cớ thắc mắc thiên đàng ở chỗ nào trên trời. Vả lại ai có thẩm quyền trả lời cho một thực thể siêu hình đó. Cuối cùng chỉ những tay vô thần sừng sỏ nêu ra vấn đề này với thâm ý bắt bí tín lý Thiên Chúa giáo. Vấn đề xem ra không đơn giản, vì gần đây chính một số nhà tư tưởng Công Giáo cũng nói về “nơi chốn” của thiên đàng. Vậy chúng ta phải hiểu về chốn thiên đàng như thế nào? Bài viết này không dám trả lời cho vấn đề lớn đó. Đây chỉ là một chú giải nhỏ, phụ theo lời giảng của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà thôi.

    Thiên đàng hiểu theo truyền thống


    Thiên đàng, theo đức tin truyền thống Việt Nam, là một nơi chốn cụ thể và được đồng hóa với cõi trời. Trong kinh “Lạy Cha” câu mở đầu nói rõ: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Rồi những khóm từ như “Đức Mẹ lên trời”, “lễ Thăng Thiên”, “hoan hô Chúa trên các tầng trời”… tất cả đều xác định thiên đàng là cõi trời. Trong những truyền thống đức tin khác, như của Âu Mỹ, họ không dùng chữ “trời” mà dùng danh xưng “heaven” (thiên đàng). Cũng trong kinh “Lạy Cha”, câu mở đầu là “Our Father who art in heaven.” Theo tiếng Hebrew, heaven có nghĩa là “trên cao” (Catholic Encyclopedia). Tuy heaven không xác định là ở trên trời, nhưng vẫn được hiểu ngầm như vậy. Trong thánh kinh có rất nhiều trình thuật gợi ý như “Hãy nhìn lên thiên đàng mà xem các tầng mây cao hơn ông biết mấy!” (Yob 35:5). Thánh Stêphanô nói, "Này tôi thấy các tầng trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa" (CV 7:56). Thánh Gioan miêu tả cảnh phục sinh: “Rồi các ngài nghe một tiếng lớn từ thiên đàng: ‘Hãy lên đây’, và các ngài lên thiên đàng trong đám mây, trước mặt thù địch của các ngài” (KH 11:12). Sách Tông đồ công vụ miêu tả rõ hơn, “Khi Chúa Giêsu được đưa lên cao, các môn đệ nhìn theo Chúa cho đến khi một đám mây che kín mất Ngài” (CV 1:9).

    Nếu chúng ta đi tìm lời nói của Đức Giêsu về vấn đề này, chúng ta không thấy có chỗ nào Người nói thiên đàng ở trên trời. Đức Giêsu cũng không đồng hóa Thiên Chúa với thiên đàng (hay trời). Lời cầu nguyện của vua Salômôn chứng tỏ người xưa cũng ý thức như vậy: “Có thật Thiên Chúa cư ngụ dưới đất chăng? Này, trời cao thăm thẳm còn không chứa nổi Ngài, huống chi ngôi nhà con đã xây đây!” (1 Vua 8:27)


    Đại chúng cho rằng có thể suy diễn vấn đề trên qua nguyên tắc: thiên đàng là nơi Thiên Chúa ngự, vậy nếu biết Thiên Chúa ở đâu, ta sẽ biết thiên đàng ở đâu. Người ta cũng đã tưởng rằng chỉ có ba câu trả lời cho vấn đề ấy. Thứ nhất, thuở xưa người ta tin Thiên Chúa tạo ra vũ trụ nhưng Chúa là Đấng siêu việt vượt trên vật chất, nên không đồng hóa với vũ trụ. Thiên Chúa ở ngoài vũ trụ. Đến thế kỷ 18, con người khám phá ra vũ trụ vô cùng lớn, lớn đến mức dù ta có di chuyển với tốc độ ánh sáng, qua hằng ngàn năm, cũng chưa tới biên giới của nó. Con người không chấp nhận nổi có chỗ nào gọi là bên trên hay bên ngoài vũ trụ. Vả lại nếu Thiên Chúa ở bên ngoài vũ trụ, vậy vũ trụ càng lớn, Chúa lại càng ở rất xa con người. Làm sao con người có thể gần Thiên Chúa để cầu nguyện.


    Câu trả lời thứ hai, người ta đặt Thiên Chúa vào bên trong vũ trụ. Do đó mà có niềm tin thiên đàng ở trên trời, tức là ở bên trong vũ trụ. Nhờ thế mà con người có thể gần với Thiên Chúa. Quan niệm này cũng không ổn, vì nếu ở trong vũ trụ Thiên Chúa phải là một sinh thể của vũ trụ. Có lý nào Thiên Chúa là một phần của vũ trụ mà vũ trụ ấy lại do chính Ngài tạo ra. Những niềm tin sơ thuần cho rằng Thiên Chúa ở bên ngoài hay bên trong vũ trụ đều đẩy trí thức đến ngõ bí vì kết quả vô lý của suy luận.


    Câu trả lời thứ ba dựa vào tín lý. Trong lãnh vực này, chúng ta thấy có hai phe. Phe thứ nhất, đại diện là Joseph Campbell, tin rằng con người không thể nào biết được Thiên Chúa là ai. Vì vậy không nên đặt vấn đề sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thánh kinh cũng nói: “Thiên Chúa vượt xa hơn và vượt trên tất cả những gì chúng ta có thể tưởng nghĩ về Ngài” (GLCG 2794). Thần học gia Paul Tillich phủ nhận lối diễn tả “hiện hữu của Thiên Chúa”. Ông cho rằng nói như vậy chúng ta đã mặc nhiên cho Thiên Chúa là một phần thực thể của thiên nhiên. Bởi vì “hiện hữu” có nghĩa là đang có và đang biệt lập đứng lơ lửng ở đâu đó ngoài mặt đất. Ông đổi ý niệm “hiện hữu” (exist) bằng ý niệm Thiên Chúa “thường hằng” (God is). Nhóm thứ hai cho rằng Thiên Chúa mang bản chất pantheism, nghĩa là mọi thứ đều ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở khắp mọi nơi (omnipresence) vì Ngài là Đấng vô hạn (immensity) (Council of Lateran, c. "Firmiter"; Vatican Council, Sess. III, c. 1.). Như vậy vũ trụ ở trong Thiên Chúa. Tóm lại, như chúng ta thấy, với những nhận định trên, câu trả lời về “thiên đàng ở đâu” vẫn còn bỏ ngỏ.


    Điểm thời sự không thể tránh


    Trong buổi cầu nguyện với quần chúng ngày 21 tháng 7 năm 1999, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tạo nên vấn đề thời sự. Ngài nói: “Thiên đàng là một trạng thái sống (state of being) chứ không phải là một nơi chốn (place) theo nhận thức của ngôn ngữ loài người.” Giáo hoàng nói rõ thêm,“Thiên đàng không phải là một khái niệm trừu tượng hay là một địa điểm cụ thể trong những cụm mây, nhưng là một lối sống, là mối quan hệ giữa cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là cuộc gặp gỡ Chúa Cha, diễn ra trong Chúa Kitô phục sinh, và hiệp thông với Chúa Thánh Thần." (1) Đối với giới truyền thông ngoài Công Giáo, lời tuyên bố này quá bất ngờ vì đi ra ngoài nhận định về thiên đàng của truyền thống.

    Mười một năm sau, 2010, dưới triều Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Tòa Thánh cho phát hành cuốn YOUCAT (Youth Catechism – Giáo Lý Công Giáo cho Giới trẻ). Trong tập sách này, hiện thực của thiên đàng được lập lại và chính thức đưa vào mục giáo lý. Theo đó thiên đàng không phải là một nơi chốn mà là một trạng thái sống (a kind of life) trong ý thức về Thiên Chúa hiện diện. Sự hiện diện này không lệ thuộc vào không gian và thời gian (không-thời gian). (2) Như vậy cả hai đức Giáo Hoàng, những vị có thẩm quyền tông truyền, đều quan niệm về “nơi chốn” thiên đàng như nhau.


    Sự tiếp nhận


    Ngay sau khi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phát biểu, không ít người sửng sốt và phản đối. Có người dè dặt cho rằng, “Có lẽ Giáo hoàng có một mạc khải tư nào đó về thiên đàng chăng.” Đa số tín hữu vướng mắc trong những sự kiện như: Đức Mẹ hồn xác lên thiên đàng (trời), hay: đến ngày tận thế xác chết sống lại, kẻ lành lên thiên đàng... Họ cho rằng vì thể xác là vật chất, nếu không có nơi chốn thì thể xác sẽ tồn tại ở đâu. Ngoài ra những khóm từ gợi hình trong thánh kinh như: mở cửa thiên đàng, tầng trời mở ra, ngự bên hữu Chúa Cha… tất cả đều trình bày theo kinh nghiệm ở trong một nơi chốn.

    Mặc dù thánh Phaolô đã giảng thân xác phục sinh là một thân xác thần linh (celestial bodies) không phải là thân xác huyết nhục. (1 Côr 15: 35-44) Thân xác Chúa Giêsu phục sinh là một điển hình. Chúa chợt “xuất hiện” để nói chuyện với hai đệ tử trên đường đến Emmaus, rồi “tan biến” khi tới nơi. Chúa cũng “hiện ra” giữa các môn đệ đang họp trong gian phòng cửa khóa kín, rồi cũng “biến mất” sau khi chúc lành cho họ. Xem thế, thân xác thần linh không cần một nơi chốn cụ thể để trú ngụ. Đa số tín hữu quen trong giới hạn của không gian 4 chiều, nên muốn giới hạn thiên đàng và Thiên Chúa trong không gian 4 chiều. Họ không thể tưởng tượng nổi một thân xác thần linh và một thiên đàng không có nơi chốn. Họ hoang mang đối diện với sự kỳ diệu của thực thể vô không-thời gian mà con người khó diễn tả và trí tưởng tượng phải dừng lại nơi giới hạn của nó.


    Đàng khác cũng có rất nhiều người tiếp nhận lời giảng của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II một cách dễ dàng. Họ cho rằng Giáo Hoàng đưa ra một nhận thức thần học đúng, nhưng tạo ra dao động chỉ vì ngài thiếu phần chú giải đi kèm. Nhận xét này rất chính xác. Chúng ta có thể đặt chú giải cho nhận thức đó qua nhận định về bản thể của thân xác hiển linh. Có lẽ không hình ảnh nào cụ thể hơn là bánh và rượu trong thánh lễ. Nếu thân xác Chúa Giêsu bị giới hạn trong thể chất, và trong không-thời gian, làm sao chúng ta có Mình Máu Chúa Giêsu, trong dạng bánh và rượu, hiện diện cùng lúc ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bàn về thân xác hiển linh của Đức Mẹ, chúng ta cũng biết Đức mẹ đã hiện ra và biến mất rất nhiều lần. Mỗi lần hiện ra chỉ vài người tuyển chọn mới có diễm phúc chiêm ngưỡng Đức Mẹ. Chẳng hạn lần hiện ra ở Fatima, mặc dù có rất nhiều người đứng tại chỗ Đức Mẹ hiện ra, nhưng chỉ có 3 em nhỏ nhìn thấy Đức Mẹ. Như vậy thân xác Đức Mẹ vừa là hữu hình vừa là vô hình tùy theo liên hệ với từng cá nhân. Nếu xác Đức Mẹ là thể chất vật lý, mọi người đều phải thấy như nhau. Rõ ràng là thân xác phục sinh không bị trói buộc bởi bất cứ một luật lệ vật lý nào. Suy ra mối kết hợp giữa cá nhân và Thiên Chúa (thiên đàng) là một trạng thái sự sống riêng tư, chứ không theo bất cứ luật lệ vật lý nào.


    Chân lý bao gồm cả đức tin lẫn kiến thức, nên tín hữu chúng ta buộc phải học hỏi tìm hiểu. Ðó là lý do Thánh Phêrô đã dạy, "Hãy nỗ lực bổ sung đức tin với nhân đức, và bổ sung nhân đức với sự hiểu biết" (2 Phê 1:5). Năm 2000, ký giả vô thần Peter Seewald hỏi Hồng y Ratzinger “Thiên đàng ở đâu?” Hồng y trả lời, “Những từ như ‘mây’ và ‘thiên đàng’ chỉ là cách nói mà con người muốn tìm cho Thiên Chúa có một nơi chốn. Đúng ra cách nói ‘Chúa Giêsu lên thiên đàng’ chỉ có nghĩa là không còn nhìn thấy trên mặt đất chứ không phải không còn hiện diện trên mặt đất.” (3) Bởi vậy vẫn có người tuyển chọn có ơn phước nhìn thấy Chúa Giêsu, chẳng hạn thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh Padre Pio…


    Quan điểm thần học


    Chúng ta hãy bắt đầu bằng một tín lý quen thuộc và đặt tín lý đó vào một tam đoạn luận đơn giản: Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Thiên đàng là nơi Thiên Chúa ngự. Vậy thiên đàng ở khắp mọi nơi.

    Như vậy phải chăng giữa thiên đàng và con người không còn ranh giới? Theo thần học, đoạn lý luận trên vô giá trị, bởi vì đã không thấy thiên đàng là ơn phước. Thiên đàng không phải là kết quả của một điều kiện hay của một định luật vật lý. Mặc dù Thiên Chúa ở khắp mọi nơi nhưng Chúa tỏ lộ vinh quang của Người qua phương cách ơn phước đặc sủng. Theo thần học gia Gerhard Ebeling, “Không phải Thiên Chúa ở đâu, thiên đàng ở đó, mà là thiên đàng ở đâu Thiên Chúa ở đó” (not that God is where heaven is, but rather heaven is where God is). Vì là ơn phúc nên phải có sự kết hợp sống động giữa cá nhân và Thiên Chúa. Cũng không phải ai cũng có mức độ ơn phước giống nhau. Gọi là thiên đàng, hay trời, chỉ là cách biểu đạt bất toàn của ngôn ngữ loài người về trạng thái cá nhân “hiệp thông trong sự sống và tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi” (GLCG 1024). Nói cách khác, không hề có một thiên đàng tĩnh, tồn tại bất biến ở nơi nào đó trong vũ trụ.


    Tình kết hợp giữa cá nhân và Thiên Chúa biểu lộ giáo huấn vô cùng quan trọng về tính tự do của con người. Tính tự do đặt con người ở thế chủ động trước ơn phước của Thiên Chúa. Ta muốn liên kết với Thiên Chúa hay không là tùy ở ta. Bởi vì Thiên Chúa chỉ “hiện diện” ở những nơi đạo đức tốt lành. Thiên Chúa không “hiện diện” ở nơi tội lỗi sa đọa. Đức Giêsu đã nói, “Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mat. 5:8). Tuy nhiên lại phải hiểu rằng “hiện diện” không nằm trong bất cứ phạm trù nào thuộc không-thời gian. Lm Phan Đình Cho tóm tắt rằng thiên đàng phải hiểu là một ơn phước mà Thiên Chúa dành cho người tốt lành và hoả ngục là một thái độ con người tự do từ chối ơn phước đó. (4)


    Vài sự kiện trong hạnh các thánh có thể làm rõ hơn về ý tưởng thiên đàng là một ơn phước của Thiên Chúa. Các vị thánh cao trọng như Gioan Thánh Giá (John of the Cross), Têrêsa Lisieux, và thánh Têrêsa Calcutta đã trải qua một khoảng thời “mất ơn phước vì bị Thiên Chúa bỏ rơi”. Thánh Gioan Thánh Giá gọi kinh nghiệm này là “đêm đen của linh hồn”. Thiên Chúa cố tình không “đến” với họ khiến tâm hồn họ lạc lõng, trống rỗng, tối đen và đau khổ. Thiên Chúa dành riêng cho một số vị đặc sủng ơn thử thách “đêm đen” này. (5) Nhưng đây là một chủ đề khác, chúng ta không muốn đi ra ngoài chủ đề hôm nay.


    Trở lại với tín lý “Thiên Chúa ở khắp mọi nơi”. Thần học dạy rằng chúng ta phải thấy tín lý đó theo hướng nhìn về ơn sáng tạo và ơn cứu độ phổ quát. Thiên Chúa ở khắp mọi nơi có nghĩa Thiên Chúa nâng đỡ sự hiện hữu của vũ trụ. Bởi vì duy chỉ có Thiên Chúa là Hữu. Không gì có trước Hữu, nên Thiên Chúa là Đấng tự Hữu, Hữu Tuyệt Đối. Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ từ hư vô. Nghĩa là mọi vật từ hư vô nhờ Hữu, qua Hữu mà được thành hữu thể. Vì từ Hữu mà ra, nên mọi hữu thể đều thuộc về Hữu, và hiện tính của Hữu có trong mọi hữu thể. Vì vậy mọi hữu thể đều ở trong Hữu. Nếu Thiên Chúa vắng mặt mọi thứ trở thành hư vô ngay tức khắc.


    Nếu cảnh giới thiêng liêng nằm ngoài không-thời gian, thì hiển nhiên thiên đàng không nằm trong vũ trụ vật chất. Vì ngôn ngữ của lời cầu nguyện, bắt buộc chúng ta phải xưng hô với Thiên Chúa như một Đấng ở đối diện, nhưng không phải như vậy. Thánh Augustine đã nói những lời cảm khái, “Chúa ở bên trong và luôn luôn ở cùng tôi.” Thánh Phaolô đã có lần đứng giữa chợ trong thành Athens giảng đạo. Thánh nói, “Họ đã đi tìm Thiên Chúa, nhưng thực ra Thiên Chúa đâu có ở xa chúng ta. Chúng ta sống và sinh hoạt trong Thiên Chúa. Nhờ đó chúng ta hiện hữu” (CV 17:27). Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói, “Nếu Thiên Chúa là một đối tượng cụ thể có thể thấy được thì người đó không phải là Thiên Chúa.”


    Điều mà hai Giáo Hoàng đưa ra đã được các thần học gia nói tới từ thời thánh Augustinô cho tới ngày nay. Thiên đàng là “điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không thể nghĩ tới, lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Ngài” (1cor 2:9). Vì vậy, hiện tại con người chỉ có thể “thấy” Thiên Chúa bằng đức tin mà thôi. Cho nên “thấy qua đức tin” là một trạng thái của sự sống. Cái thấy này khác với cái thấy trọn vẹn “mặt giáp mặt”, trong cõi vĩnh hằng, khi con người có thân xác phục sinh hiển linh. Khi đó con người không những kết hợp với Thiên Chúa, mà còn kết hợp với các thánh và với các thiên thần (GLCG 962). Thời điểm vĩnh hằng đó, đối với kinh nghiệm hạn hẹp của con người tại thế, chỉ có thể hình dung bằng cách đặt toàn bộ vào một nơi chốn. Theo truyền thống, ngôn ngữ loài người gọi “nơi chốn” đó là thiên đàng. Thiên đàng là một huyền nhiệm không thể nói rõ ra được.


    Đỗ Trân Duy

    --------------
    (1) Xin đọc “Heaven”, L'Osservatore Romano, Weekly Edition in English. 28 July 1999.
    (2) Xin đọc các câu hỏi 52, 123, 158, 242, 285, và 518 về thiên đàng trong YOUCAT. 2011. Ignatius Press, San Francisco
    (3) Xin đọc “Where is God?” P. 105, God and the World. 2002. Joseph Ratzinger. Ignatius Press, San Francisco.
    (4) Phan Đình Cho. 2000. Câu hỏi 47, Giải đáp 101 câu hỏi về cái chết và sự sống vĩnh hằng. University Press. New York, USA.
    (5) Mẹ Têrêsa Calcutta. Come Be My Light. 2007. Brian Kolodiejchuk chủ bút. Nhà xuất bản Doubleday. Đồng thời để hiểu rõ hơn ý nghĩa của “đêm đen” xin tham cứu bài “On A Dark Night” trong sách The Ascent To Truth. 1981. Thomas Merton. Nhà xuất bản Harcourt Brace & Company, San Diego, California
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  4. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  5. #3
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    Hiểu rùi anh ui...Nhưng phải giải thích thế nào về tình trạng lên THIÊN ĐÀNG CẢ XÁC LẪN HỒN? Và nếu THIÊN ĐÀNG LÀ TÌNH TRẠNG thì HỎA NGỤC và LUYỆN NGỤC cũng là tình trạng?
    Như vậy liệu có mâu thuẫn với Kinh Thánh khôing?
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  6. Có 3 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


  7. #4
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,405
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default



    Môt lần nữa Hồng Bính chỉ gởi bài tham khảo thêm thôi, vì phạm trù nầy có lẽ giống như bản tính Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể diễn tả được.......


    "......Nhưng ngày này, Giáo Hội không lên tiếng trước những vấn đề như vậy về vị trí và bản chất của Thiên đàng. Sách Giáo lý vấn đáp của Hội thánh Công giáo diễn giải một cách đơn giản rằng “sự hoàn thành những nỗi khát khao con người sâu sắc nhất, trạng thái tột đỉnh, hạnh phúc cuối cùng”. Cùng một cách thức, trong lúc khẳng định sự hiện hữu của Hoả ngục, Giáo Hội đã không nói đến địa điểm của nó. Tại một cuộc tiếp kiến đông đảo năm 1999, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu:“Hoả ngục, đúng hơn là một nơi biểu lộ trạng thái của những ai tự ý xác định tách mình rời xa Thiên Chúa.”
    Mặc dù có một lịch sử lâu dài trong tư duy Kitô giáo với cố gắng biểu thị đặc trưng của Thiên đàng, Luyện ngục và Hỏa ngục, nhưng có lẽ, giống như bản tính Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể diễn tả được......."


    Thiên đàng và Hoả ngục


    Vào thế kỷ XIV, Dante Alighieri, nhà văn và là nhà triết học người Ý, đã viết bài thơ nổi tiếng, Divine Comedy, trong đó ông đã mô tả ảo ảnh Thiên Chúa giáo về Inferno, Purgatorio và Paradiso - Hoả ngục, Luyện ngục và Thiên đàng.


    Nhưng học thuyết Kitô giáo về sự sống đời sau đã không tán thành với Dante. Điều này đã đẩy bài thơ ngược dòng thời gian vào khoảng hơn 2.000 năm cùng những căn nguyên của nó trong tư duy người Do Thái cổ đại.


    Cựu Ước nói rằng khi người ta chết sẽ rơi xuống một nơi trong lòng đất của sự chết, và nơi đó được gọi là Sheol (thế giới dưới lòng đất). Phần của Sheol là nơi nghiêm trang dành cho những người thành lập nghỉ ngơi, thư giãn; phần nữa, dĩ nhiên được đặt ở bên cạnh dành cho những ai không giữ lời Giao ước của Chúa. Bóng tối này được liên kết với Hoả ngục hoặc Gehenna. Gehenna ám chỉ một thung lũng, vào những thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, đồ phế thải, xác súc vật, và thậm chí xác của những tội nhân bị hành hình ném xuống đó. Những ngọn lửa bốc cháy liên tục, tất nhiên không bao giờ tắt, nơi thung lũng này để thiêu huỷ đồ phế thải, khử mùi xác súc vật và người bị phân huỷ, thối rữa. Nó cũng được liên kết với sự tôn kính những vị thánh lầm lỗi và được coi là nơi kinh tởm.
    Ý niệm của Kitô giáo về Hoả ngục được xây dựng trên khái niệm của Gehenna, và đã trở thành một nơi đau đớn, trừng phạt và bị loại khỏi Vương quốc của Chúa. Từ thế kỷ I và thế kỷ II, có những tác giả của Tin Mừng mô tả Gehenna, hoặc nơi mà chúng ta đã đều gọi là Hoả ngục, như một hố sâu dưới lòng đất, lò lửa, và là nơi hành hạ bất tận vì bị đoạ đày.

    Vài trăm năm sau, Augustine đã gợi ý rằng “vực sâu dưới lòng đất” này là nơi trú ngụ của những loài động vật ăn thịt. Thomas Aquinas đã mặc nhiên thừa nhận rằng sự tra tấn, hành hạ của Hoả ngục là thể xác cũng như linh hồn, và ngọn lửa thật ấy xét xử một phần trong số họ. Và nhiều văn sĩ và hoạ sĩ suốt thời kỳ Trung Cổ đã mô tả sự đau khổ, giày vò của Hoả ngục với những chi tiết cụ thể đến nỗi người ta nghĩ những người này đã từng sống ở đó. “Hoả ngục” của Dante nổi tiếng với những chi tiết rùng rợn đến dựng tóc gáy khi phải sa xuống những tầng sâu của Hoả ngục.

    Suốt nhiều thế kỷ, những mô phỏng không ngớt đã tạo ra sự băn khoăn không biết nơi “ở đó” như thế nào. Trong lúc Kinh Thánh nói về Hoả ngục như sự sống trong lòng Trái đất. Các nhà văn Kitô giáo đã xếp đặt nó một cách khác nhau trên những hòn đảo ở Địa Trung Hải, trên mặt trời và bên ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, dù bất kỳ ở vị trí nào, nó thường được cho rằng Hoả ngục là nơi trú ngụ của Satan và Lucifer.
    Ma quỷ thường được nói đến nhiều trong cả Tân Ước và Cựu Ước, nhưng nó chỉ ở trong cuốn cuối cùng của Kinh Thánh, sách Khải huyền, mà một bài tường thuật đầy đủ đã công bố việc Lucifer quay lại chống Thiên Chúa và bị Tổng lãnh Thiên thần Michael ném ra khỏi Nước Trời. Trong suy tưởng của người Kitô hữu, Thiên thần bị giam giữ này đã trở thành người canh giữ Hoả ngục.

    Trong khi Tân Ước đặt Hoả ngục như một nơi đày đoạ bất tận. Vào đầu thế kỷ III, một vài nhà tư tưởng Kitô giáo đã đề xuất rằng sự xua đuổi xuống Hoả ngục có thể không vĩnh viễn. Họ tin rằng lửa Hoả ngục sẽ tẩy sạch và có thể góp phần cho việc giáo dục sự sống đời sau và tẩy sạch tội lỗi linh hồn. Mặc dù ý niệm này đã bị Giáo Hội lên án tai Hội đồng Thế giới V vào năm 553, nhưng ý niệm về lửa thanh tẩy trong cuộc sống đời sau vẫn tiếp tục.


    Theo truyền thống Kitô giáo, những lời kinh cầu và những buổi lễ kỷ niệm Cộng đồng cho những người qua đời là để giúp đỡ họ trong cuộc sống đời sau, không mang khái niệm về Hoả ngục đời đời, và Ngày lễ Cầu cho các Linh hồn, do Thánh Viện phụ Odilo lập ra vào đầu thế kỷ XI, được tập trung sự chú ý nhiều hơn về khả năng đáng tin cậy, qua lời cầu nguyện và bố thí người nghèo, để giúp đỡ những người quá cố chưa chuộc tội lỗi trọn vẹn vì vượt quá giới hạn của họ trước lúc sinh thì.


    200 năm sau, thần học sám hối khổ hạnh ra đời, và việc gột rửa tội lỗi được mở rộng cho những người đã chết, và Purgatory - Luyện ngục (động từ Latinh “to purge” (thanh tẩy, gột sạch) được thừa nhận là một phần của học thuyết Kitô giáo một cách đúng nghi thức. Được đặt giữa hai vô cực Thiên đàng và Hoả ngục. Hội đồng Thế giới Lyon đầu tiên đã xác nhận sự thanh tẩy vào năm 1254 như một nơi “lửa quá cảnh” (transitory fire), nơi mà những tội nhẹ có thể được rửa sạch. Sự thanh tẩy vẫn đưa ra hy vọng nước Thiên Đàng cho những ai đã chết trong tội lỗi.


    Cái nhìn về Thiên Đàng của người Do Thái đã tiến triển trên vài thế kỷ trước lúc Chúa Kitô ra đời. Vì người Do Thái bị lệ thuộc những cuộc xâm lược cùng những luật lệ do những quốc gia khác (chẳng hạn như những người Babylon vào thế kỷ VI trước Thiên Chúa giáng sinh) áp đặt, tin rằng đạo đức công bằng sẽ được đền bù trên Trái đất cho đến lúc suy tàn. Nó được thay cho phần thưởng sau khi chết. Thế giới dưới lòng đất (Sheol) được coi là một thế giới rất tối tăm u sầu, một nơi dành cho những linh hồn biết hối cải ăn năn, đặt họ riêng trong một thế giới khác - thế giới siêu nhiên - chốn cực lạc được bắt đầu. Vào thế kỷ II trước Thiên Chúa giáng sinh, một thành phố Thiên đàng Jerusalem không phải là nơi duy nhất của Thiên Chúa và các thiên thần, mà còn là nơi trú ngụ vĩnh cửu cho những người ngay lành.


    Người Kitô giáo ngày xưa tiếp tục duy trì sự tin tưởng này và nghĩ Thiên đàng như chốn cực lạc bên trên thế giới. Nó chiếm lĩnh điểm cao nhất trong một vũ trụ thuộc phạm vi bầu trời xoay quanh trái đất. Nhìn chung, bảy Thiên đàng đã được vẽ qua trí tưởng tượng, tương ứng với mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh có thể trông thấy được. Trong thư gửi dân Côrintô, Thánh Phaolô đã tường thuật rằng ngài đã được đưa đến Thiên đàng thứ ba và cũng đến miền cực lạc - có lẽ Thiên đàng thứ bảy. Khái niệm về một Nước Trời thường xuất hiện trong quan điểm lỗi thời cho rằng bầu trời đã tồn tại như một vật thể phía trên những đám mây từ nơi mà Thiên Chúa và các thiên thần trông chừng loài người.


    Khái niệm Kitô giáo về Thiên đàng đã được Thánh Augustine phát triển đầy đủ vào thế kỷ V. Trong tác phẩm của ông, The City of God, nhà thần học lỗi lạc này đã thuyết phục rằng Thiên đàng là một nơi quy củ, sự cai trị và quyền công dân, nơi cứu vớt những Kitô hữu gặp Thiên Chúa “đối diện” và là nơi tái hợp những người được yêu thương.


    Vào thế kỷ XIII, thuyết hàn lâm đã thách thức làm thế nào để Thiên đàng được coi như một địa điểm - vật thể. Thay vào đó, nó được lý giải rằng Thiên đàng là một tinh hoa: một thực chất thứ năm vượt lên trên 4 yếu tố đất, khí, lửa, và nước. Vì là một tinh hoa nên Thiên Đàng ở bên ngoài những quy luật tự nhiên chi phối vũ trụ. Viết vào thời điểm ấy, Thánh Thomas Aquinas xác nhận rằng khi chúng ta nói về Cha chúng ta ở trên Trời, như được thực hiện trong lời cầu nguyện của Chúa, điều đó có nghĩa là mô tả Thiên Chúa như một sự sống siêu nhiên, không phải là một con người cư trú ở một nơi gọi là Thiên đàng. Thiên đàng đúng hơn là một trạng thái, không phải là một địa điểm, nơi chốn.


    Nhưng ngày này, Giáo Hội không lên tiếng trước những vấn đề như vậy về vị trí và bản chất của Thiên đàng. Sách Giáo lý vấn đáp của Hội thánh Công giáo diễn giải một cách đơn giản rằng “sự hoàn thành những nỗi khát khao con người sâu sắc nhất, trạng thái tột đỉnh, hạnh phúc cuối cùng”. Cùng một cách thức, trong lúc khẳng định sự hiện hữu của Hoả ngục, Giáo Hội đã không nói đến địa điểm của nó. Tại một cuộc tiếp kiến đông đảo năm 1999, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phát biểu:“Hoả ngục, đúng hơn là một nơi biểu lộ trạng thái của những ai tự ý xác định tách mình rời xa Thiên Chúa.”
    Mặc dù có một lịch sử lâu dài trong tư duy Kitô giáo với cố gắng biểu thị đặc trưng của Thiên đàng, Luyện ngục và Hỏa ngục, nhưng có lẽ, giống như bản tính Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể diễn tả được.





    (Jos. Tú Nạc, NMS
    biên dịch từ The Catholic Register)
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  8. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  9. #5
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Những người xuyên tạc cũng như chống Đạo thường không từ bất kỳ một sự việc nào để hòng công kích Giáo Hội cũng như Đạo. Việc Thánh giáo hoàng Gioan Phao lo II phát biểu về thuyết tiến hóa bị họ xuyên tạc trắng trợn chưa đủ, ngay phát biểu về Hỏa ngục của ngài, họ cũng chẳng từ khi diễn nôm như sau:“Thấy chưa, ngay cả vị lãnh đạo Giáo Hội cũng phủ định sự hiện hữu của Hỏa ngục”!

    Trong cái đề tài :”Quẳng copy đi thành văn sĩ” tôi từng nói rằng: sẽ đề nghị một vài phương pháp viết bài trên một trang Công Giáo để thay thế ,giảm thiểu việc sao chép không cần thiết không quan trọng làm tắc nghẽn diễn đàn. Và việc kể lể chi tiết trên cần phải có thời gian, tuy vậy, hôm nay tôi xin nói trước cái phương pháp ấy, đó là việc viết bài trên trang web không cần phải là một nhà văn chỉ biết tả tình tả cảnh tả nhân vật! Ông Nguyễn Bá Học tác giả của tiểu luận trứ danh :”Lời khuyên học trò” đã từng nhấn mạnh và nói về cách viết văn như sau:

    __
    Những văn chương ngâm hoa vịnh nguyệt , dù hay đến mức quỷ phải khóc, thần phải kinh sợ, cũng không đáng giá một đồng tiền kẽm! ( tương tự 1VNĐ)

    Ông Nguyễn bá Học đã nói rằng những văn chương thực dụng, giá trị, là văn chương nghị luận. Mà văn chương nghị luận bao gồm : phóng sự, nghị luận, tài liệu nghiên cứu…Thế thì không nên đánh giá một người là không có tài văn chương chữ nghĩa khi mà họ không biết làm thơ mới, không biết viết những đoạn văn trau chuốt để tả nhân vật, tả cảnh , tả tình cảm…Trái lại , người ta chỉ cần biết nghị luận, biết những loại văn chương thực dụng như ký sự luận thuyết diễn thuyết… là đã đủ tiêu chuẩn để trở thành văn sĩ rồi!

    Mọi người hãy thử xem xét trong một diễn đàn Công Giáo như diễn đàn TCVN của chúng ta, liệu có trở thành văn sĩ được hay không khi mà tối đời chỉ biết sắm một cái lưới giã cào loại khủng( PC, laptop, MTB), rồi lên trên mạng internet, tung một mẻ lưới và sau đó vội vàng úp úp mở mở bao trùm lên diễn đàn một loạt liên thanh copy và paste mà giới trẻ có nhắm tịt hai mắt lại cũng đọc không sai trệch một li đại ý tóm tắt:

    Yêu mến tha nhân là trên hết, hãy học tính tốt này, hãy luyện nhân đức kia, hãy chớ hờn giận, hãy kiềm chế tính ác, hãy sống trung thực, hãy trở nên người công chính ,hãy sống Tin Mừng , sống Phúc Âm, hãy cảm nhận giá trị của sự thứ tha tha thứ, hãy…!!

    Xin một lần nữa nhấn mạnh rằng tôi không hề phản đối những nhân đức, nhưng rất phản đối việc làm cho giới trẻ nhận thấy rằng những thầy đời đang đứng trên một bục cao để lớn tiếng đọc lại những điều ghi chép đại cương trong sách để mà lấy điểm! Và kể như hoàn toàn tịt mít, hoàn toàn im lặng khi những thầy đời đạo đức này không thể giải thích một điểm nhỏ, làm chứng một điểm nhỏ trước những thắc mắc nghi ngờ Chân Lý của những người trẻ! Cái vô cùng bất hợp lý mà hàng ngàn hàng vạn giới trẻ đều nhận ra riêng các thầy đời thì không! Đó là muốn cho người ta yêu mến Thiên Chúa , yêu mến Giáo Hội, yêu mến tha nhân thì phải cho thấy Thiên Chúa, Giáo Hội, tha nhân đáng yêu… ở chỗ nào! Chứ không thể bắt người ta yêu mến một Thiên Chúa mà Thiên Chúa ấy đang bị những “thiên tài khoa học” như Einstein, Stephen Hawking…chứng minh một cách “khoa học” rằng: Thiên Chúa chỉ là ảo tưởng! Làm sao mà có thể yêu mến Giáo Hội khi mà vô số những kẻ như TCN, luxiphenguyen….và các Ích Tắc Trần Kiện, cùng những kẻ gián tiếp đưa ra vô số những chứng minh Giáo Hội Công Giáo là một tập hợp của vô số sự xấu xa…! Làm sao có thể yêu mến tha nhân ,nhất những kẻ tội phạm khi mà mọi người chỉ thấy những kẻ tội phạm trên được vô số thứ ….bênh che bảo vệ để chúng tha hồ gây tội ác trên dân lành…!

    Một trong những phương pháp chính để quẳng copy đi mà có thể trở thành văn sĩ, đó là phương pháp mà chú Phương Đông đã thực hiện, đó là chỉ cần nêu ra những thắc mắc về Giáo Lý Tín lý như trong đề tài thắc mắc về Thiên Đàng này, có nghĩa là đã trở thành văn sĩ có giá trị trước nhan Chúa, bởi vì đã có sự học hỏi tìm hiểu về Giáo lý Đức tin.Chẳng khác gì xưa kia Chúa Giê su khen bà Maria Madalenna :””
    Maria đã chọn phần tốt nhất… Chúng ta có thể hình dung rằng bà Madalenna không cần phải copy và paste, mà chỉ cần nghe Chúa giảng giải! Có thể thánh nữ cũng nêu không ít thắc mắc ngắn về Chân Lý, để rồi Chúa Giê su đã giải thích. Thì ra trong vấn đề học hỏi tìm hiểu Đức Tin, việc nghe, đặt câu hỏi cũng là một cách trở thành văn sĩ để thực hiện mục đích Văn dĩ tải Đạo! Chứ không phải chẳng biết gì , hay biết mơ hồ, trừu tượng, chung chung, không thực tế, không thuyết phục thậm chí pha trộn giáo lý phàm nhân, để rồi cứ nghĩ rằng vào một diễn đàn là phải viết, viết và viết nhưng không phải bằng sự suy nghĩ, cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, nhưng chỉ là mua một bộ lưới giã cào thật khủng và quăng lưới …rồi xếp vào công ten nơ mang đi xuất khẩu!

    Khổ thế đấy! Chỉ vì cái tật muốn nói cho ra ngành ra ngọn mà giống như là lạc đề tài! Bây giờ tôi xin quay trở lại ý kiến mà chú Phương Đông đã nêu ra để mọi người cùng học hỏi, cùng suy tư và tìm câu trả lời đưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần.

    Câu phát biểu của đức Gioan Phao lo II :
    “Thiên đàng là một trạng thái sống (state of being) chứ không phải là một nơi chốn (place) theo nhận thức của ngôn ngữ loài người.” có thể suy gẫm ra một số điều:

    ___ Trước tiên tôi cho rằng ngài muốn lưu ý mọi người về Kinh Tin Kính, một kinh nguyện rất quan trọng và tóm tắt những điều cần phải tin, mà theo như sách Thần Đô Huyền Nhiệm, kinh này đã được mẹ Maria cùng các thánh Tông Đồ hội lại để viết thành . Trong Kinh Tin Kính có một câu ngắn gọn thôi, nhưng đó mới có thể là một câu cô đọng súc tích và trọn vẹn ý nghĩa,. Chúng ta có thể dùngg câu ấy để trả lời cho những thứ mượn danh khoa học, hay vin vào khoa học để đòi lớn tiếng chối bỏ Thiên Chúa. Đó là:
    “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình…”

    Cái “khoa học” bây giờ chỉ căn cứ, chấp nhận vào những sự hữu hình để mà đòi tìm ra một nguyên lý thống nhất mọi sự trong vũ trụ, giải thích mọi sự trong vũ trụ đã hình thành nên như thế nào. Và chính trong việc chỉ chấp nhận những cái hữu hình thôi, khoa học đã bộc lộ quá nhiều điều thiếu sót đến nỗi có thể nói rằng câu tiên tri cảnh báo của Blaise Pascal hơn hai trăm năm trước có lẽ đã được viết ra sẵn để dành cho những những ếch ngồi đáy giếng, thầy bói coi voi như Einstein, Stephen Hawking, cùng một số nhà khoa học định “tiêu diệt” Thiên Chúa:

    ___Tại sao có thể lấy một bộ phận mà suy ra toàn thể

    Chính những nhà khoa học này, có lẽ đã cảm thấy việc chỉ chấp nhận một thế giới hữu hình, tức một thế giới vật lý đang bị lệ thuộc hoàn toàn vào những quy luật vật chất tự nhiên như chúng ta đang sống hiện nay, là thiếu sót và không đủ! Bởi vì họ không thể chối bỏ sự nhận thức rằng: có vô số việc trái với quy luật tự nhiên ,trái với sự bình thường mà lẽ ra phải xảy ra nơi thế giới hữu hình. Chính vì thế, cũng chính các nhà “hữu hình gia” này, đã đề xuất ra một ví dụ rằng:
    ”… mọi sinh vật sống trong một thế giới mặt phẳng hai chiều như mặt bàn, thì các sinh vật ấy không thể nào biết rõ được ngoài hai chiều như mặt bàn họ đang sống, lại có một thế giới ba chiều, đa chiều vô cùng vĩ đại và hoàn toàn khác biệt và không thể có một tí tị tì ti gì giống như thế giới phẳng”khoa học” mà họ đang tưởng là tôn giáo, là chân lý!...”

    Một thí dụ đơn giản dễ hình dung: Những con cá vàng trong chậu quanh năm vùng vẫy trong một không gian chật hẹp, làm sao chúng có thể tưởng tượng hay suy đoán ra một cảnh trời núi non hùng vĩ ngập tràn trong sương mơ, bên những cánh rừng tuyệt đẹp rực rỡ đầy hoa! Con cá voi xanh vĩ đại ngoài biển khơi bao la, nhưng nó cũng không thể biết được hay tưởng tượng được một thế giới nào đó lại có hàng tỷ con người điên cuồng với một vật thể bé tí tẹo là quả bóng đá và càng không thể tưởng tượng được tại sao hai người ở cách ra nhau hàng nửa vòng trái đất có thể nhìn thấy nhau và nói chuyện qua một cái gì đó be bé nắm trong tay?

    Nếu mà ngồi suy nghĩ cho lâu, cho trải qua nhiều thời giờ, sẽ thấy rằng đạo Công giáo tuy không bỏ quên một thế giới hữu hình, nhưng cái đích mà mọi người Công giáo đều nhắm đến, đó là một thế giời vô hình, hoặc siêu hình giống như lời Chúa Giê su đã từng phán :
    Nước tôi không thuộc về thế gian này…”
    Có ai có thể dùng những quan niệm của thế giới hữu hình này để mà đánh giá trị sự cao trọng của sự Cứu Chuộc hay không ? Khi mà người Công Giáo chúng ta thường nghe những lời chủ tế đọc trong Thánh lễ rằng :”
    Mọi sự đều nhờ Đức Ki Tô và trong đức Giê su Ki Tô…”, nhưng dưới con mắt của thế giới hữu hình, việc chịu khổ hình rồi bị đóng đinh trên trên thập giá của Chúa còn tệ hơn một sự thất bại…!


    Còn tiếp...



  10. Có 2 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  11. #6
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Lẽ ra còn nói thêm một ít đoạn để cho ý tưởng chi tiết cụ thể hơn, nhưng sực nhớ đến chuyện ông vua đòi các nhà khoa học, hiền triết tóm tắt lịch sử loài người chỉ trong một câu,cho nên xin nói trực tiếp rằng:”Nếu một ai muốn tìm hiểu những sự huyền nhiệm sâu kín trong Đạo, xin nhớ cho rằng là một tín hữu Công giáo, chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối rằng có một thế giới Siêu hình (vô hình) đang hiện diện bên cạnh thế giới hữu hình mà chúng ta đang sống.

    Người Pharisieu và luật sĩ xưa kia bắt bí Chúa Giê su bằng cách hỏi rằng :người đàn bà đã lấy bảy anh em ruột làm chồng, thì khi sống lại trên Thiên Đường, nàng sẽ là vợ của ai, hay của chung chạ? Nhưng âm mưu này chết không kịp giãy khi đệ nhất hùng biện kiêm bậc thầy của mọi sự thông thái và khôn ngoan trả lời:”
    Con cái đời này lấy vợ gả chồng. Chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết thì không cưới vợ cũng như lấy chồng. Quả thật , họ không thể chết nữa và được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Chúa vì là con cái sự sống lại. Luca 20:34-36”.

    Chúng ta hãy suy gẫm câu trả lời của Chúa Giê su trên, để hiểu rằng thế giới Siêu hình, hay thế giới đời sau hoặc Thiên Đàng không thể giống như thế giới hữu hình này! Ở thế giới hữu hình nơi trần gian, loài người cần phải ăn, uống, ngủ …. hành tinh nào có sự sống thì bắt buộc hành tinh ấy phải có nhiệt độ không nóng quá hoặc không lạnh quá, phải có nước, các nguồn hữu cơ dồi dào... Vạn vật trong thế giới hữu hình ấy phải tuân theo một quy luật tự nhiên : ví dụ như hai ngôi sao đâm sầm vào nhau sẽ không bao giờ lại giống như phim hoạt hình Tom và Jerry , tức là cả hai đều dãn ra như cao su và sau đó lại nguyên vẹn, mà theo quy luật tự nhiên thì 1000/100, sẽ có một vụ nổ tương đương hàng tỷ tỷ quả bom nguyên tử đã rớt xuống Hiroshima và Nagasaki!

    Một thế giới Siêu hình , như Thiên Đàng chẳng hạn, sẽ là một thế giới mà mọi quy luật vật chất tự nhiên đang thống trị thế giới hữu hình sẽ trở thành vô dụng! Nhiều người trong chúng ta sợ rằng nếu Thiên Đàng không phải là NƠI CHỐN, mà chỉ là một TÌNH TRẠNG , thì khi tận thế những người lên Thiên đàng cả hồn lẫn xác, linh hồn thuộc về sự siêu hình thì dễ rồi, nhưng xác vẫn là vật chất hữu hình biết ở vào đâu khi NƠI CHỐN không có!

    Xin thưa rằng chúng ta hãy đọc và suy gẫm Thánh Kinh cho rõ, để không nên kêu la hoảng sợ rằng không đúng với Thánh Kinh! Vì chính chúng ta hiểu sai Thánh Kinh thì có! Ở trên tôi vừa dẫn một đoạn Kinh Thánh do chính Chúa Giê su giải thích ! Và nếu ai thấy chưa đủ đô, tôi xin giới thiệu tiếp một đoạn thư thánh Phao lô gởi giáo đoàn Corinto :”
    Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng nước Thiên Chúa được. Cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được.Đây, tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này:không phải tất cả chúng ta sẽ chết,nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi,trong một giây lát, trong một nháy mắt khi tiếng kèn cuối cùng vang lên…Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất tử, và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử. 1Corinto 15:50-53”

    Các đoạn Thánh Kinh trên đã siêu nói rõ rằng: khi lên Thiên Đàng, cho dù vẫn thân xác giống như ở trần thế, nhưng những quy luật tự nhiên của thế giới hữu hình đã vô dụng, không còn hiệu quả hiệu lực gì trên thân xác con người nữa. Không biết chúng ta có còn nhớ đến đoạn Chúa Giê su ngự đến với các tông đồ trong khi cửa nhà đã đóng kín, và Người yêu cầu ông thánh Tô ma thọc tay vào các lỗ đinh và cạnh sườn của Chúa hay không nhỉ? Nếu có một ai lại cho rằng Chúa Giê su tạo một ảo giác cho thánh Tô ma, chứ thân thể Phục sinh của Chúa không phải là xác thịt thực sự, thì … thôi rồi lượm ơi! Niềm tin vào Chân Lý của người ấy đã bên bờ vực thẳm!

    Không biết có một vài người nào vẫn còn thích dùng khoa học để lý sự, hoặc dựa trên tiêu chuẩn, quan điểm khoa học để mà phê phán không nhỉ ? Thế thì xin người ấy hãy xem lại cái thuyết BigBang! Thuyết BigBang cho rằng từ một điểm cực kỳ nhỏ bé nhưng năng lượng vô hạn và mật độ vô hạn, áp suất vô hạn… ,rồi làm cái đoàng một phát kinh thiên động địa (À! lúc đó làm gì đã có thiên địa) rồi tạo thành vũ trụ như ngày nay…! Thế đấy! Có ai nhận thấy “chân lý”, sự tuyệt đối chính xác nào nằm trong cái thuyết BigBang này không, xin giải thích thuyết phục cho tôi hiểu giùm cái! Tôi xin chịu thua ! Thà nói rằng nếu nén các âm điện tử(electron), proton(dương điện tử) ,neutron (trung hòa tử) đến nỗi chúng không còn một kẽ hở thì một hòn bi con nít chơi sẽ nặng bằng một trái đất, tôi vẫn dễ hiểu hơn và rất công nhận!

    Có thể kết luận rằng THIÊN ĐÀNG CÓ NƠI CHỐN cực kỳ rộng rãi và vô tận! Nhưng phải hiểu rằng NƠI CHỐN ấy là một thế giới siêu hình bất tử hoàn toàn khác biệt với một thế giới hữu hình thọ tử!

    Tôi không dám nói sai với lời mà một bậc thánh thiện uyên thâm đức Tin như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lo II, bởi vì xin mọi người hãy đọc kỹ lại lời ngài đã phát biểu:
    “Thiên đàng là một trạng thái sống (state of being) chứ không phải là một nơi chốn (place) theo nhận thức của ngôn ngữ loài người.”.
    Trong câu văn trên, chúng ta hãy chú ý đến vế sau của câu nói:”
    chứ không phải là một nơi chốn (place) theo nhận thức của ngôn ngữ loài người.”.Ý nghĩa của vế này muốn nói loài người , các giáo hữu…trước đây luôn luôn hình dung Thiên Đàng là một nơi nào đó thuộc về thế giới hữu hình, cho nên trong ngôn ngữ sử dụng, thường có rất nhiều những từ làm cho tín hữu sau này thắc mắc nghi ngờ về một nơi chốn, một vị trí nào đó trong không gian sâu thẳm mà Thiên Đàng có thể hiện hữu! Các người ngoại ,các kẻ chống đạo thì không khác gì con cá vàng nằm trong chậu, sẽ reo lên chế nhạo:” Tôi đã lên cao tới trời, mà không hề thấy Thiên Đàng của người Ki Tô ở chỗ nào cả…”!

    Đức Gioan Phao Lô II đã dùng những từ ngữ thuộc về triết học để nói về Thiên Đàng, và điều này rất dễ hiểu và bình thường với nhiều người, nhưng có thể sẽ gây thắc mắc cho một ít người không quen với ngôn ngữ triết học ấy! Và giống như những phát biểu của ngài về thuyết tiến hóa, về hỏa ngục, về lời xin lỗi mà ngài đã nhân danh Giáo Hội để mà bày tỏ, những phát biểu đầy sự thông thái, thánh thiện trên đều bị rất nhiều thế lực chống đạo xuyên tạc và bẻ cong theo ý muốn chê bai công kích của họ!

    Vì thế cho nên tôi xin lặp lại:

    ___ Có thể kết luận rằng THIÊN ĐÀNG CÓ NƠI CHỐN cực kỳ rộng rãi và vô tận! Nhưng phải hiểu rằng NƠI CHỐN ấy là một thế giới siêu hình bất tử hoàn toàn khác biệt với một thế giới hữu hình thọ tử!

    He he! Tôi cho rằng phát biểu trên không hề sai với ý tưởng mà đức Gioan Phao Lo II đã nói với chúng ta. Nếu ai thấy có điều gì sai trái không vừa ý, xin cứ chỉ bảo!

    Cứ thế mà suy thêm: Luyện tội, Hỏa ngục cũng có NƠI CHỐN,nhưng NƠI CHỐN ấy, cũng thuộc về thế giới siêu hình mà thôi!

    Có thể xin tạm dừng ở đây để nếu cần thiết, vài bài viết sau sẽ dùng để trả lời các tranh luận nếu có, cũng như có thể bàn sơ qua về thần học và “thần dữ học”!







  12. Có 3 người cám ơn teenvnlabido vì bài này:


  13. #7
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Xin cho mình xía vô một chút ... Theo những gì mình được học thì thiên đàng và hỏa ngục là một tình trạng ... tình trạng ấy đã bắt đầu trong hiện tại, tùy theo tâm linh của mình chấp nhận hay khước từ Chúa ... Khi mình chết thì linh hồn sẽ được diện kiến với Chúa hoàn toàn (thiên đàng) hay phần nào (luyện ngục) hay vĩnh viễn xa cách Thiên Chúa (hỏa ngục), ấy là tùy theo sự chọn lựa cuối cùng của con người ...


    Còn việc phục sinh cả xác lẫn hồn chỉ xảy ra vào thời sau hết, thời tận thế, luc ấy, thân xác chúng ta được phục sinh nhưng cũng được biến đổi để không còn bị giới hạn trong khuôn khổ hạn hẹp của không gian và thời gian ... Vì vậy mà người ta không còn cần ăn uống, không lấy vợ lấy chồng, không bệnh hoạn, không chết chóc nữa ...

  14. Có 5 người cám ơn mayxanh1234 vì bài này:


  15. #8
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào tất cả,

    Câu hỏi theo đây nếu có lạc đề, xin quý vị miển chấp.
    "Thiên Chúa tạo hỏa ngục lúc nào? Có sách nào viết không?"

    Trân trọng, xin quý vị giải đáp giúp cho.

  16. Có 3 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  17. #9
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,405
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    Lâu ngày vô thăm nhà, thấy nhiều cái "xía vô" hấp dẫn quá, cám ơn các bạn
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  18. Có 2 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  19. #10
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Ở bài viết trước, tôi có nói rằng sẽ bàn sơ qua về thần học và thần dữ học! Thế thì trước tiên xin nói về Thần học đã…

    Tôi đã dùng từ khóa:”Thần học là gì” đề tìm định nghĩa chính xác và ngắn gọn trên trang coccoc.com.vn , mà không tra trên trang google.com! Bởi vì trang coccoc.com sẽ cho ra bảy tám kết quả đầu tiên được trích dẫn từ các trang web Công Giáo, chứ không như thằng google có lẽ được mấy thằng SEO tay sai của luxiphe Nguyễn, TCN…cứ đưa mấy trang web chống đạo lên đầu bảng kết quả! Giá mà tôi có được tính khoan nhân nhẫn nại hiền hòa chịu đựng bác ái vị tha yêu mến mến yêu … như một số nhà đạo đức răn đời chủ trương im lặng thì quá hay! Nhưng do tôi không chịu nổi mà sẽ phang tới bến khi thấy những lời lẽ chống đạo vô căn cứ, vô lý luận và đầy sự xuyên tạc vu vạ, cho nên tôi thấy trang coccoc.com tốt hơn là thế!

    Những cái cần nói ngắn gọn để định nghĩa cho đa số người tín hữu không rành về triết học, về các từ ngữ cao siêu trừu tượng thì hơi khó kiếm, cho nên nếu ai cần chi tiết cụ thể hơn về từ Thần học, xin tra internet theo các từ khóa vừa gợi ý ở trên. Còn giờ đây , tôi xin phép tự định nghĩa:

    ___ Thần học là một môn học có mục đích hiểu biết về Thiên Chúa và giúp loài người tin cậy mến Thiên Chúa.

    Vì không phải là tu sĩ, cho nên tất nhiên là tôi chẳng được học một lớp một khóa thần học nào. Tuy thế, theo như tôi biết , nhiều khi đi đến một phán quyết nào đó về đức Tin hay luân lý, cũng như quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng thường có những cuộc họp để tham khảo ý kiến các nhà thần học có uy tín.

    Có lẽ không ai trong chúng ta mà lại không biết rằng: Thánh Kinh, nhất là Tân Ước là tiêu chuẩn là nền móng để đức Tin Công Giáo được xây dựng trên đó. Có nghĩa là một điều gì đó mà nghịch lại, sai trái với Kinh Thánh, Thánh truyền thì chắc mẻm đó chỉ là những loại giáo lý phàm nhân ,những phi lý mà thôi.

    Thần học không phải là Kinh Thánh không phải là Thánh truyền, mà là những suy nghĩ, nhưng tư tưởng của loài người . Mà như đã tạm định nghĩa ở trên, Thần học phải có mục đích làm cho loài người hiểu biết về Kinh Thánh, Thánh truyền và nhân đó làm tăng lòng Tin Cậy Mến.

    Vì Thần học là những suy nghĩ, tư tưởng của loài người đối với Thiên Chúa, cho nên Thần học chỉ đúng mục đích khi những suy nghĩ tư tưởng …ấy càng thêm tôn vinh ca ngợi yêu mến một đấng Chân Thiện Mỹ, và để đạt được điều này, con người luôn phải bước đi trong sự cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để được Người soi sáng dẫn dắt. Nếu ngược lại, có nghĩa là khi con người ta tư duy ra một tư tưởng nào đó, mà chẳng cần biết tư tưởng ấy có đúng với Thánh Kinh Thánh truyền hay không, chẳng cần biết có phải do Chúa Thánh Thần thúc đẩy hay không, nhưng đã phô phang rằng đây là một thứ thần học giải phóng, đây là một khuôn mặt mới của Chúa Ki Tô…,thì thứ thần học đó chúng ta cần phải quan sát cho thật kỹ để mà nhận định xem có phải đó chỉ là sản phẩm”nhân tạo” hay không!

    Chưa hết, nếu mà thấy có những sự trái với Giáo Lý Tín lý, chúng ta hãy nhớ lại việc đức Thánh Cha Gioan Phao lo II hiền hòa như thế, mà ngài đã phải cách chức, phế bỏ chức thần học gia của linh mục Hanskung, khi ông này phản đối quyền Bất khả ngộ của ĐGH, cũng như chối bỏ một số điều về thiên tính gì đó của Chúa Giê su Ki Tô!

    Không ít những nhà thần học nổi tiếng uyên thâm , tài giỏi… thế mà cuối cùng đã trở thành “thần dữ học” gia, khi họ chống đối lại Giáo Hội, đưa ra một số tín điều”mới” hoàn toàn trái ngược với Kinh Thánh, Giáo Lý Tín Lý! Cái gì đã biến họ trở thành những Martin Luther…với những giáo lý phàm nhân sai lạc một cách trắng trợn không khác gì xưa kia Chúa Giê su đã tiên báo
    :”Lạy Cha là Chúa trời đất, con ngợi khen Cha vì đã dấu không cho những người thông thái và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mặc khải cho những kẻ bé mọn…”?

    ___ Thưa! Đây mới chính là do lòng kiêu ngạo thực sự đã tạo nên các “ thần dữ học “gia! Chứ không phải sự thách đố ai bắt bẻ được Chân Lý , mà lại bị quy tội thành không có lòng khiêm nhường, tự cao tự đại, và thường được một số chánh án kết luận tội cho một ai đó trong những tranh luận về đức Tin!

    Chính vì lòng kiêu ngạo không cần cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, nhưng chỉ vin vào một mớ kiến thức còm cõi của loài người mà lại đang bị đè nặng do hậu quả tội nguyên tổ ,thế là những “thần dữ học “gia này không khác gì Darwin, Einstein, Stephen Hawking…đã hò reo lên trước những phát minh, những phát biểu tuyên bố có tính chất “cánh mạng” của mình!

    Có lẽ ngay lúc này đây mới cần nhấn mạnh , hay nhấn thật mạnh hoặc lặp đi lặp lại câu
    :”Đức Mến là trên hết! Bởi vì thường ra phải cần có đức Tin thì mới có đức Mến, nhưng một niềm tin mà chỉ dựa trên những sự kiêu ngạo, dựa vào một tài trí quá ngu dốt và hèn mọn của loài người, thì thà chẳng cần niềm tin ấy thì hơn! Trong khi đó cho dù không biết Chúa Giê su sinh ra ở đâu, và chẳng thể biết được những lời vàng ý ngọc trong Kinh thánh có ý nghĩa gì, thậm chí có thể không biết Thiên Chúa có mấy ngôi, mấy bản tính…nhưng sống rất xứng danh một Ki Tô hữu, thì chắc chắn người ấy đã thực hiện không sai câu Chúa dặn dò:”Ai yêu mến ta thì tuân giữ lời ta…”, mà chẳng cần nghiên cứu thần học làm gì cho mất hơi sức!

    Trở lại với câu thắc mắc:”Thiên đàng là NƠI CHỐN hay TÌNH TRẠNG?” thì có thể nói thêm như sau:

    ___ Không thể viện một cái cớ là theo thần học thì Thiên đàng chỉ là TÌNH TRẠNG! Như đã nói Thần học không phải là Kinh Thánh, Thánh truyền! Việc có nhiều người, nhiều tư tưởng cho Thiên đàng là TÌNH TRẠNG, thì không nên phủ định hay chống đối tư tưởng này, nhưng không thể nhấn mạnh từ:”
    chỉ là”! Bởi vì khi dùng cụm từ:”chỉ là Tình Trạng…” , rõ ràng đã có ý muốn bác bỏ từ NƠI CHỐN !

    Ngay Giáo hội của chúng ta bây giờ cũng không một ai biết chi tiết cụ thể thế giới Siêu hình mà có Thiên Đàng ở trong đó ra sao, thì thật là vô lý khi dựa vào một sự mơ hồ nào đó để kết luận:”Thiên Đàng chỉ là Tình Trạng chứ không phải không phải Nơi Chốn”!

    Một lần nữa để chứng tỏ lòng tôn kính đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lo II, tôi khẳng định rằng ngài không nói hoặc không có ý nhấn mạnh cụ thể chi tiết:”
    Thiên đàng chỉ là một Tình Trạng chứ không phải Nơi Chốn trong thế giới Siêu hình” cho nên rất mong rằng đừng có ai hiểu sai ý của ngài, và lấy những sự hiểu sai ấy làm hậu thuẫn cho tư tưởng của mình.



    "Thiên Chúa tạo hỏa ngục lúc nào? Có sách nào viết không?"
    Thưa có , nhưng xin trả lời ở bài sau…
    thay đổi nội dung bởi: teenvnlabido, 12-07-2014 lúc 05:58 PM

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Nhạc sĩ dangngocan đã viết:

    Kính chào tất cả,

    Câu hỏi theo đây nếu có lạc đề, xin quý vị miển chấp.
    "Thiên Chúa tạo hỏa ngục lúc nào? Có sách nào viết không?"

    Trân trọng, xin quý vị giải đáp giúp cho.




    Theo như ý kiến của tôi: Kinh thánh có nói rõ về Hỏa ngục, nhưng không nói rõ về thời điểm Hỏa ngục được hình thành.

    Nhưng có một cuốn sách trứ danh, thuộc loại thần học của thần học, đã nói rõ về thời điểm này, đó là cuốn sách Thần Đô Huyền Nhiệm.

    Mọi người nếu có bắt bẻ về cụm từ :”thần học của thần học”, thì xin hãy hiểu cho rằng: như định nghĩa mà tôi nêu ở các bài viết trước, Thần học chỉ là những suy nghĩ tư tưởng của loài người trong việc tìm hiểu nhận biết về Thiên Chúa, chứ không phải là Thánh Kinh Thánh truyền. Thế mà một cuốn sách được gọi là thần học của thần học, thì tất phải cao trọng hơn cuốn sách do loài người viết ra, tức phải là một cuốn sách do Thiên Chúa viết.

    Nếu ai định tặng cho kẻ viết bài này vài bạt tai vì tội dám tự tiện phong cho một cuốn sách một từ cao trọng là :”
    Thiên Chúa viết”, thì hãy vui lòng đọc lại đề tài:Truy tìm sự sai lạc của Sách TĐHN! Bởi vì trong đề tài này, tôi đã tranh luận rất găng và khẳng định rằng : có rất nhiều sách do Thiên Chúa viết , nhưng chỉ có một tiêu chuẩn, một nền móng duy nhất , đó là Kinh Thánh mà thôi. Việc nói sách này sách kia cũng là do Thiên Chúa viết, sẽ không làm sai lạc hay giảm giá trị giá trị của sách Kinh Thánh, nhưng sẽ càng tăng thêm sự tôn vinh Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ mà thôi!

    Trở lại câu hỏi chính:
    ____
    "Thiên Chúa tạo hỏa ngục lúc nào? Có sách nào viết không?"

    Chúng ta hãy đọc chương thứ hai của sách TĐHN với tựa đề:
    Thiên Đàng chờ đợi :
    Dòng thứ 79 của chương này đã cho biết:

    ____ Hình phạt tức thì giáng xuống trên các thần bất tuân phục. Lúc đó bắt đầu ngày thứ hai trong chương trình sáng tạo.

    Thế đấy! Hy vọng là nhạc sĩ dangngocan sẽ tạm hài lòng với câu trả lời trên.





  22. Được cám ơn bởi:


  23. #12
    thenguyen's Avatar

    Tuổi: 39
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Dominic
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 217
    Cám ơn
    478
    Được cám ơn 733 lần trong 209 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi dangngocan View Post
    Kính chào tất cả,Câu hỏi theo đây nếu có lạc đề, xin quý vị miển chấp."Thiên Chúa tạo hỏa ngục lúc nào? Có sách nào viết không?"Trân trọng, xin quý vị giải đáp giúp cho.
    Nếu Thiên Đàng là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn, trong tình trạng này con người chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt”. Thì Hoà Ngục là hậu quả tất yếu của việc con người dùng sự tự do để xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa nghĩa là dùng quyền tự do đó mà quay lưng lại với Thiên Chúa. Đó là một sự sóng đôi.

    Nếu sắp xếp theo 1 trình tự thời gian thì người ta có thể suy luận theo trình tự sau : có Thiên Chúa là có Thiên Đàng (vậy là Thiên Đàng có trước), Thiên Chúa tạo thành con người để hưởng hạnh phúc Thiên Đàng (một lần nữa khẳng định chắc chắn là Thiên Đàng có trước), con người dùng sự tự do mà kiêu ngạo dẫn đến phạm tội phải sa hoả ngục (suy ra Hoả Ngục có sau ở thời điểm con người phạm tội).Với trình tự như vậy người ta có thể suy ra cách đơn giản : Hoả Ngục có sau khi con người phạm tội.

    Nhưng thực ra là : CÓ THIÊN ĐÀNG THÌ CÓ HOẢ NGỤC CÙNG TỒN TẠI LIỀN MỘT TRẬT.

    Bởi vì Thiên Chúa mặc khải cho biết chính Người là : "khởi nguyên và cùng tận". Khởi đầu và kết thúc ở cùng một điểm thì thời gian và trật tự trước sau không tồn tại. Nơi Thiên Chúa không có khái niệm về thời gian, chính Người là chủ tể của nó. Như vậy thì Thiên Đàng và Hoả Ngục vốn không cần tạo ra, nó là hệ quả tất yếu khi con người sử dụng sự tự do của mình thế nào.

    Xin nhìn ảnh minh hoạ :
    TC : Thiên Chúa
    KHỞI NGUYÊN và CÙNG TẬN gặp nhau ở một điểm duy nhất là Thiên Chúa (TC)
    Vũ trụ thụ sinh được tạo thành đều bị chi phối trong quy luật thời gian có trước - có sau, do đó nó phải nằm trong
    KHỞI NGUYÊN và CÙNG TẬN. Duy chỉ có Thiên Chúa là chủ tể thời gian nên đứng ngoài nó.
    A, B, C, D là Thiên Đàng, Luyện Ngục, Hoả Ngục, Trần Gian nếu đặt trong cách nhìn là vụ trụ thụ sinh thì sẽ chịu trong qui luật trước sau của thời gian. Nhưng Tất cả sẽ gặp gở nhau vào một thời điểm tạo thành duy nhất TRONG THIÊN CHÚA.

    Vậy thì câu hỏi của nhạc sĩ dangngocan xin được trả lời là : Thánh Kinh tuy không nói rõ nhưng mạc khải cách tiềm ẩn trong đó.
    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  paulus_zps701c144d.jpg
Lần xem: 130
Kích thước:  19.2 KBNhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  paulus.jpg
Lần xem: 160
Kích thước:  19.8 KB
    thay đổi nội dung bởi: thenguyen, 13-07-2014 lúc 10:01 PM

  24. Có 2 người cám ơn thenguyen vì bài này:


  25. #13
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào tất cả,
    Theo đây là điều tôi tâm sự mà không tranh luận. Với câu hỏi tôi nêu lên ""Thiên Chúa tạo hỏa ngục lúc nào? Có sách nào viết không?" tôi đã mang trong lòng hơn 50 năm, nghĩ rằng Thiên Chúa giàu lòng thương xót thì sao lại có hỏa ngục? Có hỏa ngục dùng để phạt những ai phản nghịch Ngài. Tôi búc xúc, tìm nơi này một ít, đọc nơi kia một ít, tham vấn các chức thánh,

    Và 3 năm trước đây một thành viên của Nhóm Giở Kinh Phụng Vụ là cha Andrê Đỗ XUÂN QUẾ đã hướng dẫn tôi :"Không có sách nào nói Thiên Chúa dựng nên hỏa ngục, nhưng do con người suy luận lời Chúa trong trong Tin Mừng".

    Tôi càng búc xúc thêm và đọc thấy trang website thanhcavietnam.info đôi điều rộng rãi đào sâu mặt này mặt khác âu là khắc khoải của mình sẽ được hiểu biết thêm.

    Tại đây, tôi chân thành cám ơn 2 vị Teenvnlabido và Thiennguyen giải thích câu hỏi của tội.
    Tôi xin rút lại câu hỏi này, nghĩa là không hỏi nữa.

    Kính chúc mọi người sức khỏe.

  26. Được cám ơn bởi:


  27. #14
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,783 lần trong 726 bài viết

    Default

    ___ Không thể viện một cái cớ là theo thần học thì Thiên đàng chỉ là TÌNH TRẠNG! Như đã nói Thần học không phải là Kinh Thánh, Thánh truyền! Việc có nhiều người, nhiều tư tưởng cho Thiên đàng là TÌNH TRẠNG, thì không nên phủ định hay chống đối tư tưởng này, nhưng không thể nhấn mạnh từ:”chỉ là”! Bởi vì khi dùng cụm từ:”chỉ là Tình Trạng…” , rõ ràng đã có ý muốn bác bỏ từ NƠI CHỐN !

    Ngay Giáo hội của chúng ta bây giờ cũng không một ai biết chi tiết cụ thể thế giới Siêu hình mà có Thiên Đàng ở trong đó ra sao, thì thật là vô lý khi dựa vào một sự mơ hồ nào đó để kết luận:”Thiên Đàng chỉ là Tình Trạng chứ không phải không phải Nơi Chốn”!

    Đoạn văn trên của teenvnlabido mình thấy hợp ý mình (nhưng không phải là tất cả nhé!). Lúc nào có thời gian, mình sẽ lại góp chút ý quèn cho vui...!
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  28. Được cám ơn bởi:


  29. #15
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    từ "nơi chốn" muốn nói đến giới hạn của không gian ... Thiên Đàng không có giới hạn, cho nên không phải là một nơi chốn ...

  30. Được cám ơn bởi:


  31. #16
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Mới email hỏi Đức Ông Hoàng Minh Thắng và đây là câu trả lời của ngài:

    Con người không thể diễn tả tư tường nếu không có các điểm tựa không gian và thơi gian. Vì đó là khung cảnh sống của nó.

    Vì thế nguời ta nói lên Thiên Đàng và xuống Hỏa Ngục.
    Trái đất tròn, Trời, Thiên Đàng của một người dựa trên không gian lại là Hỏa Ngục của ngưòi ở bên dưới và ngược lại.

    Do đó ngôn ngữ lầỳ không gian làm tiêu chuẩn thì không đúng.

    Thiên Đàng và Hỏa Ngục diễn tả một tình trạng sống hạnh phuc hay khốn khổ
    vì gần hay xa, có hay không có Thiên Chúa ở cùng.

    Thiên Chúa là tình yêu, ai sống trong Tình Yêu là đang ở trong Thiên Đàng rồi, Thiên Đàng dưới thế, nhưng là tình trạng hạnhj phúc con người được hưởng trước khi thực sự được sống trong tinh trạng hạnh phúc thật của cuộc sống gmai sau.

    Nhừng ai sống trong thù hận ghen ghét tội lỗi là đang ở trong tình trạng cuả Hoả Ngục rối, Hỏa ngục trần gian diễn tả trước Hỏa Ngục .mai sau, là nơi không có Tình Yêu, không có Thiên Chúa.

    Có thể hiểu Thiên Đàng Hỏa Ngục trong cả hai nghĩa.

    HMT
    Đây cũng là điều mình từng nghe từ Đức Cha Khảm và các cha Dòng CCT ... Xin lỗi, mình dốt lắm, đem Kinh Thánh ra bàn là mình điếc ...
    thay đổi nội dung bởi: mayxanh1234, 14-07-2014 lúc 09:19 PM

  32. Có 2 người cám ơn mayxanh1234 vì bài này:


  33. #17
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default


    Chị mayxanh viết:

    từ "nơi chốn" muốn nói đến giới hạn của không gian ... Thiên Đàng không có giới hạn, cho nên không phải là một nơi chốn ...

    Nếu em nói tiếp lời chị sau đây, mà nếu có điều gì không hài lòng, xin chị đừng nhìn em bằng ánh mắt hình viên đạn nhé! Bởi vì chúng ta bàn luận chỉ nhằm mục đích tôn vinh Thiên Chúa là Đấng Chân Thiện Mỹ, chứ không phải tranh đấu cho ý tưởng mình mới là đúng nhất, phải không ạ! Thế thì em xin nối tiếp:

    ____ Như đã nói rằng: Thiên đàng chắn chắn phải thuộc về một thế giới Siêu hình. Mọi quy luật, mọi định nghĩa của thế giới hữu hình đều trở thành vô dụng khi mà chúng ta dùng chúng để phán đoán, hòng định nghĩa Thiên đàng phải là như thế này mà không như thế nọ!
    Chính vì thế nên em mới nhấn mạnh rằng nếu chúng ta nói giống như Đức Gioan Phao lo II:
    “Thiên đàng là một trạng thái sống (state of being) chứ không phải là một nơi chốn (place) theo nhận thức của ngôn ngữ loài người.”. ,để mà có ý nhắc nhở đừng nên lấy những quy luật của một thế giới hữu hình rồi áp dụng cho thế giới Siêu hình, thì điều đó không ai nên cũng như không dám phản đối.

    Không một ai trong Giáo hội, kể cả Đức Giáo Hoàng, có thể đưa ra những tuyên bố, phát biểu chính xác về Thiên Đàng thuộc về thế giới Siêu hình, bởi vì một lý do rất đơn giản rằng chỉ trừ khi chết đi và lên Thiên Đàng, loài người mới có thể cảm nhận được thế giới Siêu hình, Thiên Đàng khác biệt như thế nào!

    Chúa Giê su, là Ngôi Hai Thiên Chúa, thế mà Người cũng không thể nào cắt nghĩa cho dân Do Thái, và cả loài người hiểu được một cách chi tiết tường tận về Bí tích Thánh Thể, đến nỗi không kể những người theo Chúa từ lúc Người mới đi rao giảng, mà thậm chí 12 môn đệ nếu không vì nghĩa và một sự hy vọng công danh sau này, họ cũng bỏ Chúa mà đi không còn một ai! Điều này không phải vì Đấng đệ nhất hùng biện không có khoa sư phạm, không có đủ ngôn ngữ để giảng giải cho họ, mà đơn giản là một học sinh mẫu giáo làm sao hiểu được môn Vật lý, Hóa học của học sinh cấp ba, cho dù người giảng thuyết có trình độ siêu đẳng của một nhà tâm lý học, sư phạm học, thầy giáo siêu ưu tú siêu nhân dân!

    Cả một khoảng thời gian dài dằng dặc từ khi ông A dong E và cho đến khi Ngôi Hai giáng thế, dân Do Thái chỉ biết có một Đấng Ya vê hùng mạnh mà họ chỉ biết kính sợ chứ không thể hình dung ra Đấng Ya vê ấy dung nhan ra sao! Và đến khi Chúa Giê su đi rao giảng, Người không nói một cách minh bạch cụ thể là Thiên Chúa có Ba Ngôi, ngoại trừ một câu Kinh Thánh :”
    Hãy đi rao giảng khắp muôn dân, rửa tội cho họ. Nhân danh Cha, và Con Và Thánh Thần.” Và ngay đến bây giờ, cho dù có hàng trăm hàng ngàn cuốn sách thần học nói, bàn luận về Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng phải nói thật một điều: những sách ấy chẳng làm cho con người ta hiểu rành rọt về Ba Ngôi Thiên Chúa được!

    Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không nên thắc mắc hay bàn luận về những Mầu nhiệm của Đức Tin! Ngược lại, chúng ta càng phải năng tìm hiểu những sự cao cả của các Mầu Nhiệm để càng thấy chỉ có một Thiên Chúa là Chân Lý. Tuy vậy, như đã tạm định nghĩa ở các bài viết trước: mục đích của thần học là phải làm cho người ta càng thêm Tin Cậy Mến, để rồi một khi rơi vào tình huống đứa con nít mẫu giáo không thể biết Toán ,Vật Lý Hóa học cấp ba, thì phải nên ghi nhớ và thực hiện câu Chúa đã dặn hơn hai ngàn năm trước:
    ”Phúc cho kẻ không thấy mà tin”.
    Chính vì thế, sẽ là một điều thật nực cười khi cứ dựa vào những suy nghĩ của thế giới hữu hình, để rồi không ít “thần học”gia cho rằng
    :”Thiên đàng phải là như thế này, mà không như thế nọ!” Tôi xin hỏi rằng căn cứ vào đâu để mà quyết đoán hay có ý nhấn mạnh rằng Thiên đàng chỉ là một TÌNH TRẠNG,chứ không phải một NƠI CHỐN?

    Nếu mà một thần học gia nào, hay một ai đó nói rằng : Thiên đàng không phải là một Nơi chốn ở trong thế giới hữu hình, tôi hoan hô và nhất trí hai chân hai tay, và bỏ phiếu thuận 10000/1! Nhưng như đã nói: ngay cả Đức Giáo Hoàng với tư cách cá nhân cũng không thể tuyên bố rằng :”Thiên đàng ở thế giới Siêu hình chỉ là TÌNH TRẠNG chứ không phải là NƠI CHỐN” ! Bởi vì chúng ta ở thế giới hữu hình này sẽ hoàn toàn như kẻ mù lòa bẩm sinh, không thể cảm nghiệm, tả thực một phong cảnh, một vật thể mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy tận mắt! Mà cái thế giới chúng ta chưa được nhìn thấy tận mắt đó là thế giới Siêu hình, tức Thiên đàng!

    Trở lại ý kiến của chị mayxanh, em xin nói như sau:

    ___ Ý kiến của nhiều thần học gia khi nói:”Thiên đàng là một Tình trạng, hoặc Thiên Đàng chỉ là một Tình trạng, chứ không phải Nơi chốn” ,nhiều khi cố ý muốn cho mọi người phải hiểu rằng đó như là một thế giới chỉ có tinh thần( tâm linh) ,mà không có vật chất ! Em xin hỏi lại một lần nữa rằng dựa vào đâu mà những thần học gia này cứ tưởng rằng tư duy của mình “phát minh” của mình mới là chân lý? Liệu các thần học gia này có trích dẫn một câu nào, đoạn nào trong Kinh Thánh, Thánh truyền để mà cho “phát minh “ấy thêm cứng hay không? Và phát minh ấy có giúp con người ta càng thêm úy phục Chân Lý của Thiên Chúa hay không? Hay nó chỉ làm cho một người, hay một số người được vinh danh vì đã phát hiện được một “sự thật” mới?

    ____ Như đã nói nhiều ở trên, em muốn nhấn mạnh rằng loài người chúng ta giống như kẻ mù lòa bẩm sinh không thể nói chắc như đinh đóng cột về một thế giới Siêu hình mà chúng ta không thể biết tường tận! Do đó, em cho rằng không thể định nghĩa:” Thiên đàng chỉ là TÌNH TRẠNG , mà không phải là NƠI CHỐN! Tuy vậy, em có thể nêu ra một ít câu trong Kinh Thánh để mọi người thử xem xét:

    ___ “Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giê su đứng giữa các ông và bảo:” Bình an cho anh em.Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói:” Sao anh em lại hoảng hốt?Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây? Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi:Ở đây anh em có gì ăn không?Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng.Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. Lu ca 24: 36-43”

    Khi yêu cầu ông Tô ma thọc ngón tay vào cạnh sườn, xỏ ngón tay vào các lỗ đinh, Chúa Giê su muốn chứng minh rằng thân thể của Chúa khi đã Phục sinh là một thân xác bằng vật chất, chứ không phải chỉ là ảo ảnh! Có điều thân xác Phục sinh ấy tuy vẫn là vật chất, nhưng không còn bị lệ thuộc vào những quy luật của thế giới hữu hình nữa! Cũng thế, khi gặp gỡ các Tông đồ như đoạn Kinh Thánh ở trên thuật lại, Chúa Giê su cũng muốn chứng minh cho các môn đệ thấy thân xác Người cũng bằng xương bằng thịt chứ không phải ảo ảnh, là ma, là một linh hồn! Việc Chúa Giê su ăn ngay một khúc cá nướng trước mặt các môn đệ là cốt để chứng minh điều ấy!

    Sau khi phán xét chung, thân xác loài người sẽ hiệp với linh hồn để mà hưởng phúc Thiên Đàng hoặc rơi vào Hỏa ngục, vậy mà những tư tưởng “thần học” cứ phát minh, cứ tự định nghĩa Thiên đàng chỉ là một TÌNH TRẠNG, tức chỉ là một thế giới phi vật chất mà chỉ có tâm linh, thế thì xin hỏi mọi người cái phát minh, cái tự định nghĩa ấy có hợp với Thánh kinh, Thánh truyền hay không?

    Em đã viết:
    ”Thiên đàng có NƠI CHỐN, nhưng Nơi chốn ấy thuộc về một thế giới Siêu hình…” , tức là một thế giới mà chỉ sau khi chết hoặc phán xét chung, con người ta mới rõ! Chẳng qua em nhấn mạnh từ “Nơi chốn” là muốn bác bỏ những sự tự ấn định rằng Thiên đàng chỉ là một thế giới tâm linh, tinh thần mà không có vật chất! Bởi vì đó chỉ là một nhận định không thuyết phục, không đáng tin,hơn nữa còn chẳng hợp với Kinh Thánh Thánh truyền!

    Em nhấn mạnh rằng những phát biểu của Đức Gioan Phao lo II thường bị rất nhiều người hiểu sai và bẻ quặt theo ý của họ. Không chỉ vụ việc Thiên Đàng Hỏa ngục này, mà ngay cả thuyết tiến hóa, thuyết BigBang, thậm chí lời xin lỗi thay mặt Giáo Hội của ngài thánh thiện, trứ danh là thế, vậy mà vẫn bị vô số những “thần học” gia hiểu sai lạc để rồi dẫn đường, làm cớ vấp phạm cho không những người chống đạo mà cả những Ích Tắc Trần Kiện, những người vô tình ,những người im lặng !

    Câu hỏi, thắc mắc chính của đề tài này là:
    “Thiên đàng là Tình Trạng hay là Nơi chốn”, thế thì nếu ai muốn tuyên bố, phát biểu là gì, thì phải có chứng minh thuyết phục! Có nghĩa là phải hợp với Kinh Thánh và Thánh Truyền, mới giúp cho Ki Tô hữu thêm niềm Tin Cậy Mến, chứ còn những chứng minh theo kiểu võ đoán, kiểu loài người đang bị hậu quả của tội nguyên tổ, nhiều khi chỉ mang kết quả ngược lại mà thôi!

    Về việc Chúa nhân lành nên sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp ở Hỏa ngục xem ra không hợp lý? Xin nói thêm ở bài viết sau….







  34. #18
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default

    Vậy cuối cùng thì thiên đàng là gì? Sau khi bỏ bao nhiêu công sức ra đọc, viết cuối cùng thì thiên đàng cũng là unkown à?
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  35. #19
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Nếu không lầm, tôi nhớ trong truyện kể về gương các thánh Tử đạo Việt nam, một ông quan trước khi rút thẻ bài (như kiểu phim Bao Công) ra lệnh cho lý hình thi hành án với thánh Trùm Mỹ, có hỏi ngài rằng:

    ____
    Thiên đàng là gì”?

    Và đã được trả lời:

    ___”Nhát chém của quan, là Thiên đàng của tôi “ !


    Tên trộm lành được nói đến trong Phúc âm thánh Luca, mà theo như sách TĐHN có ghi rõ rằng trước đó anh ta chưa có ăn năn như thế đâu! Anh ta cũng từng phụ họa với trộm dữ, với đám đông và chửi , chê trách Chúa Giê su, nhưng sau được sự cầu bầu của mẹ Maria mới ăn năn trở lại! Đã từng nói với Chúa Giê su trên Thánh Giá:

    ____
    “Ông Giê su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! Luca 23:42”

    Bản dịch Phúc âm mà tôi đang dùng để trích dẫn, đã dịch ra như thế! Tuy nhiên, theo như hồi nhỏ tôi được học, cũng như bố tôi thường kể, các bản dịch Phúc âm xưa thường dịch là:
    ” Lạy Thầy Giê su, khi vào Thiên Đàng, xin nhớ đến tôi…”

    Thôi thì dù : “Nước của ông…” hay “ khi vào Thiên Đàng…” , các câu này đều làm cho chúng ta phải lạ lùng, bởi vì một tên tội phạm, chắc chắn anh ta chẳng có thời gian đâu mà chú tâm hay tìm hiểu Giáo Lý mà Chúa Giê su từng rao giảng, vẫn có thể hiểu được Thiên Đàng là gì!

    Cách đây không lâu, tôi hỏi một đứa cháu học lớp 6 rằng :”Thiên Đàng là gì ?” . Nó trả lời:

    ____ Các anh chị dạy Giáo Lý nói rằng:
    ” Thiên đàng là một nơi vô cùng hạnh phúc. Có thể tưởng tượng rằng sung sướng hơn những bậc vua chúa, và muốn cái gì cũng được .Tất nhiên là tội lỗi ai cũng ghê tởm thì không thể có mặt ở Thiên Đàng…"

    Những câu trên là những giải thích đơn giản về Thiên Đàng, thích hợp cho những người đơn sơ , trẻ nhỏ! Còn muốn hiểu :”Thiên đàng là TÌNH TRẠNG hay là NƠI CHỐN " như trong đề tài này thì cần phải biết thêm một lượng tối thiểu về triết học, thần học cũng như rành Việt văn…



  36. #20
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Ông Oringenes, một nhà thần học nổi tiếng uyên bác thời Thượng cổ( 185-255) khi viết cuốn:” Những nguyên tắc”,đã tuyên bố: “chỉ được coi là chân thật những điều không nghịch với Thánh truyền của Giáo hội và của các tông đồ”.Ông đã sống theo nguyên tắc ấy và cuối cùng đã lấy máu đào để minh chứng lòng trung thành của mình.

    Chúng ta có thể coi tiểu sử ông Oringenes, một nhà thần học, một văn sĩ Công Giáo nổi tiếng, được coi như là một nhà hộ giáo ở trang sau:

    http://s.daminhvn.net/tusach/lichsugiaohoi/lsgh1-04.htm

    Trong cuốn “ Những Nguyên Tắc” ông chủ trương nhiều điều sai lầm, chỉ vì muốn biết hết mọi sự. Ông phiêu lưu tìm hiểu mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, số phận các Thiên thần, sự liên tục những thế giới đã được tạo dựng sự tùng phục giữa Ngôi Con và Ngôi Cha, giữa Ngôi Ba và Ngôi Hai. Đặc biệt, ông chủ trương phục hồi toàn diện: các linh hồn mắc tội trọng chỉ phải qua luyện ngục rồi sẽ được cứu rỗi, quỷ dữ cũng thế, nghĩa là ông không công nhận tính vĩnh cửu của hỏa ngục.
    Origenes là nhà thần học uyên bác nhất của Giáo hội Hy Lạp thời Thượng cổ. Ông được hoan nghênh nhiều nhất, đồng thời cũng bị chỉ trích hơn cả. Sau này nhiều lạc thuyết đã nại đến thanh thế ông, và chủ trương của ông cũng đã nhiều lần bị kết án, tuy nhiên nhiều giáo phụ đã học được ở ông nhiều điều. Trên bước đường tiền phong, những lỗi lầm đó không làm người ta ngạc nhiên. Origenes suốt đời chỉ mong muốn tư tưởng như một người Kitô hữu chân chính, và khi mở đầu cuốn Những Nguyên tắc ông tuyên bố “chỉ được coi là chân thật những điều không nghịch với Thánh truyền của Giáo hội và của các tông đồ”. Ông đã sống theo nguyên tắc ấy và cuối cùng đã lấy máu đào để minh chứng lòng trung thành của mình.

    Khi còn nhỏ, tôi được các anh chị lớn kể rằng khi học Giáo lý, các bà Sơ nói rằng trong Hỏa ngục có một cái đồng hồ luôn luôn kêu :
    ” Tú du da me…” , có nghĩa là Đời đời kiếp kiếp, không bao giờ thoát khỏi Hỏa ngục. Không biết cụm từ :”Tú du da me..” kia là tiếng gì? Tôi đã tra thử bằng tiếng Việt chuyển qua tiếng La tinh nhưng không có một kết quả nào phù hợp!

    Chính vì suy nghĩ, hình dung ra cảnh đau khổ ghê gớm đời đời kiếp kiếp, vĩnh cửu không bao giờ được tha thứ khi đã sa hỏa ngục, và so sánh với những câu chúc tụng Thiên Chúa là đấng Nhân ái , tha thứ bảy mươi lần bảy, vô cùng Thương xót… khiến cho tôi cũng mang lấy tâm trạng của ông Oringenes. Có nghĩa là tôi cũng nghĩ rằng có một sự lầm lẫn nào đó, như những người thời Cựu Ước đã từng lầm lẫn khi cứ tưởng Thiên Chúa là một đấng chỉ biết trừng phạt, mà không nghĩ rằng Thiên Chúa vô cùng Từ bi và Nhân ái như Ngôi Hai sau này đã từng bày tỏ!

    Do đó, trong tâm tư tôi cũng cháy bỏng lên một mơ ước, rằng có thể cuối cùng rồi Hỏa ngục cũng bị hủy diệt, và quỷ dữ cũng được cứu rỗi.Lúc ấy Uy quyền, Danh Chúa, Tình Yêu thương của Người sẽ là mặt trời soi sáng tất cả nhân loại.

    Cứ mỗi lần nghĩ đến Hỏa ngục với hình phạt ghê gớm đời đời kiếp kiếp không bao giờ được tha thứ, tôi không dám nghĩ thêm, bởi vì tôi biết rằng Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận suy nghĩ theo kiểu Oringenes! Không những Thánh Kinh cũng nói đến sự vĩnh cửu của Hỏa ngục, mà các Thánh truyền, các mặc khải được Giáo Hội công nhận và đang tích cực truyền bá, cũng công nhận sự vĩnh cửu và không còn gì khủng khiếp hơn của Hỏa ngục!

    Trước hết, đây là những đoạn Kinh Thánh đã nói về sự hiện diện, cũng như sự vĩnh cửu của Hỏa ngục:

    ___ Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi, vì thà mất một phần thân thể, còn hơn toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi, vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục. Mattheu 5: 29-30”
    ___” …phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt….nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt. Marco 9:43-48”


    Ngoài ra đoạn Kinh thánh của thánh Lu ca nói về ông nhà giàu và anh Lazaro nghèo khó, cũng nói đến tính cách của hỏa ngục.

    Kinh Mân côi mà chúng ta đọc hàng ngày, đã có câu:
    …Xin cứu chúng con cho khỏi lửa Hỏa ngục…”

    Biết bao nhiêu mặc khải của Đức Mẹ Maria, cũng như các Thánh, đã nói về hỏa ngục mà Giáo Hội đã công nhận từ rất lâu. Thậm chí nếu không có Hỏa ngục thì có lẽ người Công Giáo chúng ta cần đặt vấn đề về danh xưng:”Nữ Vương Luyện hình” của Đức Mẹ! Bởi vì hỏa ngục Thánh Kinh còn nói đến, chứ có thấy trong Thánh Kinh chỗ nào nói đến Luyện ngục đâu? Thế mà chúng ta phải tin nhận vì đó là Thánh truyền của Giáo Hội, mà Thánh truyền được công nhận tương đương với Thánh Kinh.

    Cứ cho như việc cha Anre Đỗ Xuân Quế nói với nhạc sĩ dangngocan là đúng nguyên văn:
    Không có sách nào nói Thiên Chúa dựng nên hỏa ngục, nhưng do con người suy luận lời Chúa trong trong Tin Mừng"., thì câu nói này không có nghĩa là cha Quế có ý phủ nhận hỏa ngục như một số người đã từng xuyên tạc bẻ cong ý kiến của Đức Gioan Phao lo II! Nếu mà muốn hiểu cặn kẽ theo từng câu chữ nghĩa đen, thì cha Quế có ý muốn khẳng định: không có sách nào nói rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên hỏa ngục giống như việc Chúa đã tạo nên vũ trụ vậy! Tuy thế, nếu vin vào câu nói của cha Quế để mà hòng bác bỏ sự tồn tại, sự vĩnh cửu của hỏa ngục thì đó là một sai lầm không thể chấp nhận được!

    Trước hết là nếu mà tuyên bố rằng: “không có sách nào nói về việc Thiên Chúa tạo nên hỏa ngục…”, thì tôi cực lực phản đối mà nhấn mạnh rằng:
    Có đấy! Đó là cuốn Thần Đô Huyền nhiệm, một cuốn sách thần học của mọi thần học! Giáo hội không bắt buộc phải tin, nhưng không thể được phép bài bác và phủ nhận những mặc khải ấy vì đó là chống lại huấn quyền Giáo Hội! Chỉ cần căn cứ vào câu:” ___ Hình phạt tức thì giáng xuống trên các thần bất tuân phục. Lúc đó bắt đầu ngày thứ hai trong chương trình sáng tạo.” , tôi cho rằng đã đủ yếu tố để kết luận rằng hỏa ngục đã được hình thành, hay nói rõ hơn : đã được tạo dựng khoảng ngày thứ hai trong chương trình sáng tạo.

    Nhân tiện đây cũng nói thêm rằng cách nói Chúa tạo dựng nên vũ trụ trong bảy ngày thường được những kẻ vin vào cái gọi là khoa học để chế nhạo bài bác! Thế thì tôi dám thách thức những kẻ tưởng rằng khoa học là chân lý, thử bắt bẻ coi? Tôi sẽ dùng ngay cái khoa học mà Einstein “phát minh” ra ,tức thuyết Tương Đối để chứng tỏ rằng đối với Chúa một ngày cũng như hàng ngàn năm hàng ngàn năm cũng như một ngày!

    Còn về việc Chúa có tạo dựng nên Hỏa ngục hay không, hay đó là một Tình trạng xảy ra do con người ta từ bỏ Chúa , thì điều này còn tùy nơi người ta thích tư duy kiểu gì! Những người sính thần học thường coi đó là một tình trạng tâm linh, một sự tự ý bỏ Chúa của con người, và sự tự ý từ bỏ Chúa đó là Hỏa ngục! Nếu nghĩ như thế thì chẳng sao, cứ tự do! Nhưng tôi rất phản đối cái chuyện vin vào vài suy luận mù lòa của loài người , rồi tự cho là thần học, tự cho là không có Hỏa ngục, tự cho là Chúa không dựng nên sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp ấy!

    Nếu ai muốn vặn vẹo sự phản đối của tôi, thì xin cứ cho ý kiến tại đây hay mở một đề tài khác, tôi sẽ đưa ra đầy đủ lý lẽ để chứng minh sự phản đối của mình!





  37. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com