Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Chủ đề: Các Mốc Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo

Threaded View

  1. #1
    ViviPaul's Avatar

    Tuổi: 46
    Tham gia ngày: Jul 2011
    Tên Thánh: Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vô định
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 304
    Cám ơn
    122
    Được cám ơn 305 lần trong 152 bài viết

    Default Các Mốc Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo

    Chào các bạn. Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết đôi nét về lịch sử của Giáo Hội. Dẫu biết rằng đã có nhiều cuốn sách viết về lịch sử Giáo Hội rồi nhưng tôi tìm thấy ở đây có một sự tóm tắt cô đọng theo từng mốc thời gian rất tiện cho việc tra cứu. Tiếc rằng nguồn của nó ở đây http://www.ourcatholicfaith.org/churchhistory.html lại là tiếng Anh, vì vậy sẽ phải mất một thời gian dài chuyển ngữ. Nếu các bạn quan tâm tôi sẽ cố gắng chuyển ngữ hết cho các bạn. Nếu có ai chuyển ngữ rồi hoặc nếu các bạn biết có bản dịch tiếng Việt xin vui lòng post lên. Nếu ai biết chuyển ngữ xin phụ giúp dịch cho mọi người cùng tham khảo. Nếu tôi dịch chưa đúng xin mọi người góp ý sửa chữa. Nếu các bạn không quan tâm hoặc không có hứng thú thì tôi sẽ không dịch nữa để tiết kiệm tài nguyên diễn đàn và thời gian dịch.

    Xin cảm ơn.

    Khoảng năm 33: Lễ Hiện Xuống đầu tiên của những người theo Chúa; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ; Thánh Phê-rô rao giảng ở Jerusalem; sự gia nhập đạo, rửa tội và quy tụ của khoảng 3000 người thành cộng đồng dân Chúa đầu tiên.
    Thánh Ste-pha-nô, thày trợ tế, bị ném đá đến chết tại Jerusalem; ngài được tôn kính như một vị tử đạo đầu tiên.
    Khoảng năm 34: Thánh Phao-lô, nguyên là Sao-lô từng là kẻ bách hại dân Chúa, đã trở lại đạo và được rửa tội. Sau ba năm ẩn dật trong sa mạc, ngài tham gia vào hội đoàn các tông đồ; ngài đã thực hiện 3 chuyến đi sứ vụ lớn và đã trở nên có tiếng là Tông đồ cho Dân Ngoại (không phải Israel); ngài bị tống ngục 2 lần ở Rô-ma và bị chém đầu tại đó giữa năm 64 và 67.
    Năm 39: Cornelius (một Dân Ngoại) và gia đình được rửa tội nhờ thánh Phê-rô; một sự kiện đáng kể báo hiệu sứ vụ của Hội Thánh cho mọi người.

    Năm 42: Sự bách hại dân Chúa nổ ra ở Palestine dưới triều cai trị của vua Herod Agrippa; Thánh Giêm Cả, vị tông đồ đầu tiên phải chết, bị chém đầu vào năm 44; Thánh Phê-rô bị tống ngục trong một thời gian ngắn; Rất nhiều người dân Chúa phải chạy trốn sang Antioch, đánh dấu sự bắt đầu phân tán của Ki-tô hữu vượt qua sự đàn áp của Palestine. Ở Antioch, những người theo Chúa lần đầu tiên được gọi là Ki-tô hữu.
    Năm 49: Ki-tô hữu tại Rô-ma, một số đáng kể các thành viên của Do Thái giáo, đã chịu ảnh hưởng xấu bởi 1 sắc chỉ Claudius cấm người Do Thái thờ phụng ở đó.
    Năm 51: Hội đoàn Jerusalem, trong đó tất cả các tông đồ tham dự dưới quyền thánh Phê-rô, ra sắc chỉ rằng phép cắt bì, ăn chay, và một số quy định khác của Luật Môi-sen không trói buộc các Dân Ngoại đã gia nhập vào cộng đồng Ki-tô hữu. Sắc lệnh thiết yếu này được ban hành để chống đối những người Do Thái đang đấu tranh rằng việc tuân giữ Luật Môi-sen đầy đủ là cần thiết cho ơn cứu rỗi.
    Năm 64: Sự bách hại nổ ra ở Rô-ma dưới triều Nê-rô, vị hoàng đế được cho là đã cáo buộc người Ki-tô hữu đốt lửa làm hủy hoại một nửa thành phố Rô-ma.
    Năm 64 hay 67 gì đó: Cuộc tử đạo của thánh Phê-rô ở Rô-ma dưới sự bách hại của triều Nê-rô. Ngài đã thiết lập tòa giám mục và sống năm cuối đời ngài ở đó sau khi rao giảng ở Jerusalem và các vùng lân cận, thiết lập một tòa giám mục tại Antioch, và chỉ đạo tại hội Đoàn Jerusalem.
    Năm 70: Hoàng đế Titus phá hủy Jerusalem.

    Năm 88-97: Triều đại Giáo Hoàng của thánh Clement I, người kế vị thứ 3 của thánh Phê-rô với tư cách Giám mục của Rô-ma, là một trong những Đức Cha Sứ Đồ (Apostolic Fathers). Lá thư thứ nhất của Ngài Clement cho tín hữu ở Cô-rin-tô, mà ngài đã được nhắc đến, được gửi bởi Giáo Hội Rô-ma tới Giáo Hội Cô-rin-tô, điều này cho thấy sự phân chia không đều trong cộng đồng Ki-tô giáo.
    Năm 95: Hoàng đế Domitian bách hại Ki-tô hữu, chủ yếu ở Rô-ma.

    Khoảng năm 100: Thánh Gio-an tông đồ và tác giả Phúc Âm chết, đánh dấu kết thúc thời kỳ các tông đồ và thế hệ đầu tiên của Giáo Hội.
    Vào giai đoạn cuối thế kỷ, Antioch (An-ti-ô), Alexandria và Ephesus (Ê-phê-sô) ở phía đông và Rô-ma ở phía Tây đã thiết lập các trung tâm cộng đồng Ki-tô giáo có tầm ảnh hưởng.

    Khoảng năm 107: Thánh Ignatius ở Antioch được tử đạo tại Rô-ma. Ngài là cây viết đầu tiên sử dụng biểu ngữ “Giáo Hội Công Giáo”
    Năm 107: Hoàng đế Trajan, trong một thư tay cho Pliny Người Em, thống đốc Bithynia, ra lệnh cho ông đừng truy lùng Ki-tô hữu nhưng hãy trừng phạt họ nếu họ bị tố giác ra ngoài công cộng và từ chối tôn kính các thần La-mã. Lá thư tay này tạo ra một kiểu mẫu cho các quan tòa La-mã để xử lý người Ki-tô hữu.
    Năm 117-138: Cuộc bách hại dưới triều hoàng đế Hadrian. Nhiều hoạt động tử đạo xảy ra trong thời kỳ này.
    Khoảng năm 125: Có sự phổ biến của các lạc thuyết, một sự kết hợp các yếu tố trong triết lý Plato và các tôn giáo thần thoại đông phương. Nó liên quan đến xác quyết rằng nguyên lý lý trí bí nhiệm tạo ra một sự thấu hiểu sâu hơn vào học thuyết Ki-tô giáo hơn là mạc khải thần thánh và đức tin. Một luận điệu lạc thuyết chối bỏ thần tính của Đức Ki-tô; các luận điểm khác chống lại tính thực tiễn về tính nhân văn của Ngài, xem đó chỉ đơn thuần là vỏ bọc (Lạc Thuyết Docetism, Phantasiasm).
    Khoảng năm 125: Rút phép thông công của ông Marcion, giám mục và lạc giáo, người xác quyết rằng có toàn bộ sự trái ngược và không có chút liên hệ nào giữa Cựu Ước và Tân Ước, giữa Thiên Chúa của người Do Thái và Thiên Chúa của người Ki-tô hữu; và thế là Sách Thánh chính tắc chỉ bao gồm các phần của Phúc Âm theo thánh Lu-ca và 10 lá thư của thánh Phao-lô. Chủ thuyết Marcion được kiểm duyệt ở Rô-ma vào năm 200 và bị kết án bởi một cộng đoàn tổ chức tại đó vào năm 260, thế nhưng lạc thuyết đó vẫn kéo dài vài thế kỷ sau ở Giáo Hội Đông Phương và có một chút dính líu vào cuối thời Trung Cổ.
    Khoảng năm 125: Thánh Polycarp, giám mục Smyrna và là môn đệ của thánh Gio-an tác giả Phúc Âm, chịu tử đạo.
    Khoảng năm 156: Xuất hiện lạc thuyết Montanus, một dạng tôn giáo quá khích do “tiên tri” Montanus khởi xướng. Giáo lý căn bản của nó là sự sắp xảy ra cuộc quang lâm lần thứ 2 của Chúa, phủ nhận thần tính của Giáo Hội và năng lực tha tội, và nền tảng đạo đức quá khắt khe. Lạc thuyết này, được rao giảng bởi Montanus người Phrygia và những người khác, bị kết án bởi thánh Giáo Hoàng Zephyrinus (199-217).
    Năm 161-180: Triều đại của Marcus Aurelius. Cuộc bách hại của ông, khởi phát khi xuất hiện một thảm họa tự nhiên, còn bạo lực hơn các cuộc bách hại của các hoàng đế trước ông.
    Năm 165: Thánh Justin, một cây viết Ki-tô giáo quan trọng thời kỳ đầu, chịu tử đạo tại Rô-ma.
    Khoảng năm 180: Thánh Irenaeus, giám mục Lyons và là một trong những nhà thần học tiên khởi vĩ đại, viết cuốn Adversus Haereses. Ngài phát biểu rằng cách giảng dạy và truyền thống của Tòa Thánh La Mã là chuẩn mực cho niềm tin.
    Năm 196: Tranh cãi về lễ Phục Sinh, liên quan đến ngày cử hành lễ--Một ngày Chủ Nhật, theo cách cử hành của Giáo Hội Phương Tây, hay vào ngày thứ 14 tháng Nisan (theo lịch người Do Thái gốc-Hip-ri), không phân biệt ngày thứ mấy trong tuần, theo cách cử hành của Giáo Hội Đông Phương. Cuộc tranh luận đã không giải quyết được vấn đề vào thời điểm này.
    Cuốn Didache, phiên bản hiện còn có niên đại từ thế kỷ thứ 2, là một bản ghi chép quan trọng về niềm tin Ki-tô giáo, cách thức và sự quản lý vào thế kỷ thứ nhất.
    Chữ la-tinh được đưa vào với vai trò là ngôn ngữ lễ nghi trong Giáo Hội Tây Phương. Các ngôn ngữ lễ nghi khác là Aramaic và Hy Lạp.
    Trường dạy giáo lý hỏi đáp ở Alexandria, có nền móng từ giữa thế kỷ này, đạt được ảnh hưởng không ngừng trong việc học giáo lý, giảng dạy và luận giải Kinh Thánh.
    Năm 202: Cuộc bách hại dưới triều hoàng đế Septimius Severus, người muốn thiết lập một tôn giáo đơn giản, chung trong đế quốc La Mã.
    Năm 202: Tertullian, một người tân tòng từ năm 197 và là một cây viết giáo sĩ vĩ đại đầu tiên bằng tiếng La-tinh, đã gia nhập nhóm Lạc giáo Montanists, ông chết năm 230.
    Năm 215: Cái chết của Clement xứ Alexandria, thầy dạy của Origen và là một người cha sáng lập Trường Học ở Alexandria.
    Năm 217-235: Thánh Hippolytus, giáo hoàng đối cử đầu tiên; Ngài được hòa giải với Hội Thánh trong lúc ngồi tù trong suốt cuộc bách hại năm 235.
    Năm 232-254: Origen thiết lập Trường Học ở Caesarea sau khi bị truất phế vào năm 231 khỏi chức vụ hiệu trưởng Trường Học Alexandria; ông chết vào năm 254. Là một học giả và cây viết đồ sộ, ông là một trong những nhà sáng lập của thần học hệ thống và đã áp dụng có ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều năm.
    Chữ ký của ViviPaul
    Nguyện xin Thần Khí Cha soi sáng con.
    Và nguyện xin Thánh Ý Cha được thể hiện nơi con nếu Người muốn.

  2. Có 7 người cám ơn ViviPaul vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com