Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Nỗi niềm nhân Ngày Nhà Giáo

  1. #1
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,638
    Cám ơn
    5,176
    Được cám ơn 7,780 lần trong 1,873 bài viết

    Default Nỗi niềm nhân Ngày Nhà Giáo

    Nỗi niềm nhân Ngày Nhà GiáoNhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  20.11.jpg
Lần xem: 205
Kích thước:  23.2 KB

    Trong văn học Trung Hoa, có câu “Nhất niên chi kế, mạc như thọ cốc, thập niên chi kế, mạc như thọ mộc, bách niên chi kế, mạc như thọ nhân.” Nghĩa là: “Kế hoạch cho một năm, không gì bằng trồng lúa, kế hoạch cho mười năm, không gì bằng trồng cây, kế hoạch cho trăm năm, không gì bằng trồng người.”

    Trồng người quả là khó ! Cần thời gian, cần chất lượng, cần kiên nhẫn và quan trọng nhất là có nền tảng giáo dục cho con người.

    Thế nhưng, thực trạng giáo dục ngày nay đã được lên tiếng không phải mới đây nhưng nhiều năm gần đây. Một nền giáo dục có vấn đề vẫn cứ oằn vai trồng người để rồi nhiều hậu quả kèm sau đó.

    Mới đây, một thầy giáo dạy Toán ở Hà Tĩnh làm một cuộc khảo sát nhanh với quy mô nhỏ của thầy để hiểu thêm về những hiểu biết của trò mình về các kỹ năng sống. Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy có gì đó đăng đắng từ miệng và cay cay từ hai hàng nước mắt khi suy ngẫm về giáo dục.

    Thầy đã làm một điều tra “xã hội học” nhỏ về học sinh một lớp chọn 12 của trường đang dạy.

    Kết quả khảo sát như sau :

    1.Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

    2.Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi “chó ngoi nác lụt” (Chó ngoi nước lụt – PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn “xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.

    3.Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát.

    4.Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

    5.Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

    6.Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.

    Bảng kết quả thật buồn và đáng suy gẫm.

    Qua bảng khảo sát, nhìn chung ta thấy các em thiếu kỹ năng sống nhưng điều đáng nói hơn nữa là kiến thức căn bản cũng chẳng ra chi.

    Thực tế là kiến thức bị nhồi nhét nhưng kết quả chẳng là bao.

    Một cô giáo gần nhà than phiền với tôi về thực tại việc giáo dục mà cô phải đối diện.

    Nhà trường có 2 sổ điểm : 1 giữ trong trường và 1 đưa cho phụ huynh. Sổ điểm đưa cho phụ huynh điểm thật thấp để ép con em đi học thêm, sổ để ở trường thật cao để báo cáo thành tích. Năm nào cũng lên lớp 100% nhưng thật sự khả năng thì quá yếu. Ngay cả giáo viên cũng không dám cho học trò của mình ở lại lớp vì bị cắt thi đua ???

    Thử hỏi giáo dục như thế thì giáo dục sẽ đi về đâu ?

    Vì chạy theo thành tích nên học thêm học bớt đủ thứ để rồi các em không còn thời gian để vui chơi, thời gian sống với xã hội, sống với gia đình của các em. Các em chỉ biết học và học để rồi những quy tắc ứng xử trong gia đình, phép xã giao bình thường không ít em cũng không biết.

    Và, hiện tại ta thấy nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát cảnh lao động chân tay) bằng cách mở thêm nhiều trường Cao Đẳng và Đại Học đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan.

    Thật là buồn cười khi một đất nước mà có hơn 70.000 cử nhân ra trường không có việc làm, điều này có phải là hoàn toàn lãng phí không? Một trong những chức năng cơ bản của giáo dục là “nâng cao dân trí”. Vậy thì khi mà 70.000 người được nâng cao cái “trí” thì tức là giáo dục đã có một phần công lao. Và tiền bỏ ra cho việc đó không phải hoàn toàn vô ích.

    Mới đây thật giật mình khi có ý tưởng xuất khẩu tiến sĩ ! Tiến sĩ của ta là tiến sĩ gì mà lại can đảm đi xuất khẩu !

    Theo khảo sát, sau khi tốt nghiệp cử nhân thì chỉ có 30% đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Số còn lại sẽ làm gì sau khi ra trường ? Thế nên hiện tượng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học không phỉa là điều khó hiểu.

    Chuyện lạ vừa xảy ra khi Bộ giáo dục viết bộ sách giáo khoa : người ta vừa cầm còi vừa chơi bóng. Làm như thế, không biết bao nhiêu hệ lụy sẽ đổ dồn trên con cháu.

    Gọi là mừng ngày nhà giáo Việt Nam nhưng còn điều gì đó đượm buồn với nền giáo dục hiện tại của nước nhà.


    Micae Bùi Thành Châu
    Chữ ký của Caohuong



  2. Có 3 người cám ơn Caohuong vì bài này:


  3. #2
    Yến Châu's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2010
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: có chỗ đặt lưng là OK
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 785
    Cám ơn
    1,974
    Được cám ơn 5,867 lần trong 776 bài viết

    Default

    Bài này đáng hưởng like!!!!!! 100000000 ..... lần!
    Trăn trở của người thầy còn chút tâm huyết ( thứ mà bị coi là khùng và đã sắp tuyệt chủng hết!) làm chúng ta tự xét lại việc giáo dục con cái của xã hội chúng ta. Môi trường xã hội có vẻ không còn an toàn lắm cho chúng, và chúng tự thích nghi một cách đáng ngại!
    Chữ ký của Yến Châu
    Em đang đi họp! Và chắc là còn phải họp dài dài!

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    Yến Châu's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2010
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: có chỗ đặt lưng là OK
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 785
    Cám ơn
    1,974
    Được cám ơn 5,867 lần trong 776 bài viết

    Default

    Người Do Thái dạy trẻ thành người tử tế như thế nào?




    Với trẻ Do Thái, nhờ chăm đọc sách gắn với tìm hiểu thực tế nên các em luôn được học đi đôi với thực hành, vừa học vừa giải trí nên cảm thấy thoải mái và hứng thú học tập- Ảnh minh họa

    Cần giáo dục theo hướng để trẻ tự lập, có phương pháp học gắn với kỹ năng sống, luôn tư duy theo cách đặt câu hỏi để tìm hiểu… là những bí quyết được chia sẻ trong buổi hội thảo về phương pháp dạy con của người Do Thái, diễn ra ngày 15.11 tại Khoái Châu (Hưng Yên).

    Đây là hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, với sự tham gia của các chuyên gia người Do Thái quốc tịch I-xra-en, ngành giáo dục đào tạo Hưng Yên cùng cán bộ giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn huyện Khoái Châu.Tại hội thảo, các chuyên gia người Do Thái đã bật mí những phương pháp và cách làm hay trong giáo dục con trẻ.Theo ông Mordicai Nadav: Đối với người Do Thái ở I-xra-en, gia đình là môi trường đầu tiên để hình thành nhân cách trẻ; không nên áp đặt tư tưởng ông bà, cha mẹ và thầy cô luôn đúng, không phân biệt và quan niệm "người lớn dạy trẻ con" mà phải bình đẳng "trẻ con và người lớn luôn có sự học hỏi lẫn nhau".Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi biết trước bố mẹ hoặc biết hơn, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt hay ép buộc, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.Bà Phạm Thị Kim Hoa, người đã từng sinh sống với người Do Thái tại I-xra-en chia sẻ: Phương pháp dạy trẻ thành người tử tế của người Do Thái là "dùng lời nói, không dùng hành động" chứ không theo lối "thương cho roi vọt" của truyền thống người Việt.Mặt khác, cần để trẻ tự lập biết làm việc nhà ngay từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi; khi trẻ ngã hãy để trẻ tự đứng dậy, không bao bọc làm thay con mọi việc, cần khích lệ để con tự phục vụ bản thân.

    Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi biết trước bố mẹ hoặc biết hơn, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt hay ép buộc, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.

    Nhà trường cũng như gia đình cần đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách để trở thành người có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.Điều mà người Do Thái đặc biệt quan tâm là khuyến khích con trẻ chăm đọc sách cùng nhau để cùng suy nghĩ, trao đổi, phân tích các nội dung trong sách. Trong cuộc tranh luận luôn luôn đặt câu hỏi "tại sao" để đi đến tận cùng vấn đề. Qua đó nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức chủ động, có tư duy sáng tạo luôn tìm tòi cái mới trong thực tế.Trong khi đó, học sinh Việt Nam hiện mới chỉ chú ý về môn học trên lớp với vốn kiến thức hạn hẹp, thụ động.Với trẻ Do Thái, nhờ chăm đọc sách gắn với tìm hiểu thực tế nên các em luôn được học đi đôi với thực hành, vừa học vừa giải trí nên cảm thấy thoải mái và hứng thú học tập, được trang bị kiến thức, có sự hiểu biết tránh được những sai lầm và không vi phạm luật pháp. Đây sẽ là chìa khóa để các em thành công trong cuộc sống. Song trong bối cảnh xã hội đầy biến động và phức tạp hiện nay, việc giáo dục con trẻ luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài.
    Theo TTXVN

    Chữ ký của Yến Châu
    Em đang đi họp! Và chắc là còn phải họp dài dài!

  6. Có 2 người cám ơn Yến Châu vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com