|
Nghệ thuật Giảng dạy Đức Tin
(Dành cho GLV)
Thiên Chúa Cha dạy con cái Ngài thế nào? Con cái thế nào thì Ngài chấp nhận chúng như thế, và Ngài làm việc để giải thoát chúng khỏi tội lỗi và kéo chúng lại với chính Ngài. Thiên Chúa cha hoạt động qua các biến cố của cuộc sống từng người để tỏ Mình ra và để thiết lập một cam kết yêu thương chung thủy với người đó.
Cách giáo dục hay nghệ thuất giảng dạy của giáo lý viên phải bắt chước cách giáo dục của Thiên Chúa. Giáo lý viên phải giúp người học giáo lý nhìn thấy bàn tay Thiên Chúa hoạt động trong các biến cố của cuộc đời. Qua môn giáo lý, học viên hiểu thâm sâu giá trị của mối liên hệ của mình đối với Thiên Chúa.
Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta cụ thể hóa nghệ thuật giảng dạy của Thiên Chúa Cha. Các môn đệ cảm nghìệm trực tiếp giáo huấn của Ðức Kitô qua lời nói và việc làm của Người. Các ngài đã cho chúng ta một hình ảnh về cách giảng dạy của Người trong Tin Mừng. Những điểm sau đây về cách giảng dạy của Người được thấy rõ trong Tin Mừng.
Chúa Giêsu luôn đón nhận những người khác, nhất là người nghèo và người tội lỗi, "như những người được Thiên Chúa thương yêu và tìm kiếm" (Sách Chỉ Dẫn Chung về Giáo Lý, Số 140).
Chúa Giêsu luôn trình bày chân lý và tình yêu của Thiên Chúa Cha cách trung thực.
Người luôn bày tỏ một tình yêu nhạy cảm và mạnh liệt để giúp người khác thắng tội lỗi, và tôn trọng cùng nuôi dưỡng sự sống;
* Người luôn mời gọi và thúc giục người khác để có "một cách sống được trợ lực bởi đức tin vào Thiên Chúa, bởi niềm hy vọng vào Vương Quốc và bởi bác ái với tha nhân" (Ibid.).
* Người dùng tất cả mọi phương tiện truyền thông giữa người với người, thí dụ, "lời nói, sự im lặng, ẩn dụ, hình ảnh, thí dụ, và nhiều dấu khác nhau." (Ibid.).
Ki Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ theo Người với hết trí khôn và tâm hồn, Người truyền lại cho các ông nghệ thuật giàng dạy của Người như là phương thức căn bản để chia sẻ trọn vẹn sứ vụ của Người.
Ðến lượt Hội Thánh cũng theo nghệ thuật giảng dạy của Thiên Chúa Cha và Ðức Chúa Giêsu Kitô. Theo một nghĩa nào đó, trọn đời sống của Hội Thánh là một cuộc giáo dục về ÐứcTin.Như chúng tôi nói, Hội Thánh là Mẹ và là Thầy. Trải qua nhiều kỷ nghuyên Kitô, chúng ta tìm thấy sự phong phú của sư phạm giáo lý trong Hội Thánh: đời sống của các thánh và của các giáo lý viên; những cách sống đức tin Kitô và truyền thông đức tin cho tha nhân khác nhau, thí dụ như sách giáo lý, và những tập tài liệu đầy những phương pháp thực thi và bài học giáo lý.
Nghệ thuật giảng dạy của Thiên Chúa Cha được tìm thấy trong tác động của Chúa Thánh Thần nơi học viên hướng dẫn và đưa họ lại gần Ðức Chúa Cha qua việc trở nên mỗi ngày một giống Thiên Chúa Con, Ðức Chúa Giêu Kitô của chúng ta. Cứu cánh của tất cả việc dạy giáo lý là sự hiệp thông sâu xa hơn với Thiên Chúa Cha được đạt tới nhờ trở nên giống Ðức Kitô mỗi ngày một hơn. Học viên trở nên giống Ðức Kitô hơn tùy theo mức độ đáp trả các sư thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong họ. "Vì lý do này," Sách Chỉ Dẫn Chung về Giáo Lý kết luận, "không thể là thầy dạy nào về đức tin nếu không phải là những người môn đệ tin chắc và trung thành của Ðức Kitô và của Hội Thánh Người." (Số 142).
Nghệ thuật dạy về đức tin, theo gương Thiên Chúa, có những đặc điểm sau:
* nó giúp học viên trong mối liên hệ với Thiên Chúa mà qua đó Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi tội lỗi và giải thoát chúng ta để chúng ta yêu mến Ngài và tha nhân; nghệ thuật giảng dạy đứctin nhấn mạnh việc Thiên Chúa tự nguyện bắt đầu trong việc thương yêu chúng ta, phẩm giá của con người như kẽ lãnh nhận tình yêu Thiên Chúa và sự đáp trả lại tình yêu mà sự bắt đầu của Thiên Chúa đòi hỏi con người;
* nó tôn trọng mầu nhiệm hiệp thông của Thiên Chúa Cha với nhân loại: nguồn gốc thần thiêng của nó và việc thích ứng cách diễn tả cho phù hợp vời hoàn cảnh của mỗi người và văn hóa. (Ibid,., Số 143)
* nó quý trọng kinh nghiệm của Ðức Tin trong Hội Thánh;
* "nó bắt ngồn trong các liên hệ giữa người với người và làm cho nó thành của mình qua tiến trình đối thoại." (Ibid);
* nó dùng những dấu hiệu, nối liền lời nói và việc làm, việc giảng dạy và kinh nghiệm;
* nó diễn tả "tình yêu vô tận của Thiên Chúa" và tìm thấy năng lực ở đó.
Tóm lại, nghệ thuật dạy giáo lý chú tâm đến việc làm cho người thụ huấn lớn lên trong việc nên giống Ðức Kitô, với Chúa Thánh Thần là Ðấng Trợ Giúp và Hướng Dẫn. Nhờ làm thế, nghệ thuật dạy về đức tin là nghệ thuật giúp người khác trờ về cùng Thiên Chúa Cha trong tình yêu và sự thánh thiện của đời sống.
Việc dạy giáo lý được thực thi bởi những con người dùng những phương tiện loài người, nhưng lại là một sự tham gia vào sứ mệnh cứu độ của Ðức Kitô, và hành động cứu độ của Thiên Chúa Cha. Cho nên, các giáo lý viên phải ý thức là họ trình bày chân lý đức tin, chứ không phải tư tưởng riêng của mình hay một hệ thống tư tưởng nào đó. Các giáo lý viên sẽ dùng một nghệ thuật giảng dạy cho phép họ đẩy mạnh việc gắn bó học viên hoàn toàn với Thiên Chúa và nội dung của sứ điệp Kitô làm cho việc gắn bó hoàn toàn với Thiên Chúa có thể thực hiện được. Họ cũng giúp các học viên phát trìển về mọi phương diện của đức tin: sự hiểu biết, cầu nguyện, và phụng tự, cùng đời sống nhân đức. Sau cùng, giáo lý viên giúp học viên biết dâng mình cho Thiên Chúa, nhất là trong "ơn gọi mà Chúa mời gọi họ." (ibid., số 144). Về điểm này, việc dạy giáo lý là nguyên tắc cơ bản cho việc tông đồ ơn gọi mà qua đó Hội Thánh giúp các người trẻ biết ơn gọi của mình trong cuộc đời và nắm lấy nó với cả con người của mình.
Ðể kết luận, việc dạy giáo lý tìm cách bắt chước phương pháp sưphạm của Thiên Chúa Cha là đấng tìm cách liên lạc với con cái của Ngài qua những kinh nghiệm khác nhau trong đời sống họ. Thách thức lớn nhất của việc dạy giáo lý là tìm phương tiện truyền thông hoàn toàn kính trọng chân lý của đức tin và hoàn cảnh cụ thể của học viên. Nhờ làm thế, việc dạy giáo lý giúp học viên biến đời sống họ thành một món quà tình yêu chân thành và tinh tuyền cho Thiên Chúa Cha và tha nhân.
Sự Ða Dạng của Các Phương Pháp
Trong việc giảng dạy đức tin, Hội Thánh không dùng một phương pháp nào duy nhất nhưng dùng nhiều phương pháp khác nhau miễn là chúng phù hợp với phương pháp sư phạm của Thiên Chúa, nghĩa là ldính liền với tín điều về đức tin được giảng dạy. Qua nhiều kỷ nguyên Kitô, nhiều phương pháp khác nhau đã được dùng tuỳ theo năng khiếu của cả giáo lý viên lẫn học viên. Dù dùng phương pháp nào thì mục đích của việc dạy giáo lý luôn luôn là một: giáo dục học viên về đức tin.
Liên Hệ Giữa Phương Pháp và Nội Dung
Nếu việc dạy giáo lý phải đúng với cả Lời Thiên Chúa lẫn học viên, thì nội dung và phương pháp của việc`dạy giáo lý phải liên hệ với nhau cách chu đáo. Thật là sai lầm khi cho rằng phương pháp không liên hệ gì đến nội dung của đức tin được truyền đạt. Cách truyền đạt đức tin phải "đầy đủ đối với bản chất của thông điệp, nguồn gốc và ngôn ngữ của nó, với hoàn cảnh cụ thể của cộng đoàn giáo hội cũng như hoàn cảnh riêng củ người tín hữu mà việc dạy giáo lý nhắm đến."(Sách Chỉ Dẫn Chung về Giáo Lý,số 149a).
Một phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử lâu dài của môn giáo lý và ngày nay. Ðó là phương pháp tài liệu trình bày về Thánh Kinh, Kinh Tin Kính, Phụng Vụ và chính Hội Thánh. Nó là phương pháp có thể xử dụng hữu hiệu phương tiện truyền thông đại chúng.
Phương Pháp Tổng Hợp và Phân Tích
Khi nói về phương pháp dạy giáo lý, người ta thường dùng từ tổng hợp (quy nạp) và phân tích (suy diễn). Qua phương pháp tổng hợp, các dữ kiện (lịch sử cứu độ, các nghi thức phụng vụ, lịch sử Hội Thánh, và các biến cố hiện đại) được trình bày để tìm ra sự liên hệ giữa chúng và mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài cho chúng ta. Phương pháp này đôi khi được gọi là phương pháp "sứ điệp Tin Mừng" vì nó rất phù hợp với việc trình bày chương trình cứu độ chúng ta của Thiên Chúa. "Sứ điệp Tin Mừng" do chữ "rao giảng" của Hy Lạp mà ra. Qua phương pháp sứ điệp Tin Mừng, các biến cố cứu độ, trước hết được rao giảng, rồi được đem áp dụng vào cuộc sống thường nhật.
Phuơng pháp phân tích cố gắng trình bày các dữ kiện và giải thích chúng theo căn nguyên của chúng. Nó không trái ngược với phương pháp tổng hợp, nhưng trong việc dạy giáo lý nó có thể có kết quả tốt khi dùng chung với phương pháp tổng hợp. Sau cùng, Mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài là sáng kiến của Ngài, và không thể hiểu được chỉ nhờ lý trí con người.
Kinh Nghiệm Con Người trong Huấn Giáo
Vị trí của kinh nghiệm con người trong việc dạy giáo lý phải được nghiên cứu và lượng giá cẩn thận. Việc dạy giáo lý phải giúp học viên trở nên ý thức hơn về những cảm nghiệm của họ và lượng giá chúng dựa theo ánh sáng của giáo huấn Hội Thánh. Nếu không, sẽ không giúp gì được các học viên để sống một đời sống có trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa.
Kinh nghiệm giúp cho người ta hiểu được các giáo thuyết đức tin. Chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu dùng những kinh nghiệm khác nhau để dạy chân lý Tin Mừng thế nào. Ðối với những kinh nghiệm cá nhân, đó là nơi mà Thiên Chúa tự tỏ mình ra cho chúng ta, ngay như việc Ngài tỏ mình cách hoàn hảo qua việc Thiên Chúa Con mặc lấy bản tính nhân loại của chúng ta. Giáo lý viên có nhiệm vụ trọng đại trong việc giúp học viên nhìn đến những king nghiệm sống hằng ngày qua nhãn quan của Tin Mừng và giáo huấn Hội Thánh. Chỉ khi đó việc dạy giáo lý sẽ đưa đến một đời sống Kitô sâu xa hơn.
Vai Trò của Trí Nhớ trong Việc Dạy Giáo Lý
Qua việc dạy giáo lý, Hội Thánh truyền lại ký ức sống động của mình. Trí nhớ giúp học viên thích ứng vào chính con người của mình chân lý đức tin. Phải nhớ những gì? -- Những công thức tín lý chính yếu là ngôn ngữ và văn hóa chung của tất cả mọi tín hữu. Hẳn nhiên là những công thức này sẽ được ghi nhớ cách hiệu quả nhất sau khi các giáo thuyết liên hệ đã được trình bày cặn kẽ. Xen kẽ vào những công thức tín lý, cũng cần phải nhớ những câu Kinh Thánh chính yếu, những kinh nguyện quan trọng trong Phụng Vụ Thánh và những king nguyện Công Giáo thông thường (Làm Dấu Thánh Giá, Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Ăn Năn Tội...).
Sách Chỉ Dẫn Chung về Giáo Lý nói đến việc nhớ những công thức như những bông hoa được lớn lên trong phạm vi hiểu biết đức tin cách sâu đậm hơn. Những công thức được ghi nhớ phải nhắc lại những kinh nghiệm cá nhân và cộng đoàn liên quan đến những công thức này.
Vai Trò của Giáo Lý Viên
không phương pháp nào có thể thay thế việc phục vụ của các giáo lý viên. Người giáo lý viên đem đến cùng phương pháp các ơn Chúa Thánh Thần, là một đời sống thiêng liêng và một nhân chứng của các nhân đức. Giáo lý viên là một dụng cụ quan trọng mà nhở đó Lời Chúa đến với chúng ta. Vì thế, "viễn tượng văn hóa, điều kiện xã hội, và cách sống" của giáo lý viên "không thể là một trở ngại trên hành trình đức tin." (Sách Chỉ Dẫn Chung về Giáo Lý, số 156b). Một giáo lý viên tốt sẽ ý thức một cách sắc bén nhu cầu nuôi dưỡng chính đức tin của mình qua việc họ hỏi, và trên hết, là cầu nguyện. Không cần phải nói thì liên quan cá nhân giữa giáo lý viên và người được giáo hoá sẽ có một ảnh hường tích cực và sâu đậm.
Sự Tham Gia Tích Cực của Học Viên
Ðể việc dạy giáo lý đạt được mục đích cao quý tối hậu, là sự hiểu biết và lòng yêu mến Thiên Chúa sâu đậm, thì người thụ huấn phải được mời gọi và khuyến khích đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa dành cho họ một cách linh động. Một ít hình thức tích cực tham gia của học viên vào việc dạy giáo lý là: cầu nguyện, các việc phụng tự chung, tham dự các Bí Tích khác, các công việc liên quan đến công lý và hoà bình, đời sống nhân đức. Việc dạy giáo lý phải giúp học viên sống những gì họ đang học.
Cộng Ðoàn và Nhóm trong Việc Dạy Giáo Lý
Cộng đồng các tín hữu đương nhiên là "một điểm cụ thể liên quan đến hành trình đức tin của mỗi cá nhân." (ibid. số 158). Các người được dạy giáo lý nhìn vào cộng đoàn để tìm thấy bằng chứng về chân lý đức tin. Trong liên quan với cộng đoàn, cũng cần có những tiếp xúc giữa "người với người" trong vài lãnh vực chính của đời sống Kitô của chúng ta.
Nhóm có thể giúp nhiều trong việc học hỏi đức tin. Ðối với trẻ em, các nhóm giúp trong việc giao tiếp. Nhóm cũng giúp phát triển cá nhân của trẻ em. Cuối cùng, toàn bộ học hỏi đức tin tỏ bày nhiệm vụ mà chúng ta như một thân thể chia sẻ việc cứu độ thế gian.
Những Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội
Ðối với nhiều người, phương tiện truyền thông là "phương tiện chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và khuyến khích các hành vi cá nhân, gia đình và trong xã hội nói chung." (Ibid, Số 160). Cho nên, việc dùng các phương tiện truyền thông (truyền hình, truyền thanh, báo chí, thu băng, thu hình và máy thubăng, máy phát đĩa nhỏ,...) phải được dùng chung với bất cứ phương pháp nào trong việc dạy giáo lý. Có những phương tiện truyền thông đắt tiền, nhưng nếu nhiều giáo xứ chung nhau, thì giá đắt thà nh phải chăng.
Việc dùng các phương tiện truyền thông phải được đặt nền tảng trên kiến thức, khả năng và sửa soạn. Về phương diện này, thách đố lớn nhất là làm cho nền văn hóa tạo nên bởi các phương tiện truyền thông được thấm nhuần chân lý của đức tin.
Các chuyên gia truyền thông nên được khuyến khích để dùng tài năng của họ trong việc trình bày Tin Mừng. Các gia đình phải được giúp đỡ để dùng các phương tiện truyền thông mà xây dựng đời sống gia đình, tránh dùng truyền thông mà công kích gia đình. Các người trẻ được lớn lên với những phương tiện truyền thông hiện đại, và chịu ảnh hưởng nhiều bởi chúng phải được giúp đỡ để dùng chúng một cách hữu hiệu giúp các em lớn lên trong đức tin và thi hành đức tin
St Internet
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|