Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn Nhạc sỹ MICAE Nguyễn Văn Xuân được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng, vui vẻ vô cùng. Amen. dvtung nhắn với Gia đình TCVN: Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu - Xin cứu rỗi Linh hồn Micae Nguyễn Văn Xuân ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Quyền được chết

  1. #1
    MyNick3D's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Peter
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 57
    Cám ơn
    37
    Được cám ơn 235 lần trong 49 bài viết

    Cool Quyền được chết

    Quyền được chết

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Quyền được chết, hoặc "tự sát êm ái", là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn của con người cụ thể để tìm đến cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoái khỏi đau khổ, bệnh tật hoặc các lý do khác. Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là một hành vi chọn cái chết của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát.

    Mục lục

    Tổng quan

    Quyền được chết ban đầu xuất hiện gắn liền với khái niệm cái chết êm ái. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạpeuthanatos. Trong đó, eu là tốt và Thanatoschết. Biểu hiện ban đầu của cái chết êm ả chính là trợ tử, xuất hiện đầu tiên trong lời thề Hippocrates và sau đó bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sỹ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người sắp chết thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
    Quyền được chết đang là một khái niệm được bàn cãi. Về tổng quan, các quyền của con người – nhân quyền như quyền được sống, quyền tự do, quyền chính trị pháp lý… được quy định trong Hiến pháp nhiều nước, còn quyền nhân thân đối với những con người cụ thể được quy định trong Luật dân sự, còn các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Trên thế giới chưa có văn bản pháp luật nào cũng như chưa có quốc gia nào công nhận "quyền được chết" mà chỉ có một số văn bản pháp luật ở một vài quốc gia cho phép sử dụng an tử trong một vài trường hợp nhất định.
    Quyền được chết được nhắc tới từ lâu nhưng hiện tại, chỉ có một số ít nước hợp pháp hóa nó với tư cách là quyền lựa chọn của bệnh nhân. Nếu chưa được công nhận về mặt pháp luật, một người thực hiện hành vi nhằm hiện thực hóa quyền được chết (trợ giúp tự tử, thực hiện trực tiếp đưa bệnh nhân chết... sẽ bị quy vào một số tội: giết người, giúp người khác tự sát, không cứu giúp người bị nạn…
    Một số ý kiến cho rằng việc kết thúc nhanh sự sống rõ ràng là một cách để làm giảm sự đau khổ của người bệnh, tránh đau khổ cho bệnh nhân bằng cách rút ngắn cuộc sống một cách có chủ đích.[1] Một số ý kiến khác cho rằng việc bảo vệ mạng sống và làm giảm đau khổ là nhiệm vụ chính của các trại tế bần, Nhiều người phản đối vì cho rằng con người không có quyền can thiệp vào sự sống chết của người khác (trừ khi đó là tội phạm đã bị toà tuyên án tử hình). Mọi sự can thiệp hay giúp đỡ để người bệnh được chết đều phải bị coi là giết người,[2] Các nhà thờ Công giáo Roma kịch liệt phản đối phương pháp này vì hành vi trợ giúp tự sát được coi là sự xem thường giá trị của sinh mệnh con người.[3]
    Do những tranh cãi gay gắt về đạo đức và lo ngại những hệ quả xấu do việc trợ tử gây ra, tính đến năm 2015, trong tổng số 221 nước trên thế giới, chỉ có 3 nước cho phép trợ tử bệnh nhân là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan[4] Ngoài ra có Thụy Sĩ, Argentina, 5 bang ở Mỹ (Washington, Oregon, Vermont, New Mexico và Montana) cho phép bệnh nhân tự nguyện dừng điều trị để tự tìm cái chết nhưng cấm mọi người khác (kể cả người thân và bác sĩ) gợi ý, kê đơn hoặc cung cấp phương tiện cho họ tự sát (nếu cung cấp thì vẫn sẽ bị xử lý hình sự).
    Năm 2014, tòa án tỉnh Quebec (Canada) từng cho phép trợ tử nhưng năm 2015, tòa án tối cao nước này đã bác bỏ phán quyết này do nó vi phạm Điều 7 Hiến chương về quyền và tự do và Điều 14 Luật hình sự, theo đó nghiêm cấm mọi hành vi tước đoạt sinh mạng người khác mà không có phán quyết của tòa án[5]

    Hậu quả về pháp lý và xã hội


    Việc chấp nhận quyền được chết sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường trước về pháp luật và xã hội, ví dụ như:
    • Hậu quả về pháp luật:
      • Con cháu bệnh nhân sẽ thông đồng với bác sĩ để sửa bệnh án, hoặc cưỡng ép ông bà, cha mẹ bị bệnh ký vào giấy an tử nhằm thi hành "án tử" với ông bà, cha mẹ mình để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc để tranh giành tài sản. Trong trường hợp này, luật an tử lại là công cụ tiếp tay cho hành vi giết người có chủ đích, cổ súy hành vi và tư tưởng bất hiếu trong xã hội.
      • Một số trường hợp sẽ lợi dụng quyền được chết và những sơ hở của pháp luật để tiến hành giết người có chủ ý mà không sợ bị trừng phạt (ví dụ: dùng vũ lực hoặc tình trạng không tỉnh táo của bệnh nhân để ép họ ký vào giấy đề nghị an tử).
      • Một số người bệnh sẽ tự chọn cái chết (dù bệnh có thể chữa khỏi) để trốn tránh những khoản nợ hoặc để gian lận bảo hiểm.
      • Một số bác sỹ thiếu y đức sẽ dùng quyền được chết để "loại bỏ" những bệnh nhân không có tiền chi trả viện phí hoặc những bệnh nhân từng có thù oán với họ. Ngược lại, nhiều bác sỹ sẽ không bao giờ dám trợ tử bệnh nhân vì lương tâm nghề nghiệp hoặc sợ bị người thân bệnh nhân trả thù.
      • Tại Hiến pháp các nước đa số đều quy định sinh mạng con người là bất khả xâm phạm, chỉ có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc tòa án tuyên án tử hình. Nếu thi hành quyền được chết sẽ là mâu thuẫn với hiến pháp (người này có thể tước đoạt sinh mạng người khác mà không cần tòa án xét xử).
    • Hậu quả về y tế:
      • Nhiều trường hợp người bệnh có thể hồi phục một cách kỳ diệu ngoài dự đoán của y học (ví dụ như đột ngột tỉnh dậy sau nhiều năm hôn mê) hoặc bệnh đó sẽ được tìm ra cách chữa trong tương lai gần, nếu áp dụng quyền được chết thì bệnh nhân không còn cơ hội chữa trị sau này, đó sẽ là vô tình giết hại một mạng người.
      • Có những trường hợp bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng bệnh, nếu áp dụng quyền được chết thì cũng sẽ là vô tình giết người.
      • Việc thi hành trợ tử sẽ dẫn tới nhiều bệnh nhân không còn tinh thần đấu tranh với bệnh tật, nhiều người sẽ chỉ muốn chết sau một vài nỗi đau đớn (dù cơ hội cứu chữa cho họ vẫn còn). Việc chữa trị do đó sẽ sụt giảm hiệu quả do tinh thần người bệnh bị buông xuôi.
      • Ngành điều dưỡng y tế có hẳn một bộ phận trợ giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn và có thêm hy vọng chiến thắng bệnh tật. Nếu cho phép áp dụng quyền được chết sẽ gây ra sự khó khăn và trì trệ trong lĩnh vực này.
    • Hậu quả về đạo đức và xã hội:
      • Việc ký vào giấy an tử đối với người bệnh sẽ để lại di chứng tâm lý (day dứt, hối hận) đối với những người thân còn sống. Nếu những người thân của họ bất đồng về việc an tử người bệnh (người đồng ý, người không đồng ý) sẽ rất dễ dẫn tới sự rạn nứt tình cảm gia đình, căm hận, thậm chí trả thù lẫn nhau sau này.
      • Việc cho phép trợ tử có thể làm "bình thường hóa" suy nghĩ của xã hội về việc tự sát (rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tắc cá nhân mà không cần quan tâm đến nỗi đau của người thân), từ đó vô tình cổ súy nạn tự sát trong xã hội. Nhiều người dù không bị bệnh nan y nhưng chỉ cần cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, tình cảm... đã vội đi tìm cách tự sát, khiến tỷ lệ tự sát trong xã hội tăng lên (điều này càng dễ xảy ra ở những nước nghèo có hệ thống an sinh xã hội kém).
    Trong Phật giáo

    An tử thường bị phản đối trong mọi nền luân lý tôn giáo lớn, như Phật giáo;[6][7] và điển hình là Công giáo Rôma phản đối mọi hình thức an tử.[8][9]
    Trong giới luật của Phật giáo, đức hiếu sinh luôn được đề cao, do vậy tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, khi Ngài đang ngụ tại Tỳ-xá-li (Vaiśāli), có một Tỳ kheo bị bệnh nặng, lâu ngày rồi mà điều trị không lành. Thầy Tỳ-kheo bệnh nói với người chăm sóc mình: "Thế thì phải làm sao? Tôi cũng chán ngán nỗi đớn đau này, không thể chịu đựng được nữa. Nếu thầy giết tôi thì tốt lắm". Tỳ-kheo nuôi bệnh đáp: "Thầy chỉ cầu được sống không muốn chết, chứ nếu muốn chết thì có thiếu gì cách để chết". Sau đó, Tỳ-kheo bị bệnh đã tự sát. Đức Phật Thích Ca biết được sự việc ấy, Ngài cho gọi thầy Tỳ-kheo chăm sóc người bệnh đến và quở trách: "Ông không từng nghe Như Lai dùng vô số phương tiện khen ngợi những người sống phạm hạnh, có thân từ ái, miệng từ ái, tâm từ ái, và khuyên cúng dường cung cấp cho họ những thứ cần thiết hay sao? Nay vì sao ông lại mở miệng ca ngợi sự chết? Điều đó là phi pháp, phi luật, không đúng lời ta dạy, không thể dùng việc này để nuôi lớn thiện pháp".[10]
    Luận điệu cỗ vũ cho việc hợp pháp hoá tự tử là: việc tự nguyện đi tìm cái chết là một vấn đề do cá nhân tự chủ và tự quyết định. Nếu có một cá nhân nào muốn tìm cái chết như là một giải pháp hợp lý để chấm dứt đau đớn, nên cho phép họ làm điều đó, hay giúp họ làm điều đó để chấm dứt đau đớn. Đối với giáo pháp Phật giáo, cách suy nghĩ này là thiển cận và sai lầm. Chết không phải là chấm dứt, và đau khổ sẽ không chấm dứt sau khi chết, mà vẫn tiếp tục cho đến khi nào giải được tất cả Ác nghiệp, người bệnh dù tự sát vẫn phải tiếp tục chịu đau đớn trong kiếp sau chứ không thể nào trốn tránh được. Việc tự giết mình - hay giúp người khác tự tử - không thể giúp trả cho hết Ác nghiệp, mà chỉ sinh ra Ác nghiệp mới cho bản thân và xã hội mà thôi. Tự sát tạo Ác nghiệp cho mình, giúp tự sát tạo Ác nghiệp cho xã hội, Ác nghiệp cứ chất chồng thì sẽ đến ngày chính xã hội phải gặt lấy Ác quả: cha mẹ muốn ông bà bệnh tật phải tự sát để đỡ "gánh nặng", rồi đến đời con cháu cũng sẽ học theo mà làm vậy với cha mẹ, tất cả chỉ muốn đưa người thân bệnh tật vào cửa tử để đỡ tốn công chăm sóc. Dần dần qua vài thế hệ thì cả xã hội sẽ quên đi thế nào là đức hiếu sinh, đạo hiếu nghĩa mà Phật đã dạy.
    Vì lẽ Nhân-Quả đó, Đức Phật dạy: Nếu một người bệnh đang chờ chết, nếu có một cơ hội nào để cho họ hoặc người thân có những ý nghĩ an lành và đạo đức, thì vẫn phải cố cho họ sống thêm dù chỉ thêm 5 phút, bởi 5 phút đó đủ để vãng sinh một vong linh và gieo thêm mầm Thiện nghiệp cho xã hội.
    • Đặc điểm
      Quyền được chết được hiểu là phải bao hàm sự tự nguyện gồm tự nguyện được thực hiện cái chết êm ả khi còn tỉnh táo, có thể biểu lộ ý chí cá nhân của mình hoặc tự nguyện chỉ định người đại diện cho mình trong trường hợp lúc rơi vào giai đoạn không ý thức, không biểu lộ được ý chí. Người này sẽ có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc chữa bệnh của bệnh nhân.
    • Chủ thể có quyền này đa phần cần là người đã thành niên và đang chịu sự đau đớn kéo dài do bệnh tật hoặc tai nạn, mục đích của quyền được chết là giúp người bệnh được kết thúc cuộc sống một cách nhanh nhất theo mong muốn.
    • Quyền này có thể được thực hiện thông quá chính người đó hoặc người đại diện.
    Cách thức thực hiện trong y học gồm:
    • Cách chủ động: Bác sĩ trực tiếp gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân (tiêm thuốc…)
    • Cách bị động: Không điều trị, theo đó bác sỹ ngưng mọi biện pháp kéo dài sự sống đối với bệnh nhân (rút ống dẫn, rút bình ô xy…).
    • Chết dưới sự trợ giúp của bác sỹ: Bác sĩ chỉ cho cách để chết và đó chỉ là sự tư vấn, người bệnh tự rút ống dẫn… Bác sỹ không trực tiếp thực hiện hành vi mà chỉ là trợ giúp.
    Trên thế giới

    Tính tới năm 2015, trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 3 quốc gia chấp nhận việc trợ giúp tự tử là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan.

    Châu Âu


    Tại Hà Lan, việc hợp pháp hóa việc tự tử với sự trợ giúp của bác sĩ, và đến năm 2002 chính thức cho phép an tử. Cũng trong năm 2002, Bỉ cho phép việc tự tử được bác sĩ trợ giúp. Tại Áo, một tỉnh ở nước này đã thông qua Luật an tử năm 1995 cho đến khi Quốc hội Áo quyết định bãi bỏ luật này năm 1997, tại Anh, mặc dù cấm an tử nhưng thái độ đối với các bác sĩ trợ giúp an tử trong một số trường hợp cũng không quá gay gắt.[1][11]
    Tại Ý, từng diễn tra tranh cãi cay gắt về quyền được chết, sau vụ việc cô Eluana Englaro qua đời do bệnh viện rút ống cung cấp thức ăn khỏi người cô. Englaro đã sống thực vật từ năm 1992 sau một tai nạn giao thông. Tuy vậy Tòa thánh Vatican đã phản ứng gay gắt. Ý là nước không cho phép cái chết êm ái, bệnh nhân được quyền từ chối chữa trị nhưng không được quyền hướng dẫn trước cách thức chữa trị mà họ mong muốn trong trường hợp họ rơi vào hôn mê.[12]

    Châu Mỹ


    Tại Hoa Kỳ, Mỹ từng tranh cãi xung quanh quyền được chết của một phụ nữ là cô Terri Schiavo một người sống thực vật từ năm 1990, gia đình họ yêu cầu toà án cho phép nối lại ống truyền dinh dưỡng cho cô sau khi ống được tháo ra theo yêu cầu của người chồng. Vụ việc biến thành cuộc chiến giữa toà án và các chính trị gia, cả Quốc hộiTổng thống.[13] Ở bang Florida cũng có tranh cãi liên quan đến quyền được chết.[14] Pháp luật ở Mỹ nhìn chung cấm án tử, nhưng bang Oregon đã cho phép tự tử được bác sĩ hỗ trợ vào năm 1994 và Tòa tối cao Oregon tán thành luật này năm 1997. Bang Texas cũng cho phép cái chết êm ái vào năm 1999.[11]
    Tại Argentina, Thượng viện Argentina đã thông qua đạo luật cái chết êm ái (Luật chết êm ái). Tức là những người bị bệnh nan y có quyền kiểm soát cái chết của mình, có quyền từ chối điều trị[2][15] trước đó, phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng vốn bất hợp pháp ở đa số các vùng trên khắp Argentina.[3] Tuy nhiên, luật nước này chỉ công nhận việc chấm dứt điều trị nếu do chính người bệnh đề nghị và cái chết sẽ đến với người bệnh một cách tự nhiên do chính căn bệnh đó, còn lại bất kỳ hành vi tác động nhân tạo nào khác (bác sĩ hoặc người thân chấm dứt điều trị mà không có sự đồng ý của người bệnh, trợ giúp người bệnh tự tử, tiêm thuốc để giúp người bệnh chết, gợi ý cách tự tử cho người bệnh...) đều bị xử lý hình sự.

    Châu Á

    Trung Quốc, trong một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc nhận được một thư điện tử của cô Lý Dương, cô này bị ung thư thần kinh vận động từ khi mới đẻ, cô đã mất khả năng vận động toàn thân và không thể thực hiện bất cứ một chức năng cơ bản nào của cơ thể mà không có sự trợ giúp. Hiện cô chỉ còn lúc lắc, gật được đầu và cử động được một số ngón tay. bức thư này gửi tới đề nghị các nhà làm luật đưa ra dự luật về an tử.[11]
    Tại Hàn Quốc, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã yêu cầu các bác sĩ gỡ bỏ thiết bị hỗ trợ cuộc sống cho một phụ nữ bị hôn mê sâu ở nước này, đây là trường hợp đầu tiên tòa án cho phép việc dừng điều trị cho bệnh nhân.[16] Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp cá biệt, quyền được chết không được pháp luật nước này công nhận và mọi hành động giúp tự tử đều bị coi là sát nhân.

    Việt Nam


    Tại Việt Nam, quyền được chết không được pháp luật nước này quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có những ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Vào năm 2004, Quốc hội Việt Nam đã có một buổi thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề xuất đưa những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội như: quyền được chết, hiến nội tạng, xác định lại giới tính, mang thai hộ vào trong luật.[17][18] PGS. TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân. Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường. Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên (vấn đề phòng bệnh, chữa bệnh luôn luôn được coi trọng".[19]
    Luật sư Hoàng Văn Dũng cho hay điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng “mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”. Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình. Việc đưa quyền được chết vào Bộ luật Dân sự (hoặc bất cứ luật nào khác) đều là sự vi phạm Hiến pháp khá rõ ràng[20] Mặt khác, Điều 101 Bộ luật hình sự 2009 cũng quy định "Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát", việc đưa ra quyền được chết cũng sẽ là vi phạm quy định tại Bộ luật hình sự.

    Tham khảo


    Chú thích

    Nguồn: http://vi.wikipedia.org
    Chữ ký của MyNick3D
    D-D&D

  2. #2
    MyNick3D's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Peter
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 57
    Cám ơn
    37
    Được cám ơn 235 lần trong 49 bài viết

    Cool Nên chăng cho phép an tử?

    Nên chăng cho phép an tử?

    Đăng lúc: Thứ ba - 30/09/2014 02:23 - Người đăng bài viết: Ban Truyen Thong
    “An tử” (Euthanasia) theo tiếng Hy-lạp “eu” có nghĩa là “tốt” và “thanatos” có nghĩa là “cái chết”[1]. Nhiều từ điển ngày nay vẫn định nghĩa euthanasia là cái chết tốt đẹp, cái chết êm dịu và không đau đớn. Nên chăng cho phép an tử?

    I. Dẫn nhập
    Trong những năm gần đây, khi tiếp xúc gặp gỡ với một số bệnh nhân đang lâm cảnh đau đớn cùng cực, tôi đã từng nghe họ than rằng: “khổ lắm thầy ơi! Giá như mà được chết ngay bây giờ hoặc sớm hơn thì tốt biết mấy”. Nghe những lời họ than trách, lòng tôi cũng không khỏi thổn thức suy nghĩ và tự hỏi: phải chăng con người không có quyền được chết khi họ muốn hay sao? Và người khác có thể giúp cho bệnh nhân được “an tử” khi chính đương sự yêu cầu hay không? Để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này, trước hết theo tôi nghĩ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu an tử là gì? Kế đến chúng ta sẽ bàn về những lý do để ủng hộ và chống đối việc an tử? Cuối cùng chúng ta sẽ phán đoán và lượng giá là có nên cho phép an tử, nhất là khi chính bệnh nhân yêu cầu hay không?

    II. An tử là gì?
    “An tử” (Euthanasia) theo tiếng Hy-lạp “eu” có nghĩa là “tốt” và “thanatos” có nghĩa là “cái chết”[1]. Nhiều từ điển ngày nay vẫn định nghĩa euthanasia là cái chết tốt đẹp, cái chết êm dịu và không đau đớn. Trong tiếng Việt “an tử” còn được gọi là “trợ tử” hay một thuật ngữ khác quen thuộc là “cái chết êm dịu”, tất cả đều nói đến hành vi rút ngắn đời sống của một bệnh nhân.

    1. Nguồn gốc và sự hình thành của việc “Euthanasia”
    Hành động an tử chắc chắn đã có từ lâu, nhưng khái niệm an tử và những tranh luận chung quanh khái niệm này mới xuất hiện từ khoảng hai thế kỷ nay tại Tây phương. Người chống đối an tử đầu tiên chính là Hippocrate (TK V – IV trước CN), ông tổ của ngành y học Tây phương, ngược lại với quan điểm của đa số thầy thuốc Hy Lạp thời bấy giờ. Trong lời tuyên thệ, ông kêu gọi người thầy thuốc “không bao giờ cho ai một liều thuốc độc, dù người đó yêu cầu, và không bao giờ gợi ý về điều đó”. Vào thời Trung Cổ, thái độ chống an tử trở thành đa số, và tình trạng này tiếp diễn tới thế kỷ thứ XIX, mặc dù có vài người như Thomas More (TK XVI) và Francis Bacon (TK XVII) lên tiếng chủ trương hành động an tử bởi các nhà thầy thuốc. Francis Bacon là người đầu tiên dùng chữ euthanasia, trong một cuốn sách in năm 1623. Ông viết : “Phận sự của người thầy thuốc không phải chỉ là chữa khỏi bệnh tật, mà còn làm vơi dịu những khổ đau do bệnh tật gây nên. Và không phải chỉ làm vơi dịu khổ đau và khỏi bệnh, mà còn đem lại cho bệnh nhân khi không còn hi vọng sống sót, một cái chết êm dịu và an lành. An tử như vậy là một phần không nhỏ của hạnh phúc”.[2]
    Đầu thế kỷ 19, khoa học về an tử thường làm những việc đơn giản như: làm cho phòng bệnh được thoáng khí hơn, thay đổi vị trí của giường nằm hay thay giường khác, hay kêu mời những người thân hiện diện… Họ bỏ tất cả những cách chữa trị không làm cho bệnh nhân khá hơn như mổ xẻ nhưng bằng lòng với việc điều trị những triệu chứng của bệnh và điều trị giảm đau. Lúc đó, euthanasia là những việc làm giúp cho người bệnh ra đi trong bình an. Còn cuối thế kỷ 19, người ta dùng euthanasia cho một ý nghĩa khác đó là “mang lại cái chết êm dịu”, nghĩa là chấm dứt cuộc sống của ai đó một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Đây cũng là ý nghĩa chính yếu của từ euthanasia hiểu theo thời đại hôm nay.[3]

    2. Phân loại an tử[4]
    An tử được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể là những loại sau:
    An tử tự nguyện là an tử do người bệnh yêu cầu một cách rõ ràng, với sự chấp thuận sáng suốt của người đó.
    An tử không tự nguyện là an tử trên người bệnh trong tình trạng hôn mê hoặc lú lẫn, không còn khả năng yêu cầu an tử.
    An tử không tùy ý là an tử trên người bệnh còn minh mẫn, không yêu cầu cái chết hoặc không chấp thuận an tử (chẳng hạn như khi câu hỏi không được đặt lên cho người đó).
    Trợ giúp tự tử hay tự tử trợ giúp bằng y khoa là sự giúp đỡ, thường thường do một người thầy thuốc, một người bệnh đã quyết định chấm dứt cuộc sống của mình, bằng một liều thuốc độc hay một phương tiện khác. Hành động đưa tới cái chết là do người bệnh, nhưng người trợ giúp là người thầy thuốc.
    Giảm đau cuối đời, còn gọi là an tử gián tiếp là sự điều trị bằng thuốc giảm đau loại morphine, nhằm giảm đau cho bệnh nhân, nhưng có thể đưa tới cái chết do tai biến suy giảm hô hấp vì loại thuốc này. Thật ra, ai cũng biết rằng tất cả là tùy liều thuốc, nhẹ hay nặng, mà hành động này mang tính chất giảm đau hay an tử.
    Điều trị tạm thời là điều trị không nhằm khỏi bệnh, mà nhằm thuyên giảm sự đau đớn của người bệnh, về thể xác cũng như tinh thần.
    Điều trị tới cùng là điều trị bằng mọi cách, nhằm kéo dài cuộc sống, tuy biết rằng bệnh nhân ở trong tình trạng cuối đời.
    Tình trạng thực vật là một thực thể y khoa xuất hiện từ những năm 1960-1970, do những bước tiến của các phương pháp hồi sinh. Đó là một trong những hình thái tiến hóa của hôn mê, sau khi não bị chấn thương nặng hoặc thiếu oxy. Người bệnh có vẻ tỉnh, mở mắt, nhưng không có hoạt động ý thức nào và hoàn toàn phụ thuộc sự điều dưỡng trong đời sống hàng ngày. Sau một thời gian khoảng một năm, tình trạng có thể gọi là thực vật mạn tính, không còn hi vọng đảo ngược lại, với những biến chứng xảy ra do liệt giường lâu ngày. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là người ta có quyền giết chết người khác hay không? Chúng ta thử xem lập trường của các trường phái ủng hộ và chống đối như thế nào?

    III. Những lập luận về chống đối và ủng hộ việc an tử

    1. Ủng hộ việc an tử
    Hầu hết những người ủng hộ thường theo quan điểm thực dụng. Trường phái “Emotivism” cho rằng, an tử là một thực hành mang tính nhân đạo, giúp cho bệnh nhân chấm dứt sự vật vã đau đớn, đồng thời giúp cho người thân đỡ đau xót khi hằng ngày phải chứng kiến cảnh người bệnh của mình. Đối với trường phái “Utinitarianism”, an tử sẽ giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, thứ nhất là đỡ tốn phí thời giờ chăm sóc chữa trị của các bác sĩ, y tá để họ có thể lo cho những ca khác còn hy vọng chữa lành; đỡ những liều thuốc đắt đỏ cần thiết có thể giúp cho người khác sống; đỡ chật chội trong bệnh viện, trong gia đình đỡ ô nhiễm do những mùi khó chịu phát ra từ giường bệnh. Còn với trường phái “Egoism” lại quả quyết, chúng tôi ủng hộ an tử vì đỡ tốn kém cho gia đình người bệnh. Bên cạnh đó đối với “Social contract” thì an tử tự nguyện do người bệnh yêu cầu một cách rõ ràng, với sự chấp thuận sáng suốt của người đó, trong trường hợp này phải tiến hành càng sớm càng tốt vì hai bên đã hoàn toàn đồng ý thỏa thuận với nhau. Nhiều người trong xã hội, nhất là xã hội Mỹ ngày nay, viện cớ “quyền tự do”. Họ nói rằng “sự sống của tôi là của tôi”, và họ cũng nói rằng “sự chết của tôi là của tôi”, tôi có quyền lựa chọn, định đoạt, không ai có quyền ngăn cản sự tự do của tôi. Hiện nay Tiểu bang Oregon có luật cho phép bác sĩ tiêm thuốc giúp cho bệnh nhân an tử. Nhiều nơi cũng tranh đấu nhưng chưa được. Nhiều người đòi quyền được chết. Họ cho đó là quyền của họ chứ không phải của ai cả mà phải cấm đoán.[5] Vấn đề an tử lại đặt lên vào thế kỷ thứ XIX, với sự xuất hiện của gây mê và thuốc morphine. Cường độ của các cuộc tranh luận này tùy thuộc ở bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của mỗi địa phương. Các nước Anh, Hoa Kỳ, Đức và Hòa Lan là những nơi mà các cuộc tranh luận về an tử xẩy ra sôi nổi nhất. Năm 1920, một bác sĩ và một luật sư Đức, tên là Hoche và Binding, đồng xuất bản một cuốn sách trình bày quan điểm sau: một số bệnh nhân bị chứng nan y, bệnh tâm thần và trẻ con dị dạng, sống những cuộc sống “không đáng sống”, vì thế đem lại cái chết cho họ là một lối điều trị nhân đạo, phù hợp với y đức. Tác giả cũng nhấn mạnh tới gánh nặng kinh tế phải trả để kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân đó. Quan điểm của Hoche và Binding đã có ảnh hưởng lớn trên tư tưởng Đức sau này và được Đức quốc xã Nazi áp dụng một cách triệt để.[6] Năm 1931, bác sĩ Killick Millard đề nghị trước Hội đoàn Sĩ quan Y khoa Anh một đạo luật hợp pháp hóa an tử, và từ đó, các hội đoàn y sĩ ủng hộ an tử được thành lập, các bài của các chứng nhân về hành động an tử, cùng những yêu cầu an tử của bệnh nhân được đăng tải trong báo chí. Tại Hòa Lan, năm 1970 xẩy ra vụ án Geertruida Postma, một người thầy thuốc đã bị truy tố về tội giết người vì cố ý tiêm cho một bệnh nhân bị liệt, câm và điếc đã nhiều lần yêu cầu ông làm việc đó, một liều thuốc morphine nặng làm người đó qua đời. Bản án rất nhẹ cho ông bị ở tù một tuần, và quản thúc tại gia một năm. Trong những năm 80, nhiều trường hợp an tử đã bị truy tố trước pháp luật, và dần dần xã hội Hòa Lan đã tiến tới ủng hộ an tử. Một sự thỏa thuận ngầm xuất hiện về sự cho phép an tử và không bị pháp luật truy tố, nếu hội đủ ba điều kiện sau: thứ nhất sự yêu cầu an tử phải tới từ bệnh nhân, và được lặp lại nhiều lần, một cách có ý thức và tự do. Thứ hai, bệnh nhân phải ở trong tình trạng vô cùng đau đớn, không có phương pháp nào làm thuyên giảm, ngoài cái chết. Thứ ba người thầy thuốc phải tham khảo ý kiến một thầy thuốc khác, và người đó cũng phải xem an tử như là một giải pháp có thể chấp nhận được. Sau nhiều lần hội họp của nhiều ủy ban và nhiều dự án đạo luật, Nghị viện Hòa Lan ban ra năm 1993 một đạo luật miễn truy tố pháp luật các thầy thuốc an tử với điều kiện là hội đủ ba yếu tố trên và báo cáo những trường hợp an tử[7]. Tóm lại, những người ủng hộ an tử cho rằng đây là cách ít tốn kém so với chi phí điều trị lâu dài. Cách an tử là cách ít phiền phức vì khỏi tìm người chăm sóc bệnh nhân. Cách an tử là cách đỡ gánh nặng cho xã hội nhất. Vì thế tại sao người ta phải mất công nghiên cứu và tốn nhiều tiền của cho những cách chữa trị khác trong khi có thể làm cho bệnh nhân chết với chi phí rất ít mà bệnh nhân lại ít phải chịu đau khổ. Có lẽ vì những lý do trên mà nhiều người đồng tình với việc chấm dứt đời sống bệnh nhân đang bị đau đớn vì cơn bệnh không thể chữa khỏi. Nhiều người, nhất là những người trực tiếp săn sóc, cảm thấy người bệnh ấy chết sớm thì hạnh phúc hơn.

    2.Phản đối việc an tử
    Giáo hội Công giáo được Thiên Chúa trao ban quyền gìn giữ kho tàng đức tin và phong hóa luôn luôn tôn trọng nguyên tắc hợp với tự nhiên, nghĩa là Giáo hội chủ trương: “From the womb to the tomb”: “Từ lòng mẹ tới lòng đất”, nói cách khác: Giáo hội chủ trương tôn trọng mạng sống con người từ khi thành thai trong lòng mẹ cho tới khi chết tự nhiên được đem chôn trong lòng đất. Do đó ta hiểu những vấn đề khác như là Giáo hội không chấp nhận ngừa thai ngược tự nhiên, phá thai, giao hợp tránh sinh con, mang thai mướn,..và bắt chết hay để cho chết khi chưa đến giờ Chúa gọi ra khỏi đời này. Thánh Phaolô quả quyết: “Nếu ta sống, là sống cho Chúa, nếu ta chết, ta cũng chết cho Ngài. Dù sống hay chết, ta thuộc về Chúa” (Rm 14,18). Thiên Chúa là Đấng Chăn Chiên nhân lành, trong chương trình của Ngài, khi bắt buộc phải gửi đau khổ để thanh luyện con cái, Ngài cho phép được chữa trị, Ngài cũng ban ơn để con cái chịu đựng, lập công, đền tội. Sống chết lúc nào là tùy quyền Ngài. Năm 1943, trước Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Piô XII đã viết trong Thông điệp Mystici Corporis như sau: “Từ một nỗi buồn sâu xa, chúng tôi thấy những người dị hình, điên khùng và những người đau khổ vì bệnh gia truyền trong cuộc sống kéo dài của họ. Họ đã bị người ta coi như gánh nặng vô ích trong xã hội, một xã hội văn minh như ngày nay… Tuy nhiên, những ai thấm nhuần giáo lý lành mạnh đều chân nhận rằng, chết êm dịu không những xâm phạm luật tự nhiên và luật Chúa ghi khắc trong lòng mọi người, mà còn là một tai họa cho chiều hướng thăng tiến của nhân loại” (AAS. 35, 1943, 239). Năm 1965, Công đồng Vatican 2 trong Hiến chế Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, khi đề cao nhân vị con người đã tuyên bố: “Tất cả những gì đi ngược với chính sự sống, như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm dịu, hoặc tự tử trực tiếp…Tất cả những điều nói trên và những điều tương tự, đều thực sự ô nhục, làm thối nát nền văn minh nhân loại, bôi nhọ những kẻ chủ động, xúc phạm nặng nề đến Danh dự Đấng Tạo hóa…” (HC. Mục vụ số 27).
    Ngày 22/4/1988, các Đức Giám mục California đã tuyên bố chống lại đề nghị xin hợp pháp cái chết êm dịu của hội này. Các Giám mục nói: “Giết người vô tội, dù theo lời họ xin đi nữa, cũng là cướp mất quyền tự do của con người ngày nay và mai ngày trên trần thế”.

    Ngày 8 /9/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã lưu ý các nhân viên thuộc Hiệp hội gây Thuốc Mê (Anesthetist) Âu châu về họp tại Rôma như sau: “Một số người đương thời chúng ta đang cổ võ chấm dứt mạng sống con người bằng cái chết êm dịu như là giải pháp thông cảm sự đau khổ nhân loại, nhưng: chết êm dịu là một hành động sát nhân luôn luôn đáng phải loại bỏ. Phải loại bỏ ngay cả khi bệnh nhân yêu cầu được chết cách đó. Đôi khi lời kêu van của bệnh nhân xin được chết, phải được hiểu rằng, họ không có ý xin chết êm dịu cho bằng xin được GIÚP ĐỠ và YÊU THƯƠNG họ trong nỗi thống khổ. Ngài nói tiếp: “Khổ sở và đau đớn là phần không thể tránh được của kinh nghiệm con người. Những người có nhiệm vụ về thuốc cần phải từ bỏ lời biện hộ của những ai coi chết êm dịu như một giải pháp thông cảm.” Kế đến Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Không bác sĩ, không y tá, không chuyên viên thuốc, không được ai là trọng tài cuối cùng của sự sống con người, kể cả sự sống của mình và sự sống người khác”. Trong Thông điệp Tin mừng về Sự Sống (EV 25/3/1995) số 81 ngài nhắc lại “Sự sống con người, là quà tặng Chúa ban, là thiêng liêng và không thể xâm phạm. Vì vậy, không thể chấp nhận phá thai và làm cho chết êm dịu. Không những không được cất mạng sống, mà còn phải quan tâm cách yêu thương để bảo vệ nó. Xã hội phải tôn trọng, bảo vệ, và đề cao nhân phẩm của mọi người, mọi lúc, và mọi điều kiện của đời sống con người”.

    Cuối cùng chúng ta sẽ cùng lắng nghe lời vị chủ chăn đương kim, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI[8]: việc chấm dứt cuộc sống của con người là một giải pháp “sai lầm” trước vấn đề đau khổ, và không xứng đáng với phẩm giá con người. Cái chết êm dịu vẫn luôn là một cám dỗ lớn đối với những người đang phải chịu những sự đau khổ trong cuộc sống, nhưng đó không phải là giải pháp cho con người. Giải pháp dành cho họ đó phải là Tình Yêu. Ngài khẳng định: “Chúng ta chắc chắn rằng không có nước mắt, dầu của chính người đang chịu đau khổ hay của những người thân của họ, thì sẽ vô cảm trước Thiên Chúa”.

    Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu xem Giáo Lý Công Giáo (GLCG) nói gì về an tử: GLCG số 2276:“Những người có sự sống bị suy giảm hoặc bị yếu đi, đòi hỏi một sự tôn trọng đặc biệt. Những bệnh nhân và những người bị khuyết tật cần phải được nâng đỡ để có thể sống một cuộc đời bình thường theo mức có thể”. GLCG Số 2277 viết: “Dù với lý do nào và với phương tiện nào mặc lòng, sự trực tiếp làm cho chết êm ái cũng chỉ là chấm dứt cuộc đời của những người bị khuyết tật, đau yếu hoặc đang chết dần chết mòn. Về luân lý, cách làm này không thể chấp nhận được. Bởi vậy, một hành động hoặc sự bỏ qua một hành động, tự nó hoặc do chủ ý của ta, mang lại cái chết cho một người hầu chấm dứt đau khổ, sẽ là một tội sát nhân, nghịch lại cách trầm trọng với phẩm giá con người và với sự tôn kính mà ta phải có đối với Thiên Chúa hằng sống, Đấng Tạo thành con người”. GLCG Số 2278 viết: “Còn như ngưng những phương thuốc y khoa quá tốn kém, nguy hiểm, dị thường hoặc không xứng với những kết quả mong muốn, thì là một việc làm hợp pháp”. GLCG Số 2279 viết: ” Việc sử dụng các thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân đã hấp hối, dù có nguy cơ giảm ngày sống của người đó, thì có thể được coi là phù hợp với phẩm giá con người về phương diện luân lý… Những thứ giảm đau là một hình thức rất tốt của đức bác ái vô vị lợi: theo danh nghĩa này, chúng phải được khuyến khích”.

    IV. Phản tỉnh và Kết luận
    Tạm gác lại những lập luận nêu trên, theo quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy rằng sự sống luôn là mục tiêu của con người, chứ không phải cái chết. Nếu mục tiêu là cái chết thì thà rằng con người chúng ta đừng sinh ra thì hơn. Do đó, dù cách thế nào đi chăng nữa, ngày nay người ta vẫn hiểu an tử là hành động làm chấm dứt mạng sống của đương sự. Hành động đó liên kết chặt chẽ với cái chết của đương sự và dĩ nhiên người gây cái chết đó phải chịu trách nhiệm về cái chết của người kia. Vì đương sự không đủ can đảm, không đủ sức khỏe để hành động hoặc không đủ phương tiện, kiến thức để đạt được cái chết êm dịu nên đương sự mới nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Chính vì thế, luật pháp phải can thiệp vào để những người làm hành động đó không bị luật pháp xử về tội giết người. Tuy nhiên, phải chăng luật pháp không xử tội thì việc làm chết người khác không để lại một dấu vết nào đó nơi lương tâm những người hành động? Theo tôi nghĩ dù người thầy thuốc có làm cho bệnh nhân chết vì lòng thương, vì sự nài nỉ của đương sự, vì luật lệ đòi buộc… thì hành động làm chết người khác cũng gây một dấu vết nơi lương tâm người thầy thuốc. Nếu làm thế thì chức năng của người thầy thuốc bị thay đổi, nghĩa là, người thầy thuốc không chỉ là người cứu người, nhưng còn là người giết người; không chỉ nghiên cứu những cách cứu người hiệu quả nhất nhưng còn nghiên cứu những cách giết người nhanh chóng nhất, ít đau đớn nhất. Do đó, theo tôi, an tử là xúc phạm nhân phẩm con người bởi vì sự sống là tài sản quý nhất, là chính con người. Không được giết chết bằng bất cứ hình thức nào (kể cả tử hình); Trong thực tế, trường hợp giết thai nhi cứu mẹ là luật trừ: trong những tình huống xấu phải chọn hình thức ít xấu nhất. Hơn nữa, vì sự sống là quà tặng của Tạo hóa: không ai sở hữu sự sống, nên không có quyền quyết định trên sự sống, kể cả người ngoài cuộc (bác sĩ) lẫn người trong cuộc bệnh nhân. Vì bệnh nhân thường không sáng suốt, tự do đủ trong quyết định: họ chỉ muốn đào thoát, trốn tránh cơn đau đớn mà thôi. Theo như những gì đã phân tích, tôi thấy rằng người bệnh cũng không có quyền trên sự sống của mình. Vì thế, tôi chống an tử, không chỉ theo lập trường ở trên mà còn vì lương tâm và niềm tin tôn giáo. Trong cuộc sống, sự tiện dụng, thỏa mãn bản thân không là tối hậu; không một giá trị nào không đòi trả giá. Ai quý trọng sự sống, tôn trọng Tạo Hóa thì phải chấp nhận trả giá. Là người công giáo tôi nghĩ chúng ta cần phải có trách nhiệm là làm sao dung hòa được giữa tình thương với bệnh nhân và tôn trọng luân lý. Để được như thế tôi xin đề nghị: thứ nhất, trong đức ái, cần phải tôn trọng và nâng đỡ những người già cả, người bệnh tật kinh niên, người khuyết tật, cách đặc biệt. Thứ hai, không thể chấp nhận với bất cứ lý do nào, phương tiện nào cho việc chết êm dịu trực tiếp hay gián tiếp những người nói trên. Thứ ba bệnh nhân và người hữu trách có quyền được chấp nhận ngưng những cách chữa trị quá tốn kém, mà không nắm chắc kết quả. Thứ tư, không được ngưng những săn sóc bình thường, dù bệnh nhân sắp chết; nhưng được dùng và khuyến khích dùng thuốc làm giảm đau, ngay cả khi vì dùng thuốc đó bệnh nhân có thể chết sớm hơn. Tóm lại, không ai có quyền hành gì trên sự sống, nên cũng không ai có quyền gì trên sự chết. Hơn nữa, trong trường hợp an tử, trách nhiệm an tử luôn thuộc về “người trợ giúp” cách gián tiếp hay trực tiếp, bởi lẽ bệnh nhân quẫn bách, không tự do. Dù sao, vấn đề này vẫn còn tiếp tục gây tranh cãi vì câu trả lời tùy thuộc vào nhân sinh quan (triết học, nhân học) và vào lương tâm (đạo đức học, tôn giáo) của mỗi người. Thế nhưng, nếu quyết định trợ giúp an tử hoàn toàn vì lý do thực dụng thì là xúc phạm đến giá trị sự sống, đến nhân phẩm của người bệnh. Vì thế, quan điểm của cá nhân tôi là không nên trợ tử, ngay cả khi người bệnh yêu cầu, và nếu được nên áp dụng biện pháp dung hòa như đã nói trên.

    Anthony Lợi

    Nguồn: http://gpphanthiet.com
    Chữ ký của MyNick3D
    D-D&D

  3. #3
    MyNick3D's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Peter
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 57
    Cám ơn
    37
    Được cám ơn 235 lần trong 49 bài viết

    Cool Quyền được chết tạo áp lực khủng khiếp cho y, bác sĩ

    Quyền được chết tạo áp lực khủng khiếp cho y, bác sĩ

    27/04/2015 15:39 GMT+7

    TTO - Việt Nam là một quốc gia sống có đạo đức, truyền thống tốt đẹp giữa người với người, sinh mạng là vốn quý thì không ai có thể có quyền can thiệp vào sự sống của người khác.

    Đó là những suy nghĩ của bác sĩ Huỳnh Văn Bình trong bài viết gửi đến Tuổi Trẻ Online chia sẻ những vấn đề xoay quanh câu chuyện quyền được chết.

    Tuổi Trẻ Online xin đăng bài viết này và mong nhận được những ý kiến tiếp tục thảo luận về câu chuyện quyền "được chết".

    Trong những ngày qua, đội ngũ ngành y tế và người dân cả nước bàn luận rất nhiều về đề xuất “quyền được chết” áp dụng cho những người bệnh hiểm nghèo vào Bộ luật dân sự.

    Những ý kiến đồng tình vì cho rằng đây là một hành động nhân văn, giúp người bệnh khỏi chịu đau đớn của thể xác, giúp gia đình khỏi chịu cảnh đau đớn về tinh thần khi chứng kiến cảnh người thân đau đớn.
    Từ đó giúp gia đình giảm gánh nặng về kinh tế, có thể dùng số tiền đó để lo những việc khác, giúp xã hội giảm đi chi phí y tế cho những đối tượng đã không còn khả năng tái tạo sức lao động...
    Và đến nay có rất nhiều quốc gia đã đưa “quyền được chết” vào luật và đang thực hiện.

    Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến không đồng tình và bản thân tôi, là một bác sĩ, cũng không đồng tình việc áp dụng “quyền được chết”.
    Vì một khi “quyền được chết” được thông qua thì có lẽ bộ phận đảm trách chính là bác sĩ gây mê hồi sức hoặc chăm sóc giảm nhẹ (cũng có vai trò của bác sĩ gây mê). Dù cho việc quyết định là do một hội đồng thông qua, nhưng người thực hiện vẫn chính là bộ phận trên và trực tiếp sẽ là một bác sĩ.

    Bản thân tôi là bác sĩ gây mê hồi sức, xin có vài suy nghĩ về “quyền được chết” tại nước ta trong thời điểm hiện tại.

    Có lẽ không ai có thể thấu hiểu những đau đớn của những bệnh nhân nan y thời kỳ cuối và những khó khăn về kinh tế cho gia đình họ hơn chúng tôi - những bác sĩ đang công tác tại đơn vị hồi sức (bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên ngành ung bướu).
    Vì thế khi nêu lên những suy nghĩ này, mọi người đừng nghĩ tôi không thấu hiểu những điều đó.

    Ở một số khía cạnh tôi không đồng ý thực hiện "quyền được chết” tại nước ta.
    Vì sao?

    Chỉ xét riêng về mặt khoa học, y khoa là một ngành khoa học không chính xác, mọi chẩn đoán và quyết định điều trị đều dựa trên y học bằng chứng, tức phần đông có đặc điểm gần giống nhau.

    Chẩn đoán, đã là đoán thì không thể chính xác 100%, luôn có một tỉ lệ sai sót, sai sót này trong y khoa gọi là sai sót không mong muốn, tỉ lệ này cao hay thấp phù thuộc vào trình độ chuyên môn của từng bác sĩ, trang bị kỹ thuật của từng bệnh viện.
    Thế nên làm sao chúng ta có thể đoan chắc là bệnh nhân này đã hết cách cứu chữa, bệnh nhân này chắc chắn sẽ tử vong. Và nếu thực hiện “quyền được chết” thì tránh sao ta sẽ giết lầm một nhân mạng, mà nếu điều đó xảy ra thì thật khủng khiếp.

    Tôi xin đơn cử một vài trường hợp mà hơn 10 năm công tác tôi đã chứng kiến.
    Một bệnh nhân ung thư gan vỡ, được mổ, sau đó tình trạng sốc rất nặng, tưởng đâu sẽ tử vong trong vòng 24 giờ. Gia đình có nguyện vọng đem bệnh nhân về chết tại nhà. Nhưng vì lúc đó trời đã tối, chúng tôi khuyên nên để sang ngày mai. Và sang hôm sau bệnh nhân đã ổn định hơn, từ từ hồi phục, đến nay bệnh nhân đó có thể sống và làm việc bình thường.

    Trường hợp thứ hai là một nam bệnh nhân trẻ, chấn thương sọ não rất nặng, mê sâu, quá chỉ định phẫu thuật. Không ai có thể nghĩ bệnh nhân này sẽ sống qua 48 giờ, nhưng bệnh nhân này sau đó đã hồi phục và hiện nay đã đi du học nước ngoài…
    Và còn rất nhiều trường hợp như vậy.

    Thế đó, làm sao ta có thể đoan chắc “quyền được chết” được thực hiện đúng người.
    Về mặt đạo đức của người bác sĩ, chúng tôi học y là để cứu người. Y đức luôn là trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi và xã hội đang ngày đêm trông mong chúng tôi thực hiện thật tốt y đức.

    Giờ làm sao chúng tôi có thể can đảm làm việc kết thúc một sinh mạng.

    Gia đình bệnh nhân muốn người nhà mình được chết vì họ không muốn người nhà mình đau đớn. Họ không muốn tinh thần mình bị tra tấn, họ không muốn phải tốn một chi phí không đáng tốn.
    Vậy tại sao họ không đưa người thân mình về gia đình chăm sóc, rồi đến lúc nào người đó qua đời thì thôi?
    Tại sao họ không làm mà lại muốn những bác sĩ chúng tôi làm thay điều đó?
    Họ muốn trút gánh nặng tinh thần và cả một trách nhiệm khủng khiếp đó cho chúng tôi?

    Việt Nam là một quốc gia sống có đạo đức, truyền thống tốt đẹp giữa người với người, sinh mạng là vốn quý thì không ai có thể có quyền can thiệp vào sự sống của người khác.

    Nhân viên y tế chúng tôi chỉ giúp người bệnh có thể vượt qua những đau đớn tạm thời của thể xác do bệnh tật bằng những kiến thức được học, chứ chúng tôi không thay người bệnh quyết định sự sống của họ.

    Sinh - lão - bệnh - tử vốn là lẽ tuần hoàn của nhân sinh, không ai có thể thay quyền tạo hóa thay đổi nó.

    HUỲNH VĂN BÌNH

    Nguồn: http://tuoitre.vn
    Chữ ký của MyNick3D
    D-D&D

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #4
    onggiachonggay_99's Avatar

    Tuổi: 66
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: hoang đaỏ
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 791
    Cám ơn
    2,967
    Được cám ơn 4,921 lần trong 750 bài viết

    Default

    Trong linh thánh có câu:
    Một sội tóc trên đầu ngươi mà rớt xuống cũng.......
    Như vậy Thiên Chuá tạo dựng lên con người và ban cho con người có sự sống, thì người cũng ban cho con người giờ khắc ngài định đoạt .....
    Chúng ta không có quyền hạn để đòi hỏi quyền được chết tùy tiện bởi những .....
    Hãy can đảm chịu đau đớn để thông phần với......
    Xin đừng dùng cụm từ "Quyền Được Chết" để đòi hỏi vì các khoa học gia cũng bỏ rất nhiều công sức để làm sao cứu sống được con người ....
    Đừng tự mình cãi lệnh cuả Đức Chuá là đấng đã taọ dựng lên la.
    Chữ ký của onggiachonggay_99
    Cao Dẫn Quang Minh Duyên lãng Nhật

  6. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com