Cấp cứu là sự săn sóc cấp thời người bệnh hay người bị thương. Công việc cấp cứu tuy chỉ tạm thời và có giới hạn nhưng rất quan trọng vì cấp cứu có thể định đoạt sự sống hay sự chết, sự bình phục mau lẹ hay sự điều trị lâu ngày hoặc biến chứng.
1. Đức tính:
Người cấp cứu cần có những đức tánh cần thiết như:
- Bình tĩnh
- Cẩn thận
- Biết tùy cơ ứng biến
2. Nhiệm vụ:
Trước hết người cứu thương phải hiểu rỏ ràng rằng công việc cấp cứu chỉ trong giới hạn: Săn sóc bệnh nhân trong khi đợi nhân viên cứu thương đến mà thôi.
3. Băng bó vết thương:
a/ Mục đích:
Giữ gìn vết thương khỏi đau vì sự va chạm bên ngoài và ngăn chận vi trùng khỏi lọt vào vết thương.
b/ Săn sóc:
Rữa vết thương bằng nước nấu chín hoặc Alcohol, lấy vải mõng đã sát trùng để thấm nước rữa. Cũng có thể rữa với nước Dakin, thuốc tím hoặc Oxygene.
c/ Khữ trùng:
Thuốc đỏ với vết thương cạn, thuốc Sulfatmide với vết thương sâu.
d/ Cách băng bó:
* Chọn băng: Tùy theo vết thương lớn nhỏ mà chọn băng (Băng doris hoặc băng vải).
* Cách cầm băng Doris: Mộy tay cầm đầu băng, tay kia cầm cuộn băng và mở cuộn băng bằng ngón tay cái.
* Cường độ băng: Khi băng bó tay phải nhẹ nhàng, nếu làm mạnh nạn nhân sẽ đau nhiều.
* Mỡ đầu băng: Để chừa đầu băng X và xếp lại thật chắc ở vòng băng thứ hai.
* Các loại vòng băng:
- Vòng thưa.
- Vòng xoắn dày.
- Vòng rẻ quạt.
- Vòng số 8.
- Vòng xấp.
c/ Mối băng:
* Băng kim (Cách này tiện và chắc chắn)
* Băng mối chồng lên nhau.
f/ Kết băng:
* Băng hai dãi.
* Băng ô một dãi.
* Băng kim.


Băng ngực, Vai và Đầu gối bằng khăn


Băng bàn tay và bàn chân bằng khăn