Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Chủ đề: Cứu thương

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default Cứu thương

    Cấp cứu là sự săn sóc cấp thời người bệnh hay người bị thương. Công việc cấp cứu tuy chỉ tạm thời và có giới hạn nhưng rất quan trọng vì cấp cứu có thể định đoạt sự sống hay sự chết, sự bình phục mau lẹ hay sự điều trị lâu ngày hoặc biến chứng.
    1. Đức tính:
    Người cấp cứu cần có những đức tánh cần thiết như:
    - Bình tĩnh
    - Cẩn thận
    - Biết tùy cơ ứng biến
    2. Nhiệm vụ:
    Trước hết người cứu thương phải hiểu rỏ ràng rằng công việc cấp cứu chỉ trong giới hạn: Săn sóc bệnh nhân trong khi đợi nhân viên cứu thương đến mà thôi.
    3. Băng bó vết thương:
    a/ Mục đích:
    Giữ gìn vết thương khỏi đau vì sự va chạm bên ngoài và ngăn chận vi trùng khỏi lọt vào vết thương.
    b/ Săn sóc:
    Rữa vết thương bằng nước nấu chín hoặc Alcohol, lấy vải mõng đã sát trùng để thấm nước rữa. Cũng có thể rữa với nước Dakin, thuốc tím hoặc Oxygene.
    c/ Khữ trùng:
    Thuốc đỏ với vết thương cạn, thuốc Sulfatmide với vết thương sâu.
    d/ Cách băng bó:
    * Chọn băng: Tùy theo vết thương lớn nhỏ mà chọn băng (Băng doris hoặc băng vải).
    * Cách cầm băng Doris: Mộy tay cầm đầu băng, tay kia cầm cuộn băng và mở cuộn băng bằng ngón tay cái.
    * Cường độ băng: Khi băng bó tay phải nhẹ nhàng, nếu làm mạnh nạn nhân sẽ đau nhiều.
    * Mỡ đầu băng: Để chừa đầu băng X và xếp lại thật chắc ở vòng băng thứ hai.
    * Các loại vòng băng:
    - Vòng thưa.
    - Vòng xoắn dày.
    - Vòng rẻ quạt.
    - Vòng số 8.
    - Vòng xấp.
    c/ Mối băng:
    * Băng kim (Cách này tiện và chắc chắn)
    * Băng mối chồng lên nhau.
    f/ Kết băng:
    * Băng hai dãi.
    * Băng ô một dãi.
    * Băng kim.


    Băng ngực, Vai và Đầu gối bằng khăn


    Băng bàn tay và bàn chân bằng khăn

  2. #2
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Sơ cứu ở vùng hoang vu
    Khi xảy ra tai nạn hoặc có một thành viên trong nhóm bị bệnh, bạn có 2 cách chọn lựa: cử một người nào đó đi tìm người giúp đỡ hoặc ngồi chờ đội giúp đỡ đến. Quyết định của bạn phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, khả năng định hướng, khoảng cách từ chỗ bạn đến nơi giúp đỡ và loại địa hình phải đi. Chỉ trong tình huống khẩn cấp nhất mới để nạn nhân ở lại một mình và bạn phải để lại cho họ đủ quần áo và thức ăn. Nạn nhân cũng cần phải có một cái còi và/hoặc đèn pin để báo động cho đội cứu hộ. Cuối cùng phải căn dặn nạn nhân ở nguyên nơi đó và không được di chuyển.

    Đi tìm người giúp đỡ: bất kỳ người nào được cử đi tìm người giúp đỡ phải mang theo đủ quần áo và các dụng cụ cần thiết liên quan với mọi tình huống mà họ có thể gặp, và người đó cũng nên nắm rõ những thông tin sau:

    · Vị trí chính xác của người bị thương hay của nhóm

    · Điều gì đã xảy ra?

    · Xảy ra khi nào?

    · Họ đang gặp tổn thương hay tình huống nào?

    · Mô tả nơi họ đang ở

    · Ai nữa đang đi với họ

    Kêu gọi giúp đỡ:

    Trên thực tế có những dấu hiệu có thể được dùng để báo hiệu cần sự giúp đỡ khi bạn ở một nơi hoang vắng. Nhưng dấu hiệu này dễ nhớ và không cần những thiết bị đặc biệt. Mặc dù la to kêu gọi giúp đỡ cũng có thể thu hút sự chú ý nhưng nó sẽ làm bạn bị khan tiếng và mệt. Giọng nói cũng không vang xa như một số âm thanh khác, ví dụ như tiếng còi. Tiếng còi có thể nghe được từ 1 khoảng cách rất xa. Vào ban đêm ánh đèn cũng có thể phát xa hơn giọng nói, còn vào ban ngày một vật phản chiếu như tấm gương có thể gởi tia sáng đi một khoảng cách đáng kể.

    Có 2 tín hiệu quốc tế báo hiệu cần giúp đỡ. Tín hiệu đầu tiên là SOS, viết tắt của cụm từ Save Our Souls. Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày không còn sử dụng bảng mã Morse nữa, nhưng nó vẫn còn được thực hành trong việc kêu gọi sự giúp đỡ trong tình trạng khẩn cấp. Nếu phát tín hiệu âm thanh bằng tiếng còi thì ta sẽ thổi 3 hồi còi ngắn (s) 3 hồi còi dài (0) và 3 hồi còi ngắn (s). Cách phát tín hiệu khác là thổi 6 hồi còi hoặc phát 6 ánh chớp đèn liên tiếp nhau cũng có nghĩa là cần giúp đỡ. Một ngọn lửa đỏ cũng báo hiệu tình trạng khẩn cấp trên biển hoặc trên núi.

    Liên lạc với đội cứu hộ:

    có thể nhận thấy rằng bạn có thể nghe được sự hướng dẫn qua loa từ trực thăng của đội cứu hộ trên núi hoặc một đội cứu hộ tương tự nhưng bạn lại không thể trả lời lại với họ. Có 3 cách để bạn thông báo với họ rằng bạn đã hiểu sự hướng dẫn của họ:

    · Thổi 3 hồi còi nhanh liên tiếp, lập lại sau thời gian 1 phút

    · Phát 3 ánh chớp đèn pin nhanh liên tiếp, lập lại sau 1 phút

    · Phát lên một pháo sáng trắng

  3. Được cám ơn bởi:


  4. #3
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    CẤP CỨU


    Khi cấp cứu nơi hoang dã, đòi hỏi các bạn phải có sự linh động, óc sáng tạo và một kiến thức đa dạng, vì ở đó, các bạn thiếu thốn mọi phương tiện, dụng cụ, thuốc men. Các bạn cũng vừa là cứu thương viên, vừa là y sĩ điều trị, cho nên trách nhiệm của các bạn nặng nề hơn.

    * Chăm sóc vết thương:
    Đừng để cho vết thương bị nhiễm trùng, đừng để cho ruồi bọ đậu vào, nhất là loại ruồi rừng (loại này không đẻ trứng mà đẻ trực tiếp ra ấu trùng là những con giòi, lớn rất nhanh, đục khoét vết thương của các bạn).

    * Sát trùng vết thương:
    Rửa vết thương bằng nước đun sôi để nguội với xà phòng (nếu có).

    Hay với dung dịch nấu sôi: Tô mộc + Hoàng đằng + Phèn chua + nước (nếu có thể).

    Hay với dung dịch: lá Trầu không còn tươi + phèn chua + nước.

    Hoặc nấu nước với một trong những loại cây thuốc sau: cây Cỏ hôi, cây Sầu đâu, Chó đẻ...Đắp tươi các cây thuốc như: Dâm bụt, Ké hoa vàng (cỏ chổi), lá Móng tay, Liên kiều, Ba chạc, lá Trầu không...

    * Điều trị vết thương: bằng cách đắp một trong các cây thuốc sau:

    - Lá mỏ quạ tươi, bỏ cọng, rửa sạch giã nát đắp lên. Lúc đầu, rửa (bằng các dung dịch kể trên) và thay băng hàng ngày, sau 3-5 ngày, nếu thấy vết thương đã nhẹ thì hai ngày thay băng một lần.

    - Lá cây Bông ổi (cứt lợn) giã nát đắp lên, vừa cầm máu, vừa sát trùng và mau lên da. Hoặc giã nát vỏ và lá Bời lời nhớt, Tơ mành, Ké hoa vàng, Hạ khô thảo, Cải trời, Chó đẻ. Rau diếp cá, Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, lá Thường sơn...

    Khi vết thương đã sạch, đang trong giai đoạn phát triển tổ chức hạt nhưng không đều, cần bôi một trong các loại thuốc sau: Nghệ già, củ ráy (chóc), Dầu mè, Sáp ong...

    Cầm máu

    Khi bị một vết thương chảy máu, các bạn phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.

    * Đứt tĩnh mạch, động mạch nhỏ hay mao quản: Trường hợp này, máu chảy tràn ra ít thì vết thương tự cầm máu. Nếu máu chảy nhiều thì hãy đắp một trong những loại thuốc sau đây rồi băng ép lại:

    Giã nát và đắp lên vết thương một trong các cây thuốc sau: Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, Bông ổi, Huyết dụ, Tam thất, Bách thảo sương (nhọ nồi), Bại hoại (móng rồng), Cà kheo (sừng hươu, sống đời lá rách), rau Cần (cải rừng tía), Củ chóc (bán hạ Nam, Ráy), Quế rành (Trèn trèn, Quế trèn), Tai hùm, Thài lài trắng, Tu hú trắng...Giã nát và vắt nước uống các cây: nhọ nồi, nghể...

    Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn cầm máu bằng các chất liệu như tóc, lông, mạng nhện, thuốc rê... tuy hiệu nghiệm nhưng không bằng dùng cây cẩu tích.Cây cẩu tích:







    Còn gọi là cây lông cu li, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ, (tên khoa học là cybotium barometz). Có nhiều ở Bạch Mã (Thừa Thiên), Đà Lạt... Các bạn hãy tìm kiếm hoặc mua một gốc cẩu tích (hình bên) rồi vặt lông tẩm cồn 90o phơi khô. Khi gặp vết thương máu ra nhiều thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.Cây cẩu tích sẽ ra lông trở lại nếu các bạn phun rượu trắng vào gốc rồi mang để vào nơi thoáng mát.

    * Đứt động mạch quan trọng: Trường hợp máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia theo nhịp tim, hoặc trào mạnh ra ngoài theo vết thương. Các bạn phải nhanh chóng sử dụng một trong những biện pháp sau:

    1. Ấn chặn vết thương:

    Dùng những cây thuốc và vị thuốc như đã nói trước, đắp lên vết thương, rồi dùng tay, băng hay khăn sạch ấn mạnh vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu máu chưa cầm được, hãy nâng cao phần bị thương lên càng cao càng tốt. Nếu cần thì buộc (hơi nhẹ) thêm ga rô.








    2. Ấn chặn động mạch:

    Là dùng ngón tay, nắm tay ấn mạnh vào động mạch, giữa vết thương và tim. Đó là những nơi mà các động mạch chính chạy chéo trên xương. Động mạch giữa ngón tay và nền xương làm máu phải ngừng chảy. ấn chận động mạch là biện pháp cầm máu tạm thời và rất hiệu nghiệm, nhưng có nhược điểm là không thể làm lâu vì mỏi tay.
    * Các điểm ấn chận động mạch: (xem hình)

    - Động mạch thái dương: để cầm máu đỉnh đầu.- Động mạch dưới mang tai: để cầm máu ở mặt.
    - Động mạch cảnh ở cổ: để cầm máu vùng đầu.
    - Động mạch dưới xương đòn: để cầm máu vùng nách và cánh tay.
    - Động mạch cánh tay trong: để cầm máu từ vùng cẳng tay trở xuống.
    - Động mạch ở háng và đùi: để cầm máu từ vùng đùi trở xuống.






    Sau khi ấn chận động mạch, các bạn nên đắp các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt. Sau đó, nới tay ra từ từ, nếu thấy máu còn chảy thì lập tức ấn chặn trở lại.Cho uống thêm bài thuốc cầm màu có 02 vị chính là:

    - Tô mộc

    - Nghệ vàng

    Tùy theo trường hợp mà gia thêm các vị thuốc khử ứ, hoạt huyết như Tam thất, Tóc đốt, Bồ hoàng.

    3. Đặt garô (garrot):

    Là một phương pháp cầm máu hữu hiệu nhưng rất nguy hiểm, cần theo dõi một cách cẩn thận khi áp dụng.Lấy một sợi dây chắc, không đàn hồi (cà vạt, khăn tay, khăn quàng...) cột một vòng quanh đùi, hay cánh tay, phía trên vết thương (giữa vết thương và tim) chừng 10cm. Dùng một cây thước kẻ hoặc một đoạn cây ngắn, nhỏ, xỏ ngang và xoắn lại. Trước khi xoắn, các bạn nên đệm vào điểm muốn nén một vật hơi cứng (viên sỏi bọc vải, khăn tay cuộn lại...) mục đích là để cho vật đó đè xuống mạch máu, khiến cho máu không lưu thông được. Các bạn xoắn cho đến khi thấy máu ngưng chảy thì dùng dây mềm cột que vào cánh tay hay đùi.

    Có thể đặt ga rô với một sợi dây có tính đàn hồi (ống cao su mềm): Căng thẳng dây ra, quấn hai vòng quanh cánh tay hay chân rồi siết lại.







    NGUYÊN TẮC ĐẶT GA RÔ:

    - Đặt trên vết thương độ 10cm, lộ ra ngoài, dễ thấy.

    - Đắp các loại thuốc cầm máu và sát trùng ở vết thương.

    - Khoảng 15 phút thì từ từ nới lỏng ga rô một lần, nếu thấy máu còn chảy thì siết ngay lại.

    GHI NHỚ: Ga rô chỉ nên dùng khi không còn biện pháp nào khác và phải chấp hành đúng quy định về ga rô, vì nếu không sẽ dẫn đến chết hoàn toàn đoạn chi đó, phải cắt bỏ.

  5. #4
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    HỘP THUỐC CỨU THƯƠNG
    Hộp thuốc cứu thương là thứ tối cần thiết phải có khi đi trại. Vì thế tôi xin hướng dẫn các bạn lập một hộp thuốc cứu thương như sau

    Các loại bông băng, thuốc cần có ở trại, cách sử dụng:

    A) Các loại băng:

    - Băng cuộn: để băng các chấn thương ở đầu, ở các chi, cầm máu vết thương (phương pháp băng ép)

    Băng khăn quàng: được dùng để treo tay khi bị chấn thương (gãy xương, …), thực hiện các đường băng cơ bản (băng bàn chân, băng bàn tay, …v.v.)

    B) Các loại thuốc:

    - Thuốc cảm, trị những chịu trứng cảm lạnh, nóng sốt, đau đầu. Thuốc cần có là Aspirin 81mg, Paracetamon 500mg.

    - Thuốc đau bụng, trị những chịu chứng rối loạn tiêu hoá. Thuốc cần có là Smecta trị tiêu chảy. Phosphalugel trị đau dạ dày, Kremil-S trị các chứng đầy hơi, ợ nóng.

    - Thuốc chống dị ứng, trị những vết ngứa, sổ mũi do dị ứng. Thuốc cần dùng Clorpheniramin 4mg trị các sổ mũi hắt hơi ,Xi rô Phenergan 0,1% trị nổi mề đay.Lưu ý các thuốc chống dị ứng luôn gây buồn ngủ

    - Thuốc kháng sinh, phòng nhiễm trùng khi bị các vết thương như vết cắt, vết đâm,…v.v. Thuốc cần dùng Amoxilin 500mg. Lưu ý hạn chế dùng kháng sinh nếu thật sự không cần thiết.

    - Thuốc trị phòng phỏng, sẽ bôi vào các vết thương khi bị phỏng. Thuốc cần dùng Dầu mù u, Vaseline

    - Thuốc tăng sức đề kháng, sẽ dùng khi cần tăng sức khoẻ những lúc làm việc quá sức. Thuốc cần dùng như Vitamin C 500mg,

    hoặc kẹo C ngậm- Thuốc ngừa côn trùng đốt. Thuốc cần dùng DEP, soffel,

    - Thuốc lọt nước, khử trùng. Thuốc tím

    - Thuốc sát trùng, để dùng sát trùng vết thương. Thuốc cần dùng Oxy già, Alcool 900, Povidine 5%

    C) Y cụ và các thứ khác.

    - 1 cây kéo

    - 1 cái kẹp (nhíp)

    - Bông gòn

    - Ống tiêm

    - Sợi dây 3-5 cm dùng để làm garrot

    - Vài miếng gạc vô khuẩn

    - Một cái nhiệt kế

    - Vài lưỡi dao cạo

  6. #5
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Kỹ thuật băng bó vết thương
    KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
    1. MụC ÐíCH:
    Băng thường dùng trong cấp cứu và ngoại khoa nhằm mục đích:
    1.1 Cầm máu: Băng ép trong vết thương phần mềm có chảy máu.
    1.2. Bảo vệ, che chở vết thương tránh cọ xát va chạm.
    1.3. Chống nhiễm khuẩn thứ phát, thấm hút dịch, máu mủ
    1.4. Phối hợp với nẹp để cố định xương gãy tạm thời
    2. NGUY? TắC.
    2.1. Sát khuẩn vết thương sạch sẽ:29:
    2.2. VÔKHUẨN triệt để vật liệu, tay cấp cứu viên, dụng cụ
    2.3. Thấm hút dịch trong 24 giờ, che kín vết thương ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
    2.4. Cuộn băng lăn sát cơ thể từ trái sang phải không để rơi băng.
    2.5. Băng từ dưới lên trên để hở các đầu chi cho tiện theo dõi
    2.6. Băng vừa chặt, vòng sau đè lên 1/2 - 2/3 vòng trước.
    2.7. Băng nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm đau đớn tổn thương thêm các tổ chức
    2.8. Nút buộc băng tránh đè lên vết thương, đầu xương, mặt trong chân tay, chỗ bị tì đè, chỗ dễ cọ xát.
    2.9. Tháo băng cũ, 2 tay 2 kìm chuyển nhau hoặc có thể dùng KÉO CẤT DỌC BĂNG ÐỂ THÁO BỎ NHANH.
    3. CáC LOạI BĂNG.
    3.1. Băng cuộn.
    Băng cuộn là loại băng thường dùng để giữ vật liệu băng tại chỗ thường áp dụng băng ép để chặn đứng sự chảy máu, hạn chế cử động, cố định trong trường hợp gãy xương.
    - Băng cuộn được làm bằng vải, vải thô, vải thưa, len hay vải thun.
    - Băng thun là loại băng tốt nhất dùng để băng nén ép cầm máu, giữ vật liệu băng đó tại chỗ không bị xê dịch nhờ tính chất co giãn của nó.
    - Băng cuộn có nhiều loại và nhiều cỡ, tùy theo vị trí tổn thương của cơ thể mà dùng các loại băng thích hợp.
    + Băng gạc mịn: Thích hợp với cơ thể trẻ em
    + Băng vải: Dùng để băng ép cố định và nâng đỡ
    + Băng thun: Là loại tốt nhất để băng ép
    + Băng Esmarch: Bằng cao su dùng trong phòng mổ khi phẫu thuật cắt đoạn chi.
    Một cuộn băng gồm có 3 phần:
    + Ðuôi băng: là phần chưa cuộn lại
    + Ðầu băng: là phần lõi
    + Thân băng: phần đã cuộn chặt
    Hình 141. Một cuộn băng.
    - Kích thước trung bình của cuộn băng dùng cho người lớn
    + Băng ngón tay: 2,5cm x 2m
    + Băng cẳng tay, bàn tay: 5cm x 3m
    + Băng cánh tay: 5-6cm x 6m
    + Chân: 7-8cm x 7m
    + Thân người: 10-15cm x 10m3.2. Băng dính: Dùng trong các trường hợp thuận tiện nhưng không có tác dụng ép chặt.3.3. Băng tam giác: Loại băng này đơn giản và nhanh chóng hơn băng cuộn, rất thích hợp cho các trường hợp cấp cứu.
    Thường dùng để nâng đỡ che chở chi trên hay giữ yên vật liệu băng bó ở
    ÐẦU ỞTAY VÀ ỞCHÂN.
    3.3.1. Giới thiệu về băng tam giác.
    a) Các phần của một băng tam giác. Hình 143.
    b) Cách gấp băng tam giác để dự phòng
    1. Gấp đôi, gấp 4 để băng tam giác nhỏ lại
    2. Xếp 2 đấu mút băng vào giữa
    3. Tiếp tục xếp 2 đầu vào giữa cho đến khi hoàn tất
    c) Cách gấp băng tam giác (khi cần để làm băng cột)
    * Băng gấp lớn dùng để bất động chi khi di chuyển hay cố định gãy xương.
    * Băng gấp nhỏ dùng để cố định khớp như cổ chân, cổ tay không có băng cuộn.
    d) Cách buộc nút an toàn (khi dùng băng tam giác)
    Khi kết thúc băng tam giác phải buộc nút an toàn. CóNHIỀU LOẠI NÚT: NÚT QUAI CHÈO, NÚT NỘI trợ và nút dẹt.
    e) Cách làm nút dẹt.
    (1)- Mỗi tay nắm giữ một đầu mút của băng tam giác. Ðưa đầu mút trái lên trên đầu mút phải rồi luồn xuống dưới.
    (2)- Ðầu mút phải đưa lên trên đầu mút trái rồi luồn xuống dưới.
    (3)- Kéo 2 đầu mút băng tam giác băng tam giác thắt lại tạo thành mút an toàn.3.4. Băng dải: băng dải gồm có băng chữ T hoặc băng NHIỀU DẢI.
    4. các kiểu băng cơ bản
    4.1. Băng vòng khóa
    Ðể bắt đầu các kiểu băng bằng 2 vòng đầu tiên.4.2. Băng xoáy ốc
    - Khởi đầu bằng băng vòng khóa.
    - Lăn tròn cuộn băng trên bộ phận cần băng từ trái sang phải.
    - Ðường sau chếch lên trên và song song với những đường băng trước. Ðường sau chồng lên đường trước 1/2 hoặc 1/3 bề rộng cuộn băng.
    - Kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.
    Dùng để băng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, nửa người trên.4.3. Băng chữ nhân
    - Giống như băng xoáy ốc nhưng mỗi vòng đều gấp lại.
    - Bắt đầu mối băng bằng 2 vòng tròn quanh phần cơ thể cần băng bó.
    - Quấn 1 vòng xoáy.
    - Ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng băng.
    - Nới dài cuộn băng khoảng 15cm.
    - Tay phải lật băng kéo xuống dưới và gấp lại.
    - - Sau đó quấn chặt chỗ băng, kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.
    - Ðể ý các phần lật đều nhau và khoảng cách đều nhau, không để chỗ gấp trên vết thương hay trên chỗ xương lồi. Thường áp dụng băng những chỗ thon không đều như cẳng tay, cẳng chân.4.4. Băng số 8
    - Bắt đầu bằng băng vòng khóa
    - Các đường băng sau băng chéo và lần lượt thay đổi hướng lên và xuống mỗi lần cuốn vòng băng.
    - Vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 làm thành hình số 8
    - Kết thúc bằng 2 vòng băng cố định.
    4.4.1. Băng nách kiểu số 8
    4.4.2. Băng gáy
    - Ðiều dưỡng viên đứng sau bệnh nhân
    - Bắt đầu băng 2 vòng tròn quanh đầu
    - Hướng đường băng xuống gáy
    - Quấn 1/2 vòng tròn quanh cổ, không xiết chặt
    - Hướng đường băng đi lên bắt chéo với vòng trước
    - 1/2 vòng tròn quanh đầu và tiếp tục cho đến khi kín gáy
    - Kết thúc 2 vòng quanh đầu và cố định
    4.4.3. Băng tai
    - Băng phần bên của mặt
    - Không bó chặt hàm
    - Không làm nghẹt thở
    - Bắt đầu bằng 2 vòng tròn quanh đầu
    - Hướng đường băng qua trước tai trái và đi lên thẳng cho tới trên đầu
    - Ðưa băng đi xuống sau tai phải và qua dưới cằm để trở lên đỉnh đầu
    - Tiếp tục như trên cho kín nơi cần băng
    - Kết thúc bằng một đường băng chéo sau ót và một vòng tròn quanh đầu và cố định
    4.4.4. Băng vai
    - Bắt đầu bằng 2 vòng tròn quanh cánh tay
    - Vòng đường băng qua nách
    - Hướng đường băng ra sau lưng xuống dưới nách bên kia và trở lại như đã bắt đầu. Băng kín vai.
    - Kết thúc và cố định trước ngực.
    4.4.5. Băng 1 vú (vú trái)
    - Bắt đầu bằng 2 vòng tròn dưới vú
    - Ðưa đường băng ra sau lưng đi qua vai phải
    - Hướng đường băng xuống hông trái qua hông phải
    - Tiếp tục trở về hông trái, lên vai phải
    - Các đường băng sau liên tục như trên cho đến khi băng kín vú
    - Kết thúc 2 vòng tròn dưới vú và cố định.
    4.4.6. Băng bẹn
    - Bắt đầu bằng 2 vòng tròn quanh đùi
    - Kéo từ phía ngoài đùi chếch qua xương mu đến gai chậu bên kia
    - Vòng qua lưng trở về chỗ cũ, qua bụng chếch xuống phía trong đùi, bắt chéo với vòng trước, đè lên vòng trước 1/2 - 2/3 vòng.
    - Vòng qua phía sau đến phía ngoài đùi, chếch qua bụng, đến xương hông. Vòng qua lưng về phía trong đùi.
    - Tiếp tục băng theo hình số 8 cho đên khi băng kín bông gạc mới thôi.
    4.4.7. Băng đầu gối
    - Bắt đầu bằng 2 vòng tròn ngay đầu gối
    - Tiếp tục 1 vòng tròn chồng lên vòng tròn đầu 1/2-2/3 ở trên
    - Tiếp theo 1 vòng tròn chồng lên 1/2 vòng đầu ở dưới
    - Băng kiểu số 8 (dẻ quạt) cho đến khi xong4.5. Băng gấp lại (hồi quy)
    - Bắt đầu bằng băng vòng khóa
    - Sau đó lật từ trước ra sau và từ sau ra trước
    - Lần thứ nhất băng ở giữa
    - Các lần sau tỏa dần ra 2 bên kiểu dẻ quạt, mỗi lần đều trở về chỗ bắt đầu gấp cho đến khi băng kín
    - Kết thúc bằng 2 vòng cố định
    Thường áp dụng băng ở đầu, bàn tay không tách ngón, chi cắt cụt.
    4.6.1. Băng treo
    a) Băng treo rộng: đặt 1 góc băng lên vai bên tay lành, góc giữa ở chỗ khuỷu tay dưới nách tay đau, kéo góc ở dưới lên buộc nút ở cổ, để giữ cẳng tay ở trên băng treo, gấp góc 90o theo tư thế cơ năng của chi trên. Cuối cùng, gấp góc đầu thừa của góc đỉnh lại cho gọn, rồi cài kim băng.
    b) Băng treo hẹp: gấp khăn tam giác thành dải hẹp (hay thay bằng băng cuộn) rồi treo cẳng tay lên như cánh tay.
    4.6.2. Băng mặt
    Trường hợp cả mặt bị bỏng hay bị thương, trước hết buộc nút ở góc giữa chụp lấy đầu và mặt, khoét lỗ con ở mắt ( 2 mắt) và chỗ mũi mồm rồi kéo 2 góc trái và phải ra sau gáy và vòng về đằng trước, buộc nút ở phía trước cổ.
    4.6.3. Băng đầu
    4.6.4. Băng bàn tay
    - Băng kín bàn tay: đặt tay vào giữa khăn tam giác, ngón tay hướng lên góc đỉnh, gấp góc đỉnh lên sau bàn tay góc trái và góc phải bắt chéo ở mu bàn tay, rồi xuống đến cổ tay lại vòng lại lên mu bàn tay và buộc nút, gấp góc đỉnh lên che lấy chỗ buộc nút.
    - Băng lòng bàn tay: gấp khăn tam gác, góc thành dải, từ lòng bàn tay, vòng đến mu bàn tay bắt chéo rồi kếo về phía cổ tay rồi buộc nút ở phía mu tay.
    4.6.5. Băng bàn tay nắm
    Trường hợp bàn tay chảy máu, cho người bệnh nắm một cuộn băng gạc, rồi gấp khăn tam giác thành dải băng quanh nắm tay, rồi buộc nắm tay.
    4.6.6. Băng khuỷu tay
    Gấp phía dưới góc khăn tam giác (rộng độ 5cm) góc đỉnh quay lên trên vai, góc trai và phải vòng qua cánh tay dưới bắt chéo phía trên khuỷu tay, rồi vòng lên cánh tay trên và buộc nút, gấp góc đỉnh xuống.
    4.6.7. Băng vai
    Góc giữa khăn tam giác quay lên trên, che kín lấy vai, phía dưới khăn gấp lại rộng 2 ngón tay, băng 1 vòng ở giữa cánh tay và buộc nút, còn góc đỉnh thì cố định bằng 2 cách:
    + Cách 1: lấy 1 khăn tam giác khác để gấp thành dải vòng chéo ở cổ bên đau và nách bên lành, rồi buộc nút giữ lấy góc giữa rồi gấp và ghim lại.
    + Cách 2: dùng băng treo hẹp, đè lên góc giữa rồi gấp lại và ghim đồng thời cố định cả cánh tay bị thương.
    4.6.8. Băng cả bàn chân (cũng như băng bàn tay)
    4.6.9. Băng khớp gối
    4.6.10. Băng bẹn
    4.6.11. Băng ngực
    4.7. Băng dải
    Băng dải gồm có băng chữ T hoặc băng nhiều dải.
    4.7.1. Băng chữ T
    Làm bằng vải rộng cỡ 8cm.
    Dải dọc dài từ 75-90cm.
    Dải ngang dài từ 90-120cm.
    - Băng chữ T 1 dải dọc dùng để băng tầng sinh môn hay bộ phận sinh dục nữ.
    - Băng chữ T 2 dải dọc (15cm xẻ đôi) dùng để băng nâng đỡ tinh hoàn.
    4.7.2. Băng nhiều dải
    Gồm có 4 hoặc 5 dải xếp chồng lên nhau 1/2 khổ.
    - Bề rộng mỗi dải 10-15cm.
    - Bề dài từ 90-120cm.
    - Ở GIỮA MAY một miếng vải dài khoảng 25cm làm thân băng.
    Băng nhiều dải để băng ở ngực hoặc bụng.
    - Băng ngực có thêm 2 dải nhỏ kéo qua vai đến trước ngực để giữ băng.
    - Băng bụng có thêm 1 dải nhỏ ở dưới để giữ băng.
    Chú ý:
    + Băng bụng băng từ dưới đi lên.
    + Băng mổ lấy con, băng từ trên đi xuống để giúp tử cung trở lại vị trí cũ.
    + Ghim kim cố định ở ngực hay ở bụng, phải ghim ngang theo nếp GẤP CỦA DA.
    5. cách cố định băng trước khi kết thúc
    - Cố định bằng ghim kim an toàn.
    - Cố định bằng móc sắt.
    - Cố định bằng keo.
    - Băng vải cố định bằng cách buộc nút, cắt đôi bề rộng băng, bề dài khoảng 15cm. Thắt chéo lại rồi vòng qua chi và buộc nút an toàn.

  7. #6
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    CÂY KIM CỨU NGƯỜI
    Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chổ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng.(Nhớ là phải rữa tay bạn thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây.)



    1. Hơ kim trên lữa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.

    2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.

    3. Chích đến khi nào máu chảy ra.

    4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.

    5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

    6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.

    7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tĩnh

  8. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com