-Mẹ Sầu bi ( Our Lady of sorrows) Lễ Kính 15-09-2015
- Save me, O Lord, in your kindness - Ps 31:2-6,1516,20
-Năm 1668, các anh em dòng Tôi tớ Đức Mẹ bắt đầu mừng kính lễ này để tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ. Năm 1814, Đức Thánh cha Pi-ô VII (GH 1800-1823) mở rộng lễ kính này đến toàn thể Giáo Hội Công giáo Tây phương.
Phụng vụ Giáo Hội đã sắp xếp ngày 15/9, lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi liền sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá, là muốn để con cái Giáo Hội hiểu rằng: Mẹ Maria là người đầu tiên đã đón nhận và suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời mình, nên mẫu gương cho mọi tín hữu thành tâm với ơn cứu chuộc. Mẹ kết hiệp với Thánh Giá Chúa Kitô từ khởi sự từ ngày Ngôi Lời nhập thể cho đến trên Núi Thánh Calve, và còn hơn thế nữa, cho tới khi công cuộc cứu chuộc hoàn tất trong ngày cánh chung (Eschatology). Như thế, bao lâu hy tế Thập Giá của Chúa Kitô còn tiếp diễn trên bàn thờ cho nhân loại được ơn cứu độ, thì bấy lâu, Mẹ Maria vẫn còn tiếp tục đau khổ cùng Con của Người.
- Bảy sự thương khó của Mẹ St. Marie (Seven sorrows of Mary):
1-Lời tiên báo của Tiên Tri Si-mê-on : một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà ( And you yourself a sword will pierce, so that the thoughts of many hearts may be revealed - Luke 2: 35)
2 -Cuộc chạy trốn sang Ai-cập (Mt 2: 13-21) 3-Lạc mất Chúa trong đền thờ Gierusalem ba ngày (Lc 41:50)
- Cuộc khổ nạn của Jesus con của Mẹ : 4- Chúa vác thập giá lên đỉnh Can-vê (Ga 19: 17) -5 Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá (Ga: 19: 18-30) - 6-Tháo xác Chúa (Ga 19: 39-40) 7- Táng xác Chúa (Ga 19:40-42)
-Mẹ St Marie, Đấng Đồng công (Coredemptrix) cứu chuộc, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIV trong một Thánh thi của nhà thờ Thánh Phêrô tại thành Salzburg (Austria): "Pia, dulcis et benigna,/ Nullo prorsus luctu digna/Si fletum hinc eligeres./Ut compassa edemptori,/Captivatotransgressori,/ Tu Coredemptrix fieres." (Mẹ nhân từ, hiền dịu và khoan dung,/Mẹ hoàn toàn không đáng chịu một đau khổ nào./Nếu từ đây Mẹ khóc thương Như Người thông phần đau khổ với Chúa Cứu Thế,
Thì, với Đấng đã chịu tử hình,/Mẹ cũng trở nên Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.)

-Tín lý Mẹ Đồng công được các Đức Giáo hoàng: Đức Lêô XIII, Đức Thánh Piô X, Đức Bênêđictô XV, Đức Piô XI, Đức Piô XII, Đức Gioan Phaolô II giảng dạy rất minh bạch. Riêng Đức Piô XI kêu xin Đức Mẹ rõ ràng với tước hiệu Đấng Đồng công. Và Đức Gioan Phaolô II cũng nêu bật giáo huấn về vai trò Đức Mẹ Đồng công, đặc biệt trong Thông điệp "Mẹ Đấng Cứu Thế", Tông thư "Sự Khổ đau Cứu chuộc", và ngài rõ ràng dùng tước hiệu "Coredemptrix" (Đồng công cứu chuộc) có tới 5 lần.
- Lễ Mẹ St. Marie sầu bi , là dịp giúp chúng ta có cơ hội nhìn lại sự đóng góp của mình vào công cuộc cứu rỗi bản thân và cho tha nhân, nhìn lại cách đón nhận Thập Giá ban ơn cứu độ, và nhất là chia sẻ với Mẹ St. Marie (The Blessed Virgin Mary), những nỗi đau cùng tận của kiếp người (broken-hearted), và học nơi Mẹ bài học Tình Yêu tận hiến ( Amour Oblatif) dành cho Chúa con và cho công cuộc cứu độ (Salvation) chúng sinh (all living creatures) của Thiên Chúa Cha (God the Father; Đnl 32,6; Xh 4,22,), qua người con dấu yêu -Đức Jesus Christ .
Xin Mẹ giúp cho chúng con, trong từng ngày sống biết noi gương Mẹ, Xin Mẹ đồng hành, dạy dỗ chúng con như xưa Mẹ đã dạy Thánh Tử Giêsu, xin Mẹ hãy cầu nguyện cùng với chúng con như xưa Mẹ đã từng cầu nguyện cùng với Hài nhi Giêsu, xin Mẹ giúp chúng con vững bước trên đường thập giá, con đường duy nhất dẫn đến ơn cừu độ. Nhờ đó mà chúng con trở thành những tấm gương, thành lời mời gọi cho mọi tín hữu, biết yêu mến và đón nhận Chúa và Mẹ cùng tha nhân.
Chúa Giêsu nói : “Ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, thì không thể làm môn đệ Tôi được” (Lc 14,27). Như thế, không ai có thể tìm chọn cho mình một Chúa-Giêsu-không-có-thập-giá, và khi đã chọn Chúa-Giêsu-vác-thập-giá, thì chắc chắn sẽ gặp được Mẹ của Người mà học hỏi bao trải nghiệm quí báu của Tình Yêu, thập giá, và ơn cứu rỗi. Cùng Mẹ Sầu Bi, ta có thể có thêm sự trợ lực quí giá để biến những khổ đau trong đời thành giá trị cứu rỗi chính mình và nhân loại.
Lạy Mẹ Sầu Bi, Mẹ là mẫu gương vác thập giá cho chúng con, những người theo Chúa, xin cầu cho chúng con niềm vui đón nhận những đau khổ vì Chúa Kitô, để chính những đau khổ thập giá ấy, trở nên đường cứu rỗi cho chúng con và cho mọi người.