Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Chủ đề: Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

  1. #1
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2017
    BẢN TIN 03




    Ban Tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường xin trân trọng kính chào quý độc giả và quý tác giả.
    Cuộc thi năm nay vẫn mời gọi các tác giả trẻ tham gia viết bài dự thi mang nội dung Kitô giáo nói chung. Cách riêng, nhân kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách Tin Lành và 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Ban Tổ chức ước mong quý tác giả dành ưu tiên suy nghĩ và sáng tác theo hai chủ đề này. Về Đức Mẹ Fatima, chúng tôi sẽ chia sẻ trong bản tin số 4. Ở đây xin nói đôi điều về con đường hiệp nhất các Kitô hữu.
    Sự chia cắt đã là một tai nạn. Thế nhưng Thiên Chúa có thể rút sự lành ra từ sự dữ mà chúng ta đã gây nên. Ngài dùng ngay những khủng hoảng ta gặp phải để làm cho ta lớn lên. Trong bầu khí tìm về hiệp nhất đã nhen nhóm từ đầu thế kỷ trước tới nay và ngày càng đầy hứa hẹn, ta nhận ra sự khác biệt đôi bên có khả năng giúp cho cả hai thêm phong phú. So với Hội thánh toàn cầu, hiện nay tại Việt Nam, sự gặp gỡ đích thực giữa Tin lành và Công giáo chưa có gì đáng kể, cả trên lãnh vực hợp tác từ thiện xã hội, cầu nguyện chung lẫn trên lãnh vực chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và bồi bổ đức tin cùng đối thoại thần học. Nếu người Công giáo biết học theo những điểm mạnh của người Tin lành và vun trồng những kho tàng vô tận Thiên Chúa đã ký thác cho Hội thánh Công giáo Rôma, niềm vui Tin mừng sẽ trở thành hy vọng cho đồng bào và đồng loại. “Lạy Cha, con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,1.20-21). Các cây bút trẻ Kitô hữu cả đôi bên có sứ mạng gây ý thức và chỉ ra cho đại chúng tín hữu thấy niềm hy vọng hiệp nhất mà Chúa Thánh Thần đang trao ban cho Hội thánh Chúa Kitô trên toàn cầu. Ở đây ta thấy rõ viết truyện ngắn khác với việc chỉ đơn giản kể lại những chuyện có thật đã xảy ra. Nó đòi hỏi tác giả phải suy tư và sáng tạo. Muốn vậy, không phải chỉ ngồi động não mà đủ, cần phải dấn thân, nhập cuộc, và cả đến trả giá. Theo hướng góp phần xây dựng tình hiệp nhất, Giải Viết Văn Đường Trường lần V (2017) và lần VI (2018) rất mong được đón nhận tác phẩm của các bạn trẻ Tin lành.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi người Công giáo biết dành thời giờ và tâm huyết cho Lời Chúa như sự tích cực của những anh chị em Tin lành? Điều gì sẽ xảy ra nếu anh chị em Tin lành đọc và nghiền ngẫm Lời Chúa theo lịch phụng vụ của Hội thánh Công giáo? Điều gì sẽ xảy ra nếu các bạn trẻ Công giáo cùng trao đổi và chạy đua với các bạn trẻ Tin lành trong việc sống đức tin và chia sẻ đức tin? Người Công giáo cần tự vấn khi thấy anh chị em Tin lành sống Lời Chúa thật triệt để. Người Tin lành cũng có thể tự hỏi nhờ đâu phía Công giáo có rất nhiều thơ và nhạc (Trang thanhcavietnam.info đã giới thiệu trên 17.000 ngàn bài hát do các nhạc sĩ Công giáo Việt Nam sáng tác; 5 quyển Có Một Vườn Thơ Đạo đã quy tụ 184 tác giả Công giáo).
    Những đau thương của quá khứ là do những góc nhìn phiến diện, bi quan. Điều mà phong trào Đại kết và Công đồng Vaticanô II đem lại là hướng nhìn tích cực, cậy trông vào ơn Chúa và tin tưởng vào thiện chí của người khác. Nhờ đó mà một chân trời mới vừa mở rộng vừa đồng quy thật diệu huyền và ngày càng rực sáng.
    Bận tâm về sự hiệp nhất nên một của các con cái Chúa sẽ không dừng lại và trôi theo năm kỷ niệm 2017. Việc ôn lại dĩ vãng và đúc rút kinh nghiệm là để tiến vào tương lai. Với quý tác giả và độc giả quan tâm cần tài liệu để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi xin giới thiệu các văn kiện của Công đồng Vaticanô II (1962-1965), Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo (1992), quyển “Sơ lược Lịch sử Hội thánh Công giáo Toàn cầu” của Ban Giáo lý Giáo phận Nha Trang vừa ấn hành năm 2016 (có thể hỏi mua tại Phòng Giáo lý TGM Nha Trang, hỏi chú Thông, qua điện thoại: 0898-377-017), 5 bài học rút ngắn về Lịch sử Hội thánh (có thể hỏi nơi Ban Tổ chức Giải VVĐT để nhận file vi tính). Quý vị và các bạn cũng có thể gõ tìm trên mạng: Hiệp nhất Kitô giáo, Phong trào Đại kết, Joint Declaration on the Doctrine of Justification (1999), Tuyên ngôn chung Công Giáo và Tin Lành Luther (31-10-2016).
    Mời xem thêm:
    http://hdgmvietnam.org/tuyen-ngon-ch...8347.57.7.aspx
    http://hdgmvietnam.org/duc-hong-y-ku...8436.57.7.aspx
    Các tác giả dự thi cần tìm hiểu kỹ vấn đề này để khi viết truyện có thể tạo dựng chi tiết và ý tưởng đúng với ý hướng của Giáo hội.
    Trở lại với Giải Viết Văn Đường Trường, xin mời quý vị và các bạn theo dõi các bản tin cập nhật trên web GP Qui Nhơn và VTCG, Fb VTCG.
    Cũng xin nhắc lại: Ban Tổ chức cuộc thi năm nay dành cho các tác giả đã có lần vào chung khảo Giải Viết Văn Đường Trường trong các năm qua (chứ không phải vào chung khảo hết cả 4 năm như đã có người hiểu nhầm) một món quà để luyện tay nghề: quyển “Dẫn luận Truyện”, tác phẩm giáo khoa về truyện ngắn với nhiều minh họa của Trần Ngọc Hồ Trường. Xin gửi địa chỉ nhận sách về cho Ban Tổ chức trước ngày 15-12. Vị nào đang ở nước ngoài, xin vui lòng cho địa chỉ người thân ở Việt Nam. Email: <gopnhattho@yahoo.com> và <tinmunggiesu@gmail.com> .
    Sau đây xin mời quý vị và các bạn thưởng thức 7 truyện đã qua sơ loại tiếp theo của cuộc thi 2017. Xin quý tác giả tiếp tục gởi bài dự thi, nên cố gắng gởi bài sớm để kịp điều chỉnh những sơ sót vì thời hạn nhận bài đã đi qua một nửa thời gian. Mời xem Bản thể lệ cuộc thi VVĐT 2017 được đính kèm ở cuối.
    Ban Tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường xin trân trọng kính chào quý độc giả và quý tác giả.
    Cuộc thi năm nay vẫn mời gọi các tác giả trẻ tham gia viết bài dự thi mang nội dung Kitô giáo nói chung. Cách riêng, nhân kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách Tin Lành và 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Ban Tổ chức ước mong quý tác giả dành ưu tiên suy nghĩ và sáng tác theo hai chủ đề này. Về Đức Mẹ Fatima, chúng tôi sẽ chia sẻ trong bản tin số 4. Ở đây xin nói đôi điều về con đường hiệp nhất các Kitô hữu.
    Sự chia cắt đã là một tai nạn. Thế nhưng Thiên Chúa có thể rút sự lành ra từ sự dữ mà chúng ta đã gây nên. Ngài dùng ngay những khủng hoảng ta gặp phải để làm cho ta lớn lên. Trong bầu khí tìm về hiệp nhất đã nhen nhóm từ đầu thế kỷ trước tới nay và ngày càng đầy hứa hẹn, ta nhận ra sự khác biệt đôi bên có khả năng giúp cho cả hai thêm phong phú. So với Hội thánh toàn cầu, hiện nay tại Việt Nam, sự gặp gỡ đích thực giữa Tin lành và Công giáo chưa có gì đáng kể, cả trên lãnh vực hợp tác từ thiện xã hội, cầu nguyện chung lẫn trên lãnh vực chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và bồi bổ đức tin cùng đối thoại thần học. Nếu người Công giáo biết học theo những điểm mạnh của người Tin lành và vun trồng những kho tàng vô tận Thiên Chúa đã ký thác cho Hội thánh Công giáo Rôma, niềm vui Tin mừng sẽ trở thành hy vọng cho đồng bào và đồng loại. “Lạy Cha, con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,1.20-21). Các cây bút trẻ Kitô hữu cả đôi bên có sứ mạng gây ý thức và chỉ ra cho đại chúng tín hữu thấy niềm hy vọng hiệp nhất mà Chúa Thánh Thần đang trao ban cho Hội thánh Chúa Kitô trên toàn cầu. Ở đây ta thấy rõ viết truyện ngắn khác với việc chỉ đơn giản kể lại những chuyện có thật đã xảy ra. Nó đòi hỏi tác giả phải suy tư và sáng tạo. Muốn vậy, không phải chỉ ngồi động não mà đủ, cần phải dấn thân, nhập cuộc, và cả đến trả giá. Theo hướng góp phần xây dựng tình hiệp nhất, Giải Viết Văn Đường Trường lần V (2017) và lần VI (2018) rất mong được đón nhận tác phẩm của các bạn trẻ Tin lành.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi người Công giáo biết dành thời giờ và tâm huyết cho Lời Chúa như sự tích cực của những anh chị em Tin lành? Điều gì sẽ xảy ra nếu anh chị em Tin lành đọc và nghiền ngẫm Lời Chúa theo lịch phụng vụ của Hội thánh Công giáo? Điều gì sẽ xảy ra nếu các bạn trẻ Công giáo cùng trao đổi và chạy đua với các bạn trẻ Tin lành trong việc sống đức tin và chia sẻ đức tin? Người Công giáo cần tự vấn khi thấy anh chị em Tin lành sống Lời Chúa thật triệt để. Người Tin lành cũng có thể tự hỏi nhờ đâu phía Công giáo có rất nhiều thơ và nhạc (Trang thanhcavietnam.info đã giới thiệu trên 17.000 ngàn bài hát do các nhạc sĩ Công giáo Việt Nam sáng tác; 5 quyển Có Một Vườn Thơ Đạo đã quy tụ 184 tác giả Công giáo).
    Những đau thương của quá khứ là do những góc nhìn phiến diện, bi quan. Điều mà phong trào Đại kết và Công đồng Vaticanô II đem lại là hướng nhìn tích cực, cậy trông vào ơn Chúa và tin tưởng vào thiện chí của người khác. Nhờ đó mà một chân trời mới vừa mở rộng vừa đồng quy thật diệu huyền và ngày càng rực sáng.
    Bận tâm về sự hiệp nhất nên một của các con cái Chúa sẽ không dừng lại và trôi theo năm kỷ niệm 2017. Việc ôn lại dĩ vãng và đúc rút kinh nghiệm là để tiến vào tương lai. Với quý tác giả và độc giả quan tâm cần tài liệu để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi xin giới thiệu các văn kiện của Công đồng Vaticanô II (1962-1965), Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo (1992), quyển “Sơ lược Lịch sử Hội thánh Công giáo Toàn cầu” của Ban Giáo lý Giáo phận Nha Trang vừa ấn hành năm 2016 (có thể hỏi mua tại Phòng Giáo lý TGM Nha Trang, hỏi chú Thông, qua điện thoại: 0898-377-017), 5 bài học rút ngắn về Lịch sử Hội thánh (có thể hỏi nơi Ban Tổ chức Giải VVĐT để nhận file vi tính). Quý vị và các bạn cũng có thể gõ tìm trên mạng: Hiệp nhất Kitô giáo, Phong trào Đại kết, Joint Declaration on the Doctrine of Justification (1999), Tuyên ngôn chung Công Giáo và Tin Lành Luther (31-10-2016).
    Mời xem thêm:
    http://hdgmvietnam.org/tuyen-ngon-ch...8347.57.7.aspx
    http://hdgmvietnam.org/duc-hong-y-ku...8436.57.7.aspx
    Các tác giả dự thi cần tìm hiểu kỹ vấn đề này để khi viết truyện có thể tạo dựng chi tiết và ý tưởng đúng với ý hướng của Giáo hội.
    Trở lại với Giải Viết Văn Đường Trường, xin mời quý vị và các bạn theo dõi các bản tin cập nhật trên web GP Qui Nhơn và VTCG, Fb VTCG.
    Cũng xin nhắc lại: Ban Tổ chức cuộc thi năm nay dành cho các tác giả đã có lần vào chung khảo Giải Viết Văn Đường Trường trong các năm qua (chứ không phải vào chung khảo hết cả 4 năm như đã có người hiểu nhầm) một món quà để luyện tay nghề: quyển “Dẫn luận Truyện”, tác phẩm giáo khoa về truyện ngắn với nhiều minh họa của Trần Ngọc Hồ Trường. Xin gửi địa chỉ nhận sách về cho Ban Tổ chức trước ngày 15-12. Vị nào đang ở nước ngoài, xin vui lòng cho địa chỉ người thân ở Việt Nam. Email: <gopnhattho@yahoo.com> và <tinmunggiesu@gmail.com> .
    Sau đây xin mời quý vị và các bạn thưởng thức 7 truyện đã qua sơ loại tiếp theo của cuộc thi 2017. Xin quý tác giả tiếp tục gởi bài dự thi, nên cố gắng gởi bài sớm để kịp điều chỉnh những sơ sót vì thời hạn nhận bài đã đi qua một nửa thời gian. Mời xem Bản thể lệ cuộc thi VVĐT 2017 được đính kèm ở cuối.

  2. #2
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-014

    GIỎ HOA NHỰA

    - Bà mua hoa cho cháu đi, cửa hàng chúng cháu đây bán toàn loại hoa đẹp thôi, bà ạ!
    Cô bán hoa vừa nói vừa đỡ lấy tay bà cụ dắt vào cửa hàng của mình.
    - Cứ để tôi tự nhiên đi mà!
    Bà cụ cẩn thận khẽ đặt chiếc thúng cũ xuống bên cửa hàng, và nhẹ nhàng nhấc đôi dép nhựa màu mận chín đã mòn gót đặt gọn gẽ vào trong chiếc thúng. Hành động lạ thường của bà làm cho cô gái chuyển từ thái độ đon đả mời chào sang nhẹ nhàng tế nhị để bà cụ tự nhiên. Làm sao cô có thể hiểu được sự gần gũi đến thân tình của chiếc thúng và đôi dép cũ kia chứ! Nhờ chiếc thúng cũ này mà bà đã rong ruổi đội những mớ rau, quả mướp, hay nón chè ra chợ bán, hầu kiếm những đồng tiền ít ỏi về nuôi gia đình và đàn con ăn học. Đôi dép mòn gót của bà cũng đã phủ kín mọi ngả đường làng rồi còn gì. Bà nâng niu chúng, vì chúng đã gắn bó với bà như “người bạn chí cốt” vậy!
    Ánh nắng chiều rọi vào các giỏ hoa nhựa treo lơ lửng trên không, làm những bông hoa như đua mình khoe vẻ đẹp, hầu chiếm cảm tình vị khách hàng cao niên. Giỏ hoa nào cũng muốn mình được bà cụ để mắt đến, nên nhờ những cơn gió thoáng qua, chúng cố đung đưa xoay mình như những cô người mẫu trên sân khấu vậy!
    - Đẹp quá!
    Bà cụ không nén được lòng mình khi đang chiêm ngưỡng những giỏ hoa giả, nên buột miệng.
    Cô gái bán hoa có lẽ cũng hiểu ý, nên từ nãy đến giờ cứ nhẹ nhàng bước theo phía sau chờ khi bà cụ lên tiếng. Cô nhẹ nhàng hỏi:
    - Thế bà chọn giỏ nào, cháu lấy xuống cho bà?
    - Biết chọn giỏ nào đây, giỏ hoa nào cũng đẹp cả mà! - Bà cụ đáp lời cô gái.
    - Bà mua hoa để đặt bàn thờ Chúa phải không? - Cô gái bán hoa vui vẻ hỏi.
    - Sao cô biết thế? - Bà cụ giật mình quay lại hỏi.
    - Thấy sợi dây có nhiều hột bà đeo trên cổ là cháu nhận ra ngay mà! Những người Công giáo thường đeo sợi dây này bà nhỉ? - Cô gái trả lời.
    - Đúng rồi đó cô, người Công giáo chúng tôi gọi sợi dây này là tràng hạt Mân Côi đấy cô ạ! - Bà cụ vui vẻ trả lời.
    - Để cháu chọn giúp hoa cho bà nhé? - Không để bà cụ kịp đáp lại, cô gái liền nhấc một giỏ hoa xuống đưa cho bà cụ. - Đây, cụ thấy có đẹp và hợp với bàn thờ Chúa không nào? Giỏ hoa này vừa đẹp vừa nhã nhặn, xứng với bàn thờ Chúa đấy bà ạ!
    Bà cụ vừa đỡ lấy giỏ hoa vừa lên tiếng: “Có vẻ cô am hiểu về hoa đặt bàn thờ Chúa nhỉ?”.
    - Hiệu hoa của chúng cháu thỉnh thoảng cũng có người đến mua hoa đặt bàn thờ Chúa, nên cháu cũng hiểu chút ít bà ạ! - Cô gái đáp lời bà cụ.
    - Vậy à, thế cô chọn cho tôi hai giỏ đi nào! - Bà cụ vui vẻ nói.
    Ánh nắng chiều dường như cũng cảm mến bà cụ, rời cửa hàng của cô gái bán hoa tiến theo bà trên con đường dài trải nhựa phẳng lì. Ánh nắng soi bóng bà trên mặt đường cứ lắc lư theo những bước chân tập tễnh của tuổi già. Những bông hoa đang nằm gọn trong chiếc thúng trên đầu bà cụ, như muốn vươn mình ra xa hầu có thể che ánh nắng chiều đang dội xuống đầu bà. Trên con đường trải nhựa tuy còn khá xa mới về đến nhà, nhưng bà thầm nghĩ, làm sao có thể so được với thời bà còn trẻ cơ chứ! Những con đường đất mấp mô nhỏ hẹp bụi mù khi trời nắng đã vậy, còn trời mưa những con đường này lại trở nên lầy lội. Đặc biệt, những vết chân trâu qua lại trên con đường làng tạo thành những hố tử thần đối với những đứa trẻ bất cẩn mỗi khi đi lại… Có lẽ cuộc đời bà chẳng khi nào quên được những ký ức tuổi thơ này!
    Những hồi ức tuổi thơ dường như giúp bà tiến nhanh chân hơn thì phải, chẳng mấy chốc ánh nắng chiều đã theo lối cùng bà về đến căn nhà bé tẹo, nơi gia đình nhỏ của bà đã từng chung sống hạnh phúc. Nghĩ đến đây, bà chợt ước ao được sống lại cảnh hai vợ chồng trẻ với những đứa trẻ quây quần vui nhộn. Bà nhớ đến ông, người chồng yêu quý của mình, người cả đời hy sinh cho vợ cho con đã bỏ bà ra đi trước cách đây vài năm. Bà biết rõ sự chết chẳng bỏ quên một thân phận con người nào, nhưng theo lẽ tự nhiên bà vẫn cảm thấy đau xót đến rụng rời chân tay mỗi khi nhớ đến “một nửa” của đời mình. Ánh nắng chiều đang dần ngả bóng, những tia nắng yếu ớt của buổi chiều tàn cố soi qua những ô cửa nhỏ vào bàn thờ Chúa trên cao làm bà bừng tỉnh bước ra khỏi hoài niệm. Bà lên tiếng gọi:
    - Chúng mày đâu cả rồi, mau giúp mẹ lau bụi bàn thờ Chúa nào!
    Chẳng một lời đáp lại, bà chỉ nghe vọng lại tai mình cũng câu hỏi đó, nhưng nhẹ nhàng hơn của khoảng không thinh lặng! Bà chợt thì thầm, mình già thật rồi!
    Con cái bà đều đã lớn cả, chúng đã lập gia đình và có con cái cả rồi! Con cái bà cũng đã là những người công thành danh toại, và đang sinh sống trên những thành phố lớn cả rồi. Đối với những người hàng xóm, họ coi gia đình bà là gia đình gia giáo: có con cái ngoan hiền và thành đạt. Tuy hằng năm các con của bà cũng hay về thăm bà đều đặn, nhưng bà vẫn cảm thấy cô đơn, cõi lòng bà vẫn lạnh lẽo vì thiếu vắng hơi ấm lòng người. Bà chẳng cần những người hàng xóm dán cho mình cái mác “gia đình gia giáo”, nhưng chỉ ước mong sao con cái bà cũng như con cái người ta, cũng với những công việc bình thường, và thường ngày tiếng con tiếng cháu ồn ào tíu tít cạnh bên thì thật hạnh phúc biết bao! Nghĩ đến đây, bà chợt thở dài ngao ngán…
    Ngồi ghé xuống bậc hè nghỉ mệt, bà nhẹ nhàng đặt những giỏ hoa xuống gần bên và thầm nghĩ, những bông hoa này rất đẹp, nhưng chúng chẳng thể tỏa ra được mùi hương thơm vì những bông hoa này là đồ giả, những bông hoa nhựa. Chăm chú nhìn những bông hoa giả, bà nghĩ đến các con của mình: Có lẽ chúng cũng chẳng khác gì những bông hoa giả này, chúng đang khoác lên mình những chiếc áo đẹp là tấm bằng này, công danh nọ. Đặc biệt, các con của bà đã khoác trên mình chiếc áo Thánh tẩy, nhưng chúng đâu có thực hành đạo cơ chứ! Đời sống đạo nơi giới trẻ ngày nay cũng vậy, chúng chỉ quan tâm đến việc làm sao để kiếm được thật nhiều tiền, hầu làm đẹp cho chiếc áo bề ngoài mà quên đi việc làm đẹp tâm hồn - chiếc áo thiêng liêng, hầu có thể tạo thành đôi cánh đưa chúng vào Nước trời mai hậu.
    Càng nghĩ về đời sống đạo của con cái bà cũng như giới trẻ ngày nay, bà lại càng cảm thấy buồn sầu tê tái. Thật, chúng chẳng khác nào những bông hoa nhựa xinh đẹp mà chẳng tỏa mùi hương! Đời sống đạo thế hệ của bà tuy bữa đói bữa no phần thể xác, nhưng phần thiêng liêng lại luôn được no đầy. Tuy những bông hoa thế hệ của bà không được đẹp về dáng vẻ bề ngoài, nhưng thế hệ hoa ấy lại có thể tỏa lan ra thứ mùi hương đạo thơm phức. Chợt cơn gió nhẹ đến bên như có người phe phẩy chiếc quạt, và mang theo tiếng chuông từ cây tháp đồng hồ của Nhà Chung gần đó đến bên tai.
    Kính keeng… kính keeng… kính keeng…! Koong… koong… Những chiếc vồ thong thả gõ nhịp nhàng vào quả chuông đúng bảy tiếng.
    - Vậy là đã bảy giờ tối rồi! - Bà thì thầm.
    Làm sao bà có thể quên được tiếng chuông thân thương này chứ! Tiếng chuông đã thấm vào tận xương tủy, vào từng thớ thịt của bà, tiếng chuông đã trở thành người bạn thân tình của bà từ rất lâu rồi. Tiếng chuông đồng hồ điểm đúng giờ đánh thức bà đi lễ sáng, tiếng chuông báo cho bà biết giờ đi chợ, giờ ra thăm đồng… Màn trời đêm đang dần bao phủ lấy ánh sáng của ban ngày, bóng tối đã ùa vào kín căn nhà nhỏ đơn côi của bà cụ. Bà bám vào chiếc cột hiên bằng gỗ xoan nhẵn bóng do vết tay bám nhiều, gượng đứng dậy và chậm chạp bước vào trong ngôi nhà, đốt lên ngọn đèn dầu le lói, hầu xua bóng đêm ra khỏi căn phòng. Bà vội lần tay lên cổ tìm cỗ Tràng hạt và lẩm bẩm trên miệng: “Kính mừng Maria… Thánh Maria…” để cầu nguyện cho con cháu mình đang ở phương xa. Bà thầm nghĩ mình cũng giống như cây nến kia tuy nhỏ bé, nhưng có thể xua tan bóng đen tội lỗi đang bủa vây con cháu bà cũng như ngôi làng nhỏ của mình.

  3. #3
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-015

    GẶP GỠ - BƯỚC NGOẶT CUỘC ĐỜI

    - Con nhà ai đây? Sao lại đánh con người ta ra thế này? Đúng là đồ hư hỏng, con nhà không cha dạy dỗ đây mà...
    Linh vội vàng chạy nhanh ra đồng tìm bác Hà, cô bé hốt hoảng khi thấy bác Hà phía xa:
    - Bác Hà ơi! Nậm... Nậm... Người ta lôi nó và giữ lại ở trường rồi.
    Bác Hà ở phía xa nghe tiếng gọi, thả ngay chiếc cuốc trên tay, chạy lên thật nhanh.
    Nó vẫn im lặng, ngồi lì mặt ra, không chịu nhận lỗi. Cô giáo chủ nhiệm bước vào, căn phòng không có một giáo viên nào, có lẽ các thầy cô đã về hết sau giờ tan học.
    - Sao em không nhận lỗi?
    Nậm nhìn chằm chằm vào mẹ con Lan, người bạn cùng lớp, đang ngồi đối diện trong bộ dạng đầy vết trầy xước trên người, có lẽ Nậm khá là giận dữ nên nó hơi mạnh tay với Lan. Nhìn ánh mắt Lan có vẻ không phải lỗi hoàn toàn ở Nậm, Nậm thưa cộc lốc với cô giáo:
    - Không! Em không nhận.
    Vừa lúc đó bác Hà chạy vào.
    - Tại sao con đánh bạn mà không nhận lỗi?
    Nậm quay sang nhìn mẹ, thân hình gầy nhom, áo ướt đẫm mồ hôi và lấm đầy bùn, đang nhìn vào nó với ánh mắt tràn đầy sự lo lắng, hốt hoảng pha chút giận dữ.
    - Không! Con không có lỗi.
    Bác Hà cúi mặt xuống trước mặt mẹ con Lan và cô giáo chủ nhiệm.
    - Tôi xin thay mặt cháu xin lỗi gia đình và cô giáo, xin mọi người tha thứ cho con còn nhỏ chưa hiểu chuyện. Tôi sẽ dạy bảo cháu sau. - Bác Hà dứt lời.
    - Mẹ không phải xin lỗi.
    Nậm đẩy mẹ ra một bên. Nó quỳ sụp xuống trước Lan nhưng không nói lời nào và quay ra bỏ chạy trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Bỏ mặc tiếng thét gào của người mẹ đang đuổi theo:
    - Nậm ơi! Con ơi!
    Buổi tối hôm đó, không khí u buồn bao trùm lên căn nhà nhỏ bé lụp xụp. Dưới ánh đèn heo hắt, Hồng - chị gái Nậm nhìn mẹ và em gái - không rõ chuyện gì xảy ra, thế nhưng chị cũng không hỏi mà im lặng nhìn Nậm bằng ánh mắt xót xa, quay sang nhìn mẹ đầy nỗi buồn man mác, dường như chị hiểu thấu cả hai con tim đang đối diện chị. Tâm hồn bác Hà trĩu nặng, ai thấy cũng cảm thấu một nỗi buồn da diết, ẩn đằng sau là tình yêu thương con gái vô bờ bến (trong tiềm thức bác thốt lên “Đã hai năm rồi mà...”). Im lặng trong nỗi hậm hực, cúi mặt xuống chú mèo con, (không biết con Nậm có thấu suốt nỗi lòng đang dần tan vỡ vì quá thương nó của người mẹ hiền khi đó không?), nó ngước trông ra cổng như đang mong chờ một ai đó? Chỉ có trái tim người mẹ lúc đó mới đọc được suy nghĩ của Nậm.
    Thời gian thấm thoát trôi nhanh, con Nậm cũng lớn dậy theo thời gian và trở thành một nữ sinh dễ thương, nó luôn nổi bật lên với nụ cười của ánh nắng mùa xuân rực rỡ. Thế mà cái tính ương bướng, bốc đồng, thể hiện cá tính mạnh mẽ ra ngoài như một đứa con trai, ai cũng bảo nó là ông quản gia trong nhà.
    Hoa phượng cũng đã đến lúc khép lại trang lưu bút thời nữ sinh cấp ba của Nậm.
    - Nhà bác Hà ra nhận giấy báo nhập học của con gái nè, chúc mừng gia đình nhé!
    - Cám ơn bác!
    Cầm trên tay tờ giấy báo nhập học của con gái mà hai hàng lệ của bác Hà không ngừng vỡ òa ra trên đôi má gầy hóp, đôi tay bác run lên vì quá nỗi vui mừng.
    - Nậm ơi! Ra đây nhanh con ơi! Con đậu đại học Sư phạm Huế rồi nè!
    Nậm chạy ra ngoài nhìn mẹ đang trong niềm hạnh phúc tuôn trào, nó nghiêm giọng:
    - Con không đi học đâu, con sẽ đi làm giúp đỡ mẹ và chị.
    Bác Hà xịu mặt nhìn Nậm xót xa và thấu hiểu ý nghĩ của con gái, niềm vui như dập tắt trong ánh sáng hy vọng vào một bầu trời tươi sáng. Cũng đúng thôi, ai trong hoàn cảnh đó cũng sẽ trả lời như nó. Nhưng câu trả lời của nó còn ẩn chứa một ước mơ khao khát đã lâu, vốn là đứa không biết thể hiện tình cảm nên Nậm không tỏ ra lúc đó cho bằng cái vẻ khó chịu. Ấy vậy mà người mẹ nhân hiền kia không chịu khuất phục trước số phận. Trước ngày nhập học:
    - Con thu xếp hành trang ngày kia mẹ đưa con vào nhập học nhé!
    Nậm nhìn mẹ với vẻ ngạc nhiên về số tiền năm triệu mẹ đặt vào lòng bàn tay của nó, nó vẫn cương quyết giữ quyết định ban đầu. Bác Hà nhẹ nhàng cầm tay Nậm:
    - Con yên tâm, đây là số tiền mẹ dành dụm được mấy năm qua cộng với tiền trợ cấp của bố con. - Nghe đến đây, Nậm đổi sắc mặt, nó càng nhìn sâu vào ánh mắt mẹ - Biết là chỉ lo cho con ngày một, ngày hai nhưng trước mắt cứ như vậy có gì mẹ nhờ họ hàng giúp đỡ thêm.
    Nói vậy chứ họ hàng nhà Nậm có ai khá hơn tí nào đâu, kể từ khi ba Nậm không còn, có mấy ai qua lại nữa, một mình bác Hà nuôi hai chị em Nậm khôn lớn. Một ngày dài đằng đẳng trôi qua…
    - Mẹ! Con sẽ đi học.
    Ở đằng xa bác Hà chạy tới ôm con gái. Giây phút hạnh phúc mà tám năm nay bác chờ đợi đã đến, dường như cả hai trái tim tan chảy hòa quyện vào nhau trong niềm vui ngập tràn.
    Xoẹt... xoẹt... bịch... bịch...
    - Trời! Đi đứng kiểu đó hả, không có mắt nhìn à?
    Nậm choáng váng té ngay giữa đường, chiếc xe đạp méo mó không còn hình dạng như ban đầu. Hai chàng thanh niên chạy xe va vào Nậm rồi bỏ chạy không thèm ngoảnh lại nhìn Nậm tí nào. Một người đàn ông trông có vẻ lịch sự dừng xe và tiến tới gần Nậm:
    - Con có sao không?... Bọn trẻ thời này thật khó hiểu!
    Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng khiến Nậm quên đi cảm giác đau đớn khi đó, nó vội vàng ngoảnh mặt lên nhìn người ấy đang cố đỡ nó dậy và kéo chiếc xe đạp sang lề đường.
    - Dạ! Con không sao, con cám ơn chú nhiều ạ!
    - Ồ! Nhìn con có vẻ là tân sinh viên mới vào thành phố học đúng không?
    - Dạ! Đúng rồi ạ.
    - Lần sau, con nhớ cẩn thận khi ra đường nhé! Con ở gần đây không để chú đưa con về, nhưng trước hết phải đưa chiếc xe đạp đi sữa chữa lại đã…
    - Dạ! Con cám ơn chú nhiều ạ! Phòng trọ con cũng gần đây, để con tự đi được ạ.
    Nói qua nói lại mãi mà người đó cũng chịu thua cái tính bưởng bỉnh, tự trọng cao của Nậm.
    - Thế này nhé, cũng muộn rồi con làm rồi về kẻo trời tối. Con cầm lấy ít tiền sửa xe nhé, chú xin phép đi trước.
    Chưa kịp trả lại số tiền thì chú ấy đã vội lên xe đi mất, Nậm dõi mắt nhìn và âm thầm nói theo: “Cám ơn chú!”.
    Một ngày Chủ Nhật đẹp trời, màu vàng của mùa thu nghiêng bóng đón chào cái se lạnh của mùa đông. Sông Hương nghiêng mình bên cầu Trường Tiền trông thật thơ mộng của nghìn năm Cố Đô. Nó bước từng bước thật chậm, tự thưởng cho mình bẳng một chuyến đi dạo quanh thành phố, để thả hồn mình trong khung cảnh tuyệt đẹp, mà một cô gái cá tính, mọt sách như nó có thể chọn cho việc giải phóng những căng thẳng và thu nạp năng lượng cho thời gian tới.
    Có một âm thanh vang lên làm Nậm giật mình, nó nghe như có tiếng ai đó đang gọi: “Hãy đến đây...!”. Và cái tính tò mò lại dẫn nó đến gần âm thanh hơn. Nhìn lên cao, Nậm tự nghĩ: “Ôi! Tòa nhà lớn quá, thì ra là tiếng chuông phát ra ở trên đó. Sao ở đây đông người ra vào thế nhỉ?”. Bỗng có một cánh tay đặt lên vai nó:
    - Chào con!
    Nậm giật mình, bối rối.
    - Chào... chú... chú…!
    - Con làm gì ở đây? Đi lễ phải không?
    - Dạ… dạ không ạ, con tình cờ đi ngang qua đây, thấy tòa nhà đẹp quá nên đứng lại xem ạ.
    - Ồ! Vậy con có muốn vào trong ấy xem cho kỹ không?
    - Dạ... Đây là nhà chú phải không ạ?
    - Ừ! Đúng rồi, nhà chú và nhà của tất cả mọi người ở đây.
    Nậm suy nghĩ rồi hỏi:
    - Con có thể vào không ạ?
    - Được chứ! Mời con vào!
    - Dạ, con cám ơn chú!
    Nó cảm thầy bồn chồn lo lắng, mang vẻ ngại ngùng. Thế nhưng nó cứ nhìn chằm chằm vào người ấy và không thấy có chút gì sợ hãi. Một lát sau:
    - Xin giới thiệu với con đây là chị Bình An bạn của chú, còn đây là...
    - Dạ con tên Thúy Liên ạ. Mọi người quen gọi con là Nậm.
    - Ồ, Thúy Liên, đóa hoa sen ngọc bích, xin lỗi con chú tên là Minh Dương, tên con đẹp quá.
    - Dạ! Con cám ơn chú!
    - Bây giờ chú bận chút việc, chị Bình An sẽ hướng dẫn con tham dự thánh lễ, lát nữa chúng ta sẽ gặp nhau nhé.
    - Dạ... Thánh lễ?
    Nậm chưa kịp hỏi gì thì chú đã vội đứng lên đi ra. Theo chân chị Bình An, Nậm ngoan ngoãn lạ thường, tâm hồn nó như có tiếng thúc giục bước vào ngôi nhà ấy. Nó cũng khoanh tay cúi đầu chào ai đó như mọi người, bỗng nó đứng khựng người lại nhìn lên bức tượng phía trước: “Ba!”. Nậm rơm rớm nước mắt, tảng băng tuyết trong cõi sâu thẳm tâm hồn Nậm như vỡ tan ra, rồi nó run rẫy, bàng hoàng.
    - Nậm ơi! Cẩn thận con, đợi ba với!
    “Rầm... Rầm... Két...”! Một tiếng va chạm mạnh sau lưng Nậm, nó ngoảnh lại:
    - Ba! Ba ơi!...
    Tiếng “ba ơi” nghe như não cả ruột gan nó. Tiếng la hét, kêu ca inh ỏi dồn dập của đám bạn bè và những người xung quanh vang lên trong đầu Nậm: “Chính nó đã giết ba nó!... Đồ đứa con mồ côi!... Đồ con không cha!...”.
    Nậm cứ nhìn lên bức tượng trước mặt, nó như người mất hồn.
    - Thúy Liên ngồi đây với chị nhé! - Chị Bình An gọi, Nậm giật mình bỡ ngỡ.
    - Chúa ở cùng anh chị em!
    - Và ở cùng cha! - Tất cả mọi người cùng thưa.
    - Chú... chú Minh Dương phải không chị?
    Nậm đảo mắt qua nhìn chị Bình An. Chị Bình An nhìn sang Nậm cười nhẹ nhàng:
    - Đúng rồi em ạ!
    Suốt thánh lễ, nó ngồi im lặng lắng nghe những giai điệu du dương ru ấm tâm hồn cô đơn và thiếu vắng tình thương của người ba bấy lâu. Những hình ảnh của ký ức chợt ùa về trong tâm trí của nó. Suốt tám năm sống trong sự cắn rứt, dày vò vì sự ra đi của ba. Khi đó, nó chỉ là một đứa trẻ đâu biết gì, chỉ vì đánh nhau với bạn, nhà trường gọi bố nó lên, nó không chịu nhận lỗi, thực ra là vì nó đâu có lỗi. Nó bỏ chạy, bố nó đuổi theo con gái, tới ngã tư đường thì bỗng chiếc xe tải chạy ngang qua. Khi nó ngoảnh lại thì… cả một bóng tối bào trùm lên nó, ôm ba vào lòng với lời căn dặn cuối cùng: “Tha thứ cho ba nhé!...”. Tâm hồn Nậm cũng đóng băng theo dòng máu của ba. Cho tới ngày hôm nay, một ngọn lửa cực mạnh thiêu đốt, làm tan chảy cả tảng băng ấy. Nó như thấy một niềm hy vọng vào một chân trời mới nơi đó có ba và tình yêu thương.
    - Chào hai chị em!
    Chú Minh Dương hớn hở hỏi thăm hai chị em với nụ cười hiền từ trên môi. Còn Nậm thì không biết bao nhiều tâm tình biến mất, trong đầu nó hiện tại chỉ chứa hàng ngàn câu hỏi vì sao cần được chú giải đáp. Chị Bình An thưa:
    - Dạ! Thưa cha, con cảm thấy thật tràn đầy ơn Chúa ạ.
    - Còn Thúy Liên thì sao?
    Chị Bình An nhìn Nậm. Nậm bối rối thưa:
    - Dạ!... Con… em… vui ạ!
    Mọi người cùng cười và trò chuyện với nhau vui vẻ…
    Mở đầu và kết thúc cũng là gặp gỡ. Chắc hẳn không ai nghĩ cô bé Thúy Liên bướng bỉnh, cố chấp ngày nào nay đã trở thành một nữ tu hiền hậu, dễ thương suốt ngày cầu nguyện cho mọi người dưới chân thập giá, nơi mà bốn năm về trước em đã đón nhận giao ước tình yêu vĩnh cửu. Em hăng say trên những cánh đồng truyền giáo, em mang đến nụ cười mùa xuân cho những trẻ em nghèo và các cụ già không nơi nương tựa. Có lần em chia sẽ với cha linh hướng (chú Minh Dương) trong lễ tốt nghiệp ra trường: “Niềm hạnh phúc của con không phải là nhận được tấm bằng cử nhân xuất sắc, mà chính là con đã nhận được dấu ấn tình yêu của trái tim đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá, ngay cái lần gặp gỡ Ngài trong thánh lễ đầu tiên ấy”. Sau cuộc gặp gỡ ấy, đánh dấu những bước ngoặt của bao số phận. Giờ học giáo lý đã đến:
    - Chào dì Bình An!... Cám ơn dì đã cho con động lực bước tiếp, cho con gửi lời hỏi thăm đến dì Thúy Liên nhé! Mến chúc các dì luôn mãi hạnh phúc trong Chúa…

  4. #4
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-016

    NHỚ MỘT LỜI KINH

    Một sáng mùa đông, dịp này thay vì những lọn lúa vào thời con gái hay vụ mùa là những luống vụ đông tràn ngập cánh đồng. Dịp tôi về đã là cuối vụ, màu đất bàng bạc chai cứng với những bước chân xuống thu hoạch hay cây hoa màu đã thưa dần lộ nhiều khoảng trống. Về thăm quê mỗi dịp cuối năm, xứ tôi lạnh đến héo hắt, trận sương muối đêm qua như muốn xẻ da cắt thịt. Tôi ra đồng sớm, một phần vì nhớ quê, nhớ mỗi sáng nghe tiếng gà gáy, nhớ con sông quê lạnh lẽo mỗi sớm mùa đông, nhớ tiếng chuông giờ kinh sáng của các cụ. Tôi muốn buông mình trong quê để thỏa nỗi nhớ mong khi đi xa. Quê tôi ngày đó, bình yên và giản dị.
    Chớp nhoáng, tôi đi học, tháp chuông nhà thờ là điểm cao nhất quê tôi nay đã phủ rêu xanh, bạc màu cùng thời gian. Hôm nay, một sáng mùa đông, lòng tôi thêm lạnh và xót xa trước quê khi những ký ức xưa cũ lợt lạt trong lối sống quê.
    -Tám giờ rồi đó, học nhanh lên mà còn đọc kinh.
    - Bà nó ơi, chuông rồi kìa lên đọc kinh thôi.
    Lời bố tôi thúc giục, quê tôi ngày đó, nhà nhà nghe tiếng chuông rồi í ới gọi nhau đọc kinh gia đình. Như một cái máy được hẹn giờ hay đúng hơn là đã ăn vào tiềm thức của con người quê về giờ kinh tối lúc tám giờ ba mươi phút tối. Bố gọi mẹ, anh kêu em, mọi người cùng quây quầy đọc những kinh quen thuộc. Lời kinh tạ ơn, lời kinh sám hối, lời kinh phó dâng, đời sống gia đình được ru bằng lời kinh. Tiếng kinh vọng trong đêm tạo nên một bản tình ca đêm đầy ngọt ngào như là đặc sản của quê, lời kinh đêm.
    Ngày ấy, chưa có điện đường, hơn năm giờ chiều là trời sẩm tối. Lúc đó cũng là thời điểm bếp lên lửa, khói thoát ra từ những mái bếp nhỏ xinh như báo hiệu giờ cơm chiều sắp đến. Chẳng cần xem giờ thì tôi cũng biết lúc nào là sáu giờ chiều vì lúc đó chuông nhà thờ đổ. Dù mùa đông hay hè thì tiếng gọi nhau rộn ràng đi nhà thờ tối vào mỗi thứ năm của tụi tôi thật ấm lòng.
    - Ê, hôm nay đi nhà thờ không mày?
    - Có, đi qua nhớ gọi tao nhá.
    Những tối thứ năm của tôi như vậy, chúng tôi hào hứng mỗi tối thứ năm. Từ những dong nhỏ, ngõ nhỏ đều nhộn nhịp tiếng chân, tiếng nói, tiếng cười đùa của tụi tôi. Tối thứ năm là tối của thiếu nhi, tối chúng tôi chầu Thánh Thể. Thích nhất được phát phiếu sau mỗi buổi nhà thờ. Tôi lưu lại trong một cái hộp nhỏ để đến cuối tháng, cuối năm tổng kết lãnh phần thưởng. Tôi vui lắm.
    Ngôi nhà thờ nhỏ bé, được quét ve màu vàng, bên trong là những hàng ghế đơn sơ và mộc mạc từ những cây xoan hay bạch đàn được xẻ vội vàng chắp vá cứ thế thành ghế. Có lẽ gian cung thánh là nơi tôi cảm thấy sợ nhất, là nơi tôi luôn cảm giác được sự thánh thiêng. Nếu không là giúp lễ thì đừng hòng được đặt chân lên đó. Nơi đó chúng tôi tôn kính và trong mắt chúng tôi là vùng cấm của nhà thờ. Nhà thờ chúng tôi không có cha xứ, vì vậy, có một thánh lễ thì cả làng như có hội. Chuông đổ bất thình lình báo hiệu cho cả làng biết là có cha về dâng lễ. Mọi công việc ngưng nghỉ, ai ai cũng vận đồ đẹp để đi lễ. Ôi thật bình yên thứ đặc sản quê tôi.
    - Về hồi nào vậy cháu?
    - Dạ con mới về thôi bác ơi!
    Tôi đi học xa nhà, tôi về thăm quê mỗi khi dịp tết. Mỗi năm xa quê, quê lại khác thêm chút. Dáng quê đã không còn như trước. Tháp chuông nhà thờ giờ cũng khuất sau một vài cái nhà lầu. Xen lẫn những ngôi nhà cũ là nhà mới, hàng cao sang trọng được dựng lên. Dáng quê giờ không còn nhiều nóc nhà ba gian, hay những căn bếp nhỏ xinh. Dáng quê là sự lởm chởm nhà cao nhà thấp.
    Quê khác hay người quê khác? Vẫn cánh đồng ấy, vẫn con sông quê êm đềm. Vẫn tháp chuông nhà thờ đổ bóng mỗi khi chiều về. Vẫn những con dong, con ngõ nhưng nay rộng hơn. Chuông nhà thờ vẫn đổ lúc sáu giờ tối. Tôi đi tìm quê trong những điều mới hay cái cũ. Hình ảnh tôi với đám bạn dường như nhạt nhòa trong thế hệ trẻ. Có gì sai sai trong cảm xúc của tôi, quê lạ lắm!
    Tôi bước vào nhà thờ, chỗ này tôi vẫn ngồi tối thứ năm xưa kia, quì gối và đọc kinh. Nhà thờ quê ít nhiều đã thay đổi, hàng ghế được thay lại, gian cung thánh vẫn là vùng cấm nhưng nay khác nhiều. Tối thứ năm vẫn có thiếu nhi nhưng lác đác. Hàng ghế vắng người ngồi, những khoảng trống cứ xa và to dần không như thời chúng tôi chật và ấm cúng. Phải chăng thiếu nhi giờ đã ít đi hay đi nhà thờ ít lại? Mấy đứa cháu tôi thì đứa có đứa vắng.
    - Thứ năm mà nhà thờ vắng bà quản nhỉ?
    - Thiếu nhi giờ ít đi nhà thờ lắm chú ạ.
    Tôi lân la hỏi bà quản sau khi kết thúc nhà thờ. Không chỉ thiếu nhi ít mà nhà thờ cũng lác đác các cụ cao tuổi hoặc chỉ là mấy bác chớm tuổi xế chiều. Nhìn cảnh người lưa thưa, lòng tôi bỗng nghẹn lại. Nghẹn lại với hình ảnh xưa cũ, giờ điện đường cũng có, những ngõ nhỏ bừng sáng nhưng bước chân rộn ràng mỗi tối thứ năm đã trở thành ký ức. Quê tôi một tối mùa đông sao im lặng đến gai người, quê đã chết phần nào hay quê đã thay lòng.
    Tôi dừng lại bên cụm tre bên con sông trước khi về nhà mình. Cụm tre này khắc ghi ký ức tôi rõ nhất, không chỉ tôi mà còn có anh chị thậm chí bố mẹ tôi nữa. Những trưa hè oi bức hay những tối mất điện, chúng tôi ra đây để hóng mát, người già và con nhỏ đều có mặt. Cụm tre chia sẻ nỗi niềm, san bớt cái nóng bằng những lọn gió mát. Trên mỗi thân cây tre đều có nhiều chữ viết, lời hẹn thề của cặp anh chị nào đó, hay những mặt cười, ước mơ, lời giận hờn chúng tôi đều khắc lên thân tre như một mốc kỷ niệm. Chữ viết nguệch ngoạc, cũ kỹ là những vết sẹo của tre. Tôi tìm tre, chốn cũ để lục lọi mảng ký ức đẹp đẽ. Bầu trời đêm nay nhiều mây, gió thêm mạnh, nghe nói gió mùa tăng cường.
    - Em chào anh!
    - Em chào anh! Em cũng chào anh!
    Tôi giật hết mình, mấy thằng nhỏ vừa chạy xe hon-đa vừa chào tôi tới tấp. Chúng là những đứa mà tôi từng dạy giáo lý. Giờ đứa nào cũng lớn, ít nhiều tôi bất ngờ về chúng. Đứa nào cũng đi xe phân khối, tóc đủ thứ màu, nghe mẹ tôi nói giờ trong làng có nhiều đứa nghỉ học lắm. Mẹ tôi nói, giờ có công ty, xí nghiệp về gần làng, chúng đâu cần đi học đâu con, học hết lớp chín là đi làm công nhân rồi. Thì ra là thế, chúng đã lớn, đã vượt qua sự tưởng tượng của tôi, chúng vượt qua cả lũy tre làng, chúng hết mùi quê rồi.
    Gió mùa về mang thêm khí lạnh, tôi kéo cổ áo mình cao hơn, hai tay xỏ túi quần. Tôi bước chậm rãi và rụt cổ lại cho ấm. Chà! Quê lạnh thật. Tôi về nhà mới khoảng tám giờ tối. Vừa lúc đó thấy mẹ tôi đọc kinh xong, tôi thấy bất ngờ nên hỏi.
    - Sao mẹ đọc kinh sớm vậy? Con tưởng tám giờ ba mươi mới đọc chứ
    - Không con. Giờ không còn chuông kinh đó cả gần năm nay rồi con.
    - Dạ.
    - Con lo mà ngủ sớm đi, chăn mẹ để sẵn rồi đó – mẹ tôi dặn.
    - Dạ, mà con qua thăm bà Thanh chút mẹ nhé.
    - Vậy đi sớm về sớm nhé con.
    Bà Thanh là người hàng xóm cạnh nhà tôi, cứ ghi có dịp tôi hay chạy qua trò chuyện với bà. Điều mà tôi ấn tượng về bà là tấm lòng đạo hạnh, bà lần chuỗi mỗi khi rảnh. Cuộc đời bà gắn liền với chuỗi kinh dịu ngọt. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày tôi chào bà để đi học.
    - Con đi học ngoan nhé, bà chẳng có gì cho con chỉ có thể cầu nguyện cho con thôi.
    Lời bà nói tôi xúc động, tôi biết rằng mỗi bước chân tôi đi thì đâu đó luôn có người cầu nguyện cho mình. Một thứ quà tặng vô giá, đến từ tấm lòng đạo hạnh, món quà thiêng liêng và bất tử, lời kinh mân côi. Tôi tặng bà chuỗi mân côi trước khi lên đường như lời cảm ơn dành cho bà cũng như sự liên kết giao cảm gặp nhau bằng lời kinh.
    Thế hệ của bà và ông nội tôi chính là người giữ lửa cho đời sống đạo đức bình dân của quê tôi. Hồi tôi còn là thiếu nhi thì cái giọng nghe vang, đanh đặc biệt của bà không lẫn vào đâu được, bà sướng kinh. Ông nội tôi đã về với đất mẹ mấy mùa thu. Giờ thế hệ ấy không còn nhiều nên tôi càng quí mến. Tôi ngưỡng mộ một đức tin đơn sơ nhưng được cắm rễ bằng lời kinh mân côi. Đi làm ruộng hay làm bếp, mọi lúc mọi nơi lời kinh ấy vẫn trên môi. Mọi công việc đều có “Kính mừng…”
    - Con chào bà! Bà khỏe không? Con đi học mới về.
    - Con mới về à, bà giờ già yếu rồi chắc sắp về với Chúa rồi.
    - Bà còn khỏe lắm, Chúa chưa cho bà chết đâu.
    - Bố mày, chỉ giỏi lệnh.
    - Bà vẫn đọc kinh cầu nguyện cho con đấy chứ?
    “Bố cậu, ngày nào tôi cũng đọc, đọc cho cậu, đọc cho con cái, đọc cho cụ Ngôn, cụ Luyện, cụ Chuẩn và nhiều người nữa”, bà nói. Trong mắt bà rưng rưng nước mắt khi nhắc lại những cái tên ấy, trong đó có tên nội tôi. Họ là thế hệ của bà, giờ nhiều người đã xanh cỏ. Họ đã kết thúc cuộc sống lữ khách cách trọn vẹn và xác tín. Họ đã thắp ngọn lửa đức tin mà tôi được thừa hưởng như hôm nay. “Giờ chẳng còn kinh gia đình nữa, bà buồn lắm con ạ”- giọng bà run run - “Giờ con cháu còn mấy đứa đọc kinh đâu, lớn thì lo công việc, trẻ thì học hành, chơi bời, chỉ có bà già này làm bạn với chuỗi mân côi”.
    - Hình như cụ Tường cũng sắp đi rồi đấy con.
    Lại một cái tên nữa sắp ra đi thuộc thế hệ bà. “Cụ ấy bằng tuổi bà, tre già thì măng mọc, bà chỉ lo cho mấy đứa trẻ giờ không có người giục đọc kinh, bà yếu quá rồi” - bà nói trong sự hối tiếc. Tuổi xế chiều có những thao thức riêng, họ thao thức cho người trẻ chứ không cho bản thân. Tôi hiểu điều bà nói cũng như chính tôi thấy ngao ngán khi thứ đặc sản quê đang mất đi, lời kinh đang nhỏ dần. Không còn nhiều gia đình cùng nhau đọc kinh sáng tối. Và tôi thầm hiểu rằng, những người giữ kinh như nội tôi, bà Thanh hay các cụ khác rồi cũng về với đất mẹ. Cuộc nói chuyện của hai bà cháu bỗng trầm và lạnh hơn bao giờ.
    - Con với bà cùng đọc kinh Mân côi bà nhé.
    “Có cậu đọc cùng tôi vui lắm”, bà nói. Tôi và bà cùng đọc kinh mân côi, những tiếc nấc của bà cụ làm chuỗi kinh thêm dài “Kính mừng… Thánh Maria…”. Cứ như vậy tôi và bà đọc hết lời kinh mân côi. Tôi chào bà và xin phép ra về.
    Tôi mở cửa một luồng gió lạnh ùa vào trong căn phòng cô độc, tôi bước về mà lòng thêm lạnh như gió mùa đông năm ấy đưa nội tôi và thế hệ bà đi xa như đưa lời kinh xa dần, xa dần một vùng quê.

  5. #5
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-020

    TIẾNG GỌI

    1
    Chuyến xe đò chiều thứ bảy cuối tháng tám năm 2000 chật ních người chen lấn, ai cũng vội vã tạo nên vô số tiếng ồn ào khó nghe, khó phân biệt. Không khí oi bức càng trở nên ngột ngạt hơn, đặc quánh hơn bao giờ hết trong một không gian chật chội như thế này, với đủ thứ mùi không mấy dễ chịu toả ra từ những con người nhớp nháp, xốc xếch đang trên đường về quê.
    Hắn đứng trên xe, vì không còn chỗ ngồi, hay đúng hơn, hắn cũng như các thanh niên khác đều đã nhường chỗ ngồi của mình cho người già, hoặc cho phụ nữ có con nhỏ. Xung quanh tứ bề không có một khoảng trống nào để nhúc nhích, hắn thậm chí cảm thấy như không đủ không khí để hít thở. Ngũ quan của hắn phải tiếp xúc với đủ mọi tác động, vậy mà dường như hắn không có một cảm giác gì. Hắn như một người mất hết cảm giác, một người vô hồn, bởi vì trong đầu hắn đang miên man muôn vàn điều rối rắm, hắn không biết suy nghĩ làm sao, phải nói gì khi gặp ba má hắn, gặp em hắn, hay gặp bà con hàng xóm láng giềng. Hắn thả mình trong một mớ hỗn độn ấy. Hắn đang bế tắc.
    Rồi chiếc xe cũng dừng lại ở trạm cuối cùng. Trời tối mù. Hắn còn đi bộ hơn một cây số nữa mới về nhà. Hắn lững thững bước đi trên con đường vắng, hai bên là ruộng lúa, làng quê hắn ở xa xa đã lên đèn, những ánh đèn dầu leo lét, mờ ảo. Con đường này hắn đã quen thuộc từ nhỏ, đi học, đi nhà thờ, đi chợ… đều phải qua con đường này. Hắn quen thuộc đến nỗi có thể nhắm mắt mà bước, nhưng lúc này hắn dò dẫm những bước chầm chậm, lưỡng lự đầy vẻ ngần ngại.
    Trăng đã lên. Không khí miền quê trong lành, mát rượi tràn ngập hai lỗ mũi, khí quản và hai lá phổi hắn. Hắn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn, nhưng trong đầu vẫn rối tung.
    2
    Về đến đầu ngõ, con chó Su già đã nhận ra hắn, sủa vang những tiếng reo mừng chào đón. Trong nhà, dưới ánh sáng của chiếc đèn dầu vặn to, ba má và hai em hắn đang dọn bữa ăn tối. Cả nhà đều dừng tay chạy ra cửa, vui mừng. Con Út hớn hở ra mặt:
    - Anh Hai dìa, anh Hai dìa…. Anh Hai mua quà gì cho em hông đó?
    Thằng Ba quát em cùng cái liếc nghiêm nghị:
    - Mày chỉ biết đòi quà là nhanh thôi à.
    Rồi hắn nói với giọng đầy vẻ tự hào:
    - Chúc mừng anh Hai nha, tân kỹ sư. Tiếc là em với tía má không lên dự lễ tốt nghiệp của anh được.
    Hắn cười cười, nói với vẻ dửng dưng:
    - Có gì đâu mày, học xong thì phải ra trường, phải tốt nghiệp chứ. Đó là chuyện thường mà, chứ học mà không tốt nghiệp, không lãnh được bằng mới là chuyện lạ đó nha.
    Hôm lễ tốt nghiệp, trong khi bè bạn hắn được bao quanh bởi gia đình, bà con, bạn bè cùng nhau chụp hình, tặng hoa, thì hắn chỉ lủi thủi một mình, cùng vài đứa bạn cùng lớp. Nhà hắn nghèo, tiền bạc không có bao nhiêu, cộng thêm chi phí làm đồ án tốt nghiệp, hắn đã tốn nhiều tiền rồi. Nhận bằng tốt nghiệp xong, bạn bè hắn đua nhau đi du lịch, ăn mừng, còn hắn miệt mài ở lại thành phố đi làm để trả cho hết số nợ còn lại. Thấy hắn giỏi giang, hiền lành, thiệt thà, ông chủ nơi hắn thực tập đã nhận hắn làm thử việc. Hết thời gian thử việc, ông chủ đã quyết định kí hợp đồng với một mức lương ngoài mong đợi của hắn. Ông chủ cho hắn về nghỉ mấy ngày và cũng để bổ sung thêm giấy tờ vào hồ sơ. Nhưng đó cũng là điều khiến hắn phải đắn đo suy nghĩ nhiều hơn, càng làm cho lòng hắn rối bời.
    Tía của hắn tỏ vẻ bình thản, với giọng nói có vẻ trách móc lạnh lùng, nhưng khuôn mặt ông thì rạng rỡ:
    - Mày về sao không báo trước, để má mày làm cơm. Cái thằng…
    Má của hắn thì đứng nhìn hắn với ánh mắt tự hào, hạnh phúc dường như khiến bà không nói nên lời, mắt bà rưng rưng xúc động:
    - Thôi, bỏ đồ đạc xuống đó, ra sau nhà rửa mặt rồi vô ăn cơm luôn con!
    Hắn không biết nói gì, chỉ dạ một tiếng, bỏ đồ đạc vô góc nhà, cởi bớt áo ngoài, ra sau nhà rửa mặt. Lấy gáo dừa múc nước mưa chứa trong cái chum thật to, hắn cảm nhận dòng nước mát rượi chảy trên khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi bám đầy khói bụi. Một cảm giác khoan khoái sau khi đã gột rửa hết những bụi bặm trên mặt mũi, tay chân. Hắn muốn chần chừ thêm nữa nhưng thấy cả nhà đang đợi hắn ăn cơm, nên hắn mau chóng vào bàn.
    Cả nhà cùng làm dấu thánh giá, đọc kinh Lạy Cha và ăn cơm. Một bầu khí ấm cúng tuyệt vời mà suốt những ngày tháng xa nhà hắn không được hưởng. Má hắn nói:
    - Sao con về không nói trước, má làm thịt con gà, chứ về như vậy chẳng có gì ăn.
    Hắn vừa gắp rau luộc chấm nước mắm bỏ vào chén cơm bốc khói vừa nói:
    - Má ơi, bữa ăn như thế này là đặc sản ở trên thành phố đó má. Trên đó, muốn ăn rau lang luộc, cá lòng tong kho tiêu, canh bông điên điển thì phải có nhiều tiền, vô nhà hàng sang trọng mới ăn được đó.
    Hắn quay sang thằng Ba:
    - Chúc mừng mày nha, đậu đại học Bách khoa cừ lắm. Sắp tới phải cố lên nhiều nữa nha, chứ vô trong đó phải hoc dữ lắm mới được đó. Không thôi là tiêu mày luôn.
    Hắn nói với tía má, nhưng giọng nói vẫn buồn buồn:
    - Vừa rồi con đi làm thử việc, ông chủ trả lương hậu hĩnh lắm, có đủ cho thằng Ba đóng học phí, cũng như may bộ áo dài cho con Út ra thị trấn học cấp ba. Lần này ba má yên tâm nha.
    Thằng Ba cười hì hì đáp:
    - Anh Hai giỏi quá, em cũng phải ráng cho bằng anh Hai chứ.
    Hắn nhìn sang con Út, mặc dù có vẻ lam lũ cực khổ, nhưng con Út cũng đã ra dáng con gái rồi, hắn nói với giọng nghiêm túc:
    - Út này, sắp tới ra thị trấn học là phải lo học nghe chưa, không được đua đòi bạn bè ăn chơi đó. Mày lấy xe anh Ba đi học, cần sửa sang gì thì đem ra chú Năm sửa cho.
    Rồi hắn nói với thằng Ba:
    - Mày lên thành phố lấy xe đạp của tao mà đi, xe còn ngon lành lắm.
    Thằng Ba hớn hở:
    - Vậy là anh Hai tính mua xe máy đi làm sướng nghen, mai mốt cho em mượn đi với đó.
    Hắn trầm ngâm, ậm ờ, lòng càng rối bời, không biết trả lời sao đành nói bâng quơ:
    - Ừ, tao không đi xe đạp nữa.
    Tía hắn nãy giờ không nói gì, có vẻ trầm ngâm, ông chỉ nhìn, ông nghe mấy đứa con nói chuyện. Nét vui mừng tỏ lộ âm thầm. Nhưng rồi một lúc sau, với giọng trầm trầm, đăm chiêm, ông nói:
    - Vậy là tao với má tụi mày bây giờ cũng tạm yên tâm rồi, vài năm nữa là tụi mày ổn định hết, là tao với má mày khoẻ rồi. Chứ nhớ cái hồi thằng Hai đậu đại học, tao với má mày bán mấy con heo, gom hết tiền trong nhà, chạy vạy khắp bà con lối xóm mà vẫn chưa đủ. Đêm trước khi thằng Hai lên thành phố, má mày còn phải đem cặp gà đi quanh xóm hỏi bán để cho đủ số tiền đóng học phí đầu năm.
    Hắn nghẹn ngào, không cầm được nước mắt mỗi khi nhớ lại sự khổ, sự cực của tía má nó. Bây giờ, lúc này đây, trong lòng hắn đang có một nỗi niềm đang giằng xé mãnh liệt, hắn không biết phải làm sao.
    Má hắn thấy bầu khí chùng xuống như vậy, liền nói trách:
    - Cái ông này, cứ nói lung tung, kể lể chuyện xưa làm chi không biết.
    Rồi bà kể cho hắn nghe những chuyện xảy ra trong xóm thời gian vừa qua, giọng bà xởi lởi như muốn xua tan những lời tía hắn vừa nói lúc nãy.
    3
    Bữa cơm kết thúc. Ba anh em hắn lúm xúm dọn dẹp chén đũa, bưng mâm ra sau nhà rửa, lau bàn, rót nước cho tía má. Lúc này hắn càng tỏ vẻ ngượng ngùng, bối rối hơn. Tim hắn đập mạnh, đầu óc quay cuồng như bước vào một kì thi quan trọng. Giờ đây, hắn phải nói ra, hắn phải quyết định một điều mà hắn sợ sẽ làm tía má thất vọng, làm cho các em hắn phải buồn. Thế là hắn ôm áo quần đi tắm, như để trấn tĩnh bản thân.
    Chuyện là trong thời gian gần đây, không biết từ lúc nào, hắn cảm thấy Chúa gọi hắn đi tu. Điều này không xảy ra đột ngột, nhưng ý tưởng ấy được gieo trong tâm hồn hắn, rồi dần dần lớn lên theo năm tháng. Trong những năm lên thành phố học đại học, hắn tham gia nhóm sinh viên Công giáo, cùng các bạn chia sẻ sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của các cha, các thầy, hắn thấy sự nhiệt tình, lòng hy sinh tận tuỵ của các ngài. Đặc biệt, trong những lần tình nguyện đi giúp đỡ bà con nghèo ở những vùng sâu vùng xa giống như làng quê của hắn. Hắn cảm thấy như Chúa cũng gọi hắn để đi phục vụ những người nghèo như vậy. Có một cái gì đó thôi thúc hắn, càng ngày càng mãnh liệt.
    Tháng sáu vừa rồi, hắn “thử” nộp đơn thi vào Thỉnh viện Dòng Chúa Cứu Thế, như một cách trắc nghiệm xem thử hắn có ơn gọi hay không. Tuần trước, cha giám đốc Thỉnh viện báo cho hắn là hắn đã trúng tuyển, và cho hắn hai tuần chuẩn bị để gia nhập Thỉnh viện. Điều này khiến hắn đã phân vân suy nghĩ suốt những ngày vừa qua, và giờ đây hắn cũng đang còn đắn đo, phân vân, chưa biết quyết định thế nào. Hắn đứng trước hai chọn lựa, đi làm, hoặc đi tu.
    Nếu đi làm, hắn sẽ có tiền để phụ giúp gia đình, lo cho hai em ăn học. Có tiền, hắn lo thuốc cho căn bệnh đau lưng của tía hắn, chữa căn bệnh rối loạn tiền đình của má hắn. Có tiền, hắn cất lại căn nhà cho đàng hoàng. Có tiền, tía má hắn bớt lo lắng về tiền bạc, về cuộc sống.
    Nhìn tía má đã già yếu đi một cách mau chóng vì gánh nặng công việc quá sức. Nhìn căn nhà vách lá mái tranh mà nhìn lên có thể thấy được bầu trời trên kia, hắn không thể ngậm ngùi, trong khi những căn nhà xung quanh đã xây cất khang trang. Nhìn hai em lam lũ vất vả cũng như hắn trước đây. Hắn muốn góp công sức để làm cho gia đình hắn khá lên.
    Còn nếu như hắn đi tu, thì tất cả mất hết, vẫn sẽ là một căn nhà lá tồi tàn siêu vẹo, vẫn là tía má hắn dãi dầu mưa nắng mà vẫn thiếu trước hụt sau vì lo cho các em ăn học, vẫn phải nghiến răng chịu đựng những cơn đau nhức khi trái gió trở trời, vẫn sẽ là những đứa em cơ cực, và hắn vẫn sẽ là một đứa tay trắng, không danh vọng, không tiền bạc, không địa vị trong xã hội.
    Có khi hắn tìm một giải pháp dung hoà, đi làm vài năm, có tiền ổn định cuộc sống, rồi sẽ đi tu. Nhưng hắn sợ rằng khi đã lao mình vào cuộc sống như vậy, liệu hắn có giữ được ơn gọi. Và điều làm hắn ray rứt hơn khi tìm giải pháp dung hoà này đó là hắn cảm thấy dường như hắn còn tính toán với Chúa, vẫn còn so đo thiệt hơn, vẫn chưa tin Chúa, chưa quyết tâm đi theo tiếng Chúa gọi, chưa dám dứt bỏ gia đình, cha mẹ, anh em, nhà cửa ruộng nương, như vậy sao hắn có thể xứng đáng làm môn đệ của Chúa được. Do đó, hắn vẫn cứ băn khoăn ray rứt, không biết phải làm sao.
    4
    Hắn tắm xong, vào nhà. Tía hắn ngồi ở bộ bàn giữa nhà hút thuốc, má hắn nằm võng đung đưa đang nói chuyện với tía hắn, có vẻ như đang nói gì về hắn. Thấy hắn luống cuống, má hắn cất tiếng với một sự nhẹ nhàng, nhạy cảm và tinh tế của một người mẹ. Bà ôn tồn nói:
    - Thằng Hai, mày có chuyện gì sao nãy giờ tao thấy mày sao sao đó. Mày có chuyện gì vậy Hai? Kể tía má nghe coi.
    Hắn chần chừ một lát, rồi mới khẽ nói, giọng run run:
    - Dạ thưa tía má, con muốn đi tu, con cảm thấy Chúa gọi con dấn thân trong ơn gọi tu trì.
    Tía và má hắn đều im lặng, thằng Ba và con Út cũng ngồi như nín thở chờ đợi.
    Tía hắn thở dài, giọng chậm rãi.
    - Thế thì mày định khi nào đi? Mà mày muốn đi tu từ bao giờ vậy? Sao trước giờ tao với má mày có nghe mày nói gì đâu? Sao giờ đùng đùng muốn đi tu là làm sao?
    Hắn rụt rè đáp:
    - Dạ thưa tía, cha giám đốc thỉnh viện gọi con rồi, vài bữa nữa là bắt đầu năm thỉnh sinh, nhưng con vẫn còn suy nghĩ lưỡng lự. Con chưa dám quyết định, nên con xin thưa với tía má hay, giờ tía má thấy làm sao?
    Má hắn nói nhẹ nhàng:
    - Con thích thì cứ đi, đó là ơn gọi cao quý mà, cứ vâng theo ý Chúa đi con à!
    Tía hắn thì nói:
    - Thế mày còn lo lắng, suy nghĩ cái gì mà lưỡng lự ngập ngừng? Hay là đang có tình cảm với đứa nào? Chứ tao thấy đi tu thì tốt quá, tía má vui mừng lắm. Nhưng vào thỉnh viện như vậy có phải đóng tiền gì nữa không, để tía má lo liệu?
    Hắn nói với giọng yếu ớt:
    - Dạ không, vô thỉnh viện thì mọi chi phí ăn học nhà dòng sẽ lo cho hết. Con lo nghĩ lưỡng lự là bởi vì nếu con đi tu thì không thể phụ giúp gì được cho tía má để còn lo cho hai em ăn học. Con…
    Tía hắn nói vội như muốn xem vào:
    - Thế mày lo hơn Chúa à? Lâu nay không phải nhờ Chúa chúc lành, thì gia đình mình được như hôm nay hay sao chứ? Mày học hành như vậy là nhờ Chúa mà, không lẽ mày không tin Chúa sẽ phù trợ cho gia đình mình à? Thiệt, cái thằng…
    Nghe nói vậy, hắn tỏ vẻ vui mừng ra mặt:
    - Dạ, nếu tía má ủng hộ con như vậy thì con mừng lắm, con sẽ quyết tâm đi đến cùng.
    Hai đứa em đứng đằng sau im lặng nãy giờ, giờ cũng hớn hở nói vô:
    - Anh Hai đi tu tụi em mừng lắm, tự hào lắm, nên anh cứ yên tâm mà tu nha.
    Tía hắn nói:
    - Thôi quyết định vậy đi, giờ cả nhà đọc kinh tối, rồi đi ngủ, mai còn dậy sớm đi lễ Chúa Nhật nữa.
    Hắn vui vẻ nói:
    - Vậy ngày mai, sau khi lễ xong, tía dắt con vô gặp cha sở, trình cho cha hay, và xin cha viết giấy giới thiệu cũng như làm những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cha giám đốc nha tía.
    Thế rồi cả nhà quay quần trước bàn thờ đọc kinh tối. Lời kinh trầm bổng trong một bầu khí đơn sơ nhưng linh thánh, ấm áp tình gia đình. Đọc kinh xong, cả nhà đi ngủ.
    Nằm trên giường, nhìn lên mái nhà, ánh trăng luồn qua những chỗ thủng trên mái tranh tạo thành những luồng sáng nhỏ to không đều, mờ ảo trong không gian. Bên ngoài, ếch nhái và côn trùng reo vang. Lòng hắn cũng cảm thấy bình an, nhẹ nhàng, thanh thản, một cảm giác thật ngọt ngào, dễ chịu. Với tất cả lòng hân hoan, hắn khẽ nói: “Tạ ơn Chúa!”

  6. #6
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-021
    LỐI VỀ

    Khi người ta đổ đến tấm thứ ba của tòa nhà thì chị thực sự cảm thấy thất vọng. Rồi sẽ đến tấm thứ tư, thứ năm, và không biết đến tấm thứ mấy thì người ta mới dừng lại. Thời buổi bây giờ đất chật người đông, đành phải chiếm không gian trên trời hơn là dưới đất. Đối với chị thế là nản lòng, bởi căn nhà của chị sẽ nằm lọt thỏm trong cái hẻm toàn nhà cao tầng. Chị có cảm giác như bầu trời của chị bị thu hẹp lại, không khí cũng ít đi, ánh nắng mặt trời khó mà len lỏi vào được căn nhà thấp tè hun hút, và chắc chắn là sẽ chẳng còn một cơn gió nào đến viếng thăm trong những ngày hè nóng bức nữa. Khi căn nhà hoàn thành với bức tường cao vút, thì chút an ủi cuối cùng của chị về một làn gió rồi cũng sẽ bị lấy đi. Thậm chí chị nghĩ đến mức vô lý là không biết mưa có rơi được xuống trên căn nhà của chị nữa hay không. Căn nhà của chị đã nghèo nàn lại càng trở nên tội nghiệp hơn khi con đường đi vào trở nên sâu hút và tối tăm. Như cuộc đời của chị vậy.
    Thằng Duy con chị chuẩn bị bước vào tuổi mười chín, là ngần ấy năm có lẻ chị bỏ nhà thờ. Chuyện của hơn hai mươi năm về trước, khi chị còn là một thiếu nữ đang xuân…
    - Không! Mẹ không gả con cho đứa không có đạo. - Mẹ chị cương quyết.
    Chị cũng dứt khoát không kém:
    - Nhưng con yêu anh ấy!
    - Thế gian này không thiếu đàn ông, nhưng Chúa thì chỉ có một. Con chọn đi.
    Và chị đã chọn. Chị chọn ra đi cùng anh. Không cưới xin, không bè bạn, và cả không ngày trở về.
    Thời gian lầm lũi đi con đường của nó, chị mải miết rượt theo, không còn nhớ mình đã đi qua bao con đường, qua bao phố thị, qua bao con người… Rồi nỗi bất hạnh khi chị mất anh gieo vào lòng chị sự cay đắng và cay nghiệt của cuộc sống. Có lần nào đó chị nhớ đến con đường quê, nơi dẫn vào căn nhà xưa của gia đình với biết bao hạnh phúc, thì lời nói của mẹ vang lên chặn bước chân chị: “Nhớ lấy, đã ra đi thì đừng bao giờ trở về nữa”. Con đường trở về chìm dần xuống dưới những tự ái, uất hận, mệt mỏi, thất vọng và buông trôi lúc nào không biết, đến nỗi chị cũng chẳng còn đủ sức lôi nó lên nữa. Ngày nhỏ, có lần thằng Duy thắc mắc về quê ngoại, chị xoa đầu nó cười buồn :
    - Quê ngoại xa lắm rồi con ạ, mẹ con mình chẳng còn về được nữa.
    Thằng bé ngây thơ:
    - Sao lại không về được hả mẹ ? Ở xa thì mình ra đón xe là tài xế chở mình đến nơi thôi mà.
    Chị trả lời con mà như tự nhủ với chính mình :
    - Mẹ đã quên đường về rồi. Mình sẽ chẳng bao giờ về được nữa.
    Rồi chị không nhắc, thằng Duy cũng chẳng hỏi nữa, nên con đường trở về mất hút trong ký ức của chị và cũng không còn trong mơ ước của Duy.
    Hôm nay người ta ăn tân gia căn nhà mới xây. Không đến năm sáu tầng như chị tưởng, nhưng tầng thứ tư cũng là một khoảng khá cao để chị phải ngửa cổ lên mới có thể nhìn thấy nóc, và cả bầu trời bé tí teo của chị nữa. Khi phải bán cả căn nhà để lo chữa chạy cho anh, mà cuối cùng cũng đành rũ tay trắng, thì chị bỗng căm ghét những căn nhà cao tầng, bởi nó nhắc cho chị về những ngày hạnh phúc ngắn ngủi bên anh, và nó ném vào mặt chị cái mặc cảm về hiện tại nghèo nàn và cô đơn của chị. Ngày anh mất, chị đã gào lên với Chúa, căm giận sự ghen tức của Ngài với hạnh phúc của chị. Khi chôn anh, chị cũng đóng lòng mình lại với Chúa từ đó, ngỡ rằng vì chị chọn anh thay Chúa, nên Chúa lấy anh khỏi chị. Con đường từ nghĩa trang trở về nhà bỗng trở nên lạc lõng, vô định.
    Một cách vô thức, chị đứng lên đóng cửa lại.
    - Sao mẹ không để cửa cho mát? - Duy thắc mắc.
    Chị thở dài:
    - Bây giờ có đóng hay mở thì cũng như nhau thôi, có chút gió nào còn có thể đi ngang căn nhà mình được nữa đâu mà đợi mát.
    - Nhưng mở cửa cho thoáng cũng được mà mẹ. Nhà mình đã nhỏ mà còn đóng cửa suốt ngày thì ngộp thở mất.
    Chiều con, chị lại đi ra mở cửa rồi đứng ngó mông lung ra con hẻm nhỏ. Một luồng gió thổi ngang qua làm chị chợt tỉnh. Chị như không tin vào cảm nhận của mình. Với những bức tường cao ngút bao quanh, làm sao những cơn gió còn có thể đi ngang đây được cơ chứ. Như để trả lời cho chị, từng cơn gió cứ thổi ngang qua căn nhà nhỏ của chị, mát rượi. Chị đứng đó như muốn tin chắc rằng những cơn gió là có thật. Được một lúc, chị gọi con:
    - Duy này.
    - Dạ.
    - Ra đây xem.
    Duy chạy ra cửa, thấy khuôn mặt mẹ có vẻ phấn khởi khác lạ, nó chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Không để Duy phải thắc mắc lâu, chị hỏi tiếp :
    - Con có thấy mát không ?
    - Dạ… À, gió mát thật mẹ hả.
    Chị không giấu được vẻ phấn khích :
    - Sao lại có thể như thế được hả con, với những bức tường cao bao chung quanh thế này, căn nhà của mình lại thấp tè, sâu hút, thế mà những cơn gió vẫn cứ thổi ngang được, những luồng gió mát rượi mà lại còn rất mạnh nữa chứ. Thế gió không bị những bức tường kia cản lại à?
    Duy không thể hiểu tại sao những cơn gió lại có thể làm làm cho mẹ vui như vậy, cứ như thể mẹ tìm lại được cái gì đó đã mất. Hình như đây là lần đầu tiên Duy thấy mẹ thực sự vui như thế, bởi Duy không còn thấy nét buồn trong mắt mẹ nữa, mặc dù Duy chưa bao giờ thấy mẹ khóc. Thật ra, mẹ vẫn vui đấy chứ, đó là những lúc Duy được phần thưởng ở trường, những lúc Duy khỏi bệnh, lúc Duy được vào đại học, hay những lúc mẹ tạo bất ngờ cho Duy bằng những món quà nhỏ trong dịp lễ tết, sinh nhật… Nhưng tất cả những lúc ấy, Duy vẫn đọc thấy trong mắt mẹ có điều gì đó khắc khoải kéo ghì niềm vui của mẹ xuống.
    Duy giải thích cho mẹ bằng một giọng phấn khích không kém :
    - Sao lại không thể được hả mẹ. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ai có thể ngăn cản được gió chứ. Mà thực ra, nếu không có những bức tường cao kia, thì gió đã có thể băng ngang trên đó, nhưng vì vướng mấy bức tường đó, nên gió bị hút xuống dưới này, tạo thành những luồng gió mạnh. Mẹ thấy không, hẻm càng sâu, gió càng mạnh. Thế thì mình phải cảm ơn những vật cản là những bức tường cao kia, bởi nó tạo cơ hội cho gió đi xuống nhà mình.
    Rồi Duy bật cười sảng khoái :
    - À, con sẽ gọi hẻm nhà mình là hẻm hút gió, tối nào trời nóng, hai mẹ con mình có thể kéo ghế ra đây ngồi hóng mát.
    Duy còn nói nữa nhưng chị không còn để ý nghe con nói. Bởi quá bất ngờ trước những làn gió, chị để mặc tâm hồn cho từng cơn gió thổi qua bóc dần, bóc dần những lớp thời gian chất chồng trong ký ức mà chị không còn muốn hay đúng hơn không đủ sức để xô ngã nữa. Cho đến khi tất cả qua đi thì nó phơi bày ra nơi tận đáy sâu tâm hồn chị một hồ nước trong vắt đến ngạc nhiên, trong đến nỗi chị có thể soi mình trong đó. Con đường quê hiện ra trước mắt chị, thênh thang lộng gió, soi rõ những bước chân non tơ của lần đầu tiên được đến nhà thờ, đến trường. Từ những thắc mắc ngây ngô: “Chúa ở đâu mà sao con không thấy hả mẹ? Chúa thương con vậy hôm nay Chúa có đến thăm con không?”, đến những câu chuyện ríu rít với bạn bè mỗi khi đi học giáo lý về vẫn còn vang vọng trên đường; có những bước chân nô đùa trong đêm trăng sáng vằng vặc và cũng có những bước chân chạy vội vàng trong những đêm mưa đi tập hát về; rồi những bước chân ngập ngừng đam mê của mối tình đầu xuất hiện và bị mất hút theo những bước chân sợ hãi chạy trốn. Dường như không phải câu đe doạ của mẹ, cũng không hẳn là cơn giận mất anh đã khiến chị không dám hay không muốn trở về, nhưng là cái gì đó khác hơn mà chị vừa nhìn thấy trên con đường đã níu giữ bước chân chị lại mỗi khi chị muốn trở về, bởi nó khiến cho chị cảm thấy mình không còn xứng đáng đi trên đó nữa. Sự bao dung của con đường. Con đường đã ôm ấp từng bước chân cuộc đời chị, con đường đem lại cho chị biết bao hạnh phúc trong những điều rất giản đơn như thế, vậy mà chị đã chối bỏ nó để đi theo con đường khác, con đường của niềm vui riêng mình. Con đường quá đẹp thế mà bàn chân của chị đã chẳng còn đủ nhẹ nhàng để có thể chạy nhảy vô tư trên đó nữa. Chị mang trong mình mặc cảm của kẻ phản bội, một mặc cảm tội lỗi. Cái thứ mặc cảm ngỡ rằng có thể khiến con người ta hối hận quay lại khi nó không ngừng nhắc cho người ta nhớ đến những tội lỗi đã phạm, nhưng thật ra mỗi lần nhắc đến lỗi lầm là mỗi lần nó lại nhấn chìm con người xuống sâu hơn dưới những dằn vặt, với ý nghĩ rằng mình không xứng đáng, cho đến khi con người quên hẳn khát vọng muốn được tha thứ và không dám nghĩ rằng mình có thể được tha thứ để rồi chấp nhận giam mình trong những bước đi trĩu lòng, như thể đó là cách thế đền bù những lỗi lầm mình đã gây ra… Chị chợt nhận ra mình đã lầm khi mãi loay hoay tìm cách tự làm sạch bước chân trước khi trở về, có ngờ đâu chính con đường sẽ nâng bổng bước chân chị và biến thành nhẹ tênh.
    Lần đầu tiên sau hơn hai mươi năm, chị thực sự cảm thấy khao khát đến cháy bỏng được trở về. Chị muốn được đi trên con đường xưa để làm lại điều vẫn quen làm của hơn hai mươi năm về trước là ôn lại thật kỹ, thật kỹ những gì chị sẽ kể cho Chúa nghe trước khi đến nhà thờ, mặc cho cái hiện tại có đang gào lên rằng chị không còn xứng đáng, để rồi sau đó chị trở về bằng những bước nhẹ tênh. Ôi, thời gian quá hai mươi năm, vậy mà nghe gần như mới hôm qua khi tất cả đã hóa thành bùn chìm sâu dưới hồ nước trong vắt kia. Chị nhắm mắt lại, buông mình xuống hồ nước trong vắt đó, để cho dòng nước dâng lên tràn qua mắt không cầm những giọt nước nóng hổi, trong suốt.
    ***
    Lối về vẫn luôn luôn đẹp như thuở tạo dựng, gai góc dù có mọc lên cũng không thể phủ lấp hay ngăn nổi những bước chân muốn quay về. Người ta có thể dối lòng rằng mình đã quên, nhưng tận thâm tâm ai cũng biết rằng, lối về không bao giờ mất nhưng mãi vẫn còn đó, luôn bao dung chờ đợi.
    Có chăng là có một ước muốn muốn quay về?

  7. #7
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-022

    GIỮ LẤY VỊ MUỐI TRONG TÂM HỒN

    Đó là thời gian dòng người kìn kìn từ các con ngõ túa ra đường. Người đến cơ quan, giao hàng; người tiện đường đưa con đi học, tạt vào chỗ nào đó ăn sáng rồi đến cơ quan. Ngày nào chả ngột ngạt vậy. Khẩn làm nhiệm vụ vứt túi rác sinh hoạt của gia đình trên đường đưa con đi học, rồi đến chỗ làm. Là người công giáo, anh luôn gương mẫu trong chuyện bỏ rác đúng nới quy định. Hôm nay, như thường lệ anh xách túi rác đeo vào xe máy nhưng quên bỏ vào thùng rác ngay đầu ngõ. Đầu óc ong ong nghĩ vẩn vơ chuyện nọ xọ chuyện kia. Cậu con trai học mẫu giáo ngồi sau bíu chặt tay vào người anh. Sao lòng nôn nao quá thế.
    Xe di chuyển chậm. Một số người sốt ruột nghển cổ nhìn phía trên không hiểu vì chuyện gì mà tắc, lại còn rút điện thoại ra chụp ảnh, số khác nhìn vào túi to tướng lổn nhổn anh còn đeo ở xe. Quên khuấy vứt rác rồi. Nhếch nhác quá. Khẩn tự nhủ, sẽ đi chậm và quan sát bên mé phải đường, tiện thì tống khứ túi rác xuống. Đường quá đông và quá nhiều ánh mắt. Không tìm ra chỗ. “Thôi để cho thằng cu vào trường đã”. Anh nhủ vậy và đến cổng trường của con vẫn chưa tìm thấy chỗ để bỏ túi rác. Không thể mang rác cùng với cậu con vào trường rồi trao con cho cô giáo. Ngượng chết. Cô giáo sẽ đánh giá bố đứa trẻ lôi thôi. Hay là để tạm ở cổng trường vậy. Lúc quay ra sẽ mang đi. Loay hoay gỡ túi rác, vừa đặt chạm đất thì ông bảo vệ quát: “Này anh, không để được ở đấy đâu. Anh mang ra chỗ khác mà bỏ”. Khẩn nhăn nhó nhìn lên: “Em không định bỏ ở đây. Chỉ gửi tạm, đưa con vào quay ra là cầm đi ngay”. Ông bảo vệ miễn cưỡng coi đó là lời đề nghị. Lúc Khẩn gửi con, quay ra vẫn thấy ông bảo vệ đứng trước túi rác và chờ. Khẩn xách đeo vào xe.
    Phố sá tứ phía đông. Nhiều gương mặt nhễ nhại vì nắng và lo toan trong mưu sinh. Khẩn bấm bụng không biết có gã nào như mình, quên bỏ rác tại khu tập trung gần nhà. Anh nhẩm thầm mình có quá lạc lõng không khi phải làm cái việc của phụ nữ. Ngày trước anh lấy được vợ bây giờ là nhờ mỗi chiều tối thường giữ thói quen đổ rác. Sau này cưới nhau, vợ anh nói yêu chồng là vì thấy anh giữ thói quen ấy mỗi khi nghe tiếng kẻng keng keng. Đôi ba lần Khẩn nghe ở đâu đó nói người đàn ông chịu đi đổ rác cũng sẽ là người sẵn sàng chìa vai gánh vác chia sẻ cùng vợ trong chặng đường dài hôn nhân vốn không bao giờ đẹp như chiếc nhẫn đính hôn đeo vào ngón tay. Anh bỗng phì cười. Lý do giản đơn và buồn cười. Không biết triết lý lấy ở đâu ra. Ngày giáo xứ tổ chức lễ cưới cho vợ chồng anh, Khẩn thấy mình may mắn. Từ nhỏ sống có đức tin và sốt sắng, noi gương những anh chị đi trước, biết hoán cải lúc sai trái, giữ lề luật nhà Chúa mọi nẻo đường. Khi ra phố cuộc sống ồ ạt thúc vào anh biết bao áp lực, thành thử nhiều lúc chênh chao như ngọn tre gặp gió lớn.
    Rồi anh chợt thấy đau ở bụng. Mỗi lúc áp lực hoặc nghĩ ngợi bụng anh thường căng lên. Hôm nay là ngày phải trả lời anh Tùng, có giúp anh ấy hạ bệ Hải phó phòng để anh này không ngóc đầu lên được. Cả Hải và Tùng đều là cấp phó. Khẩn chơi với cả hai nhưng chỉ một trong hai được lựa chọn làm trưởng phòng. Hai người nhưng chỉ một ghế. Người ta bảo chức tước nhỏ như con thỏ nhưng ai nấy đâm bổ vào, chuyện thành to như con voi. Anh Hải sống tình nghĩa điềm đạm và thực lòng xứng đáng hơn Tùng cả mặt tài năng và cách ứng xử. Nhưng anh Tùng lại có ơn xin việc cho vợ Khẩn. Tùng cũng hứa cho Khẩn tham gia vào một số công trình béo bở có tiền và xác lập thêm uy tín. Tham gia làm công trình ấy cũng sẽ giúp Khẩn thêm mối quan hệ dẫn anh đến với nhiều khoản danh lợi kếch xù. Đường đi nước bước của Tùng hào sảng và quyết đoán. Nên đổ một “đòn” cho Hải, để anh ta đừng ngo ngoe nữa, và phục vụ anh Tùng. Thế là hơn. Mấy đêm rồi anh trốn vợ tâm sự với rượu và nhâm nhi ý nghĩ đấy. Nên và không nên. Lựa chọn giữa tình nghĩa và danh lợi luôn khó khăn. Sự đấu tranh gìn giữ khí tiết và phẩm giá với đồng tiền bao giờ cũng gây đau đớn cho kẻ còn lòng tự trọng. Mưu ma chước quỷ Khẩn nghĩ cả rồi. Phải hạ Hải. Cách bài binh bố trận ra sao cũng được phác ra. Chỉ cần bản thân đưa ra quyết định.
    ***
    Túi rác vẫn treo ở xe cùng ý nghĩ của Khẩn. Bực mình! Anh nhìn phía bên kia đường, cách một dòng kênh nhỏ nước đen ngòm có thùng bỏ rác. Phải sang bên đó thôi. À mà chết, muốn tiếp cận chiếc thùng rác đó phải đi ngược chiều chừng trăm mét. Khẩn lựa cách sang. Được nửa đường thì sự xuất hiện của chú cảnh sát giao thông mặc áo vàng với cây gậy phân luồng nặng nề nhễ nhại làm nhiệm vụ khiến tay ga lỏng ra.
    Không được rồi, anh khựng lại, cố tình đi chẳng may chú ấy bắt dừng lại thì sao. Cuộc gặp chớp nhoáng với anh Tùng sẽ chậm và chẳng thể thống nhất là có nên thực hiện kế hoạch hạ uy tín của anh Hải hay không. Dòng người vẫn lao đi. Khẩn lúi húi quay ngược, hòa vào dòng người tấp nập lao lên phía trước.
    Dừng ở một ngã tư lớn với hơn chín mươi giây đèn đỏ đếm ngược, Khẩn nhận được tin Tùng. Anh ta đang sốt ruột. “Chú đâu rồi? Ý chú thế nào?”.
    Thì còn thế nào nữa. Tôi đang rối bời lên đây. Khẩn nhủ. Đúng là khó. Đặt điều cho người khác hay nâng tầm quan trọng lên để hạ bệ một người cũng lỗi nghĩa với Chúa. Cả tuần vừa qua, Khẩn nghĩ tới lời Mẹ Têrêsa: “Nếu chúng ta không có hòa bình, đó là vì chúng ta đã quên rằng chúng ta thuộc về nhau”. Quả thật, ngay cả với một cơ quan nhỏ thôi, vì lợi lộc cá nhân, đã làm triệt tiêu không khí hòa bình rồi.
    Tối qua Tùng gọi điện, ập vào tai Khẩn những lời ngon ngọt phân tích lợi hại một khi anh ta lên chức. Khẩn ù tai vâng dạ bảo em đang cân nhắc. Đây là việc tế nhị. “Chú không được lần khần. Cân nhắc nhiều dễ hỏng việc đấy”. “Vâng, sáng sau em đến cơ quan sớm trả lời anh”. Khẩn hứa. Giờ Khẩn vẫn bị ách ở đây, với một túi rác đang bốc mủi khẳm. Chốc chốc một người đi đường đánh về phía anh và túi rác ánh mắt khó hiểu. Đừng có cười, tôi là người có học, tôi sẽ không vứt rác bừa bãi.
    Chợt phía bên có người gọi.
    - Này, này, anh Khẩn, gì mà đăm chiêu thế? Có bọc gì to thế này?
    Là cô bạn của em gái, cũng trên đường đi làm. Cái cô có nụ cười tươi thích đùa suýt nữa Khẩn yêu.
    - Anh đến cơ quan. Túi rác ý mà. Tìm chỗ mà vứt cũng khó.
    - Chỗ anh không có thùng chứa à?
    - Quên nên đưa con đi học cũng tha đi luôn. Giờ khó đây.
    Cô gái nở một nụ cười tươi chào anh, rảnh a lô em cà phê nhé, rồi rẽ vào con phố bên trái. Anh gật cười chào lại. Hành trình của Khẩn chừng hơn cây số nữa. Cơ quan gần đấy mà cũng thật xa xôi. Tối qua bí bức quá, anh tâm sự chuyện này với vợ. Lúc này chờ đèn đỏ, anh rút điện thoại xem tin nhắn. Là của vợ. “Anh cân nhắc kỹ nhé. Đừng để sau này hoán cải cũng chẳng kịp”. Khó xử quá. Cô vợ vẫn bảo anh phải bảo vệ người có tài năng, ủng hộ người có tài năng để anh ta cống hiến, vì cái chung. Khẩn có uy tín trong cơ quan, dù chưa đội chức tước. Anh nói nhiều đồng nghiệp khác nghe. Thậm chí giám đốc, trưởng phòng cũ chuẩn bị thuyên chuyển công tác coi lời nói anh trọng lượng. Bầu anh Hải vào chức đó thì thật với lòng mình, đúng giá trị đạo đức mà cụ thân sinh Khẩn truyền dạy. Đói cho sạch rách cho thơm. Phải đứng về phía lẽ phải. Nhưng đi kèm điều đó sẽ mất nhiều thứ, vuột mất cơ hội giàu có. Còn phò tá Tùng được lợi nhiều. Biết làm sao bây giờ? Nghĩ lại hôm đó vì bị kích động, lại bực tức sẵn đã xổ một chuỗi trong đó nói kháy anh Hải mấy điều, trước mặt khá nhiều người. Mặt anh ấy tím lại. Mình cũng đã giáng đòn rồi. Bây giờ chờ xem thế nào đã.
    ***
    Lên phố lớn, trung tâm thật khó tìm ra một chỗ nào đó trút bỏ túi rác. Ném vào gốc cây ư? Không. Vào một con hẻm nào đó, hay một điểm dừng xe buýt, hoặc ngay lề đường? Không thể, chỗ nào cũng sạch sẽ, làm sao có thể vô tâm vứt một bọc rác tầm thường thế này ra không gian kia. Khẩn chạy qua bờ hồ, cũng không tìm thấy chỗ trút, trừ phi dừng xe đi tận vào khuôn viên vườn hoa. Mà điều đó anh không muốn. Bực thật, trút túi rác thôi cũng khó khăn. Đành chạy thẳng về cơ quan. Mồ hôi nhễ nhại dính dớp. Khẩn miên man nghĩ, chạy thẳng vào giữa sân thì Tùng gọi điện. Vâng em đến rồi. Em lên ngay đây. Bọc rác theo xe anh xuống hẳn tầng hầm. Nó nằm đợi ở xe, dưới hầm.
    Khẩn chạy đến phòng anh Tùng. Cửa khép. Gõ ba tiếng. Người bên trong nói mời vào. Anh đẩy cửa. Có cả giám đốc đợi sẵn. Giám đốc thân từ lâu nâng đỡ Tùng. Tất nhiên giám đốc cũng quý và trân trọng tài năng của Hải. Ông từng hỏi ý kiến Khẩn giữa hai người nên chọn ai. Lúc đó anh phân tích theo đúng những gì bản thân nghĩ. Hải được việc cơ quan, chuyên môn. Tùng phóng túng, giao du rộng và biết nịnh. Giám đốc gật gù khen anh tinh đời nhưng từ chối thổ lộ sẽ chọn ai. Bình thường người có quyền cất nhắc chọn ai mang lợi đến cho mình. Vậy Tùng ngồi vào ghế đó chứ còn ai. Người ta có thể từ chối nói lời tha thứ chứ khó cưỡng lại lợi lộc. Giám đốc chờ ở đây chắc muốn nghe ý kiến Khẩn.
    Chưa được hớp nước nào giám đốc đã hỏi: “Thế nào? Chú suy nghĩ kỹ chưa?”. Đây là điều trên đường đi Khẩn đã nghĩ. Câu hỏi cần đáp án ngay. Anh đã làm bài toán này hơn một tháng nay. Cả hai người đàn ông đối diện chờ câu trả lời. Khẩn quay mặt đi. Tim đập chân run. Anh thấy hồi hộp thật sự. Yêu cầu của giám đốc là khơi ra chuyện cũ của Hải từ cách đây một năm về việc làm thất thoát hơn năm trăm triệu đồng trong tổ chức nghiên cứu đề tài ô nhiễm, đồng thời nâng cao mức độ nghiêm trọng về chuyện Hải đi nước ngoài hai lần có bàn về một dự án riêng. Thật ra cả hai vấn đề đều nhỏ. Thất thoát tiền ô nhiễm thì giám đốc cũng liên quan. Còn có “ăn mảnh” dự án riêng thì chưa đủ căn cứ. Nay phải bồi thêm sự nghiêm trọng để buộc tội Hải, khiến mọi người đồng tình dừng lại xem xét và cắt nhắc Tùng lên. Ý các anh là vậy ư? Khẩn hỏi lại. Cả hai gật.
    Họ nhận thấy sự lưỡng lự nơi Khẩn. Tùng đổ mồ hôi. Giám đốc bồi thêm: “Chú sáng suốt hiểu chuyện. Chú phải vì anh em và bản thân”. Máu trong người Khẩn thật sự đang rất nóng. Tùng tỏ vẻ sốt ruột: “Vì chú có tiếng nói và cuộc họp còn có cấp trên nữa. Nếu chú không ra mặt thì ngay cả giám đốc cũng không giúp được anh”. Sự cấp tập của Tùng khiến Khẩn ngỡ ngàng. Chẳng lẽ chức trưởng phòng quan trọng đến thế sao?
    Khẩn nhớ lời vợ. Đừng để sau này hoán cải cũng chẳng kịp. Anh chán cuộc sống nhạt nhẽo quá. Anh chịu Phép rửa tội, được Chúa ban cho muối. Anh muốn làm muối thế gian và chia cho người khác nữa. Anh bỗng thấy ân hận vì mình từng hiềm khích những người khác. Khi hiềm khích người khác, là anh đã tự làm mình nhạt đi.
    “Em xin phép hai anh, em tự thấy mình không xứng đáng được hai anh tin tưởng. Em thật khó nghĩ. Làm theo những gì các anh bảo, em thấy là mình vu oan cho anh Hải. Thôi em xin phép không nói”. Giọng Khẩn dõng dạc.
    Nói xong anh xin phép ra ngoài. Cuộc họp diễn ra nặng nề. Khẩn không có ý kiến gì. Giám đốc vẫn quyết tâm bảo vệ Tùng và muốn cất nhắc anh. Còn đa phần cấp trên dự họp và một số cán bộ có thâm niên lại quý và ủng hộ Hải. Nên cân nhắc ai sẽ do ban giám đốc cùng họp với cán bộ cao hơn để quyết định vào ngày mai. Tùng hằm hằm nhìn Khẩn. Giám đốc có lẽ cũng hận anh. Khẩn không dám ngẩng cao đầu. Sau đây mình phải đối mặt với nhiều cơn bão, anh bấm bụng, nhưng anh thấy mình đã không hèn. Thêm một lần nữa anh thấy mình đã không làm phai vị muối trong lòng. Anh tự bảo, mình là người có đức tin.
    Cuối buổi họp, Khẩn mau chóng di chuyển xuống tầng hầm để xe. Lòng nóng ran nhưng lại như thể vừa trút được gánh nặng. Anh phi xe máy ra khỏi cổng cơ quan với túi rác vẫn còn từ ban sáng. Đến một ngã tư anh rẽ lên vỉa hè, tống túi rác của mình vào thùng rác công cộng. Tự nhiên thấy lòng thanh thản, nhẹ bẫng. Anh nói với túi rác: “Cuối cùng cũng bỏ được mày”.

  8. #8
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3

    Mã số: 17-023

    YÊU ĐỂ YÊU

    Tiếng còi xe lửa vang lên thật to và dài. Những chiếc bánh xe dưới các khoang tàu rít vào đường ray nghe nhức tai. Nơi sân ga, người vào kẻ ra tấp nập và nhộn nhịp làm sao. Đâu đó có những cái bắt tay, ôm hôn vui vẻ của những hành khách vừa rời tàu. Gần đó, cuối dãy hành lang vang lên tiếng quát tháo, la mắng, xua đuổi của tên bảo vệ. Hắn lật nhào cả gánh hàng đậu phộng là chén cơm hằng ngày của gia đình Liên, cô gái có thân người gầy guộc, gương mặt xanh xao, hóp lại bởi những vất vả, cực nhọc hằng ngày. Đôi mắt cô đượm buồn, đầy những nỗi lo âu khó tả. Cô vội nhặt từng hạt đậu trong tiếng chửi bới cay cú mà chua xót của tên bảo vệ, nhặt trong những ánh mắt khinh thường mà chê bai của những người nhà giàu. Cô kiềm nén những giọt nước mắt vào trong, cô ngậm ngùi cho thân phận rẻ rúng của chính mình. Liên chạy đi với chiếc quang gánh trên vai, cô chạy trong những bước chân nặng nề, rã rời. Sự mệt mỏi như muốn nuốt chửng cái sức trẻ tuổi ba mươi của cô. Trong tiếng kinh cầu "Lạy Chúa, xin cho con chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng", Liên ra khỏi cái sân ga lạnh lẽo tình người đó. Cô bước đi trên vỉa hè với gánh hành trên vai. Gánh hàng hôm nay vắng khách, rổ đậu vẫn còn nguyên, lâu lâu lại có vài ba người ghé lại hỏi mua. Trời về khuya, hơi sương lạnh lẽo tỏa xuống đất. Rổ đậu vẫn đầy. Liên cất bước quay về nhà với nỗi lo âu hằn sâu trên gương mặt cô. Liên lo cho chén cơm ngày mai, lo cho gia đình và lo cho cả chính mình khi phải về nhà đối diện với người chồng say xỉn. Những bước chân nặng nề như muốn kéo giữ cô lại, nhưng cô phải về vì con tim không cho phép cô từ bỏ tất cả.
    ***
    Đặt vội gánh hàng vào góc nhà, ngẩng mặt lên, Liên đã thấy Dũng đứng trước mặt với chai rượi đế trong tay, người nồng hơi men. Anh ta nham nhảm vài câu trong miệng rồi quát lên:
    - Mày làm cái trò gì ngoài đường giờ mới về con kia?
    - Nay ít khách nên em về trễ. Thôi anh say rồi, ngủ đi.
    Uống tiếp ngụm rượu, anh ta chỉa thẳng tay vào Liên hỏi:
    - Thế tiền đâu đưa tao mua rượu uống.
    Bất lực với người chồng say xỉn, cô im lặng, cúi mặt quay đi. Nghĩ rằng Liên khinh thường mình không thèm trả lời. Thật nhanh, Dũng nắm lấy cánh tay Liên giật phắt lại, mặt anh đỏ lên như muốn ăn tươi nuốt sống cả Liên. Dũng giơ tay tát thẳng vào gương mặt hao gầy, xanh xao của cô một cái rõ đau.
    - Mày khinh dễ tao không thèm trả lời à? - Anh la lên.
    Liên im lặng, nuốt sự đau đớn vào trong, cô nuốt đi cái tôi, không muốn tranh cãi với anh, trong sự mệt mỏi, Liên thì thào:
    - Em không có. Thôi anh nghỉ đi.
    Dũng cũng thấm mệt vì hơi men, quay tới quay lui, gật gù cái đầu như kẻ mất hồn, anh bước tới giường và ngã lăn ra ngủ. Liên ngước lên bàn thờ, bàn thờ chỉ vẻn vẹn cây thập giá cứu nạn của Chúa Giêsu được cô giấu trong góc nhỏ của bàn thờ. Vì Dũng là người ngoại đạo, anh không tin vào Chúa và Mẹ. Nên việc thờ phượng và để ảnh tượng Chúa, Mẹ trong nhà anh đều cấm tuyệt đối. Tuy vậy, Liên không quên Chúa, Mẹ bao giờ, cô siêng năng đọc kinh, lần hạt. Hôm nay tuy mệt mỏi nhưng Liên vẫn đến và sấp mình quì xuống dưới chân bàn thờ, nâng niu tràng chuỗi mân côi, Liên cất lời đọc lên từng câu kinh. Cô đọc trong những giọt nước mắt đau đớn, tủi hổ. Sao cái sự chông chênh, và bẽ bàng lại cuốn vào cuộc sống phận người mỏng giòn, đầy yếu đuối của cô. Liên ngước nhìn lên những dấu đinh nơi tay và chân Chúa. Cô càng yêu Chúa hơn, càng cố gắng học gương Ngài để cam chịu những vất vả,tủi nhục. Cô dâng mọi lo âu cho Chúa và Mẹ, cô thiết tha nguyện xin cho người chồng cô sớm thay đổi tính nết và gia nhập đạo. Lời kinh kết thúc chuỗi ngày dài của Liên với bao mệt mỏi của kiếp người. Với những nghịch cảnh Liên đã từng muốn bứt phá khỏi vòng xoay chán chường, đau khổ đó. Đôi lúc có những khoảng trống của tâm hồn, cô hồi tưởng về những ngày tháng mà Dũng và cô vừa quen nhau.
    ***
    Năm năm trước, trong buổi chiều mùa thu của vùng Nam Bộ. Buổi chiều thoang thoảng mùi lúa chín vàng trĩu hạt, tiếng ếch nhái kêu ran nơi những luống rau muống. Buổi chiều thu với nụ cười ngây thơ, trong sáng của cô thiếu nữ ngoan đạo. Ngay từ nhỏ, Liên đã được bố mẹ chăm lo cho việc đạo đức rất tốt. Nhưng trớ trêu thay người Liên đem lòng yêu thương lại là một người ngoại đạo. Dũng là một trong những thanh niên của làng, khôi ngô và cao khoẻ, nhưng anh lại không có niềm tin vào Chúa. Tuy khác đạo, nhưng lúc đó anh rất tôn trọng tôn giáo và niềm tin của Liên. Anh hay chở Liên đến nhà thờ để tham dự thánh lễ, tuy Liên có rủ vào nhưng anh đều từ chối. Liên cũng buồn nhưng cô không nói gì nhiều, những lúc ấy cô ngước nhìn lên thập giá Chúa để cầu nguyện, chỉ xin cho anh một lần vào nhà thờ để tham dự thánh lễ, để hiểu hơn về đạo của cô. Tháng ngày trôi qua, tình yêu giữa hai con người khác đạo cứ thế mà lớn dần thêm. Dũng quan tâm, yêu mến, lo lắng cho Liên rất nhiều. Còn cô, tuy rất yêu anh nhưng hễ cứ nghĩ về vấn đề đạo hạnh của hai bên thì Liên bối rối, bâng khuâng lắm. Liên sợ nhiều điều. Cô sợ sẽ như những gia đình khác, cô sợ hạnh phúc và bình an sẽ chẳng đến với gia đình mình, cô sợ cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", sợ cảnh khác đạo khó sống và sợ cả tan vỡ gia đình. Nhưng càng ngày, Liên càng đi xa hơn với những nỗi sợ đó. Liên yêu Dũng ngày một nhiều hơn, bởi cô nghĩ rằng: "Người con trai này tuy không cùng tôn giáo, nhưng với tình yêu anh dành cho mình thì sẽ biến đổi tất cả". Tuy hai bên gia đình đều không chấp nhận, nhưng buộc phải cho cả hai đến với nhau. Liên và Dũng đã làm nghi thức chuẩn tại nhà thờ. Khoảng thời gian đẹp đó vẫn mãi hằn sâu trong Liên, người con gái đã từng được yêu và đã từng có những ngày tháng đẹp bên người mình yêu như thế.
    ***
    Liên giật mình, mở mắt ra trong tiếng kêu mừng rỡ của bà Hai, người hàng xóm và cũng là cựu thành viên trong gia đình Phan sinh. Ngó nghiêng xung quanh, Liên hỏi trong sự mệt mỏi:
    - Đây là đâu bà Hai? Thôi để con về, con còn luộc đậu tối bán nữa bà! - Vừa nói Liên vừa mở chiếc khăn ra khỏi người, đặt hai chân xuống.
    - Khoan! - Bà Hai nắm lấy tay Liên giữ cô ngồi trên giường không cho cô kịp đi.
    - Con có biết là con đã bất tỉnh mấy ngày nay hay không vậy? Hổm rày, bà qua nhà đem cho con cái bánh mà thấy con nằm giữa nhà vậy đó. Chưa khoẻ hẳn mà đòi bán buôn cái gì?
    - Con không bán không buôn thì gạo đâu có ăn bà Hai.
    - Thế thằng chồng bay đâu, ngoài việc say xỉn, đánh đập bây ra thì nó không biết làm gì à? Bây sống với thằng như vậy có mà chịu khổ cả đời ư?
    - Con khổ lắm bà ơi, con phải chịu đựng mà làm thôi. Ảnh có say, có đánh, có đập con, con cũng chịu chứ con gọi anh là chồng rồi thì không bỏ được bà. Con học gương Chúa Giêsu mà cố gắng sống yêu như Ngài bà à. Rồi dần dần Chúa, Mẹ sẽ thay đổi ảnh thôi bà. Con tin vậy.
    Bà Hai nhẹ nâng tay lên, vuốt từ từ lên đầu Liên:
    - Rõ khổ con nhỏ, nó giữ đạo, nó học gương Chúa, nó đặt hết niềm tin vào Chúa, Mẹ để yêu thằng chồng say xỉn vậy, không lời oán trách.
    Liên cười nhẹ trong sự mệt mỏi, gương mặt xanh xao dần đi, cô có vẻ đuối sức và dần ngã người ra sau, nằm xuống. Cô tháo tràng chuỗi trên tay ra và bắt đầu đọc kinh. Còn với bà Hai, bà thấy xót thương, thấy con tim rung cảm cho cuộc sống đầy bất hạnh của Liên. Bà về nhà Liên, tìm Dũng để nói hết tất cả, bà muốn Dũng biết sự thật về tình hình sức khoẻ, tình yêu của vợ anh.
    ***
    Về đến ngôi nhà ấy, trong cái lạnh của đêm khuya, bà chậm rãi bước vào nhà. Căn nhà thiếu vắng tiếng người, trống vắng và hiu quạnh. Bà nhận ra cả sự cô đơn, nỗi đau bẽ bàng, xót xa hằng đêm của Liên. Với vầng trăng lạnh, bà càng thấm thía hơn duyên phận của người con gái ấy. Vẻ tỉnh táo, Dũng từ nhà bước ra, anh thấy bà, lễ phép cúi chào trông không giống như tên Dũng say xỉn ngày thường. Anh hỏi bà:
    - Tối rồi bà nhờ con việc gì ạ?
    - Không gì cả. Bà qua để nói con cái này.
    - Thế bà ngồi xuống đây ạ. - Vừa nói, Dũng vừa kéo chiếc ghế trụi đến gần bà Hai, đưa tay mời bà.
    Một cách chậm rãi bà Hai hỏi:
    - Con có thắc mắc sao vợ con không có nhà không?
    Ngồi lên chiếc ván mỏng,anh trả lời:
    - Chắc nó đang bán đậu đó bà.
    - Con sai rồi vợ con đang nằm viện đó, con có biết không hả? Bà nói con nghe, bà không muuốn xen vào chuyện gia đình con nhưng nếu bà không nói, ắt hẳn con sẽ hối hận vì để mất người vợ yêu thương con hết tình đó.
    - Sao nó nằm viện con không biết, nó có chuyện gì bà cứ nói đi ạ. - Vẻ mặt anh bình thản, không có gì là lo lắng cho Liên. Anh thở "phì" một cái rồi nghe bà tiếp:
    - Con có biết vợ con mắc bệnh không? Bác sĩ đã nói, con nhỏ bị ung thư não giai đoạn cuối rồi, khó lòng chạy chữa nữa con, qua đêm nay là may mắn rồi con. Bà không cho nó biết, nhưng có thể nó đã biết rồi con. Con bé, dù khi đau đớn vì bệnh tật, trong cơn mê nó luôn gọi tên con không ngừng. Khi tỉnh dậy, nó bước ngay xuống giường đòi đi làm. Con thấy đó mà biết thương vợ con sao.
    Gương mặt Dũng thay đổi sắc thái hoàn toàn, anh bặm chặt đôi môi, mắt anh rưng rưng, mặt anh tái đi như không tưởng được điều bà Hai vừa nói. Nó như đường sét vạch ngang cả bầu trời cuộc đời anh. Bà Hai vỗ nhẹ lưng anh mà nói:
    - Con Liên nó chịu cực, chịu khổ, chịu cái khinh bỉ, chê bai, xua đuổi của những người ngoài kia. Nó đau chứ con. Nhưng nó vì ai mà chịu vậy. Mấy cái đó có đau bằng cái tát của chồng nó, cái la, cái mắng, cái chửi bới của người nó yêu thương mà chịu hi sinh hay không? Con nghĩ xem, hằng đêm nó làm về, khi về nhà nó có được nghỉ ngơi liền hay không? Hay là nó phải ngặm miệng lại, nuốt cái tôi vào trong, gắng gượng mà nghe thêm những tiếng la của con, chịu thêm những đau đớn thể xác nữa. Đau lại càng đau con à, đọng lạ cái dư vị và dư vang xót lắm con. Con thấy đó, hỏi người nào mà chịu được như nó. Nó cam chịu cái hẩm hiu, phẫn uất cho tình đời nó vậy cũng vì yêu con mà thôi. Nó chịu luôn cái thói say xỉn, đánh đập của con cũng vì yêu, con à! Vì yêu con mà nó chịu tất cả đó con. Nghe lời bà, nghĩ lại đi, bù đắp lại cho vợ con, hãy yêu thương nó như ngày đầu hai đứa quen nhau đi. Hãy cho nó cuộc sống có màu hơn trong những giây phút cuối đời đi con. Đừng để lòng con sau này phải day dứt vì đã không cho người luôn yêu thương con một thời khắc hạnh phúc nào trong cuộc đời.
    Dũng gục mặt xuống đùi, hai tay ôm lấy đầu, anh khóc trong đau đớn. Tiếng khóc nấc vang lên trong căn nhà trống, lòng anh nhói lên vì đau. Khắp người Dũng như bị cả vùng tối bao phủ, anh bế tắc trong suy nghĩ. Anh nhớ lại tất cả những hành động, lời nói của mình đối với Liên từ khi hai người về ở chung. Dũng hối hận về tất cả. Anh đau đớn, xót xa, lòng anh ray rứt vì những lỗi lầm của mình. Tâm hồn anh như lạc giữa đêm trường tang thương. Dũng ngẩn mặt dậy, anh nhận thấy và nhìn chăm chú vào thập giá cứu nạn của Chúa Giêsu mà Liên hằng đêm chiêm ngắm và cầu nguyện. Như có sự hối thúc nơi anh, anh giụi nước mắt, đóng cửa nhà rồi lên xe đến bệnh viện.
    ***
    Bước vào cửa phòng, anh chạy đến chân giường bệnh. Run rẩy nắm lấy bàn tay Liên, Dũng gục đầu xuống đôi bàn tay sạm nắng ấy mà khóc, anh khóc rất nhiều. Những giọt nước mắt cứ liên tục trào ra và ướt đẫm vào lòng bàn tay của Liên. Nước mắt Dũng tràn ứa như tiếng lòng đau đớn, ân hận, như những gáo nước để gội sạch tội lỗi của anh đã từng phạm với Liên. Liên ngơ ngác nhìn anh, ánh mắt cô đượm chút buồn lẫn chút vui, một chút mệt mỏi xen một khối hạnh phúc. Gương mặt xanh xao, trắng bệt của Liên dần tươi lên nhờ nụ cười trên đôi môi tái nhạt. Cô ngước mắt lên mà thầm cảm tạ Chúa. Đôi mắt cô rưng rưng, giọt lệ trong khoé mắt Liên như muốn trào ra vì hạnh phúc. Liên nhìn Dũng, khẽ động bàn tay, cô hỏi:
    - Anh bị sao vậy?
    Ngước mặt lên với hai hàng nước mắt giàn giụa, Dũng nắm chặt bàn tay Liên, anh ấp úng cất từng lời:
    - Anh... Anh.. Anh xin lỗi. Xin lỗi em vì những lời chửi mắng, những lần anh đánh em. Xin lỗi vì cái thói vô cảm, vô tâm của anh. Xin lỗi người vợ đã luôn yêu thương, luôn lo lắng cho anh. Anh biết tất cả đã quá muộn rồi. Nhưng anh sẽ thay đổi, tha lỗi cho anh lần này thôi.
    Liên như vừa chạm được sức nóng của một ngọn lửa đang bùng lên từ cõi lòng lạnh giá của Dũng. Khoé mắt Liên cay, đôi mắt cô đỏ hoe, rưng rưng. Những giọt lệ cứ tuôn ra, cô khóc trong hạnh phúc và nhìn thẳng vào Dũng, Liên nói:
    - Không, bây giờ em không thể tha thứ cho anh được. Vì từ rất lâu, em không còn giận anh nữa rồi. Em đã tha thứ cho anh lâu rồi.
    Dũng nở nụ cười hạnh phúc, anh nói lớn và ôm chầm lấy Liên:
    - Cảm ơn em, cảm ơn em đã tha lỗi cho anh. Em tha thứ cho anh vậy sao?
    Liên chỉ mỉm cười, cô dần thấm mệt, cơn đau làm cô như muốn la lên, nhưng cô bặm chặt đôi môi, chịu đựng, trong tiếng thì thào của sự đau đớn, Liên gọi khẽ tên Dũng và nói:
    - Dũng, anh đừng cảm ơn em. Mà anh hãy cảm ơn Đấng đã thúc đẩy và ban thêm động lực để em chịu đựng mọi thứ và tha lỗi cho anh.
    - Đó là ai hả Liên? - Dũng bâng khuâng hỏi.
    - Đó là Thiên Chúa, là mẹ Maria, là các thánh mà em tôn thờ trong đạo. Anh đã hỏi em sao tha thứ cho anh dễ dàng vậy đúng không? Vì theo gương Chúa Giêsu em cam chịu và làm tất cả đó anh. Và cũng vì noi gương Ngài mà tình yêu của em đối với anh mới trường tồn đến ngày hôm nay anh à. Hãy sống mà noi gương Ngài và hãy tập yêu như Ngài anh nha.
    Đôi mắt Liên nhìn anh với một niềm tin tưởng mạnh mẽ nhưng vẻ buồn rầu, mệt mỏi như muốn khép lại. Đôi mắt ấy in vào tâm trí Dũng, cô nhìn anh như ánh nhìn của sự từ biệt. Dũng chồm tới ôm chầm lấy Liên trong niềm vui hạnh phúc, trong những giọt nước mắt. Với Liên, cô cũng đã tìm ra được cái gọi là hạnh phúc mà bấy lâu nay cô thất lạc nó. Niềm hạnh phúc và sự ấm áp trong vòng tay nơi cái ôm ấy cũng là lần đầu sau năm năm vợ chồng của Liên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời cô.
    Liên nhắm mắt lại, gắng sức nâng bàn tay, làm dấu thánh giá, cô thầm cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn con". Liên trút hơi thở cuối cùng với nụ cười hạnh phúc còn trên môi. Liên đã rời khỏi cuộc sống tạm bợ này mang theo dư vị của cái ôm ấm áp tình yêu từ người chồng cô đã yêu thương rất nhiều. Dũng ôm chặt cô trong nước mắt khi máy đo nhịp tim kéo dài tiếng "tít". Dũng đau, lồng ngực anh như có con dao nhọn đâm xuyên, nhịp tim anh yếu dần đi. Trái tim anh như cũng chết đi với trái tim của người con gái tên Liên đó. Một nỗi đau quá lớn đối với anh, người con gái anh đã yêu lại từ mấy phút trước. Giờ đây, đã xa anh mãi mãi. Anh đuối sức, sụp quỵ dưới chân giường vợ anh.
    ***
    Thấp thoáng một tháng trôi qua, người đàn ông đã từng không tin vào Chúa và Mẹ, đã từng là kẻ say xỉn, vô tâm, đánh đập Liên, giờ đây đã trở thành một con chiên ngoan đạo trước sự chứng kiến của bà con giáo dân. Dũng đã xin gia nhập đạo Công giáo, anh năng lần chuỗi, đọc kinh, cùng với mọi người phục vụ, giúp đỡ giáo xứ. Cuộc sống Dũng mỗi ngày mỗi thay đổi. Trong anh, ánh mắt lần cuối của Liên cứ thúc giục anh thực hiện trọn vẹn niềm tin mà cô đã đặt nơi anh, thực hiện điều cô hằng nguyện cầu. Trong căn nhà đã từng hiu quạnh đó chỉ còn mỗi Dũng, anh một mình nhưng không cô độc, căn nhà còn mỗi anh nhưng không vắng vẻ. Vì với Dũng, Liên vẫn còn đó, vẫn luôn dõi theo những thay đổi hằng ngày, cung cách sống và bài học thực hiện tình yêu thương noi gương Chúa Giêsu của anh.

  9. #9
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 3



    BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG

    Cập nhật cho cuộc thi lần thứ năm - 2017




    GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.

    I. THỂ LỆ
    1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần.
    1b. Riêng lần thứ sáu (2018) sẽ có việc tổng kết các bài đạt giải 5 năm trước về tài năng (Tác giả có nhiều bài đạt giải cao), về nhiệt tình (Tác giả gởi nhiều bài dự thi và đạt giải liên tục nhiều năm), về triển vọng (Tác giả trẻ tuổi nhất đạt giải nhiều lần nhất), về phong trào vv… Ngoài ra sẽ vẫn đón nhận bài dự thi bình thường như các năm trước và vẫn có khung giải thưởng từng năm như các năm trước. Sẽ không hạn chế số lượng bài dự thi của cùng một tác giả. Những tác giả có từ 5 bài trở lên được vào chung khảo sẽ nhận được những phần thưởng đặc biệt, đồng thời sẽ khuyến khích tập hợp thêm những truyện khác của mình để in thành những tuyển tập riêng trong Tủ sách Nước Mặn.
    2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
    3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không dài quá 4000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gửi dự thi ở bất cứ đâu.
    4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
    5. Đề tài:
    Năm 2017, Hội thánh Công giáo có hai kỷ niệm lớn, Giải Viết Văn Đường Trường xin được chọn làm chủ đề cho cuộc thi lần thứ V:
    – 100 năm Đức Mẹ Fatima và việc thực hiện lời mời gọi hoán cải của Mẹ trong đời sống người tín hữu từ ấy đến nay.
    – 500 năm Hội thánh Công giáo và Hội thánh Tin lành cùng nhìn lại cuộc cải cách của Lm Martin Luther. Người Công giáo cần học hỏi những gì nơi anh chị em Tin Lành và có những gì cần giới thiệu với họ? Đã có những nỗ lực nào cho tình hiệp nhất và còn phải làm gì thêm nữa?
    Ngoài ra, quý tác giả cũng có thể tham gia với những tác phẩm về các chủ đề khác của Kitô giáo.
    6. Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi (riêng năm thứ sáu 2018 không giới hạn số bài), có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
    7. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng .doc hoặc .docx, không nhận bài gửi qua đường bưu điện.
    8. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: tên thánh, họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gửi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
    9. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gửi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
    10. Địa chỉ nhận bài, xin gửi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail.comgopnhattho@yahoo.com.
    11. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
    12. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
    13. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
    14. Lễ trao giải vào ngày 21-9 mỗi năm.
    15. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
    16. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên Facebook Văn thơ Công giáo https://www.facebook.com/groups/vanthoconggiao/, trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www.gpquinhon.org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
    17. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.

    II. TƯỞNG THƯỞNG
    Cơ cấu giải thưởng
    Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
    - một giải nhất: 20.000.000 $VN
    - hai giải nhì, mỗi giải 12.000.000 $VN
    - ba giải ba, mỗi giải 8.000.000 $VN
    - 15 giải triển vọng, mỗi giải 3.000.000 $VN

    Tuyển tập truyện ngắn riêng
    Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
    Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.

    III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
    1. Bình chọn
    Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên Facebook Văn thơ Công giáo của Giải VVĐT tại
    https://www.facebook.com/groups/vanthoconggiao/
    Mời độc giả tham gia bình chọn theo thể lệ trên FB.
    2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
    Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
    Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gửi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449.

    Qui Nhơn, ngày 15-8-2016
    (Cập nhật ngày 15-10-2016)
    TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

    Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
    Trưởng Ban MV Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com