Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Tài Liệu Ca Trưởng - Lớp Ca Trưởng Cấp I

  1. #1
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default Tài Liệu Ca Trưởng - Lớp Ca Trưởng Cấp I

    Cách Điều Khiển Hợp Ca


    I. DẪN NHẬP



    " Âm nhạc là cửa ngõ của tâm hồn". Một nhà hiền triết Hy-lạp đã dùng hình ảnh ví von đó để diễn tả sự tương quan mật thiết giữa âm nhạc và đời sống con người.

    Âm nhạc còn hơn thơ văn hay bất cứ bộ môn nghệ thuật nào khác, chính là hình thù tươi mát thơ mộng mà chân tướng khô khan cao siêu của triết lý nhập vào.

    Âm nhạc được mặc cho nhiều bộ áo đầy đủ các mầu sắc, nêu ra một hình thức cộng tác rất cao độ, thuyết minh sự cần yếu phải kết hợp và tha thiết mời gọi hòa đồng.

    Một lời diễm tình đơn sơ, riêng lẻ cất lên đâu đó, nhất là từ miệng giai nhân giữa cung trời chiều lam tím, vắng lặng, xa xôi... Ôi tuyệt làm sao!

    Nhưng vẫn chưa hơn bài hợp ca, đồng ca tiễn biệt của dân chúng trước giờ chết thảm, mới thật là tuyệt diệu: làm mềm tay những tên đao phủ, làm sa lụy thiên thần trên cao, làm xót xa lòng nhân loại...

    Bản đồng ca đẵn gỗ kéo thuyền của đám dân chúng chất phác khi tưới mồ hôi vun quén cuộc đời, đã làm dịu vơi những khó nhọc, làm cháy bừng sức sống, làm hồng lên tin yêu...

    Một giọng ca như mật ngọt, nhiều giọng ca hợp lại còn ngọt ngào hơn.

    Cái đẹp từ mong manh nhỏ bé tiến tới vĩ đại bao la.

    Thế nên, Ban hợp ca, hay ca đoàn, một nỗ lực tinh tế hóa các giọng ca cất lên, cùng hòa hợp với nhau trong âm thanh, cùng hợp nhất với nhau trong kỹ thuật, để làm sống lại bản nhạc với tất cả giá trị nghệ thuật sâu thẳm tiềm ẩn bên trong.

    Ban hợp ca diễn tả bài hát với tất cả tâm tình, do nghệ thuật điều khiển "sống động' của Ca trưởng, chắc chắn mục đính thông đạt sẽ rất cao. Để cuối cùng đạt được chữ "HÒA" cao siêu của âm nhạc; hòa cùng trời đất, hoà với nhân loại.

    Để đạt được mục đích trên, sứ mạng của Ca trưởng thật là nặng nề trong nghệ thuật trình tấu, trong việc tổ chức, nuôi dưỡng, huấn luyện và phát triển Ban hợp ca. Công việc đòi hỏi Ca trưởng phải có kiến thức âm nhạc tổng quát sâu rộng, cũng như kiến thức chuyên môn và điều khiển hợp ca thật tinh tế. Ý thức được như vậy, chúng ta cùng bắt tay vào việc tra cứu và rèn luyện.

    Trên nguyên tắc, để tham dự các lớp Ca trưởng, các học viên đã có kiến thức về hòa âm, đối âm, tẩu pháp, và biết xử dụng dương cầm (piano) hay quản cầm (organ).

    Nhưng với hoàn cảnh thực tế, vì nhu cầu công việc, các học viên học kỹ thuật đánh nhịp song song với các môn khác như hòa âm, thanh nhạc, vv...

    II.THẤU TRIỆT VỀ PHẦN VỤ CA TRƯỞNG

    Hiểu sơ lược về Ban hợp ca trong việc tổ chức, mối tương quan, mục tiêu, và đặc tính:

    Để xác định vị thế của Ca trưởng đối với Ban hợp ca.

    Để kiểm kết cùng tra cứu yếu tính phần vụ của Ca trưởng.

    III. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

    1. Phải Hiểu Thấu Cặn Kẽ Các Nguyên Tắc, Và Nhất Là Phải "Sống" Trong Những Yếu Tố Cấu Tạo Bản Nhạc, Như:

    a. Nhạc điệu: Hiểu về cơ cấu các thể nhạc, âm điệu, nét nhạc: Trưởng - Thứ - Bình Ca - Ngũ Âm.

    b. Tiết tấu: Hiểu về sự móc nối, liên kết các nốt trong bản nhạc thuộc đủ các cấp bậc của tiết tấu như: Tiết tấu cơ bản, tiết tấu đơn, tiết tấu kép, tiết tấu chi, tiết tấu câu, tiết tấu đoạn và tiết tấu bài.

    c. Hòa âm: Hiểu sự liên kết giữa các bè trong Ban hợp ca để xem, để nghe... hầu xác định được tình ý trong tác phẩm.

    Nếu Ca trưởng không tinh tường và thấu đáo những điểm căn bản trên, thì chính nhiên liệu sẽ dấy loạn, tức là sẽ đem đến sự lộn xộn lúc trình tấu. Trình tấu sẽ không thoát, không thể hiện được ý của tác giả.

    2. Ca Trưởng Còn Phải Vận Dụng Tới Những Sự Hiểu Biết Về:

    a. Lịch sử: Lịch sử của các thể nhạc, hòa âm, các lối viết của mỗi loại, mỗi thời kỳ...

    b. Ngôn ngữ: Hiểu về loại tiếng có vần nặng - vần nhẹ, nhất là thấu đáo về ngôn ngữ Việt Nam, là một loại tiếng độc vần có 5 dấu, 6 giọng, đổi dấu và đổi nghĩa.

    c. Nhạc cụ: Nếu chỉ dùng mắt để xem một bản nhạc, thì không mường tượng được âm thanh thực tế của tác phẩm. Ca trưởng cần phải biết xử dụng dương cầm hay quản cầm để nghe được âm thanh thực tế của bản nhạc.

    d. Hiểu ý tác giả: Ngoài ra, Ca trưởng còn phải nghiên cứu kỹ bản nhạc để hiểu rõ được những trạng thái khúc mắc sâu thẳm của tâm hồn tác giả, mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm của mình.

    IV. KỸ THUẬT TẬP HÁT VÀ HUẤN LUYỆN BAN HỢP CA


    Để tập hát cho Ban hợp ca, Ca trưởng cần phải biết tiến trình "dựng" một bản hợp ca từ lúc hát đúng cho tới lúc rút "linh hồn" của bản nhạc ra. Ca trưởng cũng cần có một giọng ca khả quan để hát mẫu cho Ban hợp ca khi tập hát. Biết dùng những phương pháp huấn luyện Ban hợp ca để mỗi ngày giọng ca tròn hơn, vang hơn, rõ lời ca hơn. Vì thế, Ca trưởng cần phải:

    1. Biết Tiến Trình "Dựng' Một Bản Nhạc Qua Những Giai Đoạn:

    a. Hát đúng.

    b. Hát rõ lời ca.

    c. Hát sống động.

    d. Hát diễn tả tâm tình.

    2. Học Luyện Giọng:

    Ca trưởng cần học luyện giọng để đủ vốn liếng huấn luyện cho Ban hợp ca đạt được giọng ca đồng nghất - tròn tiếng - vang tiếng - và rõ lời ca. Phần này sẽ đề cập đến: bộ máy phát âm, những hoạt động của bộ máy phát âm, đọc lời ca, thực hành...

    V. KỸ THUẬT ĐÁNH NHỊP VÀ NGHỆ THUẬT ĐIỀU KHIỂN.

    Để đạt được một nghệ thuật điều khiển sống động, tay nhịp Ca trưởng cần 3 yếu tố: sắc bén, hiệu qủa và ngoạn mục.

    Quá trình học hỏi và rèn luyện trải qua 3 giai đoạn:

    1. Thời Kỳ Bắt Chước.

    Tập đánh nhịp gọn gàng, đúng nguyên tắc chung, chính xác các loại nhịp và nhạc sắc...

    2. Thời Kỳ Chuyển Tiếp.

    Vừa bắt chước vừa biểu lộ cá tính. Pha trộn lối đánh nhịp căn bản với lối phác họa tiết tấu...

    3. Thời Kỳ Sáng Tạo.

    Dựa trên những kiến thức và các kỹ thuật đánh nhịp ở hai thời kỳ trên, Ca trưởng phát huy và sáng tạo cho mình những nét độc đáo để tiến từ kỹ thuật đánh nhịp đến nghệ thuật điều khiển thực thụ.

    Ba giai đoạn này diễn tiến trong chương trình 3 năm huấn luyện Ca trưởng I, II, và III.

    VI. KẾT LUẬN

    Chỉ khi nào Ca trưởng am hiểu sâu rộng về các vấn đề trên, Ca trưởng mới thực sự tìm thấy "linh hồn" của bản nhạc, và biết mình phải làm những gì khi tập hát và khi trình tấu. Tất cả những sự hiểu biết trên sẽ biểu lộ ra ngoài nét mặt, là tấm gương phản chiếu linh hồn của bản nhạc, và tự nhiên sẽ chan hòa ra hai cánh tay và toàn thân con người của Ca trưởng.

    Để kết thúc phần này, chúng tôi xin mượn lời của vị Ca trưởng bậc thầy, Hải Linh, đã căn dặn và nhắc nhở đến lý tưởng phục vụ của những người tình nguyện dấn thân trong các lãnh vực: sáng tác, điều khiển và ca hát, như sau: "Muốn trở thành người nghệ sĩ chân tài, phải có một tấm lòng trong trắng, quảng đại và khiêm nhu. Chứ làm sao mà đạt đến một nghệ thuật cao siêu, với tấm lòng chứa đầy ghen tỵ, nhỏ nhen, lỗ mãng và kiêu căng."

    http://phamduchuyen.com/main.html
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  2. Có 6 người cám ơn giusehien vì bài này:


  3. #2
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    NHỮNG PHẦN VỤ CỦA NGƯỜI CA TRƯỞNG

    I. CÁC LOẠI CÔNG VIỆC

    Cũng như tất cả những người lãnh đạo các tổ chức khác, Ca trưởng phải đảm nhiệm hai loại phần vụ: Phần vụ chuyên môn, vàPhần vụ quản trị tổng quát.

    1. Phần Vụ Chuyên Môn

    Để có thể đứng trên bục điều khiển Ban hợp ca, Ca trưởng phải biết nhiều khía cạnh chuyên môn cũng như kiến thức tổng quát âm nhạc. Phải qua nhiều năm huấn luyện để nắm vững mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật tập hát và kỹ thuật huấn luyện Ban hợp ca.

    Vấn đề này, chúng ta sẽ đề cập tỉ mỉ trong phần sau.

    2. Phần Vụ Quản Trị Tổng Quát

    Phần vụ quản trị tổng quát của Ca trưởng gồm ba lãnh vực:

    Quản trị nhân viên.
    Quản trị tài vật.
    Quản trị tổ chức.
    a. Quản Trị Nhân viên

    Ca trưởng nên lưu ý đến một số việc sau:

    i. Tuyển chọn các thành viên theo dự tính của mình, tổ chức Ban hợp ca nhỏ, Ban hợp ca trung bình hay Ban hợp ca lớn. Tuyển chọn và sắp xếp ca viên vào các bè căn cứ vào hai yếu tố:

    Âm vực: lên cao hay xuống thấp.
    Âm sắc: giọng ca sáng hay ấm.
    ii. Thường khi xếp giọng, Ca trưởng nên áp dụng một số phương cách sau:

    Nghe ca viên hát một đoạn nhạc tự chọn.
    Đọc hợp âm trải, cao dần, thấp dần.
    Bắt chước một câu hát hay mấy nốt nhạc dạo trên đàn để biết khả năng thẩm âm có bén nhậy không.
    iii. Qua một vài cách trắc nghiệm ở trên, Ca trưởng có thể quyết định xếp giọng ca:

    Giọng nữ cao, sáng: xếp vào bè Soprano.
    Giọng nữ thấp, ấm: xếp vào bè Alto.
    Giọng nam cao, nhẹ: xếp vào bè Tenore.
    Giọng nam trầm, nặng: xếp vào bè Basso.
    iv. Sau khi ổn định được các thành phần Ban hợp ca, Ca trưởng cần đặt định và điều hòa các mối tương quan sao cho tốt đẹp.

    b. Trong lãnh vực quản trị tài vật

    Ca trưởng cần phải:

    i. Thâu góp tài liệu, bài bản, nhạc cụ để xử dụng.

    ii. Dùng đến tất cả kiến thức chuyên môn của mình chọn lựa bài hát sao cho hợp với khả năng của Ban hợp ca.

    iii. Phân phối tài liệu, bài bản, để huấn luyện tập dợt và trình diễn.

    iv. Bảo toàn, thay thế hay thải bỏ những gì không thích hợp với Ban hợp ca. Một Ban hợp ca mới được thành lập, chưa được huấn luyện mà hát ngay những bài hợp ca lớn, với kỹ thuật phức tạp, thì thật là mạo hiểm qúa!

    c. Trong lãnh vực quản trị tổ chức

    Ca trưởng cần quan tâm:

    i. Xây dựng các cơ cấu và phân công khi tập dợt, khi trình diễn, lúc chuẩn bị các buổi nhạc hội, thâu hình, thâu thanh vv...

    ii. Điều hành và lãnh đạo tổng quát Ban hợp ca.

    iii. Hoạch định kế hoạch huấn luyện, tập dợt và phát triển Ban hợp ca.

    II. ĐẶC TÍNH CỦA PHẦN VỤ

    Trước các công việc bề bộn như vậy, Ca trưởng cần phải biết đặc tính tổng quát của phần vụ để khỏi bị lúng túng khi hành xử công việc.

    1. Đặc Tính Hội Nhập

    Các công việc chuyên môn cũng như quản trị tổng quát mà Ca trưởng đảm nhận đều bắt nguồn từ nhu cầu hội nhập và mong đạt đến mục tiêu hội nhập.<

    Về điểm này, theo tiếng chuyên môn trong âm nhạc là "ăn khớp" (en jeux) với nhau. Ban hợp ca gồm nhiều giọng, Ca trưởng làm sao cho các giọng hòa hợp với nhau ở mức độ chính xác nhất và đẹp đẽ nhất về âm độ, âm lượng, trường độ, và âm sắc. Nếu không thì Ban hợp ca chỉ ở mức độ tầm thường, ô hợp, mạnh ai nấy hát, mạnh bè nào bè đó hát thì làm sao thuận thảo với nhau được!

    2. Đặc Tính Huấn Luyện

    Ngoài ra, phần vụ của Ca trưởng còn có tính cách điều chỉnh, uốn nắn.

    a. Ca trưởng phải tập dượt, mài dũa từng giọng ca, từng bè, để móc nối chặt chẽ giọng ca này với giọng ca khác, bè này với bè khác, theo nguyên tắc của tiết tấu là sự sống của bản nhạc.

    b. Ca trưởng phải rèn luyện, uốn nắn, để Ban hợp ca có tiếng hát thuần nhất, không có giọng ca qúa nổi.

    c. Ca trưởng phải rèn luyện, uốn nắn, để các bè hòa hợp với nhau. Mỗi bè mang một sắc thái riêng rẽ, nhưng phải có sự tương nhượng, tham bán, lúc bè này mạnh thì bè kia yếu đi; lúc bè này nổi lên thì bè kia ẩn chìm bớt. Từng bè "sống" với tác phẩm, để hòa đồng với nhau, tạo sắc thái toàn mỹ cho cả Ban hợp ca.

    3. Đặc Tính Khích Động

    Nếu phần vụ của Ca trưởng chỉ có tính cách hội nhập và huấn luyện, nghĩa là làm cho Ban hợp ca ăn khớp với nhau và được uốn nắn thôi, thì Ban hợp ca mới ở trong tình trạng sẵn sàng, chưa làm việc tích cực và hiệu qủa. Thế nên, phần vụ của Ca trưởng còn có tính cách khích động.

    a. Ca trưởng cần quan tâm khích lệ từng cá nhân để họ hăng say, tích cực tập dợt.

    b. Ca trưởng phải khích động từng bè để họ cố gắng giữ vững bè của mình, lo lắng cho bè của mình không bị sai lệch, lạc lõng.

    c. Ca trưởng phải luôn khích lệ toàn Ban hợp ca để họ vững tin, cố gắng và vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng đương đầu với mọi nghịch cảnh, hầu Ban hợp ca có thể sinh tồn, phát triển mạnh mẽ, cùng nhau tiến tới lý tưởng mà Ban hợp ca đang theo đuổi.

    III. KẾT LUẬN

    Tổng kết lại những điều đã được trình bày, chúng ta đã phác họa những nét căn bản của Ban hợp ca.

    Trên bức chân dung đó, chúng ta đã thấy rõ được vị thế then chốt của Ca trưởng:

    Ban hợp ca có sinh tồn được hay không là do Ca trưởng.

    Ban hợp ca có được huấn luyện, phát triển cũng do Ca trưởng.

    Ban hợp ca có tiến tới trình độ nghệ thuật cao được không, cũng do Ca trưởng.

    Trước sứ mạng nặng nề như vậy, Ca trưởng chỉ còn cách là phải học hỏi, trau dồi kiến thức về âm nhạc một cách sâu rộng, nắm vững kỹ thuật tập hát, để biết cách huấn luyện Ban hợp ca, đồng thời gọt giũa cho mình có một tay nhịp 'sống động' gồm ba yếu tố: sắc bén, hiệu qủa và ngoạn mục.

    http://phamduchuyen.com/main.html
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  4. Có 7 người cám ơn giusehien vì bài này:


  5. #3
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    QUAN ĐIỂM VỀ "NGHỆ THUẬT ĐÁNH NHỊP" VÀ "HỢP CA VIỆT NAM"

    Theo nguyên tắc chung, khi đánh nhịp, Ca trưởng vẽ trong không gian những đường nét diễn tả từng loại nhịp. Mỗi loại nhịp có những đường nét riêng biệt, những đường nét này lại diễn biến liên tục cho thích ứng với ý nghĩa của lời ca, nhạc điệu.

    Sau khi đã luyện tập bền bỉ, nắm vững được kỹ thuật đánh nhịp của từng loại, mỗi vẻ nhịp có một lối đánh khác biệt, những đường nét này cần phải chính xác, rõ ràng và hiệu qủa cao.

    Các đường nét đặc trưng cho mỗi vẻ nhạc dần dần đi vào sự phối hợp chung của toàn bài, tạo được sự hài hòa đẹp mắt.

    Đồng thời, khi nghiên cứu về tiết tấu, Ca trưởng sẽ nhận thấy lối phác họa tiết tấu rất hợp lý, đi sát với mức độ cao thấp của nét nhạc, phân phát sức mạnh yếu cho câu nhạc, bài nhạc hữu hiệu, sắc bén và hợp lý.

    Ca trưởng biết pha trộn kỹ thuật đánh nhịp với lối phác họa tiết tấu để làm thành một ngôn ngữ đặc biệt nói bằng những cử chỉ, bằng thân hình, bằng bộ mặt, đó chính là một lối "điều khiển lý tưởng".

    Lối điều khiển lý tưởng này là một lối trình diễn sống động (với ba yếu tố : sắc bén, hiệu quả và ngoạn mục) nếu đi song song với lối viết 'thoáng mỏng' của nhạc đa điệu và ngôn ngữ Việt Nam đòi hỏi.

    Thật vậy, trên bước đường đi tìm nhạc ngữ cho nhạc đa điệu Việt Nam, chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ Việt Nam là ngôn ngữ độc vần, với năm dấu tạo ra sáu giọng, mỗi lần đổi dấu là đổi nghĩa.

    Một ngôn ngữ độc đáo như trên, mà viết nhạc Hợp ca theo lối Đa âm, nghĩa là bốn bè luôn đi song song với nhau từ đầu tới cuối, thì sao tránh khỏi tình trạng đổi dấu đổi nghĩa của những bè dưới, trước sự đòi hỏi chuyển động khác nhau của các bè hòa âm khi liên kết với nhau. Với ngôn ngữ tây Phương có vần nặng vần nhẹ, thì lối viết này rất thích hợp và trông đồ sộ.

    Với ngôn ngữ Việt Nam, phải tìm một lối viết đầy sáng tạo, phải coi trọng tất cả các bè, mỗi bè phải là một nhạc điệu lưu loát hấp dẫn, để rồi các bè đi vào một tổng hợp tuyệt diệu.

    Một bản hợp ca, lúc thì nghe du dương thánh thót của bè Soprano, lúc thì trầm hùng của bè Basso, lúc thì mạnh mẽ của bè Tenore, lúc thì nhẹ nhàng của bè Alto, các bè đối đáp nhau, nâng đỡ nhau. Tới một lúc nào đó cả bốn bè cùng vang rền, hòa quyện vào nhau dữ dội như vũ bão. Lối viết này, bè nào cũng được đề cao, đó mới là thực tài của một người nhạc sĩ sàng tác, với nhiều kỹ năng sáng tạo về nhạc điệu, sáng tác và hòa âm.

    Đó là nhạc Đa điệu Việt Nam, nhạc hợp ca được viết ra cho người Việt Nam hát và người Việt Nam nghe; đó là lối Việt-Hòa-Đối âm, lối viết này dẫn đến một lối điều khiển rất sống động. Ca trưởng săn sóc cả bốn bè. Tay Ca trưởng đi sát với nét kịch trường của lời ca, ý nhạc. Ca trưởng 'sống thực' với tác phẩm để rồi toàn thân con người Ca trưởng toát ra chất nhạc trước Ban hợp ca.

    Để từ kỹ thuật đánh nhịp tiến lên nghệ thuật điều khiển, Ca trưởng phải đi qua một qúa trình đầy gian khổ, phải kiên tâm bền chí rèn luyện, gọt dũa và gạn lọc, vì nghệ thuật không chấp nhận những gì dưới trung bình và lệch lạc.

    Ca trưởng phải loại bỏ những gì bay bướm vô hiệu qủa để đạt được tay nhịp sắc bén.

    Ca tưởng phải loại bỏ những gì thô kệch, gò bó, để đạt được tay nhịp ngoạn mục.

    Hiện trạng còn là học hỏi, rèn luyện và gạn lọc.

    Thành công còn chờ ý chí sắt đá và kiên nhẫn lâu dài.

    http://phamduchuyen.com/main.html
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  6. Có 11 người cám ơn giusehien vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com