Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Chủ đề: Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

  1. #1
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2017
    BẢN TIN 13


    Thưa quí độc giả và quí tác giả,
    Trước hết, chúng tôi thành thật cáo lỗi, bản tin 12 đã in trùng những truyện đã giới thiệu trong bản tin số 11. Hôm nay xin được gửi đến tất cả 7 truyện mới đã qua vòng sơ loại. Tuần qua, Ban Tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường có may mắn được hành hương thăm một số giáo phận phía Bắc. Nơi đầu tiên chúng tôi đã kính viếng là Đan viện Châu Sơn tại Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ở đó có vườn Fatima đầy ý nghĩa, do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt thực hiện. Mời quý vị và các bạn tham quan khu vườn với lời giải thích của chính Đức Tổng Giám mục, tại https://www.youtube.com/watch?v=d5A7hzX48JU
    Cũng trong chuyến đi, ngày 01-6-2017 chúng tôi có dịp gặp gỡ chia sẻ giữa một số tác giả giải Viết Văn Đường Trường, nhân buổi cầu nguyện tạ ơn cho ngôi nhà mới của nhà thơ Công giáo Clara Đặng Thị Vân Khanh tại Hà Nội. Ngày cuối cùng, sáng 03-6, chúng tôi được tham dự lễ truyền chức 6 tân linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh, trong đó có một tác giả Viết Văn Đường Trường là cha Đaminh Nguyễn Văn Khang, giáo Bắc Ninh. Quí vị và các bạn có thể xem vài hình ảnh tại blog www.tapsanmucdong.net.
    Việc chấm chung khảo Giải Viết Văn Đường Trường lần V đang tiến hành. Xin mọi người thêm lời cầu nguyện để mọi việc đạt kết quả tốt đẹp theo ý Chúa và ơn Chúa.
    Qui Nhơn, ngày 5-6-2017
    Lm. Trăng Thập Tự

  2. #2
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-125

    PHÉP MẦU YÊU THƯƠNG

    Chiều, những vạt nắng vàng đã phai bớt màu, những cơn gió nhẹ nối đuôi kéo nhau về từng hồi làm mát cả không gian bệnh viện. Trong khuôn viên của khu điều trị bệnh nội trú có một hồ sen khá rộng. Màu xanh ngát của lá và màu hồng phấn của sen làm nên một khung cảnh ấn tượng, hệt như một bức tranh. Những đóa sen hồng theo làn gió lùa dập dờn lên xuống như làn sóng. Giữa hồ có đặt một tượng nhỏ Đức Mẹ Ban Ơn. Chỉ ngắm nhìn khung cảnh ấy thôi cũng đủ làm cho tâm trí người ta nhẹ nhàng và thư thái trong lòng. Có lẽ vì thế mà mỗi chiều các bệnh nhân luôn muốn ra đây đi dạo và ngồi hóng mát cho người khuây khỏa.
    - Bác Tâm…, sao bác ra đây một mình, huyết áp của bác đang còn cao lắm! Bác thấy đỡ đau đầu chưa?- An tìm thấy bệnh nhân do mình chịu trách nhiệm chăm sóc đang ngồi ở ghế đá trước hồ sen.
    - Trong phòng ngột ngạt quá… muốn ra đây hóng mát một tí, chắc cũng không đến nỗi đâu… Mà sao Sơ biết tôi ở đây mà tìm?
    - Nếu con là bệnh nhân con cũng thích ra đây đi dạo, vì hồ sen đẹp thế này cơ mà!- An ngồi xuống bên cạnh bệnh nhân của mình như để nối dài thêm câu chuyện.
    - Bác có biết Đức Mẹ đứng giữa hồ sen là Đức Mẹ gì không?- An hỏi thế là vì có lần đã thấy bác Tâm làm dấu trước khi uống thuốc.
    - Tôi không biết, chỉ biết đó là Đức Mẹ của người Công giáo thôi… Tôi bên Tin Lành.
    - Là Đức Mẹ Ban Ơn đó bác. Con nghe mọi người trong đây kể lại là bức tượng này có từ rất lâu rồi.
    - Trông cổ kính và có vẻ chịu nhiều mưa nắng quá... Mà có nhiều người xin ơn nhỉ… có nhiều hoa và cả nhang nữa kìa.
    - Vâng, các bệnh nhân xin ơn chữa lành, cả những người có đạo lẫn người không có đạo… Mà đến giờ uống thuốc rồi, con dìu bác vào nha!
    - Tan ca trực rồi mà Sơ vẫn chưa được về… làm phiền Sơ quá.
    - Dạ, không sao đâu… đôi khi con cũng về trễ mà…
    An nói vậy để bác Tâm đỡ nghĩ ngợi. Đáng lẽ An đã về từ lâu rồi, nhưng chiều nay thấy anh Quân, con trai bác, có vẻ bối rối lo lắng, An hỏi thăm, mới biết chị giúp việc vừa xin về quê ít hôm nên không có người chăm bác thay cho anh, mà anh lại có giờ dạy ở trung tâm vào buổi chiều.
    - Tôi nhờ bạn dạy giùm mấy bữa rồi. Hôm nay thì không ai rảnh cả… Chắc là phải xin nghỉ để có thời gian chăm sóc cho mẹ.
    - Nhà anh không còn ai hết sao?
    - Tôi có một chị gái nữa, nhưng ở xa cả nửa vòng trái đất cơ... Hiện tại chỉ có hai mẹ con chăm nhau thôi... Mà tôi cũng chưa báo cho chị, để xem kết quả thế nào rồi báo luôn một thể... Kỳ này sức khỏe mẹ yếu quá.
    - Chiều nay tôi có việc về trễ. Nếu anh không ngại, tôi sẽ trông chừng bác cho.
    Thường thì xong ca trực An về ngay Tu Viện để tranh thủ đọc kinh chung cùng với chị em. Đó dường như là một kỷ luật cá nhân An đặt ra cho mình dù rằng với sứ vụ công tác tại bệnh viện bề trên đã cho An phép chuẩn khi có việc. Đây là lần đầu tiên An “tăng ca” nhận giúp trông chừng bệnh nhân giùm người nhà. Hồi chiều, khi gọi về xin phép, Bề trên cũng chọc An rằng: “Chắc chị cũng phải cử người trông chừng em quá! Đừng cố sức lao đầu vào công việc chứ, giữ gìn sức khỏe nữa em… !”. An hiểu ý chị bề trên, có lẽ chị ấy vẫn còn lo lắng cho An sau cú sốc mất mẹ vừa rồi. Mọi người cứ nghĩ cô con gái út sẽ gục hay ít nhất cũng phải mất một thời gian dài để lấy lại tinh thần, nhưng An lại khiến cho mọi người giật mình. Chỉ sau một tháng nghỉ chăm mẹ bệnh, rồi tiễn đưa mẹ về nơi Đất Thánh, An trở về Tu Viện vẫn giữ được nét bình tâm và đi làm ở bệnh viện như bình thường.
    * * *

    Lúc đầu tiếp xúc, Quân không biết An là Sơ. Nhìn cái tràng chuỗi An đeo ở tay, Quân chỉ đoán cô là người Công Giáo. Rồi qua nhiều lần nói chuyện, trao đổi về bệnh tình của mẹ, Quân lại thấy cô gái thua anh vài tuổi này có cái gì đó hay hay, rất khác với những cô y tá mà anh từng gặp trước đây, từ cách ăn mặc cho đến cách ứng xử giao tiếp. Dáng người nhỏ bé, xinh xắn, lúc nào trên trên môi An cũng nở nụ cười, khiến người đối diện luôn cảm thấy dễ chịu. Sự nhẹ nhàng, ân cần trong cách hỏi thăm của cô không chỉ làm cho bệnh nhân bớt mệt mỏi, buồn phiền, mà còn giúp cho người nhà lên tinh thần và thêm hy vọng. Điều này không chỉ mẹ con Quân cảm nhận được điều đó mà những bệnh nhân khác dường như cũng rất quý mến cô y tá này. Họ có thể làm phiền, gọi cô bất cứ lúc nào mà không sợ bị cằn nhằn hay to tiếng. Có lần hai bà già cùng phòng bệnh với mẹ Quân nói chuyện với nhau rằng:
    - Chắc có phước lắm mới có cô con dâu như cô y tá An đó nghen!
    - Cậu kia, có vợ chưa? Tranh thủ làm quen đi!- Chắc bà thấy thương anh một mình chăm mẹ, nên nói vậy.
    - Bà cứ nói tào lao… người ta là ma sơ chớ bộ!
    - Ủa thiệt hả? Y tá mặc đồ giống nhau, ai mà biết đâu… Người gì mà tốt lành dữ, đẹp người, đẹp nết lại tu đắc đạo nữa!
    Nghe vậy Quân chỉ cười trừ không đáp lại. Tuy không nói ra nhưng anh cũng cảm thấy quý mến sơ y tá nhỏ nhắn, dễ thương này.
    - Con nhìn gì ngoài đó vậy?- Sau giấc ngủ trưa khá dài, mẹ anh đã tỉnh.
    - Dạ, không có gì… Chỉ xem bệnh viện có nhiều người không thôi.- Quân cười đùa với mẹ, cố làm ra vẻ tự nhiên, bình tĩnh dù rằng anh đang rất lo lắng vì sắp tới mẹ anh sẽ trải qua ca mổ khá phức tạp.
    - Sơ y tá hay mang thuốc cho mẹ tên gì vậy Quân?
    - Sơ An mẹ ạ! Sao vậy? Sơ dặn Mẹ gì ạ?- Suốt một tuần, ngày nào Mẹ anh cũng hỏi tên sơ y tá. Quân đoán là do cái khối u trong não khiến mẹ ngày càng hay quên.
    - Không, Mẹ muốn biết thôi… Sơ An ân cần và chu đáo, chắc chẳng có mấy y tá được vậy.
    - Thì công việc của y tá chỉ có thế thôi mà Mẹ!
    - Không đâu! Sơ An tinh ý lắm, chiều qua sơ ấy giúp mẹ gội đầu đó. Anh con trai thì có biết gì? - Mấy hôm vắng chị giúp việc, sơ An luôn đến kịp lúc để giúp mẹ anh vệ sinh, lau người, tắm rửa. Có lẽ vì thế mà mẹ anh khen.
    - Vậy, con cứ đi vắng để sơ An giúp mẹ nhé, coi bộ mẹ quý người ta hơn con trai mẹ rồi nè…- Quân cố tình kiếm chuyện chọc cho mẹ vui.
    * * *

    Bác sĩ nói trước với Quân rằng ca mổ cho mẹ anh khá phức tạp, nhưng anh cũng không nghĩ là kéo dài lâu đến vậy, đã hơn 4 tiếng đồng hồ rồi... Ngồi ngoài đợi mà Quân như ngồi trên đống lửa. Hết đọc báo, xem chương trình quảng cáo trên tivi, sốt ruột.. anh cũng chẳng biết làm gì hơn. Anh đứng lên định đi ra hồ sen dạo bước cho đỡ nóng lòng thì gặp sơ An đang đi chuyển hồ sơ bệnh nhân.
    - Chắc là anh Quân đang lo lắm đúng không? – An dừng lại bắt chuyện - Anh đừng căng thẳng quá!
    - Nói thật là cũng lo lắm Sơ ạ. Hôm trước chị tôi có điện thoại về, bảo là đưa mẹ qua bên Mỹ để mổ… nhưng chẳng hiểu sao mẹ không chịu. Mà lúc đó tôi cũng tự tin là y tế Việt Nam mình tiến bộ… Giờ thì lo, lỡ có chuyện gì thì mình ân hận suốt đời…- An cũng không ngờ anh chia sẻ thật lòng đến vậy
    - Khối u lành với lại đích thân bác sĩ trưởng khoa mổ cho Bác, sẽ ổn thôi mà. Tôi tin là Chúa sẽ phù hộ cho Bác. - An nói thế vì biết rằng Quân cũng có niềm tin vào Chúa như mình. - Anh Quân biết người kia không? Tôi sẽ nói với bà chúc lành cho mẹ anh. Tôi thân với người đó. - An nở một nụ cười thật tươi và hướng ánh nhìn về phía Đức Mẹ đang đứng giữa hồ sen.
    - Cám ơn Sơ - Anh mỉm cười, nói tiếp - Nếu vậy Sơ phải cầu nguyện nhiều gấp đôi đó vì tôi bên Tin Lành, tin Chúa nhưng lại không phải con chiên ngoan đạo đâu. Tôi không tin vào phép mầu cho lắm… Mà tôi xin lỗi… Sơ An đang để tang...?- Quân nhìn vào cái tang đen bé xíu nổi bật trên nền trắng chiếc áo Blouse của An.
    - À, - An đặt tay lên cái tang đen- Mẹ An mới mất được một tháng, cũng cùng căn bệnh u não với Bác Tâm, chỉ có điều là bệnh của bà phát hiện trễ nên các bác sĩ cũng không thể làm được gì hơn… Bệnh viện tỉnh trả về, các anh chị An thay nhau chăm sóc, đúng một tháng từ ngày phát hiện ra bệnh, sau bao đau đớn thì cuối cùng Chúa cũng đưa bà về nơi bình an nhất.
    - Thật xin lỗi… Chia buồn với Sơ … Còn bác trai, chắc buồn lắm?
    - Ba An mất lâu rồi, khi An được 1 tuổi. Mẹ là chỗ dựa duy nhất của An, mới đầu cũng buồn lắm, tưởng không vượt qua được… nhưng rồi lại cảm thấy an ủi nhiều mỗi khi nghĩ rằng lúc này cả ba mẹ đang ở gần mình nhất. Đối với An đó là một phép mầu. Chúa không lấy mất tất cả nhưng ban lại theo một cách khác. Cuộc sống vẫn luôn có phép mầu, nhưng cần có niềm tin và sự khiêm tốn để nhận ra!- An cảm nhận được Quân đang dành cho mình ánh nhìn thương cảm.- Ấy chết, An đi làm việc đây… Anh Quân ráng đợi thêm chút nữa, ca mổ chắc gần xong rồi đó.
    Câu chuyện của An khiến Quân thật sự cảm động. Với anh, người con gái nhỏ bé ấy quả thật rất mạnh mẽ, cam đảm… và có cả một niềm tin rất mãnh liệt. Còn lại một mình, Quân ngồi ngắm nhìn hồ sen, ngắm tượng Đức Mẹ dịu dàng đang đứng lặng yên giữa hồ. Anh bỗng cảm thấy mình may mắn vì vẫn còn có mẹ… nhưng không biết còn may mắn được bao lâu…
    Ca mổ kết thúc, mẹ Quân được đưa về phòng hồi sức cấp cứu. Nhưng dường như có cái gì đó không ổn… Tình huống mà các bác sĩ không ngờ đã xảy ra, mẹ anh không tỉnh lại dù thuốc gây mê đã hết tác dụng. “Hiện tại Bác đang rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đây là điều khá bất ngờ và rất hiếm khi xảy ra… Bây giờ ngoài việc chờ đợi, bệnh viện cũng không thể làm gì hơn”. Cái cách bác sĩ trao đổi với Quân dường như muốn nói rằng, anh cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận điều xấu nhất. Mỗi ngày trôi qua luôn là một dấu chấm hỏi đối với Quân. Và cứ như thế, anh lặng đếm từng dấu chấm hỏi. Anh tự hỏi khi nào thì mẹ anh sẽ tỉnh lại, liệu phép mầu có xảy đến cho mẹ anh?.
    * * *

    Dù các bác sĩ bảo đảm với Quân rằng bệnh viện sẽ luôn có người theo dõi tình trạng của bác, nếu có dấu hiệu gì sẽ báo ngay, nhưng suốt 3 tuần liền, ngày nào Quân cũng ra vào bệnh viện hai, ba lần chỉ để nhìn và nắm lấy tay mẹ rồi về. An cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của người con trai ấy. Có mấy lần An lặng nhìn Quân từ xa… An cũng thấy mình trái tim mình có chút nhói đau khi nhận ra nét u buồn và sự thất vọng trên gương mặt anh. An nhớ có lần Quân đã nói: “Nếu có chuyện gì xảy ra chắc sẽ ân hận suốt đời…!”. An muốn chia sẻ, muốn nói chuyện với Quân, làm chỗ dựa, động viên để giúp anh thêm hy vọng như An đã từng muốn như thế trước nỗi đau mất mẹ hôm nào. Nhưng An cũng sợ khiến anh hiểu lầm nếu An tỏ ra quan tâm quá nhiều và nhất là sợ phải đối diện với ánh nhìn đầy vẻ trìu mến của Quân như những lần trước.
    Trong thâm tâm, An tin rằng bác Tâm sẽ tỉnh lại, tin rằng trái tim của người mẹ sẽ luôn cảm nhận được tình yêu của người con dành cho mình. Nó cũng giống như việc An hay dừng lại một vài giây ngắn ngủi chỉ để ngắm nhìn tượng Đức Mẹ, và dù không nói ra thành lời nhưng An tin rằng Đức Mẹ luôn có đó sẵn sáng đón nhận những ước nguyện của An và của biết bao nhiêu bệnh nhân khác.
    Tan ca trực, An đang chuẩn bị ra về thì gặp Quân chạy từ dưới khoa hồi sức lên tìm. An chưa kịp hỏi gì thì anh đã báo ngay:
    - Mẹ tôi tỉnh rồi Sơ ạ? Bác sĩ vừa báo…- Anh nói mà tay chân cứ luýnh quýnh vào nhau trông như một đứa trẻ đang hồi hộp chờ mẹ đi chợ về…
    - Ôi mừng cho bác quá… Mà sao anh Quân chạy đi đâu đây?- An cảm thấy mình cũng vui mừng lây theo Quân, hệt như một cái tin vui dành cho chính An vậy.
    - Tôi…- Anh cười, gãi đầu.- Tôi mừng quá… tự nhiên muốn báo cho sơ ngay…- Anh cũng không hiểu tại sao anh lại chạy ngay đi tìm cô y tá này để báo tin.
    An không vội về nữa nhưng ngỏ ý muốn đi với Quân lên thăm Bác. Lúc đi vòng qua hồ sen, ngang qua tượng Đức Mẹ, như một thói quen, An bước chậm lại một nhịp chân để chào Đức Mẹ.
    - Sơ nói gì với Bà ấy vậy?- Quân hỏi khi An đã bước cùng.
    - Một lời cám ơn Mẹ thôi!
    - Tại sao?
    - Vì… giúp cho Bác tỉnh lại đó mà, tôi tin như thế!
    - Vậy… cám ơn sơ!
    - Ơ, vì sao?- An ngạc nhiên hỏi lại Quân
    - Vì đã cầu nguyện cho mẹ tôi.- Quân nói cách chân thành.
    - Không có gì đâu!
    Nói vậy, nhưng An lại muốn nói cho Quân hay rằng không chỉ có An mà các chị em trong tu viện khi nghe chia sẻ về chuyện của mẹ Quân, cũng đã cầu nguyện hàng ngày mong Bác mau hồi phục. Và có lẽ do mọi người vẫn còn bị ấn tượng bởi căn bệnh u não đã mang người mẹ của An đi quá nhanh, nên ngày nào An đi làm về, các chị em cũng hỏi thăm về tình trạng của Bác Tâm.
    Lúc vào phòng, trông thấy bác Tâm vẫn đang nằm đó, đôi mắt đã hé mở và trên môi đã nở sẵn một nụ cười thật tươi, An bước lại thật nhanh và ôm lấy Bác. Hệt như một đứa trẻ tìm lại hơi ấm của người mẹ sau nhiều ngày xa vắng.
    * * *

    Sau khi tỉnh dậy, Mẹ Quân lại phải làm một loạt kiểm tra và các xét nghiệm. Các bác sĩ cũng giải thích cho Quân nguyên nhân gây hôn mê và lý giải sự hồi tỉnh của mẹ anh. Quân không hiểu gì nhiều những từ chuyên môn nhưng cũng không bận tâm lắm về lý do. Đối với Quân chỉ cần mẹ tỉnh lại là đủ. Khi sức khỏe của Mẹ Quân đã tạm ổn. Bác sĩ đồng ý cho bà xuất viện với lời dặn tái khám hàng tháng. Trước khi về, Mẹ đòi anh đưa đi cám ơn mọi người. Quân vâng lời, rồi còn cẩn thận dặn chị giúp việc mua hai giỏ hoa hồng thật to, một giỏ để dành tặng cám ơn cả khoa đã vất vả chăm sóc mẹ anh trong thời gian qua, một dành tặng Sơ An.
    Lúc đưa Mẹ ra xe taxi đang đợi, đi ngang hồ sen, Quân quay người lại để nhìn khung cảnh phía sau lưng mình. Nhìn từ xa, Quân nhận ra ngay giỏ hoa hồng đang đặt nơi chân tượng Đức Mẹ là giỏ hoa anh đã tặng sơ An hồi nãy. Quân khẽ mỉm cười và chợt nhớ lại có lần An đã nói với anh: “Phép mầu vẫn xảy ra hàng ngày đó thôi, nhưng cần một chút khiêm tốn và một chút niềm tin thì có thể nhận ra ngay”.
    - Mẹ nói gì cơ?- Anh hỏi lại vì không rõ mẹ đang muốn nói gì.
    - Có được cô con dâu như sơ An cũng may phước!
    - Người ta đi tu mà Mẹ!
    - Ừ, thì mẹ chỉ nói thế thôi…
    Đi bên cạnh mẹ, Quân cảm thấy hạnh phúc vì may mắn vẫn đến với anh như một phép mầu…

  3. #3
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-126

    NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐẸP

    – 1 –
    Buổi chiều mùa hè năm ấy, sơ Huệ ở dòng Mến Thánh Giá Hà Nội đi có việc về. Vừa thong thả đạp xe, sơ vừa thầm thì tạ ơn Chúa vì công việc xong sớm, nên sơ còn thư thả thời gian nghỉ ngơi rồi chuẩn bị bữa tối cho nhà dòng. Dù tuổi đã cao, nhưng sơ vẫn còn rất tinh anh và trong cộng đoàn nhỏ ấy chẳng ai nấu ăn ngon được như sơ.
    Về đến nơi, sơ khá ngạc nhiên khi thấy một bé gái khoảng 3–4 tuổi đang ngồi trước cổng Nhà Dòng và nhìn dòng xe cộ thưa thớt qua lại.
    Sơ nhẹ nhàng lại gần cô bé và cúi xuống bắt chuyện:
    – Chào con.
    Cô bé ngẩng lên, thấy một người phụ nữ lớn tuổi như bà ngoại ở nhà. Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ bé, nét mặt phúc hậu và mặc dòng phục đen. Nhưng cô bé không biết bà là một nữ tu.
    – Con chào bà.
    – Sao con ngồi đây một mình vậy, bé con?
    – Con đợi mẹ.
    – Mẹ con đi đâu?
    – Mẹ con đi mua hàng ở gần đây rồi bảo con ngồi đợi. Mẹ con bảo sẽ đi lâu, tới bao giờ tắt nắng sẽ quay lại đón.- Bé gái xịu mặt xuống phụng phịu rồi lại nhìn ra đường.
    – Con khát nước không? Vào đây bà rót nước cho uống nhé.
    Cô bé đứng dậy, theo sơ Huệ vào phòng khách nhà dòng.
    Rót cốc nước đưa cho cô bé, sơ hỏi:
    – Con tên gì, bé con?
    – Con tên Vi.
    – Con mấy tuổi rồi Vi?
    – Con bốn tuổi.
    Lúc ngồi nói chuyện với sơ Huệ, bé Vi nghịch ngợm mở một cuốn sách trên bàn ra xem thì thấy một tấm hình nhỏ. Trong hình là một người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần, mặc váy trắng dài chạm đất và khoác áo choàng trắng. Bà đặt chân nhẹ nhàng trên quả địa cầu, tay cầm trượng oai phong nhưng nét mặt dịu hiền. Mấy thiên thần nhỏ đang nép dưới tà áo của choàng của Bà. Dưới chân Bà còn có một nhành huệ trắng.
    – Người đàn bà này đẹp quá!- Bé Vi trầm trồ.
    – Con thấy vậy thật sao?
    – Vâng ạ. Ai thế bà?
    – Con muốn gặp người Bà ấy không?
    – Con có.
    – Vậy con đi với bà nhé!
    – Vâng ạ!
    Sơ Huệ dắt tay cô bé đến bên đài Đức Mẹ phía trước nhà thờ chính tòa Hà Nội, chỉ cách đó vài bước chân.
    – Những khi có chuyện gì lo buồn, con hãy ra nói chuyện với Người Đàn Bà Đẹp này. Dù có thế nào đi nữa, con cứ như những thiên thần nhỏ kia, ra nép dưới tà áo của Người Đàn Bà này. Bà ấy sẽ che chở và bảo vệ con, dù con ở bất cứ đâu cũng hãy nhớ tới Bà ấy nhé.
    Bé Vi chưa hiểu hết những lời sơ Huệ nói, nhưng vâng dạ và ghi nhớ.
    Đêm hôm ấy, bé Vi nằm mơ thấy mình đang chạy nhảy thì vấp ngã. Trời đất bỗng tối sầm. Cô bé oà khóc vì hoảng sợ nhưng xung quanh chẳng có ai. Rồi bỗng nhiên hương hoa hồng từ đâu lan tỏa thơm ngát. Cô bé ngước lên thì thấy Người Đàn Bà Đẹp trong tấm ảnh của sơ Huệ đang tiến lại gần, trong chiếc váy trắng dài chạm đất và tấm áo choàng trắng. Bà đi đến đâu thì cảnh vật bừng sáng lên đến đấy. Bà dịu dàng đỡ cô bé dậy và ấp ủ vào lòng.
    Từ đó trở đi, cứ mỗi lần ngồi chờ mẹ đi mua hàng là bé Vi lại chạy vào Nhà Dòng chơi với sơ Huệ. Sơ không có đồ chơi, cũng chẳng có bánh kẹo, nhưng cô bé lại thích ngồi chơi với sơ, nghe sơ kể chuyện. Sơ kể rằng thế giới này do một vị Thượng Đế uy quyền tạo dựng nên. Ngài dựng nên bầu trời, những vì sao, mặt trời, mặt trăng, những đám mây… Ngài dựng nên biển cả mênh mông và những ngọn núi hùng vĩ… Ngài dựng nên những bông hoa, ngọn cỏ… Ngài dựng nên muông thú và cả những khu rừng cho chúng trú ẩn… Và đặc biệt là Ngài còn dựng nên con người bằng cách lấy đất sét nặn và hà hơi để truyền sự sống…
    Đối với một cô bé con như Vi, những câu chuyện của sơ Huệ còn hấp dẫn hơn cả truyện cổ tích.
    Những khi sơ đi vắng hoặc bận công việc thì bé Vi lại ra chỗ Người Đàn Bà Đẹp của mình. Cô bé kể cho Bà đủ thứ chuyện, nào là bị mẹ đánh oan vì con mèo ăn vụng, nào là bị đứa bạn cùng lớp bắt nạt, nào là bị đứa hàng xóm làm hỏng món đồ chơi yêu thích, nào là không được phiếu bé ngoan vì ăn chậm… Đôi khi, với suy nghĩ của trẻ con, bé Vi lại cảm thấy ghen tị với Đứa Bé trên tay Người Đàn Bà Đẹp. Dù muốn biết về Đứa Bé, dù biết rằng nếu đem hỏi thì sơ Huệ sẽ trả lời, nhưng bé Vi lại không dám hỏi.
    Mẹ bé Vi biết con mình chỉ chơi quanh quẩn khu vực ấy nên yên tâm. Bà làm nghề buôn bán, không có Đạo, lại không mấy quan tâm đến tôn giáo, con gái bà lại còn nhỏ nên bà chẳng ý kiến gì khi thấy nó chỉ thích chơi ở khu vực dòng Mến Thánh Giá và Nhà Thờ Lớn.

    – 2 –
    Tuổi thơ của bé Vi êm đềm trôi. Những buổi quanh quẩn chơi với sơ Huệ cũng thưa dần.
    Khi đã có thể đạp xe đi học, vì đường tới trường phải đi ngang qua Nhà Thờ Lớn nên ngày nào Vi cũng được gặp Người Đàn Bà Đẹp của mình, ngày nào Vi cũng dừng lại nói với Bà Ấy vài lời, hoặc ít nhất cũng chào Bà Ấy một câu, dù không biết thực sự Bà Ấy và Đứa Bé mà Bà Ấy ẵm bồng trên tay là ai, cũng chưa từng bước chân vào ngôi nhà thờ ở sau lưng Bà Ấy.
    Năm ấy Vi đang học lớp 10. Một hôm đi học, Vi bỗng thấy chỗ ngồi bên cạnh trống không. Mấy đứa con gái đang ôm nhau sụt sùi.
    – Ê, bọn mày bị sao vậy?- Vi hỏi.
    – Con Ngọc…
    – Nó làm sao?
    – Chiều hôm qua nó bị tai nạn trên đường đi học về. Đã được đưa đi cấp cứu nhưng ít có khả năng qua khỏi. Tao ở cạnh nhà nó nên mới biết. Chúng mình sắp mất nó rồi.
    Buổi học hôm ấy thật ảm đạm.
    Tan học, Vi quyết định chạy qua chỗ Người Đàn Bà Đẹp. Dù vẫn không biết Bà Ấy là ai, nhưng Vi tin rằng Bà Ấy sẽ cứu được bạn mình.
    Ngày hôm sau, thầy chủ nhiệm thông báo với cả lớp, rằng Ngọc đã qua cơn nguy kịch. Thầy còn bảo:
    – Đó quả thật là một phép màu!
    Ai cũng ngạc nhiên, nhưng Vi thì không, vì biết rằng đó là nhờ Người Đàn Bà Đẹp của mình.
    Ba tuần sau, Ngọc xuất viện. Vi tới nhà thăm, mang theo sách vở để chỉ cho bạn những bài học mà Ngọc đã bỏ lỡ.
    – Vi! Tao kể mày nghe chuyện này, mày không tin được đâu!
    – Sao?
    – Trong lúc tao đấu tranh giữa sự sống và cái chết, có một chuyện kỳ lạ xảy ra.
    – Chuyện gì thế?
    – Tao không biết lúc đó tao tỉnh hay mê. Nhưng tao ngửi thấy hương hoa hồng thơm ngát, rồi thấy một người đàn bà đến bên giường tao, vuốt tóc và nói với tao: “Ngọc, tỉnh dậy đi con”.
    – Trông bà ấy thế nào?
    – Bà ấy mặc váy trắng dài, khoác áo choàng trắng. Bà ấy đẹp lắm. Tao chưa gặp người đẹp như thế bao giờ. Rồi tao tỉnh dậy và qua cơn nguy kịch.
    Nghe Ngọc kể, Vi chỉ im lặng, rồi chuyển chủ đề sang những chuyện ở lớp, ở trường, chuyện thầy cô và lũ bạn cùng lớp, sau đó quay lại với đống sách vở trên bàn.
    Khi Vi đã về rồi, mẹ Ngọc gõ cửa phòng con gái:
    – Ngọc, mẹ vào được không?
    – Vâng, mẹ.
    – Ngọc à, lúc nãy đi ngang qua phòng con, mẹ tình cờ nghe thấy cuộc nói chuyện của hai đứa.
    – Có gì sao mẹ?
    Bà ngập ngừng đưa cho con gái một tấm hình Đức Mẹ Fatima đã hơi ố vàng và hỏi:
    – Người Đàn Bà Đẹp mà con gặp đó, có phải là Bà này không?
    – Ôi đúng là Bà ấy. Bà ấy ăn mặc y chang thế này luôn. Ai thế mẹ?
    Nhưng bà không trả lời mà rơm rớm nước mắt và đi nhanh ra khỏi phòng. Bà xuống bếp, ấp tấm hình vào lòng mà chan hòa nước mắt. Bà vốn là người Công giáo, nhưng lấy chồng khác đạo, rồi vì con đường công danh của chồng nên ông bà không làm phép cưới. Và cũng từ đấy, bà không còn đi lễ hay xưng tội. Cách đây một năm, chồng bà đã qua đời vì cơn đột quỵ. Giờ nếu không nhờ ơn Đức Mẹ thì bà đã mất luôn đứa con gái độc nhất rồi. Bao năm trôi, bà mới nhận ra rằng cho dù bà bỏ Chúa, nhưng Ngài vẫn không bỏ bà, mà vẫn kiên trì chờ đợi bà quay trở về.
    Về phần Vi, hôm ấy từ nhà Ngọc về, cô cứ suy nghĩ mãi về Người Đàn Bà Đẹp ấy rồi quyết định sẽ tìm gặp sơ Huệ để được giải đáp những thắc mắc bấy lâu nay. Khi tới dòng Mến Thánh Giá hỏi thăm, thì Vi được mời vào phòng khách ngồi đợi.
    – Vi… Con lớn quá!
    Cả chục năm rồi Vi mới gặp lại sơ Huệ. Tóc sơ đã bạc trắng, những nếp nhăn in hằn sâu hơn, nhưng vẫn dáng người nhỏ bé, vẫn nụ cười hiền từ ấy. Vi xúc động chạy tới ôm chầm lấy sơ như ngày còn nhỏ. Chiều hôm ấy, Vi kể cho sơ Huệ nghe chuyện của mình và của Ngọc, tất cả những gì xung quanh Người Đàn Bà Đẹp.
    Sơ đã kể cho Vi về thân thế của Bà ấy, rằng Bà tên là Maria, mọi người vẫn gọi Bà là Đức Mẹ. Đứa Bé trên tay Bà là con trai Bà, Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, Ngài đã chịu đóng đinh trên thập giá vì tội lỗi thế gian.
    – A, Chúa Giêsu… Con có nghe qua ở đâu đó rồi thì phải. Con biết Giáng Sinh là ngày Chúa ra đời nè.
    – Đúng rồi đó con.
    – Bà kể thêm cho con được không ạ?
    – Đó là một câu chuyện rất dài. Nhưng bà có mấy thứ này cho con.
    Nói rồi Sơ Huệ đứng dậy, đi vào nhà trong. Vài phút sau, bà trở lại, vừa trao cho Vi những thứ mình đang cầm trên tay, vừa giải thích và dặn dò:
    – Cuốn sách “Tôi theo Đạo Trời” này hơi cổ, cả ngôn ngữ dùng cũng vậy, vì được xuất bản từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nhưng bà nghĩ nó rất hữu ích với con trong lúc này… Còn đây là cuốn Kinh Thánh Tân Ước, con đọc để biết về Chúa Giêsu nhé… Và đây là tấm hình của Đức Mẹ. Con có thể cầu nguyện với Đức Mẹ ở bất cứ đâu. Dù con mang theo tấm hình hay không thì Đức Mẹ vẫn luôn ở bên con. Cứ thủ thỉ với Đức Mẹ như con đã làm từ hồi còn nhỏ.
    – Ôi… Con cảm ơn bà.- Vi nhận quà của sơ Huệ, vui hơn một đứa trẻ được cho bánh kẹo, đồ chơi.

    – 3 –
    Vi đỗ Đại học Ngoại Thương. Ngày Vi biết kết quả thi cũng là lúc cô biết tin sơ Huệ đã nhẹ nhàng lên đường trở về với Chúa. Chiều hôm ấy, Vi hớn hở tới Nhà Dòng, mang theo một bó hoa nhỏ để tặng sơ. Vào tới sân, bỗng nhiên Vi có cảm giác không khí Nhà Dòng hôm nay có gì khác lạ. Những dải băng tím… Những chiếc khăn tang… Vi đang ngơ ngác thì có tiếng gọi:
    – Vi!
    Đó là sơ Hoa mà Vi vẫn hay gặp khi đến thăm sơ Huệ. Nhưng sao hôm nay mắt sơ đỏ hoe.
    – Vi… Bà… mất rồi!
    Cảm giác đất trời như sụp đổ, Vi khuỵu xuống, loạng choạng. Sơ Hoa phải đỡ xốc Vi dậy và dìu vào trong. Mãi rồi Vi mới cất được tiếng hỏi:
    – Bà… bà đi từ… từ… bao giờ vậy sơ?
    – Sáng nay mọi người không thấy bà đâu, lên phòng gọi thì Chúa đã gọi bà đi từ khi nào rồi. Đột ngột quá… Nhưng Vi à, em đừng buồn, vì bà về với Chúa để hưởng hạnh phúc mà.
    – Dạ…
    Khi bình tĩnh trở lại, Vi đứng dậy, mang bó hoa định tặng sơ Huệ vào đặt trước linh cữu của bà và thắp cho bà một nén hương. Nhưng rồi cô lại gục xuống òa khóc nức nở.
    – Bà ơi… Tại sao… Con còn chưa đi học giáo lý… Bà còn phải dự lễ rửa tội của con mà… Giờ không có bà, con biết phải làm sao?
    – Vi!
    – ...
    – Vi! Em không được mềm yếu như vậy. Bà đã hoàn tất con đường mà Chúa giao phó rồi. Giờ là lúc bà được an nghỉ trong Chúa!- Một sơ đứng canh thức gần đó cất tiếng nghèn nghẹn nói với Vi.
    – Không! Chúa ơi… Con không chịu vậy đâu!- Vi hét lên trong tiếng nấc.
    Trời đất tối sầm lại. Vi không còn biết gì nữa.
    Khi tỉnh lại, Vi thấy mình đang nằm trong phòng y tế của Nhà Dòng và sơ Hoa đang ngồi bên cạnh.
    – Vi, em tỉnh rồi đấy à? Em có nhức đầu hay khó thở không?
    – Dạ con ổn. Chuyện lúc nãy… các sơ cho con xin lỗi.
    – Ồ, không sao. Em mạnh mẽ lên nhé. Bà không muốn em suy sụp vậy đâu.
    Ngày hôm sau, sau thánh lễ an táng, sơ Hoa đưa cho Vi một gói nhỏ. Đó là chiếc túi bằng bìa, có nắp dính, cỡ bằng hai bàn tay.
    – Lúc dọn dẹp phòng của bà, mọi người tìm thấy vật này, là của bà gửi cho em. Chắc bà chuẩn bị từ lâu rồi.
    Vi mở chiếc túi ra, bên trong có một chiếc hộp nhựa tròn, trong hộp là một tràng chuỗi Mân Côi màu đỏ thoang thoảng mùi hương hoa hồng. Ngoài chiếc hộp còn có một tờ giấy trắng gấp tư – là bức thư sơ Huệ viết cho Vi.
    Vi…
    Chúc mừng con đỗ đại học. Giờ con lại bước thêm một bước nữa trên con đường trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Trên giảng đường đại học, con sẽ đón nhận những kiến thức mới, nhưng hãy nhớ: không phải tất cả những điều mà con được dạy trên ghế nhà trường đều là CHÂN LÝ. Chân lý thì chỉ có một nhưng những điều giả làm chân lý thì lại rất nhiều. Hãy luôn đặt câu hỏi TẠI SAO và tự mình tìm hiểu, con nhé.
    Giờ đã tới lúc con có thể đi học giáo lý và nhập Đạo như con hằng ước mong. Con đã đi một chặng đường dài. Nhưng đức tin không phải là đích đến, mà là một cuộc hành trình mà con phải theo suốt cả cuộc đời, con yêu ạ!
    Cuộc hành trình của bà sắp kết thúc, bà mong sao có thể dìu dắt con thêm nữa. Nhưng Chúa có thể gọi bà về bất cứ lúc nào, mà bà phải cúi đầu XIN VÂNG theo Thánh Ý. Nếu như bà không thể tiếp tục đồng hành với con, thì Chúa sẽ gửi những người khác tới cùng con.
    Vi à! Hãy luôn ghi nhớ điều này: Dù thế nào thì Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi con, Người Đàn Bà Đẹp của con cũng vậy. Mỗi khi con gặp chuyện gì lo buồn, hãy nép mình dưới tà áo của Bà Ấy để được Bà Ấy chở che.
    Bà tặng con tràng chuỗi Mân Côi này. Mỗi lời kinh của con là một đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ.
    Yêu thương con nhiều.
    Maria Trần Thị Huệ, MTG

    – 4 –
    Vi đăng ký đi học giáo lý tân tòng. Ngày đầu đi học, cô bỗng sững sờ khi thấy một bóng dáng quen thuộc. Người đó cũng kinh ngạc khi thấy Vi.
    – Vi!
    – Ngọc!
    Hai cô gái tròn mắt nhìn nhau, rồi bất chợt đồng thanh kêu lên: “Sao mày ở đây?”
    Ai cũng có cả một câu chuyện dài phải kể, nên hẹn sau giờ học sẽ gặp nhau tại một quán cà phê để hàn huyên tâm sự.
    – Vậy là Đức Mẹ đã bồng bế mày tới với Chúa, rồi cứu mạng tao, và kéo tay đưa mẹ tao trở lại với Chúa.- Ngọc đưa tách trà Lipton đã nguội ngắt đưa lên miệng uống một ngụm rồi kết luận.
    – Ừ, mà sao cả mày cũng trở lại vậy?- Vi hỏi.
    – Hỏi hay nhỉ? Là vì qua những gì đã xảy ra, tao tin vào một Thiên Chúa quyền năng. Hiểu chửa?- Ngọc cười.
    Chợt nhớ đến cái lần mình sụt sùi cầu nguyện cho Ngọc, Vi quyết định sẽ giữ bí mật nho nhỏ ấy lại cho mình.
    Bốn tháng sau, Vi và Ngọc được đón nhận các bí tích Khai Tâm. Cả hai đều chọn Đức Maria làm Quan Thầy, và cùng nhận ngày bổn mạng là 13/10. Sau Thánh Lễ, hai cô tân tòng ôm nhau khóc vì hạnh phúc. Mẹ Ngọc từ đằng xa quan sát mà mắt lệ nhòa, nhưng đó là những giọt nước mắt mừng vui.
    Niềm vui được trở thành con cái Chúa chưa được bao lâu thì gian khó ập đến với Vi. Một ngày nọ, mẹ Vi phát hiện ra con gái mình đã kín đáo nhập Đạo từ khi nào. Hôm ấy có người hàng xóm gặp bà ở ngoài chợ và kể với bà rằng họ hay thấy Vi đi lễ nhà thờ và thậm chí còn tham gia cả nhóm Legio. “Trời ơi! Tại sao con gái tôi lại thành ra thế này!”. Bà thầm trách móc ông Trời vì đã làm cho con gái bà trở nên không giống người bình thường. Bà về nhà, tìm một cái que tre dài để làm roi và ngồi đợi.
    – Con chào mẹ, con mới về.
    – Mày vào đây!
    – Dạ?
    – Mày mới đi nhà thờ đàn đúm về đấy hả?
    – Ơ…
    – Ơ cái gì? Mày ngon thì cầm dao đâm chết tao đi.
    – Mẹ, con theo Đạo thì có gì sai ạ?
    Vút… vút… vút… Mẹ Vi giơ cây roi lên, vụt tới tấp vào người con gái. Mắt bà hằn lên những tia giận dữ nhưng ở khóe mi, hai giọt nước mắt chực tôn trào.
    – Không sai này! Không sai này! Không sai này!
    Vút… vút… vút… Từng nhát roi quất vào da thịt, nhưng Vi cắn răng chịu đựng, không kêu một lời. Cô bị mẹ mắng là đứa con bất hiếu, là đi ngược lại truyền thống lâu đời của dòng họ. Mẹ cô còn kể ra tất cả những gì mà người ta đặt điều về đạo Công giáo mà bà lại tin là thật.
    – Thà rằng mày nghiện hút như thằng cậu của mày đi thì tao còn dễ giải quyết, đằng này thì…
    Vi nghe những lời ấy mà trái tim Vi quặn thắt.
    Vút… vút… vút… Những nhát roi vẫn tiếp tục. Vi mím môi và đọc thầm trong đầu: “...Thứ hai thì ngắm, Chúa Giêsu chịu đánh đòn, ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng… Thứ ba thì ngắm, Chúa Giêsu chịu đội mão gai, ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng…”
    – Mày còn có ý định bước chân tới nhà thờ thì hãy nhớ tới trận đòn hôm nay. Lên phòng và suy nghĩ đi.- Cuối cùng thì mẹ Vi cũng ngừng tay.
    Vi gượng dậy, khắp người ê ẩm và thâm tím. Cô lết lên phòng và chốt cửa. Đã thành một thói quen, cô lại mở ngăn kéo, lấy chuỗi Mân Côi mà sơ Huệ tặng ra rồi thắp nến để chuẩn bị giờ kinh. Chuỗi hạt vẫn thoang thoảng mùi hương hoa hồng. Chiều hôm ấy, cô đã dâng 50 kinh lên Đức Mẹ và xin mẹ một ơn đặc biệt. Suốt cả năm qua, không hôm nào cô quên lời nguyện ấy.
    – Mẹ ơi… xin Mẹ cứu cậu ruột của con khỏi con đường tội lỗi…
    Hôm nay, Vi quyết định xin Người Đàn Bà Đẹp của mình thêm một ơn đặc biệt nữa, dành cho mẹ của mình. Dù mắt đẫm lệ, nhưng trong lòng cô vẫn thấy bình an, vì vẫn đặt trọn niềm phó thác và tin yêu nơi Chúa và Đức Mẹ.
    Để kết thúc giờ kinh, cô cất tiếng hát khe khẽ:
    – Mẹ nguồn cậy trông, chưa thấy ai xin Mẹ về không… Hỡi Mẹ Thiên Chúa xin hãy lắng nghe con nài van… Mẹ nguồn an vui. Ôi! Nữ Trinh là nguồn an vui… Hết tình kêu khấn, con tin chắc Mẹ thương nhận lời…

  4. #4
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-127

    PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

    Một sự u ám bao trùm lên ngôi nhà thờ nhỏ. Một cái quan tài lớn và 3 quan tài nhỏ được đặt ngay chính giữa nhà thờ, cha xứ đang làm nghi thức tiễn biệt 4 mẹ con về với Chúa. Cha đọc mà nước mắt chực trào tuôn. Phía bên phải những chiếc quan tài là một bà mẹ già, trạc 75 tuổi đang cố kìm nén những giọt nước mắt, bà được dìu bởi một số chị phụ nữ trong xứ đạo. Tiếng khóc xen lẫn những hạt mưa rơi rả rích.
    Người ngoài nhìn vào cứ tưởng là đang tiễn đưa một ông cha nào đó, nhưng hỏi ra ngọn nguồn mới biết, đó là chị Lành và 3 đứa con của chị bị chết trong một vụ tai nạn giao thông tối ngày 01/11/1998 sau khi mấy mẹ con bỏ trốn trong đêm.
    Chị Lành thời niên thiếu là một cô gái rất xinh đẹp, hiền lành và trông rất dễ thương. Mặc dầu chị đẹp trong mắt nhiều người nhưng với bố thì khác, cứ mỗi lần bố chị kéo cặp kính nhỏ xuống tận dưới mũi và nhìn sâu vào đôi mắt chị:
    - Con bé này chắc chắn sau này sẽ khổ lắm đây.- Giọng bố tằng hắng
    - Sao lại khổ hả bố?!- Gương mặt Lành tỏ ra ngơ ngác.
    - Rồi sau này con sẽ biết.
    - Không!- Lành đưa miệng ghé vào tai bố: Nhất định con sẽ đi tu cho bố xem. Bố cứ đợi đấy.
    Nghe Lành nói xong, bố chỉ cười và khẽ đưa tay xoa đầu con gái.
    Lành là đứa con đầu của ông trùm Hải trong xứ Thanh La, sau chị là 4 đứa em trai. Chị học giỏi và rất thích đi tu, cái ý nghĩ đó nảy ra trong đầu là từ khi các sơ về giúp nơi xứ chị. Chị thấy các sơ dễ thương, ai cũng mang một bộ đồ trắng thùng thình, trên đầu còn có một cái lúp nữa, trông các sơ như những thiên thần. Nhưng năm chị lên lớp 11, một biến cố lớn đã xảy đến, gia đình chị bị qui vào tầng lớp tư sản, đã thế bố chị còn bị bắt đi cải tạo. Ngày bố chị bị mang đi thì biết thời gian cụ thể, nhưng ngày trở về thì hỡi ôi sao mù mờ quá, có thể là 1 năm nhưng cũng có thể là 10 năm, 20 năm hoặc là một đi không trở lại. Trước khi đi, bố kéo chị lại sát bên:
    - Hãy chăm sóc mẹ lúc đau yếu, hãy yêu thương và nâng đỡ các em học hành nhé con.- Giọng bố lần này có vẻ nghiêm trọng.
    - Thế bố đi khi nào về? Gương mặt Lành đượm buồn.
    - Rồi bố sẽ về sớm thôi, hãy cầu nguyện cho bố.
    - Bố đi nhớ gìn giữ sức khỏe và mau về với bọn con bố nhé.- Trong ánh mắt Lành một niềm hy vọng toát lên.
    Sau khi nói với Lành xong, bố chị bị bọn họ điệu lên một chiếc xe công nông cũ kĩ, chẳng mấy chốc chiếc xe chạy mất hút trong đám khói bụi. Mọi thứ mất sạch, chỉ còn cái nhẫn hôn ước của mẹ bằng vàng được giấu trong cái gối mà thường ngày mẹ hay ngủ. Một tuần, rồi hai tuần, thức ăn trong nhà chị ngày càng khan hiếm, mẹ chị đã phải đi làm thuê đủ thứ việc, tối đến lại ngồi vào cái máy may để lén lút may những bộ quần áo mà người ta đã đặt. Vừa làm việc mẹ, vừa thay việc bố nên mọi sự khốn khổ đổ trên đầu mẹ, chỉ mấy tháng sau, mẹ đổ bệnh, những cơn sốt dai dẳng khiến mẹ đành bỏ công việc làm thuê, nhưng tối đến mẹ vẫn cứ cố gắng gượng dậy, sau khi đọc kinh tối, mẹ lại ngồi vào cái máy may và công việc cứ thế tiếp diễn cho đến tảng sáng.
    Thương mẹ, thương các em, với lại lời dặn của bố cứ văng vẳng bên tai nên Lành không tài nào học được. Những ngày mệt mỏi cứ thế trôi và đến giữa học kì 2 của lớp 11, Lành đã tự ý nghỉ học không nói với mẹ và các em, chị đã đi làm thuê để đỡ đần gia đình. Việc đi làm thuê lấn át cái ước mơ làm xơ của chị, giờ chị chẳng nghĩ đến ước mơ gì hết, chị chỉ mong là gia đình đủ ăn hằng ngày, các em được đi học đầy đủ, mẹ khỏe trở lại và bố được về đoàn tụ với gia đình thôi. Chị chỉ nghĩ đến điều đó nên cũng quên bẵng việc nhìn đến tương lai. Khi thấy chị cầm những đồng tiền về, mẹ đã tra hỏi, chị cứ chối lên, chối xuống, nhưng rồi chị cũng nói thật với mẹ về việc chị nghỉ học. Ban đầu mẹ chị cũng buồn lắm, nhưng khi nghe chị giải thích thì mẹ chị cũng đành chấp nhận.
    Việc đi làm thêm của chị và công việc may vá của mẹ cũng chẳng đủ trang trải gia đình và lo việc học cho các em. Càng lớn lên, tuy làm đủ thứ việc nhưng Lành lúc nào cũng trắng trẻo và xinh đẹp. Một lần nọ, trong lúc đang làm thuê cho nhà ông chủ ở giáo xứ Ngọc Thượng, Lành vô tình thấy con trai ông chủ đang nhìn lén chị, hình như anh ta có vẻ thích chị, trông anh ta có vẻ hiền. Mấy ngày sau, không hiểu anh ta nói gì với bố anh mà ông đến hỏi Lành:
    - Con thấy thằng Vinh nhà chú sao con?- Gương mặt của ông chủ như đợi câu trả lời từ Lành.
    - Nhìn anh ấy có vẻ hiền, nhưng con đã tiếp xúc với anh ấy bao giờ đâu. Sao chú lại hỏi con vậy?
    - Thì tại chú thấy con với thằng Vinh nhà chú có vẻ hợp đôi. Hay là hai đứa đến với nhau, có gì chú sẽ đưa mẹ và các em con đến ở đây, chú sẽ chăm lo chu đáo cho gia đình con. Về suy nghĩ lại, có gì con trả lời cho chú sớm nghen.
    Mấy đêm liền sau đó, Lành không chợp mắt được, cứ nằm xuống là hình ảnh của ba, của mẹ, của cuộc sống đói khổ hiện ra. Phải làm sao bây giờ, Lành đâu có yêu anh ta, chị đang đắn đo về tình yêu và cái ăn hằng ngày. Thế nhưng trong cuộc sống, giữa những chọn lựa mang tính quyết định, người nhân hậu họ thường bỏ qua quyền lợi của mình và nghĩ đến lợi ích cho người khác. Và rồi, Lành chép miệng:
    - Chậc… Kệ! Lấy chồng thì lấy vậy, chưa yêu trước rồi sau này về yêu cũng chưa muộn.- Lành tự biện minh cho chọn lựa của mình.
    Sau khi nói chuyện với mẹ và với gia đình nhà trai, cuối cùng Lành cũng bước lên thánh đường cùng “người nàng sẽ yêu sau này” (nàng tự hứa với Chúa như vậy). Thế là cái ước mơ được làm bà xơ tan biến sau khi cha chủ tế cử hành xong nghi thức hôn phối. Từ một người con gái được lên chức làm vợ, thường thì họ có những rung cảm sâu sắc khi được đồng hình đồng dạng với chồng của họ. Riêng đối với Lành, những rung cảm ấy xa vời quá và chắc sẽ chẳng bao giờ nàng cảm nhận được điều kỳ diệu đó.
    Một tháng sau khi về nhà chồng, nàng mới phát hiện ra chuyện động trời của chồng. Thế mà trước khi cưới chẳng có ai nói cho nàng biết, đã thế gia đình bên nhà chồng còn giục cưới càng nhanh càng tốt. Chuyện là một lần nọ nàng với chồng cãi nhau về việc nàng muốn đi làm thêm, nhưng chồng nàng nhất quyết không cho vì nàng đang có bầu. Chuyện tưởng nhỏ, hóa ra to. Mức độ căng thẳng được đẩy lên cao, thế là chồng nàng đập bàn đập ghế tán loạn, lúc đầu nàng cứ tưởng là chồng giận dữ thái quá nhưng sau đó nàng lại thấy chồng tỏ ra những biểu hiện khác thường, nghi bị bệnh về thần kinh, nàng đã chạy đi gọi bố chồng. Nghe tin chồng của Lành phát bệnh, bố chồng đã gọi những thanh niên trai tráng trong xứ đến để đưa đi bệnh viện. Không bàng hoàng về chuyện chồng đi bệnh viện, nhưng chuyện mà Lành bàng hoàng và cảm thấy rùng mình đó là nàng đã bị lừa như một con ngốc. Lành thẫn thờ, thất vọng trong khung trời chiều đang từ từ ngốn đi những tia nắng. Bởi thế mới nói, trước khi đến với nhau, hai người phải có quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về nhau để khi bước lên thánh đường hai người tự do trao tình yêu cho nhau.
    Con người khi sinh ra đã cất tiếng khóc oe oe chào đời, đó là dấu hiệu cho thấy từ đó những nỗi khổ bắt đầu đến trên thân phận con người. Hiểu được điều đó, nàng dần chấp nhận như thánh giá Chúa gửi trao cho nàng và nàng sẵn sàng đón nhận người chồng như một món quà được gửi đến từ Chúa. Quả đúng thật, khi con người ta hiểu nhau, chấp nhận nhau và sẵn sàng tha thứ cho nhau thì từ đó tình yêu bắt đầu chỗi dậy và đơm bông.
    Những khi phát bệnh thì chồng nàng không ý thức được việc mình làm, nhưng những ngày bình thường thì chồng nàng trông thật dễ thương và hồn nhiên. Chồng nàng yêu thương nàng vô bờ bến, sẵn sàng làm tất cả mọi việc vì nàng và không bao giờ than vãn một lời. Có lần không biết chồng nàng học được ở đâu mà đúng trong ngày sinh nhật của Lành, chồng nàng đã cầm một bó hoa dại giấu sau lưng. Lúc ấy nàng đang nấu ăn, anh ấy chạy vào, cầm bó hoa đưa trước mặt nàng và nói: “Anh không phải là một người chồng hoàn hảo, nhưng anh sẽ yêu thương em theo cách hoàn hảo nhất. Chúc mừng sinh nhật em”. Bất ngờ trước món quà tuyệt vời, nàng ôm chặt người chồng vào lòng và những giọt nước mắt hạnh phúc từ từ lăn dài trên gò má. Từ trước tới giờ, trong đầu Lành, sinh nhật như là một cái gì đó xa xỉ của dân thành phố, có bánh kem, có nước ngọt, có những ngọn nến lunh linh. Nhưng hôm nay đối với Lành, chẳng cần nước ngọt, chẳng cần bánh kem, chẳng cần nến lung linh, như vậy thế là đủ. Và nàng hiểu được, đó là tình yêu.
    Từ khi cả gia đình Lành về ở nhà chồng, thêm 6 miệng ăn nữa, lúc đầu thì cũng hài lòng chấp nhận, nhưng dần dà gặp nhau trước bàn ăn suốt ngày, sự khó chịu bắt đầu xuất hiện trên bố chồng cũng như các em của Lành, mặc dù không nói ra nhưng nó giống như chiến tranh lạnh vậy. Thấy cuộc sống ngột ngạt, các em Lành lần lượt ra đi làm ăn và tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.
    Mười năm làm vợ, Lành cũng đã có được 3 người con với chồng, do hiểu bệnh tình của chồng nên Lành biết cách để ru ngủ căn bệnh đó. Nhưng một biến cố lớn xảy ra trên gia đình, đó là khi bố chồng bị căn bệnh tim hành hạ, do không có thuốc kịp thời nên ông đã ú ớ và ra đi một cách đột ngột. Cái biến cố ấy không những khiến mọi người đau xót mà nó đặc biệt khiến bệnh tình của chồng bùng phát cực kì nghiêm trọng. Không xảy ra chuyện sao được khi mà một tay bố nuôi Vinh lớn, là chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi Vinh có chuyện. Biến cố ấy đã khiến chồng Lành ra ngớ ngẩn và suốt ngày ở trong bệnh viện tâm thần.
    Từ ngày chồng hầu như ở hẳn trong viện, nào là tiền viện phí, tiền bồi dưỡng cho bác sĩ, tiền thuốc men, tiền thức ăn hằng ngày, tiền cho các con đi học một tháng cũng lên đến gần chục triệu. Nợ nần chồng chất, càng sống nàng càng cảm thấy chán nản. Đúng là nàng chấp nhận mọi sự như thánh giá Chúa trao, nhưng để sống vui vẻ trong cuộc sống khốn khó như hiện nay, nói thì dễ nhưng trên thực tế, sống được như thế rất là khó, đôi khi niềm tin vào Chúa còn dễ bị lung lay.
    Ở quê công việc ngày càng khan hiếm, do đó nàng đã lên thành phố để kiếm việc làm và giao con cái lại cho bà ngoại. Lên phố bươn chải từ công việc này đến công việc khác nhưng tiền gửi về quê cũng chẳng được bao nhiêu, lao đầu kiếm tiền, nàng cũng không nhớ nổi mình đã bỏ bao nhiêu lễ Chúa nhật rồi. Một lần nọ ở trên phố, tình cờ chị Tú gặp Lành đang phụ bán hàng, Tú là người bạn học chung hồi cấp 2, Tú ăn mặc điệu đà như một bà hoàng. Thấy Lành tuy có tuổi nhưng trông vẫn còn dễ thương, xinh đẹp như con gái xuân xanh vậy. Thế là Tú đã rủ Lành về làm việc:
    - Bây giờ Lành về làm việc với mình nhé. Giọng nói Tú vừa cười vừa có vẻ chờ câu trả lời
    - Việc gì vậy Tú?
    - Quản lý cho mình. Công việc nhẹ nhàng, lương cao, nếu Lành chăm chỉ làm và siêng năng thì có thể lên đến vài chục triệu một tháng lận.
    - Ừ, ừ. Giọng Lành sung sướng. - Thế mình đi ngay luôn chứ Tú?
    - Bây giờ cậu về xếp đồ rồi đi với tớ luôn nhé. Mà Lành nè, mình thấy gia đình nhà cậu đang gặp chuyện, bây giờ cậu cứ cầm tạm 35 triệu để lo cho gia đình nhé, khi nào làm đủ thì gửi lại tớ sau. Bạn bè cả nên cậu không có gì phải ngại.
    Lành chỉ gật đầu và cám ơn mù mịt.
    Làm quản lý cho Tú được ít ngày đầu, mấy ngày sau Lành mới biết công việc thực sự mà Tú rủ làm đó là “bán hoa”, Tú là một người môi giới mại dâm chuyên nghiệp. Khi biết việc xấu xa đó, Lành đã xin Tú nghỉ, nhưng miếng mồi ngon Tú nỡ nào buông tha dễ dàng vậy được, với lại số tiền mà Tú cho mượn, Lành đã chi trả viện phí cũng như trả nợ hết rồi. Vướng vào đường dây này, vào dễ nhưng thoát ra có vẻ hơi khó.
    “Nghe lời chị, chị thương. Chống chị chỉ có nước vác quan tài xuống gặp Diêm Vương”. Đó là lời cảnh cáo khi Lành đến xin Tú nghỉ việc. Giờ Lành mới biết được bản chất thật của Tú. Thế là Lành đành phải chấp nhận thân phận gái bán hoa.
    Mấy tháng trời làm công việc này, Lành vẫn biết là có tội nhưng trong thâm tâm, nàng cũng đau khổ lắm chứ. Càng đau khổ hơn khi chị nghe tin những đứa con của chị bị bêu xấu và bị xa lánh chỉ vì chị là gái mại dâm.
    Một Chúa nhật nọ, chị tình cờ đọc được sứ điệp Fatima về lời mời gọi hoán cải của Mẹ Maria, sau đó chị đã đi xưng tội. Những lời ấy cứ thôi thúc lòng chị và có điều đặc biệt là hai đêm liền sau đó chị mơ thấy Đức Mẹ hiện ra trao cho chị tràng chuỗi Mân Côi và bảo chị hãy ăn năn sám hối. Tiếng lương tâm dày xéo tâm hồn chị, trăn trở suốt mấy ngày liền và cuối cùng chị cũng quyết định bỏ trốn.
    Chiều ngày 01/11/1998, chị âm thầm bắt xe về quê. Về đến nhà, không hiểu có linh tính gì mà chị chỉ bảo các con thu dọn đồ đạc rồi đi với chị, còn đối với mẹ già thì chị kể đầu đuôi ngọn nguồn tại sao chị lại sa vào con đường gái bán hoa và chị còn nói với mẹ tạm thời sang ở nhà ông trùm xứ, khi nào êm xuôi thì chị sẽ đưa mẹ lên sống cùng. Ấy vậy mà, chính cái đêm định mệnh ấy đã đem bốn mẹ con chị vĩnh viễn đi khỏi thế giới này.
    ***

    Sau khi làm xong nghi thức tiễn biệt, những chiếc nắp quan tài từ từ được đậy lại bởi cha xứ cùng một số thanh niên. Gương mặt bốn mẹ con trông thanh thản, rạng ngời ra đi đến miền đất mới.

  5. #5
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-129

    NIỀM TIN CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO

    Năm nay vào những ngày giáp tết thời tiết ở miền Bắc rất đẹp. Có cái nắng nhè nhẹ hòa trong tiết trời se lạnh làm cho những người con xa xứ trở về ai cũng hào hứng hẳn lên. Chỉ còn hai ngày nữa là tết, những chuyến tàu, xe vẫn còn đông nghịt khách. Theo sự phán đoán của bản thân, tôi nghĩ rằng người miền Bắc vào Nam làm việc nhiều nên hành trình đi ra sẽ đông khách còn lượt vào sẽ không có ai cả. Chính vì nghĩ như thế nên tôi đã không đặt vé xe trước. Tới ngày đi, tôi chạy đôn, chạy đáo, rồi gọi điện khắp nơi để kiếm vé xe nhưng chẳng còn hãng nào còn vé cả. Bây giờ tôi mới ngộ ra là người từ các tỉnh Quảng Bình trở ra đều đổ dồn về Hà Nội để làm việc và học hành, nên chuyện hết vé là đương nhiên.
    Tôi vội vã chạy tới ga Hà Nội từ sáng sớm với hy vọng sẽ mua được một chiếc vé đi Huế trong ngày. Người mua vé xếp thành những dãy dài, tôi đến từ sớm nhưng vẫn phải đứng tận phía ngoài xa vì có những người họ còn đi sớm hơn tôi. Tôi lo lắng không biết đến lượt mình có còn vé không. Cuối cùng sau cả tiếng chờ đợi giờ cũng đến lượt tôi. Tôi hồi hộp. Tôi lo lắng. Trong lúc nhân viên gõ bàn phím máy vi tính để tìm tên tàu tôi đăng kí, tim tôi như ngừng đập. Tôi cầu nguyện. Sau một vài giây, nhân viên quầy vé lấy ra đưa cho tôi một tờ giấy và đọc số tiền để tôi thanh toán. Vừa vui mừng, vừa hạnh phúc tôi thầm tạ ơn Thiên Chúa rồi cầm vé trên tay đi ra phía dãy ghế chờ. Từ giờ cho tới lúc tàu chạy còn cả mười tiếng đồng hồ, tôi chẳng biết đi đâu, cũng chẳng biết làm gì cho hết thời gian cả. Nếu là trước đây thì tôi sẽ bỏ hành lý ở nhà ga để đi khám phá Thủ đô, tìm tới đường Đinh Lễ để lao vào những cuốn sách như những con mọt vậy. Nhưng bây giờ tôi không còn hứng thú cho các việc ấy. Nhớ lại trong ba lô của mình có một cuốn báo Công giáo và dân tộc số đặc biệt để mừng xuân Đinh Dậu. Tôi lần giở từng trang và đọc ngấu nghiến, càng đọc tôi lại càng không ngăn được nước mắt. Số báo này chủ yếu là những bài viết của một số Đức Cha chia sẻ về ơn gọi và tuổi niên thiếu nơi gia đình cùng những động lực giúp các ngài bền tâm theo Chúa. Mặc dù vừa tạm biệt gia đình để trở lại nhà Dòng nhưng sao tôi vẫn cảm thấy nhớ thương da diết. Đã mấy năm rồi tôi không được đón tết cùng gia đình, không được cùng bố mẹ và các em đi lễ giao thừa rồi gửi cho nhau những lời chúc đầu năm. Những hình ảnh về gia đình cứ theo đó mà hiện về trong tâm trí. Tôi nhớ lại tuổi thơ nơi gia đình, nhớ lại cách thức Chúa gọi tôi theo Ngài. Có những lúc, tôi phải cúi gằm mặt xuống để không ai thấy những giọt nước mắt đang ào ào tuôn chảy. Tay tôi vẫn cầm tờ báo, mắt thì dán chặt vào đó để mọi người nghĩ là tôi đang đọc một cách say sưa, nhưng thực ra mắt tôi không còn nhìn thấy dòng chữ nào cả. Tôi đang đọc lại đời mình trong tình thương của Chúa.
    Còn một giờ đồng hồ nữa tàu mới khởi hành nhưng nhà ga đã mở cửa để đón hành khách đi chuyến TN5 lên tàu. Tôi vội lau khô hàng nước mắt còn đang chảy dở dang trên gò má, hít một hơi thật mạnh như để lấy tinh thần rồi khoác ba lô lên vai. Theo sự hướng dẫn của nhân viên nhà ga, tôi lên cầu thang, trình giấy tờ và được đưa tới con tàu mang tên TN5. Đảo mắt nhìn xung quanh tôi thấy mọi hàng ghế đã kín, duy hàng ghế của tôi thì vẫn còn trống một chỗ. Tôi vui mừng pha lẫn chút hy vọng. Hy vọng ghế đó không có người. Hy vọng tôi có thể ngủ một giấc thật ngon. Tôi nhắm mắt lại nhưng tâm trí vẫn đang tiếp tục dòng suy tư.
    Tiếng còi tàu rú lên một cái thật dài báo hiệu đã đến giờ chuyển bánh. Tôi mở mắt ra, nhìn sang ghế bên cạnh và an tâm vì vẫn không có ai cả. Tàu từ từ chuyển bánh rời khỏi sân ga. Bỗng một người đàn ông bước tới. Trông chú ăn mặc rất đơn giản. Chú mặc chiếc áo sơ mi cộc tay cùng với chiếc quần jean đã phai màu. Khuôn mặt rắn chắc nhưng hơi gầy và có vẻ khá nghiêm nghị. Chú tiến về chỗ tôi rồi dừng lại, hỏi một cách lịch thiệp:
    - Xin lỗi số ghế này là 70 hay 78 vậy?
    - Là số 70 chú ạ. Tôi trả lời một cách nhanh chóng vì số ghế tôi đang ngồi là 69.
    Chú nói cảm ơn rồi quay lại phía sau. Chú đi được vài băng ghế thì dừng lại. Tôi nghĩ là chú nhầm chỗ và tự an ủi chắc số ghế này không phải của người đó. Bỗng nhiên người đó xách ba lô lên tay, từ từ tiến về phía tôi. Chú dừng lại ở giữa hàng ghế rồi đưa ba lô lên gác, tôi ngồi nép vào trong để nhường ghế lại cho chú. Vì tâm trạng không được tốt nên tôi cũng không muốn bắt chuyện với ai cả. Tôi quay mặt ra ngoài ô cửa sổ để ngắm cảnh hoàng hôn đang buông xuống. Không biết vì lịch sự hay cũng có cùng tâm trạng giống tôi mà người đàn ông đó cũng không hỏi tôi một câu nào. Yên lặng một lúc, tôi cảm thấy bức bối và hơi ngột ngạt khi bầu khí có vẻ nặng nề. Tôi quay lại bắt chuyện làm quen với chú.
    Sau một hồi nói chuyện, chú kể cho tôi nghe cuộc sống của chú và lý do chú vô Huế. Biết tôi hiện cũng đang sống tại Huế, chú hỏi nơi tôi ở. Tôi nói cho chú biết địa chỉ nơi tôi sống, bỗng chú nhìn tôi sững lại và hỏi.
    - Cháu đang ở nhà thờ nào vậy?
    - Ủa! sao chú biết?- Tôi ngạc nhiên
    - Vậy đúng là sơ rồi, nhìn một cái là tôi đã nghi nghi, nhưng qua cách nói chuyện thì tôi biết chắc cháu là một tu sĩ.
    Tôi hơi nghi ngờ không biết chú có đạo không, nhưng nếu có đạo chú đã không xưng hô như thế. Tôi hỏi để kiểm chứng.
    -Vậy, chú là….?
    - Tôi là người ngoại đạo nhưng cũng biết ít nhiều về đạo Công giáo.

    *****

    Sinh ra và lớn lên tại vùng đất cố đô, lại là cái nôi của Phật giáo nên gia đình chú đều theo đạo Phật. Chú thì không có ý niệm gì về tôn giáo và cũng chẳng hành lễ kính Phật bao giờ. Từ nhỏ, chú đã thích vẽ và vẽ rất đẹp nên từ khi học trung học cơ sở ngoài giờ học trên trường chú lại ra sông Hương, lên chùa Thiên Mụ hay các nhà thờ để ngồi vẽ. Khi lên trung học phổ thông, chú phát hiện ra có một nơi tuy hơi xa thành phố nhưng phong cảnh rất đẹp và cũng thật yên tĩnh để có thể tập trung vẽ. Đó là đồi thông Thiên An. Nhà chú ở Thôn Vĩ Dạ nên từ nhà lên Thiên An cũng khá xa, chạy xe đạp cũng phải mất cả tiếng đồng hồ, hơn nữa đường đi vòng vèo và có nhiều dốc nên chú chỉ có thể lên đó vào ngày chủ nhật. Trên đồi thông có một tượng Đức Mẹ rất lớn, đã trở thành nơi cho chú tựa lưng để ngắm cảnh và có lúc là nghỉ ngơi. Thi thoảng, chú nghe thấy tiếng chuông boong boong của một ngôi nhà thờ gần đó, lần theo tiếng chuông chú phát hiện ra trên đỉnh đồi là nơi tọa lạc của một Dòng tu rất lớn. Dòng Thiên An. Thấy tò mò về đạo nên chú hỏi mượn các thầy một cuốn sách về đạo để đọc, các thầy cho chú mượn cuốn sách Kinh Thánh trọn bộ cả Cựu Ước và Tân Ước. Vì thời đó còn rất hiếm sách nên các thầy chỉ cho mượn tại chỗ không được mang về nhà, thế là chú vui mừng ôm cuốn sách xuống đồi thông đọc rồi trước khi về thì lên trả. Thấy cuốn sách hay quá nên không chờ được tới chủ nhật, vậy là chiều nào chú cũng đạp xe lên Thiên An để đọc cho được cuốn sách đó. Cứ vậy suốt ba năm chú đã đọc xong cuốn Kinh Thánh trọn bộ một cách say sưa và kỹ lưỡng.
    Nghe chú kể tôi thấy lòng mình như thắt lại. Bằng tuổi của chú khi đó tôi chỉ mới đọc xong cuốn Kinh Thánh Tân Ước, thế mà đã có lúc tôi đã rất tự hào so với bạn bè. Nghe chú kể về lòng mộ đạo của mình và thái độ kính phục của chú giành cho những người Công giáo tôi cảm thấy xấu hổ và có gì như chột dạ.
    *****

    Thông thường trên các hành trình tôi đi, khi mọi người biết tôi là người Công giáo, hơn nữa lại là tu sĩ, họ thường hỏi tôi điều này điều kia về đạo. Còn chú thì không. Trái lại chú kể cho tôi nghe những câu chuyện của người Công giáo, như một nhà truyền giáo thực thụ. Đó là những câu chuyện về lòng tin, sự tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa đến phó cả mạng sống cho Ngài, rồi cả những câu chuyện về sự kém tin… Tôi đã từng đọc rất nhiều sách, nghe rất nhiều truyện nhưng những truyện chú kể rất ý nghĩa mà sao tôi lại chưa nghe bao giờ. Tôi hỏi chú đọc những truyện đó ở đâu? Chú nói đó là những truyện trong sách giáo lý được viết bằng tiếng nước ngoài. Hóa ra chú đã đọc cả sách giáo lý của đạo Công giáo, các sách thần học, sách lịch sử về đạo Công giáo rồi cả sách hạnh các thánh và nhiều sách khác. Chú và tôi trao đổi với nhau không phải giữa người có đạo và người ngoại đạo nhưng là như hai người đồng đạo, có lúc chú như là người thầy của tôi vậy. Chú nói:
    - Người công giáo thật tuyệt vời vì có Chúa. Họ tin vào Chúa bằng một niềm tin tuyệt đối. Đó là những con người dám sống bằng niềm tin của mình.
    Tôi cảm thấy hạnh phúc về điều đó nhưng cũng hơi ngượng ngùng, vì có rất nhiều người tin Chúa mà chưa sống niềm tin vào Chúa. Có những người chỉ tin khi họ xin gì được nấy hoặc khi họ gặp may mắn, hạnh phúc và rồi lại dễ dàng ngã lòng và xa Chúa khi gặp thử thách, gian truân. Chính bản thân tôi đã từng có lúc như thế. Tôi không ngần ngại chia sẻ cho chú về điều đó nhưng chú không tin.
    -Không có đâu, tôi thấy người Công giáo thật tuyệt vời. Họ sống niềm tin đó bằng cả cuộc sống của mình.
    Tôi im lặng. Niềm tin của chú quá mạnh, cứ để chú tin như thế có lẽ tốt hơn. Tôi xin Chúa cho điều chú ấy nghĩ là thật.
    - Thế chú đã đến các nhà thờ bao giờ chưa?- Tôi hỏi.
    - Rất nhiều.- Chú trả lời.- Khi ở Huế tôi đã từng tham dự thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, rồi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Trong thời gian học đại học ở Sài Gòn tôi đã tham dự lễ Giáng sinh và Phục sinh tại nhà thờ Đức Bà. Còn ở Hà Nội, tôi đã đi hầu hết các nhà thờ trong thành phố.
    Chú cho biết mỗi khi xong việc tại xưởng in là chú lại ra công viên ngồi vẽ, nghe tiếng chuông của nhà thờ gần đó là chú ngưng vẽ để đến nhà thờ. Tuy nhiên không phải là tất cả mọi ngày vì công việc của chú ở xưởng in có khi nghỉ rất trễ. Chú nói khi đến nhà thờ, chú như quên đi tất cả mọi thứ bộn bề của cuộc sống, tâm hồn trở nên thư thái và bình an đến lạ thường. Chú còn chia sẻ là có hai nhà thờ mà chú cảm thấy ấm cúng và thích đến nhiều nhất đó là nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (Huế). Nơi đó chú cảm nhận được sự gần gũi với Thiên Chúa hơn.
    -Biết về đạo nhiều như thế, lại có lòng yêu mến Chúa đến vậy, chú có dự tính theo đạo không?
    -Chú đáp lại mà không hề suy nghĩ: Tôi ước mong vào đạo lâu lắm rồi nhưng lại sợ mình quá tội lỗi không xứng đáng và cũng không đủ điều kiện để nhập đạo sơ ạ.
    Tôi giải thích cho chú về những điều kiện để được chịu phép rửa tội theo đạo Công giáo cũng như những nghi thức cần thiết.
    -Tôi trấn an chú: Chú yên tâm, về điều kiện thì con thấy chú không những đủ mà còn có dư là đằng khác. Giáo lý, Kinh Thánh chú đều nắm vững rồi, đức tin thì khỏi phải nói. Chú chỉ còn một bước cuối cùng là đến gặp linh mục để được rửa tội theo nghi thức Công giáo thôi.
    -Thế việc nhận tên thánh bổn mạng thì thế nào? Mình có được tự chọn thánh bổn mạng cho mình không?
    - Chú biết cả việc này à?- Tôi ngạc nhiên hết sức.
    - Vì muốn theo đạo nên tôi đã tìm hiểu khá kỹ sơ à. Trong vài cuốn sách tôi đọc, đều thấy nhắc đến việc mỗi người có một vị thánh bổn mạng. Vì thế, tôi đã tìm hiểu về rất nhiều vị thánh trong Giáo hội Công giáo, không biết là đã hết chưa nữa.
    Tôi quá bất ngờ trước những câu nói của một người chưa tin đạo mà lại biết nhiều về đạo đến thế. Trước đây tôi đã từng gặp những người trí thức ở đời. Họ biết về đạo rất nhiều, họ nói về Chúa cũng vanh vách nhưng những điều họ biết chỉ là biết theo lĩnh vực nghiên cứu khoa học hoặc là để làm giàu thêm kho kiến thức của họ. Họ hoàn toàn vô tín. Còn chú thì khác. Nhìn vào mắt chú, cách nói của chú, tôi đọc được khát khao được làm con Chúa, niềm xác tín vào một vị Thiên Chúa mà chú đã tin nhưng chưa được gặp. Điều tôi cảm kích nhất nơi chú đó là chú đã tự mình tìm đến với Thiên Chúa mà không qua bất kì một người nào cả. Tôi giải thích cho chú hiểu về việc nhận vị thánh bổn mạng, và tất nhiên trong trường hợp của chú không có gì để ngăn cản việc chú có thể tự chọn thánh bổn mạng cho mình cả.
    -Vậy tôi sẽ chọn thánh Phêrô làm bổn mạng của mình sơ ạ.- Khuôn mặt chú rạng rỡ hẳn lên.
    -Vì sao chú lại chọn thánh Phêrô mà không phải là một vị thánh khác?
    -Vì thánh Phêrô được Chúa trao cho chìa khóa Nước Trời, người tội lỗi như tôi khó vào Nước Trời lắm nên chỉ có thể bám vào thánh Phêrô thôi.- Chú trả lời một cách hóm hỉnh
    Không nín được nên tôi phá lên cười khiến mọi người xung quanh đều chú ý. Tôi nhè nhẹ cúi đầu xuống nói nhỏ với chú: Chú yên tâm, bữa nay không cần thánh Phêrô cho phép vẫn có trường hợp “vượt rào” để vào Thiên đàng đó. Thấy vẻ ngạc nhiên của chú, tôi lại tiếp tục cười. Tôi kể cho chú nghe về truyện thánh Giuse bắc thang cho một người tội lỗi vào Thiên đàng bằng cách vượt tường. Đó là câu chuyện tôi đã đọc được trong cuốn sách kể về các chuyện lạ của thánh Giuse để nhắc nhở ta thêm lòng yêu mến thánh cả và năng chạy đến cùng thánh cả hơn. Sau khi kể xong tôi trêu chú.
    - Chú cẩn thận không là vừa lên tới cửa Thiên Đàng đã bị thánh Phêrô giữ lại, trao cho chùm chìa khóa với lời trăng trối: Đã đến lúc ta được nghỉ ngơi rồi, ngươi hãy tiếp tục công việc của ta cho tốt vào nhé.
    Tôi và chú cả hai cùng cười vui vẻ.
    Yên lặng một lúc, chú quay sang tôi nói nhỏ: Tôi không biết Chúa có tha thứ tội lỗi cho tôi không. Rồi chú kể cho tôi câu chuyện chú mới gặp vừa đây. Chú bảo, chú suýt đánh người vì họ xúc phạm nhân cách của chú. Trong lúc nóng giận, không kiềm chế được chú đã quát mắng họ, dọa đánh đòn họ. Nếu mọi người không ngăn cản thì hôm đó chú đã cho họ một trận đòn nhừ tử. Sau khi đã bình tĩnh trở lại chú hối hận vô cùng. Chú bảo người có đức tin không làm vậy đâu.
    Tôi thực sự không hiểu sao một người chưa có đạo như chú mà lại thánh thiện như thế. Xét về sự hiểu biết thì chú hơn hẳn phần đông các Kitô hữu. Cho tới thời điểm này, tôi biết còn rất nhiều Kitô hữu không đến nhà thờ, kể cả ngày Chúa nhật. Có mấy ai đã đọc xong cuốn Kinh Thánh Tân Ước, có chăng họ chỉ đọc Lời Chúa của ngày Chúa nhật, ai tốt lành hơn thì đọc Lời Chúa cả các ngày thường. Còn hỏi về lịch sử Giáo hội thì ít ai có thể trả lời được lịch sử Giáo hội đã trải qua những mốc thăng trầm như thế nào? Ngay đến đời sống đức tin cũng sa sút hoàn toàn. Trước đây khi đời sống còn khó khăn, mọi người siêng năng tham dự thánh lễ, cùng nhau tổ chức các việc đạo đức. Tôi còn nhớ vào những thập niên 80, 90 linh mục trong địa phận của tôi còn ít lắm, mỗi cha coi tới 4, 5 giáo xứ và vô số các họ lẻ. Cho nên các giáo xứ chỉ có lễ ngày Chúa nhật, có khi phải 2, 3 Chúa nhật mới có một thánh lễ. Nhiều khi tới giờ lễ mà chưa thấy cha tới, cả nhà thờ ngồi đợi cả tiếng, hai tiếng đồng hồ mà vẫn rất vui vẻ. Thời nay mà thế chắc chẳng còn ai ngồi lại cả.
    *****

    Màn đêm buông xuống từ lúc nào tôi cũng không để ý, ở ngoài kia xa xa những ánh đèn đường lấp ló sáng. Tàu vẫn chạy lắc lư, ánh đèn điện sáng trưng như ban ngày. Nếu không nhìn ra bên ngoài qua ô cửa sổ thì cứ ngỡ là trời vẫn sáng. Tôi mông lung nhìn về phía xa nơi những tia sáng nho nhỏ của dãy đường phố phát ra. Tôi thầm cảm ơn Chúa đã cho tôi gặp được chú để giúp tôi nhìn lại chính mình, canh tân chính mình. Có nhiều khi tôi cứ tưởng mình đang sống trong vùng ánh sáng chói chang của mặt trời nhưng tôi đâu ngờ đó chỉ là ánh đèn điện hào nhoáng dễ vụt tắt. Nhiều khi tôi cứ ngỡ mình luôn vững tin vào Thiên Chúa nhưng phải khi gặp thử thách mới biết mình yếu đuối và kém tin là nhường nào.
    Tôi định chợp mắt một chút vì sáng nay dậy từ rất sớm, nhưng chưa kịp nhắm mắt chú lại bắt chuyện. Chú hỏi tôi tại sao người Công giáo tôn sùng Mẹ Maria còn người Tin Lành cũng thờ Chúa nhưng sao không kính Mẹ. Tôi kể cho chú nghe về cuộc li khai của anh em Tin lành và những lý do dẫn đến cuộc li khai đó và cả lý do vì sao người Tin lành không tôn sùng Mẹ Maria. Nghe xong, chú lắc đầu nói: Thật đáng tiếc! Chú nói Mẹ Maria là người Mẹ rất tuyệt vời, mẹ luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của tất cả nhân loại chứ không chỉ đối với người Công giáo. Chú bảo, vị thánh đầu tiên mà chú tìm hiểu đó là Đức Maria. Chú cũng đã từng đến linh địa La Vang không phải để cầu nguyện nhưng đúng hơn là du lịch, nhưng chú nhìn thấy ở nơi đó những con người đến với Mẹ bằng tất cả con tim, lòng yêu mến và sự cậy trông. Ngay tại Hà Nội, những người hàng xóm của chú đều là người lương nhưng chú nghe thấy họ truyền tai nhau về những ơn Mẹ ban cho và họ rủ nhau đi hành hương Đức Mẹ đầu năm thay cho việc lên chùa.
    Tôi gật đầu lia lịa tỏ vẻ tán thành vì tôi đang có may mắn được phục vụ tại trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang. Hằng ngày tôi đón tiếp rất nhiều đoàn hành hương về bên Mẹ. Trong số những người đi hành hương không chỉ có người Công giáo nhưng còn có những người không theo tôn giáo nào hoặc theo các tôn giáo khác. Họ đến với Mẹ bằng lòng mộ mến và đã được ơn riêng của Mẹ. Có những người đến nhiều lần trong một năm hoặc ít là một năm một lần. Có người đến với Mẹ để tạ ơn và tri ân Mẹ; có người đến mang theo nỗi đau dày vò tâm can; có người đến đơn thuần để tỏ lòng yêu mến đối với Mẹ. Nhưng tất cả đều trút nơi Mẹ những tâm tư, nguyện ước như một đứa con thơ đang trút bầu tâm sự cùng với mẹ mình. Tôi thấy thật hạnh phúc vì được Mẹ Maria làm mẹ của mình.
    Giờ thì đến lượt chú im lặng. Chú không nói ra, nhưng tôi biết chú cũng nói thật đáng tiếc cho người Công giáo chưa dám can đảm để truyền giáo như người Tin lành. Nhiều lúc tôi cũng đã thắc mắc tại sao người Tin lành họ nhớ Kinh Thánh đến thế, nói đến đâu là họ trích Kinh Thánh đến đó và đứng ở bất cứ đâu họ cũng có thể truyền giáo. Còn người Công giáo thì không. Phải chăng ta chưa ý thức được sứ mạng làm ngôn sứ của mình chăng?

  6. #6
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-131

    ĐƯỜNG ĐI CỦA GIÓ

    Chán chường. Nó nằm vật ra giường. Mùi thơm của sáp làm nó cảm thấy bớt ngột ngạt hơn. Lôi chiếc Samsung J7 ra, nó đăng nhập facebook. Như một thói quen không kiểm soát, nó lướt một lượt đọc các thông tin. Chẳng có gì mới. Ném chiếc điện thoại sang một bên, nó thở dài… Cầm lại chiếc điện thoại, nó treo một status: “Đức Kitô thật tuyệt vời, còn những người công giáo thì…”. Nó bỏ lửng trong dấu ba chấm. Vừa mới đăng lên, lũ bạn đã ào vào bình luận:
    - Thất bại rồi à?
    - Đó, tao nói ngay từ đầu rồi mà mày có chịu nghe…
    - Ngay từ đầu tao đã biết vậy rồi, con hâm…
    ***
    …Nó và anh yêu nhau gần 5 năm. Ngày đó, nó còn là cô sinh viên ngành ngôn ngữ Anh của ĐH Nha Trang. Nó biết anh trong một buổi cắm trại liên chi đoàn. Hiền lành, ít nói. Đó là ấn tượng đầu tiên của nó về anh. Nó chẳng mấy ấn tượng về anh, nó vốn là một người năng nổ, cá tính khá mạnh, luôn sôi nổi, nhiệt huyết trong cuộc sống. Điều làm nó bị chinh phục là tối đó khi xả trại, trên đường đi về, cả đoàn đi ngang qua chỗ bà cụ hành khất, giữa cái tiết trời giá rét của mùa đông Nha Trang mà bà cụ chỉ có manh áo mỏng như tơ ngồi co ro dưới gốc cây ven đường, chìa cái nón lá rách bương ra…Trong khi cả đoàn đi qua ai cũng dửng dưng mải lo nói về cuộc trại…thì anh tiến lại, cởi chiếc áo khoác của mình, choàng lên người bà cụ…
    Nó bắt đầu tìm hiểu về anh. Anh hơn nó 2 tuổi, hiện là sinh viên năm cuối khoa kinh tế. Hiền lành, ít nói, học giỏi, tốt bụng. Đó là bạn bè nó nhận xét về anh. Vốn mạnh mẽ và cá tính, xác định được đối tượng, nó bắt đầu làm quen anh.
    …Sau sáu tháng, nó và anh chính thức thành một đôi. Nó hạnh phúc dưới sự quan tâm che chở của anh, nó thấy mình thật an toàn. Cái hiền lành, khờ khờ của anh đôi khi làm nó phát bực… nhưng chắc cũng vì cái điểm khác người này mà nó yêu anh.
    Yêu nhau một thời gian, anh mới kể cho nó nghe anh từng là một học viên – một chủng sinh dưới mái trường Đại chủng viện Sao Biển… Anh không nói cho nó lý do vì sao anh không tiếp tục con đường tận hiến nữa. Nó bất ngờ. Nó hơi hụt hẫng. Nó hụt hẫng không phải vì anh từ bỏ con đường tận hiến… nhưng vì anh là một người Công giáo, còn nó – một con chiên Tin lành. Nó sợ nó và anh sẽ không có kết quả vì không cùng tôn giáo. Nhưng thôi kệ, nó nhắm mắt bỏ qua, không quan tâm nữa, nó tin vào tình Chúa quan phòng.
    Suốt 5 năm yêu nhau, anh và nó chưa một lần nào gặp phải những bất đồng quan điểm về tôn giáo. Thú thực nó phải phục anh vì thái độ tích cực và tôn trọng của anh đối với tôn giáo của nó, trong khi, dù không nói ra nhưng nó vẫn có ấn tượng không tốt về đạo Công giáo, nó vốn bảo thủ. Có lần nó hỏi anh:
    - Anh nghĩ thế nào về đạo Tin lành?
    Anh nhìn nó mỉm cười, ôn tồn trả lời:
    - Chẳng phải anh em Tin lành vẫn luôn tin vào Kinh Thánh đó sao! Trong Kinh Thánh Chúa nói rõ ràng: “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3, 38), do đó, không phải anh nghĩ như thế nào nhưng Giáo Hội dạy anh biết rằng trong mỗi tôn giáo – kể cả những tôn giáo ngoài Kitô giáo luôn có những hạt giống của Lời, nghĩa là nơi các tôn giáo khác luôn mang trong mình một tia sáng nào đó của chính Chân Lý đang chiếu soi tất cả mọi người (x. Nostra Aetate, Số 2).
    - Nghĩa là ngoài Giáo Hội vẫn có ơn cứu độ?- Nó thắc mắc.
    - Đúng rồi em.
    - Sao vẫn còn truyền giáo làm gì anh?
    - Ah, hihi vì Giáo hội tự bản chất là truyền giáo (x. Ad gentes, số 2), nói nôm na là: sứ mạng truyền giáo được bắt nguồn từ Ba Ngôi, sứ mạng này được Giáo hội thi hành ngay từ những buổi sơ khai và trải dài đến ngày nay và ngàn sau, sứ mạng này luôn tồn tại và thích ứng theo những hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử và từng nền văn hóa….
    - Anh nói cứ như mấy ông cụ non, hihi…
    - Thôi, cái này mà nói thì dài lắm, bữa nào được nghỉ rồi anh “giảng” cho nghe, hihi…
    Anh vẫn luôn ôn tồn và uyên bác trong mọi chuyện như vậy.
    ***
    Ngày nó ra trường, anh đã có công ăn việc làm ổn định. Anh đề nghị nó về ra mắt gia đình anh. Nó hơi bất ngờ, nhưng nó mừng lắm…vì tuổi nó cũng hăm đi hăm lại nhiều lần rồi mà… Bất chợt, nó nhìn lên cây thánh giá… lòng nó bất an…
    Ngày ra mắt gia đình anh, nó hồi hộp vô cùng, cái cảm giác giống như ngày một mình nó khăn gói từ quê vào Nha Trang thi đại học vậy. Nó cố chọn cho mình bộ đồ giản dị nhất vì nó biết gia đình anh vốn đạo đức, ghét cầu kì, kiểu cách.
    Anh đón nó, chở nó tới nhà anh, đón nó là bố mẹ anh. Thoạt nhìn (vì nó có dám nhìn chính diện đâu, hix) bố anh dáng cao, quắc thước, nghiêm nghị. Còn mẹ anh: duyên dáng, giản dị trong bộ bà ba nâu hơi cũ, đã sờn màu. Nó hơi khó thở. Nó cảm thấy hơi ngột ngạt, không khí không được…
    Nhưng rồi không khí căng thẳng dãn ra ngay khi đứa em út của anh chạy ra ríu rít:
    - Ah… ah… chị Nhi tới rồi… Sáng giờ anh Nhân cứ như đứng đống lửa như ngồi đống than… hết soi gương lại đi ra đi vô xem đồng hồ… chỉ mong tới giờ đi đón chị, hehe…
    - Cái con bé này…đi vô trong, chỗ người lớn.- Mẹ anh làm mặt nghiêm.
    - Vô nhà đi con, đừng có sợ.- Mẹ anh cười, nói với nó.
    - Dạ, con cảm ơn hai bác.- Nó khép nép (lúc này nó mới sực nhớ, run quá nó quên chào…).
    Buổi nói chuyện hết sức vui vẻ, Nhi thầm cảm ơn bé út, nhờ nó pha trò mà Nhi đỡ sợ, nói năng mạnh dạn hơn… Mọi chuyện có lẽ đã êm xuôi, bất chợt mẹ anh hỏi:
    - Nhi ở xứ nào con? Cha sở là cha nào con hè?
    - Dạ…- Nó trợn mắt. Nó quay sang nhìn anh, có lẽ anh chưa nói với gia đình về…
    - Nhi ở bên Vĩnh Phước đó mẹ, Nhi theo đạo Tin lành.- Anh nói tỉnh bơ. Còn nó thì thấy bầu trời quay vòng vòng…
    Không khí thoáng có chút gì đó chùng lại. Ba mẹ anh đưa mắt nhìn nhau. Vài phút im lặng trôi qua, Nhi cảm thấy như mấy năm… Ba anh mở lời:
    - Xin lỗi con nghen, nhà bác có chuyện chút, hẹn con hôm khác nghen.
    - Dạ.- Nó lí nhí trả lời.
    Nó chào ba mẹ anh, đứng dậy ra về. Anh chở nó, suốt dọc đường hai đứa im lặng.
    - Em vào nhà đi. Tin ở anh.
    Nó chỉ biết sà vào lòng anh. Yên lặng. Chờ mong.
    ***
    Nó nằm trên giường, chán nản, đăng status, nhưng không trả lời bất kì bình luận nào hết… Nó nhìn lên trần nhà…tuyệt vọng…mông lung… Nó không mong chờ gì lắm, nó biết giữa Công giáo và Tin lành luôn có một khoảng cách… Nó sợ cái khoảng cách vô hình ấy.
    Năm ngày trôi qua. Đã năm ngày anh không liên lạc với nó. Nó cũng giam mình trong phòng mấy ngày nay.
    Một tuần sau, nó không muốn gục ngã như vậy nữa, nó bắt đầu gắng hòa mình vào cuộc sống.
    Sáng đó, nó đang nấu bữa sáng, chợt chuông cửa vang lên, đeo chiếc tạp-giề nó vội chạy ra mở cửa… Là anh.
    - Em tưởng anh trốn luôn rồi.- Nó làm mặt giận.
    - Em làm gì không? Đi chỗ này với anh.
    - Đi đâu?
    - Đi rồi biết.- Anh cười hiền.
    - Chờ em chút.
    Nó chạy vào nhà thay vội bộ đồ, nó theo anh đi, sau khi xin phép ba mẹ.
    Anh chở nó chạy dọc đường biển, mãi đến trước một nhà thờ, anh mới dừng lại:
    - Vào thôi em, đây là chỗ cha giáo hồi dạy giáo luật cho anh ở, giờ ngài đang nghỉ hưu.
    - Đưa em tới đây làm gì?
    - Vô rồi biết, hihi.- Lại cười.
    Đón chúng tôi là một ông cụ “bình dân” hết sức: áo may-ô, quần xoắn ống cao ống thấp đang cặm cụi nhổ cỏ.
    - Con chào cha giáo.- Anh cất tiếng.
    - Ah! Nhân hả con, vào đi, con đi với bạn ah?
    - Dạ, con có kể với cha trước rồi đó.
    - Ah… khà khà…Nhi…uhm được…được…hai con vào nhà đi, cha rửa tay rồi vô.
    Nó với anh vào phòng khách của cha.
    Sau khi nghe anh trình bày cặn kẽ mọi chuyện, cha mỉm cười:
    - Chuyện này về mặt giáo quyền thì không khó, cái khó là tâm thức của người giáo dân mình con ah. Kể từ sau công đồng Vaticano II, Giáo hội đã có một cái nhìn đầy thiện chí với các tôn giáo. Chủ yếu là hàng giáo phẩm của mình chưa thưc sự thấm nhuần tư tưởng của công đồng, do vậy mà chưa thể nói cho người giáo dân được. Khổ vậy đó con.
    - Vậy là có thể tiến tới hôn nhân mà không bị ngăn trở phải không cha?- Nó vội vàng.
    - Đúng rồi con, không có gì ngăn trở hết.- Cha cười hiền từ.
    - Vậy cha giúp con nói với ba con được không cha?
    - Ah!! Ai chớ ông Sáu thì căng ah…
    - Đi mà cha… giúp tụi con đi cha.- Nó nài nỉ
    - Thôi được rồi…cha sẽ cố gắng.
    - Thiệt hở cha?- Nó háo hức.
    - Uh thì trường hợp của hai đứa cũng không khó. Trường hợp này gọi là Hôn nhân hỗn hợp (Giáo luật, điều 1124), nếu không có phép minh nhiên của thẩm quyền cấm kết hôn thì tụi con chỉ việc đến cha sở, xin ngài hướng dẫn, có thể chính ngài sẽ xin bản quyền (giám mục, tổng đại diện, đại diện giám mục) ban phép, và nếu xét thấy Nhi nằm trong một hội thánh Tin lành mà Giáo hội không công nhận phép Thánh Tẩy thì Nhi sẽ được rửa tội lại, còn không thì thôi. Dĩ nhiên, Nhân, con phải cam kết sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và phải làm tất cả để con cái được rửa tội và được giáo dục trong Giáo hội Công giáo (x. Giáo luật, điều 1125, khoản 1):
    - Dạ thưa cha, những điều này thì chúng con làm được.
    - Uh, vậy thì tốt rồi.
    Sau đó nó với anh còn nói chuyện với cha thêm ít lâu nữa, nó thấy linh mục Công giáo thân thiện đấy chứ, đâu phải đáng ghét như nó nghĩ… Có lẽ nó đang lầm về mối quan hệ giữa Công giáo và Tin lành chăng? Nó nghĩ mông lung.
    ***
    - Sao? Ông Sáu rõ chưa?
    - Dạ con cảm ơn cha! Không có cha nói chắc con làm chuyện quấy rồi.
    - Có gì đâu mà ơn với nghĩa…haha… Mà tui cũng hi vọng gia đình mình sống sao cho con Nhi nó thấy được giữa Công giáo và Tin lành không hề có mối “thù” nào hết nghen ông. Đó là cách truyền giáo đó ông Sáu.
    - Dạ, con nghe lời cha.
    Ông chào cha, vui vẻ ra về.
    ***
    - Anh thấy cái váy này được hông?
    - Uh, đẹp lắm.- Anh nhìn nó mỉm cười, nụ cười thật ấm.
    - Anh này… Không thèm nhìn mà bảo là đẹp… người gì cứ như khúc gỗ… Đúng là đồ…. không cảm xúc!- Nó làm mặt giận.
    Anh lại cười…
    Bên trong Studio áo cưới, có đôi bạn trẻ đang hạnh phúc.
    Ngoài trời gió vẫn thổi, có thể nghe tiếng gió nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi về đâu (x. Ga 3,8).

  7. #7
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-135

    BÂY GIỜ CHỊ PHẢI LÀM GÌ

    Câu hỏi ấy tôi đã nghe từ chị nhiều lần, chẳng phải là tôi thông minh hơn chị nhưng có lẽ là vì tôi là một người ngoài cuộc nên chị mới hỏi tôi chăng?
    Chị là một người con gái tên Vân, tôi quen chị kể từ khi tôi bắt đầu bước chân ra Hà Nội. Tôi là một sinh viên năm đầu còn chị là một sinh viên năm cuối học cùng trường với tôi nhưng khác ngành học. Chị và tôi chung nhau một xóm trọ chín phòng. Tôi vào sau nhưng có được vị trí ở giữa xóm nên chuyện gì tôi cũng biết mà cũng là vì tôi là một thằng con trai nhiều chuyện nữa. Sinh viên mới vào trường nên bài vở cũng chưa có nhiều để làm, các môn học chủ yếu là các môn đại cương và lý thuyết nên ít bài tập lắm. Tôi thường hay chơi và nói chuyện phiếm với mọi người trong xóm mỗi khi tôi ở nhà. Còn chị, tôi rất ít nói chuyện với chị nhưng mỗi khi chúng tôi nói chuyện thì lại rất chân tình vì chị và tôi có vẻ rất hợp nhau. Chị cũng là một người theo đạo Công Giáo như tôi, một người xinh xắn và ngoan hiền nhất trong xóm tôi hoặc ít nhất thì trong cái nhìn của tôi là như thế; chăm chỉ đi lễ và chịu khó lần chuỗi Mân Côi vào mỗi buổi tối. Tôi có ấn tượng rất tốt về chị cũng như các bạn của chị đã đến xóm tôi chơi. Học kỳ một đã qua, tôi bắt đầu thân thiết hơn với chị và chị cũng đã nhiều lần tâm sự cho tôi những nỗi niềm của chị. Điều đó làm cho tôi vui thích vì thấy mình được tin tưởng và từng tràng cười nối nhau khi tôi nghe những câu truyện cười của chị. Sau đó ít lâu, tôi bận rộn với mấy bài kiểm tra giữa học kì II nên tôi ít có thời gian nói chuyện với mọi người trong xóm cũng như với chị. Nhưng đến sinh nhật của chị, tôi vui lắm và muốn tìm cho chị một món quà nào đó mà chị thật thích. Và khi bắt đầu, tôi cũng như mọi người ở đó ai cũng vui mừng gửi tới chị những món quà cũng những lời chúc tốt đẹp. Nhưng nét mặt của chị thì tôi nhận ra có cái gì đó chỉ gượng gạo một niềm vui nhỏ mà nỗi buồn thì lớn hơn. Khi tiệc đã tan, tôi lạ lùng khi thấy trong buổi tiệc chẳng có ai khác ngoài cô bạn thân của chị và mọi người trong xóm. Thật lạ khi người bạn trai của chị sao không thấy đâu cả. Tôi chợt chú ý đến chị nhiều hơn, nét mặt của chị thì buồn và xanh xao, có thể chị đã mất ngủ nhiều ngày lắm không biết là do học tập hay một chuyện gì đó đã làm cho chị phải lo lắng như thế. Tôi đến bên chị và như một sự liều lĩnh, tôi hỏi chị về điều đó. Chị không trả lời tôi nhưng chị lại quay mặt đi và khóc. Thêm một lần nữa, tôi hỏi chị. Lần này, chị quay lại nhìn tôi trong sự ái ngại rồi gục đầu xuống hai đầu gối của chị mà rưng rưng nước mắt. Chị kể cho tôi nghe về cuộc đời đau buồn của chị cũng như nỗi sợ của chị trong suốt những ngày qua.
    Chị đã chia tay với người bạn trai mà tôi đang thắc mắc. Tôi cũng đã có lần nói chuyện với người bạn đó của chị. Anh là một người cùng quê với tôi và cách nhà tôi tuy xa nhưng tôi cũng biết đến chỗ đó và là một người cùng tôn giáo với chị và tôi nữa. Anh chị yêu nhau đã ba năm và dường như gần đây họ có chuyện gì khúc mắc với nhau. Chị nói tiếp trong sự ngần ngại. Chị đã có thai với người bạn trai đó. Nhưng khi biết điều ấy, thì anh chàng không muốn chịu lấy cái trách nhiệm nặng nề ấy mà muốn chị phá bỏ nó đi. Chị buồn lắm. Phá thai, chuyện mà trước đến nay chị chỉ nghe nói nhưng bây giờ chị phải đối diện với nó. Chị bắt đầu cảm thấy gờn gợn và lạnh người. Chị sợ! Nhưng vì là một sinh viên năm cuối, vì một tình yêu không thành, chị đành quyết định phá bỏ. Anh dẫn chị tới trung tâm y tế với những lời an ủi và những hứa hẹn cho tương lai. Nhưng khi mọi chuyện đã xong xuôi, anh đã bỏ rơi chị mặc cho những nỗi sợ hãi và cô đơn cứ đeo đuổi chị. Sau thời gian đó, chị hoàn toàn đau khổ và tuyệt vọng, không còn chú ý đến học tập hay bất cứ công việc gì nữa. Chị cũng không đi dự lễ và cũng không lần chuỗi như mọi ngày nữa. Chị thấy mình bất xứng hay một tâm trạng lo lắng đang đè nén chị. Nhưng một ngày kia, thói quen cũ lại đến với chị, chị lấy chuỗi Mân Côi ra và bắt đầu lần chuỗi. Nhưng khi kết thúc bằng lời kinh: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con… chị oà khóc. Hoảng hốt và sợ hãi, trong tâm trí chị lúc này hiện lên một hình ảnh đáng sợ và thậy cay đắng. Một đứa trẻ chưa bằng bàn tay người đang nằm cố cựa quậy trong một vũng máu. Chị la lên trong đêm tối mà không một ai đến bên chị an ủi hay chia bớt cùng chị nỗi sợ hãi ấy. Đến đây chị hỏi tôi:
    - Bây giờ chị phải làm gì?
    Tôi cứ thần người ra mà không biết nói gì nữa. Nói gì đây khi chính tôi không biết mình phải làm gì cho dù là kẻ ngoài cuộc.Trong thâm tâm của tôi chị là một người ngoan hiền và đạo đức, vậy mà giờ đây, hình ảnh tốt đẹp ấy về chị gần như không còn nữa. Tôi luôn có một cái nhìn và tôi lên án việc phá thai. Bởi cho dù thế nào và bằng cách nào thì đó cũng là một hành động giết người và tôi ghê tởm việc đó. Nhưng nay đối diện với chị và hoàn cảnh của chị, tôi cũng muốn khóc lên cùng với chị và khóc lên cho chị nữa. Tôi tự đặt mình vào hoàn cảnh éo le của chị và tôi tự hỏi mình sẽ làm gì. Nhưng khi vừa vào trong hoàn cảnh ấy, tôi đã sợ hãi và gục đầu muốn trốn chạy. Quả thực là sợ hãi, bởi hình ảnh ấy cứ bám đuổi lấy chị và làm cho chị phải run lên mỗi khi nghĩ về nó. Tôi cũng cảm thấy một điều gì ghê gớm lắm. Tôi cố gắng thoát ra, bởi chính lúc này, hình ảnh ấy cũng ám ảnh cả tôi nữa. Đến lúc này, tôi cũng cảm thấy lạnh người và dường như tôi cũng muốn thông cảm với nỗi đau mà chị đang phải mang chịu nữa. Lúc này tuy rằng tôi không đồng tình với hành động của chị nhưng tôi không còn ghét chị nữa mà thấy mình thương chị nhiều hơn. Tôi chỉ biết cúi xuống mà cầu nguyện và không hiểu tự bao giờ nước mắt cũng tràn đầy trên khoé mắt của tôi. Đến đây, tôi chỉ thầm trách anh chàng người yêu của chị và như một phản ứng của một thanh niên, tôi muốn đánh cho anh một trận tơi bời nữa. Nhưng tôi chợt trở lại với chính bản thân mình và tự hỏi khi tôi là anh, tôi có sẵn sàng chịu lấy trách nhiệm hay cũng chạy trốn như anh. Tôi tự vấn lương tâm mình và thấy sao cuộc đời này nhiều chuyện quá. Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi tôi quay sang chị muốn an ủi chị một vài lời. Tôi khuyên chị lại đi xưng tội và làm một việc gì đó để đền lại lỗi lầm đó. Tôi biết chị còn mặc cảm nên sẽ không tự mình đi đến nhà thờ, nên Chúa Nhật tuần đó, tôi nhờ chị chở tôi đi chơi, cố ý thật muộn và tôi cùng chị vào nhà thờ. Tôi nói chị chờ tôi trong khi tôi đi xưng tội, nhưng tôi cố kéo chị vào cùng tôi xưng tội luôn. Thoạt đầu chị ngần ngại nhưng rồi chị cũng đi. Tôi cho chị vào trước tôi vì lý do tôi mắc một chuyện khá bận. Chị vào trong đó thật lâu mà chưa thấy chị ra, tôi tự hỏi tại sao vậy? Tôi không biết phải làm gì lúc này nữa nên tôi cầu nguyện thêm cho chị mà thôi. Lát sau, tôi thấy chị từ trong toà giải tội đi ra, tôi thấy chị thay đổi trong cách đi đứng cũng như trên nét mặt có vẻ chị vui hơn và lúc này tôi cũng thế.
    Cuộc sống nhiều biến động cứ trôi đi, tôi đã học xong năm học đầu tiên với nhiều biến động trong tâm lí cũng như cá tính của tôi thay đổi khá nhiều. Còn chị, lúc này chị đã tốt nghiệp và sẵn sàng đi làm. Tôi nghe nói chị đã đi làm ở quê công việc đúng với chuyên ngành của chị - là giáo viên cấp II - một công việc mà chính tôi đã từng ao ước khi còn nhỏ. Tôi vẫn quan tâm tới chị mỗi khi có thể, tôi hỏi mọi thông tin về chị khi biết có người từ quê chị mới lên. Năm đó, tôi tốt nghiệp, tôi không đi làm như những sinh viên ra trường khác, tôi về nhà và bắt đầu theo đuổi mội công việc mà nhiều người không hiểu nổi. Tôi hỏi thăm về chị và biết chị đã xây dựng gia đình với một giáo viên trẻ khác cùng trường với chị. Tôi coi chị như người chị của tôi và tôi luôn lo lắng cho chị nhưng giờ đây tôi cũng yên lòng hơn. Ít năm sau, trong một chuyến công việc của mình, tôi về quê của chị và ghé thăm chị. Tôi tin tưởng rằng sẽ có một cuộc gặp gỡ trong niềm vui và nụ cười trên môi chị. Nhưng thật chua chát, khi thấy chị và chị thấy tôi, chị bật khóc không biết vì niềm vui hay nỗi buồn nữa. Có thể tôi chỉ mang đến cho chị những nỗi đau và những nỗi bất hạnh mà thôi, nhưng tôi hy vọng đây là nước mắt của niềm vui khi chị em gặp nhau. Nhưng khi tôi vào trong nhà thì thấy ảnh của một người đàn ông đang được đặt trên giá. Tôi bàng hoàng và sợ hãi. Tôi đã phải tự hiểu người ấy là ai. Tôi tìm hiểu thêm và biết anh đã mất sau vụ tai nạn giao thông hồi năm ngoái. Lúc này tôi nhìn chị buồn lắm, chị chỉ khóc mỗi khi chị nhìn sang bên tôi. Tôi lại gần chị, nâng bờ vai chị tôi an ủi:
    - Cứng rắn lên chị.
    Nhưng chị nói với tôi đầy chua xót:
    - Làm sao mà gượng lên được. Chị tưởng rằng cuộc sống ở quê với những êm đềm sẽ làm cho chị quên đi cái nhục nhằn ngày xưa ấy. Nhưng bây giờ chị thật khổ. Chồng chị đã ra đi để lại cho chị hai đứa con trai. Chị không coi đó là gánh nặng nhưng với chị đó là niềm an ủi của chị trong những lúc cô đơn tủi nhục. Nhưng thật cay đắng thằng con lớn của chị cũng mới ra đi theo người cha xấu số trong một cái chết thương tâm khác…
    Chị tuyệt vọng, ôm mặt khóc và quay đầu xa tôi hơn. Nhìn chị đau đớn khi chị nói rằng đó là cái giá mà chị phải trả cho những lỗi lầm ngày xưa của chị. Tôi nhìn chị, nhìn thẳng vào đôi mắt đang run lên của chị tôi nhận thấy không chỉ một nỗi buồn mà cả một nỗi sợ hãi đang chế ngự tâm hồn chị. Có thể chị sợ một ngày nào đó người con còn lại duy nhất của chị cũng sẽ bị lấy đi mất. Đến đây tôi bùi ngùi vì số phận của một con người. Thiên Chúa không giáng phạt con người và chị cũng không đáng phạt. Chị thật buồn và thật khổ. Chị làm cho những nỗi buồn, những đau khổ tôi phải chịu ra cát bụi, chẳng có gì đáng kể so với những chuyện mà chị đã và đang trải qua. Tôi không phải chịu cảnh éo le như chị, tôi thương cảm cho chị cũng như số phận của bao nhiêu con người khác như chị nữa. Tôi lại một lần nữa khóc vì chị. Rồi ngay lúc này đây, chị lại nhìn tôi và hỏi:
    - Bây giờ chị phải làm gì?
    Nghe câu hỏi của chị, tôi ngã quỵ. Tôi không dám đặt mình vào hoàn cảnh của chị nữa, tôi còn biết làm gì trong tình cảnh này. Khuyên chị điều gì khi nếu chính tôi là chị thì chắc tôi đã ngã rồi. Tôi khâm phục chị nhiều lắm. Lúc này ngoài Thiên Chúa ra, tôi không dám khuyên chị điều gì khác nữa, bởi chính Ngài đã một lần an ủi chị thì cũng chính Ngài sẽ lại an ủi chị nhiều hơn thế nữa, và tôi tin là như thế. Tôi chỉ nói chuyện thêm cho chị về một vài điều khác nữa, chẳng dám mong chị sẽ không buồn nữa, nhưng tôi mong chị sẽ tìm ra một điều gì đó. Tâm sự với chị hồi lâu, tôi trở lại với công việc của tôi. Tôi không quên cầu nguyện thêm cho chị vào mỗi ngày sống của tôi. Và cũng không thể nào quên đi việc suy nghĩ về cuộc đời đầy cay đắng của những con người.

  8. #8
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,190
    Cám ơn
    4,763
    Được cám ơn 4,294 lần trong 1,572 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2017 - Bản tin số 13

    Mã số: 17-136

    TẤM KÍNH CUỘC ĐỜI

    - Sao cứ mỗi lần ăn cơm là mẹ và chị hai lại khóc thế? Cơm không ngon à?
    - Mẹ đâu có khóc?
    - Con thấy mắt mẹ đỏ kìa…
    Đó là những câu hỏi non nớt của một đứa trẻ chưa hiểu cuộc đời.
    Đã bao lâu rồi, gia đình tôi không còn những bữa cơm sum họp. Mỗi khi tới giờ cơm, tôi hay ngước nhìn qua khung kính cửa sổ, như một thói quen mà tôi không biết thời điểm bắt đầu của nó. Bầu trời mùa hè trong xanh, những tảng mây hạnh phúc được gió đẩy nhẹ êm trôi, từng đàn sếu nhỏ nối đuôi nhau, xa xa là con đường quốc lộ thẳng tắp, dòng xe vẫn lướt đều. Và chẳng khi nào tôi quên ghé mắt qua ô cửa sổ nhà bên cạnh như ước ao, thèm muốn, ganh tỵ về một điều gì đó. Bữa cơm gia đình của họ ngày nào cũng đầy ắp tiếng cười nói vui vẻ. Người ta thường nói: tấm kính không bao giờ lừa dối. Thế nhưng, tại sao tấm kính của tôi lại đối nghịch hoàn toàn: bên kia tấm kính là bầu trời êm ả, bên này lại là bão tố. Bên kia bữa cơm đầm ấm, bên này lại là nước mắt. Tôi thầm trách Thiên Chúa, Đấng mà tôi tin đã tạo dựng nên tôi. Nhưng Ngài chẳng công bằng với gia đình tôi.
    Khóe mắt mẹ lại đỏ. Tôi không dám nhìn thẳng vào mẹ, vì tôi biết tôi không thể làm chủ nước mắt của mình. Đã từ khi nào tôi không chắc, dáng mẹ tôi trở nên tiều tụy, quầng mắt thâm đen như nhọ nồi. Mẹ tôi đã già đi rất nhiều. Có lẽ là từ bữa cơm định mệnh ấy…
    Tôi vẫn còn nhớ rõ. Hôm ấy là ngày áp lễ Giáng Sinh, ngày mà cả xứ tôi nôn nao đợi chờ Chúa sinh ra. Cả nhà tôi cũng thế, mẹ tôi tất bật chuẩn bị các món ăn từ sớm nào là: gà nướng, bún giò, chè trái câ,… Chiều tối mẹ dặn cả nhà, lễ xong là phải về sớm để ăn tối cùng nhau, không được la cà với bạn bè. Tuân lệnh mẹ, lễ xong chị em tôi nhanh tay chụp vài bức ảnh với Chúa Hài Đồng rồi háo hức đèo nhau về trước, để tạo bất ngờ cho mẹ. Thế nhưng mẹ lúc nào cũng chu đáo, ba mẹ đã về tự khi nào, tất cả đã bày biện sẵn sàng trên bàn. Nhưng thằng An ( đứa em kề tôi) vẫn chưa về, cả nhà chờ mãi. Đồng hồ đã điểm 23 giờ, ngoài đường xe đã vắng. Ba nghiêm giọng bảo:
    - Thôi không chờ nữa, cả nhà ăn trước đi. Thằng này không bỏ được cái tật ham chơi. Về tui cho nó một trận…
    Nhưng mẹ thì cứ ngóng trông, đứng ngồi không yên như linh cảm điều gì đó không lành. Mặc cho sự lo lắng của ba mẹ, tôi và út vẫn thản nhiên ăn lần lượt từng món. Chợt nghe có tiếng đập cửa liên hồi và tiếng kêu dồn dập của ai đó. Tôi nhanh chân ra mở cửa. Thằng Quang (con chú tư) chạy xộc vào nhà, mồ hôi nhễ nhại:
    - Bác hai ơi…bác hai ơi…
    - Chuyện gì thế?
    - Thằng An …thằng An…thằng An bị tai nạn trên xóm Mới nặng lắm, người ta đưa đi cấp cứu rồi.
    Cái chén trên tay mẹ tôi rơi vỡ tan tành, mẹ như chết lặng. Ba tôi mặc đỏ bừng vì quá sốc. Tất cả như ngừng thở giữa màn đêm cô tịch. Cái lạnh của đêm vọng Giáng Sinh không tê tái bằng cái lạnh của lòng người. Thân thể tôi như ngụp lặn giữa dòng nước. Tay chân tôi bắt đầu run lên, một nỗi sợ hãi xâm chiếm khắp người tôi, một cảnh tượng ghê rợn thoáng qua trong trí óc tôi: “Không! Sẽ không có chuyện đó xảy ra với em tôi?”. Tôi không định được mình sẽ phải làm gì ngay giờ phút này. Miệng tôi lẩm bẩm gọi Chúa ơi, vị cứu tinh duy nhất và là Đấng mà tôi tôn thờ. Tôi tin Ngài sẽ cứu lấy em tôi. Cái niềm tin mà khi cuộc sống êm trôi tôi không thèm để ý tới.
    Ba mẹ vội vã đến bệnh viện. Bóng xe xa dần rồi mất hút, tôi vẫn còn đứng đó và ước đây chỉ là một giấc mơ. Đôi chân tôi không còn đủ sức để đứng vững nữa. Tôi ngồi phịch xuống đất. Út lặng lẽ đến nằm gọn trong lòng tôi như hiểu được phần nào tin dữ xảy ra nơi gia đình mình. Nước mắt tôi chực trào ra như vỡ bờ.
    - Mình lên chỗ Chúa đọc kinh đi hai. Mẹ dặn em: “Khi nào con có chuyện buồn thì con chạy đến với Chúa đọc kinh và cầu nguyện là Chúa nghe, Chúa giúp à”.
    - Mình đi đi hai.
    Cô bé nắm lấy tay tôi kéo dậy. Niềm tin và hy vọng như một luồng khí mạnh len lỏi khắp cơ thể tôi. Tôi ngồi trước bàn thờ Chúa lặng thinh mãi đến sáng, còn út thì được một giấc ngủ an lành.
    Bình minh buổi sáng tràn trề sức sống, nhưng trong căn nhà tôi lại ẩn chứa một nỗi buồn. Mẹ tôi về, mắt mẹ sưng húp vì khóc quá nhiều.
    - Em con đưa đi cấp cứu ở bệnh viện thành phố rồi, nó nặng lắm.
    Mẹ tôi ngã quỵ xuống đất vì quá mệt mỏi. Vậy là những điều tôi cầu xin Chúa đêm qua là vô nghĩa ư? Tôi thầm trách Chúa: “Tại sao cuộc sống gia đình tôi đang êm đẹp, giờ lại ra nông nỗi này. Tôi từng tin rằng: mọi sự đều không nằm ngoài ý muốn của Chúa. Vậy gia đình tôi gặp hoàn cảnh này là do ý Chúa muốn sao? Hôm nay là ngày Chúa sinh ra, mọi người ăn mừng hân hoan, còn gia đình tôi lại hồi hộp lo sợ, vì em tôi đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết. Phải chăng là Chúa muốn thế? Hàng trăm câu hỏi, hàng chục lời oán trách không một hồi âm. Bây giờ, Chúa bắt tôi phải tin điều gì?
    Chuông điện thoại bất chợt reo, là số máy của ba. Tôi không đủ can đảm để nghe máy, vì tôi sợ, một nỗi sợ mà bất kỳ ai ở vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ như tôi. Nhưng tôi vẫn muốn níu kéo chút niềm tin cuối cùng. Tay tôi run rẩy nhấn nút.
    - Thằng An qua cơn nguy kịch rồi, nhưng vẫn còn nặng lắm. Bác sĩ chẩn đoán: gãy hở xương đùi, gãy xương bánh chè, đứt dây chằng, mất máu quá nhiều. Bà lo chuẩn bị tiền nhen, vay mượn mấy anh em thêm, nếu không là chân nó không giữ được. (Giọng ba tôi toát lên chút hy vọng trong nỗi lo lắng vô vàn).
    - Dạ. Ba nhớ giữ gìn sức khỏe nha ba. Cố gắng lên nha ba. Thằng An sẽ sớm hồi phục thôi. Chúa sẽ giúp nhà mình mà. (Tôi cố tỏ ra mạnh mẽ để tiếp thêm sức mạnh cho ba)
    - Uh. Ở nhà con nhớ lo việc nhà nhen.
    - Dạ.
    Rồi một tuần, hai tuần, ba và thằng An vẫn chưa về. Thỉnh thoảng, mẹ và các dì, các chú xuống thay ba để trực nhưng ba không yên tâm về. Tôi bận rộn với công việc nhà và việc học nên cũng vơi đi phần nào. Thế nhưng từ ngày thằng An bị tai nạn, tôi không còn siêng năng tham dự thánh lễ nữa. Tôi lấy lí do là bận việc, nhưng sâu thẳm trong tâm trí tôi là một nguyên nhân bí nhiệm mà chỉ có tôi mới hiểu.
    Một tháng trôi qua trong yên lặng, ba tôi gọi về hốt hoảng báo tin, thằng An bị nhiễm trùng phải chuyển gấp đi Sài Gòn nếu không sẽ không giữ được chân. Lại một lần nữa tim tôi như muốn thoát ra khỏi lồng ngực. Mẹ tôi đã không còn nước mắt để khóc. Vì bệnh tình, nên mẹ không ở được trong bệnh viện. Tôi phần nào cảm được nỗi đau trong mẹ, nó không dứt khoác như dao đâm, nó không ghê sợ như súng bắn, nhưng nó quặn thắt từng cơn, đau đến tột cùng. Có những đêm mẹ gào thét trong mơ như thể em tôi đã rời xa mãi mãi. Mẹ ở nhà mà như xác không hồn. Tôi thốt lên: “Lạy Chúa! Chúa ở đâu?” khi mà gia đình tôi đã sống rất đạo đức, ba tôi cống hiến hết tài năng và sức lực của mình để lo việc nhà Chúa. Vậy mà Chúa trả công cho gia đình tôi bằng cách này sao? Tôi oán hận cuộc đời mà đúng hơn là hận Chúa.
    Mẹ tôi bán hết bò, heo và mọi thứ có thể. Những ngày tiếp theo của gia đình tôi là nỗi lo và nước mắt bao trùm. Rồi một ngày nọ, tôi đưa mắt qua tấm kính cửa sổ, nhà bên cạnh ồn ào tiếng la hét, khóc lóc. Thì ra đứa con gái nhỏ của họ vừa bị tai nạn, nhưng nó xấu số hơn em tôi, nó đã chết. Bây giờ thì tấm kính trở về nguyên giá trị của nó. Lẽ ra tôi phải vui vì tôi đã từng ganh tỵ với họ. Thế nhưng, sao lòng tôi lại như đau nỗi đau của họ.
    Những cuộc điện thoại liên tục hằng ngày, báo tin về bệnh tình thằng An cứ kéo dài mãi. Cho đến một chiều, chiếc taxi chở ba và thằng An về đậu trước nhà tôi. Ba tôi bế thằng An vào nhà. Nó chưa thể đi được, vì chân còn đang mang khung nẹp. Nó ốm teo, người xanh xao vì phải trải qua tám cuộc phẫu thuật lớn nhỏ. Ba tôi cũng ốm và già đi rất nhiều. Khuôn mặt chữ điền của ba ngày càng rõ nét, đôi mắt sâu hóm vì thiếu ngủ. Mẹ tôi lại loay hoay nấu bữa tối cho cả nhà, mà đúng hơn là bồi bổ cho ba và thằng An. Gương mặt mẹ ánh lên cái niềm vui đã bị chôn vùi trong suốt một năm qua.
    Mùa Giáng Sinh nữa lại sắp về, hết thảy mọi người hân hoan đợi chờ Chúa sinh ra. Gia đình tôi cũng đón đợi, nhưng niềm vui như nhân lên gấp bội, vì em tôi đã được Chúa cho sinh lại trong tử thần. Bữa cơm gia đình tôi hôm nay chắc sẽ vui lắm. Tôi lại ghé mắt qua tấm kính cửa sổ, nhà bên cạnh lặng thinh quây quần bên bàn thờ để đọc kinh tối. Họ buồn lắm, buồn hơn cả nỗi buồn của gia đình tôi ngày ấy, nhưng sao họ vẫn sốt sắng đọc kinh. Một cảm giác day dứt len lỏi khắp người tôi. Tôi bất giác nhận ra: tấm kính cửa sổ mà tôi hay nhìn qua nhà bên cạnh không phải là tấm gương soi chính mình, nhưng là một tấm kính tầm thường, mang tên tấm kính cuộc đời. Nó cho tôi thấy rõ hơn về những mảng màu sáng tối của cuộc sống. Cuộc sống không thể êm xuôi như một dòng sông lặng lẽ trôi về biển cả. Nhưng cuộc sống cũng có những lúc bình lặng, những lúc sóng gió và cả những lúc như nhấn chìm con người ta vào giữa lòng đại dương. Cuộc đời của mỗi người, hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng sẽ như vậy. Đừng bao giờ ích kỷ, ganh tỵ với người khác, nhưng hãy vui với người vui, buồn với người buồn. Cũng đừng bao giờ tuyệt vọng, buông lời oán hận mà hãy luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên muôn loài. Ngài lấy đi để thử thách nhưng Ngài sẽ ban lại dư đầy và gia đình ấy cũng đang tin vào điều đó.
    - Cả nhà đọc kinh tối thôi, phải tạ ơn Chúa vì điều kì diệu Chúa ban cho gia đình mình. (Giọng ba vang khắp nhà làm tôi giật mình)
    Ba tôi bế thẳng An lên nhà trên, đặt ngồi trước bàn thờ Chúa.
    - Nhanh lên con.
    Ba giục tôi bước nhanh. Nhưng đôi chân tôi như muốn chùng lại vì hổ thẹn trước Chúa, Đấng mà tôi đã tin rồi lại hận khi đau khổ. Bao lâu rồi từ ngày thằng An gặp nạn, tôi đã không buồn lên quét bụi bàn thờ.
    Ba tôi không ngớt lời tạ ơn Chúa. Khóe mắt tôi cay sè, lòng ngập tràn bao cảm xúc. Tôi không dám nhìn thẳng vào Chúa, nhưng dường như Chúa đang nhìn tôi: một ánh mắt trìu mến, không giận, không trách, nhưng đầy yêu thương và tha thứ. Ba tôi nói: “Chúa chỉ ban thử thách cho người Chúa yêu”. Tôi thấy hối hận vì trong suốt một năm qua tôi đã xa lạc đức tin. Càng khó khăn ba tôi càng bám víu vào Chúa và khi vui mừng, ba không quên tạ ơn Chúa. Còn tôi, chỉ một chút thử thách tôi đã kêu trách Chúa “Lạy Chúa tại sao lại thế này, thế kia?”, mà quên rằng Chúa đang dang rộng vòng tay đợi chờ tôi chạy đến bên Ngài để Ngài an ủi, giúp đỡ. Mùa Giáng Sinh năm nay, tôi đã được sinh lại trong đức tin, đức tin Kitô giáo vững bền.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com