Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Chủ đề: Lời Vàng Của Cha

  1. #1
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default Lời Vàng Của Cha

    Lời Vàng Của Cha

    Br. Hiệp Chi, CMC, phỏng dịch theo cuốn
    “Breakfast With The Pope”


    1. Đừng Sợ

    Lại một lần nữa, Cha xin lặp lại với tất cả mọi người ngày nay tiếng kêu tha thiết mà Cha đã bắt đầu gióng lên vào lúc khởi đầu tác vụ mục chủ của Cha: “Đừng sợ! Hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô!” Hãy mở cho quyền năng cứu độ của Người: biên giới của các quốc gia, và các hệ thống chính trị, kinh tế, cũng như các lĩnh vực bao la của văn hoá, văn minh, và phát triển. Đừng sợ. Chúa Kitô biết “mọi sự trong thâm tâm mỗi người.” Chỉ duy mình Người biết! Ngày nay người ta quá thường không biết những gì họ mang trong lòng, trong nơi sâu thẳm nhất của linh hồn họ, trong trái tim họ. Người ta quá thường không nắm chắc về ý nghĩa cuộc sống trên trần gian. Bị ngập tràn bởi những nghi ngờ, họ đã đi đến chỗ thất vọng. Do đó – với lòng khiêm tốn và tin tưởng Cha nài van các con – hãy để cho Chúa Kitô nói với con người ở trong các con. Chỉ duy mình Người mới có những lời ban sự sống, sự sống đời đời.

    2. Hãy Vượt trên Chính Mình

    Ở đỉnh cao mặc khải, Ngôi Lời nhập thể đã tuyên bố: “Ta là sự sống” (Ga 14, 6), và “Ta đến để cho chúng được sống” (Ga 10, 10). Nhưng sự sống nào vậy? Chủ ý của Chúa Giêsu rất rõ ràng: chính sự sống của Thiên Chúa, sự sống siêu vượt trên tất cả mọi khát vọng của trái tim con người (x. 1Cr 2, 9). Thực ra nhờ ân sủng phép Rửa tội, chúng ta đã là con cái Thiên Chúa (x. 1Ga 3, 1-2).

    Chúa Giêsu đã đến gặp gỡ những người nam cũng như nữ, để chữa lành bệnh tật khổ đau, để giải phóng những người bị qủi ám và để phục sinh kẻ chết. Người đã hiến mình trên thập giá và sống lại từ cõi chết, để tỏ ra rằng Người là Chúa của sự sống – là tác giả và là nguồn mạch sự sống bất tận.

    Kinh nghiệm hàng ngày cho chúng ta thấy rằng sự sống đã mang dấu vết tội lỗi và bị cái chết đe doạ, bất chấp nỗi khát mong sự thiện đang rung động trong trái tim chúng ta và niềm khát vọng được sống đang châu lưu trong huyết mạch chúng ta. Tuy nhiên, với một chút để ý đến những nỗi thất vọng mà cuộc sống đem lại, chúng ta khám phá ra rằng mọi sự trong chúng ta đều thúc bách chúng ta vượt lên trên chính mình, thắng lướt cơn cám dỗ sống hời hợt hoặc tuyệt vọng. Chính lúc đó con người được kêu gọi trở nên môn đệ của Đấng vô cùng siêu vượt trên họ, để rồi sau cùng tiến vào sự sống đích thực.

  2. Có 14 người cám ơn Thông Mai Y vì bài này:


  3. #2
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default

    3. Kiếm Tìm Sự Sống Mới

    Nếu để mặc chúng ta, chúng ta không bao giờ có thể đạt tới cùng đích mà vì đó chúng ta đã được tạo dựng. Trong chúng ta có một ước hẹn mà chúng ta thấy rằng mình không có khả năng đạt tới. Nhưng Con Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta, ban cho chúng ta lời quả quyết: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6). Như thánh Augustinô cũng đã nói lên điều đó một cách sâu sắc: Chúa Kitô “muốn tạo nên một chỗ để cho tất cả mọi người có thể đến tìm sự sống thật.” “Chỗ” đó là thân xác và Thần khí của Người, trong đó toàn thể sự sống nhân loại đã được cứu chuộc và được tha thứ, được đổi mới và được làm cho nên thần linh...

    Trong mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Người, Chúa Kitô đã phá hủy sự chết và tội lỗi. Người đã lấp khoảng cách vô cùng đang phân rẽ mọi người ra khỏi sự sống mới trong Người. Người đã tuyên bố: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ sống, và ai đang sống mà tin vào ta sẽ không bao giờ chết” (Ga 11, 25).

    Chúa Kitô hoàn thành tất cả những điều ấy bằng cách trào đổ Thần khí của Người, Đấng tặng ban sự sống, trong các nhiệm tích; đặc biệt trong nhiệm tích Rửa tội, nhiệm tích mà nhờ đó sự sống mỏng dòn chúng ta lãnh nhận từ nơi cha mẹ, sự sống đã được tiền định phải chết, đã trở nên đường đưa tới vĩnh cửu; trong nhiệm tích thống hối, nhiệm tích không ngừng đổi mới sự sống Thiên Chúa trong chúng ta nhờ sự tha thứ tội lỗi; và trong nhiệm tích Thánh Thể, “Bánh Sự sống”(x. Ga 6, 34), bánh nuôi dưỡng “sự sống” và ban sức mạnh cho từng bước chân họ trên con đường lữ hành dương thế.


    4. Trên Đường Emmaus với Chúa Giêsu

    “Mắt họ đã mở ra và họ đã nhận ra Người, nhưng Người lại biến đi trước mắt họ. Rồi họ bảo nhau: ‘Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên trong chúng ta khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta đó sao?’” (Lc 24, 31-32). Chúng ta, những người thuộc thế hệ hiện tại của những người tuyên xưng Chúa Kitô, chúng ta phải thấy có cùng cái kinh nghiệm như hai môn đệ trên đường Emmaus. Chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy làm cho chúng con am hiểu Thánh Kinh; xin hãy làm cho trái tim chúng con bừng cháy lên trong chúng con khi Chúa nói với chúng con.”

    Chúng ta hãy làm cho trái tim chúng ta nóng cháy lên! Đức tin không thể chỉ là những yếu tố xơ cứng lạnh lẽo được tính toán và cân đo bằng lý trí. Không, đức tin phải được kích hoạt bằng tình yêu. Nó phải được sống động nhờ những việc thiện bộc lộ chân lý của Thiên Chúa trong chúng ta.

    Cho dù chúng ta không trực tiếp chứng kiến tận mắt sự phục sinh của Chúa, thì chúng ta cũng thừa kế chứng từ của các tông đồ để lại. Chính chúng ta trở nên nhân chứng cho Đức Kitô. Là kitô hữu phải có nghĩa là làm nhân chứng cho Đức Kitô.

  4. Có 5 người cám ơn Thông Mai Y vì bài này:


  5. #3
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default


    5. Tình Yêu Không Biên Giới

    Chúa Giêsu đem các giới răn của Thiên Chúa đến chỗ hoàn thành, đặc biệt là giới răn thương người, bằng cách đi sâu vào bên trong những đòi hỏi của những giới răn đó và nêu lên ý nghĩa đầy đủ nhất của chúng. Việc yêu mến tha nhân nảy sinh từ một con tim yêu thương. Đúng là vì nó yêu nên nó sẵn sàng sống qua những thử thách lớn lao nhất. Chúa Giêsu cho thấy rằng những giới răn phải được hiểu như một giới hạn tối thiểu không được vượt qua, đúng hơn như một bước đường bao gồm một hành trình thiêng liêng và luân lý đi tới sự hoàn thiện, mà tâm điểm của nó là tình yêu (x. Cl 3, 14).

    Do đó, giới răn “Chớ giết người” trở nên một lời gọi đến một tình yêu ân cần che chở và thăng tiến sự sống của tha nhân. Giới răn chớ ngoại tình trở nên lời mời gọi nhìn tha nhân một cách trong sạch, giúp ta biết tôn trọng ý nghĩa phu thê của thể xác... Chúa Giêsu chính là sự “hoàn thành” sống động của Lề luật vì Người đã hoàn thành ý nghĩa xác thực của luật pháp bằng việc hiến toàn thân Người: chính Người đã trở nên luật sống, mời gọi mọi người bước theo mình. Nhờ Thần khí, Người ban ân sủng chia sẻ sự sống và tình yêu của Người và thông ban sức mạnh để ta làm chứng cho tình yêu đó trong các lựa chọn và hành động cá nhân (x. Ga 13, 34-35).

    6. Đức Công Bình Xót Thương

    Thiên Chúa, Đấng luôn luôn xót thương ngay cả khi Người trừng phạt, “đã đánh dấu trên Cain để bất kỳ ai găïp nó cũng đừng sát hại nó” (Stk 4, 15). Do đó Người đã cho nó một dấu hiệu phân biệt, không phải để kết án nó trước sự căm hận của người khác, nhưng để che chở và bênh vực nó khỏi những người đang muốn giết nó, đang muốn báo thù cho cái chết của Abel. Dù là một tên sát nhân cũng không bị mất phẩm cách, và chính Thiên Chúa đã hứa bảo đảm cho điều này. Và chính ở nơi đây mầu nhiệm nghịch lý của đức công bình xót thương của Thiên Chúa được thể hiện.

    Như thánh Ambrôsiô đã viết: “Thiên Chúa bắt Cain phải khuất mặt Người và đuổi nó vào nơi lưu đày xa khỏi mảnh đất quê hương, để hắn đi từ sự sống của nhân loại đến sự sống tương tự như sự sống thô bạo của dã thú. Thiên Chúa, Đấng muốn cho tội nhân được cải thiện hơn là muốn nó phải chết, đã không muốn một kẻ sát nhân bị trừng phạt theo kiểu mạng đền mạng.”

  6. Có 3 người cám ơn Thông Mai Y vì bài này:


  7. #4
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default


    7. Hoà Bình Phải Trở Nên Mục Tiêu Của Các Con

    Để đảo ngược xu hướng chạy đua vũ trang hiện nay đòi phải có một cuộc phấn đấu song song trên hai giới tuyến: một mặt phải có một cuộc phấn đấu khẩn cấp và trực tiếp do các chính phủ thực hiện nhằm cắt giảm vũ khí của họ một cách đồng bộ; mặt khác, phải có một cuộc phấn đấu kiên nhẫn nhưng cũng khẩn thiết trên bình diện ý thức của người dân để họ có trách nhiệm đối với nguyên nhân luân lý của sự bất ổn phát sinh bạo lực. Họ cũng phải hiểu biết những bất bình đẳng về vật chất lẫn tinh thần của thế giới chúng ta...

    Hoà bình... phải trở nên mục tiêu của tất cả mọi người nam và nữ có thiện chí. Bất hạnh thay, trong thời đại chúng ta vẫn còn có những thực tại buồn thảm phủ bóng trên phạm vi quốc tế. Chúng gây ra nỗi đau phá hoại, như thế chúng cũng có thể khiến cho nhân loại đánh mất niềm hy vọng có thể làm chủ được tương lai của chính mình... trong sự hợp tác của các dân tộc.

    Bất chấp những nỗi đau buồn đang tràn ngập linh hồn cha, cha cảm thấy có quyền, thậm chí bắt buộc phải long trọng tái khẳng định trước toàn thể thế giới điều mà vị tiền nhiệm của cha và chính cha cũng đã lặp lại rất thường xuyên nhân danh lương tâm, nhân danh nền luân lý, nhân danh nhân loại, và nhân danh Thiên Chúa rằng:

    Hoà bình không phải là điều không tưởng, cũng không phải là một lý tưởng không thể đạt tới được, cũng không phải là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

    Chiến tranh không phải là một tai ương không thể tránh.

    Hoà bình là chuyện có thể làm được.

    Và bởi vì nó là chuyện có thể, nên hoà bình là bổn phận của chúng ta: là bổn phận trọng đại, là trách nhiệm cao cả của chúng ta.


    8. Muốn Có Hoà Bình, Hãy Phục Vụ Người Nghèo

    Vị tôn sư thần linh đã dùng lời nói dạy chúng ta những bài học đặc biệt cần thiết về nhân đức khó nghèo, nhân đức sẽ dẫn chúng ta đến tự do đích thực. Đấng “tuy mang thân phận Thiên Chúa, đã không đòi hỏi phải được ngang hàng với Thiên Chúa. Đúng hơn, Người đã tự hủy mình và mặc lấy thân phận nô lệ” (Pl 2, 6-7). Người đã sinh ra trong nghèo khó. Người đã sống như một người “không có nơi dựa đầu” (Mt 8, 20). Người... đã chịu một cái chết dành cho các tội phạm. Người đã gọi người nghèo khó là có phúc và hứa rằng Nước Trời là của họ (x. Lc 6, 20). Người đã nhắc nhở những người giầu có rằng họ rất khó vào nước Thiên Chúa (x. Mc 10, 25).

    Gương sáng của Đức Kitô, không kém Lời của Người, là chuẩn mực cho các kitô hữu. Chúng ta biết rằng vào ngày chung thẩm tất cả chúng ta, không phân biệt, sẽ bị phán xét về việc thực hành tình yêu đối với các anh chị em chúng ta. Vào ngày đó, họ sẽ thấy rằng chính trong tình yêu thực hành mà nhiều người sẽ khám phá ra mình đã từng được thực sự gặp gỡ Đức Kitô, dù trước đây họ đã không minh nhiên biết Người (x. Mt 25, 35-37).

    “Nếu các con muốn có hoà bình, hãy đi đến với người nghèo!” Ước gì người giầu và người nghèo đều nhận ra rằng họ là anh chị em với nhau. Ước gì họ biết chia sẻ cho nhau những gì họ có, như những người con của cùng một Thiên Chúa, Đấng yêu thương mọi người, Đấng muốn sự lành cho mọi người, Đấng ban cho mọi người tặng ân an bình!

  8. Có 3 người cám ơn Thông Mai Y vì bài này:


  9. #5
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default


    9. Trên Đường Lữ Hành Tiến Về Ánh Sáng Bất Diệt

    Công đồng Vaticanô II nói về Giáo hội lữ hành, khi đặt ra một sự so sánh với dân Israel trong Cựu Ước đang hành trình qua sa mạc. Cuộc hành trình cũng có một tính chất bề ngoài, hữu hình, trong thời gian và không gian trong đó nó thực sự xảy ra về mặt lịch sử. Vì Giáo hội “được tiền định để mở rộng ra tới mọi miền thế giới và cũng đi vào trong dòng lịch sử nhân loại,” nhưng đồng thời “Giáo hội cũng vượt trên tất cả mọi giới hạn của thời gian và không gian.”2

    Tuy thế tính chất căn bản của cuộc lữ hành của Giáo hội là ở bên trong: đó là vấn đề của cuộc lữ hành qua đức tin, nhờ “quyền năng của Chúa Phục Sinh,”3 một cuộc lữ hành trong Thánh Thần, được ban cho Giáo hội như Đấng An ủi vô hình... (x. Ga 14, 26; 15, 26; 16, 7). [như Công đồng nói,] “Nhờ đi qua đau khổ và thử thách, Giáo hội được củng cố bởi quyền năng của ân sủng Thiên Chúa do Đức Chúa hứa ban cho Giáo hội, để... nhờ được Thánh Thần thúc đẩy, Giáo hội không bao giờ ngừng canh tân chính mình, cho tới khi nhờ thập giá Giáo hội đạt tới ánh sáng bất diệt”.

    10. Tất cả Chúng Ta đều là “Những Người Con Trưởng”

    Dụ ngôn người con hoang đàng, trên hết, là câu chuyện về tình yêu khôn tả của Người Cha – Thiên Chúa – Đấng mà khi đứa con quay trở về, đã ban cho nó tặng ân giao hoà trọn vẹn. Nhưng khi dụ ngôn đó, qua khuôn mặt của người con trưởng, gợi lên thói ích kỷ vốn làm cho anh em chia rẽ nhau, thì nó cũng trở nên câu truyện về gia đình nhân loại: nó miêu tả tình trạng của chúng ta và mở ra một lối đi.

    Người con hoang đàng... đại diện cho những người nhận biết sự sống trong thâm sâu lòng mình, nhận ra nỗi khát mong giao hoà trên mọi bình diện và không giới hạn. Với niềm xác tín bên trong, họ nhận ra rằng sự giao hoà này chỉ có thể nếu nó phát sinh từ sự giao hoà đầu tiên và cơ bản – sự giao hoà đem con người từ sự chia ly xa cách đến tình thân thiện thảo hiếu với Thiên Chúa, Đấng có lòng thương xót vô biên.

    Nhưng nếu dụ ngôn được đọc từ quan điểm về người con trưởng, nó sẽ miêu tả tình trạng gia đình nhân loại, đã bị phân rẽ bởi những hình thức ích kỷ. Nó cho thấy sự khó khăn liên quan đến việc làm thoả mãn nỗi khát mong cho nhân loại thành một gia đình duy nhất được hoà giải và được hiệp nhất. Do đó, nó nhắc nhở chúng ta về nhu cầu cần phải biến đổi sâu xa các tâm hồn thông qua sự tái khám phá lòng nhân từ của người cha và thông qua sự chiến thắng trên những hiểu lầm và những hiềm thù giữa các anh chị em với nhau.

  10. Có 2 người cám ơn Thông Mai Y vì bài này:


  11. #6
    Maria_Thuy
    Khách viếng
    Maria_Thuy's Avatar

    Default

    Tạ ơn Chúa, đã ban cho Giáo Hội chúng con một vị Cha chung thật tuyệt vời....

  12. Có 2 người cám ơn Maria_Thuy vì bài này:


  13. #7
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default

    11. Tặng Ân Hoà Giải

    Câu truyện Vườn Eden khiến chúng ta suy tư về những hậu quả thê thảm của sự chối bỏ Người Cha, sự chối bỏ đã trở nên rõ ràng trong sự xáo trộn bên trong nhân tính và trong sự làm mất hoà điệu giữa người nam với người nữ, giữa anh em với anh em. Cũng đáng kể dụ ngôn Phúc âm về hai anh em, những người mà bằng những cách khác nhau, cũng tách lìa khỏi người cha vì một rạn nứt giữa họ. Từ chối tình yêu hiền phụ của Thiên Chúa và từ chối những tặng ân yêu thương của Người thì luôn luôn là cội gốc của những chia rẽ nhân loại.

    Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa, “giầu lòng nhân từ” (x. Ep 2,4), giống như người cha trong dụ ngôn, không hề khép chặt lòng lại trước bất cứ người con nào. Người chờ đợi họ, tìm kiếm họ, đi gặp họ tại nơi mà sự từ chối hiệp thông tù hãm họ trong sự cô lập và chia rẽ. Người gọi họ quây quần lại nơi bàn ăn của Người trong niềm vui yến tiệc của sự tha thứ và hoà giải.

    Sáng kiến này về phía Thiên Chúa được cụ thể hoá và biểu lộ trong hành vi cứu độ của Đức Kitô, hành vi phát toả ra khắp thế giới bằng những phương thế tác vụ của Giáo hội.

    12. Thánh Gia Của Các Con

    “Ở đầu sách Tân Ước, cũng như ở đầu sách Cựu Ước, đều có một đôi vợ chồng. Trong khi Adam và Eva đã là nguồn cho sự dữ tràn lan trên thế gian, thì Giuse và Maria lại là chóp đỉnh từ đó sự thánh thiện lan toả ra khắp cùng mặt đất. Đấng Cứu Chuộc đã bắt đầu công cuộc cứu độ bằng sự kết hợp thánh thiện và trinh khiết này, mà trong đó Người đã biểu lộ tất cả ý chí quyền năng muốn thanh tẩy và thánh hoá gia đình – cung thánh của tình yêu và cái nôi của sự sống.”5 Biết bao gia đình ngày nay có thể học hỏi từ [những lời đó của Đức Phaolô VI]!

    “Yếu tính và vai trò của gia đình xét cho cùng được đặc trưng bởi tình yêu. Do đó gia đình có sứ mạng bảo vệ, tỏ bày và thông trao tình yêu, và đây là một phản ánh sống động của, và là một sự tham dự đích thực vào, tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại và tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo hội hiền thê của Người.”6 Như thế, chính trong Thánh Gia, “Giáo hội thu nhỏ”7 đầu tiên... mà mỗi gia đình Kitô giáo phải được phản ánh.

  14. Được cám ơn bởi:


  15. #8
    Thông Mai Y
    Khách viếng
    Thông Mai Y's Avatar

    Default


    13. Khám Phá Bản Ngã Đích Thực của Các Con trong Đức Kitô

    Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người vẫn là một hữu thể mà nó không hiểu được chính nó. Cuộc đời của nó thật là vô nghĩa nếu tình yêu không được mặc khải cho nó – nếu nó không gặp được tình yêu, nếu nó không cảm nghiệm được tình yêu và làm cho tình yêu trở thành của riêng mình, nếu nó không tham dự một cách mật thiết vào tình yêu. Đó là lý do tại sao Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc mặc khải trọn vẹn con người cho chính nó....

    Ai muốn hiểu thấu chính mình... phải đến gần Chúa Kitô cùng với những băn khoăn lo lắng và ngay cả với những yếu đuối và tội lỗi, cả sự sống và sự chết của mình. Họ phải vào trong Đức Kitô với tất cả bản thân họ. Họ phải thích ứng và đồng hoá toàn thể thực tại của việc nhập thể và cứu độ để tìm ra chính mình. Nếu tiến trình đào sâu này thực hiện trong họ, lúc đó họ sẽ sinh ra hoa trái không chỉ của việc thờ phượng Thiên Chúa nhưng cũng của việc hiểu sâu hơn chính con người họ.

    14. Thân Mật với Thiên Chúa

    Trong bữa tiệc ly với các tông đồ hôm trước ngày thụ nạn, Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Ta thì tuân giữ lời Ta, và Cha Ta sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ trong người ấy” (Ga 14,23). Chỉ một vài khoảnh khắc trước khi nộp mình chịu chết Người đã mặc khải chiều cao, sâu của một tình yêu bao la. Người đã mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm về sự ẩn ngự của Thiên Chúa. Đúng thế, con người được mời gọi để trở nên đền thờ cho Chúa Ba Ngôi. Còn có sự hiệp thông nào với Thiên Chúa lớn lao hơn mà con người có thể dám mơ ước?

    Còn có bằng chứng nào lớn lao hơn bằng chứng tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta? Thiên Chúa rất muốn đi vào tình hiệp thông với con người. Toàn thể lịch sử lâu đời của thần bí học Kitô giáo, ngay cả một số trong những bản văn trác tuyệt nhất cũng chỉ có thể diễn tả cho chúng ta một cách bất toàn về sự hiện diện khôn tả của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta

  16. Có 3 người cám ơn Thông Mai Y vì bài này:


  17. #9
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Ai muốn hiểu thấu chính mình... phải đến gần Chúa Kitô cùng với những băn khoăn lo lắng và ngay cả với những yếu đuối và tội lỗi, cả sự sống và sự chết của mình
    Vâng, đôi khi ta hoang mang chẳng biết chính mình. Xin phó thác tất cả dựa vào TY và Lòng Thương Xót của Chúa...

  18. Có 2 người cám ơn littlewave vì bài này:


  19. #10
    bethichconlua's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2008
    Tên Thánh: Têrêsa
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Lâm Đồng
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 2,446
    Cám ơn
    4,923
    Được cám ơn 8,443 lần trong 1,989 bài viết

    Default

    1. Đừng Sợ
    2. Hãy Vượt trên Chính Mình
    3. Kiếm Tìm Sự Sống Mới
    4. Trên Đường Emmaus với Chúa Giêsu
    5. Tình Yêu Không Biên Giới
    6. Đức Công Bình Xót Thương
    7. Hoà Bình Phải Trở Nên Mục Tiêu Của Các Con
    8. Muốn Có Hoà Bình, Hãy Phục Vụ Người Nghèo
    9. Trên Đường Lữ Hành Tiến Về Ánh Sáng Bất Diệt
    10. Tất cả Chúng Ta đều là “Những Người Con Trưởng”
    11. Tặng Ân Hoà Giải
    12. Thánh Gia Của Các Con
    13. Khám Phá Bản Ngã Đích Thực của Các Con trong Đức Kitô
    14. Thân Mật với Thiên Chúa



    Lạy Chúa. xin cho bé biết thực hiện thánh ý ngài ...Amen
    Chữ ký của bethichconlua
    CHÚA LUÔN NHÌN CON
    VÀ LUÔN YÊU CON.

  20. Có 2 người cám ơn bethichconlua vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com