Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn Nhạc sỹ MICAE Nguyễn Văn Xuân được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng, vui vẻ vô cùng. Amen. dvtung nhắn với Gia đình TCVN: Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu - Xin cứu rỗi Linh hồn Micae Nguyễn Văn Xuân ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Giải "Viết văn đường trường" 2018 - Bản tin số 07

  1. #1
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,539
    Cám ơn
    4,915
    Được cám ơn 4,375 lần trong 1,640 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2018 - Bản tin số 07

    GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018
    BẢN TIN 07


    TỪ NHÀ IN LÀNG SÔNG
    TỚI TỦ SÁCH MỤC ĐỒNG TRỰC TUYẾN


    Thưa quý độc giả và quý tác giả,
    Năm thánh mừng 400 năm loan báo Tin mừng trên quê hương Giáo phận Qui Nhơn cũng hòa nhịp với kỷ niệm 400 năm khai sinh chữ Quốc ngữ. Đầu năm 2016, cuộc hội thảo “Bình Định với chữ Quốc ngữ” đã khẳng định cư sở Nước Mặn là một trong những chiếc nôi khai sinh ra loại chữ viết này. Năm nay, 2018, cũng tại Tp. Qui Nhơn, sẽ có một buổi lễ mừng kỷ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ. Một cơ sở khác được nhắc đến nhiều trên lộ trình này là Nhà in Làng Sông.
    Nhà in Làng Sông được Giám mục Eugène Charbonnier Trí, thành lập năm 1868 trong khuôn viên Chủng viện Làng Sông. Năm 1904, Giám mục Damien Grangeon Mẫn tái thiết. Một số Giám đốc điều hành Nhà in tiêu biểu như: Linh mục Paul Maheu (1904-1913 và 1919-1927), Linh mục Charles Dorgeville (1927-1929 và 1935-1937), Linh mục Perreaux (1929-1935).
    Trước khi Linh mục Paul Maheu làm giám đốc điều hành Nhà in Làng Sông, ông có một thời gian nghỉ dưỡng ở Hồng Kông, học nghề in ấn với Linh mục Francois Monnier, giám đốc Nhà in Nazareth. Do vậy, dưới thời Giám đốc Paul Maheu, là thời kỳ cực thịnh của Nhà in Làng Sông. Với người quản lý giỏi kỹ thuật in ấn, hệ thống máy được trang bị mới, khổ in rộng, một số lượng sách báo rất lớn đã được nhà in ấn hành. Theo thống kê trong Mémorial de Qui Nhơn năm 1922, Nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, riêng Báo Lời thăm mỗi tháng hai số, mỗi số ra 1.500 bản và phát hành cả Đông Dương. Tổng cộng ấn phẩm của nhà in Làng Sông/Qui Nhơn trong năm lên đến 63.185 ấn phẩm với 3.407.000 trang in.
    Những tên gọi khác nhau trên các bìa sách: Imprimerie de Làng Sông, Imprimerie de Qui Nhơn hoặc Imprimerie de la Mission de Qui Nhơn cùng là một ấn quán của Giáo phận Đông Đàng Trong. Ấn phẩm cuối cùng của Nhà in Làng Sông/Qui Nhơn in tháng 12/1953. Sau non một thế kỷ hoạt động lúc thăng lúc trầm, Nhà in Làng Sông đã có những đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ vào nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
    Ở lĩnh vực văn học Quốc ngữ, Nhà in Làng Sông đã in một số lượng lớn tác phẩm của các cây bút nổi tiếng Nam bộ lúc bấy giờ như: Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, 30 đầu sách của Lê Văn Đức gồm nhiều thể loại: Tây hành lược ký, Đi săn bắt cướp (tuồng), Tìm của báu (tiểu thuyết), Chúa hài nhi ở thành Nazarét (kịch), Du lịch Xiêm...
    Số lượng sách Quốc ngữ in tại Nhà in Làng Sông lên đến hàng ngàn bản. Thư viện Quốc gia (Hà Nội) hiện đang lưu giữ 241 đầu sách của Nhà in Làng Sông/Qui Nhơn, hầu hết là sách Quốc ngữ, một số ít tiếng Pháp, quyển sớm nhất in năm 1910, quyển muộn nhất in năm 1944, như: Lưu tình(tâm lý tiểu thuyết, 1931, Nguyễn Vân Trai), Thiệt phận thuyền quyên (tiểu thuyết, 1925, Đinh Văn Sắt), Hai chị em lưu lạc (tiểu thuyết trẻ nhỏ, Pierre Lục), Địa dư tỉnh Phú Yên (bản đồ, 1937, Nguyễn Cầm, Trần Sĩ), Địa dư nông học Bình Định (1933, Bùi Văn Lăng),...
    Thời gian và chiến tranh đã làm hư hỏng một số hạng mục của khu Chủng viện Làng Sông, dựa vào hình ảnh chụp vào những năm đầu thế kỷ XX, dấu vết nền móng và đối chiếu những kiến trúc hiện còn, Giáo phận Qui Nhơn vừa phục dựng lại những kiến trúc bị sập đổ như: Tòa Giám mục, Nhà in, Nhà quản lý… Nhà in phục dựng lại hiện được sử dụng làm Nhà trưng bày giới thiệu những hình ảnh, tư liệu liên quan đến nhà in xưa và trưng bày một số ấn phẩm của Nhà in.
    (Nguyễn Thanh Quang, http://gpquinhon.org/q/)
    Để tiếp nối những đóng góp của Nhà in Làng Sông, trong thời gian dọn mừng Năm Thánh, Đức Giám mục Giáo phận Qui Nhơn đã cho phép Ban Văn hóa của Giáo phận thành lập Tủ sách Nước Mặn và, gần đây hơn, Tuyển tập văn thơ định kỳ Mục Đồng và www.tapsanmucdong.net - Góc Thư viện trên trang Mục Đồng trực tuyến hiện đang lưu trữ file PDF các tác phẩm văn chương thuộc Tủ sách Mục Đồng, Tủ sách Hoa Biển, Tủ sách Nước Mặn và Tủ sách hỗn hợp. Mời quý độc giả vào xem và có thể tải xuống những sách cần dùng.
    Ngoài ra chúng tôi cũng ước mong có thể sao chụp các ấn phẩm của Nhà in Làng Sông thành phiên bản PDF để lữu trữ tại đây cho mọi người tham khảo. Quí vị nào hiện còn giữ được các ấn phẩm của Nhà in Làng Sông, xin vui lòng giúp đỡ. Chân thành cảm tạ.
    Sau khi kết thúc nhận bài dự thi Giải Viết Văn Đường Trường 2018, Ban Tổ chức đã nhận được tổng cộng 167 bài. Hiện đã gởi những bài được chọn qua vòng sơ loại trong số 100 bài đầu tiên cho Ban sơ khảo tiến hành chấm điểm. Giờ đây trân trọng kính mời mọi người tiếp tục thưởng thức bài đầu trong loạt 12 bài tiếp theo (đến mã số 100) vừa được chọn qua vòng sơ loại. Xin tiếp tục theo dõi trên blog Văn Thơ Công Giáo và Mục Đồng trực tuyến (vanthoconggiao.net và tapsanmucdong.net).
    Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phước lành cho tất cả chúng ta.

    Quy Nhơn, ngày 25-4-2018
    Lm. Trăng Thập Tự
    Trưởng ban Tổ chức

  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    dvtung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Antôn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ninh Thuận
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,539
    Cám ơn
    4,915
    Được cám ơn 4,375 lần trong 1,640 bài viết

    Arrow Giải "Viết văn đường trường" 2018 - Bản tin số 07

    Mã số: 18-081

    KHI CHA LÀ CA TRƯỞNG CON SẼ LÀ ĐÀN SĨ

    Tôi đã từng đi rất nhiều nơi, từng thăm những ngôi làng xa xôi, cách nhà tôi hơn chục cây số. Nhiều lúc cha mẹ tôi cấm cản tôi vì sợ tôi ốm yếu không ai săn sóc, nhưng tôi vẫn một mực đi theo con tim mình chỉ lối.
    Có một nơi tôi luôn muốn đến, muốn đồng hành và làm việc ở đó luôn vì nơi ấy bình yên lắm; tâm hồn tôi cũng thấy thanh thản hơn. Tôi thích cái “khoảng lặng” ở một góc riêng tư trên ngọn đồi cao thẳm, thích tiếng chim hót và sự hòa đồng của mọi người. Điều đặc biệt là ở đó có một vị linh mục trẻ. Ngài thích ca hát, đam mê âm nhạc. Không những đàn giỏi hát hay ngài còn rất vui tính.
    Hồi trước, ngài ở xứ tôi, nhưng giờ ngài đã được chuyển nhiệm nơi khác. Chắc có lẽ ở đó còn khó khăn hơn nhiều; công việc của ngài sẽ vất vả hơn vì phải làm quen với môi trường mới. Lên chỗ ngài đang phục vụ, tôi mới nhận ra rằng xứ tôi còn may mắn hơn mấy xứ ở vùng sâu, vùng xa… Nơi ngài đang phục vụ, đến một cái nhà nguyện cũng chẳng có, vì ở đây bị cấm cản dữ lắm. Nghe ngài kể rằng ở đây dân làng có xây một nhà nguyện nhưng đám người ấy lại kéo đến đập phá. Chúa Nhật nào dâng thánh lễ họ cũng đuổi về hết. Các em đang học giáo lý thì phải đình chỉ lại. Ngày nào cũng vậy, nhưng ngài vẫn không nản và cùng giáo dân của mình vượt qua những khó khăn này…
    Năm này qua năm khác, sau một hồi họ cũng im chẳng thấy đến nữa, nhưng chỉ tiếc là cha chỉ có thể làm thánh lễ ở nhà giáo dân thôi. Lần đầu tiên tôi được ngài dẫn vào làng. Bỗng ngài nói:
    - Đây là nơi cha đang phục vụ đấy!
    Khi đó, tôi mới thẩn người lại. Dường như tôi không tin vào mắt mình đang nhìn thấy. Tôi đáp lại cha:
    - Đây… là… nhà thờ sao cha?
    - Không con ạ! Đây chỉ là nơi để Chúa ngự thôi con.
    Tôi vẫn đang hoang mang, không nói nên lời, nhưng vẫn thưa:
    - Dạ… vâng!
    Trong khi tôi vẫn còn đang bỡ ngỡ với hoàn cảnh nơi đây, một điều bất ngờ lại diễn ra trước mắt… Người tập hát không ai khác, đó là chính cha. Ngồi đó vừa nhìn cha vừa đàn, vừa tập hát cho các anh chị, tôi càng hăng say với công việc hiện tại của mình. Vì tôi hiểu được phần nào công việc của một người ca trưởng.
    Tập hát xong, trên đường về, tôi hỏi cha:
    - Cha ơi, cho con hỏi chuyện này được không?
    - Con cứ hỏi đi!
    - Vậy mọi công việc cha phải lo hết sao? Như tập hát này… Ở đây không có ai tập hát cho họ ạ?
    - Ừ! Đúng rồi con… Ở đây còn khó khăn nhiều vì họ chỉ mới vô đạo thôi con…
    - Vậy ngày nào cha cũng phải vô làng hết ạ?
    - Phải chịu khó vậy thôi con ạ! Vì cha phải dạy lớp dự tòng nữa mà.
    - Chắc có lẽ cha mệt lắm, đúng không cha? Vừa dạy học, vừa phải tập hát và còn hay về muộn nữa chứ!
    - Có nhiều lúc cha cũng thấy mệt lắm con, chỉ muốn bỏ ca đoàn dâng thánh lễ không tiếng hát cũng được.
    - Không cha ơi, cha đừng nghĩ vậy mà. Hãy cùng ca đoàn mà cha thành lập vượt qua khó khăn. Con tin một ngày nào đó nơi cha đang phục vụ sẽ vững mạnh lắm đấy!
    - Ngày đó còn lâu lắm con ơi, nhưng mọi chuyện vẫn phải phó thác trong Chúa thôi con à!
    - Vâng… ạ! Cha cũng có thể mở lớp dạy đàn mà, vì cha biết về nhạc. Có thể mai này các em thiếu nhi ở đây sẽ giúp cha được nhiều việc lắm đấy.
    - Nhưng cha không có nhiều thời gian con ạ!
    - À cha ơi, hay thời gian con ở đây, cha mở lớp học đàn đi… Con sẽ tập múa bộ lễ cho các em, dạy chiêng và cả đàn nữa. Được không cha?
    - Nếu vậy thì tốt quá, chỉ sợ ở xứ con, mọi người cũng đang cần sự góp sức của con thì sao?
    - Con có thể sắp xếp công việc ở đó mà. Với lại lâu lắm rồi con không làm được gì cho cha. Đây cứ coi như là chuyện thực tập của con đi. Hồi đó, cha cũng dạy con tập đàn mà. Giờ con truyền lại nghề cho các em.
    - Vậy trong thời gian này con ở lại giúp các em học nhé! Nhưng ở đây không được buồn đâu đó!
    - Vâng ạ! Cha không biết đâu, con thì lại thích cái “khoảng lặng” ở nơi đây… Không gian cũng đủ để cho con ngâm thơ đấy! Giúp cha được cái gì là con vui rồi.
    - Ừ! Cảm ơn con vì đã không ngại đường sá xa xôi đến với dân làng. Chắc có tiếng đàn của con, họ sẽ tham dự thánh lễ sốt sắng hơn đấy!
    - Không có gì đâu cha, vì con vẫn thích sống và phục vụ mọi người mà.
    Sau cuộc trò chuyện ấy, tôi càng thích thú với nơi đây hơn. Sáng hôm sau, cha nhờ một chú trong làng theo cha đi mua đàn, mua chiêng về, để chuẩn bị lớp học cho các em.
    Sang tuần sau, các em đã có mặt đông đủ. Một buổi chào hỏi và làm quen thật đáng nhớ…
    Ngày vẫn cứ thế trôi đi. Không biết đã được học từ khi nào mà các em lại tiếp thu nhanh vậy. Dường như tiếng đàn tiếng chiêng vang dội cả núi rừng. Thấy nụ cười niềm nở trên gương mặt và đam mê của các em, tôi càng có thêm động lực. Những mệt mỏi đều tan biến hết.
    Sau hai tháng hè và lớp học cũng đã kết thúc, cha đã làm một bữa tiệc nho nhỏ để các em nói lời tri ân. Khi đó, nhìn các em mà tôi cứ nghẹn ngào, không nói nên lời, chỉ dành cho các em mỗi đứa một cái ôm. Tôi bước gần tới cha và nói:
    - Con đã hoàn thành công việc làm “đàn sĩ” cho cha rồi đấy!
    Cha nhìn tôi và nở một nụ cười rất thánh thiện:
    - Cảm ơn con, suốt hai tháng qua đã đồng hành cùng các em… Chúc con luôn vui và đầy nhiệt huyết như vậy. Khi nào có thời gian thì ghé thăm cha và các em nhé!
    - Vâng, cảm ơn cha, con sẽ cố gắng ạ!
    Cuộc gặp gỡ nào cũng phải đến lúc nói lời chia tay. Ngày hôm đó đối với tôi thật là một kỷ niệm đẹp mà tôi không bao giờ quên. Dù đã nói lời tạm biệt với các em, nhưng tôi vẫn muốn đến với nơi đấy. Nếu có cơ hội, tôi sẽ làm nhiều việc hơn. Được một lần trong đời là “đàn sĩ”, thật ý nghĩa khi là một cô giáo hiền lành của các em. Như vậy, cha sẽ đỡ mệt hơn khi có ai đó cùng cộng tác với cha. Hy vọng mọi công việc của cha sẽ luôn tốt đẹp, và cùng giáo dân vượt qua mọi khó khăn trong tình yêu của Thiên Chúa.

  4. Có 2 người cám ơn dvtung vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com