Tháng 11 Tháng Cầu cho các Linh hồn,
Truyền thống đền ơn đáp nghĩa
To repay somebody for his favour
-Ngày 02 tháng 11 và ngày mùng hai tết âm lịch , được gọi là ngày cầu cho các linh hồn ông bà , tổ tiên, còn trong luyện tội (Purgatoire), mà giáo lý đức tin gọi là sự tinh luyện (to purify) cuối cùng, và chỉ những ai được ghi tên trong sổ trường sinh mới được vào Thành Thánh (Kh 21,25-27), những ai đã đạt tới sự thánh thiện (Complet-Full) cần thiết, mới được vào cõi trời hoan lạc (Paradise), điều này đã được Kinh Thánh và các Công Đồng Florence (1304) và Công Đồng Tridentino (1580) xác định, (1Cr 3,15 ; 1 Pr 1,7), Giáo huấn này cũng dựa trên việc thực hành cầu nguyện cho những người đã qua đời, mà kinh thánh Cựu ước (Old Testament) có nói tới , qua việc ông Giuda Macabêo, truyền dâng lễ đền tội cho những người đã chết, và những binh sĩ đã tử trận, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2Mac 12,42-46), trong hình khổ tinh luyện (Souffrance volontairement endureé), một hình khổ tự nguyện với tất cả lòng mong muốn được hưởng nhan Thánh Chúa, bằng sự hối hận đầy tình mến (Mat 3,11), nó hơn hẳn những hình khổ cảm giác (Peine du sens).
Truyền thống “đền ơn đáp nghĩa” đã có từ rất xa xưa, Người tín hữu nhớ đến những người quá cố trong đó có ông, bà, cha, mẹ, các thân nhân và thân hữu . . ., và đã dâng Thánh Lễ, và làm những việc bác ái, cầu nguyện cho những người đã qua đời, để họ sớm được hưởng phước trừơng sinh (Heaven) (1 Cr 41,5), đây cũng là đạo hiếu mà Thượng Đế đã dạy “Hãy Tôn kính cha mẹ , để được sống lâu trên mặt đất mà Tạo hoá đã ban (Xh 29,12), ai yêu cha mẹ hết lòng – Trời ban phước lộc thọ trường bình yên ( Hc 3,6), ai xúc phạm đến cha mẹ thì đáng phải chết (Xh 21,17), và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử (Mat 15,4)”.
Cổ nhân có nói “Sinh ký Tử quy” (có nghĩa sống là gởi tạm , thác mới là về quê thật), như vậy, với người có niềm tin vào Chúa Thánh Linh (The Holy Spirit) , mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi là Phật Pháp Thân – Chúa Hằng Sống (The Living Buddha- The Living Christ), điều này giúp chúng ta có thể tiếp xúc được với Thượng Đế, với tha nhân và vũ trụ vật chất, thì khi chết đi chính là khi được vui sống muôn đời [(St. Francis of Assisi (1182-1226)], khi chúng ta cầu nguyện cho những người thân, thì họ sẽ được sống an vui bên Thượng Đế, trong ngôi nhà vĩnh cửu (2Cr 5,1), như Đức Jêsus đã hứa “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-2), như thế hiếu nghĩa, cũng là cách báo đáp thâm ân không chỉ với phụ mẫu, với tha nhân mà còn là với Trời đất nữa, vì Trong Kinh Thánh Tân ước (New Testament) có viết “Nếu ngươi làm việc gì cho những người anh em bé nhỏ là làm cho chính ta” (I say to you, Whatever you did for one of these least brothers of mine, you did for me – Mat 25,40).