Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Bài giảng thứ sáu tuần thánh - 2019

  1. #1
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,775
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,667 lần trong 2,008 bài viết

    Default Bài giảng thứ sáu tuần thánh - 2019

    THỨ SÁU TUẦN THÁNH 2019:

    THẬP GIÁ BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ


    Lm. Giuse Đỗ Đức Trí – GP Xuân Lộc


    Trên mạng Internet giới thiệu nhiều câu chuyện khiến người xem vừa thương vừa cảm phục sự hy sinh của những người mẹ đã lớn tuổi nhưng vẫn phải ngày ngày nhặt ve chai nuôi chồng bại liệt và nuôi con ốm yếu. Những hình ảnh cảm phục về sự hy sinh chịu đựng của một người cha, khi phải nuôi dưỡng chăm sóc cho những đứa con tâm thần quậy phá. Và, còn có nhiều câu chuyện, hình ảnh nói về sự hy sinh quảng đại của cha mẹ dành cho con cái, dù đó là những đứa con bệnh tật hay là những đứa con nghiện ngập phá phách, dù có được đáp đền hay bị bội bạc.

    Hôm nay, ngày thứ Sáu Thánh, chúng ta cùng được chứng kiến sự hy sinh vô cùng lớn lao của Đức Giêsu dành cho nhân loại. Giờ phút này, chúng ta không thể hình dung, không thể cảm nhận hay diễn tả hết được tình yêu của Đức Giêsu, mà chỉ biết cung kính quỳ gối trước thánh giá để bái thờ. Thiên Chúa có thể cứu chuộc nhân loại bằng nhiều cách, Ngài cũng có thể bày tỏ tình yêu thương nhân loại bằng nhiều cách, nhưng Ngài lại muốn chọn cây thập giá để diễn tả tình yêu và sự tha thứ đến cùng dành cho nhân loại.

    Tự nó, cây thập giá chỉ là hai thanh gỗ bắt chéo được dùng làm dụng cụ hành hình tội nhân, nó là hình ảnh của sự chết chóc ghê sợ và đau khổ tột cùng. Nhưng từ khi Đức Giêsu đón nhận cây thập giá và ôm lấy nó cho đến khi bị treo trên đó, Ngài đã biến cây thập giá thành cây thánh giá, biến sự thù hận thành yêu thương, biến sự chết chóc thành sự sống. Chúa Giêsu đón nhận cây thập giá vì lòng yêu mến vâng phục hoàn toàn thánh ý Chúa Cha. Là Ngôi Hai Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã chấp nhận mang lấy thân phận con người, đến thế gian để cứu chuộc nhân loại. Như lời tiên tri Isaia, Ngài đã vâng phục hoàn toàn, trở nên như một người tôi tớ, bị người đời nhục mạ dể duôi, hành hạ phỉ nhổ: Người chẳng còn dáng vẻ oai phong, mặt mũi tan nát, phải đau khổ triền miên, Ngài đã mang lấy tất cả những đau khổ bệnh tật của chúng ta. Trong cái nhìn của người đời, Đức Giêsu như kẻ bị ruồng bỏ, bị Thiên Chúa nguyền rủa, giáng họa, bị giết, bị chôn vùi, nhưng tiên tri Isaia cho thấy: Ngài chịu tất cả những sự ấy là vì chúng ta đã gây ra lỗi lầm. Vì Người là Tôi Tớ hoàn toàn vâng phục, nên Thiên Chúa sẽ là Đấng Chí Công, sẽ trả lại cho Ngài ánh sáng vinh quang và ban muôn dân nước cho Ngài làm gia sản.

    Bài Thương Khó chúng ta vừa nghe, thánh Gioan tường thuật lại chi tiết về con đường đau khổ thập giá Chúa Giêsu đã trải qua vì yêu thương nhân loại. Trong tường thuật này, Tin Mừng cũng cho thấy nhiều gương mặt khác nhau với những cách đối xử khác nhau với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đón nhận tất cả nỗi đau khổ trong tâm hồn, đến đau khổ thể xác chỉ vì yêu thương và tha thứ. Lúc đau khổ, ai cũng mong muốn có những người thân ở kề bên để chia sẻ, an ủi, động viên. Đáng lẽ, các tông đồ là những người đã theo Chúa sẽ phải là những người hiểu Chúa nhất, gắn bó với Chúa và an ủi Chúa nhiều hơn hết trong lúc này. Tuy nhiên các ông ở gần bên Chúa, nhưng lòng các ông xa Chúa, các ông theo Chúa, nghe Chúa nhưng không hiểu tâm trạng của Chúa. Vì thế, chính các ông lại gây ra nỗi khổ tâm cho Chúa nhiều hơn.

    Trước hết là Giuđa, có thể vì anh ham tiền, nhưng có lẽ vì anh chờ đợi mà không thấy Chúa khởi nghĩa, nên anh đã tìm cách để ép Chúa Giêsu phải ra tay như anh đã từng thấy Chúa làm phép lạ. Anh theo Chúa hoàn toàn vì mục tiêu chính trị và vụ lợi, vì thế khi không được như ý, anh đã trở thành kẻ phản bội lại Chúa. Anh đã thỏa thuận với các thượng tế, luật sĩ để trao nộp Ngài. Anh gây ra cho Chúa nỗi đau vì bị đệ tử phản bội, đưa vào cái chết. Để thực hiện mưu đồ làm phản này, Giuđa vẫn mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bước đến với Thầy, hôn chào thầy bằng cái hôn giả dối. Nụ hôn này không còn phải là nụ hôn của sự kính trọng và yêu thương như trước đây, mà nó biến thành một dấu chỉ của sự phản bội: “Hễ tôi hôn mặt ai, thì đó là Người, các ông cứ bắt lấy”.

    Kế đến là thái độ của các môn đệ khác: Trong lúc Chúa Giêsu một mình đi cầu nguyện, hình dung cây thập giá trước mặt, Ngài lo sợ đến đổ mồ hôi máu, vậy mà các tông đồ vẫn thản nhiên nằm ngủ. Mặc dù không trực tiếp phản bội Thầy như Giuđa, nhưng khi chứng kiến các thượng tế và quân lính kéo đến, các tông đồ đã tỏ ra hết sức hèn nhát, bỏ chạy tán loạn. Simon Phêrô có một phản ứng trong tuyệt vọng, ông rút gươm ra, nhưng chỉ dám nhắm vào một tên đầy tớ mà thôi. Simon và môn đệ kia theo Chúa Giêsu đến dinh thượng tế, nhưng chỉ dám theo xa xa. Cuối cùng trong dinh thượng tế, trước mặt một đứa đầy tớ gái, ông sợ hãi từ chối, không dám nhận mình là môn đệ của Giêsu. Trước sự yếu đuối và hèn nhát của các tông đồ, Chúa Giêsu không trách các ông, Ngài vẫn đứng ra để bảo vệ các ông: “Nếu các anh bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi”.

    Các Thượng tế và Luật sĩ đã đi đến tận cùng của sự gian manh độc ác, họ tìm mọi cách và dùng mọi thủ đoạn để loại trừ Đức Giêsu. Bắt được Chúa Giêsu, họ điệu Ngài đến dinh thượng tế Anna ngay trong đêm đó. Ở đây, cái ác và sự gian dối được thể hiện nơi con người của thượng tế và các thuộc hạ của ông. Họ tra hỏi Đức Giêsu nhiều điều về những bài giảng và giáo lý của Người, họ tra vấn Người về nguồn gốc: “Ông có phải là Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu đã công khai nói cho họ về giáo lý, quan điểm của Ngài và khẳng định với họ: “Tôi là Con Thiên Chúa”. Các thượng tế và luật sĩ bày ra màn kịch xét xử, tra khảo để cuối cùng đi đến kết luận: Nó phải chết. Từ đó, họ tìm cách để thực hiện việc giết Chúa Giêsu. Để thực hiện mưu đồ này, các thượng tế và luật sĩ đã mượn tay của tổng trấn Philatô để đẩy Chúa Giêsu vào cái chết thập giá. Như những kẻ chủ mưu đã thỏa mãn về kế hoạch của mình, trên hành trình thập giá, chính các thượng tế, luật sĩ và đám đông dân chúng là những kẻ gây ra đau khổ cho Chúa Giêsu nhiều nhất. Quan Philatô là người đại diện cho công lý, đã biết rất rõ âm mưu thâm độc của các thượng tế, biết những lời cáo buộc là giả dối, nhưng ông lại không dám lên tiếng bênh vực cho sự thật. Philatô để cho công lý bị những lời gào thét của đám đông làm cho chết nghẹt. Thay vì dùng thẩm quyền của mình để bảo vệ Chúa Giêsu, ông lại dùng khổ nhục để tìm kiếm sự thương hại của người dân. Bằng cách ra lệnh đánh đòn Chúa Giêsu một cách hết sức dã man, để cho quân lính kết vòng gai đóng vào đầu Chúa Giêsu và nhạo cười Ngài, ông nghĩ rằng dân Chúng sẽ chấp thuận tha cho Giêsu. Không những dân chúng không hề cảm thương, họ còn công khai nói lên chọn lựa của mình là thuộc về hoàng đế Cêsarê thay vì thuộc về Thiên Chúa; Họ muốn bảo vệ một tên trộm cướp Baraba và yêu cầu tha cho hắn thay vì Giêsu. Cuối cùng, với bản án của mình, Philatô đã đưa Chúa Giêsu đến cái chết đóng đinh trên thập giá, đồng thời chịu trách nhiệm về cái chết của Đức Giêsu thuộc về người Rôma.

    Trong suốt hành trình thập giá, Chúa Giêsu chỉ giữ im lặng. Ngài im lặng đón nhận tất cả những đau khổ thể xác và tinh thần, bị môn đệ phản bội, chịu sự hành hạ của những tên lính, sự nhục mạ của dân chúng và của các thượng tế. Từ trên cây thập giá Chúa Giêsu nhìn xuống đám đông dân chúng với cái nhìn xót thương của một người cha trước những đứa con ngỗ nghịch và sẵn sàng tha thứ cho sự bội bạc của chúng. Trên cây thập giá, Chúa Giêsu đã biến tất cả đau khổ và dâng cả mạng sống của mình làm của lễ hy tế để xin ơn tha thứ cho toàn nhân loại. Trong lúc đau khổ tột cùng, sự cô đơn vô hạn, Chúa Giêsu đã dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa: “Lạy Cha! Xin tha cho chúng”. Ngài còn biện minh: “Vì chúng lầm không biết”. Chúa Giêsu đã kết thúc hành trình thập giá bằng việc trao lại cho Thiên Chúa Cha hơi thở, sức sống và linh hồn của mình. Không người cha nào có thể vui khi thấy con mình đau khổ, Thiên Chúa cũng như thế. Thiên Chúa đã ra tay, Ngài đã làm cho máu của Chúa Giêsu có sức mạnh tẩy rửa tội lỗi nhân loại từ ngày tạo dựng cho đến ngày tận thế; Ngài đã biến cây thập giá thành cây thánh giá, biến một dụng cụ giết chóc thành cây đem lại sự sống. Thiên Chúa đã dùng cây thánh giá làm tiếng nói yêu thương và tha thứ của Ngài dành cho nhân loại.

    Suy tôn thánh giá chiều nay, chúng ta chiêm ngắm một tình yêu vĩ đại Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngài đã chết vì ta, chết thay cho ta, để đem lại cho chúng ta sự sống của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta luôn sống tâm tình thờ lạy, biết ơn và xin cho chúng ta cũng trở nên giống Chúa, đón nhận thập giá cuộc đời, bước theo Chúa, đón nhận đau khổ hằng ngày vì yêu mến Chúa và yêu mến anh chị em chung quanh, để đem lại ơn cứu độ cho bản thân và gia đình. Amen.
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com