Nhận xét về các trang mạng “Truyền đạo” và “Chống đạo”.
______________________________________________
Lướt qua các trang mạng có liên hệ đến đạo giáo tôi xin đưa ra vài nhận xét như sau:
  1. Những trang mạng do Công-giáo chủ trương, trực tiếp hoặc gián tiếp. Những trang mạng chi đăng tải các bài giảng của các Linh-mục, Giám-mục, các bài thánh ca, kinh kệ v.v.
2. Ngược lại có những trang mạng không chủ trương thuần túy về xã hội nhưng bao quát nhiều lãnh vực xã hội trong đó có những bài liên hệ đến giáo hội: quan sát, phân tích, phê phán, chống báng, v.v.

Xin trình bày những nhận xét của tôi về hai loại trang mạng này như sau:

Về loại trang mạng (1) trên đây: độc giả của loại này phần lớn là những người ngoan đạo, gần gũi nhà thờ, kinh kệ. Họ vào mạng để trau dồi kinh sách, suy niệm. Vì là những người “ngoan đạo”, họ không có thắc mắc gì và dễ dàng chấp nhận mọi bài vở, suy niệm, giáo huấn, họ là những người cao tuổi, giữ đạo đơn giản từ nhỏ. Họ cũng là lớp người trẻ mà gần gũi hằng ngày với nhà thờ có nếp sống đạo rất căn bản và cũng đơn giản.
Đối với lớp độc giả này thì dù họ có vô xem mạng hay không thì họ cũng vẫn giữ đạo vững vàng.
Nhưng các trang mạng này không hấp dẫn được công chúng ở tầng lớp “không ngoan đạo”, vì khuynh hướng và nội dung của trang mạng này đều chú trọng đăng tải đến các bài thuộc loại bài giảng trong nhà thờ, nặng về khuyên răn, giáo điều, trừu tượng, kiểu cha mẹ dạy bảo các con.

Tôi cũng nhận xét rằng đối với những người có thành tâm muốn tìm hiểu đạo thì họ không tìm thấy được những chất liệu thực tiễn, thiết thực hay thích hợp với trình độ của họ, họ không thỏa mãn với lối tư duy của lớp người đi trước. Có những gia đình mà trong đó bậc cha mẹ bảo thũ vẫn cố bám vào truyền thống và cũng có những bậc cha mẹ thức thời hơn chấp nhận cởi mở để hòa hợp với con cái, tôn trọng sự hiểu biết trưởng thành của con cái.

Do đó, tôi nhận thấy rằng những trang mạng này đã không chú trọng đến số đông là lớp người xa Chúa hoặc chưa biết Chúa vì vậy trang mạng không đạt được những muc đich và hiệu qủa của việc truyền giáo?

Về loại trang mạng (2) trên đây: Những người chí trích, chống đối đạo có những thành phần khác nhau: Có người cố tình chống đối, bài bác vì lí do cá nhân, có người bài bác vì hiểu lầm và nhiều người khác thì vì họ chi hiểu đạo ở mức độ đơn giản của giáo lí lúc tuối thơ, nhất là kinh sách cổ xưa (mà có những kinh đã thay đổi), hoạc họ không theo dỏi cập nhật giáo lí từ sau Công-đồng Vatican II tới nay. đối với những người này, ta cần có một cách đối thoại khác với nội dung các bài giảng một chiều đơn phuơng kiểu các trang mạng nêu trên.

Từ những nhận xét trên chúng tôi xin đề nghi:
- Làm sao trong các trang mạng tôn giáo này có thêm một trang Forum đạc biệt cho những người đã xa Chúa và những người muốn tìm hiểu về đạo.
- Làm sao cho chương trình Forum biết đối thoại và biết lắng nghe lớp người thời đại. một thứ đối thoại cởi mở (đôi khi ta thấy có những bài viết kiểu “hỏi/đáp” mà một bên nặng về áp đảo hoạc ngụy biện, kiểu cả vú lấp miệng em).
- Cho dù Forum được đặt duới trang mạng tôn giáo, nhưng làm sao cho mọi người đều có thể tự do bày tỏ y kiến, không nên ep buộc chấp nhận kết luận đơn phương cua một cá nhân.
- Forum không chi giới hạn về đức tin tôn giáo mà bao gồm các vấn đề giáo lí, đạo đức và luân lí.
- Làm sao tạo phần mềm cho Forum có thể lưu trữ dữ liệu để ta có thể phân tích khuynh hướng xã hội và thời sự và tìm phương án thích hợp để giải đáp thắc mắc cho việc truyền giáo.

Và việc làm quan trọng trước tiên là làm sao cho công chúng biết đến trang mạng và forum này. Forum nên đứng riêng 1 blog, mang một nhãn hiệu rỏ ràng ví du: “Nói chuyện về đạo Chuá” v.v. Tôi tin đây là vấn nạn của xã hội ngay nay đối với đạo giáo.

Ước mong thay,


Nguyễn Thất Khê.