TẠI SAO THIÊN CHÚA LẠI GIẾT CÁC CON ĐẦU LÒNG CỦA NGƯỜI AI CẬP?

Xin cha vui lòng giải thích vì sao trước đây Thiên CHúa đã giết các con đầu lòng của người Ai Cập trong khi Chúa dạy không được giết người trong Điều Răn thứ Năm của Chúa?
Trả lời :
Thiên Chúa là tình yêu, chậm bất bình và hay tha thứ. Đó là điều chúng ta phải tin chắc không chút hoài nghi.

Về câu hỏi tại sao Thiên Chúa lại giết các con đầu lòng của dân Ai Cập, chúng ta không quên sự kiện vua Pharra-ô của Ai Cập đã không chịu cho dân Do Thái rời đất Ai Cập trở về quê hương của họ như ông Mô-se yêu cầu theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Nhưng Pharaô ,vua Ai Cập đã ngoan cố không muốn cho dân Do Thái hồi hương.

Vì thế, Thiên Chúa đã gửi những tai họa đến cho Ai Cập trong đó có tai ương các con đầu lòng của Ai Cập đã bị giết như ta đọc thấy trong Sách Xuất Hành 11&12. Đây là tai họa thứ mười Thiên Chúa giáng xuông Ai Cập để buộc vua Phar a –ô buông tha cho dân Do Thái được hồi hương dưới sự lãnh đạo của ông Mô-sê. Kết quả là cuối cùng Phar a-ô đã phải nhượng bộ để cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập trở về quê quán của họ.

Tuy nhiên, qua tai họa mà Thiên Chúa giáng xuống dân Ai Cập để giải thoát dân Do Thái cho họ trở về quê hương, chúng ta thấy THiên Chúa đã tha phép cho việc giết các con đầu lòng của dân Ai Cập. Tại sao Thiên Chúa lại giáng tai họa này xuống cho Ai Cập để cứu dân Do Thái đang sống nô lệ thống khổ trên đất Ai Cập được trở về quê quán của họ sau bao nhiêu năm phải làm nô lệ trên đất Ai Cập ?

Thiên Chúa làm như vậy có trái với giới răn cấm giết người mà Thiên Chúa đã truyền cho con người phải tuân giữ hay không ?

Đây quả thật là một vấn nạn khó hiểu cho con người ở khắp mọi nơi từ xưa đến nay. Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ Kinh Thánh Cựu Ước thì chúng ta có thể hiểu lý do tại sao Thiên Chúa đã hành động xem ra khó hiểu như vậy trong hoàn cảnh cụ thể nói trên, khi Người đã giết các con đầu lòng của dân Ai Cập kể cả con đầu lòng của vua Ai Cập là Phara ô để buộc vua này cho người Do Thái được trở về quê hương của họ như Thiên Chúa đã truyền cho ông Mô-Sê mệnh lệnh sau đây :

“…Bây giờ ngươi hãy đi. Ta sai ngươi đến với Phara – Ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-el ra khỏi Ai Cập.” ( Xh 3: 10)

Nhưng vì Pharra ô không chịụ cho dân Do Thái rời Ai Cập để về quê hương của họ như Thiên Chúa đã truyền cho ông Mô-sê, nên để làm nản lòng Pha ra ô Thiên Chúa đã giáng mười tai họa xuống Ai Cập trong đó có tai họa các con đầu lòng của Ai Cập bị giết.kẻ cả con đầu lòng của vua Phar a ô. Và với tai họa thứ mười này, Pharra ô đã phải nhượng bộ để cho Dân Do Thái được rời khỏi Ai Cập mà trở về quê hương dưới sự lãnh đạo của ông Mô-sê

Như thế Thiên Chúa đã dùng một sự dữ nhỏ là giết các con đầu lòng của Ai Cập để đạt mục đich to lớn hơn là giải phóng cho toàn dân Do Thái khỏi ách nô lệ thống khổ bên Ai Cập khiến họ đã kêu cứu Thiên Chúa giải thoát họ khỏi nỗi thống khổ trên.Thiên Chúa đã phán như sau:

tiếng rên siết của con cái It-ra el đã thấu tới Ta. Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai Cập.” ( Xh 3: 9)

Vì thế, để cứu họ, Thiên Chúa đã sai ông Mô-sê đẫn đưa con cái Itrael rời Ai Cập để về chiếm ngự “ một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật , xứ sở của người Ca na an..” ( Sđd 3:8)

Sứ mệnh của ông Môsê nói trên cũng tiên báo Sứ Mệnh của Chúa Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa được sai xuống trần gian làm CON NGƯỜI để “hy sinh mạng sống mình làm giá chụộc cho muôn người. “ ( Mt 20:28) khỏi chết đời đời vì tội . Thi hành Sứ Mệnh này, Chúa Kitô đã trở thành tân Adam và tân Mô Sê để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại khỏi chết vf tội như Thánh Phaolô đã dạy như sau:
Thật vậy, nếu vì một người duy nhất ( Adam) đã sa ngã mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5: 15)

Ân sủng đồi dào Thiên Chúa đã ban cho nhân loại nhờ Chúa Giêsu Kitô đã vui lòng vác thập giá để chịu đóng đanh và chết trên thập giá để cứu chuộc cho muôn người khỏi phải phạt và chết đời đời vì tội. Như thế Thiên Chúa đã chấp nhận cái chết của Con mình là Chúa Giêsu Kitô để cứu cho toàn thể nhân loại khỏi chết vì tội.Nói rõ hơn, Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết trên thánh giá cho muôn người được sống. Người đã xin Chúa Cha cất chén đắng tức là cất cho Người khỏi phải chịu đau khổ và chết , nhưng Chúa đã xin vâng Ý Chúa Cha chứ không muốn theo ý của riêng mình,Và Chúa Cha đã chấp nhận sự hy sinh cao cả của Chúa Con làm của lễ đẹp lòng Chúa Cha nhất cho mục đích xin ơn tha tội cho cả nhân loại. Trong tinh thần và ý nghĩa cao cả đó, Chúa Giêsu đã trở thành “ Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” .như Thánh Gioan Baptist đã tuyên xưng một ngày kia khi thấy Chúa Giêsu tiến lại với ông (x.Ga 1: 29)
Con chiên, trong Nghi lễ Cựu Ước, bị giết và vị tư tế đã lấy máu của con chiên để rẩy trên bàn thờ và trên các tín hữu có mặt để tha tội cho họ nhờ máu con chiên đã chịu sát tế trong nghi lễ toàn thiêu ( Holocaust) theo truyền thống Cựu Ước.

NHững gì đã xẩy ra trong thời Cựu Ước đều đã được thực hiện trong Thời Tân Ước khi Chúa Kitô đến trong trần gian để thi hành Chương Trình cứu độ nhân loại của Chúa Cha, “ Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhân biết chân lý” (1Tm 2: 4),

Để thi hành Chương Trình Cứu Độ của Chúa CHA, Chúa Kitô đã vui lòng vác thập giá và chịu chết treo trên đó “để làm giá cứu chuộc cho muôn người,” ( Mt 20:28).

Như thế việc sát tế , dù là con chiên trong thời Cựu Ước hay chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá sau này đã có giá trị tha tội và cứu rỗi cho những ai tin và muốn được cứu độ nhờ Công Nghiệp Cứu Chuộc vô giá của Chúa Giêsu Kitô.”Dấng đã hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.”* MT 20: 28)

Thiên Chúa Cha -trong Bản Thập giới-, đã cấm việc giết người ( Điều Răn Thứ Năm) Nhưng lại chấp nhận cái chết của Con mình là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu sát tế như Con Chiên vẹn sạch để cứu chuộc cho cả loài người tội lỗi đáng phải phạt và chết đời đời vì tội.

Xưa kia trong thời Cựu Ước, để cứu toàn dân Do Thái khỏi ách thống khổ trên đất Ai Cập, Thiên Chúa đã giáng Mười tai họa- trong đó có tai họa giết các con đầu lòng của Ai Cập để làm nản lòng vua Phara- ô ngoan cố không chịu cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập; như Thiên Chúa đã thông cảm nỗi thống khổ của dân Do Thái mà đã sai ông Môsê dẫn đưa họ về quê hương Thiên Chúa hứa ban là đất Ca-na-an “đầy sữa và mật”.

Việc giết các “con đầu lòng” của người Ai Cập , mặt khác, cũng cho thấy Thiên Chúa trong thời Cựu Ước là Thiên Chúa công thẳng , là Thiên Chúa trừng phạt những kẻ làm sự dữ mà không biết sám hối ăn nan để được tha thứ. ĐỨC CHÚAthấy trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều , và suốt ngày lòng

Sách Sáng Thế đã kể cho chúng ta hai trường hợp Thiên Chúa phải đánh phạt con người vì những sự dữ con người đã làm mà không biết sám hối và từ bỏ để không bị đánh phạt. Đó là trận lụt “ Hồng Thủy” thời ông NÔ-E và hai thành Gô-môra và Sô-đôm đã bị lửa từ trời xuống thiêu rụi thời ông Apraham

Lý do Thiên Chúa phải trừng phạt nhẫn tiền với Trận lụt Hồng Thủy (Deluge) vì “chúng nó chỉ toan tính những ý định xấu. ĐỨC CHÚA hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. ( St 6: 5-6)

Vì thế. Thiên Chúa đã quyết định tiêu diệt con người và mọi sinh vật trên mặt đất trừ gia đình ông NÔ E và những sinh vật được ông đem lên Tầu trước khi mưa tuôn đổ bốn mươi đêm ngày xuống địa cầu và cuốn vào lòng đại dương mọi người và sinh vật bên ngoài con Tầu của ông NÔ Ê.Ông được coi là người công chính đã sống đẹp lòng Chúa nên ông và vợ con ông không bị tiêu diệt trong Trận Hồng Thủy nói trên .

Đến thời ông Abraham, Thiên Chúa lại phải đánh phạt hai thành SÔ ĐÔM và GOMORAH bằng lửa trên trời rơi xuống thiêu rụi mọi người và sinh vật trong hai thành tội lỗi trên đây.Thiên Chúa phán:
“Tiếng kêu trách SÔ ĐÔM và GOMORAH thật quá lớn, tội lỗi của chúng quá nặng nề. Ta phải xuống xem thật sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta chăng. Có hay không Ta sẽ biết,” (St 18: 20-21)

Ông Abraham, người công chính sống đẹp lòng Chúa, đã kêu xin Chúa tha trừng phạt cho hai thành đó. Ông đã xin với Chúa là nếu ông tìm được 50 người lành thì Chúa có vì họ mà tha chết cho những khác không. Chúa đồng ý tha, nếu ông tìm được 50 người tốt lành.Nhưng ông đã không tìm được . Ông lại rút xuống 45 người để xin Chúa Tha. Chúa cũng đồng ý nhưng ông cũng không tìm được . Ông lại rút xuống còn 30 người, rồi 20 người và cuối cùng là 10 người . Chúa vẫn kiên nhẫn chờ nhưng ông không tìm được ai là người công chính để xin Chúa tha tiêu diệt hai thành tội lỗi trên. Rốt cuộc ông và gia đình đành rời khỏi nơi đó trước khi Chúa cho lửa từ trời xuống thiêu hủy hai thành tội lỗi kia !
Sự kiện trên đã cho thấy là Thiên Chúa, dù Người là tình yêu và tha thứ, nhưng nếu con người cứ phạm tội ,cứ làm sự dữ mà không kíp sám hối để xin tha thứ thì Thiên Chúa sẽ giáng cơn thịnh nộ của Người xuống cho những ai lợi dụng lòng thương xót của Người để cứ làm sự dữ, sự tội mà không mau kíp ăn năn sám hối để xin tha thứ. Chúa ghét và ghê tởm mọi tội lỗi, nhưng lại yêu thương kẻ có tội biết sám hối và xin tha thứ.

Hai tai họa Lụt Hồng Thủy và tiêu diệt hai thành SÔ ĐÔM và GÔ MÔ RAH mà Thiên Chúa đã giáng xuống trên con người trong thời ông NÔ Ê và ông Apraham đã cho ta thấy thái độ cứng rắn của Thiên Chúa đối với những sự dữ ,sự tội con người làm ở khắp nơi trên trần gian này mà không biết sám hối, ăn năn để xin tha thứ. Đây là hình ảnh của Thiên Chúa trong thời CỰU ƯỚC qua đó chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng nhân lành nhưng lại dễ nổi cơn thịnh nộ để thẳng tay trừng phạt những sự dữ và những kẻ làm những gì xúc phạm đến bản chất yêu thương , thánh thiện và công bằng của Chúa.

Nhưng nếu Thiên Chúa của CỰU ƯỚC là hình ảnh của một người CHA nghiêm khắc dễ thịnh nộ và trừng phạt thẳng tay con cái loài người , thì THIÊN CHÚA của Chúa

Kitô-Giêsu trong thời TÂN ƯỚC lại là hiện thân của lòng thương xót ,khoan hòa và thứ tha không bờ bến.

Thật vậy, THIÊN CHÚA của CHÚA GIÊSU là THIÊN CHÚA tha không chỉ giới hạn đến 7 lần mà đến 70 lần 7 . Hơn nữa, còn là Thiên Chúa tha thứ và cầu nguyện cho cả kẻ thù , chứ không giới hạn cho người thân ,người bạn của mình.Cụ thể , Chúa Giêsu đã tha cho mọt phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bọn Biệt phái bắt gặp và dẫn đến để xin Chúa cho ném đá theo luật của ông Môsê, nhưng Chúa Giêsu đã nói với chị kia : “…Tôi không lên án chj đâu ! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.” ( Ga 8: 11). Cụ thể hơn nữa, qua dụ ngôn về Đứa con hoang đàng hay Người Cha nhân hậu” Chúa Giêsu đã dạy mọi người chúng ta bài học quí giá về lòng quảng đại tha thứ của Chúa đối với những người tội lỗi biết sám hối để xin tha thứ. Chúa nói : Ta không đến để kêu gọi những người công chính , mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc : 5-22).

Cũng vậy, Chính vì muốn tha thứ hơn là trừng phạt thẳng tay, nên Chúa Giêsu đã nói với mấy người thuộc nhóm Biệt Phái đến hỏi Chúa xem có phải những người bị Tổng Trấn Phi-la-tô giết và mười tám người khác bị thác Si-lô-a đổ xuống đè chết có phải họ là những người tội lỗi hơn người khác không, Chúa đã trả lời họ như sau:

Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu.Nhưng nếu các ông không chịu sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy,” ( Lc 13: 5)

Lại nữa , nhân có mấy người Biệt Phái xầm xì với nhau về việc Chúa đến dùng bữa với mấy người thu thuế mà họ coi là quân tội lỗi, Chúa Giêsu đã trả lời họ như sau: “ người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần …Ta không đến để kêu goi người công chinh, mà đến để kêu gọi người tội lỗi.” ( Mt 9 :13) . Như thế, Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa của sự khoan dung và tha thứ, là Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi kẻ tội lỗi ăn năn sám hối để được tha thứ chứ không muốn trừng phạt không chút khoan nhượng. Điều này đã thể hiện cụ thể khi Chúa Giêsu còn đang bị treo trên thánh giá . Chúa đã cầu xin cho những kẻ đã đóng đanh và sỉ nhục Người , thay vì lên án và muốn thẳng tay trừng phạt họ như sau :

“Lậy Cha , xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” ( Lc 23:34)

Qua lời cầu nguyện trên, Chúa Giêsu đã bào chữa cho những kẻ tử thù của Người khi xin Đức Chúa Cha tha tội cho chúng mặc dù chúng quả thật phải biết việc chúng làm là đã kết án Chúa cách vô lý đầy bất công.Nhưng Chúa không chấp khi tha tội và còn cầu nguyện cho chúng nữa. Tôi bảo thật anh : hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23: 43)

Và đối với người gian phi cùng chịu đống đanh nhưng biết sám hối, Chúa đã nói với anh ta như sau: “Anh gian phi này đã một đời sống trong tội lỗi, đã làm biết bao tội ác và sự dữ đáng bị đóng đanh trên cây thập tự cùng với một gian phi nữa và cùng chung với Chúa Kitô, Người lành vô tội.Nhưng chỉ một phút ăn năn sám hối nhận biết mình là kẻ có tội thì lập tức Chúa đã tha hết mọi tội cho anh và cho anh được vào Thiên Đàng với Chúa , một vinh phúc mà các Thánh Nam Nữ khác đã một đời sống đẹp lòng Chúa trên trần thế, đã hy sinh chịu chết vì đức tin như các Thánh Tử Đạo, hoặc chấp nhận mọi gian nan bách hại khi đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa như các Thánh truyền giáo. Các ngài xứng đáng được vào Nước Trời sau khi đã hoàn tất hành trình đức tin trên trần gian này.

So với anh trộm lành bị đóng đanh, đã sám hối và được Chúa cho vào Thiên Đàng cùng với Người, thì các Thánh Nam Nữ kia cũng đã chiu nhiều đau khổ và khó khăn biết bao mà cũng chỉ được hưởng vinh phúc Thiên Đàng như anh trộm lành kia, đã đi đường tắt mà được vào Thiên Đàng trong khi các Thanh Nam Nữ khác đã phải đi qua những con đường dài đầy trông gai trở ngại mới đạt được phần thưởng đích đáng cuối cùng là được hưởng Thánh Nhan Chúa trên cõi vĩnh hằng.

Như thế, đi đường tắt như anh trộm lành hay đường dài như các Thánh Nam Nữ thì cuối cùng đều được vào Thiên Đàng vui hưởng Thánh Nhan CHÚA là quá đủ hạnh phúc cho họ rồi, vì lý tưởng hay mục đích của họ là được chiếm ngự Nước Trời để vui hưởng Thánh Nhan Chúa là Nguồn an vui , hạnh phúc và bình an đích thực. Đó cũng là lý tưởng và mục đích của mọi người tín hữu chúng ta đang sống đức tin có Thiên Chúa là CHA cực tốt cực lành, Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta nhờ Chúa Cứu Thế Giê su, “ Đâng đã hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người. ( Mt 20:28)

Tóm lại, Thiên Chúa là tình yêu, dù Người phải đánh phạt con người cách nhãn tiền như ta đọc thấy trong Kinh Thánh thời Cựu Ước. Thiên Chúa đã đánh phạt con người cách nhãn với trận lut Hồng Thủy thời ông NO E và tàn phá hai thành SÔ ĐÔM và GOMORAH thời ông Apraham cũng như đã giết các con đầu lòng của người Ai Cập để làm nản lòng vua Phara-ô là kẻ đã ngoan cố ngăn cản không cho dân Do Thái đang nô lệ bên Ai Cập được trở về quê hương của họ. Thiên Chúa đã truyền cho ông Môsê sứ mệnh dẫn đưa dân Do Thái rời Ai Cập về chiếm ngự đất mới “ đầy sữa và mật” là đất Canaan.

Nhưng Thiên Chúa của Chúa Kitô trong thời Tân Ước lại tỏ ra nhẫn nại và khoan hòa với kẻ tội lỗi mặc dù Người chê ghét mọi tội lỗi và sự dữ như giết người, giết thai nhi, thù hận, chia rẽ , gây chiến tranh giết hại dân lành, trộm cướp, ngoại tình, dâm ô thác loạn, nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ nữ cho bọn ma cô tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm (Child prostitution) rất khốn nạn và tội lỗi như thực trang sống của biết bao người trong thế giới tục hóa , vô luân vô đạo ngày nay.

Thiên Chúa chưa đánh phạt họ và thiêu hủy các thành phố của bọn làm những sữ dữ trên như Chúa đã thiêu hủy hai thành SÔ ĐÔM và GOMORAH trong thời Cựu Ước đã cho ta thấy là Thiên Chúa còn nhẫn nại và khoan hòa với những kẻ lâm sự dữ sự tội xúc phạm nặng nề đến bản chất yêu thương thánh thiện và an hòa của Thiên Chúa, Đấng chậm bất bình và hay thương xót. Chậm bất bình để cho kẻ tội lỗi có thêm thời giờ ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi dẫn đưa đến hư mất đời đời.Nhưng không phải thấy Chúa khoan dung mà lợi dụng lòng thương xót của Chúa để không cố gắng từ bỏ tội lỗi mà sống theo đường lối của Chúa hầu được cứu độ để vào Nước Trời hưởng phúc Thiên Đàng với các Thánh và các Thiên Thần. Ai có thái độ sống lợi dụng như vậy thi hãy nghe lời Chúa nghiêm khắc cảnh cáo như sau trong Sách Khải Huyền :

Ta biết các việc ngươi làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh .Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi. Nhưng vì ngươi cứ hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” (Kh3 : 15-16) Tuy Chúa nghiêm khắc cảnh cáo như vậy, nhưng Người vẫn nhẫn nại và khoan dung chờ đợi kẻ có tội ăn năn sám hối để khỏi bị trừng phạt, vì Thiên Chúa là “Đấng cứu độ chúng ta , Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tim 2: 4)
Như vậy, còn tình thương và khoan hòa nào lớn hơn tình Chúa yêu thương và khoan dung với mọi người chúng ta ,con cái loài người?

Tóm lại, Thiên Chúa quả thật là tình thương như Thánh Gioan Tông Đồ đã quả quyết :
Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa Vì Thiên Chúa là tình yêu,” ( 1Ga 4:8)
Thiên Chúa là tình yêu trong mọi hoàn cánh dù phải đánh phạt con người như ta đọc thấy trong Kinh Thánh Cựu Ước , hay khoan hòa đại lượng với con người như Thiên Chúa của Đức Giêsu-Kitô trong thời Tân Ước.

Chính vì yêu thương con người tội lỗi, mà Thiên Chúa đã sai Con Một của Người là Chúa Giêsu Kitô xuông trần gian làm Con Người để “hy sinh mạng sống của mình làmgiá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20 :28)
Trong Chúa Cứu Thế Giêsu, chúng ta thấy rõ Thiên Chúa là CHA khoan dung, nhẫn nại, nhân từ, chậm bất bình và hay tha thứ. Nếu Thiên Chúa không nhẫn nại khoan hòa và tha thứ thì không ai có thể làm được điều gì xứng đáng để vào Nước Trời ưởng phúc Thiên Đàng. Nhờ Chúa Giêsu đã dâng mình tế lễ đền tội cho nhân loại , mà Chúa Cha đã tha thứ hết cho con người tội lỗi và hứa sẽ không còn nhớ những việc xâu sa họ đã làm nữa:, như Người đã phán: Ta sẽ không còn nhớ đến Lỗi lầm và việc gian ác của chúng nữa’” ( Dt 10: 17).

“Vậy, chúng ta hãy cảm tạ Chúa muôn vàn về tình thương tha thứ quá rộng lượng của Chúa dành cho mọi người chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, Đấng đã hỏa giải con người với Chúa CHA qua sự vâng phục và vui lòng chịu chết trên thập giá năm xưa để cứu chụộc cho muôn người được sống. Amen.

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Giáo Sĩ Việt Nam