Trước sự chia rẽ trong giáo hội, giáo dân có quyền bày tỏ gì không?

Từ sau hội nghị các Giám Mục thế giới về gia đình kết thúc năm 2015, sự chia rẽ trong Giáo Hội ngày càng trầm trọng giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến. Tôi xin nêu ra vài lĩnh vực chính gây chia rẽ gồm:
  • Cho phép các gia đình ly dị được lãnh nhận phép Thánh Thể.
  • Phá thai.
Các phe phái đều có nhân số rất to lớn. Tình hình Giáo Hội có thể sứt mẽ tan rã ở nhiều miền.
Người giáo dân chúng tôi sẽ theo bên nào và bên nào sẽ là đại diện của Chúa? Nếu phải theo một bên, chúng tôi có thể Vâng mà không Phục được không?

Chúng tôi là giáo dân, với vị trí con cái, có quyền bày tỏ ý kiến của mình với các bậc cha mẹ không?
Chúng tôi vẫn tin là giáo hội là Mẹ rất hiền từ, yêu thương con cái và cũng rất hiểu biết trong mọi lãnh vực. Nhưng ở phương vị cá nhân, các vị lãnh đạo cũng có thể sai lầm và trường hợp chia rẽ hiện nay đã chứng minh điều đó và do đó chúng tôi xin mạnh dạn bày tỏ vài phân tích của chúng tôi như sau:

Lãnh vực gia đình và xã hội là các lãnh vực có sự bất đồng giữa các nhóm vì các Ngài nhìn vấn đề từ góc cạnh khác nhau và nhất là khác nhau ở cấp độ trải nghiệm. Như một vài Giáo Phụ từ vùng nghèo đói Amazon đã kêu gọi các vị ở vùng giàu có là “hãy đến mà xem” (để trải nghiệm).

Trải nghiệm cuộc sống là yếu tố quan trọng. Không ở bậc vợ chồng thì khó mà hiểu được những vấn nạn của đời sống vợ chồng. Nếu cuộc sống lúc nào cũng đầy đủ thì sao thấm thía được thế nào là đói khổ thiếu thốn, và như vậy thì sẽ đánh giá lầm tình hình, và sẽ gây ra cả chuối dài hệ lụy.

Do sự kiện chia rẻ, chống đối nhau mà người ta có thể nói là có bên đúng và bên sại.
Ít nhất ta thấy một bên là Bảo-thủ, coi các lề luật cũ như một cái khung không thể sửa đổi, coi mình như đã nắm được toàn thể chân lý và nếu thay đổi sẽ đánh mất niềm tin của giáo dân. Một bên kia là Cấp-tiến, viện vào khẩu hiệu “Lòng chúa thương xót” để xử lý mọi vấn đề.
Trên đây là vài nhận xét của chúng tôi về các bên phia Bảo-thủ và Cấp-tiến. Dưới đây là những trải nghiệm của chúng tôi về cuộc sống:

Vị luật hay vị tình yêu: Đứa con gái của tôi có ky luật sửa phạt các con nó là quì tại chỗ năm phút mỗi khi phạm lỗi, hôm đó cháu nhỏ đang bị phạt quỳ ở ngoài sân thì trời đổ mưa, thế là mẹ nó nói: Thôi đi vào nhà, mẹ tha cho mấy phút còn lại. Tôi nghĩ rất giản dị là Chúa còn làm hơn thế. Vị tình yêu.
  1. Ly dị và Tái hôn: Trong cuộc sống gia đình, bao khó khăn phải đương đầu có lúc như phải đầu hàng: vợ chồng bất hòa, cãi cọ, phản bội; con cái hư hỏng; ốm đau, tật nguyền; tiền bạc thiếu thốn đau ốm không thuốc men, bảo hiểm, tiền nhà, tiền ăn, tiền học v.v. Vợ chồng gây gỗ ngày này qua ngày khác khiến cho việc chung sống trở nên căng thẳng rồi dẫn đến ly thân ly dị. Và hậu quả sau đó là tái hôn.
    Sự bất hòa là một tật xấu chung của con người không phải riêng vợ chồng mà cha me, con cái kể cả các bậc thánh thiện tu trì… cũng có đổ vở, chia tay…
    Chúng ta có quyền kết án họ nhưng chúng ta có trách nhiệm hiểu cho họ và thương họ vì chính chúng ta, nếu cùng hoàn cảnh, có thể cũng không hơn gì họ.
    Hơn nữa nhiều tệ nạn trong xã hội ngày nay do nghèo đói và nguyên do cũng do lòng tham lam, vô trách nhiệm của nhiều người quyền thế, tham nhũng đã chiếm hết phần của cải của nhân loại.
  2. Phá thai: Xin tách việc phá thai thành hai lĩnh vực: Giết người và Quyền của người mẹ.
a. Giết người là có tội vì nó trái với luân lý. Chúng tôi không tranh luận gì cả.

b. Quyền của người mẹ: Chúng ta đơn phương lên án họ nhưng chưa hề cho phép người mẹ được
quyền lên tiếng hoặc ít ra là tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của họ. Thái độ và hành động của chúng
ta không có lấy một chút tình thương.



Chúng tôi xin liệt kê vài lý do dẫn đến việc phá thai:
  • Quá đông con: ở một số gia đình nghèo, cha mẹ, khi biết mình sắp có thêm một đứa con thì giống như tiếng sét, đêm ngày bồn chồn, lo lắng cho tương lai mù mịt về kinh tế, tài chánh trong gia đình. Phải làm thêm, nhà cửa đồ đạc, rộng thêm. Ta hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy thương họ.
    Có biết bao gia đình nghèo đói chỉ vì những bất công xã hội đã gây nên cho họ, trong đó có thể chúng ta cũng là gián tiếp.
    Nhất là khi thấy hoàn cảnh một bà mẹ phải bỏ công việc làm ăn để săn sóc một đứa con tật nguyền, bà hi sinh cả một tương lai tươi trẻ để ở nhà bồng bế đứa con tật nguyền suốt ngày đêm hàng chục năm dài cho đến khi đứa con lớn đủ để bớt vất vả…
Những em bé nhỏ tuổi chưa sẵn sàng làm mẹ, có thai vì lầm lỡ: Trong trường hợp này em bé sống trong khủng hoảng tinh thần, bạn bè chê cười, gia đình măng chửi, học hành chưa xong. Nếu giữ cái thai thì không còn tương lai. Em chọn phá thai vì thấy đó là giải pháp giản dị nhất.

Ngoài hoàn cảnh kể trên, còn biết bao hoàn cảnh khác nữa…“hãy đến mà xem”

Đứng trước những hoàn cảnh này, người đứng ngoài có thể dễ dàng đơn phương phê phán nhưng không ai cảm nhận được rằng chỉ người mẹ mới là người gánh vác các hậu quả suốt năm này qua năm khác, và do đó việc phá thai trở thành một cảm dỗ mạnh mẽ để tránh một cuộc sống đau khổ dài hạn.

Đương nhiên chúng tôi không ủng hộ phá thai mà chỉ nói lên sự băn khoăn để xã hội phải tìm kiếm những giải pháp, đặc biệt là về kinh tế tài chánh để giúp giảm bớt các vụ phá thai.

Chúng tôi xin bạo dạn bày tỏ ý kiến là nếu Giáo Hội rộng rải cho phép ngừa thai thì vấn nạn về phá thai sẽ tự nó giảm thiểu gần hết. Việc ngừa thai không phải là vấn đề mới lạ nhưng đã được các Đấng bàn luận trong nhiều năm nay, nghĩa là khả thi (Cha Giải-tội ngày nay được quyền tha).

Trong khi đó, chúng tôi thấy một số Chủ Chăn trong Giáo Hội Mỹ đã có những biện pháp chống đối việc phá thai một cách lạ lùng, ví dụ: mới đây ở Bắc Mỹ một Linh Mục đã từ chối không cho ông cựu Phó Tổng Thống rước lể vì lý do đảng Dân Chủ đã phò phá thai, sau đó vị Hồng-Y sở tại đã phát biểu không đồng ý với hành động của vị Linh Mục trên.

Cũng cách đây khoảng chục năm, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ một số Giám Mục đã đề nghị cấm giáo dân không được bầu chọn ứng cử viên đảng Dân Chủ chỉ vì Vị này phò phá thai, sau đó Đức Giáo Hoàng Benedict 16 đã phải can thiệp và giải thích rằng: có thể bầu cho ứng cử viên nào đó có những chương trình lợi ích cho quốc gia…
Sự giải thích thật đơn giản, chính xác và chúng tôi nghĩ là sự việc mà một số Giám Mục đề nghị đáng lẽ đã không nên để xảy ra vì nó làm cho mọi người thấy sự lủng cũng trong sự dạy dỗ của Giáo Hội.

Hai ví dụ kể trên cho thấy cách thức hành xử là do tư duy Giáo-Sĩ-Trị vẫn đè nặng trong tâm các Ngài?

Chúng tôi xin mở ngoặc để bàn thêm vào đây một tệ nạn khác nhưng có cùng nguyên nhân liên hệ đến lãnh vực nghèo đói, đó là nạn “buôn người” và “bán nội tạng”: cho dù là “bán thân” hay “bán thận”, họ cũng có cùng chung một mục đích là kiếm một số tiền bằng sự hy sinh chính bản thân họ.
Họ là những người tự nguyện bất đắc dĩ. Họ thực sự dẫn thân để đổi lại một số tiền, để giúp chính bản thân chị ít mà để giúp gia đình là chính. Họ, phần lớn đều là dân nghèo khổ ở miền quê, nơi mà ở đó họ không có công ăn việc làm, không tương lai. Nhiều người ở trong hoàn cảnh đáng thương: Cha mẹ hoặc con cái bệnh tật không có tiền chữa bệnh hoặc nợ nần chồng chất không thể trả.
Sự nghèo đói của họ, phần lớn là do bất công xã hội mà ra. Những sản phẩm mà công sức của họ làm ra nhiều khi bị thua lỗ hoặc do “chính sách bất công” hay “công quyền bất chính” đã hưởng hết phần thu hoạch và đầy họ vào tình trạng lỗ lã, nợ nần và nghèo đói. (“hãy đến mà xem”)

Để kết luận.

Chúng tôi không hiểu chủ trương Bảo-thủ là gì nhưng trong thực tế thì từ sau Cộng đồng II Giáo Hội đã thay đổi rất nhiều và cũng gây rạn nứt cho tới nay. Xin chứng minh vài thay đổi quan trọng như sau:
  • Giáo huấn ngày nay ít nói về hỏa ngục nhưng nói nhiều về tình yêu của Chúa.
  • Giáo hội đã quan niệm rộng rãi hơn về tính hôn nhân thành sự nên mọi địa phận đều có tòa án hôn phối mà ngày xưa là không tưởng.
  • Các Cha Giải-tội ngày nay được quyền cởi trói cho các cặp vợ chồng tái hôn hay ngừa thai.
  • Giới thần học cũng khác nhau: từ Kinh Viện tới Giải Phóng với những quan niệm khác nhau.
  • Và v.v.
Và như vậy có nghia là chủ trương Bảo-thủ là không thực tế?
Nhiều người cứ muốn níu kéo luật ném đá trong khi Chúa đã quay đi.

Trên đây là những nguyện vọng của chúng tôi, xin các Đấng vì lòng thương xót của Chúa hãy nhìn rộng rãi hơn đến thực tế của cuộc sống hôm nay để thương đến đám dân Chúa phải gánh vác trên vai những nặng nề của cuộc sống và khó lắm mới giữ được luật lệ hiện tại.

Chúng tôi cũng xin mình định rằng: những ý kiến trình bày ở đây là do cái nhìn và sự hiểu biết giới hạn của riêng chúng tôi, nếu có gì không đúng với các vị thì chúng tôi xin các vị tha thứ.
-----------------------------------------

Nếu chỉ co một số Nhỏ những người quyền thể bớt tham nhũng hối lộ,
Thì sẽ co một số Lớn những người nghèo khổ thoát khỏi cảnh đoi khổ,
Và những tội ác do nghèo đói sẽ đương nhiên giảm theo.
Phạm tội do nghèo đói có phải là Tội phạm?
Xin thương xót kẻ có tội


Nguyễn Thất-Khê