Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Phẩm trật và tổ chức trong Giáo Hội

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default Phẩm trật và tổ chức trong Giáo Hội

    I. PHẨM TRẬT TRONG GIÁO HỘI Phẩm trật được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Phẩm trật theo chức thánh bao gồm Đức Thánh Cha, các giám mục, linh mục và phó tế. Những người này lãnh nhận chức thánh để thi hành tác vụ mục vụ và bí tích của Giáo Hội. Phẩm trật theo quyền tài phán bao gồm Đức Thánh Cha, các giám mục hợp pháp và các vị khác được Giáo Hội uỷ nhiệm. Đây chính là Hàng Giáo Phẩm. Hàng Giáo phẩm Công giáo Roma có ba quyền: giáo huấn, thánh hoá và cai quản. Ba quyền này tương ứng với ba nhiệm vụ được trao phó cho Đức Kitô để cứu độ thế giới. Đức Kitô đã chuyển giao 3 nhiệm vụ này và các quyền tương ứng cho các tông đồ và những người kế vị các ngài.

    Đức Giáo hoàng (The Pope, do từ Hy Lạp Pappas: Cha)

    Tên gọi này lúc đầu dành cho tất cả các vị giám mục, vì tính cách làm cha thiêng liêng của các ngài. Sau này, tên đó được dành riêng cho vị Giám mục Roma, với tư cách là người kế vị Thánh Petrus (Phêrô) và là thủ lĩnh của Giáo Hội toàn cầu. Giáo hoàng còn mang nhiều danh hiệu khác nữa như Đức Thánh Cha, Thủ lĩnh các tông đồ, Thượng phụ Giáo chủ Tây Phương, Trưởng giáo nước Ý, Tổng giám mục và Tổng Giáo chủ giáo tỉnh Roma, Quốc vương nước Vatican, Người Tôi tớ trong các tôi tớ của Thiên Chúa.

    Hồng y (Cardinal)

    Hồng y là một chức sắc cao cấp của Giáo hội Công giáo Roma, xếp ngay dưới giáo hoàng. Các hồng y họp thành Hồng y đoàn. Các ngài được giáo hoàng chỉ định để trợ giúp và cố vấn trong việc quản trị Giáo Hội. Các ngài có áo khoác và mũ đỏ theo mẫu riêng. Hồng y được chia làm 3 cấp: giám mục, linh mục và phó tế. Các thượng phụ giáo chủ Đông Phương được nhận vào hồng y đoàn và lấy toà thượng phụ của mình làm tước hiệu. Hồng y Niên trưởng luôn giữ tước hiệu của giáo phận Ostia. Theo Giáo luật mới (x. GL 351), ai chưa làm giám mục thì phải được thụ phong giám mục trước. Các ngài có quyền bầu giáo hoàng và hợp thành Cơ Mật Hội thường lệ hay ngoại lệ.

    Tính đến ngày 21-10-2003, Hồng y đoàn gồm 198 vị, trong đó có 140 vị còn quyền bầu giáo hoàng. Hiện nay, Giáo hội Việt Nam có 2 vị hồng y là ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng và ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn.

    Thượng phụ Giáo chủ (Patriarch)

    Đây là tước hiệu có từ thế kỷ thứ 6 và được dành cho các vị giám mục của 5 toà lớn trong cộng đoàn Kitô giáo: Roma, Constantinople, Antioch, Alexandria và Jerusalem. Sau đó, tước hiệu này phổ biến hơn và dùng cho các toà quan trọng khác ở Giáo hội Đông Phương như Lisbon, Đông Ấn Độ, Tây Ấn Độ và cả Venice. Vị thượng phụ là thủ lĩnh của các tín hữu thuộc nghi lễ của ngài ở mọi nơi trên thế giới. Ngài có thẩm quyền cao cấp nhất trong Giáo hội của mình chỉ sau giáo hoàng.

    Theo Niên Giám 2003 của Toà Thánh, các thượng phụ hiện nay gồm: Đức Giáo hoàng Joannes Paulus II, Thượng phụ Giáo chủ Tây Phương; Đức Stephanos II Ghattas, miền Alexandria, cho người Coptic; Đức Hồng y Ignace Moussa I Daoud, Tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông Phương, Đức Ignace Pierre VIII Abdel - Ahad cho miền Syri, Đức Grégoire III Laham cho người Hy Lạp Melkite và Đức Ignace Antoine II Hayek; Đức Hồng y N. Pierre Sfeir, miền Antioch, cho người Maronites; Đức Michael Sabbah, miền Jerusalem, cho người theo nghi lễ La Tinh; Đức Raphặl I Bidawid, miền Babylon, cho người Chaldé; Đức Nerses B. XIX Tarmouni, cho người Cicilia và Đức Jean Pierre XVIII Kasparian của miền Cilicia cho người Armenia; Đức Raul Nicolau Gonsalves, ở Đông Ấn Độ; Đức José da Cruz Policarpo, ở Lisbon và Đức Hồng y Angelo Scola ở Venice.

    Tổng giám mục (Archbishop)

    Trong Giáo hội La Tinh, lúc đầu, tước hiệu này dành cho một số giám mục coi các toà đặc biệt quan trọng. Ngày nay, tổng giám mục là tước hiệu dành cho vị giám mục cai quản một hay nhiều giáo phận trong một giáo tỉnh, vì tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, vị này chỉ có quyền tài phán trực tiếp trên giáo phận của mình. Những tổng giám mục hiệu toà không có quyền tài phán trên giáo phận thực tế, nhưng nhận tước hiệu danh dự này vì lý do lịch sử hoặc thuần tuý cá nhân.

    Tổng giám mục chính toà có nhiệm vụ lo cho đức tin và kỷ luật Giáo Hội được tuân giữ nghiêm chỉnh (GL., điều 436). Biểu tượng quyền của tổng giám mục là dây Pallium do giáo hoàng ban.

    Trong Giáo hội Đông Phương, đây là tước hiệu của một giám mục có toà quan trọng, hoặc là có toà nằm ngoài chức thượng phụ, nên gọi là trưởng giáo chủ (metropolitan).

    Trong Giáo hội Công giáo Roma, trước kia có một vài tổng giám mục có đặc ân hoặc quyền tài phán ưu tiên trên các tổng giám mục khác. Vị này được gọi là giáo trưởng (primate), vì là giáo phận được thành lập đầu tiên như Lyon, Baltimore. Ngày nay, tước hiệu này chỉ có tính cách danh dự gắn liền với toà giám mục theo truyền thống. Thí dụ: tổng giám mục Lyon là giáo trưởng xứ Gaul.

    Giám mục (Bishop)

    Giám mục là người kế vị các tông đồ, được đặt làm Mục Tử trong Giáo Hội, để thi hành nhiệm vụ thánh hoá, giảng dạy và lãnh đạo trong sự hiệp thông với vị thủ lĩnh là Giám mục Roma và các giám mục khác trong giám mục đoàn (x. GL. điều 375). Giám mục giáo phận (diocesan bishop) là người được trao nhiệm vụ cai quản một giáo phận thực tế. Các vị khác là giám mục hiệu toà (titular bishop): các vị này nhận tên một giáo phận trước kia đã có, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn danh hiệu. Thí dụ: Cố Giám mục Aloisio Phạm Văn Nẫm có hiệu toà Acufida ở Mauritania. Các giám mục phó (coadjutor bishop) là phụ tá của giám mục giáo phận và có quyền kế vị. Giám mục phụ tá (auxiliary bishop) cũng giúp đỡ giám mục giáo phận nhưng không có quyền kế vị.

    Trong Giáo hội Đông Phương, giám mục được gọi là giám quản (eparch) hay tổng giám quản (exarch). Vị này có địa vị thấp hơn thượng phụ, nhưng cai quản một giáo tỉnh (exarchate) hay một giáo hạt (eparchate) tương đương với một hay nhiều giáo phận trong Giáo hội La Tinh.

    Giám mục đoàn là toàn thể các giám mục, hiệp thông với thủ lĩnh là giáo hoàng, liên đới, chịu trách nhiệm về đức tin và sứ mạng của Giáo Hội. Đây là chủ thể nắm quyền tối cao và trọn vẹn đối với Giáo Hội phổ quát (x. GL., điều 336). Giám mục đoàn thi hành quyền bính ấy cách long trọng trong công đồng chung (x. GL., điều 337).

    Các vị khác có thường quyền tài phán

    Ngoài giáo hoàng và giám mục giáo phận, các đấng bản quyền (ordinary) có thể là đại diện tông toà (apostolic vicar), phủ doãn tông toà (apostolic prefect) hay giám quản tông toà (apostolic administrator). Đại diện tông toà thường là một giám mục hiệu toà, có thường quyền tài phán trên một xứ truyền giáo. Phủ doãn tông toà có quyền trên một xứ truyền giáo nhưng thường không có chức giám mục. Giám quản tông toà thường là một giám mục được chỉ định để điều hành tạm thời một giáo phận khi toà giám mục của giáo phận này bị khuyết vị.

    Đối với các tu sĩ, các người có thường quyền tài phán là bề trên tổng quyền (general superior), tu viện trưởng (primate abbot) chỉ là người điều hợp chứ không có quyền trên các tu viện khác, hoặc các bề trên khác. Các viện phụ (abbots) do cộng đoàn bầu lên hành xử một phụ quyền thiêng liêng, nhờ uy tín đạo đức và sự thánh thiện của các ngài. Các vị bề trên này thường không có chức giám mục, nhưng được dùng phẩm phục giám mục, được cử hành bí tích Thêm sức. Tu viện trưởng biệt hạt (abbot nullius) cai quản tu viện nhưng lại coi sóc một lãnh thổ như một giám mục và thường có chức giám mục.

    Ngoài ra, còn có các vị có thường quyền tài phán và mục vụ đối với các quân nhân trong một khu vực đại diện tông toà (military vicariate). Các khu vực này do các vị đại diện tông toà cai quản, thường có chức giám mục. Hiện nay, có 33 khu vực như thế trên một số nước trong Giáo Hội toàn cầu như: Argentina, Australia, Bỉ, Bolivia, Brazil, Canada... (x. Annuario Pontificio 2002, tr. 1.114 - 1.122). Đặc biệt, giám chức đối nhân là vị có thường quyền tài phán đối với các người thuộc một cộng đoàn đặc biệt nào đó. Hiện nay, có một vị giám chức duy nhất dành cho tổ chức Opus Dei là giám mục Javier Echevarria Rodriguez. Ngài cai quản 1.709 trung tâm mục vụ với 1.819 linh mục, 366 chủng sinh và 82.765 tín hữu thuộc cộng đoàn đặc biệt này. (x. Annuario Pontificio 2003, tr. 969).

    Cuộc kính viếng mộ hai thánh Tông đồ (Ad Limina Visit)

    Các giám mục giáo phận và đại diện tông toà theo lệ thường buộc phải sang Roma, cứ 5 năm một lần, để viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, yết kiến Đức Thánh Cha và tham kiến các viên chức Vatican về những vấn đề có liên quan. Các ngài phải gửi báo cáo về tình hình cai quản giáo phận cho Bộ Giám mục hoặc Bộ Truyền giáo trong khoảng 3-6 tháng trước chuyến đi.

  2. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  3. #2
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default Phẩm trật và tổ chức trong Giáo Hội ( tiếp theo )

    II. GIÁO TRIỀU ROMA (ROMAN CURIA)
    http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=68&mid=404&ArticleListPK=56

    Giáo triều Roma là một hệ thống các cơ quan điều hành trung ương, được Đức Giáo hoàng trao quyền để phục vụ tại thành Vatican và Giáo hội hoàn vũ.
    Từ thế kỷ IV, hệ thống này mới chỉ là Văn phòng Chưởng ấn Toà Thánh, có nhiệm vụ soạn thảo và tống đạt các sắc chỉ, văn thư quan trọng. Sau dần dần phát triển thành những uỷ ban đặc biệt do các vị hồng y và giám chức đứng đầu. Từ giữa thế kỷ XVI, giáo triều có hình thức gần giống như ngày nay.
    Từ năm 1963, Đức Giáo hoàng Paulus VI ra lệnh nghiên cứu việc tổ chức lại giáo triều. Sau 4 năm làm việc, ngài ban hành Tông hiến Regimini Ecclesiae Universae (18-8-1967) để cải tổ giáo triều. Đức Giáo hoàng Joannes Paulus II cũng ban hành tông hiến Pastor Bonus (28-6-1988), để điều chỉnh lại một vài điểm trong việc cải tổ này. Từ ngày 1-3-1989, Giáo triều Roma gồm Phủ Quốc Vụ Khanh, 9 bộ, 3 toà án, 11 hội đồng và 3 văn phòng. Các bộ được coi là cơ quan điều hành, toà án là cơ quan tư pháp, hội đồng là cơ quan cổ vũ, còn văn phòng là cơ quan phục vụ chuyên môn. (Tên các cơ quan và người phụ trách được ghi theo Niên giám 2006 của Tòa Thánh).
    1. Phủ Quốc Vụ Khanh (Secretariat of State)
    Quốc Vụ Khanh: Hy. Tarcisio Bertone
    Thường vụ: Tgm. Leonardo Sandri
    Ngoại giao: Tgm. Giovanni Lajolo
    Địa chỉ: Secretariat of State, Palazzo Apostolico, 00120 Vatican City.

    Phủ Quốc Vụ Khanh có nhiệm vụ hỗ trợ Đức Giáo hoàng trong các sinh hoạt liên hệ tới Giáo hội toàn cầu. Phủ có 2 phân bộ: Thường vụ và Ngoại giao. Bộ Thường vụ lo các công việc hàng ngày của Toà Thánh, liên kết các hoạt động của giáo triều, chuẩn bị các văn kiện của Đức Giáo hoàng, điều hành các cơ quan truyền thông báo chí của Tòa Thánh và Văn phòng Thống kê Trung ương. Bộ Ngoại giao lo về các quan hệ với các chính quyền dân sự.

    2. Các Bộ

    2.1. Bộ Giáo lý Đức tin (Congregation for the Doctrine of the Faith)
    Tổng trưởng: Hy. William Joseph Levada
    Tổng thư ký: Tgm. Angelo Amato, SDB
    Địa chỉ: Piazza del S. Uffizio 11, 00193 Rome, Italy.

    Bộ có trách nhiệm bảo vệ giáo lý đức tin và luân lý, xem xét các vấn đề về giáo lý, thúc đẩy việc học giáo lý, cổ vũ những nghiên cứu và các hội nghị về vấn đề này. Bộ cũng đánh giá ý kiến của các nhà thần học, lên án những lý thuyết bị coi là sai lạc, sau khi tham khảo ý kiến các giám mục liên hệ; các tác giả có quyền tự biện hộ. Bộ này liên hệ có trách nhiệm điều hành Uỷ ban Giáo hoàng về Thánh kinh và Uỷ ban Thần học.
    2.2. Bộ Giáo hội Đông Phương (Congregation for the Oriental Churches)
    Tổng trưởng: Hy. Ignace Moussa I Daoud
    Tổng thư ký: Tgm. Antonio Maria Vegliò
    Thành viên: Các thượng phụ giáo chủ của Giáo hội Đông Phương và các tổng giám mục trưởng.
    Địa chỉ: Via della Conciliazione 34, 00193 Rome, Italy.

    Bộ có thẩm quyền về mọi vấn đề liên quan đến con người và kỷ cương của Giáo hội Đông Phương tại các nước như: Afghanistan, Ai Cập, Albania, Bắc Ethiopia, Bán đảo Sinai, Cyprus, Eritrea, Hy Lạp, Iran, Iraq, Jordan, Libenon, Nam Bulgaria, Palestine, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và cả những cộng đồng dân tộc thiểu số là thành viên của các Giáo hội này, bất kể họ sống ở đâu.
    2.3. Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments)
    Tổng trưởng: Hy. Francis Arinze
    Tổng thư ký: Tgm. Albert Malcolm Ranjith
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 10, 00193 Rome, Italy.

    Bộ giám sát mọi việc liên quan đến sự thăng tiến và điều hành phụng vụ trong Giáo hội La Tinh, nhất là các bí tích, ngoại trừ những gì thuộc quyền hạn của Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ các Giáo hội Đông phương. Bộ có thẩm quyền cứu xét các đơn xin giải hôn phối thành sự nhưng chưa giao hợp trước khi trình lên Đức Giáo Hoàng.

    2.4. Bộ Phong Thánh (Congregation for the Causes of Saints)
    Tổng trưởng: Hy. José Saraiva Martins, CMF
    Tổng thư ký: Tgm. Edward Nowak
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 10, 00193 Rome, Italy.

    Bộ xử lý các vụ việc liên quan đến việc tuyên phong chân phước và hiển thánh cũng như việc lưu giữ các hài cốt và thánh tích.

    2.5. Bộ Giám mục (Congregation for Bishops)
    Tổng trưởng: Hy. Giovanni Battista Re
    Tổng thư ký: Tgm. Francesco Monterisi
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 10, 00193 Rome, Italy.

    Bộ này lo mọi việc liên quan đến việc chuẩn bị các ứng viên giám mục và quyền tài phán của giám mục, kể cả các Giám hạt quân đội, các cuộc “ thăm viếng Tòa Thánh theo giáo luật” (Vsiata ad limina Sanctorum Apostolorum petri et Pauli).
    2.6. Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc (Congregation for the Evangelization of Peoples)
    Tổng trưởng: Hy. Ivan Dias
    Tổng thư ký: Tgm. Robert Sarah
    Đồng Tổng Thư ký: Tgm. Henryk Hoser, SAC
    Địa chỉ: Piazza di Spagna 48, 00187 Rome, Italy.

    Bộ hướng dẫn và phối hợp các công cuộc truyền giáo trên khắp thế giới. Thẩm quyền của Bộ bao trùm trên tất cả các vùng truyền giáo được thiết lập để mở rộng vương quốc Chúa Kitô. Bộ chú trọng đến việc nuôi dưỡng ơn gọi truyền giáo, phân chia lĩnh vực hoạt động cho các vùng truyền giáo, thiết lập hàng giáo phẩm và chuẩn bị việc bổ nhiệm giám mục tại các xứ truyền giáo, phát triển hàng giáo sĩ địa phương, vận động sự hỗ trợ về tinh thần và tài chính cho hoạt động truyền giáo.
    2.7. Bộ Giáo sĩ (Congregation for the Clergy)
    Tổng trưởng: Hy. Darío Castrillón-Hoyos
    Tổng thư ký: Tgm. Csaba Ternyák
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 3, 00193 Rome, Italy.

    Bộ chuyên lo những việc liên quan đến đời sống, kỷ luật, quyền lợi và bổn phận của giáo sĩ. Văn phòng 1 lo việc đào tạo và thánh hoá các linh mục. Văn phòng 2 lo việc giảng Lời Chúa và dạy giáo lý. Văn phòng 3 lo việc gìn giữ và quản trị tài sản Giáo Hội, đời sống vật chất của giáo sĩ, đặc biệt là lo chăm sóc các giáo sĩ già yếu bệnh tật.
    2.8. Bộ Tu sĩ. Bộ lo về Đời sống Tận Hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ (Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life).
    Tổng trưởng: Hy. Franc Rodé
    Tổng thư ký: Tgm. Piergorgio Silvano Nesti, CP
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 3, 00193 Rome, Italy.

    Bộ có thẩm quyền đối với các tổ chức tu trì sống đời tận hiến, các tu hội đời, các tu hội sống đời tông đồ. Bộ lo các việc liên quan đến sự thành lập, bãi bỏ, chuyển đổi các tổ chức tu trì; phê chuẩn hiến chương, nội quy của các hội dòng; canh tân và thích nghi các hội dòng; khích lệ các tu nghị và cổ vũ việc giao hảo, hiệp thông giữa các bề trên thượng cấp của các tổ chức tu trì đó.
    2.9. Bộ Giáo dục Công giáo (Congregation for Catholic Education)
    Tổng trưởng: Hy. Zenon Grocholewski
    Tổng thư ký: Tgm. Michael J. Miller, CSB
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 3, 0193 Rome, Italy.

    Bộ có thẩm quyền trên các tổ chức và hoạt động giáo dục Công giáo. Bộ có 3 văn phòng: Văn phòng 1 phụ trách các vấn đề liên quan tới chủng viện, đào tạo giáo sĩ cho giáo phận, tu sĩ và thành viên của tu hội đời; Văn phòng 2 phụ trách các trường đại học, học viện và cao đẳng Công giáo, cổ vũ sự hợp tác với nhau và với các tổ chức ngoài Công giáo; Văn phòng 3 phụ trách các trường Công giáo dưới bậc đại học. Bộ còn phụ trách việc cổ vũ ơn gọi linh mục.
    3. Các Toà án Giáo hoàng (Apostolic Tribunals)

    3.1. Toà Ân giải Tối cao (Apostolic Penitentiary)
    Chánh án: Hy. James Francis Stafford
    Phụ tá: Lm. P. Gianfranco Girotti, OFM.
    Địa chỉ: Piazza della Cancelleria 1, 00186 Rome, Italy.

    Toà có quyền hạn trong phạm vi toà trong (bí tích hay ngoài bí tích), ra phán quyết về những vấn đề lương tâm, xá giải án phạt dành cho Toà Thánh và Đức Giáo hoàng, miễn trừ nghĩa vụ, tháo gỡ lời khấn, tha thứ và lo về giáo lý của ân xá và ban các ân xá.

    3.2. Tối cao Pháp viện (Apostolic Signature)
    Tổng trưởng: Hy. Agostino Vallini
    Tổng thư ký: Gm. Velasio De Paolis
    Địa chỉ: Pizza della Cancelleria 1, 00186 Rome, Italy.

    Đây là toà án tối cao của Giáo Hội để giải quyết những vụ việc liên quan đến thủ tục tố tụng, kiểm tra việc tuân thủ luật lệ và quyền lợi ở mức độ cao nhất. Đây cũng là toà án tối cao của quốc gia Vatican.

    3.3. Toà Thượng thẩm (Roman Rota)
    Niên trưởng: Đô. Antoni tankiewicz
    Địa chỉ: Piazza della Cancelleria 1, 00186 Rome, Italy.

    Đây là toà phúc thẩm cho mọi vụ việc kháng án lên Toà Thánh. Toà có quyền quyết định các vụ việc liên can đến giá trị pháp lý hôn nhân.

    4. Các Hội đồng Giáo hoàng (Pontifical Councils)

    4.1. Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân (Pontifical Council for the Laity)
    Chủ tịch: Tgm. Stanislaw Rylko
    Tổng thư ký: Gm. Joseph Clemens
    Địa chỉ: Piazza S. Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    Hội đồng có thẩm quyền trên các hoạt động tông đồ của giáo dân và việc họ tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Hầu hết thành viên trong hội đồng là giáo dân từ nhiều miền trên thế giới và dấn thân vào các việc tông đồ khác nhau.
    4.2. Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu (Pontifical Council for Promoting Christian Unity)
    Chủ tịch: Hy. Walter Kasper
    Tổng thư ký: Gm. Farrell Brian, LC
    Địa chỉ: Via dell’Erba 1, 00193 Rome, Italy.

    Hội đồng lo thiết lập mối quan hệ với các thành viên của các cộng đoàn Kitô giáo khác, giải thích đúng và thực hiện tốt các nguyên tắc đại kết, tổ chức và thúc đẩy các nhóm đại kết Công giáo và phối hợp trên bình diện quốc gia và quốc tế, để cổ vũ hợp nhất Kitô hữu; tổ chức đối thoại, đại kết với các cộng đoàn tách rời khỏi Tông toà; gửi các quan sát viên Công giáo đến dự họp với các anh em Kitô giáo hay mời đại diện của các giáo hội khác đến dự họp. Uỷ ban đặc trách về các quan hệ tôn giáo với người Do Thái liên hệ chặt chẽ với Văn phòng Thư ký của Hội đồng này.

    4.3. Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình (Pontifical Council for the Family)
    Chủ tịch: Hy. Alfonso López Trujillo
    Tổng thư ký: Gm. Karl Josef Romer
    Địa chỉ: Piazza S. Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    Hội đồng chịu trách nhiệm cổ vũ việc chăm lo mục vụ cho các gia đình để họ có thể chu toàn sứ mệnh dạy dỗ, rao giảng Tin Mừng và truyền giáo, đồng thời giúp cho ảnh hưởng của gia đình tác động vào môi trường họ sống, bảo vệ sự sống con người, sinh sản có trách nhiệm theo lời dạy của Giáo Hội. Hầu hết thành viên là những người có gia đình từ nhiều miền trên thế giới và đại diện cho nhiều nền văn hoá khác nhau. Mỗi năm Hội đồng họp đại hội ít nhất là một lần.
    4.4. Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình (Pontifical Council for Justice and Peace)
    Chủ tịch: Hy. Renato Raffaele Martino
    Tổng thư ký: Gm. Giampaolo Crepaldi
    Địa chỉ: Piazza S. Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    Nhiệm vụ của Hội đồng là cổ vũ công lý và hoà bình trên thế giới theo lời dạy của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội.

    4.5. Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm (Pontifical Council “Cor Unum”)
    Chủ tịch: Tgm. Paul Josef Cordes
    Tổng thư ký: Đô. Karel Kasteel
    Địa chỉ: Piazza S. Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    Mục tiêu của Hội đồng là cung cấp các dịch vụ, thông tin cho các tổ chức cũng như phối hợp các cơ quan bác ái Công giáo, các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản của Công giáo ở mức độ toàn cầu.

    4.6. Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ cho người Di dân và Du mục (Pontifical Council for Pastoral Care of Migrants and Itinerant Peoples)
    Chủ tịch: Hy. Renato Martino
    Tổng thư ký: Tgm. Agostino Marchetto
    Địa chỉ: Piazza S. Calisto, 16, 00153 Rome, Italy.

    Hội đồng lo việc trợ giúp mục vụ cho tất cả những người phải rời khỏi xứ sở của mình như dân di cư, du mục, du lịch và hành khách di chuyển bằng máy bay, tàu thủy.

    4.7. Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho nhân viên Y tế (Pontifical Council for Pastoral Assistance to Health Care Workers)
    Chủ tịch: Tgm. Javier Lozano Barragán
    Tổng thư ký: Gm. José Luis Redrado Marchite, OH
    Địa chỉ: Via della Conciliazione 3, 00193 Rome, Italy.

    Hội đồng chịu trách nhiệm cổ vũ và xúc tiến công tác đào tạo, nghiên cứu, hành động do các tổ chức Công giáo quốc tế khác nhau trong lĩnh vực y tế.

    4.8. Hội đồng Giáo hoàng về Giải thích Văn bản Giáo luật (Pontifical Council for Legislative Texts)
    Chủ tịch: Hy. Julián Herranz
    Tổng thư ký: Gm. Bruno Bertagna
    Địa chỉ: Piazza Pio XII 10, 00193 Rome, Italy.

    Nhiệm vụ hàng đầu của Hội đồng là giải thích xác thực các luật phổ quát của Giáo hội.

    4.9. Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại Liên tôn ( Pontifical Council for the Interreligious Dialogue)
    Chủ tịch: Hy. Paul Poupard
    Tổng thư ký: Tgm. Pier Luigi Celata
    Địa chỉ: Via Dell’ Erba, 1, 00193 Rome, Italy.

    Hội đồng có nhiệm vụ cổ vũ việc nghiên cứu và đối thoại, nhằm gia tăng sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tín hữu Kitô giáo và ngoài Kitô giáo. Hội đồng này liên hệ với Ủy ban đặc trách về quan hệ các tín hữu Hồi giáo.

    4.10. Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá (Pontifical Council for the Culture)
    Chủ tịch: Hy. Paul Poupard
    Tổng thư ký: Lm. Bernard Ardura, O. Praem
    Địa chỉ: Piazza S. Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    Hội đồng có nhiệm vụ thúc đẩy mối quan hệ giữa Giáo hội, Toà Thánh và các nền văn hoá thế giới, xây dựng cuộc đối thoại giữa những ai không tin vào Thiên Chúa hay tuyên bố vô tôn giáo, miễn là họ có thiện chí cộng tác. Hội đồng nhằm 2 lĩnh vực: (1) đức tin và văn hoá, (2) đối thoại với các nền văn hoá.
    4.11.Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội (Pontifical Council for the Social Communications)
    Chủ tịch:
    Tổng thư ký:Tiến sĩ Angelo Scelzo
    Địa chỉ: Palazzo S. Carlo, 00120 Vatican City.

    Hội đồng dấn thân vào các vấn đề liên quan đến các phương tiện truyền thông xã hội, để nhờ đó sứ điệp cứu độ và sự thăng tiến con người được nuôi dưỡng và hội nhập vào nền văn hoá quần chúng cũng như vào các tập quán xã hội.
    5. Các Văn Phòng (Offices)
    5.1. Văn phòng Quản lý Tông toà (Apostolic Camera)
    Trưởng phòng: Hy. Eduardo Martinez Somalo
    Phó phòng: Tgm. Ettore Cunial
    Địa chỉ: Palazza Apostolico, 00120 Vatican City.

    Văn phòng chịu trách nhiệm quản lý tài sản và quyền lợi của Toà Thánh từ lúc vị giáo hoàng qua đời cho đến khi có vị giáo hoàng mới kế vị theo một số luật đặc biệt của Giáo Hội.
    5.2.Văn phòng Quản trị Tài sản Tông toà (Administration of the Patrimony of Apostolic See)
    Chủ nhiệm: Hy. Nicora Attilio
    Tổng thư ký: Tgm. Claudio Maria Celli
    Địa chỉ: Palazza Apostolico, 00120 Vatican City.

    Văn phòng này quản lý bất động sản của Toà Thánh dưới sự chỉ đạo của các đại diện Giáo hoàng.

    5.3 Văn phòng Kinh tế Toà Thánh
    (Prefecture for the Economic Affairs of the Holy See)
    Chủ nhiệm: Hy. Sergio Sebastiani
    Thư ký: Gm. Franco Croci
    Địa chỉ: Largo del Colonnato 3, 00193, Rome, Italy.

    Văn phòng lo việc tài chính, phối hợp và giám sát quản lý các động sản của Toà Thánh.
    6. Các cơ quan khác của Giáo triều Roma
    Ngoài ra, Giáo triều Roma còn một số cơ quan thấp hơn để phục vụ, nghiên cứu cho sinh hoạt phong phú của Giáo hội trong thời đại văn minh hiện nay. Chúng ta có thể kể tóm tắt theo tên các cơ quan sau đây:

    6.1. Văn phòng Quản gia Giáo hoàng (Prefecture of the Papal Household). Văn phòng quản lý nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha và các giám chức thuộc quản gia, sắp đặt cho các vị khách ngài tiếp đón, lập kế hoạch cho các cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha ra ngoài Vatican, các nghi thức tiếp khách, tổ chức các buổi tiếp kiến hàng tuần vào ngày thứ tư của Đức Thánh Cha với giáo dân, lo tổ chức và trật tự các Thánh lễ và các buổi cử hành phụng vụ do Đức Thánh Cha chủ sự.
    6.2. Văn phòng các buổi Cử hành Phụng vụ của Đức Thánh Cha (Office for Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff). Văn phòng lo các nghi lễ phụng vụ và các nghi lễ khác của Đức Thánh Cha hay nhân danh Đức Thánh Cha.
    6.3. Văn phòng Báo chí Toà Thánh (Vatican Press Office) có nhiệm vụ tiếp xúc với báo chí và loan các tin chính thức.
    6.4. Ban Thông tin Vatican (Vatican Information Service) (VIS). Khác với Văn phòng Báo chí, ban này thu nhận và phát tin qua thư điện tử và fax để phục vụ hoạt động mục vụ và giáo huấn của Đức Thánh Cha.
    6.5. Văn phòng Thống kê Trung ương (Central Statistics Office). Văn phòng thu thập dữ liệu, hệ thống hoá và phân tích thông tin để biết về tình trạng và điều kiện của Giáo hội.

    7. Các Uỷ ban Giáo hoàng (Commissions and Committees)

    7.1. Uỷ ban Giáo hoàng về Di sản Văn hoá của Giáo hội. Ủy ban có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn các kho tàng văn hóa, nghệ thuật trong các cộng đoàn của Giáo hội.

    7.2. Uỷ ban Giáo hoàng về Khảo cổ học. Ủy ban có mục đích giữ gìn các nghĩa trang cổ tại Rôma, khai quật và nghiên cứu các di tích lịch sử tại các nơi này.

    7.3. Uỷ ban Giáo hoàng về Thánh Kinh. Ủy ban được thiết lập năm 1902 do Đức Giáo hoàng Lêô XIII, với mục đích cổ vũ việc học hỏi, nghiên cứu Thánh Kinh và bảo vệ cho khỏi các sai lầm trong khi nghiên cứu Kinh Thánh.

    7.4. Uỷ ban Giáo hoàng “ Ecclessia Dei”. Ủy ban lo cho các tín hữu thuộc cộng đoàn ly khai do Tổng Giám mục Marcel Lefèbvre sáng lập, có cơ hội trở về Hiệp thông với Giáo hội.

    7.5. Uỷ ban Thần học Quốc tế. Ủy ban được điều hành theo Tự sắc “ Tredecim anni iam” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ủy ban có mục đích nghiên cứu các vấn đề tín lý và luân lý có tầm mức quan trọng để giúp Bộ Giáo lý Đức Tin.

    7.6. Uỷ ban Giáo hoàng về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Ủy ban có nhiệm vụ giúp tìm hiểu, yêu mến Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, cũng như lo cổ vũ và tổ chức các đại hội Thánh Thể quốc tế.

    7.7. Uỷ ban Giáo hoàng về khoa Lịch sử. Ủy ban đại diện Tòa Thánh trước Ủy ban Quốc tế về Khoa Sử học.

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    Rocky's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nơi tôi ờ là nhà
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,446
    Cám ơn
    630
    Được cám ơn 6,180 lần trong 1,245 bài viết

    Default III. QUỐC GIA VATICAN (VATICAN CITY STATE)

    III. QUỐC GIA VATICAN (VATICAN CITY STATE)
    http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=68&mid=404&ArticleListPK=57

    Quốc gia Vatican là một lãnh thổ đặt dưới quyền của vị giáo hoàng đương nhiệm trị vì. Đây là một nước theo chính thể riêng biệt nhỏ nhất trên thế giới, nằm gọn trong thành phố Roma, thủ đô nước Ý. Nước Vatican có diện tích 0,44km2 gồm thành phố Vatican có tường thành bao bọc và hơn 10 toà nhà khác ngoài thành Vatican, bao gồm những đại thánh đường, văn phòng hành chính các bộ thuộc Giáo triều Roma và biệt thự Castel Gandolfo, nơi giáo hoàng đến nghỉ hè. Trong thành Vatican, có Đền thờ Thánh Phêrô, cung điện giáo hoàng, điện Sixtine, các viện bảo tàng, phòng triển lãm, công viên, thư viện, đài phát thanh, bưu điện, ngân hàng, đài thiên văn, các văn phòng, nhà ở và tiện nghi dịch vụ. Nhà thờ Thánh Anna là nhà thờ xứ của thành Vatican.

    Thành phố Vatican nhỏ bé hiện nay là mảnh sót lại của một quốc gia rộng lớn được các vua chúa dâng cúng hay nhượng lại, bao gồm cả miền Bắc Ý và Trung Ý từ thế kỷ VIII. Sau nhiều thăng trầm trong lịch sử, lãnh thổ rộng lớn bị các nước như Pháp (1798-1815), Ý (1859-1870) chiếm đóng. Các vị giáo hoàng dần dần từ bỏ thế quyền và lãnh thổ, để chỉ giữ lại thành phố Vatican. Hiệp ước Lateran (1929) ký kết giữa giáo hoàng với nước Ý, công nhận thành phố Vatican là một nước độc lập theo công pháp quốc tế.

    Về tổ chức chính quyền. Vị giáo hoàng tại chức nắm trọn quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, ngài trao quyền điều hành cho Uỷ ban Giáo hoàng điều hành thành phố Vatican. Người đứng đầu Uỷ ban này hiện nay là Hy. Edmund Casimir Szoka và tổng thư ký là Gm. Gianni Danzi. Hiến pháp Vatican dựa trên Bộ Giáo luật. Trường hợp nào không được Giáo luật đề cập tới, sẽ do Bộ Dân luật của thành Vatican quy định.

    Dân số chính thức của nước Vatican khoảng 1.000 người, phần lớn là các linh mục, tu sĩ và vài trăm giáo dân sống trong thành Vatican. Họ là những nhân viên văn phòng của các cơ quan. Ngoài ra, còn có khoảng hơn 3.000 linh mục, tu sĩ, giáo dân được tuyển để phục vụ trong các cơ quan hành chính của Giáo Hội.

    Vatican không có quân đội riêng. Chỉ có một đội vệ binh Thuỵ Sĩ danh dự bảo vệ an ninh cho giáo hoàng. Ngoài ra, có một đội cảnh sát và đội lễ nghi do một văn phòng đặc biệt điều động cho các ngày lễ lớn.

    Quốc kỳ Vatican: gồm 2 sọc đứng màu vàng và trắng bằng nhau, có huy hiệu của giáo hoàng trên sọc trắng. Huy hiệu đó là hình chiếc mũ triều thiên 3 tầng, dưới là hai chìa khoá một vàng, một bạc, được thắt lại bằng dây băng đỏ có tua chỉ hai đầu. Mũ triều thiên 3 tầng tượng trưng cho quyền giáo huấn, thánh hoá và cai quản. Chìa khoá tượng trưng cho quyền tài phán của giáo hoàng.

    Đài phát thanh Vatican (Vatican Radio) được chính nhà bác học Guglielmo Marconi, người phát minh ra làn sóng điện, vẽ kiểu xây dựng và điều hành cho đến khi ông qua đời. Đài phát những chương trình ra khắp thế giới bằng 37 ngôn ngữ khác nhau.

    Thư viện Vatican là kho tàng văn hoá - văn minh vô giá của cả nhân loại. Thư viện hiện lưu giữ 150.000 bản thảo, 1 triệu cuốn sách in và 7.500 bản in thủ công rất quý giá trước năm 1501.

    Trong các sách báo xuất bản của Vatican, người ta lưu ý tới Acta Apostolicae Sedis (các Văn kiện Tông Toà). Đây là một loại công báo của Toà Thánh ghi lại các hoạt động, các văn kiện của Toà Thánh cũng như của các cơ quan giáo triều Roma. Lần xuất bản đầu tiên là vào tháng giêng năm 1909. Tiền thân của nó là Acta Sanctae Sedis (các Văn kiện Toà Thánh) có từ năm 1865.

    Annuario Pontificio (Niên Giám Giáo Hoàng). Đây là loại niên giám của Toà Thánh do Văn phòng Thống kê Trung ương thực hiện hàng năm bằng tiếng Ý, xuất hiện từ năm 1860.

    L’Osservatore Romano (Người quan sát Roma). Tờ nhật báo này xuất bản từ 1-7-1861, khởi đầu chỉ do 4 giáo dân thực hiện dưới sự điều hành của Marcantonio Pacelli. Đến năm 1890 mới trở thành nhật báo của giáo hoàng. Từ năm 1949, có bản phát hành hàng tuần bằng tiếng Pháp, tiếng Ý (1950), tiếng Anh (1968), Tây Ban Nha (1969), Bồ Đào Nha (1970), Đức (1971) và Ba Lan (1980).

    Hoạt động ngoại giao của Toà Thánh. Trong số 192 nước trên thế giới, Toà Thánh có liên lạc ngoại giao với 175 nước, không kể các đại diện của các tổ chức lớn khác như Liên hiệp châu Âu hay Liên bang Nga và các tổ chức quốc tế khác (x. Niên Giám Toà Thánh 2003, tr. 1.133-1.184).

    Các vị đại diện giáo hoàng khi là đại sứ chính thức của một quốc gia hay chính phủ sẽ được gọi là sứ thần (nuncio). Do lịch sử lâu đời về mặt ngoại giao, vị sứ thần ở một số nước đóng vai trò Trưởng Ngoại giao đoàn. Nếu vị đại diện không có nhiệm vụ ngoại giao, nhưng làm nhiệm vụ đại diện giáo hoàng đối với giáo hội địa phương, sẽ được gọi là Khâm sứ (Delegate) Toà Thánh. Bên cạnh Toà Thánh cũng có đại sứ của các nước và các tổ chức đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh.
    Chữ ký của Rocky


    Trong lòng bàn tay Cha, con bình an.... yên nghỉ

    Thắp lên hy vọng ngay cả khi tưởng chừng đụng đến cực điểm của tuyệt vọng




  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    Rocky's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nơi tôi ờ là nhà
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,446
    Cám ơn
    630
    Được cám ơn 6,180 lần trong 1,245 bài viết

    Default IV. CÁC TỔ CHỨC CÔNG GIÁO QUỐC TẾ (INTERNATIONAL CATHOLIC ORGANIZATIONS-ICO)

    IV. CÁC TỔ CHỨC CÔNG GIÁO QUỐC TẾ (INTERNATIONAL CATHOLIC ORGANIZATIONS-ICO)
    http://v3.hdgmvietnam.org/Default.as...ticleListPK=58


    Hướng dẫn

    Để được gọi là tổ chức “Công giáo” Quốc tế hội đủ các tiêu chuẩn của Công đồng Vatican II trong Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân, tổ chức ấy phải thông báo cho Phủ Quốc Vụ Khanh và được sự phê chuẩn, chiếu theo bản hướng dẫn của Phủ này đưa ra ngày 3-12-1971 và được công bố trên Công Báo Toà Thánh ngày 23-12-1971.

    Những điều kiện để được gọi là tổ chức Công giáo

    * Các vị lãnh đạo phải là người Công giáo, đồng thời danh sách các ứng viên của ban tổ chức phải được sự chấp nhận của Phủ Quốc Vụ Khanh.

    * Tổ chức đó phải trung thành với lời dạy của Tin Mừng và với Giáo huấn Giáo hội Công giáo.

    * Phải chứng tỏ được đây là một tổ chức quốc tế bằng tầm nhìn phổ quát, chu toàn sứ mệnh của mình qua việc quản lý, hội họp, và những kết quả đạt được.

    Bản hướng dẫn cũng nêu lên nguyên tắc của Công đồng Vatican II: “Không một dự phóng hợp pháp nào nhân danh Công giáo mà không thông qua sự chấp thuận Giáo Hội”.

    Bản hướng dẫn cũng nói rõ rằng không phải tổ chức nào cũng buộc phải đệ trình để xin lãnh nhận sự phê chuẩn, nhưng “Giáo Hội dành quyền công nhận cho tổ chức nào mà hoạt động của tổ chức đó gắn liền với sứ mệnh và những mục tiêu của Giáo Hội”.

    Hội đồng các Tổ chức Công giáo Quốc tế

    Hội đồng gồm một ban thường trực nhằm liên kết các tổ chức, có nhiệm vụ tìm hiểu để thăng tiến cuộc sống cộng đồng quốc tế theo những nguyên tắc Công giáo. Hội đồng gồm 11 tổ chức Công giáo Quốc tế được thành lập và họp lần đầu tiên vào 1927 tại Fribourg, Thuỵ Sĩ. Đến năm 1951, Hội đồng thiết lập Văn phòng Tổng Thư ký và chấp nhận những quy chế điều hành do Phủ Quốc Vụ Khanh phê chuẩn vào năm 1953. Văn phòng thường trực đặt tại số 37-39 rue de Vermont, CH–1202 Geneva, Thuỵ Sĩ. Ngoài ra, còn có các địa chỉ khác:

    - 1, rue Varembe, CH–1211 Geneva 20, Switzerland (Thuỵ Sĩ) (đó là Trung tâm Công giáo Quốc tế (TTCGQT) của Geneva).

    - 9, rue Cler, F- 75007 Paris (Pháp) (TTCGQT của UNESCO).

    - Trung tâm Thông tin CGQT: 323 East 47th St. NY, N.Y. 10017.

    Quy chế

    Dựa theo quy chế của Hội đồng (được phê chuẩn vào tháng 11-1997), Hội đồng phải “đáp ứng các yêu cầu của Tông huấn Christifideles Laici (ĐTC Gioan Phaolô II), đem sức mạnh cứu độ của Đức Kitô đến với mọi quốc gia, các tổ chức chính trị, kinh tế, các lĩnh vực về văn hoá, văn minh và phát triển” (số 34).

    Với tầm nhìn phổ quát về các vấn đề trên, các tổ chức phải chịu trách nhiệm đào tạo các thành viên của mình:

    - Gây ý thức ngày càng cao về tình trạng phức tạp nơi môi trường sống và làm việc.

    - Giúp họ có nhận thức sáng suốt để phân tích vấn đề và tìm ra cách thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất.

    - Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các khó khăn cụ thể.

    Hội đồng sẵn sàng đón nhận các tổ chức khác miễn là các tổ chức này tuân theo các quy chế hiện hành, tôn trọng các nguyên tắc và trung thành với các điều lệ. Hội đồng phải chứng tỏ sự hoạt động cách hữu hiệu và tính tổ chức của người Công giáo trong lĩnh vực quốc tế.

    Mục tiêu căn bản

    Ra sức thực hiện sứ mệnh rao giảng Đức Kitô cho mọi người trong tinh thần phục vụ thế giới. Sứ mệnh gồm hai nội dung này phải gắn liền, như niềm tin được thể hiện bằng hành động:

    - Ra sức đóng góp vào việc xây dựng Nước Chúa ngay tại xã hội trần thế bằng tình liên đới giữa mọi người thiện chí.

    - Dấn thân phục vụ giáo hội địa phương bằng tất cả khả năng của mình trong những phạm vi cho phép.

    Tinh thần hợp nhất

    Để đạt được ước muốn sống trọn vẹn niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, Hội đồng nhấn mạnh:

    - Mọi hoạt động phải bám sát vào thực tế, đồng thời vẫn liên kết với Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này là Đấng bao trùm tất cả.

    - Việc chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm thành viên trong cộng đồng.

    - Những kinh nghiệm quý báu ở cấp địa phương sẽ góp phần vào việc mở rộng chiều kích quốc tế.

    - Mọi hoạt động phải biết thích nghi với nhóm người khác nhau và những cảm quan khác nhau.

    - Vừa làm chứng cho sự tự do của người Kitô hữu, đồng thời hiệp thông mạnh mẽ và vững chắc với Giáo Hội.

    - Dấn thân vào những biến cố chính yếu của Giáo Hội toàn cầu qua tinh thần hoạt động mục vụ và phục vụ ngay tại Giáo hội địa phương.

    - Mong muốn phục vụ Giáo Hội toàn cầu qua việc tham dự vào hoạt động của giáo hội địa phương trong các chương trình mục vụ khác nhau, nhưng đồng thời vẫn tham dự vào các biến cố lớn trong đời sống của Giáo Hội toàn cầu.

    Các thành viên (các tổ chức)

    Thành viên của Hội đồng các Tổ chức Công giáo Quốc tế được liệt kê sau đây gồm: tên, ngày tháng và nơi thành lập (nếu có), địa chỉ Văn phòng Tổng Thư ký.

    1. Caritas Quốc tế
    Caritas Internationalis (1951, Rome, Italy)
    Địa chỉ: Piazza San Calisto 16, 00153, Rome, Italy.
    Tổ chức được liên kết từ 146 quốc gia hiện đang hoạt động tại 194 nước trong các lĩnh vực: phát triển, cứu trợ khẩn cấp và hoạt động xã hội.

    2. Văn phòng Giáo dục Công giáo Quốc tế
    Catholic International Education Office (1952)
    Địa chỉ: số 60, rue des Eburons, B-1000 Brussels, Belgium.

    3. Liên hiệp Công giáo Quốc tế Phục vụ Xã hội
    Catholic International Union for Social Service (1925, Milan, Italy)
    Địa chỉ: Rue de la Poste 111, B-1210. Brussels, Belgium (Văn phòng Tổng Thư ký).

    4. Hiệp hội Đời sống Kitô giáo
    Christian Life Community-CVX (1953).
    Địa chỉ: Borgo Santo Spirito 8, C.P.6139, 00195 Rome, Italy.

    5. Hội Thăng thiên Quốc tế
    International Ascent. Là thành viên của ICO.
    Địa chỉ: 84, rue Charles Michels, F-93206 Saint Denis Cedex, France.

    6. Hiệp hội Từ thiện Quốc tế
    International Association of Charities (1617, Chatillon les Dombes, France)
    Địa chỉ: Rue Joseph Brand, 118, B-1030, Brussels, Belgium.

    7. Văn phòng Quốc tế lo cho Trẻ em Công giáo
    International Catholic Child Bureau (1948, Paris)
    Địa chỉ: 63, rue de Lausanne, CH-1202 Geneva, Switzerland.

    8. Uỷ ban Công giáo Quốc tế Điều dưỡng viên Chăm sóc Y tế và Xã hội
    International Catholic Committee of Nurses and Medico-Social Assistants: ICCN (1933).
    Địa chỉ: Square Vergote, 43, B-1040 Brussels, Belgium.

    9. Hội Hướng đạo Công giáo Quốc tế
    International Catholic Conference of Scouting (1948).
    Địa chỉ: Piazza Pasquale Paoli, 18, 00186 Rome, Italy.

    10. Uỷ ban Di cư Công giáo Quốc tế
    International Catholic Migration Commission (1951).
    Địa chỉ: 37-39 rue de Vermont, C.P. 96,
    CH-1211 Geneva 20, Switzerland.

    11. Tổ chức Công giáo Quốc tế về Phim ảnh và Thính thị
    International Catholic Organization for Cinema and Audio-visual (1928, Hague, Netherlands).
    Địa chỉ: Rue du Saphir, 15, B-1040 Brussels, Belgium (Văn phòng Tổng Thư ký).

    12. Hội Công giáo Quốc tế cho Thiếu nữ
    International Catholic Society for Girls (1897).
    Địa chỉ: 37-39 rue de Vermont,
    CH-1202 Geneva, Switzerland.

    13. Liên hiệp Công giáo Quốc tế về Báo chí
    International Catholic Union of the Press.
    Tổ chức này liên kết và đại diện trên phạm vi toàn cầu các hoạt động Công giáo và các Liên đoàn Công giáo hay các Hiệp hội Đặc trách về Báo chí và Thông tin. Gồm có 7 cơ sở chuyên về các lĩnh vực: Liên đoàn Quốc tế (LĐQT) của các nhà báo Công giáo, LĐQT Nhật báo, LĐQT Tập san định kỳ, LĐQT các Thông tấn xã, LĐQT của những người chuyên giảng dạy và nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thông tin, LĐQT về các Hiệp hội Báo chí của Giáo Hội và LĐQT của những Nhà xuất bản sách báo.
    Địa chỉ: 37-39 rue de Vermont, Case Postale 197, CH-1211
    Geneva 20 CIC, Switzerland.

    14. Hội Công giáo Quốc tế cho Hướng dẫn viên
    International Conference of Catholic Guiding (1965).
    Tổ chức này được thành lập nhờ thành viên các hiệp hội thế giới của các trường dạy hướng đạo và nữ hướng đạo.
    Địa chỉ: C/o: Mlle. Francoise Parmentier
    Rue de la Tour, 64, 75016, Paris, France.

    15. Hiệp hội Quốc tế Thanh Lao Công
    International Coordination of Young Christian Workers-ICYCW.
    Địa chỉ: Via dei Barbieri 22, 00186 Rome, Italy.

    16. Hội Quốc tế Nam giới Công giáo
    International Council of Catholic Men: ICCM (1948).
    Địa chỉ: Wahringer Str. 2-4, A.1090 Vienna IX, Austria.

    17. Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức Y học Công giáo
    International Federation of Catholic Medical Associations (1954)
    Địa chỉ: Palazzo San Calisto, I-00120, Vatican City, Italy.

    18. Liên đoàn Quốc tế Giới trẻ Công giáo ở Xứ đạo
    International Federation of Catholic Parochial Youth Community
    (1962, Rome, Italy)
    Địa chỉ: St. Kariliquai, 12, 6000, Lucerne 5, Switzerland.

    19. Liên đoàn Quốc tế các Dược sĩ Công giáo
    International Federation of Catholic Pharmacists (1954).
    Địa chỉ: Bosdorf 180, 9190 Stekene, Belgium.

    20. Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông dân Công giáo
    International Federation of Rural Adults Catholic Movements
    (1964, Lisbon, Bồ Đào Nha)
    Địa chỉ: Rue Jaumain 15, B-5330 Assense, Belgium.

    21. Liên đoàn Quốc tế các Đại học Công giáo
    International Federation of Catholic Universities (1949).
    Địa chỉ: 21, rue d’Assas, F-75270 Paris Cedex 06, France.

    22. Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức Công giáo lo cho Người Khiếm thị
    International Federation of Catholic Associations of the Blind.
    Tổ chức này liên kết các hoạt động của các nhóm tín hữu Công giáo và các hiệp hội lo cho người mù, thúc đẩy họ hoạt động tông đồ.
    Địa chỉ: Avenue Daili 90, B-1030 Brussels, Belgium.

    23. Hiệp hội Quốc tế Thanh niên Công giáo Tự lập
    International Independent Christian Youth: IICY.
    Địa chỉ: 11, rue Martin Bernard, F-75013 Paris, France.

    24. Hội Quốc tế Quân nhân Hoạt động Tông đồ
    International Military Apostolate (1967).
    Tổ chức này bao gồm các tổ chức dành cho các quân nhân.
    Địa chỉ: Breite Strasse 25. D-53111 Bonn, Germany.

    25. Phong trào Quốc tế Trẻ em Hoạt động Tông đồ
    International Movement of Apostolate of Children (1929, Pháp)
    Địa chỉ: 24, rue Paul Rivet, F-92350 Le Plessis Robinson, France.

    26. Phong trào Quốc tế Hoạt động Tông đồ cho Tầng lớp Xã hội Tự lập
    International Movement of Apostolate in the Independent Social Millieux: MIAMSI (1963).
    Địa chỉ: Piazza San Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    27. Phong trào Quốc tế cho Giới trẻ ở Nông thôn
    International Movement of Catholic Agricultural and Rural Youth
    (1954, Annevoie, Bỉ).
    Địa chỉ: 53, rue J.Coosemans, B-1030 Brussel, Belgium.

    28. Hội Thanh Sinh Công Quốc tế
    International Young Catholic Students (1946, Fribourg, Thuỵ Sĩ).
    Địa chỉ: 171, rue de Rennes, F-75006 Paris, France.

    29. Pax Romana
    (1921, Fribourg, Thuỵ Sĩ) được phân ra thành 2 tổ chức:
    Phong trào Quốc tế của Sinh viên Công giáo
    (Pax Romana – International Movement of Catholic Students:
    IMCS, thành lập năm 1921).
    Địa chỉ: 171 rue de Rennes, F-75006 Paris, France.
    Phong trào Quốc tế cho Hoạt động Trí thức và Văn hoá
    (Pax Romana-International Catholic Movement for Intellectual and Cultural Affairs: ICMICA, thành lập năm 1947, dành cho giới trí thức và chuyên gia Công giáo).
    Địa chỉ: Rue de Grand Bureau 15, Ch-1227 Geneva, Switzerland.

    30. Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô
    Society of St. Vincent de Paul (1833, Paris).
    Địa chỉ: 5, rue de du Pré-aux-Clercs, F-75007 Paris, France.

    31. Hiệp hội Công giáo Quốc tế về Phát thanh và Truyền hình
    Unda: International Catholic Association for Radio and Television
    (1928, Cologne, Germany).
    Địa chỉ: Rue de L’Orme, 12, B-1040 Brussels, Belgium.

    32. Phong trào Quốc tế Công nhân Công giáo
    World Movement of Christian Workers (1961).
    Địa chỉ: Blvd. du Jubilé 124, 1080 Brussels, Belgium.

    33. Tổ chức Toàn cầu các Cựu Học sinh Công giáo
    World Organisation of Former Pupils of Catholic Education (1967, Rome).
    Địa chỉ: 48, rue de Richelieu, F-75001 Paris, France.

    34. Liên hiệp Toàn cầu Giáo viên Công giáo
    World Union of Catholic Teachers (1951)
    Địa chỉ: Piazza San Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    35. Liên hiệp Toàn cầu các Tổ chức Phụ nữ Công giáo
    World Union of Catholic Women’s Organisations (1910).
    Địa chỉ: 18, rue Notre Dame des Champs, F-75006 Paris, France.

    CÁC TỔ CHỨC CÔNG GIÁO KHÁC

    1. Hội Tông đồ Cầu nguyện
    Apostleship of Prayer (1849).
    Địa chỉ: Borgo Santo Spirito 5, 00193 Rome, Italy.

    2. Hội Tông đồ trên Biển
    Apostolatus Maris / Apostleship of the Sea (Glassgow, Scotland).
    Địa chỉ: (Hội đồng Giáo hoàng đặc trách về việc di dân và du mục) Piazza San Calisto 16, 00153 Rome, Italy.

    3. Hiệp hội Hòm bia Giao ước
    L’Arche Communities.
    Địa chỉ: B.P. 35, 60350 Cuise Lamotte, France.

    4. Hội Thanh niên Don Bosco
    Associationes Juventutis Salesianae / Associations of Salesian Youth (1847)
    Địa chỉ: Via della Pisana, 1111, 00163 Rome, Italy.

    5. Đạo binh Xanh của Đức Mẹ Fatima
    Blue Army of Our Lady of Fatima.
    Địa chỉ: P.O. Box 976, Washington, NJ, 07882.

    6. Liên đoàn Công giáo Quốc tế về Giáo dục Thể dục và Thể thao
    Catholic International Federation for Physical and Sports Education (1911).
    Địa chỉ: 5, rue Cernuschi, F-75017 Paris, France.

    7. Hội Huynh đoàn Kitô cho Bệnh nhân và Người Khuyết tật
    Chritian Fraternity of the Sick and Handicapped.
    Địa chỉ: 9 Avenue de la Gare, CH-1630, Bulle, Switzerland.

    8. Hội Huynh đệ Hiệp thông và Giải phóng
    Communione et Liberazone Fraternity (1955, Milan, Italy).
    Địa chỉ: Via Marcello Malpighi 2, 00161 Rome, Italy.

    9. Phong trào Focolare
    “Focolare Movement” or “Work of Mary” (1943, Trent, Italy).
    Địa chỉ: Via di Frascati, 306, 00040 Rocca di Papa (Rome), Italy.

    10. Đức tin và Ánh sáng
    Foi and Lumière.
    Địa chỉ: 8, rue Serret, 75015 Paris, France.

    11. Hội Phan Sinh Quốc tế
    Franciscans International
    Đây là một tổ chức phi chính phủ có mặt ở Liên Hiệp Quốc.
    Địa chỉ: 345, E. 47th St., New York, NY 10017, USA.

    12. Hội Trao đổi Văn hoá
    Inter Cultural Association: ICA (1937, Bỉ) cùng với tổ chức Association Fraternelle Internationale: AFI.
    Địa chỉ: 91, rue de la Servette, CH-1202 Geneva, Switzerland.

    13. Hội Quốc tế Con Đức Mẹ
    International Association of Children of Mary (1847)
    Địa chỉ: 67, rue de Sèrvres, F-75006 Paris, France.

    14. Hiệp hội Quốc tế Công giáo Nông thôn
    International Catholic Rural Association (1962, Rome).
    Là thành viên quốc tế của các tổ chức nông nghiệp và nông thôn. Thành viên được mời của ICO.
    Địa chỉ: Piazza San Calisto, 00153 Rome, Italy.

    15. Hiệp Hội Quốc tế Công giáo Esperanto
    International Catholic Union Esperanto.
    Địa chỉ: Via Berni 9, 00185 Rome, Italy.

    16. Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Giáo dục Tôn giáo “Ánh Sáng và Sự Sống”
    International Centre for Studies in Religious Education LUMEN VITAE (1934-1935, Louvain, Bỉ).
    Địa chỉ: 184, rue Washington, B-1050 Brussels, Belgium.

    17. Hội Quốc tế Thanh Lao Công
    International Young Children Workers (1925, Bỉ). Thành viên của ICO.
    Địa chỉ: 11, rue Plantin, B-1070 Brussels, Belgium.

    18. Đạo binh Đức Mẹ
    Legion of Mary / Legio Mariae (1921, Dublin, Ireland).
    Địa chỉ: De Montfort House, North Brunswick, St., Dublin, Ireland.

    19. Y học Quốc tế Toàn cầu
    Medicus Mundi Internationalis (1964, Bensberg, Germany).
    Tổ chức này nhằm mục tiêu thăng tiến công việc phục vụ y tế xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển, tuyển mộ nhân viên phục vụ công tác y tế xã hội ở các nước này, góp phần vào việc đào tạo các nhân viên làm công tác này và chịu trách nhiệm nghiên cứu về lĩnh vực y tế.
    Địa chỉ: P.O. Box 1547, 6501 BM Nijmegen, Netherlands.

    20. Trung tâm Dự bị Hôn nhân Novalis
    Novalis, Marriage Preparation Center.
    Địa chỉ: University of St. Paul, 1, rue Stewart, Ottawa 2, Ont. Canada.

    21. Hội Đức Bà
    Our Lady’s Teams (Equipes Notre Dame, 1937, Pháp).
    Đây là phong trào huấn luyện tinh thần cho đời sống hôn nhân.
    Địa chỉ: 49, rue de la Glacière, F-75013 Paris, France.

    22. Hội Hoà bình Công giáo Quốc tế
    Pax Christi International (1950).
    Đây là phong trào hoà bình Công giáo quốc tế, bắt nguồn từ Lourdes (Pháp) vào năm 1948, của những tín hữu Công giáo Pháp và Đức muốn giảng hoà với kẻ thù từ cuộc đại chiến thế giới II. Phong trào lan rộng sang Ý và Ba Lan và đạt được danh hiệu quốc tế khi phong trào hoà nhập với các thành viên Hiệp hội Hoà bình của Anh. Thành viên của ICO.
    Địa chỉ: Rue de Vieux Marché aux grains 21, B-1000 Brussels, Belgium.

    23. Phong trào Cổ vũ Nên Thánh
    Pro-Sanctity Movement.
    Địa chỉ: Piazza S. Andrea della Valle 3, 00166 Rome, Italy.

    24. Liên hiệp Quốc tế Thánh Gioan
    St. Joan’s International Alliance (1911, Anh). Đây là hội đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ Công giáo. Thành viên của ICO.
    Địa chỉ: Quai Churchill 19 - Boite 061, B-4020 Liège, Belgium.

    25. Trợ tá Tông đồ Salesian
    Salesian Cooperators (1876).
    Đây là hội dòng ba Don Bosco do Thánh Don Bosco sáng lập. Các thành viên của hội trực tiếp dấn thân vào hoạt động tông đồ phục vụ Giáo Hội, quan tâm đặc biệt đến giới trẻ với tinh thần và kiểu mẫu của Thánh Don Bosco.
    Địa chỉ: Don Bosco College, Newton, N.J. 07860, USA.

    26. Dòng Phan Sinh Tại thế
    Secular Franciscan Order (1221, bản luật đầu tiên được phê chuẩn)
    Địa chỉ: Via Piemonte, 70, 00187, Rome, Italy.

    27. Hội Huynh đệ Charles de Foucauld Tại thế
    Secular Fraternity of Charles de Foucauld.
    Địa chỉ: Katharinenweg 4, B-4700 Eupen, Belgium.

    28. Hội Quốc tế Serra
    International Serra (1953, Hoa Kì)
    Địa chỉ: 65 E. Wacker Pl. Suite 1210, Chicago, IL 60601, USA.

    29. Liên hiệp Quốc tế Giáo dân Phục vụ Giáo hội
    Unio Internationalis Laicorum in Servitio Ecclesiae (1965, Aachen, Đức)
    Địa chỉ: Postfach 990125, Am Kielshof 2, 5000 Cologne, Germany 91.

    30. Liên hiệp những Người Tôn thờ Thánh Thể
    Union of Adorers of the Blessed Sacrament (1937).
    Địa chỉ: Largo dei Monti Parioli 3, 00197, Rome, Italy.

    31. Hiệp hội Công giáo Toàn cầu lo việc Tông đồ Thánh Kinh
    World Federation for the Biblical Apostolate (1969, Rome).
    Địa chỉ: Mittelstrasse, 12, P.O. Box 601, D-7000, Stuttgart 1, Germany.

    CÁC TỔ CHỨC ĐỊA PHƯƠNG

    1. Hiệp hội Âu Châu về Giáo dục Công giáo cho Người Lớn
    European Federation for Catholic Adult Education (1963, Lucerne, Thuỵ Sĩ).
    Địa chỉ: Hirschengraben 13, P.B. 2069, CH-6002 Lucerne, Switzerland.

    2. Diễn đàn Âu Châu của các Uỷ ban Giáo dân Quốc gia
    European Forum of National Committees of the Laity (1968).
    Địa chỉ: 169, Booterstown Av., Blackrock, Co. Dublin, Ireland.

    3. Phong trào Gia đình Công giáo
    Movimiento Familiar Cristiano (1949-1950, Montevideo và Buenos Aires).
    Đây là Phong trào Gia đình Công giáo của lục địa Mỹ Châu La Tinh.
    Địa chỉ: Carrera 17 n. 4671, Bogotá, D.E., Colombia.

    Lm. Ant. NGUYỄN NGỌC SƠN biên soạn phần I, II, III.
    Mad. DIỆU NGA biên soạn phần IV.


    Nguồn tư liệu:

    1. NN, Théo: Nouvelle Encyclopédie Catholique, Droguet Ardant Fayard, 1989.
    2. Olivier de la Brosse, Dictionnaire de la foi Chrétienne.
    3. Matthew Bunson, Catholic Almanac 2003, NXB Our Sunday Visitor, Indiana 2002.
    4. NN, Việt Nam Công giáo Niên Giám 1964, Sài Gòn, 1963.
    5. Jean và Blandine Chelini, Histoire de l’Eglise, Ed. du Centurion, Paris, 1993.
    6. G. Labrune và Ph. Toutain, Repères pratiques, l’Histoire de France, Ed. Nathan, 1986.


    (cám ơn banmexanh đã post bài...giới thiệu....)
    Chữ ký của Rocky


    Trong lòng bàn tay Cha, con bình an.... yên nghỉ

    Thắp lên hy vọng ngay cả khi tưởng chừng đụng đến cực điểm của tuyệt vọng




+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com