Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Gia đình lủng cũng và lẩm cẩm.

Hybrid View

  1. #1
    Nguyen That-Khe's Avatar

    Tuổi: 87
    Tham gia ngày: Aug 2013
    Tên Thánh: Đaminh
    Giới tính: Nam
    Đến từ: California, USA
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 89 lần trong 53 bài viết

    Default Gia đình lủng cũng và lẩm cẩm.

    Chuyện vui xin biếu cho các ông-xã, bà-xã đang bị Virus Corona cho nghỉ hè tại gia (bài 1).

    Gia đình lủng cũng và lẩm cẩm.
    Người ta gọi tôi là cụ vì tôi đã ngoài tám mươi, có người cũng thêm cụm từ ông-già-lẩm-cẩm. Thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi cũng ngồi ôn lại cuộc đời mình, một cuộc sống tám mươi năm, 8 đứa con, thằng trầm lên voi xuống chó. Trải qua bao nhiêu chuyện lẩm cẩm. Xin kể lại đây để ai có thì giờ thì đọc cho vui.
    Người ta cho tôi là độc tài độc đoán có lẽ đúng đấy, vì tôi thích chỉ huy người khác, áp đặt vợ con, anh em, bao giờ cũng cho mình đúng ai cãi lại thì tôi bực bội giận dữ cả ngày.
    Ngày xưa tôi thường năng nổ và hay xía vào chuyện gia đình người khác, nghĩ rằng mình đủ khả năng để đưa ra những nguyên tắc chồng Phải thế này, vợ Phải thế kia... Nay tôi xin thay chữ Phải thành chữ Nên hoặc Có Thể.

    May mắn thay, tôi đã nhận ra cái lẩm cẩm cua minh và đã tập thay đổi, có chút kết quả đấy tuy còn xa đich thành công.
    Đời tôi đã có những cái thành công khá lẩm cẩm và có những thất bại cũng do lẩm cẩm mà ra, có cái hách xì săng và những cái giận dữ vô cớ. Thế rồi sau nhiều năm chịu ảnh hưởng văn hóa Mỹ tôi học được cái tánh tôn trọng tự do và riêng tư của người khác, biết kiềm chế khi tranh luận, nhất là biết tôn trọng quyền hành của người có chức vụ từ đó tôi nãy sinh đề nghị một công thức cho gia đình:

    Gia đình là một cơ cấu dựa trên tình yêu và đạo nghĩa, đây là lý thuyết và lý tưởng, xã hội đã hình thành những qui pháp tự nhiên cho gia đình thực hiện những tiêu chuẩn căn bản, ví dụ: người cha người chồng có nhiệm vụ kinh tế cho gia đình, người mẹ có nhiệm vụ nội trợ nuôi con... Đây là những tiêu chuẩn tự nhiên, thông thường, bất thành văn. Nhưng ngày nay nhiều gia đình có những trường hợp cá biệt, không theo trật tự thông thường, thế là sáo trộn xảy ra.
    Trong những vấn nạn quan trọng, xã hội đã có những luật lệ về gia đình, như hôn nhân, hôn ước, bạo hành trong gia đình, vân vân… nhưng trong những chuyện lủng củng linh tinh nội bộ thì thông thường giải quyết bằng ”cãi nhau” và phần lớn các vụ cãi nhau là do thiếu vắng những quy định rõ ràng được mọi bên đồng thuận. Những bất hòa linh tinh này tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nhiều khi nó cộng lại thành lớn và gây đổ vỡ gia đình nhất là loại bất hòa ngấm ngầm mang bề mặt khác với nguyên nhân thực, nghĩa là lý do chính thì không tiện nói ra mà chỉ tìm dịp gây gỗ bằng chuyện khác. đây là lãnh vực nguy hiểm xảy ra rất thông thường nhưng hình như ít thấy các nhà chuyên môn về gia đình mổ xẽ đến.
    Và đề nghị một công thức cho gia đình của tôi là: Thiết lập một nội quy cho gia đình:
    Giả sử trong gia đình có một thứ nội qui được mọi người đồng thuận sẽ giúp giải thích và áp dụng cho những bất đồng. Nội qui giúp mỗi bên biết giới hạn và bổn phận của mình (ví dụ đề ra một công thức căn bản để cân bằng chi thu, ai phải làm gì để giúp bảo quản tối thiểu các đồ đạc và sạch sẽ trong nhà, có phải học hỏi thêm về cuộc sống lứa đôi không và cách nào). Nội qui sẽ được hiệu chinh từng thời gian được mọi người đồng thuận.
    Tôi nghĩ nếu gia đình áp dụng một thứ nội qui giống như cách thức của một công ty trong đó vạch ra nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi thành viên: quyền hành và giới hạn của mỗi đia vi, chức vụ và khi mình gặp bất bình thì nội qui sẽ thành kim chỉ nam trong cách xử trí.
    Trong việc xử trí những bất hòa trong gia đình tôi nhận thấy cần hiểu và tách rời hai lãnh vực khác nhau:
    1. Về lý thuyết: những lý luận, lời khuyên như: Chồng phải thế này vợ phải thế nọ… mọi lời khuyên đều có thể đúng nhưng không phải chỉ nói lý thuyết xuông mà có kết quả.
    2. Về thực tế, làm sao thực hiện được những lời khuyên mới là quan trọng, làm sao cho người trong cuộc nhận thức được lời khuyên là phải. Đây mới là yếu tố chính là gây được cho mọi bên sự ý thức, quyết tâm và can đảm thừa nhận sai trái và nhận sửa đổi.
      Nhiều vụ được các nhà kinh nghiệm sắp xếp hòa giải rất công phu nhưng khi bắt đầu ngồi lại với các đối tác được vài phút nói vài câu thì một bên đã nổi nóng cãi cọ và đứng dậy bỏ cuộc…thế là tan… Ở trường hợp này nếu có một nội qui vạch ra những quy định về đối thoại mà cả hai bên đều đã đồng thuận thì mỗi bên có thể nhìn vào nội qui để kiềm chế nóng nảy và tiếp tục nói chuyện.
    ĐỂ KẾT LUẬN,
    Trong những Luật và Lệ cho gia đình, ta đã có:
    1. Luật lệ tự nhiên, bất thành văn nhưng mỗi người nhưng mọi người đều mặc nhiên chấp nhận như nhiệm vụ người chồng là lo kinh tế cho gia đình người vợ là nội trợ…
    2. Luật lệ quốc gia như: hôn nhân, hôn ước, ly dị, bảo hành…
    3. Nhưng đối với những sinh hoạt hằng ngày, thì tôi thấy có sự thiếu vắng những chỉ dẫn cụ thể cho việc xử trí các vấn đề linh tinh hằng ngày, ví dụ lười biếng không chăm sóc nhà cửa hoặc con cái, ăn chơi tiêu xài quá mức.
    4. Đặc biệt trong lãnh vực tế nhị mà mối bất hòa có hai bộ mặt là mượn cớ nào đó để gây gỗ nhưng nguyên nhân chính thì không dám nói ra, ví dụ: nghi kỵ tiền bạc, ghen tương hoặc vấn đề rất tế nhị trong việc chăn gối. Và trường hợp này lời khuyên “phải ngồi lại nói chuyện với nhau” rất là khó thành công.
    Và điểm nhấn của tôi trong bài viết này chính là hai điểm 3 và 4 trên đây, là “Thiết lập một nội quy cho gia đình”.
    Ước gì nhận xét của tôi được người đọc hoặc cố vấn gia đình góp ý và thử viết ra cái bản “nội qui gia đình” để thí nghiệm chăng?
    ----------------------------------------------------------

    Phụ lục: Khi hai vợ chồng đang đối thoại để dàn xếp bất đồng, ai có quyền đứng dậy bỏ đi khi một bên đang nói chuyện và muốn nói?
    • Nếu tôi đang nói chuyện với một người có quyền hành hoặc đáng kính trọng, tôi sẽ dễ dàng nhẫn nại để nghe họ, nếu đối tác là người bình thường tôi cũng ít ra là phải kiên nhẫn là phải kiểm chế giữ phép lịch sự tối thiểu, vì đó là nhân cách.
    • Nhưng nếu đối tác cứ lải nhải công kích châm biếm cho hả giận, thì tôi có quyền cắt đứt bỏ đi sau khi cho họ biết lý do đứng dậy bỏ đi là vì cách đối thoại không còn có tính cách xây dựng, nếu đối tác muốn xây dựng thì phải tạm thời hoãn lại.
    • Tóm lại, trong cuộc đối thoại mọi bên đều có quyền nói và đồng thời có bổn phận phải nghe bên kia. Nếu bỏ cuộc vì giận dữ, không kiểm soát được cảm tính thì mình nên tự trách là đã đánh mất cái tư cách của chính mình.

    Nguyển Thất-Khê.

  2. Có 3 người cám ơn Nguyen That-Khe vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com