Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Hãy Đến Với Ta

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,384
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Hãy Đến Với Ta

    “Hãy Đến Với Ta”

    “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng.”
    Quí vị có thấy kiếp làm người khó nhọc và nặng gánh không?



    Tuyên Ngôn Độc Lập

    Hôm qua và hôm nay toàn thể đất nước và người dân Mỹ mừng lễ Độc Lập. Bản tuyên ngôn độc lập được công bố ngày 4 tháng 7 năm 1667 như sau: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ.

    244 năm sau ngày công bố bản tuyên ngôn độc lập này, nhiều người ở Mỹ trong mấy tuần vừa qua đã tỏ ra không hài lòng với di sản lịch sử của nước Mỹ sau vụ anh George Floyed bị chết do bị một viên cảnh sát đè cổ. Từ đó nhiều cuộc biểu tình xẩy ra trên nhiều thành phố lớn. Một nhóm người đã chiếm một trụ sở cảnh sát ở Seattle để thành lập khu tự trị không cảnh sát. Nhiều nơi đòi cắt ngân quĩ hay hủy bỏ lực lượng cảnh sát. Khu tự trị ở Seattle không có lãnh đạo. Mọi người đều bình đẳng như nhau theo hàng ngang. Người da đen và người bản xứ da đỏ và da mầu có quyền lên tiếng. Những người da trắng phải nhận lỗi và chịu trách nhiệm cho tội kỳ thị của quá khứ. Thế nhưng chỉ sau hai tuần thì tội phạm cướp bóc và giết người gia tăng trong khu tự trị. Thị trưởng thành phố Seattle trước đó đã ủng hộ nhóm cánh tả để cho họ lập khu tự trị và tiếp tay cho họ, nhưng tuần vừa qua bà thị trưởng đã phải thay đổi thái độ tuyên bố khu tự trị là bất hợp pháp và cho lực lượng cảnh sát vào giải tỏa phục hồi trật tự.

    Khó Nhọc và Gánh Nặng

    Sau những cuộc biểu tình và lối sống tự do vô trật tự như thế, số người bị nhiễm Covid 19 tăng trở lại. Một số tiểu bang đã phải tái ra lệnh đeo khẩu trang và cách ly cũng như yêu cầu một số công xưởng đóng cửa hay cắt giảm sinh hoạt. Đây là những khó nhọc và gánh nặng chúng ta đang cảm nhận trong cuộc sống xã hội chung quanh chúng ta. Nhiều người nghĩ những khó nhọc và gánh nặng này là do sự kỳ thị chủng tộc và họ biểu tình đòi cải cách. Một viên cảnh sát người da đen ở Washington DC lại nghĩ khác. Ông nói với một người phụ nữ da trắng đang tham gia biểu tình trong phong trào (Black Lives Matter) – Phong trào Quan Tâm Mạng Sống Người Da Đen- rằng: Kỳ thị chủng tộc không phải là nguyên do. Tội lỗi mới chính là cội rễ của nạn kỳ thị chủng tộc. Ông nói, “Thưa bà, vấn đề của nước Mỹ là tội lỗi. Vấn đề của thế giới cũng là tội lỗi.” Ông nói với người biểu tình về thông điệp trong Tin Mừng. Chúa Giê-su nói, “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.” Bà hiểu tôi nói không? Vấn đề của nước Mỹ và của toàn thế giới là tội lỗi. Từ đó gây ra nạn kỳ thị, bất công và hiềm thù ghen ghét, tức tối phẫn nộ và bạo động; nó không phải là chỉ có kỳ thị. Hãy về đọc Thánh Kinh.”

    Phát biểu của viên cảnh sát tuy vắn gọn trong vài câu nhưng gióng lên giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về sự bình đẳng và những khác biệt giữa con người với nhau. “Được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và đồng hàng như nhau trong đẳng cấp linh hồn, tất cả mọi người đều có cùng chung bản tính loài người và cùng một nguồn gốc. Được cứu chuộc bởi Đức Ki-tô, tất cả mọi người được mời gọi cùng chung mối phúc: Do đó mọi người đều bình đẳng như nhau trong nhân vị. Từ nhân vị đó mọi người đều bình đẳng trong quyền làm người; do đó bất cứ sự kỳ thị nào trong lãnh vực xã hội hay văn hóa đối với quyền làm người dựa trên phái tính, chủng tộc, mầu da, hoàn cảnh xã hội, ngôn ngữ, hay tôn giáo đểu phải bị loại bỏ vì nó không xứng hợp với mô hình sáng tạo của Thiên Chúa.”

    Điều này không có nghĩa là tất cả những khác biệt của loài người là sai trái. “Được sinh vào trần gian không có nghĩa là mọi người đều có mọi cái mà họ cần như nhau để phát triển thể lý và tinh thần. Họ cần có người khác. Có những khác biệt về tuổi tác, khả năng thể lý, trí tuệ hay luân lý, lợi nhuận do kinh tế xã hội, hay phân phối nguồn tài nguyên. Các nén bạc không được trao ban cho mọi người đồng đều như nhau.”

    Nhưng “Cũng có những bất bình đẳng đầy tội lỗi đang ảnh hưởng đến hàng nhiều triệu người nam người nữ. Đây là những mâu thuẫn với Tin Mừng: Sự bình đẳng của họ trong nhân vị đòi chúng ta phải cố gắng kiến tạo những hoàn cảnh công bình và xứng đang hơn cho nhau. Quá dư giả và quá phân cách xã hội giữa người với người là nguyên nhân của sự xấu và cản trở công bình xã hội, cản trở bình đẳng trong nhân vị, và cản trở hòa bình trên thế giới.”

    Đến Với Đức Ki-tô

    Đối diện với những khó nhọc và gánh nặng của xáo trộn xã hội và dịch bệnh lan tràn chưa có thuốc trị trong những ngày này, Thánh Phao-lô mời gọi chúng ta cẩn trọng sống theo thần khí của Chúa Ki-tô chứ đừng sống theo xác thịt. Nếu muốn sống theo thần khí của Chúa Ki-tô chúng ta cần đến với Đức Ki-tô. Đức Ki-tô mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài, “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ được bình an.”

    Chúa Giê-su dâng lời nguyện tạ ơn lên Chúa Cha giữa lúc khó khăn trong công việc mục vụ. Chúa cũng mời gọi các môn đệ tìm sự nghỉ ngơi trong Chúa.

    Điểm đáng chú ý là Chúa Giê-su dâng lời nguyện tạ ơn và lời mời gọi tinh thần tông đồ ngay sau khi bị những người trong hai thành phố Chorazin và Bethsaida từ chối tiếp đón. Chúa muốn nói với chúng ta điều gì khi cùng lúc đan kết lời nguyện và lời mời của Ngài. Trước hết chúng ta suy nghĩ về lời nguyện tạ ơn; suy tư về cảm nghiệm thất bại, và tìm nhận ra ý của Thiên Chúa trong hoàn cảnh như thế để học theo gương xử lý Chúa Giê-su. Không ai luôn thành công trong mọi công việc. Thất bại lớn nhỏ thế nào cũng có lúc xẩy ra. Điều quan trọng là chúng ta lấy thời giờ, như Chúa Giê-su, đưa kinh nghiệm thất bại đó vào trong cầu nguyện và xin Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu để biết xử lý khi ở trong hoàn cảnh khó khăn sao cho thích hợp theo kế hoạch của Thiên Chúa. Chỉ lúc đó chúng ta mới có thể nhìn nhận sự thất bại của mình trong tinh thần xây dựng cầu tiến và học được kinh nghiệm từ những thất bại ấy, và quyết tâm hơn trong tương lai.

    Thiên Chúa luôn có điều gì đó để dạy bảo chúng ta. Để nghe được lời dạy bảo của Chúa chúng ta cần biết lắng nghe. Lắng nghe trong cầu nguyện là phương tiện cho chúng ta mở lòng để nhận ra và hiểu cách Thiên Chúa giải thích cảm nghiệm của chúng ta đối với những gì đang xẩy ra chung quanh chúng ta. Thánh Phao-lô nói các Ki-tô hữu có thể tạ ơn Thiên Chúa về mọi điều chúng ta cảm nghiệm thấy trong cuộc sống (1Thes 5:18 và Ephe 5:20). Cảm tạ Thiên Chúa về những ơn lành chúng ta lãnh nhận là điều dễ làm, nhưng cảm tạ khi gặp khó khăn thử thách là điều không dễ làm. Chúng ta có thể cảm tạ Thiên Chúa khi gặp khó khăn trắc trở vì đó là cơ hội để chúng ta tập nhân đức để nên người tốt hơn. Khi bị chỉ trích, chống đối hay khước từ, chúng ta có thể tập bình tĩnh, thứ tha và khiêm tốn. Bằng việc dâng lời tạ ơn ngay sau khi vừa bị chối từ, Chúa Giê-su đã dạy chúng ta qua gương sáng của Ngài bằng cách thuận theo chương trình của Thiên Chúa trong tinh thần người môn đệ Ki-tô những lúc chúng ta gặp khó khăn thử thách.

    Chúa Giê-su muốn chúng ta đi theo Ngài đến bất cứ nơi nào Ngài dẫn chúng ta đi. Chúa Giê-su muốn chúng ta hiểu rằng làm môn đệ của Ngài sẽ không phải là đi tìm sự ngưỡng mộ và thành đạt hay danh vọng ở đời. Làm môn đệ của Chúa là tìm vinh quang trước nhan Thiên Chúa và hạnh phúc đời đời cho mình và cho người khác. Rất ít có người lãnh đạo nào lại kêu gọi dân chúng đi theo và đóng góp ủng hộ họ khi vừa mới bị thất thế. Nhưng Chúa Giê-su lại làm điều đó. Chúa Giê-su muốn các môn đệ không những trung tín khi đám đông quần chúng vỗ tay tán thưởng về thông điệp họ loan báo, nhưng họ cũng cần biết vững vàng trung tín khi những người khác coi thường hay không đón nhận thông điệp. Chúa muốn các môn đệ hoàn toàn dấn thân đi theo Ngài mà không bị chi phối bởi động lực theo đuổi danh vọng thành công, hay chán nản bị lùi bước trước thất bại. Người a dua với đám đông để theo Chúa sẽ không vững vàng trong hướng đi của họ. Chỉ người thực sự được lôi cuốn đến với chính Chúa mới vững vàng đáp lại lời mời gọi trong sự sáng ở mọi hoàn cảnh. Người môn đệ ấy sẽ trung tín trong thành công cũng như thất bại và sẽ thành tâm cảm tạ Thiên Chúa trong mọi sự.

    Ngoài trường hợp bị dân thành Chorazin và Bethsaida chối từ, Chúa Giê-su cũng bị những người Pharisieu và Luật sĩ chối từ. Họ là những người được cho là thông thái và hiểu các lẽ đạo, thế mà họ không nhận ra Thiên Chúa hành động nơi Đức Giê-su. Họ cũng là những người thuyết phục dân chúng là đến với Thiên Chúa là điều khó khăn và phức tạp đòi nhiều cố gắng. Họ cho rằng chỉ những ai đặc biệt và khéo léo mới có thể đến được với Thiên Chúa chứ không phải ai cũng đến gần Thiên Chúa được. Chúa Giê-su lại dạy khác. Chúa Giê-su khen những người có tinh thần trẻ thơ và cho thấy họ có thể đến với Thiên Chúa bằng tinh thần ngây thơ trong trắng của họ. Người có tinh thần “trẻ thơ” là người không đóng kịch, không giả đò, nhưng tin tưởng và sẵn lòng đón nhận lời chỉ dạy, không quan tâm đến chức vị quyền hành, và không hạ người khác xuống để đưa mình lên. Họ đón nhận ơn Chúa nơi Đức Giê-su và tin nhận Chúa trong mọi hoàn cảnh. Khả năng nhận biết Thiên Chúa không phải là vấn đề khôn lanh khéo léo tinh xảo như việc luyện tập của các lực sĩ, hay chỉ giới hạn cho một số ít người giỏi giang học cao hiểu rộng. Đúng hơn, nhận biết Thiên Chúa là ơn ban cho những ai biết cầu xin trong tinh thần khiêm tốn, đơn sơ cởi mở, và thành tâm. Những người biết họ chẳng là gì trước nhan Thiên Chúa lại có thể đón nhận Thiên Chúa như một ơn đã được ban cho họ rồi. Họ là những người con bé nhỏ. Còn những người nghĩ là họ đã hiểu và biết Thiên Chúa lại bị mất nhiều cơ hội cảm nghiệm Thiên Chúa Đấng luông gây ngạc nhiên và không đoán trước được. Để là những người bé nhỏ theo Tin Mừng nghĩa là biết đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa và sống theo đức tin. Trong tinh thần thơ ấu của thánh nữ Theresa Hài Đồng viết rằng, “Con đường duy nhất để vào trong cung điện tình yêu của Thiên Chúa là bỏ mình như đứa trẻ lăn vào vòng tay của người cha.”

    Sau khi tuyên bố chỉ duy mình Ngài biết Cha, Chúa Giê-su mời gọi mọi người đến với Ngài và mang lấy ách của Ngài nhờ đó họ tìm được sự nghỉ ngơi. Lời mời gọi này hàm chứa những công bố rất quan trọng và hấp dẫn đối với những người trong thời của Chúa Giê-su bởi vì họ coi sự khôn ngoan là một giá trị cần thiết phải có. Và chúng ta cần nhớ rằng việc biết Chúa Cha chính là nguồn mạch của sự Khôn Ngoan. (Sỉ 24:23) Chúa Giê-su lại xác nhận chính Ngài là sự bày tỏ về Chúa Cha. Trong Cựu ước và trong những tác phẩm khác của người Do thái, được ghi chép lại rằng sự khôn ngoan có thể tìm thấy ở nhiều lãnh vực gồm cả trong luật Mai-sen, nơi vũ trụ bao la, và trong Đền Thánh Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su tuyên bố duy chỉ có Ngài là nguồn sự khôn ngoan. Vì chính Ngài là Sự Khôn Ngoan của thiên Chúa nhập thể chứ không phải chỉ nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa. Chính Chúa Giê-su bày tỏ cho chúng ta về Chúa Cha. Đây là thông điệp quan trọng cho các môn đệ, những người đang cố gắng hiểu các hoàn cảnh và các biến cố xẩy ra trong cuộc sống của họ. Điều đó dạy chúng ta rằng chúng ta chỉ có thể hiểu đúng và giải thích các hoàn cảnh chúng ta gặp trong cuộc sống qua Con Người của Chúa Giê-su. Chúa mời gọi chúng ta hãy mang lấy ách của Ngài. Ách là cây gỗ có hình thánh giá được đặt trên cổ của con bò con trâu kéo cầy kéo lúa. Cái ách cũng giúp cho con bò con trâu đi đúng hướng và theo chỉ thị của chủ. Đi đúng hướng và làm theo chỉ thị nhờ cái ách khiến con bò con trâu làm được việc và hữu ích. Do đó, khi chúng ta mang lấy cái ách của Chúa Giê-su, chúng ta không những chỉ làm theo giáo huấn của Chúa nhưng cũng bước vào mối giây liên hệ riêng với Chúa trong tinh thần cởi mở, tin cậy và phó thác nơi Thiên Chúa. Như thế là chúng ta thực sự xin Chúa Giê-su dẫn đường chỉ lối, sửa dạy và nâng đỡ chúng ta. Chúng ta cũng xin Ngài hướng dẫn các nỗ lực của mình nhờ đó, chúng ta có thể chu toàn ý Chúa và trở nên những môn đệ có ảnh hưởng tốt.

    Điều chúng ta cần làm là “xin” cách thành tâm, khiêm tốn và sẵn lòng. Khi chúng ta để mình sống trong tình liên hệ yêu thương tin tưởng đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ bám lấy Chúa và đi theo Ngài khi thành công cũng như lúc thất bại. Cái chúng ta chạm trán hay tình huống khó khăn chúng ta phải đối phó không quan trọng bằng Người đang cùng với chúng ta đối phó. Chúng ta thường chỉ đối phó bằng phản ứng tự nhiên và quên Chúa Giê-su đang cùng giúp chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Đời sống của mỗi người chúng ta đều bị chi phối bởi điều gì hay bởi người nào đó. Là người môn đệ, tình liên hệ mật thiết với Chúa Giê-su phải là sự chi phối tiên khởi, cái ách cho hướng đi, chỉ dẫn và kỷ luật chúng ta mỗi ngày. Thánh Phao-lô dạy rằng sự khôn ngoan được tìm thấy trong Giáo Hội (Col 1:18), mà ngài nói đó cũng là Thân Thể của Đức Ki-tô (1 Cỏ 12:27). Giáo huấn này có nghĩa là cái ách của Chúa Giê-su được truyền thông qua Giáo Hội, bổ sức nhờ Chúa Thánh Thần, là khí cụ của Chúa Giê-su trong thế gian.

    Lm. John Trần Khả
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com