Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Múa có phải là một phần của phụng vụ không?

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Múa có phải là một phần của phụng vụ không?

    Múa có phải là một phần của phụng vụ không?

    Múa có phải là một phần của phụng vụ không?
    Nếu có thì múa khi nào là thích hợp trong phụng vụ?

    HỎI: Múa có phải là một phần của phụng vụ không? Nếu có thì múa khi nào là thích hợp trong phụng vụ? — M.K., Ndola, Zambia

    TRẢ LỜI: Chúng tôi đã trả lời một câu hỏi tương tự vào năm 2004 dưới tiêu đề “Múa Phụng Vụ, Theo Một Điều Khoản Then Chốt Năm 1975.” Đã có rất ít sự can thiệp chính thức gần đây vào chủ đề này và chằng có gì thay đổi cái tinh thần chung của câu trả lời ban đầu.

    Phản ứng mới nhất từ Tòa Thánh về “múa phụng vụ” là một câu trả lời riêng tư nhưng chính thức từ Thánh Bộ Phụng Tự, ghi ngày 10-9-2012 (Prot. n. 544/12/L) và được thứ trưởng thánh bộ này ấn ký. Bức thư này được công bố trên mạng trong Bản Tin Adoremus:

    “Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích viết để trả lời thư của bạn ngày 25-6 về các buổi trình diễn “mục vụ kịch nghệ và múa phụng vụ” tại giáo xứ của bạn.

    Luật phụng vụ của Nghi Lễ Rô-ma không dự kiến việc sử dụng múa hay kịch nghệ trong Phụng Vụ Thánh, trừ khi có những quy luật đặc thù đã được Hội Đồng Giám Mục ban hành và được Tòa Thánh xác nhận. Bất cứ thực hành nào khác phải được xem là một lạm dụng.

    Tuy nhiên những hoạt động này có thể hữu ích bện ngoài Phụng Vụ Thánh, trong việc dạy giáo lý và rao giảng tin mừng nếu được vị giám mục và hàng giáo sĩ của ngài chỉ dẫn thích hợp.

    Chúng tôi khuyến khích bạn đem vấn đề này ra để những người có trách nhiệm trong giáo xứ của bạn chú ý. Nếu có tồn tại những thực hành bất hợp pháp nào thì vụ việc phải trình lên vị giám mục giáo phận …”

    Trong bài viết năm 2004 của chúng tôi, chúng tôi nhắc đến văn bản gần gũi nhất, là lời bình luận chính thức về chủ đề này từ một luận văn được cơ quan chính thức của Thánh Bộ Bí Tích và Phụng Tự khi ấy xuất bản, Tờ Novitiaa, số 11 (1975) 202-205.

    Bài viết này có tiêu đề là một “phác thào chất lượng và thầm quyền.” Thánh bộ xem nó là “một quan điểm có thẩm quyền cho mọi thảo luận về vấn đề này.” Do đó nó được các ủy ban phụng vụ và văn phòng phụng tự khuyên nên nghiên cứu. (Bản dịch tiếng Anh dưới đây xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp chí giáo luật Digest, quyển 7, các trang 78-82.)

    Bài viết ấy sau này được cho phép tái xuất bản trên tờ Thông Tin tháng 4-5, 1982 của Ủy ban Giám Mục về Phụng Tự của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Quốc Gia, sau đó đã đưa ra chỉ thị rằng “mọi hình thức múa (múa ba-lê, cử điệu của trẻ em giống như múa, phụng vụ diển hề) đều bị cấm “đưa vào các nghi thức phụng vụ dưới mọi hình thức.”

    Mặc dù không được nhắc đến cụ thể trong huấn thị “Redemptionis Sacramentum,” múa có thể được bao gồm trong lệnh cấm tồng quát việc đưa vào các yếu tố không được dự liệu trong các sách phụng vụ.

    Trong vài dịp mới đây, một hình thức múa nào đó đã được đưa vào trong bối cảnh phụng vụ của giáo hoàng nhân dịp các thượng hội đồng khu vực hay nghi lễ phong thánh. Nhưng các dịp này thường có liên quan đến những yếu tố văn hóa châu Phi và châu Á và được xem là các ngoại lệ đặc biệt vì sứ mệnh phổ quát của giáo hoàng.

    Hồng Y Francis Arinze, Bộ trưởng Thánh bộ Phụng Tự và Bí Tích, vào năm 2004, đã công khai chỉ trích một số hình thức đưa múa vào phụng vụ phương tây, đặc biệt là những hình thức biến nghi lễ thánh thành một cảnh tượng ngoạn mục. Thánh bộ đã lập lại các chỉ trích này cách riêng tư cho các giám mục của nhiều quốc gia trong các cuộc viếng thăm Ad Limina năm năm một ần của họ đến Rô-ma.

    Bài viết năm 1975 từ tờ Digest giáo luật là như sau:

    “Múa Tôn Giáo, một Biểu Lộ Niềm Vui Thiêng Liêng

    Múa có thể là một nghệ thuật: một tổng hợp các nghệ thuật nhịp nhàng (âm nhạc và thơ ca) và các nghệ thuật không gian (kiến trúc, điêu khắc, hội họa).

    Như là một nghệ thuật, vốn dùng cơ thể để diễn tả cảm xúc con người, múa đặc biệt thích hợp để nói lên niềm vui.

    Do đó nơi các nhà thần bí, chúng thấy có những khoảnh khắc múa như để biểu lộ sự tròn đầy của tình yêu Thiên Chúa của họ. Hãy nhớ đến trường hợp thánh Tê-rê-xa Avila, thánh Philip Neri, thánh Gerald Majella.

    Khi vị Tiến Sĩ Thiên Thần (thánh Tô-ma A-qui-nô) muốn biểu thị thiên đàng, ngài biểu thị nó như một vũ khúc do các thiên thần và các thánh thực hiện.

    “Múa có thể biến thành cầu nguyện, diễn tả chính nó bằng một chuyển động thu hút toàn bộ con người, linh hồn và thể xác. Nói chung khi tinh thần nâng chính mình lên đến Thiên Chúa khi cầu nguyện, nó cũng liên quan đến thân xác.

    Chúng ta có thể nói đến lời cầu nguyện của thân xác. Thân xác này có thể biểu lộ lời ca ngợi, thình nguyện bằng chuyển động, như khi người ta nói đến các vì sao tiến hóa để ca ngợi Đấng Sáng Tạo (Ba-rúc 3:34).”

    “Nhiều ví dụ thuộc thể loại cầu nguyện này có trong Cựu Ước.

    Điều này là đúng, đặc biệt với các dân tộc sơ khai. Họ biểu lộ tâm tình tôn giáo bằng các chuyển động nhịp điệu.

    Nơi họ, khi có vấn để thờ phượng, thì lời nói trở thành khúc hát, và cử chỉ đi đứng về phía thần thánh biến thành một bước nhảy múa.”

    “Trong số các Giáo Phụ và các tác giả viết về giáo hội và trong các văn bản công đồng, có nhắc đến múa, một đánh giá về nó, một bình luận về văn bản kinh thánh mà trong đó có ám chỉ đến múa; thường xuyên hơn là có một kết án các điệu múa thế tục và những rối loạn mà các điệu vũ ấy khơi dậy.

    Trong các văn bản phụng vụ, đôi khi có ám chỉ đến điệu múa của các thiên thần và của những người được chọn trên thiên đàng (xem ‘Trong số những hoa huệ Ngài nuôi dưỡng, được các nhóm trinh nữ nhảy múa vây quanh’) để diễn tả ‘niềm vui và “nỗi hân hoan’ sẽ là đặc điểm của vĩnh cửu.”

    “Múa và việc thờ phượng

    Múa chưa bao giờ được xem là một phần tích hợp của việc thờ phượng chính thức trong Giáo Hội La-tinh. Nếu các giáo hội địa phương đã chấp nhận múa, đôi khi thậm chí ngay cả trong nhà thờ, thì đó là dịp các lễ lớn để biểu lộ những tâm tình vui sướng và sùng kính. Nhưng việc đó luôn diễn ra bên ngoài các nghi lễ phụng vụ.

    Các quyết định của công đồng thường lên án múa tôn giáo bởi vì nó ít đưa đến sự thờ phượng và bởi vì nó có thể thoái hóa thành mất trật tự.

    Thực ra, một lập luận ủng hộ múa trong phụng vụ có thể được rút ra từ bản văn Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, ‘Sacrosanctum Concilium,’ trong đó có đưa ra những quy chuẩn cho việc thích nghi phụng vụ với tính cách và truyền thống của các dân tộc khác nhau:”

    “Trong những vấn đề không ảnh hưởng đến đức tin và sự lành mạnh của toàn thể cộng đoàn, Giáo hội không muốn áp đặt, ngay cả trong phụng vụ, một sự đồng nhất cứng nhắc; trài lại Giáo hội tôn trọng và nuôi dưỡng những thiên tài và tài năng của các chủng tộc và dân tộc khác nhau. Bất cứ điều gì trong lối sống của họ mà không nhất thiết gắn liền với dị đoan và sai lầm, thì Giáo hội nhìn chúng với lòng nhân từ và nếu có thể được thì giữ nó nguyên trạng, và đôi khi thậm chí còn tiếp nhận nó vào trong Phụng Vụ, miễn là nó phù hợp với tinh thần phụng vụ đích thực và chân thực.” [1]

    “Theo lý thuyết, có thể suy diễn từ đoạn văn đó rằng những hình thức múa nào đó và những khuôn mẫu múa nào đó có thể được đưa vào việc thờ phượng Công Giáo.

    Nhưng có hai điều kiện không thể không xét đến:

    Điều kiện thứ nhất: theo mức độ thân xác là phản ảnh của linh hồn, việc nhảy múa. Với mọi biểu hiện của nó, phải diễn tả những tâm tình đức tin và tôn thờ mới trở thành một lời cầu nguyện.

    Điều kiện thứ hai: cũng như mọi cử chỉ và chuyển động được tìm thấy trong phụng vụ đều được thẩm quyền giáo hội quy định, thì múa như một cử điệu cũng sẽ phải nằm trong kỷ cương.”

    “Cụ thể là: có các nền văn hóa mà trong đó điều này có có thể nếu như múa vẫn còn phản ảnh các giá trị tôn giáo và trở thành một biểu hiện rõ ràng của những giá trị tôn giáo ấy. Đó là trường hợp của người Ethiopian. Trong văn hóa của họ, thậm chí là ngày nay, có việc múa tôn giáo được nghi thức hóa, rõ ràng khác với múa võ thuật và khác với múa yêu đương. Múa nghi lễ được các tư tế và Lê-vi thực hiện trước khi bắt đầu một nghi lễ và ở không gian trống phía trước nhà thờ. Nhảy múa đi kèm việc hát các thánh vịnh trong đám rước. Khi đám rước đi vào nhà thờ thì việc hát thánh vịnh được thực hiện kèm theo các chuyển động của cơ thể.”

    “Điều y như thế được tìm thấy trong phụng vụ Sy-ri qua việc hát thánh vịnh.

    Trong phụng vụ Byzantine, có một điệu múa cực kỳ đơn giản vào dịp đám cưới khi đôi tân hôn đội vương miện đi xung quanh cây đền lồng cùng với vị chủ tế.

    Đó cũng là trường hợp của người Do Thái: trong hội đường, kinh cầu nguyện của họ đi kèm một chuyển động liên tục để gợi nhớ lời giáo huấn của truyền thống: “Khi ngươi cầu nguyện, hãy làm như thế bằng tất cả trái tim và bằng mọi khúc xương của ngươi.” Và đối với các dân tộc sơ khai, có thể quan sát thấy y như vậy.”

    “Tuy nhiên tiêu chí và phán đoán y như vậy không thể áp dụng trong văn hóa phương tây.

    Ở đây múa gắn liền với tình yêu, với giải trí, với sự thế tục, với sự buông thả giác quan: kiểu múa như thế nói chung là không thuần khiết.

    Vì lý do đó, không thể đưa nó vào bất kỳ loại cử hành phụng vụ nào: việc đó sẽ tiêm vào phụng vụ một trong những yếu tố thế tục và thế tục hóa nhất, và do đó nó sẽ tương đương với việc tạo ra một bầu khí trần tục sẽ dễ dàng làm cho người hiện diện và người tham dự buổi cử hành ấy nhớ đến nhưng nơi chốn và tình huống thế tục.”

    “Không thể chấp nhận cái đề nghị đưa vào phụng vụ cái gọi là mua ba-lê nghệ thuật [2] bởi vì sẽ có việc trình bày ở đây một cảnh tượng vui mắt mà người ta chiêm ngưỡng, trong khi trong phụng vụ thì một trong các chuẩn mực mà chúng ta không thể không xét đến là chuẩn mực của sự tham gia.

    Do đó có sự khác biệt lớn giữa các nền văn hóa: Cái dễ dàng tiếp nhận trong một nền văn hóa lại không thể được một nền văn hóa khác chấp nhận.

    Không bao giờ được phép lãng quên sự bảo toàn truyền thống tính nghiêm túc của việc thờ phượng tôn giáo, đặc biệt là việc thờ phượng của văn hóa La-tinh.”

    “Nếu đề nghị múa tôn giáo ở phương Tây thực sự được đón nhận, thì sẽ phải cẩn thận sao cho có một nơi chốn bên ngoài phụng vụ, trong các khu vực hội họp không mang tính phụng vụ nghiêm túc. Hơn nữa các linh mục phải luôn bị loại trừ khỏi điệu múa.

    — — —

    GHI CHÚ

    [1] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, số 37; C.L.D., 6, p. 44.

    [2] Để thuận lợi cho việc đưa múa nghệ thuật vào phụng vụ, cũng có thể tham chiếu bản văn của ‘Gaudium at Spes,’ các số 53, 57, 58. Tuy nhiên các đoạn văn trích dẫn này nói về biểu hiện của văn hóa nói chung, và của thứ nghệ thuật nâng cao tâm hồn với chân lý và vẻ đẹp. Chúng không nói về múa theo một nghĩa cụ thể. Múa cũng có thể là một nghệ thuật. Tuy nhiên không thể nói rằng các Giáo phụ Công đồng cũng nhắm đến thực tại múa khi các ngài nói về nghệ thuật trong Công Đồng.

    Số 62 của Hiến Chế ‘Gaudium et Spes’ nói trên chắc chắn không thể được nại đến trong trường hợp này. Khi số 62 nói về các hình thức nghệ thuật và tầm quan trọng của chúng trong đời sống của Giáo hội, nó có ý tham chiếu đến các hình thức nghệ thuật theo cách tương đối với các vật dụng thánh. Bằng chứng phản bác nằm ở các văn bản được trích dẫn ở ghi chú cuối trang: điều 123 của Hiến Chế về Phụng Vụ và diễn từ của giáo hoàng Phao-lô VI với các nghệ sĩ tại Rô-ma năm 1964 (C.L.D., 6, các trang. 64 và 735 tương ứng).”

    Có nhiều điều về bài báo năm 1975

    Tòa Thánh cũng nói vắn tắt về việc múa trong huấn thị 1994 về “hội nhập văn hóa” đích thực của phụng vụ Rô-ma, “Varietates legitimae.” Có một tham chiếu đến cử chỉ vũ đạo trong những nền văn hóa nào đó:

    Số 42. Nơi một số các dân tộc, ca hát tự nhiên sẽ đi kèm việc vỗ tay, đong đưa theo nhịp, và chuyển động vũ đạo nơi người tham dự. Những hình thức như thế của biểu hiện bên ngoài có thể có chỗ đứng trong hành động phụng vụ của các dân tộc này với điều kiện chúng luôn luôn là bày tỏ lời cầu nguyện cộng đoàn đích thực của tôn thờ, ca tụng, hiên dâng và khẩn cầu, và không phải chỉ là một màn trình diễn.

    Do đó Tòa Thánh đã trả lời nhất quán cho những câu hỏi này. Một mặt Tòa Thánh cho phép các truyền thống văn hóa bản địa mà trong đó các chuyển động vũ điệu trong đám rước là phong tục và như thế có thể cấu thành một hình thức “hội nhập văn hóa” hợp pháp của phụng vụ trong các khu vực đó. Mặt khác Tòa Thánh đã mạnh mẽ chống lại việc đưa những cải cách như thế vào việc cứ hành phụng vụ trong văn hóa phương Tây, nơi mà múa không có chiều kích tôn giáo này.

    Tuy nhiên việc dùng múa cho các mục đích giáo lý hay giáo huấn khác là mở rộng và trong một số diễn đạt lòng đạo đức bình dân nơi mà việc này đã là một phong tục rồi.

    https://zenit.org/2020/09/08/liturgi...ill-frowned-on
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    onggiachonggay_99's Avatar

    Tuổi: 65
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: hoang đaỏ
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 791
    Cám ơn
    2,967
    Được cám ơn 4,921 lần trong 750 bài viết

    Default

    Ngày nay có những Linh Mục vì mục đích làm cho Vui Nhộn trong Nhà Thờ vào những dịp lể đặc biệt của người xin như Đám Cưới, Lễ Mừng , Sinh Nhật.... Đã thế tục hoá bằng cách tổ chức cho đoàn múa lân tiến sát cung thánh làm mất đi vẻ trang nghiêm trước cung thánh và trong nhà thờ. Thiết nghĩ trong nhà thờ , trong thánh lễ không nên lạm dụng dù chỉ là băng reo hay vỗ tay trong phục vụ là không nên . Không biết các Linh Mục cho phép những hành vi hay hành động không có trong phục vụ thánh lễ trong nhà thờ đã dựa vào sách lễ nào? Chúng ta là người tín hữu cũng cần nên nhắc nhở các vị hữu trách nếu không được chúng ta cũng có thể thông báo lên Giám Mục Giáo Phận để xây dựng nơi tôn nghiêm được tốt hơn.
    Chữ ký của onggiachonggay_99
    Cao Dẫn Quang Minh Duyên lãng Nhật

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com