Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: ĐỒNG HƯƠNG ( CN XIV TN / B )

  1. #1
    Hoàng Trung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2016
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 325
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 258 lần trong 216 bài viết

    Default ĐỒNG HƯƠNG ( CN XIV TN / B )

    CN XIV / TN/ B
    Bài đọc 1: ( Ed 2: 2-5).Bài đọc 2: ( 2Cor. 12:7-10)
    Tin Mừng: ( Mc. 6: 1-6)

    ĐỒNG HƯƠNG

    Vắng đi một thời gian, dân làng Nadarét không thấy bóng dáng chàng trai thợ mộc, con bà Maria. Rồi một hôm, cùng với một số bạn hữu, anh ta trở về quê nhà, gặp lại đồng hương.Tình cờ, vào một ngày Sabbat, người ta bắt gặp chàng trai trẻ ấy đang giảng thuyết trong hội đường. Thính giả sửng sốt về gíáo lý và tài ăn nói của anh ta. Họ ngạc nhiên: “ Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay ông làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải là bác thợ mộc, con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?”( Mc. 6: 2-3)
    Anh chàng trai trẻ ấy chính là Chúa Giêsu.Thấy đồng hương chẳng mặn mà tiếp đón, lại còn ra vẻ hằn học ghen tương, Ngài đã phải nói lên một thực tế phủ phàng đối với các ngôn sứ của Thiên Chúa: “ Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ ở chính quê hương mình hay giữa bà con thân thuộc và trong gia đình mình thôi”( Mc. 6: 4). Ngài đã không làm được gì nhiều ở chính quê hương mình; chỉ đặt tay trên một vài người bệnh, rồi đi qua các làng khác ở chung quanh để giảng dạy, Ngài cũng lấy làm lạ vì ở quê hương Ngài, họ không tin.
    Cũng chẳng phải chỉ vào thời Tân Ước, ngôn sứ mới bị rẻ rúng nơi quê hương mình như trường hơp Chúa Giêsu, mà vào thời Cựu Ước, tình trạng này cũng đã xảy ra với ngôn sứ Êzêkien. Vị ngôn sứ này đã nói: “ Người phán với tôi: “ Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israen, đến với dân phản nghịch đang nỗi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nỗi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: “ Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này”. Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”. ( Ez. 2: 2-5)
    Khi thấy Chúa Giêsu, một người đồng hương khôn ngoan về giáo lý, ăn nói lưu loát và làm được nhiều điều lạ như chính họ đã chứng kiến; thì lẽ ra họ phải tự hào, mừng vui vì quê hương họ có được “một người làm quan cả họ được nhờ”; nhưng ngược lại, họ lại bắt đầu bơi móc quá khứ, gia cảnh, gia thế của Ngài để khinh miệt, rẻ rúng: “ Ai còn lạ gì anh ta! Anh ta là thợ mộc, con bà Maria, là anh em với các ông Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon; chị em của anh ta là bà con lối xóm đang sống với chúng ta ở đây chứ đâu?”
    Tại sao họ lại có thái độ ấy với người đồng hương của mình là Chúa Giêsu?
    Trước hết, vì ganh ghét, ganh tị, tự ái, người đồng hương đã không muốn chấp nhận người đồng hương quen biết nổi bật hơn mình. Gía như Chúa Giêsu là một ai khác không phải đồng hương của họ, không phải là người đã chung sống với họ, họ không biết gia cảnh, địa vị xã hội của người ấy; thì có lẽ họ đã không rẻ rúng mà lại “ thấy sang bắt quàng làm họ”; nhưng “quen quá hóa nhàm”, họ còn lạ gì Chúa Giêsu! Gốc gác, gia cảnh, địa vị xã hội họ biết rõ, họ so sánh hoàn cảnh của Chúa Giêsu cũng như họ thôi.Thế mà bây giờ “ lên mặt dạy đời”. Họ không chấp nhận, coi rẻ Chúa Giêsu vì tự aí, vì ganh ghét, vì thành kiến. Đúng là “ bụt nhà không thiêng.” và“quen quá hóa nhàm” là thế!
    Chính thành kiến đã làm cho con người khó nhận ra được chân lý, nhận ra sự thật.Thành kiến là in trí, là xét đoán, phê phán theo chủ quan của mình, thiếu sự quảng đại, không có nhận xét khách quan; khi mang kiếng màu xanh, người ta thấy mọi vật đều xanh. Thói đời thường: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Lòng dạ con người thế nào thì người ta cũng đối xử với nhau như thế: “Yêu nhau, cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười”.
    Di Tử Hà, người thời Xuân Thu, làm quan Đại phu nước Vệ. Vua nước Vệ rất thương mến ông. Theo luật phép của nước vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà ốm nặng. Đêm khuya, có người đến gọi. Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe biết, khen rằng:
    - Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ mà quên cả tội chặt chân.
    Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ngoài vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt, còn một nửa, đưa cho vua ăn. Vua nói:
    - Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết nhường cho ta.
    Về sau, vua không còn có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm, Di Tử Hà phạm lỗi, vua giận nói rằng:
    - Di Tử Hà ngày trước dám lấy xe của ta đi. Lại một lần khác, dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực đáng tội với ta đã lâu.
    Nói xong, vua bắt đem Di Tỉ Hà ra trị tội. ( Cổ Học Tinh Hoa)
    Có lẽ trong số những người đồng hương, cũng có những người có đia vị trong xã hội, giàu sang, có uy tín trong cộng đồng; vì tự tôn không muốn có kẻ nào đụng chạm đến danh giá, địa vị và quyền lợi của họ. Họ lấy bản thân mình để so sánh với người khác, không muốn chấp nhận sự trổi bật của người anh em quen biết. Tự ái hơn thua, mặc cảm thua kém.
    Người đồng hương đã dựa vào sự hiểu biết bề ngoài về địa vị xã hội, về gia thế, về anh em họ hàng, về bạn bè của Chúa Giêsu để kinh rẻ Ngài: “ Ai còn lạ gì anh ta! Anh ta là thợ mộc, con bà Maria, là anh em với các ông Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon; chị em của anh ta là bà con lối xóm đang sống với chúng ta ở đây chứ đâu?”
    Lại có câu chuyện khác:
    Valencia mồ côi cha lúc mới lên 5, phải ở với mẹ tại một khu lao động nghèo khổ. Ngày ngày sau Thánh lễ, cậu phải vào các tiệm ăn để đánh giày cho khách. Mỗi lần khách trả tiền, cậu đều làm dấu thánh giá tạ ơn Chúa. Tụi bạn trông thấy thế, nhiều lần đã nhỏ to với nhau: “ Gạo không lo mà lo giữ đạo!” Valencia vẫn cứ hiên ngang giữ hình thức cầu nguyện đơn sơ ấy.
    Năm 17 tuổi, cậu được ban văn nghệ mượn đóng vai thằng qủy. Màn đầu vừa dứt, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Sang màn thư hai, trời đột nhiên đổ mưa, sấm sét nổi lên ầm ầm. Như bao lần trước, “ thằng qủy” trên sân khấu quên mất mình đang đóng kịch, vội qùy gối làm dấu Thanh giá. Khán giả cười rộ lên, tưởng thằng quỷ làm hề, không ngờ Valencia cầu nguyện thật!
    Sau đêm ấy, mọi người trong khu xóm hiểu được hoàn cảnh của cậu, họ chung nhau quyên tiền để giúp Valencia ăn học. Về sau, Valencia đỗ tiến sĩ lúc vừa mới 30 tuổi. ( Những Người Lữ hành Trên Đường Hy Vọng)
    Người đồng hương vì tự ái, vì ganh ghét, vì thành kiến đã không nhận ra thực chất của Con Người Giêsu. Ngài đã không làm được gì nhiều ở chính quê hương mình; chỉ đặt tay trên một vài người bệnh, rồi đi qua các làng khác ở chung quanh để giảng dạy.
    Chính vì thế mà những người đồng hương không tin và“ họ đã vấp ngã vì Ngài”.
    Sự lạnh nhạt, bạc đãi, rẻ rúng của đồng hương đối với Chúa Giêsu nơi quê nhà của mình cũng giống như “ một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satna vả vào mặt tôi” mà thánh Phaolô đã viết trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô. Thánh nhân đã ba lần xin Chúa cho những thứ ấy rời khỏi ngài; nhưng Chúa đã phán: “ Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”( 2 Cor 12: 7-9), cũng như Thiên Chúa đã trấn an ngôn sứ Êzêkien: “Phần ngươi, hỡi con người, đừng sợ chúng, cũng đừng sợ những lời chúng nói, dù ngươi có bị chống đối, có gặp chông gai tư bề,hãy ngồi trên bò cạp. Những lời chúng nói, ngươi đừng sợ; có phải giáp mặt chúng, cũng đừng khiếp, vì chúng là nòi phản loạn. Ngươi cứ nói với chúng những lời của Ta, dù chúng nghe hay không, vì chúng là quân phản loạn”.( Ez. 2: 2-5)
    Công việc rao giảng Tin Mừng mà mỗi Kitô hữu phải có trách nhiệm chu toàn, là vác thập giá, là phải gặp những khó khăn. Cho dù bất tài, kém cõi, hãy khiêm tốn tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa như Thánh Phaolô đã xác tín: “ Tôi vui thỏa trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẩn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: Vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ”.( 2 Cor. 12: 10)
    Cao trọng trong cái tầm thường. Sức mạnh trong sự yếu đuối.

    Hoàng Trung

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com