Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: CÂM ĐIẾC TÂM LINH ( CN XXIII TN / B )

  1. #1
    Hoàng Trung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2016
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 325
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 257 lần trong 215 bài viết

    Default CÂM ĐIẾC TÂM LINH ( CN XXIII TN / B )

    CN XXIII/ TN / B
    Bài đọc 1 : ( Is. 35: 4-7). Bài đọc 2: ( Gc. 2: 1-5).
    Tin Mừng : ( Mc. 7: 31-37)

    CÂM ĐIẾC TÂM LINH

    Từ xa, anh ta thấy một đám đông đang cười nói có vẻ phấn kích lắm. Mon men lại gần, anh vẫn không nghe được những gì người ta đang bàn tán với nhau. Bực mình, anh lớn tiếng: “ Các bác có chuyện gì vui thế? Nói lớn cho em nghe với!” Đám đông quay lại, tay chỉ về phía anh và cười sặc sụa. Thế nghiã là gì? Và anh chợt nhớ ra mình đang bị điếc và nói ngọng. Có ai hiểu cho rằng: “Điếc hay ngong, ngọng hay nói”! Thật đáng thương! Và anh lặng lẽ quay đi trong cô đơn và lạc lõng.
    Ngày ấy, từ địa hạt Tyrô, qua Siđon đến gần biển Galilêa giữa miền Thập tỉnh, người ta đem đến với Chúa Giêsu một chàng thanh niên vừa điếc vừa nói ngọng để xin Ngài chữa cho anh ta. Ngài kéo anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh, và lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh; rồi Ngài ngước lên trời, thở dài và bảo: Epphata! Lập tức tai anh được mở ra, lưỡi anh ta được tháo gỡ và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu cấm người ta đừng nói điều ấy với ai; nhưng Ngài càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. ( xem Mc. 7: 31-37)
    Anh thanh niên kia là một người ngoại giáo, vừa điếc vừa nói ngọng. Anh u ớ phát âm nhưng chẳng ai hiểu anh muốn nói gì; nói như thế thì cũng khác gì câm! Người câm điếc không thể truyền đạt tư tưởng và tình cảm của mình và cũng không thể tiếp nhận được những gì người khác truyền đạt bằng ngôn ngữ. Họ là những người sống cô lập với thế giới bên ngoài. Họ sống lẻ loi, đơn độc.
    Khác với cách chữa trị những bệnh nhân khác, lần này Chúa Giêsu chữa một thanh niên vừa điếc vừa nói ngọng. Ngài không thể đòi hỏi ở anh điều gì. Nếu Ngài hỏi anh có tin vào quyền năng của Thiên Chúa không thì anh cũng không thể nghe được; và nếu anh có phỏng đoán được gì thì anh cũng không thể nói ra. Anh đói sự truyền cảm. Anh khát sự cảm thông.
    Ngài dẫn riêng anh ta ra một nơi, cách biệt với dân chúng để chỉ một mình anh ta với Ngài. Phải chăng đây là một dấu chỉ sự quan tâm đặc biệt mà chỉ những ai sống trong tình trạng bị cuộc đời bỏ rơi, bị bạc đãi, bị hất hủi mới nhận ra có Chúa đang ở bên cạnh. Chỉ một mình Chúa và người ấy thôi!
    Miệng và lưỡi là cơ quan để phát âm, để nói. Ngài lấy nước miếng của mình bôi vào lưỡi chàng thanh niên để cởi trói cho lưỡi anh đang bị buộc lại. Bàn tay thường dùng để diễn tả lời nói, thì Chúa lại dùng ngón tay để mở tai cho anh ta. Và với một cử chỉ thường làm, Ngài ngước mắt lên trời và thở dài. Tiếng thở dài như nói lên lời thông cảm, lòng xót thương đối với người chịu số phận hẳm hiu bị câm điếc lại chưa được dịp nhận biết Thiên Chúa; và Ngài nói một thứ tiếng lạ:“Ép-pha-ta”. Ngài nói chẳng để cho anh ta nghe, nhưng như một lệnh truyền: “hãy mở ra”. Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Dân chúng hết sức kinh ngạc: “ Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.
    Rồi Chúa Giêsu truyền cho họ không được kể chuyện đó với ai. Nhưng ngài càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.
    Nhưng, hỡi chàng thanh niên vừa được Chúa Giêsu chữa cho khỏi câm, khỏi điếc! Xưa kia còn bị câm điếc, anh chỉ độc thoại, nhưng khi hết câm điếc, anh có khả năng đối thoại. Anh có thể nghe và nói. Nhưng anh nghe được gì nơi người khác nói và anh nói được gì cho người khác nghe? Anh ca tụng công việc Chúa làm cho anh hay anh bắt đầu huyên thuyên nói về anh! Anh nói quá nhiều và quên đi một khả năng khác Chúa đã ban cho anh là lắng nghe.
    Khi chưa nghe, chưa nói được, người câm đíếc ao ước được nói, được nghe; nhưng khi nghe được nói được thì lại tái câm điếc; đó là bệnh câm điếc tâm linh, bệnh câm điếc lương tâm.
    Có những khi chúng ta là những người điếc không muốn nghe, là những người câm không muốn nói.
    Đối với những người cố chấp với nếp sống cũ thì khó có thể nghe tiếng Chúa mời gọi hay đang nói qua người khác, qua những biến cố của cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ, qua một cuộc gặp gỡ…Chúng ta bị những ồn ào của thế sự, những cuốn hút của rạo rực bon chen mà không nghe tiếng nói của Ngài trong thinh lặng của tâm hồn. Thế cũng là điếc!
    Với những người chỉ biết ý tưởng, tình cảm riêng của mình, không chịu lắng nghe người khác là những người khoe khoang, tự phụ, kiêu căng. Thánh Giacôbê tông đồ cũng nêu lên một hình thức điếc và nói ngọng: đó là cách“xét xử thiên vị”, qúi trọng người tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng mà khinh chê người nghèo khó, bần cùng. Họ là những người nói ngọng!
    Lại có những người, nhìn thấy bất công xã hội, thấy những điều sai trái mà không dám lên tiếng bênh vực cho chân lý thì đó cũng là những người câm!
    Với những người sống biệt lập, xa cách với đồng loại, sống chết mặc ai, chỉ biết đến mình và quyền lợi của mình; đó là những người vừa câm vừa điếc!
    Chàng thanh niên kia sau khi được phục hồi khả năng nghe và nói, anh ta sẽ nghe được gì ở chúng ta để truyền đạt lại cho người khác những điều anh ta nghe hay anh ta lại tái câm và nói ngọng khi chỉ dùng miệng lưỡi để bôi bách, nói hành nói xấu, làm chứng gian, sống vô cảm, thờ ơ.. để bịt tai không muốn nghe những tiếng than khóc, kêu cầu của tha nhân?
    Trong cuốn tiểu thuyết nhan đề “The Fall” của Albert Camus có kể lại một sự kiện sau đây:
    Vào một đêm tối, một luật sư nổi tiếng đang rảo bước trên đường phố Amsterdam; bổng ông nghe có một tiếng kêu cứu vang lên giữa đêm vắng. Ông nhận ra đó là tiếng kêu cứu của một người phụ nữ vừa bị ngã hay bị đẩy xuống dòng kênh. Thế nhưng, lúc ấy, ông lại đắn đo do dự. Một đàng ông muốn cứu người gặp nạn, đàng khác ông lại nghĩ một luật sư danh tiếng như ông mà lại dính líu vào một chuyện như thế này sao! Biết đâu sau đó còn có nhiều hệ lụy, nào ai biết chuyện gì sẽ xảy ra!
    Ông ta tiếp tục đi, cố tìm mọi lý do để biện minh cho hành động của mình.
    Và Albert Camus viết tiếp: “Người luật sư kia đã không đáp lại tiếng kêu cứu, chỉ vì ông ta thuộc về một giai cấp phải sống như thế”.
    Có khả năng nghe mà không nghe những gì phải nghe, đó là Lời Chúa; có khả năng nói mà không nói những điều phải nói, đó là tuyên xưng đức tin thì cũng chẳng khác nào câm điếc, một thứ bệnh câm điếc tâm linh! Chúa đã mở tai, cởi trói lưỡi cho chàng thanh niên ngoại giáo để anh có thể tuyên xưng đức tin, có thể nghe Lời Chúa. Chúng ta may mắn hơn chàng thanh niên kia; chúng ta không mất khả năng nghe và nói, nhưng chúng ta nghe và nói những gì?
    Phải chăng chúng ta đang bị điếc và câm hay nói ngọng về tâm linh!
    Trông chờ ngày cứu độ đến, ngày Đức Kitô là Đấng sẽ mang sự cứu độ đến với Israen, trong ngày ấy, mọi người câm điếc về tinh thần cũng như về thể xác sẽ nghe được, sẽ reo hò vì nhìn thấy ơn cứu độ như lời tiên tri Isaia đã động viên những tâm hồn xao xuyến, lo âu: “Can đảm lên , đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được.”
    Đức Kitô, Đấng cứu độ đã đến. “Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục” ( Tv. 148)
    Bất hạnh phải chăng là do bị câm điếc thể lý hay do câm điếc thiêng liêng vì có tai mà không chịu nghe những gì phải nghe, có lưỡi mà không chịu nói những điều phải nói!
    Xin Chúa cỡi trói lưỡi chúng con để chúng ta tuyên xưng đức tin, để mạnh dạn nói lên những gì phải nói.
    Xin Chúa sờ vào tai chúng con để chúng ta biết chú tâm lắng nghe Lời Chúa, mau mắn nghe tiếng gọi yêu thương của đồng loại.

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com