Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Vợ chồng bất hòa, làm sao khuyên giải.

Threaded View

  1. #1
    Nguyen That-Khe's Avatar

    Tuổi: 87
    Tham gia ngày: Aug 2013
    Tên Thánh: Đaminh
    Giới tính: Nam
    Đến từ: California, USA
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 89 lần trong 53 bài viết

    Default Vợ chồng bất hòa, làm sao khuyên giải.

    Vợ chồng bất hòa, làm sao khuyên giải.

    Khi nói về những bất hòa trong gia đình hay xã hội thì không một tài liệu nào hoặc một nhà cố vấn nào có thể có đủ giải đáp cho mọi trường hợp, và ai cũng có thể cho ta mọi thứ lời khuyên.
    Nhưng mọi lời khuyên vẫn chỉ là lý thuyết, phải có thực hành mới đáng kể và ta phải nhận thức được vấn đề một cách mạnh mẽ nghiêm túc để cố gắng tập luyện hằng ngày và lâu dài.
    Bài dưới đây là những suy tư góp nhặt từ những trải nghiệm của một số bạn già chúng tôi trong nhiều năm qua, nay tôi xin tóm gọn lại một vài nét chính đề chia sẻ với người đọc.
    Sơ lược về sinh hoạt xã hội và gia đình, xưa và nay:
    - Ngày xưa các sinh hoạt xã hội rất đơn giản: Ở tầng cao nhất thì có Nhà-vua và Triều-đình rồi tới các Tỉnh, Phủ, Huyện, Thôn-làng... Hoạt động các cơ cấu Chính-phủ rất đơn giản. Nhiều người dân cả đời cũng không có việc gì cần lên tới cấp Xã, Huyện vì gần như mọi việc được xử lý tại Làng xóm.
    Vì vậy, gia đình là đơn vị nổi bật và là căn bản trong đời sống con người. Sinh hoạt của nhiều người phần lớn là ở địa phương, hoặc nghề nông hoặc làm việc ở các cơ sở gần nhà, vậy cuộc sống của mọi người đều đơn giản. Sáng dậy đi làm, con cái cũng có thể giúp cha mẹ trong công việc làm ăn hoặc đi học và chiều đến thì mọi người về xum họp quây quần trong bữa cơm gia đình đầm ấm.
    Ngoài sinh hoạt hằng ngày thì cuối tuần có nơi có sinh hoạt tôn giáo vui vẻ nhộn nhip.
    Trong chế độ quân chủ, trong gia đình thì người chồng có quyền hạn hơn cả, vai trò người vợ chỉ là lo cho chồng con và vâng phục, kiểu “chồng chúa vợ tôi” như là một mô hình “Gia-phong”.
    Gia đình gần như hòa thuận hoàn toàn, không có chuyện đổ vỡ, ly dị. Đây là điểm rất tốt nhưng không phải đẹp vì người vợ chịu thiệt thòi khinh rẻ.
    - Còn ngày nay thì các sinh hoạt xã hội rắc rối và nhiêu khê hơn nhiều. Đỉnh cao nhất cũng vẫn là Chính-phủ gồm nhiều Bộ khác nhau rồi xuống đến các cấp Tỉnh, Huyện, Xã và Làng. Nhưng mỗi cấp lại chia ra nhiều Phòng và ngành chuyên biệt mà mọi công dân đều phải học nhiều thủ tục để biết cách liên hệ. Ngoài ra người dân còn phải sinh hoạt ở mặt xã hội như là các Tư sở, các loại công kỹ nghệ, nghề nghiệp, hội đoàn, chính trị, tôn giáo, rồi các trường học nghề nghiệp khác nhau. Cuộc sống không còn đơn giản như thời xa xưa. Ngoài học vấn và nhiều thứ nghề nghiệp con người còn phải biết nhiều thứ phụ thuộc khác như học lái xe, học luật đi đường và bao nhiêu thứ luật lệ khác liên hệ đến cuộc sống hằng ngày.
    Vì xã hội ngày nay có quá nhiều cơ cấu và vấn đề khác nhau nên gia đình chỉ còn là một cơ cấu nhỏ trong đầu óc mỗi người, ai cũng phải chia sẻ thời gian cho nhiều thứ khác nhau nên sinh hoạt gia đình cũng bị coi nhẹ. Sự nồng ấm trong cuộc sống chung giữa mọi thành phần vì ít sống chặt chẽ với nhau nên cũng ngày càng trở nên lỏng lẻo rồi lạnh nhạt hơn.
    Trong chế độ dân chủ, mọi người đều hưởng quyền bình đẳng và quan niệm rằng vợ chồng cũng hoàn toàn bình đẳng, ai cũng có quyền tự do như nhau!... Và vì vậy nên đôi khi có tranh chấp giữa vợ chồng đi đến đổ vỡ và nếu trầm trọng hơn thì ly dị. Và ly dị ngày nay đã xảy ra hằng ngày và xã hội đã làm quen và đây là vấn đề vấn đề mà chúng ta sẽ bàn luận sau đây.
    --------------------------------------------------------------
    Ngày nay, ngành Khoa-hoc và ky-thuật tiến bộ quá nhanh đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của chúng ta về nhiều mặt, kể cả tôn-giáo, tâm-lý, thể-lý, vật-lý… do những sinh hoạt mất thăng bằng trong xã hội mà cuộc sống trong gia đình cũng gặp lủng củng. Nhưng đó là các lý do ngoại tại.
    Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến nội tại là cải tạo nội tâm của chính mình:
    Bắt đầu cuộc sống gia đình: Có vài tập tục tốt đẹp, ví dụ: Trong lễ hôn-nhân đạo Công-giáo, vị Chủ-tế đọc một câu đầy xúc động, đầy ý nghĩa đó là: … Từ nay hai người sẽ trở nên một… Và rồi Chủ-tế xin mỗi người phải thể hứa là sẽ thương yêu nhau trọn đời, nâng đỡ nhau lúc vui cũng như lúc đau ốm, v.v.
    “Hai người trở nên một” là một mệnh đề chất chứa đầy ý nghĩa thâm thúy, yêu thương đậm đà, hy sinh và chung thủy. Nhưng tiếc thay không còn mấy ai ý thức được phải làm gì để sống với tư tưởng này.
    Vì đây là điểm nhấn nòng cốt của gia đình. Xin bàn đến vài Đức tính quan trọng và cách thực hiện:
    1. Ý thức về quyền lợi gia đình trên sở thích cá nhân: Vợ chồng phải nghiêm chỉnh dành cho vấn đề này những suy tư về tầm quan trọng của nó và nuôi dưỡng ý chí thực hiện sự hy sinh tối đa các sở thích cá nhân cho lợi ích chung của gia đình.
    Khi đã xây dựng được ý thức mạnh mẽ là lợi ích chung của gia đình cũng bao gồm lợi ích riêng của mọi thành phần cá nhân thì việc tập luyện sự hy sinh lợi ích cá nhân sẽ sẽ dàng hơn.
    Khi chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân, hai vợ chồng phải chuẩn bị tư tưởng để nhắc nhở mình rằng cuộc sống vợ chồng khác với độc thân, như xây dựng căn nhà mới, chỉ có một mái nhà, một phòng ăn, một phòng ngủ và như lời cam kết trong lễ cưới là hai người trở nên một thân thể.
    Mọi người đều hướng mọi hy sinh cá nhân và xây dựng một mái ấm gia đình. Gia đình là niềm vui chung cho mọi người.
    2. Tính kiên nhẫn, cởi mở: Vợ chồng nên nhắc nhở nhau tập tính kiên nhẫn, chịu đựng lẫn nhau. (dành thì giờ để suy tư đến cách thức phải nhường nhịn nhau ra sao với những trường hợp giả định nào đó).
    Trên đây là vài đức tính quan trọng mà vợ chồng phải ý thức rõ ràng, ngoài ra chúng tôi cũng xin đề nghị thêm một số ý kiến về công việc mà vợ chồng phải tập luyện trước hết hoặc đặt chương trình để thực hành như sau:
    - Ý niệm về bình đẳng: Về mặt nhân bản, mọi người đều có một nhân vị như nhau, đáng được tôn trọng bằng nhau, nhưng về mặt xã hội thì khác: Một cấp trên, chức vụ cao hơn và trách nhiệm nhiều hơn nên tự nhiên là có quyền lợi hơn và cấp dưới không thể nói rằng mình phải được bình quyền bình đẳng. Cũng vậy, trong gia đình có cha mẹ con cái, mỗi người có một địa vị khác nhau, cao thấp về địa vị và trách nhiệm, mỗi người tự nhiên có quyền hạn và trách nhiệm khác nhau và vì vậy cũng trở nên khác nhau về bình quyền bình đẳng.
    - Xã hội có những luật lệ tự nhiên, bất thành văn, ví dụ: trong gia đình thì người cha có nhiệm vụ lo lắng cho vợ con được đầy đủ cơm no áo ấm và người vợ đương nhiên đảm nhận việc nội trợ là săn sóc con cái. Mỗi người có một nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nên mỗi bên đều có nhiệm vụ tôn trọng quyền hạn của bên kia chứ không thể áp chế nhau.
    - Nên bắt chước kiểu mẫu của một cơ sở hợp tác làm ăn (Partnership) họ thành lập một thỏa hiệp gọi là “nội quy” (By-laws). Nội dung là đặt ra các điều lệ và nhiệm vụ và quyền hạn cho mỗi thành viên, và các lịch trình công tác, họp hành, báo cáo v.v.
    Những điều lợi ích của bản nội qui là khi có bất đồng thì mỗi bên đều có thể dựa vào nội quy để xử lý và điều rất lợi ích là mọi người đều có dịp bày tỏ ý kiến của mình trong các kỳ họp một cách bình đẳng và có quyền đề nghị cải tiến nội qui để được hoàn hảo hơn cho tương lai và như vậy mọi sự tranh chấp có lối thoát để giải quyết ổn thỏa.
    Trong nội qui về gia đình, ta có thể sắp xếp nhiều điều lệ chi tiết hợp cho cuộc sống gia đình tế nhị hơn gồm cả những lĩnh vực cá nhân, ví dụ:
    - Thiết lập sổ sách kế toán kiểu gia đình để mỗi chu kỳ nào đó mọi người đều có thể thấy được sự “Chi-Thu” ra sao. Điều lợi ích rất tế nhỉ ở đây là vợ chồng tránh được sự tranh luận khi được thấy rõ trên sổ sách những sai sót chi tiêu thế nào và khi mọi người nhận ra sự cần thiết phải sửa đổi ra sao v.v. (*)
    - Thiết lập bản nội qui: Cũng có những lịch trình hội họp vợ chồng để kiểm điểm các vấn đề trong đó có thể có các tiết mục gây nhạy cảm mà bình thường khó bên nào muốn gợi ra nhưng vì nếu vì đây là có nội qui có điều lệ trong lịch trình nên khi đến thời điểm nào đó thì dễ dàng cho mọi bên nói ra.
    Nếu gặp trường hợp khó khăn chị cứ lấy bản nội qui ra để tham chiếu.
    Tất nhiên, bản nội qui sẽ không thể liệt kê hết mọi trường hợp để xử lý vậy sẽ phải có những thời điểm duyệt lại để thêm bớt cho hợp.
    (Đây là phương thức mà ông bạn già của chúng tôi đã từng trải nghiệm và được nhiều người xin chia sẻ).
    Chúng tôi mong ước được quý vị trong ngành chuyên môn về gia đình nghiên cứu các kiểu mẫu nội qui cho lớp trẻ và nếu được, đưa các kiểu mẫu nội qui này vào lớp giáo dục hôn nhân. Cảm ơn và mong thay.
    Tóm lại: Muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình thì vài đức tính quan trọng cần phải luyện tập liên lỉ đó là:
    1. Đặt quyền lợi gia đình trên quyền lợi cá nhân. Luôn nhắc nhở mình là bổn phận với gia đình là trên quyền lợi riêng tư cá nhân và luôn tập nuôi dưỡng tình cảm về gia đình.
    2. Nhẫn nhịn và chế ngự nóng giận. Mọi người phải ý thức mạnh mẽ các đức tính này. Sửa đổi cho nhau một cách tế nhị và chịu đựng để cho đối phương có dịp sửa mình.
    - Người có tấm lòng ôn hòa, rộng mở thì dễ chung sống hòa đồng với người khác. Đó không chỉ là đức tính mà mọi người phải tập luyện nhưng đối với vợ chồng thì là Đức rất cần thiết hằng ngày.
    Những lời khuyên từ bên ngoài thì không thiếu, ai cũng có thể là thầy mình những lời khuyên có thực hiện được là do mình luyện tập.
    (Người nghiện biết là phải cai nghiện mà không cần chờ đến lời khuyên).
    Cuộc sống vợ chồng là chia sẻ, nâng đỡ nhau và thực tế thì có rất nhiều lúc ta sống trong hạnh phúc tràn đầy. Nhưng đời sống vợ chồng cũng gặp nhiều bất hạnh khổ đau, nhất là lâm vào cảnh nghèo đói và rồi khi đối mặt với mọi khủng hoảng thi dể đi đến tan vỡ. Những cảnh này cũng xảy ra cho cả mọi giới khác trong xã hội kể cả giới đạo mạo khi phải chung sống với người khác suốt ngày.

    Để kết thúc: Trong văn hóa gia đình Việt-nam có cụm từ: “Tình Nghĩa”. Đây không phải là danh từ kép được ghép đôi với nhau nhưng là hai nghĩa riêng biệt.
    Khi hai chữ này hợp vào nhau, nó mang một ý nghĩa sâu xa tuyệt vời, và rất linh thiêng. Hai chữ này đại diện cho hai vế, hai trạng thái, hai đoạn đường đời khác nhau. Chữ “Tình” đại diện cho buổi đầu đời, của thời nồng nàn sôi nổi, hăng say. Và trong thời này thì “Nghĩa” chỉ mới chớm nở.
    Khi “Tình” đến thời dịu lại thì là lúc “Nghĩa” thay chân vào. “Nghĩa” thì êm đềm dịu dàng nhưng nhiều sức chịu đựng dẻo dai với phong sương, và trải dài với thời gian cho đến cuối đường đời… Người ta thấy nó biểu hiện qua hai tấm thân gầy và hai bàn tay run rẩy đan vào nhau, hai đôi mắt nhìn nhau trừu mến êm đềm… Đẹp thay văn hóa Việt Nam.

    Nguyễn Thất-Khê. (NhómBoHòaLa.Com)
    (*) Nếu có độc giả nào cần chúng tôi góp ý về việc thiết kế sổ sách kế toán gia đình thì xin liên lạc với tôi ở email: Quinn.Nuyen@cbp-usa.net (tên Việt là: Quỳnh Nguyễn)

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com