LÚC CON KHỔ, CHÚA Ở ĐÂU?
(Làm sao châp nhận đau khổ)

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU VỚI CÁC BẠN TRẺ: Những dòng dưới đây là của tôi viết cho con cháu, nhưng nay nghe lời một người bạn, tôi phổ biến ra ngoài phạm vi gia đình tới các bạn, mong có gì hữu ích chăng.

LỜI MỞ ĐẦU VỚI CON CHÁU: Những dòng Ba viết dưới đây là những suy tư được ghi lại trong những lúc suy niệm hằng ngày. Khởi đầu Ba viết cho chính Ba, nhưng gần đây Ba đã sắp xếp lại cho thứ tự gọn gàng để truyền lại cho các con. Ba muốn các con coi đây là những lời khuyên dạy cuối cùng của Ba. Đây là đề tài thuộc tâm linh, không nên chỉ căn cứ vào lý luận mà nên dành một phần cho cảm nghiệm.
Đức tin là một ơn to lớn không chỉ do lý luận mà có, ta phải biết cởi mở tâm trí để đón nhận. Ba chỉ biết dùng những ngôn từ thông thường và trình bày những tư tưởng gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các con có thể cảm nhận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
(Bài này là một trong những bài phụ của bài chính là VÌ SAO MÌNH PHẢI TIN CHÚA)
__________________________________________________ _______

Dưới đây là những tiêu đề Ba chọn lựa để trả lời cho đề tài này.

Ta vẫn nghe than trách tại sao Chúa để cho đau khổ xảy đến? Biết bao sách vở đã trả lời vấn nạn này. Nhưng nếu câu hỏi vẫn mãi đặt ra thì ta hiểu rằng các câu trả lời vẫn chưa được thỏa mãn chăng. ĐGH Bê-nê-đíc khi được hỏi tại sao có đau khổ thì ngài nói “chính Cha cũng vẫn tìm hiểu...”
Ba nghĩ rằng ta sẽ không bao giờ có câu trả lời thỏa đáng. Đau khổ là một mầu nhiệm trong cuộc sống. Đau khổ quyện vào đời sống của mỗi người chúng ta không phân biệt địa vị, giàu nghèo, tuổi tác. Mọi người đều trải qua những giây phút vui buồn, giận dữ, thỏa mãn, ganh tỵ, lo âu…Người giàu thì không bị lo âu về cơm áo nhưng có nhiều lúc khổ trong tâm vì ganh tỵ, tham lam, bị phản bội hay đau ốm, mất mát, chết chóc.
Danh và lợi chiếm hữu đầu óc chúng ta. Khi chưa được thỏa mãn thì ít nhiều ta cảm thấy đau khổ. Người ta trách Chúa khắc nghiệt rằng chỉ vì một tội của A-dong mà cả loài người phải chịu phạt cho tới bây giờ.
PHÂN LOẠI ĐAU KHỔ: Ba thử phân loại một vài thứ đau khổ sau đây:
  • Do chính mình gây ra
  • Do người chung quanh
  • Do tính tham lam
  • Do bất cần, ích kỷ
  • Do chiến tranh
  • Do chính Thiên Chúa
Dưới đây là chi tiết Ba giải thích cho từng mục ở trên:

DO CHÍNH MÌNH TẠO RA: Lúc nhỏ không chịu học, thờ ơ với cuộc sống, bỏ bê gia đình, nghiện ngập, cờ bạc… Nếu từ những nguyên nhân này mà đi tới nghèo khó, phạm pháp, tù tội thì đừng vội trách Chúa mà nên tự trách mình trước.
Câu chuyện về một vụ hiếp dâm: Nạn nhân, một cô gái trẻ đã nhờ pháp luật nhưng không xử được vì thiếu bằng cớ. Kế đến cô tìm đến một cố vấn tâm linh nhưng những lời an ủi cũng không đem lại bình an hoàn toàn và đau khổ tiếp tục day dứt bao năm tháng. Cuối cùng cô tìm đến một bác sĩ tâm lý. Đến lúc này cô nhận ra rằng chính cô là nguyên nhân đã gây ra sự việc. Cô đã đi bộ trong một ngõ hẻm kém an ninh và hơn nữa do ăn mặc quá hở hang. Sau khi nhận thức được vấn đề, cô đã tự đấm ngực ăn năn và tìm được bình an trong tâm trí.
Hoặc ta thường nghe bà mẹ mắng con: Mẹ đã nói mãi rồi đừng chạy để khỏi ngã nhưng sao con cứ chạy thì còn trách ai nữa! Và khi đứa con hiểu được là tại lỗi của nó thì nó sẽ ngưng khóc dễ dàng. Ở đây Ba muốn nhấn mạnh rằng khi gặp đau khổ nếu ta cố gắng bình tâm một chút để xem mình có phần trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, trong việc xảy ra chăng. Nếu có thì ta có thể cảm thấy sự đau khổ nhẹ nhàng hơn.

DO MÔI TRƯỜNG HÀNG XÓM: Nếu mình may mắn được sống trong khu vực yên ổn trong đó mọi người thương yêu giúp đỡ nhau, luôn luôn hỏi thăm nhau thì thật diễm phúc và nếu mình có gặp đau khổ thì có người để nương tựa chia sẻ. Nhưng ngược lại nếu vô phước mình sống trong khu vực bất an, ồn ào, nhiều tội ác thì mầm ác đã hiện diện và nếu tai họa xảy đến thì là đương nhiên và đừng vội trách Chúa.

DO CON NGƯỜI THAM LAM: Buôn bán, cân đo gian dối, pha chế hóa học vào thức ăn…hoặc do con người tàn phá núi rừng, sông ngòi gây ra những thiên tai lụt lội, lở đất…Hệ lụy của những hành động gian trá này là do lòng tham của người đời thì ta cũng không thể trách Chúa là chủ động của sự việc.

DO CHIẾN TRANH: Trên thế giới này gần như lúc nào cũng có chiến tranh, chính nghĩa hay không thì vẫn có hàng ngàn người chịu đau khổ, chết chóc mà chỉ do một nhóm nhỏ người cầm quyền gây ra. Nếu nhóm người này biết hành động có cân nhắc và theo chân lý thì Chúa đỡ bị trách oan.

DO CHÍNH BÀN TAY CỦA THIÊN CHÚA: Trong Cựu Ước, ta thấy Chúa trực tiếp phạt loài người như Đại Hồng Thủy thời Noe; đốt cháy thành Sadom vì tội lỗi loài người đã tới mức quá độ. Hoặc mới thế kỷ trước đây truyện Fatima, Đức Mẹ phán rằng nếu loài người không ăn năn hối cải thì tai họa mới sẽ xảy đến (chiến tranh thứ hai). Như vậy nguyên nhân vẫn là do loài người tội lỗi.

TÓM TẮT: Biết bao hành vi sai trái của con người đã gây ra đau khổ cho người khác làm cho người lành bị tai nạn chung với kẻ xấu hoặc người tốt bị tai nạn do hành vi của lòng tham lam bất chánh của một số người. Dẫu trường hợp nào thì theo tâm lý chung, ta thường trách Chúa hơn là trách mình, trách người. Đây là khuynh hướng tự nhiên và có lẽ sẽ mãi mãi vẫn thế. Nhưng ở đây, mục đích của bài này, Ba muốn bàn đến vấn đề là mình nên nhìn đau khổ, đối đầu với đau khổ thế nào, với hai mục tiêu: xa và gần.
  • Mục tiêu xa, dài hạn: tránh chiến tranh? Đây là lãnh vực cao xa, ta tạm không bàn đến. Tránh buôn bán gian dối? đây thuộc lãnh vực địa phương thì mọi người có thể làm được và phải làm vì những người tham lam này chỉ là một số người, một số công ty, có thể là người hàng xóm, có thể là chính ta. Nếu những người trong cuộc hoặc chính quyền địa phương có ý thức trách nhiệm với dân thì việc thay đổi sẽ đạt được và hàng ngàn dân lành sẽ được cứu vớt khỏi đau khổ (ví dụ bệnh ung thư lan tràn ngày nay). (Đến đây Ba muốn mở ngoặc để kể ra một chuyện thực. Đó là thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một số nhà trường đóng cửa để cho Mỹ thuê kiếm lời hơn, không kể gì đến thiên chức giáo dục của mình. Hậu quả của bao tội lỗi, cũng vì người dân thiếu giáo dục).
  • Mục tiêu gần, ngắn hạn: Cũng một hoàn cảnh đau khổ tương tự mà mỗi người chịu đựng khác nhau. Có người vẫn thanh thản hoặc chỉ than thở chút ít; có người thì cảm thấy rất khủng hoảng. Như vậy ta thấy rằng mức độ cảm nhận đau khổ là ở trạng thái tinh thần. Vì vậy tập suy tư về đau khổ sẽ giúp ta có nghị lực đón nhận hoàn cảnh. Ba kể ra đây vài trường hợp cụ thể:
  • Khi đi thăm bệnh nhân ở Việt Nam, ta gặp nhiều người, cả già lẫn trẻ, vẫn bình tĩnh, vẫn nói chuyện vui vẻ. Rất nhiều người sống trong nghèo khó kinh khủng, không tiền thuốc, không tiền ăn, bán hết ruộng vườn, gia đình tan nát, con cái bơ vơ, thất học…Rất nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng ở cấp độ tột cùng của đau khổ. Phải chăng họ sống trong trạng thái vui vẻ chấp nhận vì không có chọn lựa nào khác?
  • Ông nội của các con là tấm gương tuyệt vời cho ta học về các nhân đức: nhẫn nại chịu đựng, can đảm, đơn sơ… Ông biết kiềm chế tham vọng, sống đạm bạc, đơn giản, không hề ganh đua hay xa hoa. Khi gặp khó khăn, đau khổ, ông bình tĩnh đón nhận. Đó là do tu đức mà ông có được.
Khi ông nội còn ở Việt Nam, bệnh tật, nghèo đói nhưng không hề than thở. Khi sang Mỹ sống cô đơn, không bạn bè thân hữu, con cháu đi làm suốt ngày. Tới khi bệnh tật nặng nề cũng vẫn vui vẻ và những ngày cuối đời cũng rất bình tĩnh.
  • Cô Mầu của các con suốt mấy chục năm ở Việt nam bị bệnh tật liên miên nhưng vẫn vui vẻ phó thác và cả chục năm khi ở bên Mỹ này cũng bị nhiều thứ bệnh. Gần đây khi biết bị bệnh ung thư, cô đã đón nhận thật bình tĩnh và luôn luôn tươi cười phó thác cho đến ngày ra đi.
  • Khác với ông nội và cô Mầu là người đã già, Ngọc, chị, em của các con còn rất trẻ. Những tháng cuối đời, chịu đựng bệnh tật rất đau đớn nhưng khi đau thì giấu mặt đi chỗ khác và luôn tỏ ra bình tĩnh không hề để cho người nhà biết. Câu nói của Ngọc nói với Mai rằng: Nếu đây là một chuyện mà một người trong gia đình mình phải chịu thì chị sẵng sàng gánh chịu (có phải vì Ngọc còn độc thân?) Câu nói thật thấm thía, biểu lộ tâm trạng hy sinh cao quý.
Mỗi khi nhớ đến hình ảnh của cả 3 người thân yêu, nhất là Ngọc, Ba vẫn khóc nhưng mặt khác Ba lại thấy thêm can đảm để tập đón nhận cái chết của chính mình và điều nữa Ba thấy rằng nhiều khi mình vất vả tìm kiếm gương thánh nọ thánh kia xa xôi, khi có biết bao gương sáng chung quanh mình, gần gũi và cụ thể, sờ được, thấy được, dễ cảm nhận, dễ bắt chước.
Sau khi Ngọc chết cả mấy năm rồi mà Ba vẫn khóc thầm, vẫn có chút than trách Chúa, cho tới một buổi sáng khi Ba suy niệm đến đọan Kinh Thánh: Trong vườn Nhiệt-si-ma-ni Chúa Con xin Chúa Cha cất chén đắng, Chúa Cha không cho, bắt Chúa Con phải đi hết con đường khổ nạn. Đây là đọan Kinh Thánh quen thuộc nhưng hôm đó một tia sáng lóe mạnh lên giúp Ba cảm nhận sâu hơn rằng: Chúa Cha dù thương Chúa Con vô cùng nhưng không chấp thuận lời xin của Chúa Con nên ngày nay mình mới được cứu rỗi. Ở đây ta thấy rằng mỗi đau khổ đều có lý do, có khi hiểu được và có khi không hiểu được.

YẾU TỐ TÂM LÝ: Khi gặp đau khổ nếu có người thân bên cạnh an ủi, ta sẽ cảm thấy bớt đau đớn hoặc như người bệnh, nếu có được niềm TIN rằng mình đang gặp thầy thuốc giỏi thì niềm hy vọng sẽ làm giảm bớt đau khổ. Vậy phải xây dựng NIỀM TIN.
Thiên Chúa với bản chất Người Cha nhân lành, vẫn ở với chúng ta trong lúc ta đau khổ nhất, bất kể ta có nghĩ đến Chúa hay không. Hình ảnh của người mẹ nói với đứa con nhỏ: Mẹ đã bảo con rằng không chạy để khỏi ngã nhưng con không nghe thì ráng chịu. Nhưng rồi khi con ngã đau, bà mẹ vẫn chạy vội đến ôm con vào lòng, ấp ủ, dỗ dành con, đau đớn với con, khóc với con…Chúa cũng vậy, khi ta gặp đau đớn dù là lỗi của ta, Người cũng ôm ta vào lòng, an ủi ta. Chúa vẫn đồng hành với ta nhưng để cảm nhận được thì ta phải học hỏi suy tư để khi ta cảm nhận được thì ta dễ dàng chịu đựng. Thứ đến là nên cởi mở và tìm đến những người thân hoặc chuyên môn để tìm an ủi hoặc để nương tựa tình cảm.
Khi đau khổ, ta cầu nguyện, xin Chúa cho hết khổ, nhưng không hề thấy kết quả, hoặc tìm người cố vấn thì chỉ được nghe vài câu giải thích có vẻ miễn cưỡng, an ủi cho qua. Cho dù có thể lý luận để giải thích được thì đau khổ, bệnh tật, nghèo túng vẫn còn đó, không vì lý luận giỏi mà chúng biến đi. Ba nghĩ là mình không nên cố giải thích mà hãy khiêm nhượng nhận là mình không hiểu được và nên xin Chúa giúp mình can đảm hơn để chịu đựng.
Thế giới này sẽ không bao giờ hết đau khổ. Đau khổ và hạnh phúc xen kẽ nhau. Nếu mỗi khi ta cầu xin mà được hết thì có bao giờ còn có khổ trên đời này; nghĩa là khi cầu cho hết khổ, liền hết khổ; cầu hết bệnh thì hết bệnh, cầu hết chết thì hết chết. Nếu như hai bên chơi thể thao, mỗi bên cùng xin Chúa cho thắng thì sao?
Ai cũng trải nghiệm thời thơ ấu, trong lúc còn bé nhỏ cha mẹ ta nhiều lần từ chối lời xin của ta mà chỉ khi lớn lên ta mới hiểu rằng cha mẹ ta từ chối là đúng. Đến lượt ta làm cha mẹ thì ta cũng làm thế. Chúa là Đấng Toàn Năng và rất thương ta, đôi khi Người nhận lời cầu nguyện của ta nhưng cũng như cha mẹ ta, Chúa có lúc từ chối lời cầu xin và bắt ta phải nhận chịu đau khổ vì lý do nào đó. Dưới đây Ba kể ra một số câu chuyện có thật trước mắt, cụ thể để mình suy nghĩ:
  • Ông X, người Ba quen thân ở VN, bán hết vàng bạc dành dụm để lo cho con vượt biên, nhưng rồi cậu con bị bắt lại. Ông X chán nản trách Chúa nhưng một thời gian sau khi nghe tin chiếc tàu, mà cậu con tính đi theo, bị chìm chết hết, ông X lại vui mừng cảm tạ ơn Chúa.
  • Đây là chuyện nhà mình: Khi Ba xin phép sửa nhà, suốt hơn một năm chạy chọt và kết quả gần được chấp thuận; Ba sống trong hồ hởi nhưng rồi ở bước chót, một viên chức ở tỉnh lỵ bác bỏ toàn bộ. Ba thất vọng và bực tức, sống trong khủng hoảng, đêm đêm mơ hoảng không ngủ được. Nhưng lạ lùng thay, sau đó xét lại Ba chọn một kiểu vẽ khác mà trước đây Ba đã loại bỏ, Ba chợt thấy kiểu này mới thật giá trị. Hơn nữa, cùng lúc đó Ba nhận ra rằng nếu Ba được sửa theo chương trình đầu tiên thì ngày nay Ba sẽ hối tiếc vô cùng vì giá trị căn nhà theo kiểu vẽ đó sẽ giảm giá trị rất nhiều. Ba hết khổ và còn cám ơn tỉnh lỵ đã bác bỏ nó.
  • Một người bạn của Ba tâm sự: Đời tôi dính vào một vụ hối lộ mà hậu quả là gây tan nát một gia đình. Nạn nhân phải bán chiếc xe máy để góp tiền hối lộ nhưng rồi kéo đến đòi hỏi thêm nữa làm nạn nhân không kiếm đủ tiền nên rút cuộc cũng mất việc và từ đó nghèo túng, gia đình khổ sở tan nát. Điều trớ trêu là nạn nhân chỉ chửi trời trách đất mà không trách tôi vì tôi đã giỏi nguỵ biện để tránh tội. Tôi vẫn hối hận đã gây đau khổ cho người khác và đôi lúc tôi muốn nhận chịu một tai nạn hay đau khổ nào đó để đền tội.
Những truyện Tái ông mất ngựa thì nhiều lắm nhưng thường thì ta chỉ nhớ đến giai đoạn đau khổ mà than trách. Nhìn lại quá khứ ta thấy nhiều lần mình tưởng là đau khổ không thể vượt qua được nhưng khi nó qua rồi thì ta không còn nhớ nữa như người mẹ chỉ còn biết vui mừng sau khi sinh con.
Dù cho giải thích được thì đau khổ vẫn hiện hữu và ta chỉ có thể làm giảm bớt cường độ đau khổ hoặc làm sao chịu đựng đau khổ. Đây là vài kinh nghiệm Ba thường áp dụng:
  • Khi đau khổ, ta thường đánh giá đau khổ quá lớn. Ta nên tập nhìn khía cạnh khác là mình vẫn sung sướng hơn 80 triệu người Việt Nam ở trong nước. Đây là điểm mà Ba vẫn tự an ủi với chính mình mỗi khi gặp khó khăn.
  • Ba luôn nhắc nhở mình về ơn huệ mà gia đình mình có được hôm nay: Khi ở Việt Nam, mình sống trong cực khổ cả tinh thần lẫn vật chất, Ba chưa hề dám đặt chương trình là có thể nuôi dạy 8 đứa con đến đâu; nhìn vào tương lai thật mịt mù. Nhưng rồi thật kỳ diệu như giấc mơ, mình được sang đây toàn vẹn gia đình, không thất lạc. Tất cả các con ngày nay đã học hành xong và có cuộc sống thật đầy đủ.
  • Mấy triệu người Việt chúng ta may mắn được ra ngoại quốc. Phải chăng chúng ta giỏi hơn 80 triệu người ở trong nước? Hơn ba chục năm nay chúng ta có cuộc sống đầy đủ mà hầu hết mọi người trong nước không có. Chúng ta hưởng đầy đủ tiện nghi: Nhà cửa, xe hơi, tiệc tùng ăn nhậu liên miên; bệnh tật thì có đầy đủ thuốc men, nhà thương, bác sĩ…tốn kém hàng chục, hàng trăm ngàn mà nhiều khi không phải trả tiền.
Giả sử trước khi được ra ngoại quốc mà Chúa hiện ra và nói cho mình rằng Ta cho con một cuộc sống sung sướng rồi đổi lại con sẽ phải chịu một số đau khổ thì chắc ta sẵn sàng chấp nhận ngay. Nghĩa là sự đau khổ nếu có thì chẳng thấm gì so với ân huệ mình đã được. Mỗi người chúng ta đều có thể tìm ra được những chuyện tương tự để an ủi mình.


LỜI KẾT
Trên đây là những suy luận của riêng Ba được đặt ra như những tiêu chuẩn để cho chính mình tập luyện. Ba chỉ biết lý giải đơn giản đến đây thôi, việc còn lại là do chính mỗi người chúng ta với Chúa. Ba có vài lời khuyên như sau:
  • Ta luôn ý thức rằng đau khổ là một phần của cuộc sống, nếu nó chưa đến thì rồi nó sẽ đến.
  • Mỗi khi ta nghe người chung quanh gặp đau khổ, ta nên đặt mình vào hoàn cảnh đó để thử xem mình đón nhận nó như thế nào, như vậy là ta tập cài đặt vào tiềm thức một ý thức sẵn sàng đón nhận.
  • Mọi người đều có thể cộng tác vào việc giảm bớt đau khổ: Đau khổ phần lớn là hậu quả của cuộc sống của chính ta: bỏ học, lười biếng, ăn chơi, hoặc do người chung quanh: buôn gian bán lận, tham lam, ích kỷ… và như vậy chính con người phải thay đổi để giảm thiểu những đau khổ cho chính mình và cho người chung quanh. Ta không có lý do để trách Chúa.
  • Thông thường ta có khuynh hướng chỉ tay sang người khác để đổ lỗi. Vậy hãy tập chỉ tay vào ngực mình để xét xem nguyên do đau khổ có tại mình không, trực tiếp hay gián tiếp.
  • Hai lãnh vực đau khổ là vật chất và tâm lý. Nếu ta khổ vì vật chất: nghèo đói, túng thiếu thì cách giải quyết tùy thuộc yếu tố bên ngoài như kiếm được việc làm, buôn bán thoát cảnh lỗ lã, cầy cấy được mùa…Loại đau khổ này không ở trong tầm tay của ta nên khó chấp nhận hơn. Nhưng nếu ta bị đau khổ tâm lý như bị phỉ bang, ghen tỵ, tham lam, thù hận…thì chính ta có thể chủ động tâm tư của ta để chấp nhận hay hóa giải, ít là phần nào. Đây là vấn đề thuộc nội tâm, ta có thể chủ động đáp ứng.
  • Tập tành đức phó thác để dần dần làm quen với tư tưởng đặt niềm tin vào Chúa như đứa trẻ thơ được nắm tay cha mẹ thì dù đi trong nguy hiểm nó vẫn an tâm.
  • Có những người dễ chịu đựng đau khổ: tu đức cao dày, có đầu óc thảnh thơi, không đua chen, ung dung tự tại, an phận. Họ luyện tập được thì ta cũng có thể tập được.
Nguyễn Thất KhêCác chủ đề cùng thể loại mới nhất:


LÚC CON KHỔ, CHÚA Ở ĐÂU?
(Làm sao châp nhận đau khổ)

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU VỚI CÁC BẠN TRẺ: Những dòng dưới đây là của tôi viết cho con cháu, nhưng nay nghe lời một người bạn, tôi phổ biến ra ngoài phạm vi gia đình tới các bạn, mong có gì hữu ích chăng.

LỜI MỞ ĐẦU VỚI CON CHÁU: Những dòng Ba viết dưới đây là những suy tư được ghi lại trong những lúc suy niệm hằng ngày. Khởi đầu Ba viết cho chính Ba, nhưng gần đây Ba đã sắp xếp lại cho thứ tự gọn gàng để truyền lại cho các con. Ba muốn các con coi đây là những lời khuyên dạy cuối cùng của Ba. Đây là đề tài thuộc tâm linh, không nên chỉ căn cứ vào lý luận mà nên dành một phần cho cảm nghiệm.
Đức tin là một ơn to lớn không chỉ do lý luận mà có, ta phải biết cởi mở tâm trí để đón nhận. Ba chỉ biết dùng những ngôn từ thông thường và trình bày những tư tưởng gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các con có thể cảm nhận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
(Bài này là một trong những bài phụ của bài chính là VÌ SAO MÌNH PHẢI TIN CHÚA)
__________________________________________________ _______

Dưới đây là những tiêu đề Ba chọn lựa để trả lời cho đề tài này.

Ta vẫn nghe than trách tại sao Chúa để cho đau khổ xảy đến? Biết bao sách vở đã trả lời vấn nạn này. Nhưng nếu câu hỏi vẫn mãi đặt ra thì ta hiểu rằng các câu trả lời vẫn chưa được thỏa mãn chăng. ĐGH Bê-nê-đíc khi được hỏi tại sao có đau khổ thì ngài nói “chính Cha cũng vẫn tìm hiểu...”
Ba nghĩ rằng ta sẽ không bao giờ có câu trả lời thỏa đáng. Đau khổ là một mầu nhiệm trong cuộc sống. Đau khổ quyện vào đời sống của mỗi người chúng ta không phân biệt địa vị, giàu nghèo, tuổi tác. Mọi người đều trải qua những giây phút vui buồn, giận dữ, thỏa mãn, ganh tỵ, lo âu…Người giàu thì không bị lo âu về cơm áo nhưng có nhiều lúc khổ trong tâm vì ganh tỵ, tham lam, bị phản bội hay đau ốm, mất mát, chết chóc.
Danh và lợi chiếm hữu đầu óc chúng ta. Khi chưa được thỏa mãn thì ít nhiều ta cảm thấy đau khổ. Người ta trách Chúa khắc nghiệt rằng chỉ vì một tội của A-dong mà cả loài người phải chịu phạt cho tới bây giờ.
PHÂN LOẠI ĐAU KHỔ: Ba thử phân loại một vài thứ đau khổ sau đây:
  • Do chính mình gây ra
  • Do người chung quanh
  • Do tính tham lam
  • Do bất cần, ích kỷ
  • Do chiến tranh
  • Do chính Thiên Chúa
Dưới đây là chi tiết Ba giải thích cho từng mục ở trên:

DO CHÍNH MÌNH TẠO RA: Lúc nhỏ không chịu học, thờ ơ với cuộc sống, bỏ bê gia đình, nghiện ngập, cờ bạc… Nếu từ những nguyên nhân này mà đi tới nghèo khó, phạm pháp, tù tội thì đừng vội trách Chúa mà nên tự trách mình trước.
Câu chuyện về một vụ hiếp dâm: Nạn nhân, một cô gái trẻ đã nhờ pháp luật nhưng không xử được vì thiếu bằng cớ. Kế đến cô tìm đến một cố vấn tâm linh nhưng những lời an ủi cũng không đem lại bình an hoàn toàn và đau khổ tiếp tục day dứt bao năm tháng. Cuối cùng cô tìm đến một bác sĩ tâm lý. Đến lúc này cô nhận ra rằng chính cô là nguyên nhân đã gây ra sự việc. Cô đã đi bộ trong một ngõ hẻm kém an ninh và hơn nữa do ăn mặc quá hở hang. Sau khi nhận thức được vấn đề, cô đã tự đấm ngực ăn năn và tìm được bình an trong tâm trí.
Hoặc ta thường nghe bà mẹ mắng con: Mẹ đã nói mãi rồi đừng chạy để khỏi ngã nhưng sao con cứ chạy thì còn trách ai nữa! Và khi đứa con hiểu được là tại lỗi của nó thì nó sẽ ngưng khóc dễ dàng. Ở đây Ba muốn nhấn mạnh rằng khi gặp đau khổ nếu ta cố gắng bình tâm một chút để xem mình có phần trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, trong việc xảy ra chăng. Nếu có thì ta có thể cảm thấy sự đau khổ nhẹ nhàng hơn.

DO MÔI TRƯỜNG HÀNG XÓM: Nếu mình may mắn được sống trong khu vực yên ổn trong đó mọi người thương yêu giúp đỡ nhau, luôn luôn hỏi thăm nhau thì thật diễm phúc và nếu mình có gặp đau khổ thì có người để nương tựa chia sẻ. Nhưng ngược lại nếu vô phước mình sống trong khu vực bất an, ồn ào, nhiều tội ác thì mầm ác đã hiện diện và nếu tai họa xảy đến thì là đương nhiên và đừng vội trách Chúa.

DO CON NGƯỜI THAM LAM: Buôn bán, cân đo gian dối, pha chế hóa học vào thức ăn…hoặc do con người tàn phá núi rừng, sông ngòi gây ra những thiên tai lụt lội, lở đất…Hệ lụy của những hành động gian trá này là do lòng tham của người đời thì ta cũng không thể trách Chúa là chủ động của sự việc.

DO CHIẾN TRANH: Trên thế giới này gần như lúc nào cũng có chiến tranh, chính nghĩa hay không thì vẫn có hàng ngàn người chịu đau khổ, chết chóc mà chỉ do một nhóm nhỏ người cầm quyền gây ra. Nếu nhóm người này biết hành động có cân nhắc và theo chân lý thì Chúa đỡ bị trách oan.

DO CHÍNH BÀN TAY CỦA THIÊN CHÚA: Trong Cựu Ước, ta thấy Chúa trực tiếp phạt loài người như Đại Hồng Thủy thời Noe; đốt cháy thành Sadom vì tội lỗi loài người đã tới mức quá độ. Hoặc mới thế kỷ trước đây truyện Fatima, Đức Mẹ phán rằng nếu loài người không ăn năn hối cải thì tai họa mới sẽ xảy đến (chiến tranh thứ hai). Như vậy nguyên nhân vẫn là do loài người tội lỗi.

TÓM TẮT: Biết bao hành vi sai trái của con người đã gây ra đau khổ cho người khác làm cho người lành bị tai nạn chung với kẻ xấu hoặc người tốt bị tai nạn do hành vi của lòng tham lam bất chánh của một số người. Dẫu trường hợp nào thì theo tâm lý chung, ta thường trách Chúa hơn là trách mình, trách người. Đây là khuynh hướng tự nhiên và có lẽ sẽ mãi mãi vẫn thế. Nhưng ở đây, mục đích của bài này, Ba muốn bàn đến vấn đề là mình nên nhìn đau khổ, đối đầu với đau khổ thế nào, với hai mục tiêu: xa và gần.
  • Mục tiêu xa, dài hạn: tránh chiến tranh? Đây là lãnh vực cao xa, ta tạm không bàn đến. Tránh buôn bán gian dối? đây thuộc lãnh vực địa phương thì mọi người có thể làm được và phải làm vì những người tham lam này chỉ là một số người, một số công ty, có thể là người hàng xóm, có thể là chính ta. Nếu những người trong cuộc hoặc chính quyền địa phương có ý thức trách nhiệm với dân thì việc thay đổi sẽ đạt được và hàng ngàn dân lành sẽ được cứu vớt khỏi đau khổ (ví dụ bệnh ung thư lan tràn ngày nay). (Đến đây Ba muốn mở ngoặc để kể ra một chuyện thực. Đó là thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một số nhà trường đóng cửa để cho Mỹ thuê kiếm lời hơn, không kể gì đến thiên chức giáo dục của mình. Hậu quả của bao tội lỗi, cũng vì người dân thiếu giáo dục).
  • Mục tiêu gần, ngắn hạn: Cũng một hoàn cảnh đau khổ tương tự mà mỗi người chịu đựng khác nhau. Có người vẫn thanh thản hoặc chỉ than thở chút ít; có người thì cảm thấy rất khủng hoảng. Như vậy ta thấy rằng mức độ cảm nhận đau khổ là ở trạng thái tinh thần. Vì vậy tập suy tư về đau khổ sẽ giúp ta có nghị lực đón nhận hoàn cảnh. Ba kể ra đây vài trường hợp cụ thể:
  • Khi đi thăm bệnh nhân ở Việt Nam, ta gặp nhiều người, cả già lẫn trẻ, vẫn bình tĩnh, vẫn nói chuyện vui vẻ. Rất nhiều người sống trong nghèo khó kinh khủng, không tiền thuốc, không tiền ăn, bán hết ruộng vườn, gia đình tan nát, con cái bơ vơ, thất học…Rất nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng ở cấp độ tột cùng của đau khổ. Phải chăng họ sống trong trạng thái vui vẻ chấp nhận vì không có chọn lựa nào khác?
  • Ông nội của các con là tấm gương tuyệt vời cho ta học về các nhân đức: nhẫn nại chịu đựng, can đảm, đơn sơ… Ông biết kiềm chế tham vọng, sống đạm bạc, đơn giản, không hề ganh đua hay xa hoa. Khi gặp khó khăn, đau khổ, ông bình tĩnh đón nhận. Đó là do tu đức mà ông có được.
Khi ông nội còn ở Việt Nam, bệnh tật, nghèo đói nhưng không hề than thở. Khi sang Mỹ sống cô đơn, không bạn bè thân hữu, con cháu đi làm suốt ngày. Tới khi bệnh tật nặng nề cũng vẫn vui vẻ và những ngày cuối đời cũng rất bình tĩnh.
  • Cô Mầu của các con suốt mấy chục năm ở Việt nam bị bệnh tật liên miên nhưng vẫn vui vẻ phó thác và cả chục năm khi ở bên Mỹ này cũng bị nhiều thứ bệnh. Gần đây khi biết bị bệnh ung thư, cô đã đón nhận thật bình tĩnh và luôn luôn tươi cười phó thác cho đến ngày ra đi.
  • Khác với ông nội và cô Mầu là người đã già, Ngọc, chị, em của các con còn rất trẻ. Những tháng cuối đời, chịu đựng bệnh tật rất đau đớn nhưng khi đau thì giấu mặt đi chỗ khác và luôn tỏ ra bình tĩnh không hề để cho người nhà biết. Câu nói của Ngọc nói với Mai rằng: Nếu đây là một chuyện mà một người trong gia đình mình phải chịu thì chị sẵng sàng gánh chịu (có phải vì Ngọc còn độc thân?) Câu nói thật thấm thía, biểu lộ tâm trạng hy sinh cao quý.
Mỗi khi nhớ đến hình ảnh của cả 3 người thân yêu, nhất là Ngọc, Ba vẫn khóc nhưng mặt khác Ba lại thấy thêm can đảm để tập đón nhận cái chết của chính mình và điều nữa Ba thấy rằng nhiều khi mình vất vả tìm kiếm gương thánh nọ thánh kia xa xôi, khi có biết bao gương sáng chung quanh mình, gần gũi và cụ thể, sờ được, thấy được, dễ cảm nhận, dễ bắt chước.
Sau khi Ngọc chết cả mấy năm rồi mà Ba vẫn khóc thầm, vẫn có chút than trách Chúa, cho tới một buổi sáng khi Ba suy niệm đến đọan Kinh Thánh: Trong vườn Nhiệt-si-ma-ni Chúa Con xin Chúa Cha cất chén đắng, Chúa Cha không cho, bắt Chúa Con phải đi hết con đường khổ nạn. Đây là đọan Kinh Thánh quen thuộc nhưng hôm đó một tia sáng lóe mạnh lên giúp Ba cảm nhận sâu hơn rằng: Chúa Cha dù thương Chúa Con vô cùng nhưng không chấp thuận lời xin của Chúa Con nên ngày nay mình mới được cứu rỗi. Ở đây ta thấy rằng mỗi đau khổ đều có lý do, có khi hiểu được và có khi không hiểu được.

YẾU TỐ TÂM LÝ: Khi gặp đau khổ nếu có người thân bên cạnh an ủi, ta sẽ cảm thấy bớt đau đớn hoặc như người bệnh, nếu có được niềm TIN rằng mình đang gặp thầy thuốc giỏi thì niềm hy vọng sẽ làm giảm bớt đau khổ. Vậy phải xây dựng NIỀM TIN.
Thiên Chúa với bản chất Người Cha nhân lành, vẫn ở với chúng ta trong lúc ta đau khổ nhất, bất kể ta có nghĩ đến Chúa hay không. Hình ảnh của người mẹ nói với đứa con nhỏ: Mẹ đã bảo con rằng không chạy để khỏi ngã nhưng con không nghe thì ráng chịu. Nhưng rồi khi con ngã đau, bà mẹ vẫn chạy vội đến ôm con vào lòng, ấp ủ, dỗ dành con, đau đớn với con, khóc với con…Chúa cũng vậy, khi ta gặp đau đớn dù là lỗi của ta, Người cũng ôm ta vào lòng, an ủi ta. Chúa vẫn đồng hành với ta nhưng để cảm nhận được thì ta phải học hỏi suy tư để khi ta cảm nhận được thì ta dễ dàng chịu đựng. Thứ đến là nên cởi mở và tìm đến những người thân hoặc chuyên môn để tìm an ủi hoặc để nương tựa tình cảm.
Khi đau khổ, ta cầu nguyện, xin Chúa cho hết khổ, nhưng không hề thấy kết quả, hoặc tìm người cố vấn thì chỉ được nghe vài câu giải thích có vẻ miễn cưỡng, an ủi cho qua. Cho dù có thể lý luận để giải thích được thì đau khổ, bệnh tật, nghèo túng vẫn còn đó, không vì lý luận giỏi mà chúng biến đi. Ba nghĩ là mình không nên cố giải thích mà hãy khiêm nhượng nhận là mình không hiểu được và nên xin Chúa giúp mình can đảm hơn để chịu đựng.
Thế giới này sẽ không bao giờ hết đau khổ. Đau khổ và hạnh phúc xen kẽ nhau. Nếu mỗi khi ta cầu xin mà được hết thì có bao giờ còn có khổ trên đời này; nghĩa là khi cầu cho hết khổ, liền hết khổ; cầu hết bệnh thì hết bệnh, cầu hết chết thì hết chết. Nếu như hai bên chơi thể thao, mỗi bên cùng xin Chúa cho thắng thì sao?
Ai cũng trải nghiệm thời thơ ấu, trong lúc còn bé nhỏ cha mẹ ta nhiều lần từ chối lời xin của ta mà chỉ khi lớn lên ta mới hiểu rằng cha mẹ ta từ chối là đúng. Đến lượt ta làm cha mẹ thì ta cũng làm thế. Chúa là Đấng Toàn Năng và rất thương ta, đôi khi Người nhận lời cầu nguyện của ta nhưng cũng như cha mẹ ta, Chúa có lúc từ chối lời cầu xin và bắt ta phải nhận chịu đau khổ vì lý do nào đó. Dưới đây Ba kể ra một số câu chuyện có thật trước mắt, cụ thể để mình suy nghĩ:
  • Ông X, người Ba quen thân ở VN, bán hết vàng bạc dành dụm để lo cho con vượt biên, nhưng rồi cậu con bị bắt lại. Ông X chán nản trách Chúa nhưng một thời gian sau khi nghe tin chiếc tàu, mà cậu con tính đi theo, bị chìm chết hết, ông X lại vui mừng cảm tạ ơn Chúa.
  • Đây là chuyện nhà mình: Khi Ba xin phép sửa nhà, suốt hơn một năm chạy chọt và kết quả gần được chấp thuận; Ba sống trong hồ hởi nhưng rồi ở bước chót, một viên chức ở tỉnh lỵ bác bỏ toàn bộ. Ba thất vọng và bực tức, sống trong khủng hoảng, đêm đêm mơ hoảng không ngủ được. Nhưng lạ lùng thay, sau đó xét lại Ba chọn một kiểu vẽ khác mà trước đây Ba đã loại bỏ, Ba chợt thấy kiểu này mới thật giá trị. Hơn nữa, cùng lúc đó Ba nhận ra rằng nếu Ba được sửa theo chương trình đầu tiên thì ngày nay Ba sẽ hối tiếc vô cùng vì giá trị căn nhà theo kiểu vẽ đó sẽ giảm giá trị rất nhiều. Ba hết khổ và còn cám ơn tỉnh lỵ đã bác bỏ nó.
  • Một người bạn của Ba tâm sự: Đời tôi dính vào một vụ hối lộ mà hậu quả là gây tan nát một gia đình. Nạn nhân phải bán chiếc xe máy để góp tiền hối lộ nhưng rồi kéo đến đòi hỏi thêm nữa làm nạn nhân không kiếm đủ tiền nên rút cuộc cũng mất việc và từ đó nghèo túng, gia đình khổ sở tan nát. Điều trớ trêu là nạn nhân chỉ chửi trời trách đất mà không trách tôi vì tôi đã giỏi nguỵ biện để tránh tội. Tôi vẫn hối hận đã gây đau khổ cho người khác và đôi lúc tôi muốn nhận chịu một tai nạn hay đau khổ nào đó để đền tội.
Những truyện Tái ông mất ngựa thì nhiều lắm nhưng thường thì ta chỉ nhớ đến giai đoạn đau khổ mà than trách. Nhìn lại quá khứ ta thấy nhiều lần mình tưởng là đau khổ không thể vượt qua được nhưng khi nó qua rồi thì ta không còn nhớ nữa như người mẹ chỉ còn biết vui mừng sau khi sinh con.
Dù cho giải thích được thì đau khổ vẫn hiện hữu và ta chỉ có thể làm giảm bớt cường độ đau khổ hoặc làm sao chịu đựng đau khổ. Đây là vài kinh nghiệm Ba thường áp dụng:
  • Khi đau khổ, ta thường đánh giá đau khổ quá lớn. Ta nên tập nhìn khía cạnh khác là mình vẫn sung sướng hơn 80 triệu người Việt Nam ở trong nước. Đây là điểm mà Ba vẫn tự an ủi với chính mình mỗi khi gặp khó khăn.
  • Ba luôn nhắc nhở mình về ơn huệ mà gia đình mình có được hôm nay: Khi ở Việt Nam, mình sống trong cực khổ cả tinh thần lẫn vật chất, Ba chưa hề dám đặt chương trình là có thể nuôi dạy 8 đứa con đến đâu; nhìn vào tương lai thật mịt mù. Nhưng rồi thật kỳ diệu như giấc mơ, mình được sang đây toàn vẹn gia đình, không thất lạc. Tất cả các con ngày nay đã học hành xong và có cuộc sống thật đầy đủ.
  • Mấy triệu người Việt chúng ta may mắn được ra ngoại quốc. Phải chăng chúng ta giỏi hơn 80 triệu người ở trong nước? Hơn ba chục năm nay chúng ta có cuộc sống đầy đủ mà hầu hết mọi người trong nước không có. Chúng ta hưởng đầy đủ tiện nghi: Nhà cửa, xe hơi, tiệc tùng ăn nhậu liên miên; bệnh tật thì có đầy đủ thuốc men, nhà thương, bác sĩ…tốn kém hàng chục, hàng trăm ngàn mà nhiều khi không phải trả tiền.
Giả sử trước khi được ra ngoại quốc mà Chúa hiện ra và nói cho mình rằng Ta cho con một cuộc sống sung sướng rồi đổi lại con sẽ phải chịu một số đau khổ thì chắc ta sẵn sàng chấp nhận ngay. Nghĩa là sự đau khổ nếu có thì chẳng thấm gì so với ân huệ mình đã được. Mỗi người chúng ta đều có thể tìm ra được những chuyện tương tự để an ủi mình.


LỜI KẾT
Trên đây là những suy luận của riêng Ba được đặt ra như những tiêu chuẩn để cho chính mình tập luyện. Ba chỉ biết lý giải đơn giản đến đây thôi, việc còn lại là do chính mỗi người chúng ta với Chúa. Ba có vài lời khuyên như sau:
  • Ta luôn ý thức rằng đau khổ là một phần của cuộc sống, nếu nó chưa đến thì rồi nó sẽ đến.
  • Mỗi khi ta nghe người chung quanh gặp đau khổ, ta nên đặt mình vào hoàn cảnh đó để thử xem mình đón nhận nó như thế nào, như vậy là ta tập cài đặt vào tiềm thức một ý thức sẵn sàng đón nhận.
  • Mọi người đều có thể cộng tác vào việc giảm bớt đau khổ: Đau khổ phần lớn là hậu quả của cuộc sống của chính ta: bỏ học, lười biếng, ăn chơi, hoặc do người chung quanh: buôn gian bán lận, tham lam, ích kỷ… và như vậy chính con người phải thay đổi để giảm thiểu những đau khổ cho chính mình và cho người chung quanh. Ta không có lý do để trách Chúa.
  • Thông thường ta có khuynh hướng chỉ tay sang người khác để đổ lỗi. Vậy hãy tập chỉ tay vào ngực mình để xét xem nguyên do đau khổ có tại mình không, trực tiếp hay gián tiếp.
  • Hai lãnh vực đau khổ là vật chất và tâm lý. Nếu ta khổ vì vật chất: nghèo đói, túng thiếu thì cách giải quyết tùy thuộc yếu tố bên ngoài như kiếm được việc làm, buôn bán thoát cảnh lỗ lã, cầy cấy được mùa…Loại đau khổ này không ở trong tầm tay của ta nên khó chấp nhận hơn. Nhưng nếu ta bị đau khổ tâm lý như bị phỉ bang, ghen tỵ, tham lam, thù hận…thì chính ta có thể chủ động tâm tư của ta để chấp nhận hay hóa giải, ít là phần nào. Đây là vấn đề thuộc nội tâm, ta có thể chủ động đáp ứng.
  • Tập tành đức phó thác để dần dần làm quen với tư tưởng đặt niềm tin vào Chúa như đứa trẻ thơ được nắm tay cha mẹ thì dù đi trong nguy hiểm nó vẫn an tâm.
  • Có những người dễ chịu đựng đau khổ: tu đức cao dày, có đầu óc thảnh thơi, không đua chen, ung dung tự tại, an phận. Họ luyện tập được thì ta cũng có thể tập được.
Nguyễn Thất KhêCác chủ đề cùng thể loại mới nhất: