Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: CN III PS/ C : SỨ VỤ VÀ THÁNH GIÁ

  1. #1
    Hoàng Trung's Avatar

    Tham gia ngày: May 2016
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 324
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 257 lần trong 215 bài viết

    Default CN III PS/ C : SỨ VỤ VÀ THÁNH GIÁ

    CN III PS / C
    Bài đọc 1 : ( Cv. 5: 27-32,40-41). Bài đọc 2 : ( Kh. 5: 11-14)
    Tin Mừng : ( Ga. 21: 1-19).

    SỨ VỤ VÀ THÁNH GIÁ

    Tất cả các ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Chán nản, thất vọng, không biết làm gì, ông Phêrô nói với các ông: “ Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “ Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người lên thuyền, nhưng đêm ấy, họ không bắt được gì cả.
    Khi trở về, nhìn thấy một người đứng trên bãi biển. Người ấy lên tiếng nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “ Thưa không”. Người ấy lại bảo: “ Cứ thả lưới bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Đang mệt mõi, nhưng các ông cũng làm theo, và lạ lùng thay lưới nặng không sao kéo lên được vì lưới đầy cá. Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến nói với ông Phêrô: “ Chúa đó!”. Nghe thế, ông Phêrô khoác áo vào rồi nhảy xuống biển.
    Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Rồi người ấy bảo các ông: “ Đem ít cá bắt được tới đây!”; sau cùng người ấy bảo: “ Anh em đến mà ăn”. Không ai trong các môn đệ dám hỏi : “ Ông là ai?” vì các ông biết rằng đó là Chúa. Người ấy đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, người ấy cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết.
    Sau khi ăn xong, Chúa Giêsu mới hỏi ông Simon Phêrô: “ Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “ Thưa thầy có, Thấy biết con yêu mến thầy”. Cũng một câu hỏi ấy, Chúa đã hỏi ông Phêrô ba lần. Lần thứ ba, ông Phêrô tỏ vẻ buồn, nhưng ông cũng trả lời: “ Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”. Chúa Giêsu bảo ông: “ Hãy chăm sóc chiên của ta”. ( xem Ga. 21: 1- 19)
    Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với các tông đồ ba lần: lần thứ nhất với hai môn đệ trên đường đi về Êmmau, lần thứ hai với nhóm Mười Một, lần thứ ba tại bờ biển Tibêria, nơi các môn đệ trở về tiếp tục nghề chài lưới. Nhưng trong cả ba lần hiện ra, không lần nào các môn đệ nhận ra Thầy mình ngay. Khi thì Ngài xuất hiện như một người khách lạ cùng đi với hai môn đệ trên đường đi về Emmau, khi thì như bóng ma xuất hiện khi các môn đệ đang họp nhau trong phòng cửa đóng then cài, khi thì như một người nào đó đang đứng ngắm trời mây trên bở biển Tibêria.
    Tại sao Chúa Giêsu không hiện ra với các môn đệ qua hình ảnh cụ thể mà các ông đã từng thấy khi Ngài còn sống mà lại hiện ra với hình ảnh của một người xa lạ nào đó? hay Ngài cũng đã hiện ra với các ông bằng hình ảnh cũ, nhưng vì mắt các ông còn bị ngăn cản, không nhận ra Thầy?( Lc. 24: 16).
    Có lẽ các môn đệ của Chúa Giêsu cũng có có quan niệm về việc chết đi sống lại như các tín hữu Côrintô đã thắc mắc: “ Kẻ chết chỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về?”; nên thánh Phaolô đã phải quở trách và giải thích cho các tín hữu: “ Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi…Rồi Thiên Chúa cho nó một hình thể như ý Ngài muốn…Không phải mọi thể xác đều giống nhau: của loài người thì khác, của loài vật thì khác..Lại có những vật thể thuộc thiên giới và những vật thể thuộc địa giới… Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí ( 1 Cor. 15: 35- 53)
    Chúa Giêsu không muốn các môn đệ của mình cứ mãi khép kín nơi hình ảnh cụ thể mà các ông đã nhìn thấy, Ngài muốn tập cho các ông có một cái nhìn siêu thoát hơn, không đóng khung Ngài trong thế giới hữu hình, nhưng phải biết siêu việt hóa Ngài, phải nhìn Ngài với một con mắt thần thiêng hơn như hình ảnh mà Sách Khải huyền mô tả: “ Tôi thấy và tôi nghe muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai, các Con Vật và các Kỳ Mục. Số các thiên thần có tới ức ức triệu triệu. Các vị lớn tiếng hô: “ Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú qúy và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời chúc tụng” ( Kh. 5: 11-12)
    Ngài muốn các ông nhận ra Ngài bằng những dấu chỉ, những chứng tích cho mãi về sau. Qua ba lần hiện ra, những dấu chỉ để các môn đệ nhận ra Thầy là những dấu đanh trên thân thể Ngài để nhắc nhớ đến cái chết của Ngài, là Thánh Kinh và những lời Ngài đã giảng dạy, là việc dọn bữa ăn cho các môn đệ để nhắc nhớ bữa Tiệc ly. Tin Mừng,Thánh Giá và Bí tích Thánh Thể là ba chứng tích để chúng ta nhận biết Thiên Chúa đã và đang hiện diện với con người qua muôn thế hệ. Ba chứng tích ấy là nền tảng cho đời sống đức tin của người Kitô hữu và cũng là những điều kiện cần thiết đối với sứ vụ rao giảng, đem Thiên Chúa đến với mọi người. Ba dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhờ những chứng tích ấy, mà các ông đã tin và nhận ra Chúa đã sống lại.
    Chứng tích thứ nhất là những dấu đanh nơi thân Thể của Chúa Giêsu. “Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng, vì được thấy Chúa”, hay khi Ngài bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tôma thưa Ngài: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”( xem Lc. 20: 20-28)
    Chứng tích thứ hai là Thánh Kinh và Lời của Chúa Giêsu. Ngài đã khiển trách hai môn đệ trên đường Emmau: “ Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?( Lc. 24: 25) hay khi hiện ra với các tông đồ lần thứ hai, Ngài đã nói: “Sao anh em lại hốt hoảng? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy mà coi, chính Thầy đây mà!” và Ngài nói tiếp: “ Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môisê, các sách ngôn sứ và các Thánh vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm”.( Lc. 24:44)
    Và chứng tích thứ ba là việc bẻ bánh trong bữa Tiệc Ly. Với hai môn đệ trên đường Emmau, khi ngồi đồng bàn với họ, “ Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người”.( Lc. 24: 30-31); và lần hiện ra với các môn đệ trên bờ biển Tibêria, người lạ cũng chuẩn bị sẵn cho các ông bữa ăn gồm cá và bánh; người ấy còn bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây”, và bảo các ông: “Anh em đến mà ăn!”. Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Chúa Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá Ngài cũng làm như vậy.”( Lc. 21:12). Đây là Thánh Lễ đầu tiên Chúa Giêsu làm với các môn đệ trước khi về trời. Câu nói: “Đem ít cá mới bắt được tới đây” là một lời nhắn nhủ chúng ta: khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta đóng góp những lao công , khó nhọc, vất vả , vui buồn của cuộc sống của chúng ta vào của lễ hiến dâng cho Thiên Chúa. Như thế, không phải là đi xem lễ, mà là tham dự Thánh Lễ.
    Và cũng qua ba lần hiện ra với các môn đệ sau khi sống lại, Chúa Giêsu cũng muốn các môn đệ nói riêng và cho chúng ta ngày nay nói chung đặt hết niềm tin vào Đấng đã Phục sinh để lãnh nhận sứ vụ rao giảng Tin Mừng và kêu gọi sám hối cho hết mọi người qua mọi thời đại trườc khi về trời.
    “ Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều ấy” ( Lc. 24: 46) và trong lần hiện ra thứ ba trên bờ biển Tibêria, Ngài dã giao phó cho ông Simon Phêrô nhiêm vụ: “ Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy” và lần thứ ba thì Ngài bảo: “Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy” ( Ga. 21: 15-17)
    Tiêu chuẩn để phục vụ, để được chọn làm môn đệ không phải là kiến thức, không phải là sức mạnh, nhưng là lòng yêu mến Thiên Chúa. Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh của Ngài không dựa trên sức mạnh, nhưng dựa trên tình yêu và lòng trung thành của Ngài. Phêrô đã ba lần chối Chúa, lại phải ba lần xác tín lòng yêu mến Chúa.
    Chúa đã giúp cho các môn đệ đi từ lòng tin đến lòng mến. Tin và mến là hai tâm tình không thể tách rời, nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Không thể tin nếu không mến và không thể mến nếu không tin. Nhiệm vụ càng cao thì càng đòi hỏi lòng tin và mến cao hơn những người khác. Thước đo lòng tin và mến là sự hy sinh: Phêrô, anh có yêu mến Thầy hơn những người này không? Làm môn đệ của Chúa không là để được vinh danh, được ca tụng, nhưng là chịu những thánh giá. Chúa cũng đã cho ông Phêrô biết trước cách ông chịu vác thánh giá như thế nào.
    Các thượng tế đã ngăn cấm các môn đệ nhân danh Chúa Kitô sống lại để rao giảng, nhưng Phêrô và các tông đồ đã mạnh dạn lên tiếng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta..Chúng tôi là nhân chứng các lời dó cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người!”. Bị đánh đòn, bị ngăn cấm nhân danh Chúa Giêsu mà giảng dạy, nhưng khi được tha, ra khỏi công nghị, các ngài hân hoan” vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Đức Giêsu” ( x. Cv. 5: 27-32,40-41
    Thiên Chúa hành động qua con người hay nói khác con người là phương tiện để Chúa xử dụng. Cái hèn kém nhất không ai ngờ thì với quyền năng của Thiên Chúa, Ngài có thể biến nó thành cái quan trọng. Mẻ cá do con người làm, chẳng mang lại kết qủa nào, nhưng có sự can thiệp của Thiên Chúa, thì lại là một mẻ cá đầy!

    Hoàng Trung

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com