Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Sống đạo theo con đường ngắn gon cho hôm nay.

  1. #1
    Nguyen That-Khe's Avatar

    Tuổi: 87
    Tham gia ngày: Aug 2013
    Tên Thánh: Đaminh
    Giới tính: Nam
    Đến từ: California, USA
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 71
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 89 lần trong 53 bài viết

    Default Sống đạo theo con đường ngắn gon cho hôm nay.

    Sống đạo theo con đường ngắn gon cho hôm nay.

    Giữ đạo ngày xưa: Nhìn lại 1,2 thế hệ trước đây, sinh hoạt xã hội có vẻ đồng nhất từ quê đến tỉnh. Mọi sinh hoạt đều bắt đầu từ buổi sáng tới buổi chiều, và sau đó từ tối đến sáng hôm sau là giờ nghỉ cho mọi gia đình.
    Đối với gia đình công giáo thì sáng sớm có thể đi dự lễ và chiều tối thì đọc kinh chung trong gia đình.
    Trong khuôn khổ này, cha mẹ giáo dục con cái và nâng đỡ chúng trong việc giữ đạo, thúc giục chúng sớm chiều, nhưng nặng về cách thức nhồi sọ.
    Dầu là nhồi sọ nhưng các bậc cha mẹ cũng dày công gieo hạt giống và làm nãy mầm sống đạo trong đầu con cái và nếu sinh hoạt xã hội không đổi thay thì những mầm sống này sẽ vươn lên xanh tốt.

    Giữ đạo ngày nay. Ngày nay mọi sinh hoạt xã hội dù không còn ở trong khuôn khổ sáng-đi-chiều-về như xưa, vì cha mẹ, con cái, phần lớn đều có thời khóa biểu khác nhau, bất kể đêm ngày, mọi người khó có thì giờ để ăn cơm chung, đọc kinh chung. Vậy cho nên điệp khúc: “Gia đình đọc kinh chung thì sẽ chung sống hòa hợp”, không còn mấy khả thi nữa.
    Lớp trẻ ngày xưa, nay đã trưởng thành, chúng đã hòa vào cuộc sống khoa học kĩ thuật và có tư duy khác xưa, cả về đạo đức và luân lý. Những trang bị về giáo lý kinh kệ đơn giản ngày xưa không còn tồn tại bao nhiêu. Họ khó chấp nhận kiểu cách dài dòng của kinh kệ sớm tối, và ngay cả những lý luận dài dòng kiểu thuộc lòng cũ xưa.
    Vậy phải đem đến cho họ một cấp độ cao hơn về giáo lý và phương thức trình bày thích hợp cho giới trẻ trưởng thành hôm nay.
    Khi lớp trẻ lớn lên và tản mát theo cuộc sống thì chúng cũng mất đi sự thúc giục của gia đình và hỗ trợ của cộng đoàn, vậy họ cần được trang bị để tự tồn tại bằng động lực từ nội tâm. Học hỏi thêm để ý thức về bổn phận làm người.
    ---------------------------------------------------

    Từ những nhận xét trên đây, chúng tôi xin trình bày vài ý kiến:
    1. Cần những nhà giáo dục chuyên nghiệp tại mỗi địa phương để tìm hiểu tuồi trẻ địa phương của mình: sinh hoạt của họ, nghĩ gì cần gì và trình độ của từng giới tại địa phương.
    2. Cần các chương trình giáo lý cho giới trẻ, với những bài thực dụng cho cuộc sống hằng ngày và cấp thiết cho những hoàn cảnh của thời đại, những kiến thức cần để giữ vững đức tin.
    3. Cần các chương trình giáo dục nhân bản cho giới trẻ: Thay vì dùng cách giảng dạy ngày xưa là áp đảo lên họ những gương của thánh này, thánh kia để thúc giục họ tuân theo.
    Ngày nay ta nên giảng dậy cách khuyến khích, kích động nội tâm của giới trẻ để họ tự tạo Ý-thức bổn phận của con người và tác động mọi việc với động lực của chính họ từ nội tâm. Ví dụ Ý thức rằng mình là con người có nhân phẩm, tư cách, phải biết sống nhân nghĩa, yêu kính cha mẹ, anh em, cư xử công bằng chính trực với mọi người v.v. bằng những hành động do tự phát từ ý thức thì sẽ thành thật và bện lâu.
    1. Soạn thảo các cách thức cầu nguyện ngắn gọn có chiều hướng cá nhân là suy niệm nội tâm, thay thế cho cách thức đọc kinh chung dài dòng. Dữ liệu có thể là dùng cách kinh kệ quen thuộc để giải thích sâu rộng những ý nghĩa sâu sắc của các câu kinh để họ dùng vào suy niệm.
    Chúng tôi nêu lên việc dùng kinh kệ quen thuộc làm dữ kiện vì chúng tôi đã thấy rất rất hiệu quả. Với số đông, thì những kinh kệ hằng ngày đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của họ, này nếu được học hỏi thêm về phần chiều sâu ý tứ thì họ sẽ dễ ý thức hơn khi tập suy niệm và rồi mỗi khi đọc kinh chung họ cũng sẽ dễ sốt sắng hơn.


    Thiết lập hệ truyền thông mạng cho dưới trẻ về các vấn nạn sống đạo:
    Chúng tôi cầu xin các Đấng hãy lắng nghe và chia sẻ những ưu tư với chúng tôi:
    Người trẻ hôm nay không còn đến nhà thờ thì thánh lễ ai xem, bài giảng ai nghe. Những cách truyền giáo dài dòng giáo điều không còn hấp dẫn được giới trẻ, họ có những vấn nạn thực tại, vậy phải có giải pháp thực tại. Họ đang bỏ đạo và đạo cũng đang bỏ họ sao!

    Ngày nay những trang mạng công giáo thì nhiều vô kể và không chủ trương vào một nhóm đối tượng nào và mục đích chính là những gì.
    Chúng tôi xin gợi ý thiết lập một hệ thống truyền thông, chỉ truyền tải những chất liệu ngắn gon, thực tế cho giới trẻ hôm nay, có tính qui mô cho toàn quốc và loan truyền trên các phương tiện truyền thông để mọi người có thể truy cập dễ dàng bằng cách thức audio và video ngắn gọn cho mọi lúc như lái xe giờ nghỉ hoặc bất cứ giờ nào trong ngày.
    Xin nhấn mạnh rằng: Sinh hoat truyền thông mạng là một phần phải có trong cuộc sống: Ngày nay sau trải nghiệm mấy năm với dịch Covid, nhiều nơi trên thế giới đã thích ứng được với cảnh sống và làm việc tại nhà và nhiều hoạt động công tư sở này đã trở thành tư gia.

    Đối với đạo giáo, Thánh lễ Misa trực tuyến nên được chính thức hóa thành một chương trình vĩnh viễn như là một hoạt động thường lệ của giáo hội vì lý do: Ngoài việc lễ trực tuyến đã giúp ích rất to lớn cho những người già và người bệnh tật thì một số người trẻ và một số người ít đi lễ cũng đã tham dự lễ, trong số những loại này cũng có nhiều người ít đi nhà thờ lâu nay.
    Tuy cũng có một vài mặt tiêu cực đó là: Một số người, thường vẫn đi tới nhà thờ, nay vì có lễ trực tuyến nên đã chỉ dự lễ tại nhà và hậu quả là nhà thờ thiếu vắng tính cộng đồng, đồng thời việc đóng góp cũng sẽ giảm bớt. Việc thứ hai là nếu không đến nhà thờ dự lễ thì không có dịp đón nhận Mình-thánh Chúa.
    Hai việc này cần cổ động thêm để mọi người ý thức được nhiệm vụ của mình.

    ------------------------------------------------

    Phụ lục: Để hiểu rõ hơn về các chủ đề trên, chúng tôi xin trình bày vài ví dụ cụ thể như sau:

    Đọc kinh cầu nguyện: Ngày nay việc đọc kinh chung thì ít có dịp, vậy chỉ còn là đọc kinh riêng, và nói đến đọc kinh riêng thì chúng tôi xin khuyến khích đi vào suy tư suy niệm hơn là đọc kinh. Khi đọc kinh ta sẽ dễ đưa mình vào thói quen là đọc kinh bằng miệng hơn. Vậy ta có thể chon một vài kinh thích hợp với tâm tư lúc đó: dựa vào lời kinh và suy tư đến ý nghĩa của các từ ngữ và các câu, sau đó sẽ sang các câu khác hay kinh khác. Thời gian dài ngắn tùy theo thì giờ thuận tiện trong ngày.
    Việc suy tư suy niệm này có chiều sâu hơn là chị đọc kinh cho xong.
    Một điều hay là khi đọc kinh riêng, ta tự do thả mình vào suy tư dài ngắn theo ý muốn mà không cần để ý đến người khác.
    Tuy nhiên việc đọc kinh chung vẫn là một công việc phải cổ động để gia đình và cộng đồng khuyến khích, nâng đỡ nhau, nhưng đồng thời thì cộng đồng và các bậc cha mẹ vẫn nên đặt trọng tâm đến việc huấn luyện con cái tập cách tự mình cầu nguyện riêng, vì đây là chuẩn bị cho chúng tự mình giữ đạo sau này.

    Trong ngày, ta có thể thực hành những lời nguyện vắn tắt bất cứ lúc nào: Sáng thức dậy, trước khi bước xuống giường, hay làm dấu thánh giá một cách nghiêm chỉnh và chậm rãi: Để có một cảm giác cụ thể, hay nhấn mạnh mấy ngón tay lên trán, nhấn mạnh mấy con tay trên ngực và hai vai và suy tưởng đến Chúa Cha đầy lòng nhân lành, đến Chúa Con hy sinh trên thánh giá, Chúa Thánh-thần với lửa yêu thương hàng phù trợ ta v.v. hoặc vắn tắt những lời như cảm ơn Chúa một đêm an lành hoặc xin Chúa ở với con mọi giờ trong ngày này v.v. Rồi sau khi rửa mặt tươi tỉnh thì thầm thĩ xin Chúa hãy ngự đến một cách thiêng liêng như thể được rước Chúa thật, bằng chính tư tưởng riêng của mình thì cảm nhận sẽ thật hơn.
    Trên đường đi làm, đi học, nhìn chung quanh biết bao điều để suy tư để tìm tư tưởng tích cực.

    Tu Đức: Khổng-tử đã nêu lên hai yếu tố căn bản trong việc tu thân: Đó là “chánh tâm” và “thành ý”, nghĩa là chiều sâu của nội tâm Ý thức: Ý thức bổn phận con người phải học hỏi cho biết việc phải trái, thiện ác và tự tu luyện tâm tính mình.
    Tập kiềm chế dục vọng: nóng giận, đam mê, khoe khoang, tập lòng nhân lòng nghia... tập hằng ngày.
    Có thể đây là những từ ngữ tầm thường nhưng đừng nên coi thường vì nó thường là nguyên nhân, gây ra những chuyện gây gổ và đổ vỡ giữa cha mẹ con cái và nhất là vợ chồng.
    Các bậc tu hành cũng phải tu luyện từ những ngày còn thơ và vẫn phải tập luyện hằng ngày, thế mà đôi khi vẫn lỗi phạm.
    Tu đức là bồn phận của mọi người chứ không chỉ cho các bậc tu hành. Tuy nhiên trong cuộc sống ngoài đời thì không hề có trường học dạy làm cha mẹ hay dạy làm vợ chồng. Trong giáo hội công giáo có lớp học cho đôi hôn nhân vài tuần, nhưng có đáng gì đối với những nhu cầu to lớn của cuộc sống vợ chồng. Rồi bao nhiêu bài lí thuyết rằng chồng phải thế này vợ phải thế nọ, nhưng thật hiếm có vị nào để ý đến cốt lõi của việc là: Nếu có thực hành, áp dụng được các lý thuyết quen thuộc đó chính là tập luyện các đức tính nhịn nhục, khoan dung… và những cách thức tập luyện hằng ngày.
    Cho nên nói về lý thuyết thì không mấy quan trọng vì ngày nay ai cũng thuộc lòng hết, vậy ta phải chú trọng đến tập Tu Đức.

    Để kết luận._Xã hội hôm nay thay đổi quá nhiều, quá nhanh và đầy dãy những bất công xã hội. Giới trẻ cũng thay đổi theo và một số đông thi bị khủng hoảng về tâm linh, tâm lý.
    Vì vậy những tệ nạn như: Tự tử, không kết hôn, không muốn có con, bắn giết nhau v.v. có vẻ ngày càng tăng.
    Vậy các nhà giáo dục cũng phải đuổi theo giới trẻ để tìm hiểu và học hỏi thêm về phương diện giáo dục cho thich hợp.
    Nên cởi mở để hòa hợp hơn là chỉ thiên về lên án


    Nguyễn Thất Khê.

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com