18/3 – THÁNH CYRILÔ GIÊRUSALEM, GIÁM MỤC TIẾN SĨ (315?-386)

Các vấn đề trong giáo hội ngày nay là “chuyện nhỏ” so với sự phản ứng của tà thuyết Arian.[*] Cyrilô bị ngắt lời khi tranh luận, rồi bị Jerome kết tội theo tà thuyết Arian, cuối cùng ngài được nhiều người minh oan và được tôn vinh là tiến sĩ giáo hội năm 1822. Lớn lên ở Giêrusalem, được giáo dục đàng hoàng, nhất là về Kinh thánh, ngài được ĐGM giáo phận Giêrusalem phong chức linh mục và giao nhiệm vụ dạy giáo lý cho những người sắp rửa tội trong mùa Chay và dạy cho các tân tòng trong mùa Phục sinh. Cuốn “Catecheses” (Giáo Lý) của ngài vẫn còn giá trị làm mẫu cho nghi thức và thần học của giáo hội hồi giữa thế kỷ IV.

Có nhiều người phản đối việc ngài trở thành giám mục GP Giêrusalem. Chắc chắn ngài được nhiều giám mục tấn phong giám mục, vì một trong số đó có ĐGM Acacius, một người theo thuyết Arian, có lẽ người ta muốn ngài “hợp tác.” Xung đột xảy ra giữa Cyrilô và Acacius, giám mục đối thủ ở gần tòa giám mục Caesarea. Cyrilô bị triệu đến công hội, bị kết tội không vâng lời và tội bán tài sản giáo hội để giúp người nghèo. Tuy nhiên, có thể có sự khác nhau về thần học. Ngài bị kết tội, bị trục xuất khỏi Giêrusalem, nhưng sau đó được minh oan, có cả những người “hai mang” (vừa theo Công giáo vừa theo Arian) cũng minh oan cho ngài. Một nửa trong giám mục đoàn bị đi đày (Patrixiô bị 2 lần) Cuối cùng, ngài trở về thấy Giêrusalem bị “te tua” vì tà thuyết, vì ly giáo, vì xung đột, và hoang tàn vì tội phạm. Ngay cả Thánh Grêgôriô Nyssa khi đó được người ta đến trợ giúp cũng cảm thấy thất vọng.

Hai ngài đi dự Công đồng đại kết II (Second Ecumenical Council of Constantinople) tại đây Tín Điều Nicê được công bố. Cyrilô chấp nhận từ “consubstantial” (đồng bản thể, nghĩa là thuộc về Chúa Cha và Đức Kitô) Một số người cho đó là động thái ăn năn (act of repentance) nhưng các giám mục tham dự Công đồng khen ngợi ngài là “nhà vô địch chính thống”chống lại thuyết Arian. Dù không thân thiện với những người bảo vệ chính thống chống lại Arian, ngài vẫn có thể được kể trong số những người mà Thánh Athanasiô gọi là “những huynh đệ chúng tôi muốn nói tới, và chỉ khác nhau về từ ngữ.”

-------------------

[*] Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicê (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha.” Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân Chứng Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism) tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.



Audio player

--->DOWNLOAD<---